Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu thực trạng nguồn lực và tình hình cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh cà mau năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

PHẠM MINH PHA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ
TÌNH HÌNH CẤP CỨU SƠ SINH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
TRONG TỈNH CÀ MAU NĂM 2017 - 2018

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

PHẠM MINH PHA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ
TÌNH HÌNH CẤP CỨU SƠ SINH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
TRONG TỈNH CÀ MAU NĂM 2017 – 2018
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01.CK


LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS DƯƠNG PHÚC LAM

CẦN THƠ - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án này là chính xác, trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác trước đây.

Tác giả luận án

Phạm Minh Pha


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô Trường
Đại học Y dược Cần Thơ, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm vơ cùng có ích trong thời gian theo học khóa chun khoa II – Y
tế cơng cộng tại trường niên khóa 2016-2018.
Đặc biệt tơi xin bày tỏa lịng biết ơn sâu sắc TS.BS Dương Phúc
Lam, Trường Đại học Y dược Cần Thơ là người đã dạy và hướng dẫn tơi
trong q trình hồn thành luận án này.
Tơi xin thành kính tri ân cố PGS.TS Nguyễn văn Qui, nguyên Trưởng
phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y dược Cần Thơ là người đã dày
công hướng dẫn tôi hồn thành đề cương luận án này.
Tơi xin bài tỏa lòng biết ơn đến Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại

học Y dược Cần Thơ, các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong q trình thu thập thơng tin dữ liệu. Cám ơn gia đình, bạn bè và
các đồng nghiệp ln sát cánh bên tơi và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi trong q trình thực hiện luận án tốt nghiệp lớp chun khoa II – Y tế
cơng cộng khóa 2016-2018.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, tháng 10 năm 2018

Phạm Minh Pha


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Lịch sử và sự phát triển ngành cấp cứu………………………………..3
1.2. Nguồn lực của công tác cấp cứu tại bệnh viện. ..................................... 4
1.3. Tình hình nguồn lực cấp cứu sơ sinh ở nước ta ..................................... 7
1.4. Nguồn lực cho cấp cứu sơ sinh .............................................................. 8
1.5. Đại cương về mô hình bệnh tật và tử vong .......................................... 14
1.6. Mơ hình bệnh tật và tử vong trẻ em: .................................................... 16
1.7. Các cơng trình nghiên cứu liên quan cấp cứu sơ sinh: ........................ 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn ............................................................................ 23
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 23

2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 24
2.2.2. Cở mẫu .......................................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 24
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 24
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 36


2.2.6. Kiểm sốt sai lệch ......................................................................... 36
2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 37
2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
3.1. Thông tin chung về các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017. ....... 38
3.2. Thực trạng nguồn lực cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà
Mau năm 2017- 2018 ...................................................................................... 39
3.3. Tình hình bệnh cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện tỉnh Cà Mau năm
2017 - 2018...................................................................................................... 49
3.4. Tình hình tử vong cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau
năm 2017-2018................................................................................................ 60
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 62
4.1. Thông tin chung về các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017. ....... 62
4.2. Thực trạng nguồn lực cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà
Mau năm 2017................................................................................................. 64
4.3. Tình hình bệnh cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện tỉnh Cà Mau năm
2017 - 2018...................................................................................................... 75
4.4. Tình hình tử vong cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau
năm 2017 - 2018.............................................................................................. 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
ALTMTT

Áp lực tĩnh mạch trung tâm

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CC, HSTC, CĐ

Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc


CCSS

Cấp cứu sơ sinh

CS SKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSSDGB

Cơng suất sử dụng giường bệnh

CV

Chuyển viện

ĐD

Điều dưỡng

ĐNSS

Đơn nguyên sơ sinh

HS

Hộ sinh

KTV


Kỹ thuật viên

TS

Tổng số

TTB

Trang thiết bị

Tiếng Anh
CVP

(áp lực tĩnh mạch trung tâm) Central venous
pressure

CPAP

Continuous Positive Airway Pressure

HCT

(dung tích hồng cầu) Hematocrit

ICD 10

(phân loại quốc tế bệnh tật thứ 10) International
Classification diseases tenth revisio

MICS


Multiple Idicator Cluster Surveys

WHO

(Tổ chức Y Tế Thế Giới) World Health
Organization


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Trang thiết bị / thuốc cấp cứu cho chuyển viện............................... 10
Bảng 1.2. Mơ hình tử vong trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh......................... 19
Bảng 1.3. Bệnh cấp cứu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh ........................................ 20
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017 .. 38
Bảng 3.2. Tổ chức ca, kíp trực cấp cứu ........................................................... 39
Bảng 3.3. Buồng bệnh khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc .............. 41
Bảng 3.4. Trang thiết bị cấp cứu ...................................................................... 41
Bảng 3.5. Trang thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh ...................... 42
Bảng 3.6. Phương tiện chẩn đoán theo dõi phục vụ người bệnh tại giường ... 42
Bảng 3.7. Tỷ lệ danh mục thuốc thiết yếu các bệnh viện tuyến huyện............ 44
Bảng 3.8. Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu .................................. 45
Bảng 3.9. Tỷ lệ kỹ thuật chuyên sâu thực hiện tại các bệnh viện .................... 46
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh viện có đơn nguyên sơ sinh, góc sơ sinh phịng sanh và
phịng mổ .......................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Tỷ lệ thực hiện nội dung đơn nguyên sơ sinh tại các bệnh viện ... 47
Bảng 3.12. Phương tiện vận chuyển người bệnh ............................................. 48
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh của các bệnh viện............................... 49
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh sơ sinh nội trú của các bệnh viện ................................ 50
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh nội trú của các bệnh viện ................... 51

Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh của tuyến trước chuyển đến các bệnh
viện ................................................................................................................... 52
Bảng 3.17. Mơ hình bệnh cấp cứu sơ sinh theo 21 chương bệnh của ICD-10 53
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh theo nhóm tuổi ................................... 53
Bảng 3.19. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất ...................................... 54
Bảng 3.20. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất tuyến huyện ................. 54


Bảng 3.21. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất tuyến tỉnh ..................... 55
Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm đủ tháng tuyến
huyện ................................................................................................................ 55
Bảng 3.23. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm đủ tháng tuyến
tỉnh .................................................................................................................... 56
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm thiếu tháng tuyến
huyện………….. .............................................................................................. 56
Bảng 3.25. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm thiếu tháng tuyến
tỉnh .................................................................................................................... 57
Bảng 3.26. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm già tháng tuyến
huyện ................................................................................................................ 57
Bảng 3.27. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm già tháng tuyến
tỉnh .................................................................................................................... 58
Bảng 3.28. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh chuyển viện ........................................ 58
Bảng 3.29. Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh chuyển viện của tuyến huyện ............ 59
Bảng 3.30. Tỷ lệ tử vong cấp cứu sơ sinh theo tuyến điều trị ......................... 60
Bảng 3.31. Tỷ lệ tử vong cấp cứu sơ sinh theo thời gian điều trị tại các bệnh
viện ................................................................................................................... 60
Bảng 3.32. Tỷ lệ tử vong cấp cứu sơ sinh theo nhóm tuổi .............................. 61
Bảng 3.33. Năm bệnh cấp cứu sơ sinh tử vong nhiều nhất.............................. 61



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đào tạo nguồn nhân lực trực ............................................... 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phương cấp cứu chuyên sâu ............................................... 43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh viện có đủ thuốc cấp cứu theo danh mục .................. 43
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ danh mục thuốc thiết yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh .............. 44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến ................... 45
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các nguồn lực đơn nguyên sơ sinh ..................................... 47
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thực hiện nguồn lực chuyển viện cấp cứu sơ sinh ............ .48
Biểu đồ 3.8.Tỷ lệ bệnh cấp cứu sơ sinh phổ biến nhất nhóm già tháng tuyến
huyện ............................................................................................................... 57
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các bệnh cấp cứu sơ sinh chuyển viện tuyến tỉnh .............. 59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng và
Nhà nước, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em Việt Nam đạt
được là khá tốt so với nhiều quốc gia có mức thu nhập bình quân trên đầu
người tương tự. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn cao theo điều tra
của MISC 2015 tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 82% tử vong trẻ em dưới 01 tuổi.
Việt Nam nằm trong số 42 nước có số trẻ em tử vong cao nhất thế giới với số
lượng ước tính 28.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm, đây chính là một
thách thức lớn trong cơng tác chăm sóc sức khỏe trẻ em [19], [22], [23].
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc trước, trong và sau khi sinh của người dân cũng như chất lượng dịch
vụ vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt ở các bệnh
viện tuyến huyện chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc điều trị cấp cứu sơ

sinh. Nhân lực chuyên ngành nhi khoa sơ sinh còn rất thiếu, nhất là tại tuyến
huyện, tỷ lệ bác sĩ đa khoa làm công tác nhi khoa sơ sinh khá lớn. Năng lực
chuyên môn của cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở còn nhiều hạn chế trong
việc phân loại, phát hiện nguy cơ, theo dõi, tiên lượng, xử trí cấp cứu và hồi
sức sơ sinh [16].
Nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh nước ta, Bộ Y tế có Chỉ thị
01/2015/CT-BYT ngày 09/01/2015 về việc tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh. Bộ Y tế đã phê
duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh
và trẻ em giai đoạn 2015 - 2020” với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 giảm
tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20,40‰; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới
1 tuổi xuống dưới 14‰; tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống dưới 10‰ [19], [22].


2

Cơng tác cấp cứu người bệnh có vai trị quyết định trong việc cứu sống
người bệnh, làm giảm tỷ lệ tử vong người bệnh tại tất cả các tuyến y tế. Cấp
cứu sơ sinh càng có vai trị quan trọng hơn do chiếm tỷ lệ đáng kể trong các
bệnh cấp cứu. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực
cho yêu cầu chăm sóc sức khỏe cịn hạn chế. Thực hiện tốt cơng tác cấp cứu
sơ sinh ngồi địi hỏi phải có sự đáp ứng cơ bản về các nguồn lực, còn đòi hỏi
phải biết được mơ hình bệnh tật và tử vong trẻ em ở từng khu vực cụ thể, kỹ
thuật chuyên sâu [53].
Tại tỉnh Cà Mau hiện nay, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tử vong sơ sinh
còn cao, hệ thống cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh chưa đáp ứng
tốt việc cấp cứu cho trẻ sơ sinh, các nguồn lực của cơng tác cấp cứu sơ sinh
cịn nhiều hạn chế, mơ hình bệnh tật và tử vong bệnh cấp cứu sơ sinh chưa
được nghiên cứu, thống kê một cách bài bản và khoa học [52], [53].
Việc xác định thực trạng nguồn lực phục vụ cho cấp cứu sơ sinh trong

tỉnh Cà Mau hiện nay là rất cần thiết. Để có cơ sở khoa học, từ đó đề xuất các
biện pháp khả thi và tích cực, nhằm cải thiện tình hình bệnh tật và tử vong trẻ
sơ sinh tại tỉnh Cà Mau, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
nguồn lực và tình hình cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà
Mau năm 2017- 2018” với các mục tiêu sau:
1. Xác định thực trạng các nguồn lực phục vụ cho công tác cấp cứu sơ
sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017 - 2018.
2. Xác định tỷ lệ các loại bệnh tật cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện
trong tỉnh Cà Mau năm 2017 - 2018.
3. Xác định tỷ lệ tử vong và nguyên nhân tử vong bệnh cấp cứu sơ sinh
tại các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017 - 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và sự phát triển ngành cấp cứu
1.1.1. Khái niệm về cấp tính và cấp cứu
Cấp tính là một trạng thái bệnh lý xảy ra đột ngột, có khả năng diễn biến
thành cấp cứu trong 24 giờ.
Cấp cứu là một trạng thái bệnh lý nặng cần cấp cứu ngay, can thiệp ngay
tức khắc hoặc trong 1-2 giờ để cứu sống bệnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến
chức năng sống hoặc nguy kịch đến tính mạng [32].
1.1.2. Hồi sức cấp cứu và nhu cầu phát triển ngành cấp cứu
Sau vụ dịch bại liệt ở Châu Âu năm 1950, khái niệm Hồi sức cấp cứu
(HSCC) được xuất hiện dùng để chỉ việc điều trị các bệnh nhân nội khoa cần
được phục hồi các chức năng sống, đứng đầu là hồi sức hơ hấp, thần kinh, địi
hỏi phải khẩn cấp hồi sức, thơng khí nhân tạo, phục hồi chức năng vận động,
đảm bảo nuôi dưỡng và chống loét. Từ đó, các trung tâm hồi sức cấp cứu có

mặt ở tất cả các bệnh viện châu Âu, châu Mỹ [48].
Mười năm sau khi trung tâm hồi sức đa năng ra đời, người ta đã đưa ra
hai phương án để bệnh nhân sớm được tiếp cận với đơn vị điều trị tích cực
nhằm mục đích hạn chế tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật của bệnh:
- Thành lập các trung tâm vận chuyển cấp cứu, gồm có: Trung tâm thu
nhận tin, đội xe và các kíp cấp cứu thường trực 24/24 giờ, có tầm hoạt động
trong phạm vi bán kính 15 km để tiếp cận các nạn nhân, bệnh nhân trong
vòng 15 phút.
- Tổ chức đơn vị cấp cứu, vận chuyển nạn nhân, bệnh nhân ngay tại
khoa cấp cứu.


4

Sau một thời gian hoạt động, người ta đi đến kết luận: Các trung tâm vận
chuyển cấp cứu rất có tác dụng nhưng tốn kém và bị tách rời bởi các chuyên
khoa. Khoa cấp cứu bao gồm kíp cấp cứu và các kíp vận chuyển cấp cứu hình
thành một hệ thống tổ chức cấp cứu y tế EMS (Emergency Medecine
Services). Nó có cơ sở lý luận của chuyên ngành mới và phong phú hơn hẳn
tầm vóc của một khoa điều trị tích cực, một khoa mà đến nay vẫn là niềm tự
hào của bệnh viện hiện đại. Khi mới thành lập, các khoa cấp cứu phải qua một
khâu vất vả để tập hợp đủ các chuyên gia giỏi để làm cơng tác cấp cứu. Từ đó
ở các nước phát triển đã hình thành một đội ngũ bác sỹ, y tá cấp cứu có thể
đảm nhận được mọi loại cấp cứu, trở thành đội quân chủ lực của mạng lưới
cấp cứu trong bệnh viện. Do khơng có sự chồng chéo giữa các chuyên khoa
nên công suất điều trị cấp cứu được tăng lên. Đội xe cấp cứu do khoa cấp cứu
quản lý, vì thế bệnh viện đã thực sự tiếp cận bệnh nhân ngay nơi xảy ra tai
nạn hoặc nơi có bệnh nhân cấp cứu và quản lý nạn nhân, bệnh nhân từ đầu
đến cuối, chính vì thế mà hữu hiệu hơn nhiều so với trung tâm vận chuyển
cấp cứu [48].

1.2. Nguồn lực của công tác cấp cứu tại bệnh viện
Nguồn lực của công tác cấp cứu tại bệnh viện bao gồm: Cơ sở vật chất,
thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh và nhân lực làm
công tác cấp cứu.
Nguồn lực của công tác cấp cứu tại bệnh viện còn được phản ánh gián
tiếp qua tổ chức ca, kíp trực cấp cứu, khả năng thực hiện danh mục kỹ thuật
hồi sức cấp cứu theo phân tuyến và tổ chức chuyển viện cấp cứu an toàn. Quy
chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc ban hành kèm theo Quyết định
số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về nguồn lực cấp cứu tại các bệnh viện như sau [9].


5

1.2.1. Cơ sở vật chất
1.2.1.1. Khoa Cấp cứu
Khoa Cấp cứu được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận, vận chuyển
và đáp ứng yêu cầu cấp cứu gồm các phòng: Phòng tiếp nhận và phân loại
người bệnh, phòng thăm dò chức năng cấp cứu, phòng phẫu thuật và thủ thuật
can thiệp cấp cứu, phòng lưu theo dõi, phòng cấp cứu người bệnh nặng,
phòng cách ly, phòng để thiết bị dụng cụ [9].
1.2.1.2. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc
Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc được bố trí liên hồn và
hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác chăm sóc và điều trị tích cực
người bệnh
Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc có: Buồng bệnh thông
thường, buồng bệnh cách ly, buồng bệnh vô khuẩn, buồng thủ thuật, buồng để
các phương tiện, máy móc, dụng cụ, nơi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh, nơi
rửa dụng cụ [9].
1.2.2. Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh

1.2.2.1. Khoa cấp cứu
Khoa cấp cứu có đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và thuốc bảo đảm
cấp cứu theo danh mục quy định phù hợp với từng hạng bệnh viện. Các trang
thiết bị, dụng cụ cơ bản bao gồm:
+ Hệ thống cung cấp oxy và khí nén
+ Hệ thống cung cấp nước sạch
+ Các phương tiện phục vụ cho chẩn đoán và thăm dò chức năng cấp
cứu, thủ thuật can thiệp, xét nghiệm cấp cứu tại chỗ, các phương tiện phục vụ
cho cấp cứu người bệnh, các phương tiện bảo đảm yêu cầu vận chuyển người
bệnh.


6

+ Hệ thống tin học quản lý [9].
1.2.2.2. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc
Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh khoa Cấp
cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc, bao gồm:
- Hệ thống cung cấp oxy trung tâm;
- Hệ thống khí nén và hút trung tâm;
- Điện ưu tiên và nguồn điện dự phòng;
- Hệ thống nước sạch, vơ trùng, nước nóng;
- Giường bệnh chun dùng cho hồi sức cấp cứu có hệ thống báo gọi;
- Hệ thống máy theo dõi liên tục;
- Các phương tiện phục vụ chẩn đoán, theo dõi tại giường (máy chụp X
quang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm nhanh, đèn gù...);
- Các phương tiện phục vụ điều trị (máy truyền dịch, bơm tiêm điện,
máy hô hấp nhân tạo xâm nhập và không xâm nhập, bóng Ambu, hệ thống hút
liên tục, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim, các máy lọc máu ngoài thận, nội soi:
phế quản, thực quản dạ dày...);

- Phương tiện vận chuyển bệnh nhân (xe cáng, xe đẩy, bình oxy nhỏ,
máy thở dùng trong vận chuyển...);
- Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục được Giám đốc phê duyệt [9].
1.2.3. Nhân lực
1.2.3.1. Khoa cấp cứu
Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ
chuyên môn cấp cứu.
Cán bộ làm công tác cấp cứu phải thường xuyên được đào tạo bổ sung
và cập nhật kiến thức mới [9].


7

1.2.3.2. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc
Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ
chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc.
Cán bộ làm cơng tác cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên
được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới [9].
1.3. Tình hình nguồn lực cấp cứu sơ sinh ở nước ta
Kết quả hoạt động giám sát của Bệnh viện Nhi đồng 1 vào năm 2006 tại
các tỉnh thành phía Nam và năm 2012 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
cho thấy: Các tỉnh đều thành lập đơn nguyên sơ sinh nhưng còn nhiều hạn chế
như thiếu nhân lực, thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cao (máy thở, máy siêu
âm tại giường, hệ thống oxy trung tâm, Warmer, bơm tiêm tự động) [5].
Nghiên cứu của Bạch Văn Cam tại Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2006 cho
thấy công tác chuyển viện tại các tỉnh còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ chuyển viện
khơng an tồn của các Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 27,8%; tử vong trên đường
chuyển viện chiếm 35,1% tử vong trước nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1;
trang thiết bị trên xe cấp cứu chưa đáp ứng yêu cầu (13% chưa có máy hút,
100% chưa có máy đo SpO2); trên 90% nhân viên y tế chuyển viện là điều

dưỡng; trên 80% nhân viên y tế chuyển viện chưa được tập huấn về công tác
chuyển viện [24].
Nghiên cứu của Lê Xuân Ngọc tại các bệnh viện nhi trong cả nước năm
2009, cho thấy: Tất cả các bệnh viện hạng I có 100% nhân viên được đào tạo
về hồi sức cấp cứu, tỷ lệ này còn thấp ở bệnh viện hạng III (0 – 67%); 100%
bệnh viện có máy giúp thở, monitor, máy bơm tiêm, máy truyền dịch, máy
điện tim; 55 - 77% bệnh viện có máy sốc điện, máy siêu âm, X quang tại
giường và hệ thống oxy, khí nén trung tâm [42].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương về hệ thống cấp cứu nhi
khoa toàn quốc tại 10 BV nhi và 86 Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2008, cho


8

thấy: Bệnh viện đa khoa tỉnh có phịng cấp cứu nhi riêng chiếm 69,8%, có
phịng sơ sinh riêng là 64%; tỷ lệ giường bệnh nhi/giường bệnh chung là
12,5%; giường bệnh cấp cứu/giường bệnh chung là 5,3%; nhiều bệnh viện đa
khoa tỉnh còn thiếu nhiều trang thiết bị cấp cứu thiết yếu và nhiều bệnh viên
đa khoa tỉnh chưa thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn cao [4].
1.4. Nguồn lực cho cấp cứu sơ sinh
1.4.1. Đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện
+ Cơ sở vật chất [10]
- Số giường: Tối thiểu có 2 giường sơ sinh.
- Phòng cho sơ sinh phải bảo đảm ấm từ 25 - 280C, tránh gió lùa, có
phương tiện sưởi ấm.
- Có nơi thay áo chồng, có bồn rửa tay trước khi vào phịng trẻ.
- Tại khoa sản có góc sơ sinh trong phịng đẻ và phịng mổ đẻ: Có diện
tích 3 - 4 m2; Có phương tiện/đèn sưởi ấm; Có bộ hồi sức sơ sinh; Có cân,
thước đo trẻ; Có nguồn oxy, dây nối; Có đủ các loại thuốc, dịch truyền như
quy định của đơn nguyên sơ sinh.

+ Trang thiết bị [10]
- Bàn làm rốn và hồi sức sơ sinh.
- Đèn sưởi ấm.
- Cân trẻ sơ sinh và thước đo chiều dài.
- Nhiệt kế.
- Hệ thống thở oxygen: bình oxy, bóng bóp sơ sinh và mặt nạ các cỡ.
- Bộ hồi sức sơ sinh:
 Máy hút và ống hút.
 Bóng bóp cỡ 200ml đến 250ml, mặt nạ sơ sinh số 0 và số 1.
 Bộ đặt nội khí quản sơ sinh, ống nội khí quản sơ sinh các cỡ: 2; 2,5;
3; 3,5.


9

- Bơm kim tiêm và dây truyền dịch, kim bướm cho trẻ em.
- Kim lấy thuốc số 18.
- Băng dính, băng cuộn.
- Ống thông dạ dày, ống thông hậu môn.
- Găng tay vơ trùng.
- Bồn rửa tay có nước và xà phòng, khăn lau tay.
- Bàn chải, xà phòng.
- Ống hút đờm số 6 - 8, găng sạch.
- Hệ thống thở oxygen: Bộ trộn oxygen - khí trời.
- Kim luồn tĩnh mạch, kim bướm.
- Đèn chiếu vàng da.
- Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).
- Bộ chọc dò tủy sống.
- Máy đo độ bão hòa oxygen qua da (nếu có điều kiện)
- Máy đo đường huyết tại giường (nếu có điều kiện).

- Giường sưởi ấm, lồng ấp.
- Giường thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru.
- Đồ vải sạch dùng cho sơ sinh.


10

+ Trang thiết bị / thuốc cấp cứu cho chuyển viện:
Bảng 1.1. Trang thiết bị / thuốc cấp cứu cho chuyển viện [10]
Các loại trang thiết bị cần thiết
- Bóng, mặt nạ dùng cho trẻ sơ sinh.

Các loại thuốc thiết yếu
- Dịch truyền: Glucose 10%;

- Bình/túi oxygen đủ dùng trong q trình Natri clorid 0,9%; Natri
chuyển.

bicarbonat 4,2%.

- Ống thơng, bộ dây nối thở oxy, ống - Phenobacbital.
thông dạ dầy, hút dịch; bơm tiêm.

- Adrenalin 1‰.

- Bộ đặt nội khí quản, ống nội khí quản - Kháng sinh: Gentamicin;
các cỡ 2,5; 3; 3,5.

Ampixilin tiêm.


- Ống nghe; nhiệt kế, máy hút đờm/nhớt.
- Phương tiện/thiết bị ủ ấm.
- Thiết bị đo độ bão hịa oxygen qua da
(nếu có điều kiện).
(Nguồn: Quyết định số: 1142/2011/QĐ-BYT)
+ Thuốc
- Dịch truyền: Glucose 10%, Natri clorid 0,9%.
- Kháng sinh: Benzyl penicilin, Ampicilin, Gentamycin, Cefotaxim,
Ceftriaxon, Cloxacilin, Amikacin, Nystatin.
- Thuốc cấp cứu: Adrenalin 1/1000.
- Dung dịch sát khuẩn da/chăm sóc rốn: Tím gentian 0,5%, cồn 700
hoặc Povidon iod 2,5%.
- Nystatin 100.000 đv đánh tưa hoặc uống.
- Mỡ tetracyclin 1% nhỏ mắt.
- Argyrol 1%.
- Vitamin K1.


11

- Vaccin: BCG, viêm gan B (theo lịch tiêm chủng).
- Dung dịch khử khuẩn dụng cụ: Clorhexidin, Glutaraldehyd,
Hexaniose, Cloramin.
- Dịch truyền các loại: Glucose 5%, Natri bicarbonat 4,2%, 1,4%.
- Thuốc chống co giật: Phenobarbital.
- Cafein citrat 7%, Theophylin.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh: Clorhexidin 4%.
+ Nhân lực
- Về số lượng: Bảo đảm ngun tắc ln có nhân viên trực (24/24) để
theo dõi và xử trí các diễn biến của trẻ sơ sinh.

- Yêu cầu về chuyên môn:
Các nhân viên được phân cơng chăm sóc sơ sinh cần được đào tạo về
cấp cứu hồi sức sơ sinh; chăm sóc sơ sinh thiết yếu; chăm sóc trẻ đẻ non từ
500g trở lên; thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru; chăm
sóc, điều trị, theo dõi sơ sinh bệnh theo Hướng dẫn quốc gia.
Bác sĩ và nữ hộ sinh của khoa Sản cần được đào tạo về chăm sóc sơ
sinh thiết yếu; hồi sức sơ sinh; cập nhật các nội dung trong Hướng dẫn quốc
gia về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh.
1.4.2 Đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
+ Cơ sở vật chất [10]
- Số giường tối thiểu cho trẻ sơ sinh là 6 - 10 giường.
- Phòng cho sơ sinh phải bảo đảm ấm, nhiệt độ khoảng 25-280C, tránh
gió lùa, có dụng cụ sưởi ấm.
- Có bồn rửa tay, đủ nước sạch và xà phịng trong mỗi phịng. Tốt nhất
là có một bồn rửa tay cho 4 giường bệnh.
- Có nơi thay áo chồng, rửa tay, thay dép trước khi vào phịng trẻ.


12

- Số giường cho phịng cấp cứu: Ước tính theo tỷ lệ 1 giường/1.000 trẻ
đẻ sống tại bệnh viện.
- Diện tích cho mỗi giường cấp cứu là 3,5m2. Khoảng cách giữa 2
giường bệnh tốt nhất là khoảng 0,9m. Nếu kê 2 dãy giường thì lối đi giữa 2
dãy giường là 2m.
- Có ổ cắm điện riêng cho mỗi giường.
- Có thuốc sát khuẩn nhanh tại giường.
- Có oxy trung tâm.
- Có tủ đựng đủ phương tiện cấp cứu, thuốc và dịch truyền.
- Có phịng thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru.

- Phịng làm thủ thuật: Có bàn làm thủ thuật, có các phương tiện cấp
cứu, có tủ thuốc và dịch truyền, có bồn rửa tay, đủ nước sạch và xà phịng.
- Phịng chăm sóc trẻ: Có bàn để thực hiện chăm sóc cần thiết; Có 1 góc
để tắm trẻ: có phương tiện/đèn sưởi ấm, có đủ nước sạch, nước nóng.
● Góc sơ sinh trong phịng đẻ và phịng mổ: Có diện tích 3 - 4m2; Có
phương tiện/đèn sưởi ấm; Có bình oxy, dây nối; Có bộ hồi sức sơ sinh: máy
hút và ống hút; bóng bóp cỡ 200ml đến 250ml, mặt nạ sơ sinh số 0 và số 1; bộ
đặt nội khí quản sơ sinh, ống nội khí quản sơ sinh các cỡ: 2; 2,5; 3; 3; Có cân,
thước đo trẻ; Có đủ các loại thuốc, dịch truyền như quy định của đơn nguyên
sơ sinh tuyến tỉnh [15].
+ Trang thiết bị: Ngoài các TTB như ở tuyến huyện cần có thêm
- Máy hút chân khơng.
- Catheter rốn số 3,5 - 5F.
- Chạc 3, 4.
- Bộ chọc dò và mở màng phổi.
- Bộ truyền máu.
- Bộ thay máu.


13

- Máy bơm tiêm tự động, dây nối bơm tiêm.
- Catheter tĩnh mạch trung tâm, bộ dụng cụ đo ALTMTT
- Máy thở, máy monitor.
- Máy đo khí máu.
- X quang chụp tại giường.
- Máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều.
+ Thuốc, dịch truyền: Ngoài các loại thuốc như tuyến huyện cần có
thêm:
- Dịch truyền: Dung dịch acid amin 10%, Lipofundin 20%, Natri clorid

ưu trương, Calci clorid 10%, Kali clorid 10% và Máu.
- Thuốc cấp cứu tim mạch: Dopamin, Dobutamin.
- Morphin, Fentanyl, Naloxon.
- Heparin, Lidocain.
- Kháng sinh: Ciprofloxacin.
+ Nhân lực
- Tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng: 1:5 đến 1:3.
- Tỷ lệ điều dưỡng/trẻ bệnh: 1:5; đối với những trẻ bệnh cần chăm sóc
đặc biệt, tỷ lệ này khơng nên q 1:4; đối với các trường hợp cần chăm sóc
tăng cường, tốt nhất là tỷ lệ 1:2.
- Yêu cầu về trình độ chuyên môn: Bác sĩ và điều dưỡng trong đơn
nguyên sơ sinh cần được đào tạo về chương trình Cấp cứu hồi sức sơ sinh
toàn diện; cập nhật Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ
sinh sản - phần chăm sóc sơ sinh.
Bác sĩ và nữ hộ sinh của khoa Sản cần được đào tạo về chăm sóc sơ
sinh thiết yếu, hồi sức sơ sinh, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và cập nhật các
nội dung trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản - Phần làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh.


14

1.5. Đại cương về mơ hình bệnh tật và tử vong
1.5.1 Định nghĩa mơ hình bệnh tật và tử vong
Mơ hình bệnh tật và tử vong là kết cấu phần trăm các nhóm bệnh và tử
vong của các bệnh. Như vậy, mơ hình bệnh tật và tử vong của một khu vực
trong một giai đoạn chính là kết cấu phần trăm các nhóm bệnh, các bệnh và tử
vong các bệnh của khu vực trong giai đoạn đó [45].
Từ mơ hình bệnh tật và tử vong người ta có thể xác định được các bệnh
phổ biến nhất, các bệnh có tử vong nhiều nhất giúp cho định hướng lâu dài và

kế hoạch phòng chống bệnh tật trong giai đoạn tới và nghiên cứu khoa học ở
từng khu vực cụ thể.
Việc thống kê bệnh tật và tử vong tại cộng đồng là một việc cực kỳ khó
khăn, đặc biệt đối với các nước nghèo và đang phát triển, vì vậy, có thể xem
kết cấu bệnh tật và tử vong tại bệnh viện đa khoa là đại diện cho kết cấu bệnh
tật và tử vong của cộng đồng dân cư khu vực trực thuộc [26].
Thống kê bệnh tật và tử vong tại bệnh viện cịn thể hiện trình độ, khả
năng chẩn đốn, phân loại người bệnh hoặc bệnh tật theo các chuyên khoa để
đảm bảo điều trị có hiệu quả. Thực chất đó là khả năng đảm bảo phục vụ
chăm sóc người bệnh của bệnh viện. Bởi vì có phân loại, chẩn đốn đúng,
mới có thể tiên lượng, điều trị đúng và có hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó làm
giảm tỷ lệ tử vong, tiết kiệm kinh phí thuốc men và các phương tiện khác
[44], [53], [54].
Thống kê bệnh tật và tử vong là đặc thù riêng của y tế và là nội dung
quan trọng của công tác quản lý bệnh tật.
1.5.2. Khái quát về bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10)
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức
khỏe lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm và mã
hóa các ICD trước đây. ICD-10 đã được Tổ chức Y tế Thế giới triển khai xây


15

dựng từ tháng 09 năm 1993. Toàn bộ danh mục được xếp thành 21 chương, từ
I đến XXI theo các nhóm bệnh. Bộ mã từng bệnh gồm 4 ký tự với ký tự đầu
tiên là chữ cái (từ A đến Z, trừ U), tiếp đến là 3 ký tự số ở vị trí thứ 2, 3, 4.
Trước ký tự số thứ 4 là dấu chấm (). Về nguyên tắc, bộ mã ICD-10 có cấu
trúc và sắp xếp từ A00.0 đến Z99.9. ICD-10 cho phép mã hóa khá chi tiết và
đầy đủ các loại bệnh tật và cho phép triển khai sâu tùy từng loại bệnh tật [17].
Danh mục 21 chương bệnh gồm [17]

+ Chương I

: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.

+ Chương II

: Bướu tân sinh.

+ Chương III

: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên
quan cơ chế miễn dịch.

+ Chương IV

: Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa.

+ Chương V

: Rối loạn tâm thần và hành vi.

+ Chương VI

: Bệnh của hệ thần kinh.

+ Chương VII

: Bệnh mắt và phần phụ.

+ Chương VIII


: Bệnh tai và xương chũm.

+ Chương IX

: Bệnh hệ tuần hoàn.

+ Chương X

: Bệnh hệ hô hấp.

+ Chương XI

: Bệnh hệ tiêu hóa.

+ Chương XII

: Bệnh da và mơ dưới da.

+ Chương XIII

: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết.

+ Chương XIV

: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.

+ Chương XV

: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản


+ Chương XVI

: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh.

+ Chương XVII

: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc
thể.


×