Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Buổi thảo luận dân sự thứ tư hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.98 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
LỚP QTKD46.2

BUỔI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ TƯ
HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGỒI HỢP ĐỒNG

Bộ mơn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
Giảng viên: Lê Thanh Hà
Nhóm: 46.CONTRACT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2023


Danh sách thành viên
1

Lê Cẩm Nhung ( Leader )

2153401010089

2

Lê Thành Trọng

2153401010129

3


Lê Thị Linh Nhung

2153401010090

4

Lê Thị Thanh Tâm

2153401010101

5

Ngô Kim Xuân

2153401010150

6

Trương Mỹ Uyên

2153401010138

7

Trần Phương Thảo

2153401010108

8


Phạm Lê Vy

2153401010146

9

Nguyễn Minh Thuận

2153401010118

Phan Thị Yến Vy

2153401010147

1
0


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1 - ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ ĐẢM BẢO VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM..................................................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh....................................................................................................................................1
Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang................................................................................................... 1
Tóm tắt Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Tồ án nhân dân cấp cao
tại Tp. Hồ Chí Minh........................................................................................................... 1
1.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ..................................................................................2
1.2. Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?..........................................................................................4
1.3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản khơng? Vì sao?..................................................... 4
1.4. Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tịa án chấp
nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?........................................................... 5
1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc
dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ................................................................5
1.6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố?.......................................................................................................................................6
1.7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ
sở văn bản khi trả lời?.........................................................................................................6
1.8. Trong Quyết định trên, Tịa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?................................................ 7
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02.. .7

1.10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì
sao?..................................................................................................................................... 8
1.11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã
chấm dứt?........................................................................................................................... 9
1.12. Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?...........................9
1.13. Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục
khơng? Vì sao?................................................................................................................. 10
1.14. Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp
(Ngân hàng) có trách nhiệm hồn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất có thuyết phục khơng? Vì sao?..........................................................................11
VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM..............................................................14
Tóm tắt Bản án số: 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 về “V/v: Tranh chấp hợp đồng
tín dụng” của Tịa án nhân dân TP. Hà Nội. Dương.........................................................14
Tóm tắt Quyết định số: 41/2021/KDTM-GĐT ngày 08/7/2021 về “V/v: Tranh chấp hợp
đồng tín dụng” của Tịa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. Giang..................... 14
2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm........15



2.2. Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải
đăng ký khơng? Vì sao?....................................................................................................16
2.3. Hợp đồng thế chấp ngày 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?...............................................................................17
2.4. Theo Tịa án, nếu khơng được đăng ký, hợp đồng thế chấp ngày 07/9/2009 có vơ
hiệu khơng? Vì sao?......................................................................................................... 17
2.5. Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục khơng? Vì sao?...............18
2.6. Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với người thứ ba
khơng? Vì sao?................................................................................................................. 19
2.7. Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS 2015), Ngân hàng có
quyền u cầu ơng Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài sản thế chấp
(xe ơ tơ) khơng? Vì sao?...................................................................................................19
2.8. Việc Tịa án buộc ơng Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ơ tơ) cho Ngân hàng có thuyết
phục khơng? Vì sao?.........................................................................................................20
VẤN ĐỀ 3: ĐẶT CỌC........................................................................................................22
Tóm tắt Quyết định Giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về “V/v tranh chấp đòi lại tiền cọc từ
việc hủy hợp đồng mua bán cổ phần”.............................................................................. 22
Tóm tắt Án lệ số 25/2018/AL về "khơng phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan" được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và
được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao....................................................................................................23
Tóm tắt Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tịa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh về Trang chấp hợp đồng đặt cọc..............................................................................24
3.1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp;.................................24
3.2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.............................................. 26
3.3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?......................27
3.4. Nếu hợp đồng được đặt cọc khơng được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên

nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc khơng? Vì sao?..................28
3.5. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên nhận
cọc như thế nào?...............................................................................................................28
3.6. Theo Tồ giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc
sở hữu của bên đặt cọc khơng? Vì sao?............................................................................28
3.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên quan đến
quyền sở hữu tài sản đặt cọc.............................................................................................29
3.8. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?..................................29
3.9. Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hồn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục khơng? Vì sao?..............................................................................................30
3.10. Việc Tồ án “khơng chấp nhận u cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I
phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL khơng?
Vì sao?.............................................................................................................................. 30
VẤN ĐỀ 4: BẢO LÃNH.....................................................................................................31
4.1. Những đặc trưng của bảo lãnh...................................................................................31


4.2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh................................. 31
Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao....................................................................................................32
4.3. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ơng Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng
là quan hệ bảo lãnh?......................................................................................................... 32
4.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.......................33
4.5. Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho
nghĩa vụ nào? Vì sao?.......................................................................................................33
Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.........................................................................................................................33
4.6. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được
bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?..............................................34
4.7. Hướng liên đới trên có được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận khơng?........................34

4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến
vấn đề liên đới nêu trên.................................................................................................... 35
4.9. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh................................................................................................................................... 35
4.10. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?................35
4.11. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?........36
4.12. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.........................................36
4.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
........................................................................................................


VẤN ĐỀ 1 - ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ ĐẢM BẢO VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM
Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí
Minh.
Ngun đơn: Ơng Phạm Bá Minh, ủy quyền cho Ông Lý Gia Đạt.
Bị đơn: Bà Bùi Thị Khen, Ông Nguyễn Khắc Thảo.
Nội dung: Bà Khen và ông Thảo thế chấp sạp tại chợ Tân Hương để vay với lãi suất
3%/tháng. Đến hạn, bà Khen ông Thảo không trả được nợ. Đến thời điểm cả hai bên xác nhận,
ông Khen bà Thảo đã trả tổng số tiền 29.600.000 đồng. Tuy nhiên, Tòa nhận định, mức lãi suất
3%/tháng vượt quá quy định của pháp luật. Tịa tun ơng Thảo bà Khen có nghĩa vụ trả lại cho
ơng Minh tổng số tiền 38.914.800 đồng (đúng với mức lãi suất theo quy định của pháp luật), ơng
Minh phải trả lại bản chính Giấy chứng nhận sạp cho bà Khen.
Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Nguyên đơn: Nguyễn Văn Ôn, Lê Thị Xanh.
Bị đơn: Nguyễn Văn Rành.
Nội dung: Vợ chồng ông Ơn cùng ơng Rành thỏa thuận việc thục đất, có lập “Giấy thục

đất làm ruộng” với nội dung giống như việc cầm cố tài sản với giá 30 chỉ vàng 24k, thỏa thuận 3
năm sẽ chuộc, quá hạn không chuộc sẽ giao phần đất với số vàng đã cầm cố. Cả 2 đều thừa nhận
là cầm cố đất. Bản án sơ thẩm xét việc giao dịch thục đất trên tương tự với giao dịch cầm cố tài
sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Tòa giám đốc thẩm, xin rút đoạn
“Thứ nhất” về phần thủ tục, còn đoạn “Thứ hai” trong kháng nghị về phần nội dung thì vẫn giữ
và đề nghị hủy bản án sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Tồ án nhân dân cấp cao tại
Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Ngân hàng Liên doanh V.
Bị đơn: Công ty PT.
Nội dung: Tranh chấp hợp đồng tín dụng. Ngân hàng và cơng ty đã ký kết các hợp đồng tín
dụng; để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, các bên bảo lãnh đã ký kết các hợp đồng thế chấp.
Các hợp đồng trên đều được ngân hàng tất toán nhưng với hợp đồng thế chấp của ông T, bà H thì
ngân hàng cịn u cầu xử lý tài sản thế chấp cho khoản vay khác. Được biết khoản vay này phát
1


sinh từ việc ngân hàng và công ty tự ý ký kết phụ lục, hợp đồng bổ sung trên hợp đồng thế chấp
của ơng T bà H mà khơng có sự đồng ý của ơng bà.
Quyết định của Tịa án: Hủy bản án phúc thẩm số và giữ nguyên Bản án sơ thẩm. Ngân
hàng phải trả lại cho ông T, bà H bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất.
1.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
BLDS 2005
Cơ sở
pháp lý

BLDS 2015


Điều 320. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự.

Điều 295. Tài sản bảo đảm.

Điều 321. Tiền, giấy tờ có giá dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Điều 322. Quyền tài sản dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận xét

BLDS 2005 quy định về vật bảo đảm tại Điều 320; ngoài ra tại Điều 321 và
Điều 322 lần lượt quy định về tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy
có tới 3 điều luật về tài sản bảo đảm1 nhưng nó cũng chỉ là sự lặp lại về khái
niệm tài sản được quy định tại Điều 163: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản” của Bộ luật này. Trong khi đó, BLDS 2015 chỉ
có 1 điều luật quy định về tài sản đảm bảo là Điều 295. Và thay đổi từ ngữ
“vật” thành từ ngữ “tài sản”, như vậy có thể đối chiếu khái niệm “tài sản” tại
Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015. Việc quy định “tài sản” mà không liệt kê
cụ thể giúp mở rộng về khái niệm “tài sản” và cho phép khai thác tối đa khái
niệm này.

Cơ sở
pháp lý

Khoản 1 Điều 320: “Vật bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm và được phép
giao dịch”.


Khoản 1 Điều 295: “Tài sản bảo
đảm phải thuộc quyền sở hữu của
bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm
giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”.

1 Đỗ Văn Đại (2021), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam, tr.306.

2


Nhận xét

Cơ sở
pháp lý

Nhận xét

Cả hai bộ luật đều ghi nhận nguyên tắc chung về tài sản bảo đảm, đó chính là:
tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
So với BLDS 2005, BLDS hiện hành đã khơng cịn giữ lại quy định “được
phép giao dịch”. Trên thực tế, các giao dịch bảo đảm đều được hình thành
trên cơ sở giao dịch dân sự, theo pháp luật hiện hành điều kiện để giao dịch
dân sự có hiệu lực khi giao dịch dân sự khơng có điều cấm của pháp luật quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.
Không quy định.

Khoản 2 Điều 295: “Tài sản bảo
đảm có thể được mơ tả chung,
nhưng phải xác định được”.


BLDS 2015 bổ sung quy định về việc: “Tài sản bảo đảm có thể được mơ tả
chung, nhưng phải xác định được”. Điều này là cần thiết đối với những
trường hợp tài sản ln có sự biến động, thay đổi về số lượng, chủng loại và
giá trị hàng hóa như: hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất. Quy định
này phù hợp với thực tiễn xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm.
Trong trường hợp, khi các bên giao kết giao dịch bảo đảm mà mô tả tài sản
quá khái quát, không rõ ràng dẫn đến việc không xác định được tài sản bảo
đảm. Khắc phục vấn đề trên, BLDS 2015 quy định thêm rằng: Khi mô tả
chung về tài sản bảo đảm thì phải là tài sản xác định được.

Cơ sở
pháp lý

Không quy định.

Khoản 4 Điều 295: “Giá trị của tài
sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng
hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm”.

Nhận xét

Khoản 4 Điều 295 BLDS hiện hành có quy định về “Giá trị của tài sản bảo
đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm” khác
với BLDS 2005 khơng có quy định về trường hợp này. Vì trên thực tế sẽ có
những lúc có người yêu cầu giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm. Điểm mới này khiến cho pháp luật tiến gần với thực tiễn
đời sống dân sự nhiều hơn.



3


1.2. Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
Tại phần “NHẬN THẤY”:
Căn cứ theo lời khai của phía ngun đơn - ơng Phạm Bá Minh:
“….Vào ngày 14/9/2007, bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ơng
một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng,
lãi xuất thỏa thuận là 3% / tháng….”.
Căn cứ theo lời khai của bị đơn - bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo:
“Có thế chấp một giấy tờ sạp D2- 9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng cho ông
Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh…..”.
1.3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản khơng? Vì sao?
Căn cứ theo Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Có thể thấy rằng giấy chứng nhận sạp không phải là vật và tiền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, khoản
1 Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-NHNN và khoản 1 Điều 2 Thơng tư 01/2012/TT-NHNN quy
định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có
giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều
kiện khác”. Ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu, tính phiếu, hồi phiếu,… Như vậy, giấy chứng nhận sạp
khơng phải là giấy tờ có giá, đồng nghĩa với việc không phải là tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác”. Quy định về quyền tài sản khác ở điều luật này là một quy định khơng rõ
ràng.
Như vậy có thể thấy rằng, BLDS 2015 không quy định cụ thể giấy chứng nhận sạp có phải
là tài sản hay khơng. Theo quan điểm của nhóm thì giấy chứng nhận sạp khơng được coi là tài
sản. Để được coi là tài sản và đem ra giao dịch thì giấy chứng nhận phải có giá trị, tuy nhiên giấy

chứng nhận sạp chỉ là một tờ giấy đăng ký sử dụng sạp và nó chỉ quy định quyền sử dụng sạp
chứ không quy định sạp đó thuộc quyền sở hữu của ơng bà.

4


1.4. Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tịa án chấp nhận
khơng? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khơng được tịa án
chấp nhận.
Đoạn của bản án cho câu trả lời nằm ở phần XÉT THẤY, cụ thể : “…Xét sạp thịt heo do
bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng
ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để
bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”.
1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc
dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
Theo nhóm, hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng
nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ là hợp lý.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 295 BLDS 2015 về tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự:
“Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản,
bảo lưu quyền sở hữu”. Theo Tòa án, sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy
chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng kí sử dụng sạp, tức nó chỉ là giấy chứng
nhận, khơng phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lí để bà Khen thi
hành án trả tiền cho ông Minh. Vậy, hướng giải quyết của Tịa án là hợp lý. Theo đó, tài sản cầm
cố nếu khơng thuộc quyền sở hữu của bà Khen thì bà Khen có quyền sử dụng nó chứ khơng có
quyền định đoạt nó trong giao dịch cầm cố sạp để trả nợ.
1.6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố?
Trong Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 có các đoạn như sau cho thấy
các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố :

Trong phần NHẬN THẤY của Quyết định số 02 có đoạn: “...Vào ngày 30/08/1995 (âm
lịch), ơng Ôn, bà Xanh và ông Rành đã xác lập giao dịch “thục đất làm ruộng” (BL31). Theo
thỏa thuận này thì ơng Ơn, bà Xanh là người có tài sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ) hợp pháp,
ơng Rành có tài sản là 30 chỉ vàng. Thực hiện giao dịch ông Ôn, bà Xanh giao QSDĐ cho ông
Rành canh tác, đổi lại ơng Rành đưa cho ơng Ơn, bà Xanh 30 chỉ vàng 24k để sử dụng, hai bên
thỏa thuận nếu q 03 năm ơng Ơn, bà Xanh khơng chuộc lại đất cũng bằng số vàng trên thì ơng
Rành có quyền canh tác số ruộng đất này vĩnh viễn...”.
5


Trong phần XÉT THẤY của Quyết định số 02 có đoạn: “Ngày 30/8/1995 vợ chồng ơng
Võ Văn Ơn và Lê Thị Xanh cùng ông Nguyễn Văn Rành thỏa thuận việc thục đất. Hai bên có lập
“Giấy thục đất làm ruộng” với nội dung giống như việc cầm cố tài sản”.
1.7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ sở
văn bản khi trả lời?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản” và Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác”. Vì quyền sử dụng đất được luật thừa nhận là quyền tài sản, là bất động sản nên quyền
sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể có quyền sử dụng đất đó. Bên cạnh đó, Điều
310 BLDS 2015 quy định cho phép cầm cố bất động sản đồng thời tại khoản 1 Điều 167 Luật
Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất “được” thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Mặc dù
căn cứ theo Luật Đất đai hiện hành khơng có quy định nào khẳng định rằng quyền sử dụng đất là
bất động sản nhưng căn cứ theo các quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản thì ta có thể suy
ra được rằng quyền sử dụng đất được hiểu là bất động sản. Do đó mà người sử dụng đất hồn
tồn có quyền cầm cố quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS 2015.
1.8. Trong Quyết định trên, Tịa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định trên, Tịa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố,

thể hiện trong bản án như sau: Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Tiền Giang giữ nguyên kháng nghị của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm: “Với giao dịch trên
cho thấy, mặc dù pháp luật dân sự không quy định cụ thể cho người sử dụng đất có quyền cầm
cố quyềm sử dụng đất nhưng xét về bản chất của giao dịch này thấy rằng giữa các bên đương sự
đã thực hiện một giao dịch cầm cố tài sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật…”.
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02.
Hướng giải quyết của Tòa án cho rằng được phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố là
hợp lý.
Thứ nhất, Về thực tiễn trong các giao dịch dân sự thường gặp, cầm cố đất hay cầm cố
quyền sử dụng đất đã có từ rất lâu với những tên gọi khác nhau như: cầm cố đất, cố đất, thục đất,
cầm cố quyền sử dụng đất. Nghĩa là chưa xét đến tính quy phạm pháp luật thì việc cầm cố đất
6


hay cầm cố quyền sử dụng đất đã có từ rất lâu trong thực tiễn đời sống thông qua các giao dịch
dân sự. Vì vậy ta nhận định rằng tính thực tiễn đời sống Toà án hoàn toàn xử lý thuyết phục.
Thứ hai, Về mặt pháp lý:
Một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLDS 2015 là các bên tham gia
quan hệ xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận.
Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Tuy Luật Đất 2013 không quy định về quyền
cầm cố quyền sử dụng đất nhưng cũng khơng có quy định cấm việc cầm cố quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015: “Mục đích và nội dung của giao
dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Như vậy, điều kiện để
giao dịch dân sự có hiệu lực là chỉ cần khơng vi phạm vào điều cấm của pháp luật, không trái với
đạo đức xã hội và là sự tự nguyện từ ý chí giữa các bên tham gia. Việc cầm cố tài sản tại tình
huống trên được xem là một hợp đồng phụ và là một giao dịch dân sự có hiệu lực. Như vậy, hoàn
toàn nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật hiện hành, từ đó mặc dù luật khơng quy định rõ

ràng, cụ thể nhưng cũng không cấm nên cầm cố quyền sử dụng đất có thể được chấp nhận.
Khoản 2 Điều 310 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp bất động sản là đối tượng của
cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký”. Như vậy, BLDS 2015 đã ghi nhận rõ ràng khả năng cầm cố bất
động sản nếu luật cho phép.
Tuy quyền sử dụng đất không được quy định cụ thể là bất động sản, đồng thời BLDS
2015 cũng quy định đất đai là một trong những tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân nhưng trong
Luật Kinh doanh bất động sản đã có nhiều điều khoản quy định cho thấy quyền sử dụng đất là
bất động sản. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã
hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Vậy nên, với quy định hiện nay của BLDS 2015, Luật Đất đai 2013 và Luật Kinh doanh
bất động sản hiện hành thì hồn tồn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Bởi lẽ, BLDS 2015 cho phép cầm cố bất động sản, Luật
Đất đai 2013 không cấm cầm cố quyền sử dụng đất và Luật Kinh doanh bất động sản cho ta
ngầm hiểu rằng quyền sử dụng đất được xem là bất động sản.

7


1.10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì
sao?
Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay
của công ty với ngân hàng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và
không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”
Xét trong Quyết định có ghi tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp bất động sản số
63/2014/HĐTC: “Phạm vi nghĩa vụ bảo đảm: Bên thế chấp đồng ý dùng toàn bộ tài sản thế chấp
được mô tả tại Điều 2 Hợp đồng này để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát
sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên

vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp theo quy đinh tại Điều 3 Hợp đồng
này, bao gồm nhưng không giới hạn các nghĩa vụ sau: Nợ gốc; nợ lãi; lãi phạt quá hạn; phí;
khoản phạt; khoản bồi thường thiệt hại(nếu có) theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo
lãnh”.
Như vậy, việc thế chấp tài sản nêu trên được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của công
ty với ngân hàng.
1.11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã
chấm dứt?
Đoạn trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm dứt:
Phần “NHẬN ĐỊNH CỦA TỊA”:
“Q trình giải quyết vụ án, nguyên đơn Ngân hàng Việt Nga thừa nhận Công ty PT đã tất
toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt vào các
ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của ông T,
bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều
327 Bộ luật dân sự năm 2015.”
1.12. Vì sao Tồ án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
Cơ sở pháp lý:

1.
2.

Điều 327 BLDS 2015 về chấm dứt thế chấp tài sản.
“Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
8


3.
4.


Tài sản thế chấp đã được xử lý.
Theo thỏa thuận của các bên.”
Căn cứ quyết định:
“Căn cứ thỏa thuận tại cơ sở kết lập hợp đồng và khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng thế chấp
bất động sản số 63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 thì ơng T, bà H chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm
“thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng
tín dụng đã và sẽ ký giữa Ngân hàng với Bên vay” mà các hợp đồng tín dụng cụ thể đó chịu sự
điều chỉnh và cho phép bởi Hợp đồng tín dụng hạn mức số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014… hết
hiệu lực từ ngày 25/11/2014.”
Như vậy trong bản án, nguyên đơn là ngân hàng thừa nhận việc công ty đã tất toán các
khoản vay từ các hợp đồng thế chấp, trong đó bao gồm các hợp đồng với các bên thế chấp mà
ngân hàng đã tất tốn (hiện khơng xét đến) và hợp đồng thế chấp của ông T bà H đang có tranh
chấp với ngân hàng. Việc thế chấp tài sản của ông T bà H đã chấm dứt từ ngày 25/11/2014 đúng
theo quy định tại khoản 1 Điều 327 BLDS 2015 nên việc ngân hàng yêu cầu được xử lý tài sản
thế chấp của ông T bà H để thu hồi nợ là khơng có sơ sở và trái pháp luật. Dựa trên những căn cứ
đó, tịa xác định hợp đồng trên đã chấm dứt.
1.13. Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục khơng?
Vì sao?
Quan điểm của nhóm đối với việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt
là hoàn toàn thuyết phục.
Hợp đồng thế chấp của ông T bà H đã chấm dứt từ ngày 25/11/2014 là đúng theo quy định
tại khoản 1 Điều 327 BLDS 2015 bởi hợp đồng thế chấp trên chỉ đảm bảo cho các hợp đồng tín
dụng cụ thể số 106/2014/HĐTDCT ngày 11/6/2014; số 65/2014/HĐTDCT ngày 15/4/2014 và số
73/2014/HĐTDCT ngày 25/4/2014 mà các hợp đồng này ngân hàng đều đã tất tốn. Do đó,
nghĩa vụ bảo lãnh của ơng T bà H đối với công ty cũng đã chấm dứt vào ngày những hợp đồng
tín dụng trên được tất tốn.
Nếu tịa xác định hợp đồng thế chấp của ơng T bà H khơng chấp dứt thì quyền và lợi ích
hợp pháp của ông T bà H sẽ bị xâm phạm nặng nề bởi ông bà sẽ phải bảo lãnh thêm những hợp
đồng khác vượt quá giá trị tài sản đảm bảo. Cụ thể là trong bản án phúc thẩm thì ơng T bà H đã

khơng được trả lại giấy tờ nhà đất mà ngân hàng cịn có quyền u cầu xử lý tài sản thế chấp là
quyền sở hữu nhà đất của ông bà.
Thực tiễn xét xử:
Án lệ số 08/2016/AL cũng tương tự Quyết định số 27 là tranh chấp về hợp đồng tín dụng
giữa ngân hàng và cơng ty. Từ 25/12/2007 đến 27/5/2008, công ty và ngân hàng lần lượt ký kết 4
9


hợp đồng tín dụng vay vốn được đảm bảo bằng tài sản của các bên thế chấp. Tuy nhiên các hợp
đồng thế chấp trên đều được công chứng vào 25/6/2008 nên Tòa án cấp phúc thẩm cũng xác
định: “Hợp đồng thế chấp ngày 25/6/2008... không liên quan đến các biên bản giao nhận hồ
sơ…”. Và các hợp đồng trên cũng khơng ghi rõ đối tượng được bảo lãnh. Do đó, giải pháp pháp
lý của án lệ là công ty phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng.
Cả Án lệ 08/2016/AL và Quyết định số 27 đều có điểm chung là cơng ty và ngân hàng thực
hiện ký kết các hợp đồng tín dụng nhưng các hợp đồng đó đều khơng phải đối tượng được bảo
lãnh bởi bên thế chấp tài sản (hoặc không xác định được, đối với án lệ trên) nên Tòa giải quyết
theo hướng các hợp đồng tín dụng kể trên khơng liên quan đến bên thế chấp tài sản bảo lãnh là
đúng theo quy định của pháp luật.
Mặc dù theo Tạp chí tồn án thì Án lệ số 08/2016/AL đương nhiên bị bãi bỏ vì nội dung án
lệ đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh và bản thân án lệ cũng có 1 số bất cập tuy nhiên trên
nhiều phương diện thì án lệ trên vẫn có thể dùng để kham khảo bởi phần trở thành án lệ trong án
lệ số 08/2016/AL là về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng trong
bản án mà câu hỏi hiện tại không yêu cầu đề cập tới.
1.14. Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp
(Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất có thuyết phục khơng? Vì sao?
Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp (Ngân
hàng) có trách nhiệm hồn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất là không
thuyết phục.
Cơ sở pháp lý:

Điều 322 BLDS 2015 về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
“1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các
bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
2.
Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.” Điều 327
BLDS 2015 về chấm dứt thế chấp tài sản.
“Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1.
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2.
Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3.
Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4.
Theo thỏa thuận của các bên.”
Điều 68 Nghị định 161/2006/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất trong trường hợp khơng có thoả thuận về phương thức xử lý:
10


“1. Trong trường hợp khơng có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.
2.
Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử
dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với
đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền
sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người
nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Theo khoản 1 Điều 322 BLDS 2015 thì khi hợp đồng thế chấp chấm dứt thì bên nhận thế
chấp phải trả lại giấy tờ cho bên thế chấp sau khi bên được đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ được

bảo đảm bằng vật thế chấp. Như vậy, từ ngày 25/11/2014 thì ngân hàng phải trả lại giấy tờ nhà
đất cho ông T bà H nhưng ngân hàng lại không thực hiện tức là ngân hàng đã vi phạm Điều 322
BLDS 2015.
Theo khoản 1 Điều 327 BLDS 2015 thì khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp chấm
dứt thì việc thế chấm tài sản cũng đồng thời chấm dứt. Như vậy, từ ngày 25/11/2014, thì việc thế
chấp của ơng T bà H đã khơng cịn hiệu lực, việc ngân hàng cố tình u cầu ơng T bà H chịu
trách nhiệm cho khoản vay phát sinh sau đó là trái pháp luật.
Căn cứ theo bản án, ngân hàng và công ty đã ký kết bản hợp đồng phụ (phụ lục) nâng hạn
mức cho vay từ 1,5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng mà khơng có sự đồng ý của ông T bà H. Đồng thời,
giữa ngân hàng và cơng ty cịn xuất hiện bản hợp đồng có chữ ký giả mạo chữ ký của ơng T bà H
nhằm nâng hạn mức cho vay. Việc nâng hạn mức cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo của
ngân hàng cũng là trái pháp luật. Từ những việc trên hồn tồn có thế thấy được việc ngân hàng
cố tình thực hiện các hợp đồng, việc làm trái pháp luật nhằm mục đích thu lợi từ phần chênh lệch
rất lớn kể trên.
Như vậy, việc làm của ngân hàng trong quyết định trên là trái pháp luật và xâm phạm
nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông T bà H. Tuy nhiên Tòa lại chỉ tuyên ngân
hàng trả lại giấy tờ nhà đất cho ông T bà H là vô cùng bất hợp lý khi người ngay tình bị xâm
phạm quyền lợi một cách nghiêm trọng lại không được bảo vệ. Căn cứ Điều 68 Nghị định
161/2006/NĐ-CP, thì từ bản án phúc thẩm ngày 26/8/2020 đến Giám đốc thẩm ngày 2/6/2021,
ngân hàng đã có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của ông T bà H để phục vụ cho nghĩa vụ
trả nợ. Nếu trong thời gian đó có quyết định đồng ý xử lý tài sản thế chấp của ông T bà H thì
quyền lợi của ơng T bà H sẽ bị xâm phạm vô cùng nghiêm trọng. Đáng ra, ông T bà H đã có thể
nhận lại giấy tờ nhà đất từ ngày 25/11/2014, vậy mà đến 02/6/2021 mới có thể nhận lại.
Việc tòa chỉ yêu cầu ngân hàng trả lại giấy tờ nhà đất cho ông T bà H mà không đưa ra bất
kỳ hình phạt hay yêu cầu bồi thường nào đối với ngân hàng là một thiếu sót nghiêm trọng. Nhóm
khơng đồng tình với quyết định của Tịa và đưa ra gợi ý ơng T bà H có thể kiện ngược lại ngân
hàng để yêu cầu khoản bồi thường tương xứng.
11



Thực tiễn xét xử:
Theo bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam:
Thực tế, không hiếm các vụ việc tranh chấp dân sự, khách hàng tố cán bộ ngân hàng cố
tình định giá tài sản vượt quá giá trị tự có.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Thái (Công ty Luật Bross và cộng sự), việc hình sự hóa hành vi
này là hồn tồn cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời điểm
hiện tại cũng như tương lai.
Bởi có cán bộ tín dụng, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc tổ chức định giá biết rõ tài
sản bảo đảm có giá trị thấp, nhưng đã cố ý bằng các thủ đoạn, hành vi nào đó để nâng giá trị tài
sản đó lên cao hơn thực tế, nhằm mục đích vay được tiền hoặc vay được số tiền lớn hơn từ các tổ
chức tín dụng.
Khi bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán, buộc ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm theo
quy định của pháp luật thì mới phát hiện tài sản bảo đảm khơng đúng thực tế, ngân hàng không
thu hồi được khoản nợ đã cho vay.
“Rõ ràng hành vi nâng khống giá trị tài sản bảo đảm với lỗi cố ý trực tiếp và hậu quả
khiến ngân hàng hoặc một tổ chức, cá nhân khác thiệt hại số tiền lớn được pháp luật quy định
thì là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải được hình sự hóa thành luật và khơng trái với
các quy định và nguyên tắc chung của Luật Các tổ chức tín dụng”, ơng Thái nói.”2
Như vậy trên thực tế việc ngân hàng cố tình làm sai lệch đi hợp đồng hoặc giá trị tài sản
được nêu trong hợp đồng khơng phải là hiếm nhưng lại chưa có đủ các chế tài để xét xử. Trong
quyết định số 27 cũng là một trường hợp tương tự nhưng ngân hàng lại khơng phải chịu bất kỳ
trách nhiệm nào ngồi việc phải trả lại giấy tờ nhà đất cho ông T bà H.
VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Tóm tắt Bản án số: 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 về “V/v: Tranh chấp hợp đồng tín
dụng” của Tịa án nhân dân TP. Hà Nội. Dương
Ngân hàng N (nguyên đơn) ký với Cơng ty V (bị đơn) hai hợp đồng tín dụng vào năm
2009 và 2010. Để đảm bảo nghĩa vụ trả các khoản vay trên, các bên thỏa thuận về tài sản thế
chấp là hệ thống khoan cọc nhồi và nhà đất mà ông Q, bà V cho Công ty V mượn để thế chấp
vay vốn tại Ngân hàng. Sau đó, Công ty V vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên Ngân hàng khởi kiện
buộc Công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ và nếu Cơng ty khơng trả thì sẽ xử lý tài sản thế chấp.

Nhưng theo ông Q, bà V nội dung hợp đồng thế chấp tài sản không đúng với ý chí của ơng bà
nên u cầu Tịa tun vơ hiệu.
2

Đỗ Mến (2017), Hình sự hóa hành vi khống giá tài sản đảm bảo, nên hay không?, Cổng thông tin điện tử Viện phát
triển bảo hiểm Việt Nam.

12


Tịa sơ thẩm buộc Cơng ty trả nợ cho Ngân hàng, nhận định hợp đồng thế chấp nhà đất
chưa phát sinh hiệu lực do chưa được đăng ký đúng quy định pháp luật. Tịa phúc thẩm buộc
Cơng ty trả tổng nợ gốc và lãi của 2 hợp đồng tín dụng, đồng thời bác yêu cầu tuyên hợp đồng
thế chấp vô hiệu của ơng Q, bà V.

Tóm tắt Quyết định số: 41/2021/KDTM-GĐT ngày 08/7/2021 về “V/v: Tranh chấp hợp
đồng tín dụng” của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. Giang
Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP bank) và bị đơn là ông
Thọ và bà Loan ký kết hợp đồng vay tiền số HCM/15/1636/HĐTD ngày 19/06/2015. Để đảm
bảo nghĩa vụ trả khoản vay trên, các bên thỏa thuận về tài sản thế chấp là 01 chiếc ơ-tơ tải. Q
trình thực hiện hợp đồng thế chấp, bị đơn tự ý chuyển nhượng xe trên cho bà Giao và khơng
đồng ý tiếp tục trả nợ vì cho rằng bà Giao đã mua lại xe và có văn bản đồng ý trả số tiền còn lại
cho Ngân hàng. Đến tháng 07/2017, bà Giao chuyển nhượng xe cho ông Tân và ông Tân tiếp tục
có nghĩa vụ trả hết số tiền còn lại cho Ngân hàng.
Tòa sơ thẩm xác định giao dịch chuyển nhượng xe ô-tô tải là trái pháp luật, buộc ông Tân
trả lại xe cho VP bank để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ông Thọ - bà Loan nhưng không
đề cập đến phần tiền mà ông Tân đã trả cho ông Thọ - bà Loan. Tòa giám đốc thẩm cũng cho
rằng giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật và cần xem xét, giải quyết số tiền mà ông Tân và bà
Giao đã phải trả cho VP bank thay cho ông Thọ - bà Loan.


2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
So với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có những quy định mới về đăng ký
biện pháp bảo đảm như sau:
● Về phương thức đăng ký biện pháp bảo đảm:
Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005 nêu rõ: “Giao dịch bảo đảm là giao dịch
dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo
đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”. Trong khi đó, khoản 1 Điều
298 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định; “Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của luật”.
Như vậy, cả hai Bộ luật đều ghi nhận 2 phương thức đăng ký là đăng ký bắt buộc
và đăng ký tự nguyện. Tuy nhiên, về đăng ký bắt buộc, Bộ luật Dân sự 2005 quy định
việc đăng ký phải tuân theo pháp luật, còn Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ việc đăng ký chỉ
13


cần tuân thủ quy định của luật. Điểm mới này phù hợp với quy định của Hiến pháp và
các quy định khác có liên quan. Bởi lẽ, chỉ khi luật có quy định đăng ký là điều kiện có
hiệu lực của biện pháp bảo đảm thì các bên mới phải tn thủ quy định đó và văn bản
dưới luật khơng thể áp đặt những trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm3.
● Về hệ quả pháp lý của đăng ký biện pháp bảo đảm:
Khoản 3 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005 khẳng định: “Trường hợp giao dịch bảo
đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp
lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký”. Khoản 2 Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015
quy định: “Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng
với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.
Bên cạnh sự khác nhau về từ ngữ (“giá trị pháp lý đối với người thứ ba” và “hiệu
lực đối kháng với người thứ ba”), Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 đã làm rõ “hiệu lực đối
kháng với người thứ ba” gồm quyền truy đòi tài sản và quyền được ưu tiên thanh toán
trước4. Việc bổ sung này đã khắc phục được sự không rõ ràng của cụm từ “giá trị pháp lý
đối với người thứ ba” trong Bộ luật Dân sự 2005.

● Về đối tượng của hoạt động đăng ký:
Bộ luật Dân sự 2005 quy định đối tượng của hoạt động đăng ký là “giao dịch bảo
đảm”, trong khi đối tượng của hoạt động này trong Bộ luật Dân sự 2015 là “biện pháp
bảo đảm”.
Cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự 2005 không thực sự phù hợp với lý thuyết
chung về đăng ký cũng như thực tiễn vận hành hệ thống đăng ký của nước ta. Bởi lẽ, nhìn
một cách tổng thể, đăng ký biện pháp bảo đảm chính là sự cơng bố công khai quyền được
bảo đảm bằng tài sản của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản bảo đảm. Do đó, chỉ có
thể đăng ký biện pháp bảo đảm chứ khơng thể đăng ký tồn bộ nội dung của giao dịch
bảo đảm, bao gồm cả các nội dung khác ngồi biện pháp bảo đảm. Có thể thấy, Bộ luật
Dân sự 2015 đã khắc phục được thiếu sót về đối tượng đăng ký trong Bộ luật Dân sự
2005.

Đỗ Văn Đại (2020), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 354.
4 Khoản 2 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì
bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của
Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
3

14



×