Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quản lí đất đai nhà nước cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.06 KB, 3 trang )

4. Quản lý đất đai nhà nước cổ đại Trung Quốc: nhà Chu và phép “Tỉnh điền”:
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- Vào cuối thế kỷ thứ VIII TCN, nhà nước quân chủ quý tộc chuyên chế tập quyền
ra đời.
- Các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra nhằm xâm chiếm đất đai và tiêu diệt lẫn nhau.
- Đứng đầu là vua và ruộng đất trong cà nước thuộc quyền sở hữu của vua.
- Thiên tử có quyền phong vương và cắt đất cho các chư hầu.
+ QLĐĐ thời kỳ nhà nước cổ đại:
- Chia đất đai thành 6 khu quản lý hành chính với quan lại chịu trách nhiệm cai
quản đất đai và quần chúng lao động.
- Ruộng đất được phân chia cho nông dân theo chế độ “Tỉnh điền”. Cách chia như
sau: Ruộng đồng xung quanh các thành ấp được mạng lưới kênh rạch tưới tiêu và đường
giao thông chia làm nhiều lô. Mỗi lô chia thành 9 mảnh, tám hộ cày trên 8 mảnh bao quanh
để lấy lương thực chi dùng, ngoài ra cày chung mảnh thứ 9 để lấy hoa lợi nộp thuế cho
triều đình.
- Nhà Chu suy tàn khiến các nước tranh nhau bá chủ, ruộng đất từ chỗ của vua dần
thành tài sản riêng của quý tộc và địa chủ phong kiến.
Quản lý đất đai của nhà Tần và những cải cách đất đai liên quan tới Vệ Ưởng:
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- Năm 221 TCN, nhà Tần đánh bại các nước, thống nhất Trung Quốc.
- Thế kỷ IV TCN, nhà Tần đã tiến hành cải cách của Thương Ưởng làm nước Tần
cường thịnh lên.
- Mục tiêu xóa bỏ tàn tích của quý tộc và chủ nô, tập trung cải cách vấn đề sở hữu
ruộng đất và tổ chức bộ máy chính quyền.
+ Cải cách:
- Thừa nhận chế độ sở hữu tư về ruộng đất và quyền tự do mua bán ruộng đất.
- Tạo điều kiện cho sản xuất phát triển: hệ thống đo lường, miễn sưu thuế…
- Tổ chức lại bộ máy chính quyền.
- Cấm mọi tư tưởng pháp gia
- Ban hành Tần luật thống nhất trong cả nước, bao gồm: luật, lệnh, pháp luật vấn
đáp và chức.


- Không tiến hành chính sách phân phong ruộng đất, không chia đất và cắt đất. Các
quận được thái thú quản lý nên tạo điều kiện cho triều đình nắm quyền lực.
- Tước bỏ quyền lực của quý tộc, thị tộc.
- Tịch thu ruộng đất chia cho nông dân.
- Nhà Tần nắm vững hai đối tượng quan trọng là đinh (lực lượng lao động) và điền
(tư liệu lao động) nhằm quản lý bằng hộ khẩu và sổ địa tô.
5. QLĐĐ của nhà Hán phong kiến Trung Quốc và các cải cách có liên quan tới Hán Vũ Đế:
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- 206 TCN, nhà Hán tiêu diệt Sở, Tần. Hán Cao Tổ lên làm vua.
- Nhà Hán có nguy cơ suy yếu nghiêm trọng do nhà Hán đem đất đai phân phong
quá nhiều.
- Thu thuế dựa trên quyền kiểm soát đất đai của quý tộc và nhà buôn.
- Các vương hầu có quyền đặt quan lại và quân lính riêng nên khả năng cát cứ cao.
+ Cải cách của Hán Vũ Đế:
- Chế độ trung ương tập quyền mới được củng cố, sở hữu tư nhân phát triển.
- Đất phân phong thu hẹp do bắt vương hầu phải chia đất thành nhiều phần cho con
cháu, làm phân tán quyền lực.
- Lấy Nho học làm cơ sở lý luận cho nền thống trị của mình.
- Giảm thuế.
- Đánh thuế đất đai không theo thu hoạch mà theo hạng đất.
- Khai hoang và mở rộng đất đai để canh tác
- Mở con đường tơ lụa.
6. QLĐĐ của nhà Đường - phong kiến TQ và chế độ “Trang viên”:
- Nhà Đường (618 CN đến 907 CN) đã thực hiện chế độ “Quân điền” (phân chia
quỹ đất định kỳ và theo khẩu phần cho nông dân cày cấy).
- Tiến hành tuyển binh lính theo chế độ “Phủ binh”: dựa vào việc nhận ruộng để
tuyển người đi lính.
- Tiến hành cải cách nhằm giảm tô thuế ruộng đất.
- Không công nhận sở hữu tư nhân và dùng phép “Quân điền” để thực thi luật.
- Từ thế kỷ thứ VIII, chế độ “Quân điền” bị phá hoại, biến người dân bị ép phải làm

thuê và bị bóc lột đến khánh kiệt.
- Do tư hữu lớn về sở hữu ruộng đất mà các đại địa chủ phong kiến đã tổ chức chế
độ Trang viên. Mỗi trang viên đều có trang chủ đứng đầu, chiếm hữu một miền rộng lớn.
Ruộng đất sẽ chia thành nhiều mảnh nhỏ và giao cho tá điền, các tá điền phải nộp tô (thóc
lúa…), dung (công lao động, đắp thành…), điệu (sản phẩm thủ công…) cho chủ trang
viên.
- Trang chủ có quyền lớn về kinh tế, chính trị và quân sự. Trói chặt người dân với
ruộng đất và bị bóc lột nặng nề. Song, đây được coi là quan hệ sản xuất có tác dụng tích
cực đối với việc duy trì trật tự sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ dài sau này.

×