Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn các chức danh trong hệ thống bảo hiểm xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.8 KB, 160 trang )

B¶o hiÓm x∙ héi viÖt nam





B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé

Nghiªn cøu x©y dùng tiªu chuÈn
c¸c chøc danh trong hÖ thèng
bhxh viÖt nam


Chñ nhiÖm ®Ò tµi: nguyÔn kim th¸i












7143
20/02/2009


Hµ néi - 2007



1
Mục lục

Trang

Lời nói đầu
5
Phần 1: Đánh giá hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức
thuộc hệ thống BHXH Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam. 8
1.2. Đặc điểm ngành BHXH Việt Nam.
13
1.3. Tổ chức BHXH Việt Nam và việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của
các đơn vị trực thuộc.
15
1.4. Tình hình triể
n khai thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn vị,
bộ phận nghiệp vụ chuyên môn BHXH.
23
1.5. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH.
26
1.6. Đánh giá chung trong việc thực hiện nhiệm vụ
28
Phần 2: Xây dựng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công
chức của ngành bảo hiểm xã hội.
31
2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng hệ thống chức danh và tiêu chuẩn

nghiệp vụ các ngạch công chức của BHXH Việt Nam.
31
2.2. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức.
33
2.3. Xây dựng chức danh:
37

Danh mục các chức danh – Mã số
40

1.Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Bảo hiểm xã hội 44
Cán sự BHXH
Chuyên viên BHXH
Chuyên viên chính BHXH
Chuyên viên cao cấp BHXH
44
45
47
49

2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức kế hoạch và đầu tư tài chính 51

Chuyên viên Kế hoạch và đầu tư tài chính
Chuyên viên chính Kế hoạch và đầu tư tài chính
Chuyên viên cao cấp Kế hoạch và đầu tư tài chính
51
52
54

2

3. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức đầu tư xây dựng
57
Chuyên viên quản lý và thẩm định công trình xây dựng
Chuyên viên chính quản lý và thẩm định công trình xây dựng
57
58
4. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức tài chính - kế toán
61
Thủ quỹ
Kế toán viên trung cấp BHXH
Kế toán viên BHXH
Kế toán viên chính BHXH
Kế toán viên cao cấp BHXH
61
62
63
65
67
5. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chế độ chính sách
69
Cán sự ch
ế độ chính sách
Chuyên viên chế độ chính sách
Chuyên viên chính chế độ chính sách
Chuyên viên cao cấp chế độ chính sách
69
70
71
72
6. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý thu BHXH

75
Cán sự quản lý thu BHXH
Chuyên viên quản lý thu BHXH
Chuyên viên chính quản lý thu BHXH
Chuyên viên cao cấp quản lý thu BHXH
75
76
77
78
7. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý sổ, thẻ
80
Cán sự quản lý sổ, thẻ
Chuyên viên quản lý sổ, thẻ
Chuyên viên chính quản lý sổ, thẻ
80
81
82
8. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức giám định y tế 84
Cán sự giám định y tế
Chuyên viên giám định bảo hiểm y tế
Chuyên viên chính giám định bảo hiểm y tế
Chuyên viên cao cấp giám định bảo hiểm y tế
84
85
86
88
9. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức tổ chức cán bộ
90
Chuyên viên tổ chức cán bộ
Chuyên viên chính tổ chức cán bộ

Chuyên viên cao cấp tổ chức cán bộ
90
91
93
10. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức pháp chế
96

3
Chuyên viên pháp chế
Chuyên viên chính pháp chế
96
97
11. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính
99
Cán sự hành chính tổng hợp
Chuyên viên hành chính tổng hợp
Chuyên viên chính hành chính tổng hợp
99
100
101
12. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý văn thư
104
Cán sự văn thư
Chuyên viên văn thư
Chuyên viên chính văn thư
104
105
106
13. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý thư viện
108

Thư vi
ện viên trung cấp
Thư viện viên
108
108
14. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính
110
Nhân viên quản trị tài sản
Cán sự quản trị tài sản
Chuyên viên quản trị tài sản
Nhân viên lái xe
Nhân viên tạp vụ
Nhân viên bảo vệ
110
111
112
113
114
115
15. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức tuyên truyên
116
Tuyên truyền viên BHXH
Tuyên truyền viên chính BHXH
116
117
16. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức lĩnh vực kiểm tra
119
Kiểm tra viên
Kiểm tra viên chính
Kiểm tra viên cao cấp

119
120
122
17. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức lĩnh vực hợp tác quốc tế
124
Chuyên viên HTQT
Chuyên viên chính HTQT
124
125
18. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức báo chí

127

4
Phóng viên
Phóng viên chính
Phóng viên cao cấp
127
128
129
Biên tập Biên tập viên viên
Biên tập viên chính
Biên tập viên cao cấp
131
132
133
19. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý khoa học
135
Chuyên viên quản lý khoa học
Chuyên viên chính quản lý khoa học

Chuyên viên cao cấp quản lý khoa học
135
136
137
20. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức lưu trữ
140
Cán sự lưu trữ BHXH
Chuyên viên lưu trữ BHXH
Chuyên viên chính lưu trữ BHXH
140
141
143
21. Tiêu chuẩn nghi
ệp vụ các ngạch công chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng
145
Chuyên viên quản lý đào tạo BHXH
Chuyên viên chính quản lý đào tạo BHXH
Chuyên viên cao cấp quản lý đào tạo BHXH
145
146
148
22. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức công nghệ thông tin
150
Kỹ thuật viên CNTT
Kỹ sư CNTT.
Kỹ sư chính CNTT.
150
151
152


Kết luận
155

Danh mục tài liệu


Phụ lục thống kê











5
Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi Nhà nớc công nông ra đời, Đảng ta đã rất quan tâm đến việc phát
triển chính sách bảo hiểm xã hội với t cách là một chính sách góp phần đảm bảo ổn
định xã hội. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nớc, việc thực hiện tốt chính
sách bảo hiểm xã hội đã đóng vai trò hết sức quan trọng vào việc phát triển kinh tế
xã hội của đất nớc.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện nhiệm vụ đợc
giao, bằng sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm của toàn ngành, việc thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã đạt đợc những kết quả bớc đầu khả quan: Mở

rộng đối tợng tham gia bảo hiểm xã hội đến ngời lao động trong các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Hình thành quĩ bảo hiểm xã hội tập
trung, thống nhất, độc lập với ngân sách, đồng thời là nguồn dự trữ tài chính quốc
gia, sử dụng cho đầu t tăng trởng góp phần phát triển kinh tế đất nớc. Hệ thống
bảo hiểm xã hội đợc tổ chức theo ngành dọc từ trung ơng đến cấp huyện ở tất cả
các tỉnh và thành phố trong toàn quốc. Đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng lớn
mạnh, chất lợng cán bộ đợc nâng lên đủ sức đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
cho từng giai đoạn.
Thời kỳ phát triển mới của đất nớc đã đặt ra cho ngành bảo hiểm xã hội
những trọng trách trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội cho mọi đối
tợng tham gia. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định mục tiêu
chiến lợc của ngành trong thời gian tới là: Từng bớc mở rộng vững chắc hệ thống
bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Để thực hiện mục
tiêu chiến lợc này, đòi hỏi ngành bảo hiểm xã hội phải có các giải pháp phù hợp
trên nhiều phơng diện để tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, trong đó có công
tác tổ chức cán bộ. Đó là: Cần xây dựng đợc đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ,
đợc đào tạo, bồi dỡng chuyên sâu về nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công tác
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đồng thời phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức
ở từng cấp, từng vị trí; hoàn chỉnh các qui định về ngạch bậc, tiêu chuẩn nghiệp vụ và

6
chức danh cán bộ làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, luân chuyển cán
bộ, tạo động lực để khuyến khích cán bộ, công chức; đồng thời đề cao trách nhiệm,
nâng cao năng lực công tác của cán bộ gắn với chính sách tiền lơng và chế độ đãi
ngộ đối với công chức.
Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của ngành bảo
hiểm xã hội cũng là một nội dung trong tâm trong 4 nội dung của Chơng trình tổng
thể Cải cách hành chính giai đoạn 2005-2010, đó là: Cải cách thể chế; xây dựng và
hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ, công chức của ngành; cải cách tài chính công Vì vậy, việc nghiên

cứu xây dựng hệ thống chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức
ngành hiểm xã hội là một việc làm cấp thiết hiện nay góp phần xây dựng và nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành bảo hiểm xã hội.

2. Mục tiêu đề tài:
Căn cứ chủ trơng, đờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nớc về công tác
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, căn cứ vào chiến
lợc phát triển của ngành trong thời gian tới và nhiệm vụ đặc thù của bảo hiểm xã
hội, trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ
thống bảo hiểm xã hội, tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận để
từ đó đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các chức danh và các tiêu
chuẩn nghiệp vụ cụ thể cho từng loại chức danh trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt
Nam.

3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích những nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội
Việt Nam và nhiệm vụ của từng lĩnh vực đã đợc phân công để tìm ra nhiệm vụ đặc
thù của ngành bảo hiểm xã hội. Phân tích đánh giá các công việc ở mỗi vị trí công tác
trong ngành, trong từng lĩnh vực, bộ phận.
- Nghiên cứu tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ liên quan đã đợc Nhà nớc
ban hành để vận dụng xây dựng chức danh, tiêu chuẩn chức danh cho đội ngũ cán bộ
trong ngành bảo hiểm xã hội.

7
Đề tài không đi vào xây dựng định mức lao động cho từng vị trí công việc
nhng kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng định mức lao động trong một đề tài
khác.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phơng pháp nghiên cứu cụ thể nh
phơng pháp lôgic, phân tích so sánh, thống kê, tổng hợp kết hợp điều tra.

5. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
án đợc chia thành 02 phần chính nh sau:
Phần 1: Đánh giá hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc
hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ đợc giao.
Phần 2: Xây dựng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức của
ngành Bảo hiểm xã hội.
















8
PhÇn 1

§¸nh gi¸ hÖ thèng tæ chøc bé m¸y, ®éi ngò c¸n bé,
c«ng chøc thuéc hÖ thèng BHXH ViÖt Nam trong viÖc
thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô ®−îc giao.


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống BHXH Việt Nam:
Pháp luật về BHXH được Nhà nước ta ban hành từ năm 1947. Khi đó, do Nhà
nước dân chủ nhân dân non trẻ mới thành lập, ngân sách còn khó khăn, hạn hẹp nên
phạm vi, đối tượng áp dụng các chế độ chính sách BHXH cũng hạn chế, chỉ có cán
bộ, công chức Nhà nước và quân nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
BHXH. Các chế
độ BHXH được quy định trong các văn bản: Sắc lệnh số 20/SL
ngày 16/2/1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, quy định về chế độ “hưu
bồng thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950
ban hành Quy chế công chức Việt Nam; Sắc lệnh 77/SL ngày 20/5/1950 quy định
một số chế độ đối với công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.
Ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành Nghị
đị
nh số 218/CP quy định Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân,
viên chức Nhà nước. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định tương đối đầy đủ
các chế độ về BHXH lúc bấy giờ (bao gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất) và thay thế cho tất cả
các vă
n bản trước đó. Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam) chịu trách nhiệm về việc thực hiện BHXH cho công nhân viên chức Nhà
nước và quản lý quỹ BHXH. Theo Điều lệ, mỗi cơ quan, xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường thành lập một ban BHXH đặt dưới sự lãnh đạo của Ban
Chấp hành công đoàn cơ sở. Ban này có nhiệm vụ đôn đốc việc trích nộp quỹ
BHXH mộ
t số tiền bằng 4,7% so với tổng quỹ tiền lương của công nhân viên chức
và quyết định việc chi cấp tiền BHXH theo quy định đã ban hành. Việc tổ chức,

9
quản lý, sử dụng quỹ BHXH; việc lập dự toán, quyết toán thu, chi của quỹ do Tổng

Công đoàn Việt Nam quy định.

Vào giữa những năm thập niên 80, chính sách BHXH đã có nhiều thay đổi,
đặc biệt là chế độ nghỉ hưu sớm của công nhân, viên chức Nhà nước. Các chế độ
BHXH lúc này do nhiều cơ quan quản lý, quỹ BHXH bị phân tán, không còn tập
trung như giai đoạn trước. Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý khoản trích 3,7% để
thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghi
ệp. Bộ Nội vụ (sau giao cho Bộ Lao động - thương binh và xã hội) quản lý
khoản trích 1% để thực hiện các chế độ BHXH dài hạn: hưu trí, mất sức lao động, tử
tuất. Bộ Tài chính vừa thu BHXH vừa cấp phát kinh phí từ ngân sách cho Bộ Lao
động - thương binh và xã hội để chi trả các chế độ trợ cấp BHXH. Mức trích này
được thay đổi qua từng giai đoạn. Đến năm 1993 mức trích này được điều chỉ
nh từ
4,7% tăng lên 20 % tổng quỹ tiền lương (Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993). Hệ
thống tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH giai đoạn này do hệ thống lao
động - thương binh - xã hội và Liên đoàn Lao động thực hiện.
Sau Đại hội VI của Đảng, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế
từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị tr
ường, định hướng XHCN, có sự
quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, quan hệ lao động theo cơ chế mới cũng
từng bước được hình thành, do yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có những cải cách
về chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHXH. Để khắc phục những hạn chế
của chính sách BHXH trước đây, xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với sự
đổi mới của nền kinh tế theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, đáp ứng nguyện
vọng của đông đảo người lao động, người sử dụng lao động, phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với xu thế phát triển
BHXH của các quốc gia trên thế giới, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ:


Đổi mới chính sách BHXH theo hướng: Mọi người lao động và đơn vị kinh tế
thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào Quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ
BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước khỏi Ngân sách và hình thành quỹ

10
BHXH chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế…Phát triển bảo
hiểm khám chữa bệnh, tăng ngân sách cho hoạt động khám chữa bệnh”.

Năm 1995 có thể coi là bước ngoặt, đánh dấu giai đoạn phát triển BHXH ở
nước ta. Về chủ trương, Chính phủ thực hiện việc tách chức năng quản lý Nhà nước
về BHXH ra khỏi chức năng tổ chức thực hiện BHXH và giao cho Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về BHXH và thực hiện các nhiệm vụ: Xây d
ựng và trình ban hành các văn bản
pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
BHXH. Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ BHXH nhằm
đảm bảo sử dụng hiệu quả và theo đúng quy định của Pháp luật.
Ngày 16/2/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH
Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương
thuộc h
ệ thống Lao động-Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động với nhiệm
vụ chính là tổ chức thu BHXH, chi BHXH, giải quyết chế độ, chính sách và quản lý
quỹ BHXH. Như vậy với việc thành lập hệ thống BHXH Việt Nam, công tác thu,
chi, quản lý quỹ và giải quyết các chế độ BHXH…đã được tập trung cho một ngành
thực hiện, tạo điều kiện cho công tác BHXH ở Việt Nam phát triển. Hệ thống
BHXH Việt Nam
được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất theo 03 cấp từ
Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) là BHXH tỉnh

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) là
BHXH huyện.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam:
Trong những năm đầu của thập kỷ 60, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
và cán bộ, công nhân viên chức do các bệnh viện, bệnh xá, trạm xá và trung tâm y tế
từ Trung ương đến địa phương thực hiện theo phương thức khám chữa bệnh không
mất tiền. Cho đến thời kỳ đầu của những năm 80, các cơ sở khám chữa bệnh lâm vào

11
tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, xuống cấp nhiều, trong khi đó chi phí khám chữa
bệnh ngày càng tăng do áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong
chẩn đoán và điều trị. Thực hiện chủ trương đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội VI của Đảng trong lĩnh vực y tế theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng
làm” ngày 24/04/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính ph
ủ) đã ban hành Quyết
định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí để bổ
sung nguồn kinh phí, giảm bớt sức ép cho các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời
giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện Quyết định số 45/HĐBT
phần nào đã làm giảm bớt khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh và đáp ứng một
phần nhu cầ
u khám chữa bệnh của một số đối tượng có thu nhập khá. Tuy nhiên với
đa số những người có thu nhập thấp, người nghèo, người mất sức lao động khi ốm
đau nhất là khi mắc bệnh hiểm nghèo thì không có điều kiện để chi trả viện phí.

Để khắc phục tình trạng này và thực hiện chủ trương của Nhà nước là thống
nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân, tạo điều kiện để mọi người
dân được chăm sóc sức khỏe, ngày 15/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định
số 299/HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, đánh dấu một b
ước phát triển trong

chính sách BHYT của nước ta. Hệ thống Bảo hiểm y tế được thành lập và tổ chức
hoạt động từ trung ương đến địa phương, bao gồm 59 cơ quan bảo hiểm y tế (53 Bảo
hiểm y tế tỉnh, thành phố; 04 Bảo hiểm y tế ngành; Bảo hiểm y tế Việt Nam và chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh). Trong giai đoạn này việc quản lý chuyên môn
nghiệp vụ về bảo hi
ểm y tế do Bảo hiểm y tế Việt Nam trực thuộc Bộ y tế thực hiện;
còn về tổ chức Bảo hiểm y tế các địa phương trực thuộc Sở Y tế và Bảo hiểm y tế
ngành do ngành chủ quản trực tiếp quản lý thực hiện. Bảo hiểm y tế Việt Nam chịu
trách nhiệm hướng dẫn Bảo hiểm y tế địa phương và ngành về chuyên môn, nghi
ệp
vụ, còn việc quản lý trực tiếp quỹ Bảo hiểm y tế do UBND địa phương và ngành chủ
quản quản lý, quĩ hạch toán độc lập và không có sự bù đắp, điều tiết, hỗ trợ lẫn nhau.
Năm 1998, Chính phủ thực hiện việc tách chức năng tổ chức thực hiện Bảo
hiểm y tế ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước về Bảo hiể
m y tế của UBND các địa

12
phương và các ngành để thống nhất giao cho Bảo hiểm y tế Việt Nam quản lý. Hệ
thống Bảo hiểm y tế Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế và được tổ chức theo hệ thống dọc
thống nhất từ trung ương đến địa phương theo 3 cấp:
- Ở Trung ương là BHYT Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) là BHYT
cấ
p tỉnh và BHYT ngành than, dầu khí, cao su và giao thông vận tải.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thành chi nhánh BHYT
trực thuộc BHYT cấp tỉnh.
Quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với
Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ, Quỹ có thể điều tiết trong toàn hệ
thống.


1.1.3. Chuyển giao BHYT sang BHXH Việt Nam:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá
VIII và Chương trình Cải cách hành chính của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển giao hệ thống
BHYT từ Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam nhằm giảm bớt đầu mối quản lý và đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn mới. Ngày 6/12/2002 Chính phủ
ban hành Nghị đị
nh số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Từ thời điểm này, BHXH Việt Nam được
giao nhiệm vụ thống nhất quản lý quỹ BHXH, BHYT và tổ chức thực hiện các chế
độ BHXH và BHYT cho các đối tượng tham gia.
Cơ cấu tổ chức hệ thống BHXH Việt Nam được thiết kế theo hệ thống ngành
dọc, t
ập trung từ Trung ương đến địa phương theo 3 cấp:
- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam, Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam là cơ
quan quản lý của BHXH Việt Nam, bao gồm đại diện lãnh đạo của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam; Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt
Nam.

13
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH cấp tỉnh trực thuộc
BHXH Việt Nam.
- Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH cấp huyện trực
thuộc BHXH tỉnh.
1.2. Đặc điểm ngành BHXH Việt Nam:
BHXH Việt Nam có hai đặc điểm cơ bản sau:
1.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia
BHXH, BHYT.
Sự phát triển của n

ền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nền
kinh tế và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, theo đó, quan hệ lao động
theo cơ chế mới từng bước được hình thành, tạo sự bình đẳng giữa người lao động
làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, giúp cho việc sắp xếp, cơ cấu lại
lực lượng lao động giữa các ngành, các địa phươ
ng, các thành phần kinh tế, các cơ
quan, đơn vị thuận lợi hơn. Ngành BHXH cũng không nằm ngoài tác động ảnh
hưởng đó. Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ “ Đổi mới chính sách BHXH
theo hướng: Mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên
chức Nhà nước khỏi ngân sách và hình thành quỹ BHXH chung cho người lao động
thuộc mọi thành phần kinh tế…” Theo đó, tách chức năng tổ chức thực hiện BHXH
ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước về BHXH. Theo luật BHXH, Bộ Lao động -
Thương binh - xã hội chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về BHXH, hệ thống
BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất
từ Trung ương đến cấp huyện. Bước đổi mới t
ổ chức quản lý BHXH đã tạo cơ chế tự
chủ cho hoạt động của BHXH, BHYT, đồng thời phù hợp với hội nhập kinh tế quốc
tế. Về bản chất, hệ thống bảo hiểm xã hội chính là đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch
vụ công trong lĩnh vực BHXH - một chức năng của quản lý nhà nước nhằm thực
hiện pháp luậ
t về BHXH do các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan lập pháp ban
hành. Vì vậy mô hình tổ chức BHXH Việt Nam phải được tổ chức phù hợp với tính
chất, nhiệm vụ của một tổ chức hoạt động dịch vụ công ích.

14
1.2.2. Quản lý quỹ BHXH, nguồn lực dự trữ quốc gia.
Trước đây, khi nói đến BHXH là nói đến những chính sách trợ cấp xã hội do
ngân sách Nhà nước đảm bảo và chi trả. Về thực chất chưa hình thành quỹ tài chính
riêng độc lập. Hiện nay, BHXH được hiểu bao hàm 2 chức năng, đó là thực hiện chế

độ BHXH như đã từng thực hiện trước đây, hơn thế nữa còn một chứ
c năng hoàn
toàn mới đó là quản lý quỹ BHXH để thực hiện chế độ chính sách BHXH theo quy
định của pháp luật. Quỹ BHXH được hình thành với sự tham gia của 3 bên đóng góp
là người lao động, chủ sử dụng lao động và đóng góp của Nhà nước, ngoài ra còn
các nguồn thu hợp pháp khác như đầu tư tăng trưởng, viện trợ Quỹ BHXH được
hạch toán độc lập với ngân sách và được Nhà nước bảo hộ. Chính vì vậy qu
ỹ BHXH
có những đặc trưng khác với các quỹ đầu tư khác: Nguồn thu bảo hiểm khi đưa vào
quỹ một phần sẽ được chi dùng ngay cho các đối tượng đang hưởng các chế độ ngắn
hạn và một phần cho các đối tượng hưởng chế độ dài hạn, song phần lớn là nguồn dự
trữ dùng để chi trả các chế độ BHXH trong tương lai. Chính khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi này t
ồn tích qua nhiều năm chưa phải chi trả ngay sẽ được dùng cho đầu tư
tăng trưởng quỹ nhằm đảm bảo giá trị của quỹ và tăng quy mô của quỹ.
Những đặc thù của nguồn hình thành quỹ BHXH đã tạo ra những đặc điểm
riêng có cho việc quản lý quỹ BHXH. Với mục đích đảm bảo cho an sinh xã hội, nên
việc đầu tư quỹ BHXH phải đảm bả
o tuyệt đối an toàn. Quỹ đuợc bảo toàn và tăng
trưởng tốt sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động và góp phần tăng
trưởng nền kinh tế, ổn định và phát triển đất nước. Ngược lại nếu quỹ BHXH không
được bảo toàn thì không những đời sống của người tham gia bị ảnh hưởng mà xã hội
sẽ bất ổn. Chính vì vậy, việc quản lý đầu tư
quỹ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất
định do nhà nước quy định sao cho rủi ro ở mức thấp nhất và được bảo hộ, ưu tiên
đầu tư vào những công trình trọng điểm, đặc thù. Mặt khác lĩnh vực đầu tư quỹ sẽ
giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của
BHXH. Các vấn đề cần quan tâm trong việc quản lý đầu tư qu
ỹ, đó là: Các chiến
lược đầu tư, lộ trình đầu tư, danh mục đầu tư, hiệu quả đầu tư (trên cả hai phương

diện hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội), khả năng thu hồi vốn.

15
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, quỹ BHXH càng ngày càng lớn
mạnh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tổng số thu BHXH, BHYT toàn ngành tăng dần qua các năm. Năm 2004
đạt trên 13.000 tỷ đồng, 2005 là trên 17.000 tỷ đồng, 2006 là trên 33.000 tỷ đồng.
Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg
ngày 02/01/2003 quy định phạm vi mà BHXH được phép đầu tư
, cụ thể: Mua trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Nhà nước và các ngân hàng thương mại của
Nhà nước; Cho vay đối với quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại
của Nhà nước, Ngân hàng chính sách của Nhà nước; Đầu tư vào các công trình kinh
tế trọng điểm quốc gia. Thông qua các hoạt động trên, hiện quỹ BHXH đã và đang
trở thành nguồn tài chính không nhỏ bổ sung thêm cho nguồn vốn ngân sách nhà
nước để ph
ục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

1.3. Tổ chức BHXH Việt Nam và việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của
các đơn vị trực thuộc.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam giai đoạn 1995-2001:
BHXH Việt Nam được thành lập có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ
quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của
Nhà nước. Tuy nhiên vị trí BHXH Việt Nam trong giai đoạn này chưa được xác định
rõ thu
ộc loại cơ quan nào trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo Nghị định 19/CP, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Tổng Giám đốc ở
Trung ương gồm 8 đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam:
- Ban Quản lý chế độ chính sách BHXH.
- Ban Quản lý Thu BHXH.

- Ban Quản lý chi BHXH.
- Ban Kiểm tra - pháp chế.
- Ban Kế hoạch - tài chính.
- Ban tổ chức - cán bộ.
- Văn phòng.

16
- Trung tâm Thông tin - khoa học.
Trong quá trình hoạt động để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đã thành lập thêm các
phòng: Phòng Quản lý BHXH Quốc phòng - an ninh, Phòng Quan hệ quốc tế, Phòng
Quản lý công nghệ thông tin. Các đơn vị trực thuộc có chức năng chỉ đạo, quản lý,
hướng dẫn địa phương theo lĩnh vực công tác được phân công.
ë tỉnh, giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh có 05 hoặc 06 phòng chức năng trực
thuộc: - Phòng Quản lý Ch
ế độ chính sách BHXH.
- Phòng Quản lý thu BHXH.
- Phòng Quản lý chi BHXH.
- Phòng Kế hoạch - tài chính.
- Phòng Tổ chức - hành chính
- Phòng kiểm tra.
Các phòng chức năng có nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định. Sau một thời
gian hoạt động, do chồng chéo chức năng, nhiệm vụ nên đã sáp nhập phòng Quản lý
chi BHXH vào phòng Kế ho
ạch tài chính.
Đối với BHXH huyện có nhiệm vụ là quản lý đối tượng đăng ký hưởng chế độ
BHXH; đôn đốc, theo dõi thu, nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người
lao động thuộc địa bàn quản lý; tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ
BHXH cho người được hưởng trên địa bàn huyện. Đây là cấp cuối cùng và trực tiếp
thực hiệ

n các chế độ BHXH đối với người tham gia bảo hiểm, không cơ cấu tổ chức
thành các phòng mà bố trí cán bộ, công chức đảm nhiệm theo mảng công việc để
giúp việc cho Giám đốc BHXH huyện. Căn cứ vào tiêu chí địa bàn, quy mô dân số,
số lượng đơn vị tham gia để bố trí số lượng cán bộ phụ trách cho phù hợp. Có thể
khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy bằng sơ đồ sau:




17










BHXH Việt Nam




BHXH
cấp tỉnh






BHXH cấp huyện





Ban Quản lý chế độ
chính sách
Ban Quản lý
Thu BHXH
Ban Quản lý
Chi BHXH
Ban Kế hoạch
Tài chính
Ban

T
ổ chức cán bộ
TrungTâm

Thông tin KH
Văn phòng
Ban Kiểm tra
Phá
p
chế
Phòng Tổ chức
Hành chính

Phòng Kế hoạch
Tài
chính
P.hòng
qu
ản l
ý
Chi BHXH
Phòng quản lý
Thu BHXH
Phòng quản lý Chế độ
chính sách BHXH

Cán bộ làm công tác chi
BHXH
Cán bộ thực hiện CĐCS
Cán bộ
làm công tác thu
Cán bộ làm công tác tài
chính

Cán bộ hành chính,
vănthư th

qu

Héi ®ång qu¶n lý
Tæng Gi¸m ®èc
vµ c¸c Phã tæng gi¸m
®èc

Phòng
Kiể
m
tra

18

Trong quá trình hoạt động, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và các Nghị
định của Chính phủ về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, về tổ chức bộ máy
của các đơn vị trực thuộc Chính phủ, BHXH Việt Nam đã có những điều chỉnh, kiện
toàn tổ chức bộ máy cho phù hợp như: Ở Trung ương thành lập phòng Quan hệ quốc
tế, tách m
ảng công nghệ thông tin ra khỏi Trung tâm thông tin - khoa học để thành
lập Phòng Quản lý công nghệ thông tin, thành lập Tạp chí BHXH Ở địa phương,
để tăng cường chức năng kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH đã tiến hành
tách chức năng kiểm tra ra khỏi Phòng Tổ chức - Hành chính để thành lập Phòng
Kiểm tra.
Như vậy, các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ BHXH được tổ chức, bố trí
thống nhất từ Trung ương
đến huyện tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng
cấp để tổ chức thành các phòng hay bố trí cán bộ phụ trách. Ví dụ: ở Trung ương có
Ban Chế độ chính sách, ở tỉnh được bố trí thành phòng Chế độ chính sách, ở huyện
thì bố trí là cán bộ làm chế độ chính sách. Điều này cho thấy mỗi lĩnh vực công việc
đều có cán bộ có trình độ chuyên môn đảm nhiệm, điều đó là cơ s
ở để hình thành
nên chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức cho từng lĩnh vực công việc đó.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam giai đoạn 2002 đến nay:
Căn cứ Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam
được xác định là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ có chức nă

ng thực hiện chính
sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.
BHXH Việt Nam có 19 nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
+ Chiến lược phát triển ngành BHXH và kế hoạch dài hạn, năm năm về thực
hiện chính sách, chế độ BHXH;
+ Đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng Quỹ BHXH;

19
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH; thu các khoản đóng
góp BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tượng
tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
3. Cấp các loại sổ, thẻ BHXH;
4. Quản lý Quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài
chính của Nhà nước, hạch toán độc lậ
p và được Nhà nước bảo hộ;
5. Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có
liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ về BHXH; cơ chế quản lý
Quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kể cả chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam)
và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
6. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giả
i quyết các chế độ
BHXH và nghiệp vụ thu, chi BHXH theo thẩm quyền; quản lý nội bộ ngành BHXH
Việt Nam;
7. Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ
người có sổ, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật;
8. Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị,
tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám ch
ữa bệnh; kiến nghị với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở

khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH;
9. Từ chối việc chi các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia bảo hiểm không
đủ điều kiện hưởng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý
về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng bảo hiểm;
10. Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ BHXH
cho đối tượng tham gia BHXH;
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính
sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật;
12. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ
BHXH theo quy
định của pháp luật;

20
13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH;
14. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ BHXH;
15. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ
BHXH;
16. Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH theo quy định của pháp luật;
17. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính tr
ị - xã hội,
tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia BHXH để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy
định của pháp luật;
18. Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tài chính và tài
sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật;
19. Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ
quan Nhà nướ
c có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;


So với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giao cho BHXH Việt Nam tại Nghị
định 19/CP ngày 16/02/1995 trước đây, BHXH Việt Nam được giao thêm một số
nhiệm vụ là thực hiện các chế độ, chính sách BHYT. Về thẩm quyền, đã được mở
rộng cơ chế tự chủ và được giao thêm một số nhiệm vụ, phù hợp với vị trí là cơ quan
trực thuộc Chính phủ, như: Được ban hành các vă
n bản hướng dẫn thực hiện giải
quyết chế độ, chính sách, công tác thu, chi và các văn bản quản lý nội bộ ngành;
được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành, kế hoạch dài
hạn, năm năm về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, các đề án bảo tồn giá trị và
tăng trưởng quỹ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về BHYT; tổ chức đ
ào tạo và bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về BHXH, BHYT; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng
dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hệ thống.

Về cơ cấu tổ chức:

21
Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam được tiếp tục khẳng định là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Chính phủ, tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, ba cấp như quy
định tại Nghị định 19/CP. Ở Trung ương, giúp việc Tổng Giám đốc có 11 ban tham
mưu và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, bao gồm:

1. Ban Chế độ Chính sách BHXH 10. Ban Hợp tác quốc tế
2. Ban Thu BHXH 11. Văn phòng
3. Ban Chi BHXH 12. Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH
4. Ban Kế hoạch tài chính 13. Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
BHXH
5. Ban BHXH tự nguyện 14. Trung tâm Lưu trữ
6. Ban Tổ chức cán bộ 15. Trung tâm Công nghệ thông tin
7. Ban Giám định y tế 16. Báo BHXH

8. Ban Tuyên truyền 17. Tạp chí BHXH
9. Ban Kiểm tra

Một số tổ chức mới được thành lập là: Ban BHXH Tự nguyện, Ban Giám định
y tế, Ban Tuyên truyền, Ban Hợp tác quốc tế (được nâng cấp lên từ Phòng Quan hệ
quốc tế). Các ban giúp việc Tổng giám đốc có chức năng quản lý, chỉ đạo và hướng
dẫn BHXH địa phương triển khai theo lĩnh vực được phân công.
Ở cấp tỉnh, có 8 phòng nghiệp vụ giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh, gồm:
Phòng chế độ chính sách, Phòng Thu, Phòng Giám
định chi, Phòng Kế hoạch tài
chính, Phòng Bảo hiểm tự nguyện, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kiểm tra,
Phòng Công nghệ thông tin. Riêng BHXH thành phố Hà Nội và BHXH thành phố
Hồ Chí Minh có thêm Phòng Cấp, sổ, thẻ BHXH và Phòng Quản lý hồ sơ. Các
phòng chức năng có nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
Đối với BHXH huyện có nhiệm vụ là tổ chức thực hiệ
n các chính sách, chế
độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Đây là cấp cuối
cùng và trực tiếp thực hiện các chế độ BHXH đối với người tham gia bảo hiểm,

22
không cơ cấu tổ chức thành các phòng mà bố trí cán bộ đảm nhiệm theo mảng công
việc để giúp việc cho Giám đốc BHXH huyện. Căn cứ vào tiêu chí địa bàn, quy mô
dân số, số lượng đơn vị tham gia để bố trí số lượng cán bộ phụ trách cho phù hợp.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

1.4. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn
vị, bộ phận trong hệ thống:
1.4.1. Các nhiệm vụ quản lý chuyên môn nghiệp vụ BHXH:
1.4.1.1. Nhiệm vụ thực hiện chế độ chính sách:

Được tổ chức thực hiện theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa
phương. Ở Trung ương, Ban Chế độ chính sách có nhiệm vụ chính là ban hành văn
bản hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
Trước đây việc thẩm định hồ sơ
xét hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp của tỉnh do Ban chế độ chính sách thực hiện. Nhiệm vụ này
đã được phân cấp cho BHXH tỉnh thực hiện theo Quyết định 1166/QĐ-BHXH ngày
18/4/2005 (xem phụ lục 2).
Đối với BHXH tỉnh, Phòng Chế độ chính sách có nhiệm vụ chính là tổ chức
thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Kể t
ừ tháng 12/2006, phòng
được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý việc chi trả các chế độ ốm đau, thai sản (trước
đây do phòng Giám định chi thực hiện). Việc chuyển giao nhiệm vụ trên đã đảm bảo
cho việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc từ Trung ương xuống địa
phương được xuyên suốt, đầy đủ.
Đối với BHXH huyện, thường bố
trí từ một đến hai cán bộ làm công tác chế độ
chính sách.

1.4.1.2. Nhiệm vụ kế hoạch tài chính:
Được tổ chức thực hiện theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
Ở Trung ương, Ban Kế hoạch tài chính có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo thực
hiện 4 lĩnh vực chính là: Công tác kế hoạch tài chính, công tác đầu tư phát triển và
quản lý quỹ, công tác quản lý tài chính và kế toán thống kê, công tác xây dựng cơ bản.

23
Các nhiệm vụ trên có phạm vi và tính chất công việc tương đối độc lập với nhau. Ví
dụ công tác xây dựng cơ bản khác với công tác thống kê hạch toán kế toán và công tác
đầu tư phát triển quỹ. Theo Luật Bảo hiểm xã hội, Hội đồng Quản lý được giao nhiệm
vụ quyết định các hình thức đầu tư thay vì trước đây do Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, Luật cũng trao quyền chủ độ
ng cho BHXH Việt Nam trong việc quyết định các
hình thức đầu tư theo quy định. Chính vì vậy công tác đầu tư phát triển quỹ trong thời
gian tới cần được chú trọng hơn nữa.
Đối với BHXH tỉnh, Phòng Kế hoạch - tài chính chỉ có nhiệm vụ thực hiện
công tác kế hoạch và quản lý tài chính, hạch toán kế toán bao gồm cả công tác chi trả
các chế độ BHXH, BHYT (xem phụ lục 1).
Đối với BHXH huyện, thường bố trí t
ừ 01 đến 02 cán bộ làm nghiệp vụ kế toán
- tài chính.

1.4.1.3. Nhiệm vụ chi BHXH:
Ở Trung ương thành lập Ban Chi BHXH, có nhiệm vụ chính là quản lý và
hướng dẫn thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc (trừ các chế độ khám chữa
bệnh). Ở địa phương, không thành lập phòng chi BHXH theo hệ thống dọc mà nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ BHXH, BHYT do phòng Kế hoạch tài chính
thực hiện, chỉ có một phần nhiệm vụ chi BHXH (công tác xây dựng kế
hoạch chi trả
các chế độ BHXH ngắn hạn) trước đây do phòng Giám định Chi đảm nhiệm nay đã
được chuyển sang Phòng Chế độ chính sách thực hiện (Theo Quyết định số 3559/QĐ
ngày 18/12/2006). Đối với BHXH huyện thì bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ chi trả
các chế độ BHXH (xem phụ lục 4).
1.4.1.4. Nhiệm vụ thu BHXH:
Được tổ chức thực hiện theo hệ thống dọc từ Trung ươ
ng đến tỉnh. Ở Trung
ương, Ban Thu có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện thu BHXH của các
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời thực hiện công tác quản lý sổ, thẻ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tương tự như vậy, ở địa phương Phòng Thu thực hiện
nhiệm vụ thu, cấp, sổ, thẻ BHXH đối với các đối t
ượng tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy các tổ chức thu BHXH đều thực hiện 02 lĩnh vực có tính chất độc lập nhau

24
(xem phụ lục 5). Đối với BHXH huyện, thường bố trí một cán bộ làm nghiệp vụ quản
lý thu BHXH.
1.4.1.5. Nhiệm vụ BHXH tự nguyện:
Được tổ chức thực hiện theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương.
Ở Trung ương, Ban BHXH tự nguyện có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các
chính sách BHXH tự nguyện. Thực chất Ban BHXH tự nguyện c
ũng thực hiện đầy
đủ các nghiệp vụ của một loại hình bảo hiểm, bao gồm: Công tác thu bảo hiểm tự
nguyện; công tác quản lý chi trả bảo hiểm tự nguyện; công tác quản lý thẻ bảo hiểm
tự nguyện; kế hoạch khai thác bảo hiểm tự nguyện (xem phụ lục 3). Tương tự như
vậy ở địa phương Phòng Bảo hiểm tự nguyện c
ũng được giao tổ chức thực hiện các
lĩnh vực như vậy.
Đối với BHXH huyện, công tác này thường được bố trí một vài cán bộ đảm nhiệm.


1.4.1.6. Nhiệm vụ Giám định y tế:
Được tổ chức thực hiện theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương,
đảm bảo sự điều hành xuyên suốt của công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ
chức thực hiện. Ở Trung ương Ban Giám định Y tế có nhiệm vụ quản lý công tác
giám định, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho các đối tượ
ng tham gia BHYT.
ë địa phương, Phòng Giám định có nhiệm vụ quản lý công tác chi trả chế độ khám
chữa bệnh; thực hiện giám định y tế, phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh
(xem phụ lục 6).
Đối với BHXH huyện công tác này thường do một số cán bộ kiêm nhiệm cả
công tác giám định y tế và thanh toán chế độ khám chữa bệnh.



1.4.1.7. Nhiệm vụ công nghệ thông tin:
Ở Trung ương, Trung tâm công nghệ thông tin có chức năng quản lý và tổ
chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành. Ở địa
phương ngoài việc tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin ở BHXH tỉnh
và BHXH huyện thì phòng còn có thêm nhiệm vụ quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ của
BHXH tỉnh và lập, in danh sách chi trả BHXH trên cơ sở báo cáo tổng hợp c
ủa

×