Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quản lý hộ tịch cần đơn giản, tiện ích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.7 KB, 3 trang )

Quản lý hộ tịch cần đơn giản, tiện ích
Quản lý hộ tịch là vấn đề thực sự quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.
Hiện công tác này đang được chỉnh sửa theo hướng hiện đại, cập nhật, hạn
chế tình trạng thủ công, phân tán nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối lo.
Hai hệ thống hộ tịch sẽ song song tồn tại
Hiện nay, để quản lý các thông tin về hộ tịch của công dân như khai sinh, kết
hôn, ly hôn… cơ quan hành chính các cấp đều ghi chú việc đăng ký ở nhiều loại
sổ và cấp các bản đăng ký cho công dân. Cách thức đăng ký hộ tịch này dẫn
đến tình trạng dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán ở các sổ hộ tịch khác
nhau và được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau. Điều này khiến cho các cơ quan,
tổ chức không nắm được đầy đủ, chính xác các yếu tố nhân thân về hộ tịch của
mỗi cá nhân; còn cá nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi cần chứng minh nhân
thân hộ tịch của mình.
Theo dự thảo Luật Hộ tịch do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, tất cả các sự kiện
hộ tịch của công dân sẽ được ghi tất cả trong một sổ gọi là sổ đăng ký khai
sinh. Sổ đăng ký khai sinh sẽ là sổ hộ tịch gốc, nơi đăng ký khai sinh là nơi quản
lý hộ tịch gốc của cá nhân, các việc hộ tịch sau khi được đăng ký phải được ghi
vào sổ đăng ký khai sinh. UBND cấp xã lưu đồng thời hai sổ, số giấy (bản gốc)
và sổ điện tử. Cả bốn cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã đều có cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử.
Tuy nhiên, nếu thay đổi phương thức đăng ký hộ tịch theo hướng một sổ thay
vì nhiều sổ như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng có hai hệ thống hộ tịch song
song tồn tại. Đó là hệ thống dữ liệu của những người đã đăng ký từ trước Luật
này có hiệu lực và hệ thống dữ liệu mới theo luật. Có ý kiến cho rằng, tình
trạng hai hệ thống dữ liệu và hai phương thức đăng ký (một số và nhiều sổ)
chấm dứt có thể phải mất 100 năm nữa. Cục Lãnh sự cho rằng nên giữ nguyên
tình trạng nhiều sổ như hiện nay và không cần phải xâu chuỗi các sự kiện hộ
tịch của cá nhân để quản lý.
Theo tổ biên tập, nếu không đổi mới phương thức đăng ký và quản lý hộ tịch
thì mãi mãi sẽ không có hệ thống đăng ký khoa học và không thể cải cách thủ
tục hành chính trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc đổi mới này phải bảo đảm


không tạo ra sự biến động lớn, làm phiền phức, xáo trộn người dân một các
không cần thiết. Theo đó, kể từ ngày luật có hiệu lực, những người đăng ký
khai sinh sẽ được đăng ký theo phương thức mới, những người đã đăng ký hộ
tịch trước ngày Luật có hiệu lực sẽ lập lại sổ hộ tịch cho họ khi có yêu cầu.
Quên cập nhật dữ liệu, trách nhiệm thuộc về ai
Khi có sự thay đổi về các sự kiện hộ tịch như đăng ký kết hôn, nhận nuôi con
nuôi, khai tử thì hộ tịch viên nơi đăng ký phải thông báo cho hộ tịch viên nơi
đăng ký khai sinh để ghi vào sổ hộ tịch. Cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng, trình
độ của những người làm công tác tư pháp, hộ tịch tại cấp xã, đặc biệt là ở
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế nên công tác thông báo lại
để ghi sổ rất dễ bị sai sót, nhầm lẫn hoặc bỏ quên. Nếu như vì quên không cập
nhật thông tin về việc kết hôn, ly hôn khiến một người có thể kết hôn hai lần, vi
phạm chế định hôn nhân gia đình thì trách nhiệm thuộc về ai?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, mỗi người cần có một
sổ, nên gọi là sổ hộ tịch và lấy nơi khai sinh làm gốc. Cần thiết kế một mục
dành cho sự di biến động hộ tịch, khi đăng ký ở nơi mới, cán bộ nơi đó có trách
nhiệm thông báo về cho nơi cũ. Như vậy, công dân đỡ phiền hà. Tuy nhiên, khi
kỷ luật hành chính chưa tốt, liệu cán bộ nơi đăng ký mới có thể thông báo về
nơi có sổ gốc?
Còn một thực tế rất dễ xảy ra, đó là những người đi lao động, làm ăn ở miền
nam, kết hôn rồi sinh con, đăng ký khai sinh tại nơi mình tạm trú. Khi công việc
không thuận lợi, chuyển cả gia đình ra bắc. Tuy nhiên, các sự kiện hộ tịch phát
sinh như kết hôn, ly hôn sau này đều phải thông báo lại với cơ quan quản lý hộ
tịch ở miền nam dù họ không bao giờ quay lại đó nữa. Như vậy việc quản lý
thông tin cá nhân tưởng là dễ mà có khi lại hóa ra phiền phức.
Chúng ta đang tích cực cải cách thủ tục hành chính, “xén” những quy trình, thủ
tục không cần thiết. Do đó, khi chúng ta đổi mới phương thức quản lý hộ tịch,
cần tìm ra giải pháp có thể phát huy được những ưu điểm của cách làm cũ, xây
dựng cách làm mới hiệu quả chứ không cần phải mất đến cả trăm năm để duy
trì cả hai hệ thống cùng vận hành thì thật khó quản lý. Các nhà làm luật muốn

quản lý thông tin hộ tịch cá nhân thông qua mã số định danh. Tuy nhiên việc
xây dựng mã số định danh cá nhân mà cũng chỉ áp dụng cho đối tượng vừa
khai sinh để quản lý hộ tịch thì những người đã khai sinh trước đó, chiếm phần
đông dân số, sẽ chẩng có mã số định danh?
H.N
Nguồn: www.nhandan.org.vn Cập nhật lúc 19:34, Thứ hai, 26/03/2012
(GMT+7)

×