Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tài nguyên nước và vai trò của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.03 KB, 9 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP.HỒ CHÍ MINH
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
BÀI THUYẾT
TRÌNH
Đề tài: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI
PHÁP


Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Thanh Diễm
Nhóm thực hiện: nhóm 12

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
A. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tài nguyên nước và vai trò của nó:
Nước – nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận, là thành
phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Có thể coi nước là thành phần quyết
định sự tồn tại và phát triển của đất nước. Nước là cội nguồn của sự sống
Thiếu nước thì thế giới hữu cơ: thực vật, động vật, con người không thể phát
triển được.
Hơi nước trong không khí đóng vai trò cân bằng nhiệt độ trên trái đất
Nước là nhân tố tạo thành bề mặt trái đất trong quá trình hình thành dịa chất.
tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể
2. Sự cung ứng nước trên toàn cầu
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất, còn lại là đất liền. Lượng nước chứa
trong thủy quyển, theo tính toán của UNESCO, là 1388.10
6


km
3
(100%), trong đó
lượng nước ngọt chiếm 35.10
6
km
3
(2,5%), nước mặn chiếm 1351.10
6
km
3
(97,5%).
Tuy nhiên, trong số 2,5% lượng nước ngọt ít ỏi lại chỉ có khoảng 30% ở dạng lỏng,
còn lại xấp xỉ 70% là dạng rắn (băng, tuyết). Cũng trong lượng nước ngọt dưới
dạng lỏng rất nhỏ bé này, có tới 98% lại ở dưới dạng nước ngầm và chỉ còn khoảng
2% tồn tại dưới dạng nước trong các sông và hồ chứa – hình thành nên tài nguyên
nước quan trọng nhất có tác động trực tiếp tới đời sống con người (Bảng 1).
Các dạng nước Khối lượng nước (%)
Đại dương 97, 5
Băng tuyết 1,98
Nưới ngầm 0,60
Sông hồ, cơ thể sống và không khí 0,02
Bảng 1.Phân bố của các dạng nước trên Trái đất
Chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được
và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử
dụng (Miller, 1988).
Nước còn liên quan với nhiều hiện tượng thiên tai. Khoảng 90% các dạng thiên
tai (lũ lụt, hạn hán, sương mù, bão tuyết ) trong thập kỷ 1990 có liên quan tới
nước.
B. CÁC NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC:

1. Nước mặt:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Đặc điểm:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxi
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp
nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không đáng kể.
Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi
ô nhiễm.
2. Nước dưới đất (nước ngầm).
Được khai thác từ các tầng chứa dưới đất. chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào
cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là
nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước
chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn
phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Đặc điểm:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn dịnh.
- Không có oxy, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2…
- Chứa nhiều chất khoáng hòa tan, chủ yếu là :sắt, mangan, canxi, magie, flo.
- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
3. Nước biển (nước mặn):
Thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo
vị trí địa lý: khu cửa song gần hay xa bờ.
Đặc điểm: có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động-thực vật
Ngoài ra còn có nhiều nguồn nước khác như nước mưa, nước khoang1n nước lợ

nước chua phèn…
 So với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn hơn rất nhiều so với
nước của các con sông và hồ chứa. Đây là nguồn nước ngọt rất dồi dào của nhân
loại. Nếu chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý thì nước ngầm sẽ cho chúng ta
nguồn nước ngọt rất bền vững.
 Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế
giới, sau đó là Nga và Canada.
C. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC:
Hình: Chu trình tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các
đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên
những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên
đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị
ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám
mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia
tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết
được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng
nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và
chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi
trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt.
Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong
khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và
nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy,
không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm
xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm
ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần
nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ
cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới
sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo
hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại
dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước "kết thúc" … và lại bắt đầu.
D. Những vấn đề chung về tài nguyên nước toàn cầu:
1. Khái niệm ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
2. Tình trạng ô nhiễm ở thế giới:
Tài nguyên nước trên thế giới đang bị đe dọa. Theo một phúc trình của Liên
Hiệp Quốc năm 2006, có tới 1,1 tỷ người không tiếp cận được nước sạch và hơn
2,6 tỷ người không có điều kiện vệ sinh cơ bản. 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 4,43
triệu em ở độ tuổi đến trường bị chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến nước và
vệ sinh môi trường. Một nghịch lý là người dân ở các nước nghèo phải tốn nhiều
tiền cho nước sạch hơn so với các nước phát triển từ 5-10 lần. Ước tính mỗi ngày
trên thế giới có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn.
Cho đến nay, việc thiếu tiếp cận nước sạch là vi phạm nhân quyền lớn nhất trên
thế giới. Theo bà Maude Barlow - cố vấn cao cấp về nước cho Chủ tịch Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc, gần 2 tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước
và 3 tỷ người không có nước dùng trong vòng 1 km từ nơi ở của họ. Cứ 3,5 giây có
1 trẻ em chết do uống nước bẩn.
Tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên ở các nước bên kia bờ Đại Tây Dương.
Trong khi tại các nước ở Địa Trung Hải, các nguồn nước tự nhiên cạn kiệt do sự
bùng nổ của ngành du lịch và nông nghiệp trong khu vực.
Châu Á đang đứng trước hiểm họa khan hiếm nguồn nước do tốc độ đô thị hóa,
dân số tăng nhanh và phát triển không bền vững. Nguồn nước ở châu Phi đang ô
nhiễm đến mức báo động. Hạn hán ở các nước bên bờ Đại Tây Dương
Có thể nói nước là một vấn đề liên quốc gia. Một bài báo của tờ The Economist
hồi tháng 5 cho rằng dù nhiều nơi nước hầu như không mất tiền mua, nhưng đó là
thứ giá trị nhất hành tinh. Người ta giết nhau vì "kim cương máu". Các nước phát
động chiến tranh vì giành giật tài nguyên dầu mỏ. Nhưng tất cả những hàng hóa

giá trị nhất trên thế giới sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nếu thiếu nước.
3. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam:
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau.
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa màu,
chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và
phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
+ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu
thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp
Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc
trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công
nghiệp Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất
lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
+ Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước
ta.
- Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả.
+ Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu
Long, ven biển miền Trung…
Nguyên nhân gây ô nhiễm và thiếu hụt nước:
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý. Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
Ô nhiễm nước thường có 2 nguyên nhân:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào

môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
Cây cối sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một
phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo
dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống
cống rãnh, mang theo nhiều chất độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo những loại hóa
chất trước đây đã được cất giữ.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lũ…) có thể rất
nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng toàn cầu.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước
Tốc độ đô thị hoá cao, công nghiệp hóa quá nhanh cộng với dân số bùng nổ gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước hiện có. Môi trường nước ở nhiều
đô thị, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải
trong hoạt động sản xuất. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp dệt
may, công nghiệp giấy có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần,
hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ con người. Việc nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá
nhiều, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác
động tiêu cực tới môi trường nước.

Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân
quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Dân cư quá đông đúc lại không có
hệ thống xử lý nước thải tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương).
Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính
liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng
tăng. Ở nước ta đã từng xảy ra tình trạng dân cư quanh các khu công nghiệp phải
chống chọi với căn bệnh ung thư máu do nguồn nước sử dụng nhiễm quá nhiều
chất độc hại. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản
xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Ung thư da là căn bệnh thường gặp nếu con người dùng nước có quá nhiều chất
Asen tức thạch tín. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống
phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc
bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu
máu, có thể gây ung thư. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch,
lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống,
đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng
Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp. Kim loại nặng các
loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài
tiết, viêm xương, thiếu máu.
Chiến lược lâu dài là người dân tự bảo vệ nguồn nước xung quanh mình nhưng để
đối phó trước mắt mọi người có thể sử dụng nguồn nước đã được lọc kĩ qua các
màng lọc tự nhiên hay nhân tạo. Máy lọc nước là một giải pháp tiết kiệm và hiệu
quả, bạn có thể lọc nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt
chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải
tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

×