Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quản trị thương hiệu điện tử Mixue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.42 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----🙟🙝🕮🙟🙝----

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN
TỬ CỦA MIXUE QUA CÁC MẠNG XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Khúc Đại Long
Lớp học phần: 2319BRMG2311
Nhóm thực hiện: Nhóm 9

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Thành viên

Nhiệm vụ

82

Dương Thị Thu Uyên

Nội dung

83

Đào Nguyễn Tuệ Văn



Thuyết trình

84

Vũ Thị Hồng Vân

Word

85

Đào Thị Tường Vi

Nội dung

86

Đào Thế Vĩnh

Nội dung

87

Đàm Triệu Vy

Nội dung

88

Nguyễn Nhật Vy


Nội dung

89

Dương Thị Xuân

Nội dung

90

Tạ Thị Yến

Nội dung

91

Lương Kiều Thanh

Powerpoint

92

Đỗ Xuân Huy

Thuyết trình

1

Đánh giá



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm chiến lược thương hiệu...............................................................4
1.1.2. Khái niệm về thương hiệu điện tử................................................................4
1.2. Nội dung phát triển thương hiệu qua các mạng xã hội........................................5
1.2.1. Phát triển thương hiệu điện tử qua Facebook và các mạng xã hội khác.......5
1.2.2. Xử lý khủng hoảng trong phát triển thương hiệu điện tử qua các mạng xã
hội...........................................................................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN
TỬ QUA CÁC MẠNG XÃ HỘI CỦA MIXUE.............................................................7
2.1. Giới thiệu về thương hiệu MIXUE......................................................................7
2.2. Phân tích thương hiệu........................................................................................10
2.2.1. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh..................................................10
2.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng..............................................11
2.2.3. Lựa chọn mạng xã hội phù hợp..................................................................11
2.3. Chiến lược phát triển thương thiệu điện tử qua các mang xã hội của MIXUE..12
2.3.1. Quảng bá thương hiệu trên các mạng xã hội..............................................12
2.3.2. Biện pháp phát triển độ nhận diện thương hiệu điện tử..............................13
2.3.3. Những chiến dịch marketing hiệu quả của MIXUE qua mạng xã hội........14
2.3.4. Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch.................................................16
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ.............................................................................................17
3.1. Ưu điểm..............................................................................................................17
3.2. Nhược điểm........................................................................................................17
3.3. Giải pháp đề xuất...............................................................................................18
KẾT LUẬN...................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng trà sữa với tấm
biển đỏ nổi bật với dùng chữ “MIXUE since 1997 tea & ice cream” hay linh vật Tuyết
Vương đang làm mưa làm gió trên các nền tảng mạng xã hội vì độ hài hước, lầy lội
không ai bằng của MIXUE. Dù không cần phải quảng bá rầm rộ nhưng thương hiệu
kem và trà này đã thu về lượng khách hàng trung thành cực khủng, đồng thời biến
mình thành “thương hiệu quốc dân” với gần 22 nghìn cửa hàng nhượng quyền trên
tồn thế giới và ở thị trường Việt Nam con số đã lên tới 600.
Từ những con số “khủng” như vậy, MIXUE đã chính thức tham gia vào đường
đua truyền thơng cùng các thương hiệu như ToCoToCo, Dingtea… Vì vậy nhóm đã
quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược phát triển thương hiệu điện tử của
MIXUE qua các mạng xã hội” nhằm mục đích để có thể hiểu rõ hơn về chiến lược
thương hiệu điện tử của MIXUE - đế chế trà sữa mới nổi này để biết tại sao họ lại có
thể thành cơng vượt bậc như vậy.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chiến lược thương hiệu
Về bản chất, chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái
niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực
cho nhãn hiệu. Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm
xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.
1.1.2. Khái niệm về thương hiệu điện tử
a. Các dạng thức của thương hiệu điện tử


Là một thương hiệu truyền thống được thể hiện trên môi trường số (Sự thể hiện
của hệ thống nhận diện thương hiệu truyền thống trên mơi trường số). Ví dụ:
Website của các tổ chức chính trị, xã hội…



Thương hiệu được thể hiện trên môi trường truyền thống và môi trường số có
sự khác biệt nhất định (Thương hiệu chủ yếu được xây dựng dựa trên nền tảng
của các mạng xã hội). Ví dụ: các Kênh Youtube, Vlog…



Thương hiệu được thể hiện đa dạng, nhất quán và dựa trên cấu trúc thương hiệu
chủ yếu trên hệ thống mạng Internet (Các ứng dụng thương mại điện tử: Grab,
youtube, facebook…) 

b. Đặc điểm của thương hiệu điện tử






Thương hiệu điện tử được xây dựng, tương tác trong môi trường số: 



Không hạn chế không gian thời gian



Đối tượng tiếp nhận thơng điệp đa dạng



Tình phù hợp với các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau

Chịu sự ảnh hưởng từ các đặc điểm của tên miền: 


Khả năng bao quát của thương hiệu phụ thuộc tầm nhìn của chủ thương
hiệu.



Vấn đề chống xâm phạm thương hiệu (chống xâm phạm từ bên trong và
bên ngoài)



Khả năng phát triển và mở rộng thương hiệu



Các quy định pháp lý liên quan đến quản lý tên miền


Xây dựng thương hiệu điện tử là một xu hướng tất yếu của kinh doanh thương
mại và nhiều lĩnh vực khác gắn với cuộc sống con người:

4




Gắn liền với xu hướng sử dụng các ứng dụng di động trong mơi trường
số



Có thể ứng dụng cơng nghệ để xử lý các vấn đề khác nhau trong mối
quan hệ với khách hàng, đối tác và nội bộ DN

1.2. Nội dung phát triển thương hiệu qua các mạng xã hội
1.2.1. Phát triển thương hiệu điện tử qua Facebook và các mạng xã hội khác
Mạng xã hội đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp các thương hiệu, nhà bán
hàng lẫn các sàn thương mại điện tử tăng trưởng bền vững. Không chỉ là công cụ đáp
ứng nhu cầu giao tiếp, mạng xã hội (MXH) còn là nơi con người làm việc, trao đổi
mua bán. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành dành khoảng ít nhất 3
tiếng mỗi ngày để truy cập mạng xã hội. Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần mua
sắm qua Facebook, Zalo…
Trong đó, Facebook là kênh bán hàng online được nhiều nhà bán lẻ lựa chọn
bởi lượng người dùng nền tảng này rất "khủng". Đối với những cá nhân mới bắt đầu
kinh doanh, vốn ít, quy mơ nhỏ thì bán hàng trên trang cá nhân là sự lựa chọn hoàn
hảo.
Bên cạnh Facebook, Zalo là mạng xã hội đang được người Việt Nam ưa
chuộng, đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng, một con số đáng để nhà kinh doanh

chinh phục. Rất nhiều chủ shop thời trang, mỹ phẩm... đã thu được lợi nhuận khi triển
khai bán hàng trên nền tảng này.
1.2.2. Xử lý khủng hoảng trong phát triển thương hiệu điện tử qua các mạng xã hội
a. Các khủng hoảng trong phát triển thương hiệu điện tử qua các mạng xã hội
Khi phát triển thương hiệu điện tử qua các mạng xã hội, bạn có thể gặp phải các
khủng hoảng sau:


Khủng hoảng liên quan đến nội dung: Các nội dung khơng phù hợp, phản đối
hoặc gây tranh cãi có thể gây ra khủng hoảng cho thương hiệu của bạn.



Khủng hoảng về thông tin cá nhân: Bất kỳ vi phạm thông tin cá nhân nào có thể
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thương hiệu.



Khủng hoảng về an ninh mạng: Bị tin tặc tấn công hoặc bị vi phạm bảo mật
mạng có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.



Khủng hoảng về quản lý dữ liệu: Nếu không quản lý chặt chẽ dữ liệu của khách
hàng, có thể dẫn đến vi phạm quy định về bảo vệ thông tin cá nhân.



Khủng hoảng về phản hồi của khách hàng: Khách hàng khơng hài lịng với dịch
vụ của bạn hoặc khơng được đáp ứng nhanh chóng có thể gây ra khủng hoảng

cho thương hiệu của bạn.

5




Khủng hoảng về cạnh tranh: Cạnh tranh khốc liệt có thể khiến thương hiệu của
bạn mất đi thị phần và uy tín.



Khủng hoảng về mối quan hệ: Mối quan hệ với khách hàng, đối tác và nhân
viên có thể bị đe dọa bởi các sự cố hoặc hành động không đúng đắn của thương
hiệu.

b. Cách xử lý khủng hoảng trong phát triển thương hiệu điện tử qua các mạng xã hội
Để xử lý các khủng hoảng liên quan đến phát triển thương hiệu điện tử trên
mạng xã hội, bạn có thể thực hiện các bước sau:


Đưa ra lời xin lỗi và giải thích: Nếu thương hiệu của bạn đã gây ra sự phản đối
hoặc tranh cãi, hãy đưa ra lời xin lỗi chân thành và giải thích rõ ràng về tình
huống đó.



Phản ứng nhanh chóng: Nếu có bất kỳ khủng hoảng nào xảy ra, hãy phản ứng
nhanh chóng để giải quyết vấn đề và giảm thiểu sự ảnh hưởng.




Quản lý nội dung: Hãy đảm bảo rằng nội dung được đăng tải trên các kênh
mạng xã hội của bạn là hợp lý và phù hợp với giá trị của thương hiệu.



Bảo vệ thông tin cá nhân: Đảm bảo rằng thông tin cá nhân của khách hàng được
bảo vệ tốt, đồng thời phản ứng nhanh chóng nếu có bất kỳ vi phạm nào xảy ra.



Quản lý cạnh tranh: Hãy thường xuyên đánh giá cạnh tranh và tạo ra những
chiến lược phù hợp để đảm bảo thương hiệu của bạn có thể cạnh tranh hiệu quả.



Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Điều quan trọng là tạo ra mối quan hệ tốt
với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng và phản hồi nhanh
chóng và hiệu quả cho phản hồi của khách hàng.



Đào tạo nhân viên về quản lý khủng hoảng: Đảm bảo rằng nhân viên của bạn
được đào tạo về quản lý khủng hoảng để phản ứng nhanh chóng và đúng cách
khi có khủng hoảng xảy ra.

Tóm lại, để xử lý các khủng hoảng trong quá trình phát triển thương hiệu điện
tử qua các mạng xã hội, bạn cần có một kế hoạch khủng hoảng chi tiết và sẵn sàng
phản ứng nhanh chóng để đảm bảo bảo vệ.


6


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
QUA CÁC MẠNG XÃ HỘI CỦA MIXUE
2.1. Giới thiệu về thương hiệu MIXUE
Thương hiệu MIXUE có tên gọi đầy đủ là MIXUE Bingcheng, là chuỗi cửa
hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà. Ban đầu thương
hiệu chỉ là một cửa hàng bán kem và sinh tố đá bào có tên là “MIXUE Ice Cream &
Tea”. Khơng lâu sau đó, ơng Zhang đổi tên cửa hàng thành MIXUE Bingcheng và tìm
ra cơng thức để tạo nên món kem ốc quế đặc trưng của thương hiệu, làm nên thành
cơng vang dội trong thị trường này.

Hình 1. Tên thương hiệu MIXUE

Nguồn: en.mxbc.com


Lịch sử hình thành:

Năm 1997, Zhang Hongchao khi chỉ mới là sinh viên năm 4 đã bắt đầu khởi
nghiệp bằng một cửa hàng bán kem và đá bào. Cửa hàng có tên “đá bào suối lạnh” này
chính tiền thân của MIXUE Bingcheng.
Năm 2006, nhờ hiệu ứng từ thế vận hội Bắc Kinh, giá kem ốc quế bắt đầu tăng.
Tận dụng cơ hội đó ơng Zhang đã mở thêm một cửa hàng kem với mức giá chỉ 2 NDT

7



(6000 đồng)/cây. Công việc kinh doanh vô cùng phát đạt với những hàng khách dài
xếp hàng mua kem.
Năm 2007, quy mô đã không thể đáp ứng được tham vọng của Zhang
Hongchao, ông quyết định mở quyền nhượng quyền thương mại. Chỉ trong vòng một
năm, hàng chục cửa hàng đã nhanh chóng được mở ở tỉnh Hà Nam, trụ sở chính của
công ty.
Năm 2008, công ty MIXUE Bingcheng được thành lập, số lượng cửa hàng
nhượng quyền cũng vượt 180.
Năm 2010, MIXUE Bingcheng hợp tác cùng Zhengzhou Baodao Trading Co.,
Ltd. với tham vọng mở rộng nhượng quyền thương mại trên toàn Trung Quốc. Hai
năm sau, MIXUE Bingchen tiếp tục hoàn thiện các hệ thống hỗ trợ nhượng quyền.
Bao gồm trung tâm R&D, nhà máy trung tâm, trung tâm kho bãi và hậu cần để tự cung
ứng và vận chuyển sản phẩm.
Sau thành công ở xứ sở tỷ dân, MIXUE tiếp tục phát triển ở thị trường quốc tế.
Vào năm 2018, MIXUE đã thành lập cửa hàng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, tại Hà
Nội và nhanh chóng mở rộng sang các nước Đơng Nam Á khác. Hiện nay thương hiệu
MIXUE đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên nhiều châu lục.



Slogan: Mật tuyết đến từ trái tim
Giới thiệu logo/linh vật

Hình 2. Logo/ Linh vật của MIXUE

Nguồn: en.mxbc.com
8



Tên | Snow King
Sinh nhật | Ngày 22 tháng 11
Đặc điểm | Đáng yêu và tận tâm
Tiêu đề | Giám đốc chất lượng, Người phát ngôn trọn đời của MIXUE Ice Cream &
Tea
Slogan | I love you. You love me. MIXUE Ice Cream and Tea.
Giới thiệu bản thân | Tôi là Snow King. Tôi cầm một cây quyền trượng ốc quế. Tôi
yêu kem và trà mãi mãi.


Nhiệm vụ: Strengthening our brand. Enriching our partners. Bringing highquality and affordable products to everyone around the world. (Tăng cường
thương hiệu. Làm giàu cho đối tác. Mang đến sản phẩm chất lượng cao và giá
cả phải chăng đến mọi người trên khắp thế giới)



Tầm Nhìn: Concise and dedicated, we strive to be a respectable business
thriving over 100 years. (Ngắn gọn và tận tâm, chúng tơi cố gắng trở thành một
doanh nghiệp đáng kính phát triển hơn 100 năm)



Giá trị cốt lõi: Providing authentic products with genuineness and devotion. No
shortcuts. No deceiving. (Cung cấp các sản phẩm đích thực với sự chân thành
và tận tâm. Khơng có đường tắt. Khơng lừa dối.)



Định vị: Định vị của MIXUE Bingcheng là cạnh tranh nhiều hơn trên quy mơ
thị trường của mình.

Quy mơ hiện tại: Tính tới tháng 3/2022, MIXUE đã có 21.619 cửa hàng trên
tồn thế giới. Riêng tại Việt Nam có khoảng 600 cửa hàng MIXUE trải dài khắp
43 tỉnh thành. Tính đến tháng 12/2022, khoảng 137 cửa hàng MIXUE đã có mặt
tại Hà Nội. 
Chất lượng sản phẩm:





Thực đơn tại MIXUE rất phong phú và đa dạng. Được chia làm 3 loại chính bao
gồm: Kem, Cafe và Trà sữa, Nước hoa quả tươi. Đồ uống tại quán mang rất nhiều nét
đặc trưng mà không ở đâu có được. Với nguyên liệu tươi ngon mỗi ngày, quán luôn
mang đến trải nghiệm vô cùng thú vị.
MIXUE khẳng định không để nguyên liệu thừa qua đêm. Tất cả đồ nấu dùng
trong ngày. Nên đó là lý do dù quán 8h mở cửa nhưng 9h mới đủ đồ để bán.
MIXUE sạch sẽ từ nguyên liệu, đến cách làm. Đá cũng là do MIXUE tự làm.
Một quy trình khép kín, tự sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Chất lượng phục vụ khách hàng:

9


MIXUE tạo ra những sản phẩm chất lượng nhằm phục vụ khách hàng được chất
lượng hơn. Khách hàng không phải lo về chất lượng sản phẩm cũng như văn hóa phục
vụ. MIXUE đảm bảo dù trong bất cứ trường hợp nào trải nghiệm của khách hàng cũng
được ưu tiên hàng đầu.



Các chính sách khuyến mãi: MIXUE có các chương trình discount trong các dịp
lễ, mua 1 tặng 1 trong các ngày đại sale như 10.10, mua “ĐỒ UỐNG bất kỳ
tặng KEM ỐC QUẾ”



Các dịch vụ đi kèm: MIXUE cũng có các dịch vụ giao hàng tận nơi qua các
app, freeship khi đặt từ 3 cốc…
Giá cả: MIXUE có giá cả được xem là khá rẻ, chỉ với 10.000 đồng một cây kem
ốc quế. Giá các loại đồ uống chỉ dao động từ 20.000 - 25.000 đồng.



2.2. Phân tích thương hiệu
2.2.1. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
Thị trường trà sữa ở Việt Nam
Thị trường trà sữa ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng trong những
năm gần đây. Theo báo cáo của Euromonitor International, doanh thu của thị trường
trà sữa tại Việt Nam đã tăng từ 1,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 lên 2,2 tỷ đô la Mỹ vào
năm 2020. Dự báo của Q&Me cũng cho thấy rằng thị trường kem Việt Nam dự kiến
cũng sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai với mức tăng trưởng đều đặn, đạt tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm khoảng 5,5% trong giai đoạn từ 2021 đến 2025.
Không chỉ kem, mà đối với trà sữa, Việt Nam cũng có lượng tiêu thụ hàng đầu
châu Á. Theo báo cáo của Momentum Works và Qlub, Việt Nam xếp thứ 3 (chỉ sau
Indonesia và Thái Lan) về doanh thu trà sữa.
Các thương hiệu trà sữa lớn như Gongcha, Koi Thé, The Coffee House, và các
thương hiệu trà sữa mới nổi như Ten Ren Tea, Xing Fu Tang, và Tiger Sugar đang
cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường này.
Các đối thủ cạnh tranh của MIXUE

Đối thủ cạnh tranh của MIXUE chủ yếu là các cửa hàng trà sữa, quán cafe. Vì
thương hiệu này nhắm vào thị trường bình dân với các sản phẩm có giá thành dưới
30.000. Do đó, tại Việt Nam đối thủ chính của MIXUE là các thương hiệu trà sữa giá
rẻ như TeEmo, Đơ Đơ, MilkTea,…
MIXUE cịn phải cạnh tranh cửa hàng trà sữa, quán cafe cao cấp tuy nhiên đây
không phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MIXUE. Điển hình như:


Gongcha: Gong Cha là một trong những thương hiệu trà sữa lớn nhất ở Việt
Nam với hơn 200 cửa hàng tại nhiều khu vực khác nhau. Gong Cha tập trung
vào việc cung cấp các sản phẩm trà sữa truyền thống và đặc biệt.

10




Koi Thé: Koi Thé là một thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan và đã có mặt tại
Việt Nam từ năm 2017. Koi Thé tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm trà
sữa độc đáo và phong cách trang trí cửa hàng đặc biệt.

2.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng
Khách hàng mục tiêu của MIXUE
MIXUE hướng đến khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là những người yêu thích trà
sữa và muốn thưởng thức một sản phẩm có chất lượng tốt và độc đáo. MIXUE tập
trung vào việc cung cấp trà sữa và các đồ uống khác với nguyên liệu tốt nhất và phong
cách phục vụ chuyên nghiệp.
Đối tượng khách hàng
MIXUE hướng đến khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là những người yêu thích trà
sữa và muốn thưởng thức một sản phẩm có chất lượng tốt và độc đáo. Đối tượng

khách hàng của MIXUE bao gồm:
Sinh viên và nhân viên văn phòng: đây là đối tượng khách hàng chính của
MIXUE. Với vị trí chiến lược của nhiều cửa hàng MIXUE được đặt gần các trường đại
học và văn phòng, thương hiệu MIXUE đang nhắm đến các khách hàng độ tuổi này
với sản phẩm trà sữa ngon và chất lượng.
Khách hàng yêu thích trà sữa độc đáo: MIXUE tập trung vào việc cung cấp các
sản phẩm trà sữa và đồ uống khác với nguyên liệu tốt nhất và phong cách phục vụ
chuyên nghiệp. Đối với những khách hàng muốn thưởng thức một sản phẩm trà sữa
độc đáo và tuyệt vời, MIXUE là một lựa chọn hấp dẫn.
Những khách hàng tìm kiếm khơng gian thoải mái, thống đãng: không chỉ đơn
giản là một nơi để thưởng thức trà sữa ngon, MIXUE cịn mang đến cho khách hàng
một khơng gian thoải mái, thoáng đãng, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm sự thư giãn và
tận hưởng thời gian bên bạn bè và gia đình.
2.2.3. Lựa chọn mạng xã hội phù hợp
Ở phía thị trường Việt Nam, MIXUE khơng tổ chức các chiến dịch quảng bá
rầm rộ. Nên chủ yếu tập trung việc tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội và
mạng xã hội. Các mạng xã hội để phát triển và quảng bá thương hiệu, bao gồm:
Facebook: Đây là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng.
MIXUE sẽ sử dụng Facebook để giới thiệu các sản phẩm mới, cập nhật tin tức và
chương trình khuyến mãi, tương tác với khách hàng và nhận phản hồi từ khách hàng.
Ngoài ra mỗi cửa hàng chi nhánh cũng có một trang riêng để tự đăng tải thông tin.
TikTok: Đây là mạng xã hội phổ biến với video ngắn và nhanh chóng trở thành
một kênh quảng bá thương hiệu được ưa chuộng. MIXUE sẽ sử dụng TikTok để tạo ra
những video ngắn, vui nhộn và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Đây là mạng xã hội phổ

11


biến với video ngắn và nhanh chóng trở thành một kênh quảng bá thương hiệu được ưa
chuộng, là nền tảng giúp rút ngắn khoảng cách thương hiệu với người tiêu dùng và dự

báo giúp doanh thu đạt con số ấn tượng cho MIXUE tại Việt Nam.
Instagram: Đây là mạng xã hội chuyên về hình ảnh và video ngắn. MIXUE sử
dụng Instagram để chia sẻ hình ảnh đẹp của sản phẩm, quảng cáo, tạo sự tò mò cho
khách hàng, tương tác với khách hàng và tìm kiếm các đối tác mới.
Zalo, Viber: Đây là các ứng dụng chat và gọi điện thông dụng tại Việt Nam. Sử
dụng Zalo và Viber để cung cấp thơng tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi và
tương tác với khách hàng.
Ngoài ra, MIXUE nên sử dụng các mạng xã hội khác như Twitter, LinkedIn và
YouTube để quảng bá thương hiệu và tương tác với khách hàng. MIXUE nên đa dạng
hóa các kênh tiếp cận khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiếp thị trên nhiều nền tảng và
thu hút khách hàng tiềm năng.
2.3. Chiến lược phát triển thương thiệu điện tử qua các mang xã hội của MIXUE
2.3.1. Quảng bá thương hiệu trên các mạng xã hội
2.3.1.1. Weibo 
Ở thị trường Trung Quốc, MIXUE đã thành công vang dội với chiến lược
quảng bá độc đáo. MIXUE đã tạo ra một trang Weibo chính thức để chia sẻ các bài
viết về sản phẩm, đồng thời tương tác với khách hàng thơng qua các cuộc trị chuyện
trực tuyến, giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Weibo tăng lượt
tương tác đáng kể sau khi bài hát chủ đề của thương hiệu được lan truyền trên mạng xã
hội. Ca khúc có giai điệu bắt tai với câu hát “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa
MIXUE” lặp đi lặp lại gây ăn tượng đến người nghe.  
2.3.1.2. Douyin
Douyin là một mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt là trong đối
tượng khách hàng trẻ. MIXUE đã sử dụng Douyin để tạo các video quảng cáo và giới
thiệu sản phẩm cho khách hàng, giúp thương hiệu tăng cường sự hiện diện của mình
trên mạng xã hội này. 
2.3.1.3. Facebook
MIXUE cũng đã sử dụng Facebook để chia sẻ các bài viết về sản phẩm và cập
nhật thông tin mới nhất về thương hiệu. Trang fanpage chính thức của MIXUE trên
Facebook cũng là nơi để khách hàng tương tác với thương hiệu, đặt câu hỏi và chia sẻ

ý kiến của mình. Ở thị trường Việt Nam, MIXUE có một trang facebook chính thức
với hơn 52.000 lượt theo dõi và 46.000 lượt thích. Các chi nhánh của MIXUE tại Việt
Nam cũng tự tạo những trang web riêng để cập nhập thông tin sản phẩm và cửa hàng.
2.3.1.4. TikTok 

12


Hiện nay, TikTok là một nền tảng mạng xã hội tiềm năng và ngày càng phổ
biến đến giới trẻ, nắm bắt cơ hội, MIXUE đã sử dụng TikTok để quảng bá thương hiệu
của mình, họ tạo ra các video quảng cáo ngắn, truyền tải thông điệp của thương hiệu
và sản phẩm của họ một cách sáng tạo và thu hút. Tính tới thời điểm hiện tại, kênh
TikTok của MIXUE tại Việt Nam có gần 65.000 người theo dõi.
2.3.1.5. Instagram
MIXUE đã sử dụng Instagram để chia sẻ các bức ảnh đẹp mắt về sản phẩm của
mình, cũng như các thơng tin về ưu đãi, khuyến mãi và sự kiện của thương hiệu.
MIXUE đã sử dụng Instagram để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng trên
toàn thế giới, đặc biệt là trong đối tượng khách hàng trẻ.
2.3.1.6. Ứng dụng đặt đồ ăn online
MIXUE có mặt tại các ứng dụng đặt đồ ăn online như: Grab, BEAMIN,
Shopeefood, Gofood,… trải rộng tại các chi nhánh trên 43 tỉnh thành. Điều này giúp
MIXUE tiếp cận đông đảo được khách hàng, nhất là thế hệ GenZ ngày nay. Việc đẩy
mạnh thương hiệu qua các ứng dụng đặt đồ ăn online tạo sự thuận tiện và dễ dàng cho
khách hàng.
2.3.2. Biện pháp phát triển độ nhận diện thương hiệu điện tử
2.3.2.1. Music Marketing
Thương hiệu đã tạo ra một bài hát riêng trên nền nhạc của bài hát thiếu nhi. Ca
khúc đó chỉ với 2 câu hát “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa MIXUE” được lặp
đi lặp lại. Khi ca khúc được phát trên TV và tại các cửa hàng, với giai điệu dễ nhớ, bắt
tai đã nhanh chóng được lan truyền và đem lại những hiệu ứng tích cực. Chính hiệu

ứng này đã giúp MIXUE nhận được hơn 500.000 triệu lượt thảo luận trên mạng xã hội
Weibo của Trung Quốc. Bài hát này cũng được lan truyền rộng rãi sang Việt Nam tại
nền tảng TikTok, tạo “trend” khiến giới trẻ vô cùng thích thú.
2.3.2.2. Character Marketing 
Đặc biệt, xuyên suốt chiến lược marketing của thương hiệu, MIXUE còn tập
trung đẩy mạnh Character Marketing (chiến lược linh vật). Linh vật của MIXUE có
tên là Snow King, một người tuyết mặc áo choàng đỏ và cầm trượng. Không chỉ thu
hút khách hàng bằng linh vật dễ thương, thương hiệu còn gắn linh vật với câu chuyện
ý nghĩa để tạo sự gắn kết, gần gũi hơn với khách hàng. Linh vật của MIXUE xuất hiện
tất cả mọi nơi: trên cửa hàng, biển hiệu và trên bao bì đồ uống,…. Cũng xoay quanh
chủ đề linh vật, MIXUE đã cho ra mắt bình đựng nước có hình ảnh linh vật. Khi đựng
các loại đồ uống khác nhau, sẽ cho ra các hình ảnh khác nhau. Bình nước này đã tạo ra
một cơn sốt với hơn 10.000 sản phẩm bán ra trong một tháng. MIXUE thông minh khi
tiếp tục cho ra mắt sản phẩm bộ 13 linh vật, điều đặc biệt là bạn phải mua kèm đồ
uống mới có thể được tặng những chú lật đật đáng yêu này. Và tất nhiên để có thể thu

13


hoạch được tất cả 13 vật phẩm thì cực kỳ khó nhằn và cần có sự may mắn, cả tiền bạc
nữa. Đây chắc chắn là một chiêu thức bán hàng đỉnh cao, kích thích sự tị mị, hiếu
chiến của những ai muốn thu thập đủ 13 con lật đật trong cả bộ. Kết quả là những chú
linh vật này liên tục báo cháy hàng một cách khủng khiếp vì độ hot hit của mình.
Khơng để bộ 13 linh vật hạ nhiệt, MIXUE nhanh chóng đưa ra bản nâng cấp đó là
những chú lật đật có thể phát sáng.
2.3.2.3. Banner
MIXUE khơng đầu tư nhiều cho các biển quảng cáo. Mà thương hiệu sử dụng
chính cửa hàng và sản phẩm của mình để hỗ trợ cho marketing. Đầu tiên nhờ hệ thống
cửa hàng dày đặc, trải đều ở nhiều khu vực giúp khách hàng dễ dàng ghi dấu về
thương hiệu. Tất cả các biển hiệu của cửa hàng đều được thống nhất với màu đỏ bắt

mắt. Cùng dòng chữ “MIXUE since 1997 tea & ice cream”. Phía ngồi cửa hàng
thường trang trí cây kem khổng lồ mô phỏng cho sản phẩm nổi bật của MIXUE.
Trên các sản phẩm của MIXUE cũng luôn có hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như
ở nắp cốc sẽ có hình linh vật với các tư thế dễ thương, thân cốc xuất hiện logo cùng
tên thương hiệu cỡ lớn. Thậm chí trên cây ốc quế cũng có logo của MIXUE và cả
những dụng cụ nhỏ như ống hút, thìa cũng được thiết kế riêng với dấu ấn của thương
hiệu. Đây là điều mà nhiều thương hiệu đồ uống cao cấp như Phúc Long, Highland,…
cũng chưa làm được.
2.3.3. Những chiến dịch marketing hiệu quả của MIXUE qua mạng xã hội
Social Media
Ở phía thị trường Việt Nam, MIXUE khơng tổ chức các chiến dịch quảng bá
rầm rộ. Chủ yếu tập trung tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội. MIXUE có
một trang Facebook chính với hơn 52.000 lượt theo dõi. Ngồi ra mỗi cửa hàng chi
nhánh cũng có một trang riêng để tự đăng tải thông tin.

14


Hình 3. Fanpage của MIXUE trên Facebook

Nguồn: Facebook
TikTok Marketing
Thương hiệu MIXUE cũng tạo ra tài khoản TikTok ở Việt Nam cũng đạt được
ngưỡng 58 nghìn followers để kết nối gần hơn đến những bạn trẻ. Nói khơng ngoa khi
nền tảng hunày chính là phương thức rút ngắn khoảng cách thương hiệu với người tiêu
dùng và gia tăng doanh thu đỉnh nhất cho MIXUE tại Việt Nam.

Hình 4. Tài khoản TikTok chính thức của MIXUE tại Việt Nam

Nguồn: TikTok

15


MIXUE đẩy mạnh chiến lược music marketing thông qua việc tạo ra một bài
hát riêng của thương hiệu trên nhạc nền của một bài hát thiếu nhi. Ca khúc chỉ có đúng
hai câu “Tơi u bạn, bạn u tơi. Kem và trà sữa MIXUE” lặp đi lặp lại. Ngay khi
được phát trên TV và tại các cửa hàng, ca khúc với giai điệu bắt tai và ca từ dễ nhớ đã
được lan truyền nhanh chóng và đem lại hiệu ứng tích cực. Nhờ đó MIXUE đã nhận
được hơn 500.000 triệu lượt thảo luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Độ
nổi tiếng của bài hát này lan mạnh sang thị trường Việt Nam, thậm chí cịn được cộng
đồng mạng yêu thích và “chế” thành một bản lời Việt và tạo ra điệu nhảy MIXUE trên
nền tảng TikTok.
2.3.4. Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch
Kết quả truyền thông của MIXUE
Thành tích “khủng” của MIXUE trên các nền tảng cũng như chỉ số thương hiệu
tăng một cách chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn:


Hashtag #mixuevietnam đạt ngưỡng 68 triệu người xem



Nhờ chiến lược music marketing mà MIXUE nhận được hơn 500.000 triệu lượt
thảo luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.



Tài khoản chính thức của MIXUE trên TikTok đạt 58,1 nghìn followers, hơn
1,4 triệu lượt thích và hàng chục video triệu views lên xu hướng




Tài khoản Facebook chính thức cũng đạt con số đáng kể khi có 45 nghìn người
thích và 50 nghìn người theo dõi



Bài hát music marketing của MIXUE đạt 4 triệu views trên nền tảng TikTok
Giá trị cảm nhận Thương hiệu

Dù là một thương hiệu thuộc phân khúc giá rẻ nhưng MIXUE đã thành công
khiến thực khách cảm thấy nhận được sản phẩm chất lượng hơn số tiền mà họ bỏ ra.
Đây là một trong những yếu tố khiến MIXUE khác biệt so với các thương hiệu giá rẻ
khác.
Liên kết thương hiệu
Khi nhắc tới thương hiệu MIXUE, nhiều người nhớ ngay đến thương hiệu bán
kem;  trà sữa nổi tiếng, biển hiệu MIXUE với linh vật Snow King là một người tuyết
mặc áo choàng và cầm trượng ngoại hình mũm mĩm, ln mỉm cười với màu sắc đỏ và
trắng của MIXUE và ca khúc hai câu “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa
MIXUE”. 

16


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ
3.1. Ưu điểm
Các chiến lược truyền thông thu hút, đánh thẳng trọng tâm vào thế hệ trẻ - là
khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng luôn nhắm tới.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của MIXUE là kem, trà sữa, trà hoa quả do đó
khách hàng mục tiêu của MIXUE chủ yếu là những đối tượng có sở thích các món

ngọt như phụ nữ và thanh thiếu niên và trẻ em. Hơn nữa, hiện nay giới trẻ tại Việt
Nam đang có xu hướng tìm đến những thứ mới lạ, dễ dàng bắt trend. “Gãi đúng chỗ
ngứa” của nhóm khách hàng mục tiêu này, MIXUE ln xây dựng hình ảnh thương
hiệu mang tính gần gũi trẻ trung trên các nền tảng mạng xã hội bằng cách bắt trend
Bing Chilling với slogan “Ở đây chúng tôi bán bing chilling.
Bên cạnh đó, điểm mạnh của thương hiệu này trong các chiến lược quản trị
thương hiệu điện tử là luôn bám vào hiệu ứng FOMO (hội chứng sợ bị bỏ lỡ). MIXUE
liên tục đưa ra các chương trình kích thích sự tị mị cho khách hàng của mình, tạo
sóng trend liên tục khơng có hồi kết như đưa ra bài hát riêng cho thương hiệu, mua trà
sữa tặng linh vật hên xui,…
Xây dựng bộ nhận diện mang thương hiệu đặc trưng
Trong chiến lược quản trị thương hiệu điện tử của MIXUE, hình ảnh linh vật đã
được xây dựng và sử dụng rất thành cơng. Linh vật này có tên Snow King (Tuyết
Vương), là một người tuyết mặc áo choàng và cầm trượng, có ngoại hình mũm mĩm,
ln mỉm cười với màu sắc đỏ và trắng của MIXUE. Linh vật của MIXUE hiện diện
trong cửa hàng, trên bao bì, trong các hình ảnh quảng bá, trong các chiến dịch của
thương hiệu. Không chỉ tạo sự khác biệt, linh vật có thể dễ dàng tạo được câu chuyện
và gắn kết khách hàng. Với 1 hình ảnh thân thiện, dễ thương như vậy, MIXUE dễ dàng
tạo được thiện cảm trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu trẻ trung, gần gũi.
Bên cạnh đó hình ảnh nhân vật này tạo nhiều sự liên tưởng tới hình ảnh của
kem - vốn là một sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu của MIXUE, vì vậy mỗi khi
nhắc tới kem, thường khách hàng ở tệp phân khúc trẻ tuổi sẽ nghĩ ngay đến thương
hiệu.
3.2. Nhược điểm
Chưa đa dạng hóa trong chiến lược quản trị điện tử
Hiện này các chiến lược của MIXUE chỉ tập trung đánh vào thế hệ trẻ, với xu
hướng u thích những món đồ ngọt. Xét về ngắn hạn, các chiến lược này tuy đem lại
sự bùng nổ và tạo sự thành công trong việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.
Tuy nhiên về dài hạn, thách thức lớn nhất của MIXUE chính là việc giữ chân người
tiêu dùng trong một thị trường trà sữa vốn đã q bão hồ. Bên cạnh đó việc thay đổi


17


trong văn hoá tiêu dùng, lựa chọn dịch vụ sản phẩm cũng là một bài tốn khó địi hỏi
sự linh hoạt của doanh nghiệp trong các chiến lược phát triển thương hiệu điện tử.
Vấn đề quản trị rủi ro, bảo vệ thương hiệu
Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, có thể khiến các doanh nghiệp bùng nổ
doanh số chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng cũng dễ dàng phá vỡ độ uy tín của thương
hiệu nếu xảy ra sự cố. MIXUE áp dụng chiến lược nhượng quyền hàng loạt, việc quản
trị truyền thông thương hiệu của những cơ sở nhượng quyền này vẫn còn nhiều bất
cập, dễ dàng xảy ra những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự uy tín và hình ảnh của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc mọc lên các trang fanpage giả mạo, lừa đảo trên các
nền tảng xã hội cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến thương hiệu.
3.3. Giải pháp đề xuất
Đa dạng hoá chiến dịch quản trị thương hiệu điện tử
Để giữ chân người tiêu dùng, tạo sợi dây kết nối đối với khách hàng, MIXUE
không chỉ tiếp tục khai thác xây dựng hình ảnh là một thương hiệu vui tươi, năng
động, gần gũi với giới trẻ mà cần phải đổi mới chiến lược của mình để gia tăng sự tin
cậy cũng như mở rộng tệp khách hàng của mình. Hiện nay, con người thường có xu
hướng lựa chọn “lối sống xanh” lựa chọn các sản phẩm an toàn, dinh dưỡng, vì vậy
MIXUE có thể khai thác, phát triển thêm hình ảnh là một thương hiệu an toàn sức
khỏe nhằm mở rộng tệp khách hàng, tạo sự tin cậy cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay, khách hàng cũng có xu hướng sử dụng
các sản phẩm, các thương hiệu đem lại giá trị cảm nhận về văn hoá, vì vậy MIXUE có
thể linh hoạt trong việc xây dựng các chiến lược truyền thông, quảng bá bằng cách áp
dụng những nét đặc trưng văn hoá, truyền thống tại thị trường hoạt động nhằm tạo sự
tin cậy, gần gũi đối với khách hàng.
Cải thiện hệ thống bảo vệ thương hiệu
MIXUE cần chú trọng đảm bảo tính nhất qn về thơng tin thương hiệu bởi mọi

thông tin tới khách hàng đều có thể tác động tới nhận thức của họ về hình ảnh thương
hiệu. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng coi trọng vấn đề xảy ra trong hoạt động nội bộ
bởi nhân viên là hình ảnh đại diện của cơng ty đồng thời thiết lập một hệ thống tiếp
nhận và phản hồi thơng tin về vi phạm thương hiệu.
Ngồi ra doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống bảo vệ thương hiệu để nhanh
chóng dễ dàng nắm bắt mọi thơng tin vi phạm thương hiệu, từ đó có thể đưa ra những
giải pháp xử lý kịp thời, đem đến cảm giác thoải mái cho khách hàng và lòng tin về
thương hiệu.

18


KẾT LUẬN
Chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018 nhưng MIXUE đã gây được tiếng
vang lớn và ghi dấu ấn trong lịng khách hàng. Điều đó lại một lần nữa càng khẳng
định, MIXUE là một thương hiệu có sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp từ sản phẩm,
dịch vụ cho tới chiến lược truyền thông qua các mạng xã hội của họ.
Có thể cịn q sớm để nói về thành cơng và phát triển “nóng” của MIXUE tại
thị trường Việt Nam nhưng ít nhất, trong thời điểm này, MIXUE đã làm phong phú và
thêm sự lựa chọn cho đối tượng thu nhập trung bình ở phân khúc bình dân - phân khúc
chính tiêu thụ trà sữa, hứa hẹn sẽ ngày càng bùng nổ mạnh mẽ hơn trong tương lai!

19



×