Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.16 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục lục
I. Giới thiệu về công ty cổ phần đường Biên Hòa
I.1. Hình thức sở hữu vốn
I.2. Lĩnh vực kinh doanh
I.3. Ngành nghệ kinh doanh
II. Phân tích cơ cấu tài sản
2.1. Phân tích cơ cấu tài sản ở công ty cổ phần đường Biên Hòa
2.2. So sánh, phân tích cơ cấu tài sản năm 2011 ở 3 công ty: Biên Hòa,
Quảng Ngãi và Bourbon Tây Ninh
III. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
3.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ở công ty cổ phần đường Biên Hòa
3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2011 giữa 3 công ty: Biên Hòa,
Quãng Ngãi, Bourbon Tây Ninh
IV. Phân tích tình hình đảm bảo vốn
4.1. Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
4.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ
Thành viên trong nhóm:
1. Hoàng Thị Dung - CQ510635
2. Nguyễn Thị Hoài Hương – CQ515523
3. Nguyễn Trần Giáp - CQ513619
4. Hà Thị Thanh Tâm –CQ 515292
5. Vũ Thị Thúy – CQ512928
6. Lê Hồng Thúy – CQ512979
CHỦ ĐỀ 2
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Đường link download BCTC của công ty cổ phần đường Biên Hòa đã được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán DTL
 BCTC năm 2010:
/> BCTC năm 2011:


/> BCTC năm 2011 của công ty cổ phần Quảng Ngãi đã được kiểm toán:
/>%95-%C4%91%C3%B4ng/ItemID/420/View/Details.aspx
 BCTC năm 2011 của công ty Bourbon Tây Ninh đã được kiểm toán:
/>I. Giới thiệu về công ty cổ phần đường Biên Hòa
I.1. Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là công ty cổ phần được thành lập theo :
• Quyết đinh số 44/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần.
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sô 3600495818 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16 tháng 5 năm 2001 và các Giấy chứng nhận thay đổi
sau đó với lần thay đổi gần đây nhấ là vào ngày 14 tháng 12 năm 2011.
Trụ sở và nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình,
Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 299.975.800.000
đồng.
Công ty có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
theo Giấy phép số 79/UBCK-GPNY ngày 21 thàng 11 năm 2006 của Chủ tịch Ủy
Ban Chứng khoán Nhà nước.
Các Nhà máy và Chi nhánh trực thuộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011
gồm :
• Nhà máy đường Biên Hòa- Tây Ninh: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 450300000501 ngày 13 tháng 6 năm 2011.
• Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4713000435 ngày 07 tháng 12 năm 2007.
• Xí nghiệp Nông nghiệp Thành Long : Thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 3600495818-010 ngày 15 tháng 7 năm 2009.
• Chi nhánh Hồ Chí Minh: Thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
41133013142 ngày 15 tháng 9 năm 2003.
• Chi nhánh Đà Nẵng: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3213000033 ngày 11 tháng 6 năm 2001.

• Chi nhánh Cấn Thơ: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5713000208 ngày 8 tháng 6 năm 2001.
I.2. Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất các sản phẩm mía đường.
I.3. Ngành nghệ kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính
của công ty là:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử
dụng đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.
• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư nhàng mía đường. Sửa chữa bảo dưỡng, lắp đặt
các thiết bị ngành mía đường.
• Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư
ngành, mía đường.
• Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại. Sản xuất mua bán cồn.
• Cho thuê kho bãi.
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp: Kinh doanh Bất động sản.
• Dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống.
• Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp.
I.4. Định hướng phát triển
a. Các mục tiêu
 Phát triển vùng nguyên liệu mía về chất lượng
 Sử dụng vốn hiệu quả cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổi thiểu 20% năm.
b. Định hướng chiến lược phát triển tương lai
 Tầm nhìn
o Giữ vững vaai trò thương hiệu đường hầng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm
tốt cho sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Tạo tiền đề để tiếp
tục phát triển sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
o Là đối tác tin cậy, đồng hành cùng nông dân để phát triển cây mía góp phần xây
dựng nông thôn mới bảo đảm an sinh xã hội.
 Sứ mệnh

o Cung cấp những sản phẩm tốt cho khách hàng.
o Tối đa hóa giá trị giá tăng cho Cổ đông.
o Đảm bảo môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên có thể phát huy hết khả
năng làm việc nâng cao thu nhập và thăng tiến trong công việc.
 Chiến lược phát triển
o Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh trên các klinhx vực
nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thụ phân phối sản phẩm… để khai thác, phát huy
tốt nguồn lực hiện có nhằm đem lại hiệu quả cáo nhất cho công ty.
o Tiếp tục đầu tư nâng công suất các nhà máy đường- mía, kết hợp đồng phát điện
thương phẩm, hợp lý hóa việc kết nối các Công ty. Nhà máy thành viên nhằm giảm
thiểu các chi phí năng lượng, vận chuyển, quản lý…
o Liên doanh hợp tác đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung và Nhà máy
đường tại vương quốc Campuchia.
II. Phân tích cơ cấu tài sản
( Dữ liệu xử lý bảng excel)
II.1. Phân tích cơ cấu tài sản ở công ty cổ phần đường Biên Hòa
- Đánh giá khái quát và cơ cấu tài sản
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản cao cho
thấy trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn(TSNH) chiếm tỷ trọng lớn, với năm
2011 tỷ lệ đó đạt 58,76% tương ứng với giá trị 757.863.451.134VNĐ, năm 2010
tỷ lệ này là 69,95%, song giá trị chỉ đạt 621.675.067.872VNĐ , TSNH năm 2011
đã tăng 136.188.383.262VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng 21,91%.
Giá trị TSNH tăng trong khi đó tỷ lệ TSNH/ Tổng tài sản lại giảm lượng
đáng kể cho thấy công ty đã chuyển dịch đầu tư sang tài sản dài hạn và do được
đầu tư trước đó trong năm 2011 tài sản ngắn hạn đã đem lại hiệu quả với giá trị
tăng cao.
- Phân tích cụ thể cơ cấu tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài
sản của công ty, đạt mức 13,86% vào năm 2011, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tiền
và các khoản tương đương tiền/Tổng tài sản năm 2010( 5,76%). Lượng tiền tăng

mạnh với mức 120.053.609.636 VNĐ so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng
204,47% đặc biệt là các khoản tương đương tiền ( các khoản tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn không quá 3 tháng). Lượng tiền lớn có được có thể do hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay từ hoạt động tài chính đem lại.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng xấp xỉ 1/5 trong
tổng tài sản, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn/Tổng tài sản năm 2011 là 18,94%,
năm 2010 là 26,05%. Giá trị các khoản phải thu giảm 21.380.509.154VNĐ, tương
ứng tốc độ giảm 8,05%. Cụ thể, công ty đã tăng khoản trả trước cho người bán lên
38.313.451.697VNĐ vào năm 2011, và giảm các khoản phải thu khác 1 lượng lớn
là 64.081.970.255VNĐ, tương ứng tốc độ giảm 89,24%, công ty đã thu hồi được
số tiền bị chiếm dụng trong các khoản phải thu khác. Và năm 2011, công ty không
trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng
và bị chiếm dụng vốn là việc bình thương. Song việc công ty cho các đối tác nợ
bao nhiêu ( hay bị chiếm dụng bao nhiêu) là hợp lý, công ty đã tăng khoản trả
trước cho người bán, điều này có thể tạo sự hấp dẫn với người bán, sẽ mua được
nhiều hàng hóa hơn.
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiền hành liên tục, không bị gián
đoạn , đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Do
đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu
hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng ( tháng 11 đến
tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong
năm. Hàng tồn kho của công ty tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, chiếm gần ½
trong tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể: năm 2011 hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 25,56% với
giá trị là 329.693.775.429VNĐ, thấp hơn năm 2010 (28,75%) nhưng giá trị lại tăng
36.399.289.976VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 12,41%. Trong đó , đặc biệt chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh nhất. Công ty mở rộng sản xuất làm tăng
lượng hàng tồn kho nhưng do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng
mạnh đã làm giảm tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản.
Cùng với việc tăng tiền và hàng tồn kho vào năm 2011, các khoản TSNH
khác cũng tăng lên về mặt lượng song tỷ trọng TSNH khác/ Tổng tài sản chiếm rất

nhỏ.
Chiếm 1 tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng tài sản phải nói đến tài sản dài hạn, việc
đầu tư vào tài sản dài hạn đó chính là việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh. Năm 2011, tổng mức tài sản dài hạn đạt 531.997.624.584VNĐ chiếm tỷ
trọng 41,24% trên tổng tài sản, đã tăng 133.649.589.495VNĐ, tương ứng tốc độ
tăng 33,55% so với năm 2010.
Với chiến lược mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất kinh doanh, công ty tập
trung đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
tài sản dài hạn của công ty với tỷ lệ / Tổng tài sản năm 2011 là 31,45% tương ứng
số tiền là 405.629.859.654VNĐ đã tăng hơn năm 2010 cả về giá trị và tỷ trọng là
128.786.711.771VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 46,52%. Trong đó, công ty giảm đầu
tư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình với mức giảm tương ứng năm 2011 là
19.212.105.123VNĐ và 1.720.177.497VNĐ và tăng đầu tư xây dựng cơ bản dở
dang, công ty tiếp tục đầu tư các dự án đang dở dang như dự án đầu tư thiết bị nâng
hiệu suất ép và công suất đạt 4.000 tấn mía/ngày tại nhà máy đường Biên Hòa- Tây
Ninh, Dự án tiết kiệm năng lượng và nâng công suất giai đoạn I tại PX đường
luyện- nhà máy Biên Hòa và đầu tư mới dự án Trồng và sản xuất mía đường tại
Campuchia… làm giá trị XDCB dở dang tăng mạnh trong năm 2011 với mức
149.718.994.319VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 345,01%.
Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản, các khoản mục trong tài sản dài
hạn như các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính hay tài sản dài hạn
khác cũng có những biến động tăng giảm không đáng kể giúp doanh nghiệp duy trì
hoạt động tốt.
II.2. So sánh, phân tích cơ cấu tài sản năm 2011 ở 3 công ty: Biên Hòa, Quảng Ngãi
và Bourbon Tây Ninh
Hiện nay cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà
máy quốc doanh, chỉ mới có 6 công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE và
HNX. Công ty cổ phần đường Biên Hòa(BHS), công ty cổ phần đường Quảng
Ngãi(QNS) , công ty Bourbon Tây Ninh(SBT). Đây là 3 công ty thi phần tiêu thụ
mía đường lớn nhất Việt Nam. Theo thống kê thị phần đường năm 2010: công ty

cổ phần đường Biên Hòa lớn nhất chiếm 11,64%, công ty cổ phần đương Quảng
Ngãi đứng thứ hai, và công ty bourbon Tây NInh chiếm 5,75%. Ba công ty có quy
mô vốn đầu tư lớn tương đương nhau.

×