Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 7 trang )



45
Bài 7
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Giới thiệu chung :

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo
những mẫu biểu đã được qui đònh, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn, nguồn vốn; kết quả
kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo.

Hệ thống báo cáo tài chính công ty bao gồm 3 bảng báo cáo chính
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh và
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá mức độ rủi ro cũng như kết
quả về mặt tài chính thông qua các hệ số và các tỉ suất sinh lời của vốn.

Những người phân tích báo cáo tài chính có thể là bản thân công ty hoặc những người bên
ngoài công ty như ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các nhà cung
cấp… những người đã hoặc đang xem xét có nên cho công ty vay hoặc mua cổ phiếu của
công ty hay không

Đối với bản thân công ty, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trò tài
chính công ty đánh giá được tình hình tài chính của công ty một cách hệ thống đầy đủ,
trên cơ sở đó có thể đưa ra những hoạch đònh phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình
hình tài chính công ty ngày càng tốt hơn.

Tùy theo mối quan hệ của các đối tác đối với công ty mà các tổ chức bên ngoài công ty sẽ


quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tài chính của công ty. Các chủ nợ ngắn hạn
thường quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thông qua các đảm bảo
về tài sản lưu động và ngân lưu ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó các
chủ nợ dài hạn và các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi
ro trong hoạt động cũng như trong cơ cấu tài chính của công ty.

2. Nội dung phân tích :

Để đạt được mục tiêu của việc đánh giá mức sinh lợi và rủi ro của một công ty, ta sẽ lần
lượt xác đònh các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời và các hệ số phản ánh khả năng thanh toán, sau
đó so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu tương ứng của :
- Kỳ Kế hoạch
- Kỳ trước của công ty
- Của một công ty khác trong cùng ngành
- Bình quân của các công ty trong cùng ngành
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi gồm :
- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản
- Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro ngắn hạn gồm :


46
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Curent Ratio)
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid – Test Ratio)
- Tỉ suất vòng quay vốn lưu động, các chỉ tiêu liên quan: Số ngày luân chuyển
hàng tồn kho; Số ngày tồn đọng các khoản phi thu; Số ngày tồn đọng các khoản
phải trả
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn :

- Tỉ lệ nợ trên vốn (Debt-equity ratio)
- Tỉ lệ ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ
- Tỉ lệ bảo đảm lãi vay (Interest coverage ratio)
3. Phân tích khả năng sinh lời
3.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset – ROA) đo lường hoạt động của một công ty
trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình
thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu


quânbìnhsảntàiTổng
nhậpthuthuếtr
ừkhấãvaylãiphíChiròngnhuậnLợi
ROA
+
=

Hay :
sảntàiTổng
tEBIT
ROA
)(* −
=
1

Ý nghóa của chỉ tiêu :
- Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty
- Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể
tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không
- Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết

đònh huy động vốn
Để phân tích những yếu tố tác động đến ROA, các nhà phân tích thường tách ROA làm 2
thành phần như sau :

quânbìnhsảntàiTổng
thu
Doanh
thuDoanh
tEBIT
ROA *
)(*

=
1


ROA = Tỉ suất lợi nhuận nhuận biên x Hệ số vòng quay tổng tài sản
(trước khi trả lãi vay và sau
khi nộp thuế)

• Tỉ suất lợi nhuận biên cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu,
tỉ suất lợi nhuận biên cao có nghóa là công ty có tỉ lệ tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng
doanh thu hoặc tỉ lệ giảm chi phí lớn hơn tỉ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân
tích tỉ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỉ suất lợi nhuận biên có thể mang lại
từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu
tư máy móc thiết bò hoặc giảm tỉ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh
hưởng đến doanh thu tương lai.
• Hệ số vòng quay tài sản cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số vòng
quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng
vốn đầu tư. Hệ số vòng quay tài sản chòu tác động trực tiếp bởi hệ số quay vòng của

các tài sản chủ yếu :


47
-
thuphảikhoảnquânBình
mặttiềnbằngkhôngthuDoanh
thuphảikhoảncácquayVòng =


-
quânbìnhkhoTồn
bánhàngvốnGiá
khotồnhàngquayVòng
=


-
quânbìnhđònhcốsảnTài
thu
Doanh
đònhcốsảntàiquayVòng
=


Cần lưu ý :

Vòng quay khoản phải thu giảm có thể do chính sách bán hàng trả chậm nhằm mục
đích mở rộng doanh thu hay do công việc thu hồi nợ của công ty kém


Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm thông thường là do hàng hoá bò ứ đọng không tiêu
thụ được hay do công ty mở rộng kinh doanh, tăng tồn kho.

Vòng quay tài sản cố đònh cũng có thể tăng do nguyên nhân là công ty không quan tâm
đến việc gia tăng đầu tư vào Tài sản cố đònh (giá trò còn lại của tài sản cố đònh giảm)
3.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
3.2.1. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) cho ta thấy kết
quả của việc sự dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu.

ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả
sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn cân nợ


quânbìnhhữusởchủVốn
ròngnhuận
Lợi
ROE
=



quânbìnhhữusởchủVốn
quânbìnhsảntàiTổng
quânbìnhsảntàiTổng
thuầnthuDoanh
thuầnthuDoanh
ròngnhuậnLi
ROE **=



ROE = Tỉ suất lợi nhuận biên ròng * Vòng quay tài sản * Hệ số đòn bẩy TC

Đối với những công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, vì cổ phiếu ưu đãi đã được hưởng lãi
suất cố đònh (cổ tức ưu đãi) nên hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường sẽ thường phản ánh
qua tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường
3.2.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Retunr On Common Equity -
ROCE)
Chỉ tiêu này đo lường kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông
thường. Nó chòu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, đồng thời
chòu tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty huy động bao gồm nợ và cổ phiếu ưu đãi
(đòn bẩy tài chính) .
quânbìnhthườngphầncổVốn
đãiưutứccổròngnhuậnLợi
ROCE

=



48
3.2.3. Đòn cân nợ ø(đòn bẩy tài chính)
Đòn cân nợ hay đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để
tài trợ cho tài sản. Đòn cân nợ được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi
phân tích cần phải hiểu rõ chỉ tiêu đòn cân nợ mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào.
-
vốnTổng
nợTổng
nợsốTỉ =



-
phầncổvốnvànhạdàinợTổng
hạndàinợTổng
hạndàinợlệTỉ =


-
thườngphiếucổVốn
Tổngvốn
chínhtàibẩònsốHệ =

Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE
Phần lợi nhuận dành cho các cổ đông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động
kinh doanh của công ty sau khi đã trang trãi các chi phí huy động vốn như chí phí sử dụng
nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức trả cho cổ đông ưu đãi. Nếu suất sinh lợi
trên tổng tài sản của công ty lớn hơn chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu
đãi thì số chênh lệch còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay
ROE) > ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sự dụng
nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chòu giảm phần thu
nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE) < ROA
Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường khi
hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn
cổ phần thường bò sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Mặt khác cũng
cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh
toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ
phải gánh chòu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn
tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường.
3.2.4 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share – EPS)



kỳtronghànhlưubìnhtrungthườngphiếucổSố
đãiưutứccổròngnhuậnLợi
EPS

=

Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có thể
chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếu thường của công ty,
khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường sẽ làm cho thu
nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bò sụt giảm (do số lượng cổ phiếu thường tăng), người
ta gọi đây là sự suy vi (dilution). Trong trường hợp này, công ty phải tính cả 2 chỉ tiêu là
thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập suy vi của cổ phiếu

EPS chòu ảnh hưởng bởi các yếu tố :
- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản
- Đòn bẩy tài chính
- Qui mô của lợi nhuận giữ lại tích lũy
- Số lượng cổ phiếu thường lưu hành
3.2.5. Tỉ số giá thò trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (Price- earnings ratio-P/E)


49

EPS
phiếucổmỗitrườngthòGiá
EP =/

Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của công ty, các
cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu. Thí dụ P/E của một công ty : 10, điều này có nghóa
là cổ phiếu của công ty được bán với giá gấp 10 lần so với lợi nhuận

Chỉ số P/E của ngành thường được dùng để đònh giá cổ phiếu
Một công ty có chỉ số P/E thấp có nghóa là lợi nhuận trên một cổ phiếu của công ty cao
hoặc giá thò trường của cổ phiếu thấp
4. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một công ty được xem xét ở khía cạnh : khả năng thanh toán
ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn
4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng khả năng chuyển hóa thành tiền của
tài sản lưu động để thanh toán cho các trách nhiệm nợ ngắn hạn của công ty.
4.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

hạnngắnNợ
độnglưusảnTài
hànhhiệntoánthanhnăngkhảsốHệ
=

Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng
tài sản lưu động của công ty. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả
năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1. Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ
tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn đònh (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn)
thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái
quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức. Bởi vì một khi tài
sản của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ
đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm,
chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thu
được tiền. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài
sản lưu động ta cần phải phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của công ty
qua các chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay tồn kho và hệ số vòng
quay khoản phải trả.
4.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh


hạnngắnNợ
thuphảikhoảnhạnngắntưđầumặtTiền
nhanhtoánthanhnăngkhảsốHệ
++
=

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn
hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản lưu động có khả năng chuyển hóa thành tiền
nhanh nhất. Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ
ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn ngay thì mới có nhu cầu thanh toán nhanh,
những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay.
4.3. Hệ số vòng quay khoản phải thu
Công thức xác đònh hệ số vòng quay các khoản phải thu đã nêu ở phần trên. Từ hệ
số vòng quay các khoản phải thu ta có thể xác đònh số ngày luân chuyển các khoản phải
thu hay còn gọi là số ngày tồn đọng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân.

×