Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Vì Sự Phát Triển Kinh Tế Bền Vững Ở Một Số Quốc Gia Châu Á Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 162 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số : 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
2. TS. Trần Ngọc Ngoạn

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

HỒNG THỊ XN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 10
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phát triển năng lƣợng tái
tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản ................................................ 10
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo ........ 10
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng
lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững ......................................... 16
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phát triển năng lƣợng tái
tạo ở Việt Nam ............................................................................................... 23
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo ........ 23
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng
lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững ......................................... 27
1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ............................................................ 28

1.3.1. Những điểm đã thống nhất ............................................................ 28
1.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu ........................ 30
1.3.3. Những vấn đề mà Luận án sẽ đi sâu giải quyết ............................ 30
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG
TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG .......................... 32
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lƣợng tái tạo .................................... 32
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển năng lượng tái tạo ...... 32
2.1.2. Những thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo .................. 39
2.1.3. Chính sách năng lượng tái tạo....................................................... 42
2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế bền vững ...................................... 46
2.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 46


2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững ........................ 49
2.2.3. Tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển kinh
tế bền vững .............................................................................................. 51
2.3. Khung phân tích của luận án ................................................................ 53
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 54
Chƣơng 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á ........ 55
3.1. Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở
Trung Quốc .................................................................................................... 55
3.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Trung
Quốc ........................................................................................................ 55
3.1.2. Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo ở Trung Quốc ..... 63
3.1.3. Chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở Trung Quốc............... 66
3.1.4. Tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến sự phát triển
kinh tế bền vững ở Trung Quốc .............................................................. 68
3.2. Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở

Hàn Quốc ....................................................................................................... 71
3.2.1.Tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Hàn
Quốc ........................................................................................................ 71
3.2.2. Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo của Hàn Quốc ..... 81
3.2.3. Chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Hàn Quốc .............. 83
3.2.4. Tác động của phát triển năng lượng tái tạo tới sự phát triển
kinh tế bền vững ở Hàn Quốc ................................................................. 86
3.3. Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở
Nhật Bản......................................................................................................... 88
3.3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật
Bản .......................................................................................................... 88


3.3.2. Thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản ......... 94
3.3.3. Chính sách phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản ................... 97
3.3.4. Tác động của phát triển năng lượng tái tạo tới phát triển kinh tế
bền vững ở Nhật Bản ............................................................................ 101
3.4. Kinh nghiệm phát triển năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản ....................................................................................... 102
3.4.1. Những kinh nghiệm chung.......................................................... 105
3.4.2. Những kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia............................... 107
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 112
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM .......... 114
4.1. Thực trạng phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế
bền vững ở Việt Nam ................................................................................. 114
4.2. Thách thức trong phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam ........... 121
4.3. Chính sách phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam .................. 126
4.4. Tác động của việc phát triển năng lƣợng tái tạo tới sự phát triển
kinh tế bền vững ở Việt Nam ..................................................................... 130

4.5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam 131
4.5.1. Bối cảnh năng lượng và định hướng phát triển năng lượng tái tạo .. 131
4.5.2. Đề xuất giải pháp phát triển NLTT vì sự PTKTBV ................... 132
KẾT LUẬN .................................................................................................. 136
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 141


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development
Organization Bank

Tổ chức ngân hàng phát triển
châu Á

BĐKH

Climate change

Biến đổi khí hậu


FiT

Feed in Tariff

Biểu giá hỗ trợ cho năng lượng
tái tạo

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GW

Giga Watt

Giga oát

IEA

International Energy Agency

Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IRENA

International Renewable
Energy Agency


Cơ quan Năng lượng tái tạo
quốc tế

KWh

Kilo Watt hour

Ki lơ ốt giờ

MoTIE

Ministry of Economy, Trade
and Industri

Bộ Thương mại, Công nghiệp
và Năng lượng Hàn Quốc

MW

Mega Watt

Mega oát

NLTT

Renewable Energy

Năng lượng tái tạo

PTKTBV


Sustainable Economic
Development

Phát triển kinh tế bền vững

PV

Photovoltaic

Quang điện mặt trời

R&D

Research & Development

Đầu tư nghiên cứu và
phát triển

REC

Renewable Energy Certificate

Chứng chỉ năng lượng tái tạo

RPS

Renewable Portfolio Standard

Tiêu chuẩn danh mục đầu tư

năng lượng tái tạo

TWh

Tera Watt hour

Tera ốt giờ

WCED

World Commission on
Environment and
Development

Ủy ban mơi trường và
phát triển thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Công suất và sản lượng năng lượng gió của Trung Quốc .............. 61
Bảng 3.2. Cơng suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Trung Quốc .... 62
Bảng 3.3. Công suất và sản lượng năng lượng mặt trời của Hàn Quốc.......... 74
Bảng 3.4. Công suất và sản lượng năng lượng gió của Hàn Quốc ................. 77
Bảng 3.5. Tiềm năng năng lượng sinh khối ở Hàn Quốc (1.000TOE/năm) ........ 78
Bảng 3.6. Công suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Hàn Quốc ....... 79
Bảng 3.7. Công suất và sản lượng năng lượng mặt trời của Nhật Bản ........... 89
Bảng 3.8. Công suất và sản lượng năng lượng gió của Nhật Bản .................. 92
Bảng 3.9. Cơng suất và sản lượng năng lượng sinh khối của Nhật Bản ......... 94
Bảng 3.10. Chính sách năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản.............................................................................................. 102

Bảng 4.1: Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam ....................................... 116
Bảng 4.2: Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m ................................. 119


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích của luận án ........................................................... 53
Hình 3.1. Cơng suất PV tích lũy từ năm 2007 của Trung Quốc (GW) ........... 58
Hình 3.2. Xu hướng nhập khẩu viên nén gỗ của Hàn Quốc (tấn) ................... 80
Hình 4.1. Cơ cấu cơng suất nguồn điện của Việt Nam năm 2020 ................ 118


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang phải đương đầu với thách thức rất lớn khi nhu cầu về
năng lượng cho tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng nhưng đồng thời phải cắt
giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính để thực hiện cam kết trong Hội nghị về
biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) vừa qua. Tăng trưởng kinh tế đi
cùng với việc gia tăng sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, trong
khi nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang đứng trước
nguy cơ cạn kiệt và việc sử dụng chúng có rất nhiều tác động tiêu cực như ô
nhiễm môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính gây nên hiện tượng biến đổi
khí hậu (BĐKH) trên phạm vi toàn cầu khiến rất nhiều quốc gia phải đối diện
với nguy cơ khủng hoảng môi trường sống. Cùng với đó là nguy cơ mất an
tồn của các nhà máy điện hạt nhân, những xung đột chính trị giữa các quốc
gia dẫn đến khủng hoảng năng lượng (mới đây nhất là xung đột Nga –
Ukraine). Trước thực tiễn đó, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo
(NLTT) và đưa vào sử dụng được coi như giải pháp bổ sung quan trọng và
dần thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch, góp phần đáp ứng mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững (PTKTBV). Đây được xem là hành động khẩn cấp toàn
cầu để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ mơi trường và khí hậu Trái Đất, đảm

bảo sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, mọi thế hệ, thực sự có ý
nghĩa sống cịn đối với không chỉ riêng quốc gia nào trên con đường hiện đại
hóa. Đây là mục tiêu, trách nhiệm của mọi quốc gia trên thế giới để chống lại
biến đổi khí hậu (BĐKH) và các tác động của nó đến đời sống.
Ngồi ra, việc sử dụng NLTT sẵn có như năng lượng mặt trời để đun
nước và làm khô cây trồng, nhiên liệu sinh học cho giao thơng, khí sinh học
và sinh khối hiện đại để sưởi ấm, làm mát, nấu ăn và chiếu sáng, gió để bơm

1


nước giúp nâng cao khả năng tự chủ, giảm tính dễ bị tổn thương của nền kinh
tế trước sự biến động của giá cả.
Nhận thức rõ vấn đề này, nhiệm vụ của mọi quốc gia là phải có chiến
lược phát triển NLTT một cách hiệu quả để đạt mục tiêu PTKTBV. Theo dự
đoán, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu sẽ đạt
12,4% vào năm 2023, khoảng 30% vào năm 2050 [93]. Điều hiển nhiên trong
q trình phát triển nguồn năng lượng vơ tận này, là phải hướng đến các chính
sách nhằm khơng chỉ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm hao tốn
tài ngun mà cịn bảo vệ mơi trường sống và đảm bảo cân bằng sinh thái ở
mỗi quốc gia. Các quốc gia ở trình độ phát triển khác nhau có những khuyến
khích khác nhau về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10 năm 2020 trình Đại hội XIII
của Đảng, tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm [27], nhu cầu điện
thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%/năm. Dự báo từ nay đến năm 2030,
GDP tăng bình quân khoảng 6-7%/năm [5], nhu cầu điện thương phẩm ước
tính vẫn tăng trưởng khoảng 8,5-9,5%. Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII,
các nguồn điện NLTT tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỉ lệ hợp lý, hài hòa
giữa các miền, đảm bảo các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật và vận hành, phù hợp

với chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030.
NLTT (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay lên
tới 31.600 MW vào năm 2030, chiếm tỉ lệ khoảng 24,3% tổng cơng suất lắp
đặt tồn hệ thống [145].
Tại Việt Nam, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu dựa vào nhiên liệu
hóa thạch và nhập khẩu, trong khi than đá, dầu, khí đốt trên thế giới là hữu
hạn và có nhiều biến động. Cùng với đó là việc Việt Nam tham gia các cam
kết quốc tế như SDG 7 về việc chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng năng
lượng sạch, đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin
2


cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người ; SDG 13 về hành động khẩn
cấp để chống lại BĐKH và các tác động của nó; ―Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050‖ theo Quyết định số
1658QĐ-TTg ngày 01/10/2021[46], trong đó giải pháp chiến lược có liên
quan là xây dựng các chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng
xanh, sạch, tăng tỷ trọng NLTT đạt 15-20% trên tổng cung cấp năng lượng sơ
cấp vào năm 2030, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nhập khẩu,
từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới, thúc
đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng cao
thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên. Trước bối cảnh đó, việc bổ
sung, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng từ NLTT là hết sức cần thiết, phù
hợp với xu hướng thế giới và đáp ứng mục tiêu PTKTBV.
Là một quốc gia có hơn 3.000 km bờ biển, nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa và là nước có ngành nơng nghiệp phát triển, Việt Nam được đánh giá là
nơi sở hữu nhiều tiềm năng phát triển NLTT đặc biệt là năng lượng gió, năng
lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Để có thể phát triển mạnh mẽ NLTT,
mở rộng phạm vi ứng dụng, tăng dần tỷ trọng NLTT trong cơ cấu nguồn năng

lượng, nâng cao hiệu quả của việc phát triển NLTT tại Việt Nam hướng đến
mục tiêu PTKTBV, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác là hết
sức cấp thiết. Điều đó thúc đẩy tác giả thực hiện đề tài luận án tiến sĩ này với
mong muốn cơng trình của mình có giá trị tham khảo trong thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích thực tiễn phát triển
NLTT, tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến PTKTBV ở một số
quốc gia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết một số
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển NLTT, phát triển
kinh tế bền vững, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV;
Phân tích tiềm năng và thực trạng, thách thức, chính sách trong phát
triển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở một số quốc gia
châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản;
Phân tích kinh nghiệm từ việc phát triển NLTT ở một số quốc gia châu
Á; rút ra những kinh nghiệm chung và kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia.
Phân tích tiềm năng và thực trạng, thách thức, chính sách trong phát
triển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở Việt Nam, từ đó
đề xuất một số giải pháp cho phát triển NLTT hướng đến mục tiêu PTKTBV
ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NLTT, tác động của
phát triển NLTT đến PTKTBV ở một số quốc gia châu Á.

Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Phát triển NLTT có nhiều nội dung, xong luận án chỉ
tập trung nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển, những thách thức,
chính sách và kinh nghiệm phát triển của năng lượng mặt trời, năng lượng gió
và năng lượng sinh khối vì đây là các loại NLTT có tiềm năng rất lớn, phù
hợp với xu thế tất yếu trên thế giới và đặc điểm về thời tiết, khí hậu tại Việt
Nam, một quốc gia nằm gần xích đạo có lượng bức xạ lớn dẫn đến tiềm năng
phát triển năng lượng mặt trời lớn, bờ biển trải dài nên có nhiều tiềm năng
phát triển năng lượng gió và là một nước nơng nghiệp phù hợp để phát triển
năng lượng sinh khối, đây là nội dung chính của luận án. Cùng với đó, luận án

4


cũng nghiên cứu về tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở một số
khía cạnh như: tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm hao tốn tài nguyên.
Về mặt thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu giai đoạn từ
năm 2006 đến nay vì đây là thời gian Luật năng lượng tái tạo ở Trung Quốc
bắt đầu có hiệu lực (01/01/2006), đây cũng là giai đoạn chuyển mình mạnh
mẽ của việc phát triển NLTT. Theo báo cáo tồn cầu của Mạng lưới Chính
sách Năng lượng tái tạo thế kỷ 21 (REN21) do Liên Hợp Quốc bảo trợ cơng
bố: đã có 144 quốc gia đã ban hành chính sách và mục tiêu phát triển NLTT
vào năm 2014, trong khi năm 2005 mới chỉ có 15 quốc gia [118].
Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản (vì đây là những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam) và Việt Nam. Trung Quốc là nước có xuất phát điểm thấp (nền kinh tế
chuyển đổi), tuy nhiên họ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của NLTT
nên rất nỗ lực xây dựng các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng sinh khối và đã đạt những kết quả ấn tượng khơng chỉ về sản lượng mà
cịn giải quyết nhiều vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Hàn Quốc là quốc gia phát triển tầm trung, họ cũng có cách tiếp cận thực tế,
tận dụng tốt lợi thế về sức gió và nhiệt mặt trời cũng như nguồn thải của
ngành nông nghiệp như vỏ hạt cọ, viên nén gỗ. Nhưng cũng như Trung Quốc,
năng lực kỹ thuật công nghệ và cả tài chính của nước này khơng đủ để tiến
sâu hơn vào khai thác các dạng NLTT đòi hỏi độ sâu về vốn và cơng nghệ.
theo đó, ảnh hưởng lan tỏa của phát triển NLTT đến PTKTBV chưa thực sự
tốt. Riêng Nhật Bản, một quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới
nhưng rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, 96% năng lượng sơ cấp dựa vào
nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Do đó, để giải quyết bài tốn phát triển NLTT
trong tổng thể an ninh năng lượng thì việc áp dụng các chính sách kinh tế liên
quan đến thúc đẩy phát triển NLTT, đảm bảo cân đối với PTKTBV, phù hợp
với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia chính là địn bẩy quyết định đến thành
5


công của việc phát triển ngành công nghiệp NLTT. Nghiên cứu ba trường hợp
này thực sự cho phép tác giả tìm thấy những phát hiện khoa học kinh tế lý thú
và có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam, nơi mà Chính phủ từ lâu và đặc
biệt gần đây đã nhận diện được tầm quan trọng to lớn của NLTT đối với
PTKTBV, thể hiện qua Nghị quyết 55 của Bộ chính trị, dự thảo Quy hoạch
điện VIII và Quyết định số 1658QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về ―Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn 2050‖ [2], [46], [145].
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận của phát triển bền vững và quan hệ kinh
tế quốc tế. Thực tiễn phát triển NLTT ở các quốc gia được phân tích dựa trên
khung lý thuyết về PTKTBV.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp phân tích định

tính trên cơ sở sử dụng các tài liệu thứ cấp và kết quả phân tích định lượng
của các cơng trình đã được cơng bố.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) được sử dụng để
nghiên cứu trường hợp ba quốc gia là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
được sử dụng ở chương 3.
Phương pháp tổng hợp để tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi
nước, những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NLTT, PTKTBV và tác động
của phát triển NLTT đến PTKTBV, được sử dụng ở chương 1 và chương 2.
Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê
được sử dụng để phân tích tiềm năng, thực trạng, thách thức, chính sách phát triển
NLTT ở một số quốc gia châu Á được sử dụng ở chương 3 và chương 4.
Phương pháp phân tích, so sánh để đưa ra những kết luận khoa học về
tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV, rút ra những kinh nghiệm chung
6


và riêng về việc phát triển NLTT ở ba quốc gia nghiên cứu trường hợp kể
trên, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển NLTT cho Việt Nam, được sử
dụng ở chương 3 và chương 4.
4.3. Số liệu và tƣ liệu
Đề tài kế thừa các tài liệu đã được chứng minh của các nghiên cứu
trước đã được công nhận bao gồm các văn bản chính sách, bài báo, luận án,
báo cáo kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của các đề tài, dự án có liên
quan đến phát triển NLTT và PTKTBV.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về NLTT
và PTKTBV như: khái niệm, phân loại, đặc điểm của NLTT, điều kiện phát
triển NLTT, thách thức, chính sách trong phát triển NLTT; khái niệm phát
triển kinh tế bền vững và tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV.

5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Luận án đi sâu phân tích tiềm năng, thách thức và chính sách trong phát
triển NLTT, cũng như tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở các
quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; rút ra bài học kinh nghiệm về các
chính sách thúc đẩy phát triển NLTT ở những quốc gia này, từ đó, luận án đề
xuất một số giải pháp phát triển NLTT vì mục tiêu PTKTBV phù hợp với
điều kiện cụ thể tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong các hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy, học tập về lĩnh vực kinh tế, NLTT.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách tham khảo.

7


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là nghiên cứu đáp ứng thực tiễn phát triển hiện nay trên thế
giới cũng như ở Việt Nam đó là PTKTBV, bảo vệ mơi trường và chống
BĐKH. Luận án đã chỉ ra những hiểm họa đối với cuộc sống con người trước
nguy cơ BĐKH tồn cầu do hệ quả của q trình phát triển kinh tế dựa chủ
yếu vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khẳng định những lợi ích cũng như
tầm quan trọng của NLTT trong việc PTKTBV. Qua đó nâng cao nhận thức
của Chính phủ và người dân về NLTT để sẵn sàng cho những mục tiêu, kế
hoạch và những hành động cụ thể trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế
ít carbon, tiến tới một xã hội cơng bằng, mơi trường xanh, sạch và cuộc sống
con người hạnh phúc hơn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục

các Bảng, Danh mục các Hình, Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 4 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương này sẽ nghiên cứu về tổng quan các tài liệu tham khảo liên
quan đến phát triển NLTT, tác động của việc phát triển NLTT đến PTKTBV
ở ba quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát
triển kinh tế bền vững
Nội dung chương này sẽ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận liên
quan đến phát triển NLTT, phát triển kinh tế bền vững, tác động của việc phát
triển NLTT đến PTKTBV.
Chƣơng 3: Phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự phát triển kinh tế
bền vững ở một số quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Chương 3 sẽ phân tích bối cảnh, tiềm năng và thực trạng, thách thức,
chính sách trong phát triển NLTT, những tác động của việc phát triển NLTT
8


đến PTKTB, từ đó rút ra những kinh nghiệm chung và riêng từ việc phát triển
NLTT vì mục tiêu PTKTBV ở một số quốc gia châu Á: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản.
Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển năng lƣợng tái tạo vì sự
phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam
Nội dung chương này phân tích bối cảnh, tiềm năng và thực trạng,
thách thức, chính sách trong phát triển NLTT, những tác động của việc phát
triển NLTT đến PTKTB ở Việt Nam; gợi ý một số giải pháp phát triển NLTT
vì mục tiêu PTKTBV ở Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm phát triển
NLTT vì mục tiêu PTKTBV ở một số quốc gia châu Á: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản.


9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển năng lượng
tái tạo ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo
Bài báo ―Determinants of renewable energy technological innovation in
China under CO2 emissions constraint‖, tác giả Lin, B. & Zhu, J., đăng trên
tạp chí Journal of Environmental Management, 2019, volume 247, pages
662–671, phân tích sâu về các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến việc đổi mới
công nghệ NLTT đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc,
dựa trên dữ liệu cấp tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 2000–2015. Đồng
thời phân tích tác động của các yếu tố thúc đẩy như giá năng lượng và đầu tư
cho R&D đối với quá trình đổi mới này. Kết quả cho thấy có sự khác biệt
đáng kể về mức độ đổi mới công nghệ giữa các tỉnh của Trung Quốc; trình độ
đổi mới cơng nghệ NLTT đã làm giảm CO2 phát thải; đầu tư cho R&D từ
Chính phủ và doanh nghiệp đều có lợi cho việc thúc đẩy trình độ đổi mới; giá
năng lượng có ảnh hưởng khơng đáng kể đến sự đổi mới trong công nghệ
NLTT là do cơ chế giá năng lượng không hợp lý [88].
Nghiên cứu ―Should China support the development of biomass power
generation?‖, của nhóm tác giả He, J., Liu, Y. & Lin. B., đăng trên Energy,
volume 163, 2018, pages 416-425, đã phân tích tác động môi trường của điện
sinh khối trong giai đoạn xây dựng và vận hành so với điện gió và điện mặt
trời. Kết quả cho thấy, điện sinh khối tạo ra lượng khí thải ít hơn trong giai
đoạn xây dựng hệ thống, vào khoảng 1700 tấn CO2 mỗi năm, ít hơn điện gió
và điện mặt trời có cùng cơng suất lắp đặt. Các nhà máy điện sinh khối có thể

đạt mức giảm phát thải ròng trong thời gian ngắn hơn (0,39 năm) sau khi vận
10


hành. Lượng phát thải trong vòng đời của các dự án điện sinh khối là từ 42
đến 85 g CO2/kWh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, xét từ khía cạnh mơi trường,
năng lượng sinh khối đáng được hỗ trợ để phát triển ở Trung Quốc [76].
Bài viết ―Role of renewable energy in China’s energy security and
climate change mitigation: an index decomposition analysis‖ của nhóm tác
giả Wang, B. et al, đăng trên tạp chí Renewable and Sustainable Energy
Reviews, volume 90, July 2018, Pages 187-194, cho thấy, NLTT là một công
cụ hiệu quả để hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo sự độc lập về
năng lượng và giảm thiểu BĐKH. Các chính sách thúc đẩy phát triển NLTT
sẽ góp phần đáng kể đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng và PTKTBV ở
Trung Quốc [135].
Bài viết ―Drivers of Renewable Energy Growth in China: Environment,
Regulations, and Employment‖, tác giả Zhao, X. & Luo, D., đăng trên tờ
Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2017, nghiên cứu sự phát triển
của NLTT ở Trung Quốc bằng cách xem xét tác động của chất lượng môi
trường và việc làm đối với NLTT. Sử dụng NLTT làm thước đo cho chất
lượng môi trường và kiểm tra mối quan hệ giữa NLTT và thu nhập, việc làm
có thể thúc đẩy sự phát triển của NLTT [142].
Luận án Tiến sĩ ―Chính sách năng lượng tạo của một số nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Hùng Cường, 2017
đã nêu thực trạng về chính sách năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, phân tích và
chỉ ra những thành cơng và hạn chế trong chính sách để phát triển năng lượng tái
tạo tại quốc gia này, từ đó đưa ra đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam [9].
Bài báo ―Renewable energy consumption—Economic growth nexus for
China‖ của nhóm tác giả Lin, B. & Moubarak, M., đăng trên tạp chí
Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2014, volume 40, pages 111–

117, đã phân tích về mối quan hệ giữa tiêu thụ NLTT và tăng trưởng kinh tế ở
Trung Quốc. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả dài hạn hai chiều
11


giữa tiêu thụ NLTT và tăng trưởng kinh tế. Điều này ngụ ý rằng nền kinh tế
đang phát triển ở Trung Quốc là tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực NLTT,
từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lao
động ảnh hưởng đến tiêu thụ NLTT trong ngắn hạn. Tuy nhiên, không có
bằng chứng về mối quan hệ nhân quả trong dài hạn hoặc ngắn hạn giữa phát
thải carbon và tiêu thụ NLTT. Kết quả này cũng nói lên rằng mức NLTT thực
tế ở Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu vẫn khơng đáng kể và chưa được
khai thác tốt để góp phần giảm thiểu phát thải CO2 [105].
Bài trích ―Vấn đề sử dụng than đá và phát triển các ngành năng lượng
tái tạo mới ở Trung Quốc. Kinh nghiệm cho Việt Nam‖, tác giả Minh Cao –
Hồi Nam, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2014, tr 27-38, đã khái quát
về tình hình sử dụng năng lượng tại Trung Quốc, phân tích, so sánh và đưa ra
những lợi thế của việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại quốc
gia này [7].
Nghiên cứu ―The government new reents for refomain refated at Trung
Quoc‖, tác giả Huang, C. et all, đăng trên tạp chí Policy Energy, volume 51,
2012, pages 121-127, chỉ ra rằng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế, Trung Quốc đang phải đối mặt với những áp lực do thiếu hụt năng lượng
truyền thống và ô nhiễm mơi trường trong những năm gần đây, khiến Chính
phủ Trung Quốc phải bắt đầu quan tâm đến việc phát triển và tiêu thụ
NLTT. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các chương trình khoa học và cơng
nghệ quốc gia là khía cạnh chính của sự đổi mới cơng nghệ NLTT của Trung
Quốc, và hầu hết các quỹ R&D cho cơng nghệ NLTT đến từ ba chương trình
quốc gia chính của Trung Quốc. Bên cạnh đó, tổng chi phí cho đổi mới công
nghệ NLTT chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kinh phí R&D trong nước của

Trung Quốc và dường như là không đủ. Hơn nữa, do ảnh hưởng bởi hệ thống
nghiên cứu khoa học truyền thống của Trung Quốc, dường như khơng có đủ
động lực và cơ hội cho các khu vực tư nhân tham gia đầy đủ vào đổi mới
12


cơng nghệ NLTT vì hầu hết các chương trình quốc gia do các trường đại học
hoặc viện nghiên cứu đảm nhận [78].
Báo cáo ―Powering China’s Development: The Role of Renewable
Energy‖ là báo cáo năm 2007 của Viện Worldwatch, tác giả Martinot, E. &
Feng, L., cho biết Trung Quốc đã trở thành một trong những nước có sự phát
triển nhanh nhất thế giới về NLTT. Báo có cũng đề cập đến một số chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển NLTT tại Trung Quốc như: đưa ra luật NLTT quốc
gia, được xây dựng dựa trên các chính sách trước đây, đã được ban hành vào
năm 2005 và có hiệu lực vào đầu năm 2006; ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân
vào NLTT; ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển điện gió như đấu
thầu. Bài viết cũng nhận diện một số khó khăn trong phát triển NLTT ở Trung
Quốc như hạn chế về công nghệ mới cũng như thiếu một số vật liệu mới cho
phát triển quang điện, trình độ nhân lực [108].
Bài viết ―South Korean Green New Deal Should Not Support Dirty
Biomass‖, của tác giả Soojin Kim, đăng trên NRDC, 2020, đã nghiên cứu về
những chính sách hỗ trợ cho phát triển năng lượng sinh khối tại Hàn Quốc.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc hỗ trợ quá mức cho sinh khối có thể
làm cản trở việc phát triển điện mặt trời và điện gió. Đồng thời cũng chỉ ra
rằng, việc phát triển sinh khối từ việc đốt rừng sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng
sinh thái rừng, cũng như gia tăng phát thải khí nhà kính [100].
Bài viết ―Korea's battle with spent solar panels heats up‖ của tác giả Ko
Dong-hwan, đăng trên The Korea time, 2020, đã đưa ra những nhận định về
hậu quả của việc phát triển nhanh chóng PV tại Hàn Quốc. Theo đó, bài viết
chỉ ra rằng việc có quá nhiều các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng sẽ quay trở

lại tạo gánh nặng rất lớn lên mơi trường, đó là sự ơ nhiễm và độc hại của hóa
chất từ các tấm pin mặt trời này phát tán ra môi trường nếu chúng không được
xử lý tốt. Bài viết cũng nêu quan điểm cần có ngành cơng nghiệp tái chế các

13


tấm pin mặt trời, để đảm bảo rằng việc phát triển điện mặt trời thực sự là một
nguồn năng lượng sạch và bền vững [79].
Bài viết ―Phát triển năng lượng Xanh ở Hàn Quốc‖ của tác giả Phạm
Thị Xuân Mai, tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 3 - 2013, đã chỉ ra những
ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến mơi trường sinh
thái, sức khỏe của con người, sự biến đổi khí hậu và thực trạng khai thác, sử
dụng NLTT, những tiến bộ trong công nghệ phát triển năng lượng tái tạo của
Hàn Quốc [20].
Báo cáo với tiêu đề “How is 100% Renewable Energy Possible in
Japan by 2020?‖ của tác giả Takatoshi Kojima, đăng trên GENI, 2012, đã
phân tích về cung cầu năng lượng hiện tại của Nhật Bản, hệ thống luật và
chính sách hiện thời đối với NLTT, từ đó tác giả đã đưa ra những lý do khiến
Nhật Bản có thể chỉ dùng năng lượng tái tạo trong tương lai [101].
Bài viết ―Potential of Renewable Energy in Japan‖ của tác giả Viktor
Tachev, đăng trên Energy Tracker ASIA, 2021, đã phân tích những tiềm
năng, thách thức và những mục tiêu chính sách để hướng tới một xã hội
không Carbon của Nhật Bản đến năm 2050. Kết quả cho thấy, Nhật Bản là
quốc gia có tiềm năng để phát triển điện gió ngồi khơi. Tuy nhiên việc phát
triển NLTT tại Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn về tài chính, về địa lý
cũng như tâm lý của các chủ đầu tư. Một số chính sách đã được đưa ra để thúc
đẩy sự phát triển của NLTT tại Nhật Bản trong tương lai [131].
Bài viết ―Biomass Market in Japan: Perspectives‖ của tác giả Eko Sb
Setyawan, đăng trên Bioenergy Cosult, 2021, đã chỉ ra rằng Nhật Bản có

nhiều tiềm năng để có thể phát triển năng lượng sinh khối dựa trên nguồn
nhiên liệu chủ yếu là vỏ hạt cọ và viên nén gỗ. Đây được coi là những nhiên
liệu có chi phí rất rẻ và có sẵn với số lượng lớn trên khắp Đơng Nam Á [125].
Nghiên cứu ―Analysis of the robustness of energy supply in Japan:
Role of renewable energy‖, tác giả Zhu, D. et al, đăng trên Energy Reports,
14


volume 6, 2020, Pages 378-391, cho thấy an ninh năng lượng đã trở thành
một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới
do nguồn năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt, dân số gia tăng, biến động giá
năng lượng và hạn chế trong việc cung cấp năng lượng. Nhật Bản được coi là
một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng lớn nhất trên thế
giới, gần như 96% nguồn cung cấp năng lượng chính ở cấp quốc gia dựa vào
nhập khẩu từ các nước khác. Sau khi trải qua một số điều kiện cung cấp năng
lượng khắc nghiệt trong 40 năm qua, Nhật Bản đã nhận ra mức độ nhạy cảm
của việc cung cấp năng lượng và quyết định cơ cấu lại cơ bản việc cung cấp
năng lượng dựa nhiều hơn vào đa dạng hóa hỗn hợp năng lượng, tập trung
nhiều hơn vào NLTT, giảm cường độ sử dụng năng lượng, tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng được coi là
những hành động kịp thời để đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia [144].
Bài viết ―Japan Solar Energy Soars, But Grid Needs to Catch Up‖ của
tác giả Evonne Chang, đăng trên National Geographic, 2013, cho thấy các
chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo của Nhật Bản đã thúc đẩy xây
dựng rất nhiều trang trại quang điện, quốc gia này dự kiến sẽ trở thành thị
trường năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới trong năm nay. Nhưng hệ
thống lưới điện của Nhật Bản chưa phát triển tương xứng, đòi hỏi phải nâng
cấp hệ thống lưới điện [63].
Bài viết ―Vested interests, energy efficiency and renewables in
Japan‖, tác giả Moe, đăng trên Tạp chí Energy Policy, 2012, tập 40, trang

260-273, phân tích chính sách năng lượng tái tạo của Nhật Bản và chỉ ra rằng
điều cần thiết là phải phân tích cấu trúc lợi ích được ưu tiên của một quốc gia
trước khi có thể đưa ra bất kỳ chính sách nào đối với NLTT của quốc gia đó.
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế hay sự gia tăng của NLTT đều có sự cạnh tranh với
các ngành cơng nghiệp mới. Do đó, để thu hút được đầu tư thì vị trí của một
ngành mới so với cơ cấu lãi suất được ưu đãi hiện có là rất lớn [110].
15


Bài viết ―Phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản - Muộn cịn hơn
khơng‖, của tác giả Đào Tùng, đăng trên tạp chí Thế giới, 2019, cho biết về
nhận định của các chun gia rằng Nhật Bản khơng cịn đường lùi bởi tương
lai của các nhà máy điện hạt nhân vẫn bất định, trong khi dùng nhiên liệu hóa
thạch sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu cắt giảm khí nhà kính [51].
Bài trích ―Nhật Bản với việc sử dụng năng lượng tái tạo‖ của tác giả
Phạm Thị Xuân Mai, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 6, 2006,
trang 31- 35, đã chỉ ra những thực tế sử dụng năng lượng tái tạo ở Nhật Bản,
kinh nghiệm của họ trong phát triển nguồn năng lượng này [19].
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phát triển năng
lượng tái tạo đến phát triển kinh tế bền vững
Nghiên cứu ―Drivers and trajectories of China’s renewable energy
consumption‖ của nhóm tác giả Chen, J., Xu, C. & Wu, Y., đăng trên Annals
Operations Research, 2021, chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh
của Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng
lượng tăng mạnh, việc phát triển NLTT có thể đáp ứng được nhu cầu này
đồng thời làm giảm đáng kể phát thải carbon, tăng GDP đầu người [66].
Bài báo ―An empirical research on the relationship amongst renewable
energy consumption, economic growth and foreign direct investment in
China‖, tác giả Fan, W. & Hao, Y., đăng trên Renewable Energy,
2020, volume 146, pages 598–609, đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu

thụ NLTT, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội. Các kết
quả thực nghiệm chỉ ra rằng có mối quan hệ cân bằng lâu dài và ổn định giữa
tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngồi
bình qn đầu người và tiêu thụ NLTT bình qn đầu người. Ngồi ra, trong
ngắn hạn, đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng thể làm thay đổi đáng kể mức
tiêu thụ NLTT; nhưng về lâu dài, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
chậm lại một cách khiêm tốn và đầu tư trực tiếp nước ngồi có mục tiêu sẽ tạo
16


×