Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Dạy học tích hợp giáo dục sức khoẻ vị thành niên cho học sinh cấp thpt qua bài 47 sinh học 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Sinh học)
TÊN SÁNG KIẾN
DẠY HỌC TÍCH HỢP SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC
SINH CẤP THPT QUA BÀI 47 – ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
VÀ SINH ĐẺ CĨ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI, MƠN SINH HỌC LỚP 11

Tác giả: Trần Thị Kim Tuyến
Trình độ chun mơn: ĐHSP Sinh học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hồng Quốc Việt

Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022
0


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN....................................................... 2
1. Tên sáng kiến: ........................................................................................... 2
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo ................................... 2
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: .................................................................... 2
5. Tác giả: ...................................................................................................... 2
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN: ...................................................................................... 2
1. Tình trạng các giải pháp đã biết ................................................................ 2
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ................................ 5
3. Khả năng áp dụng của giải pháp ............................................................. 25


4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp ............................................................................................................. 26
5. Các thông tin cần được bảo mật:............................................................. 27
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:. ....................................... 27
7. Tài liệu gửi kèm: ..................................................................................... 27
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN . 28
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ ................................................................................. 29


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Dạy học tích hợp sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh cấp
THPT qua Bài 47 – Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người, môn Sinh học lớp 11
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trong dạy học môn Sinh học cấp
THPT và Hoạt động trải nghiệm.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng thử nghiệm với đối tượng học sinh lớp 11 THPT
tại trường THPT Hoàng Quốc Việttrong dạy học môn Sinh học năm học 2020 2021 .
Từ ngày 10 tháng 10 năm 2020 đến ngày 31 tháng 01 năm 2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Kim Tuyến
Năm sinh: 1979
Trình độ chun mơn: ĐHSP Sinh học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Kim Tuyến, giáo viên môn Sinh học, trường

THPT Hoàng Quốc Việt, thành phố Yên Bái, tỉnh n Bái.
Điện thoại: 0358210379
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến tại đơn vị
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu:
"Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành


3
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...".
Dạy học không chỉ tập trung vào phát triển kiến thức cho HS mà còn rèn
luyện kĩ năng, năng lực, phương pháp dạy học cần được quan tâm đó là chuyển
từ “dạy học” sang “dạy cách học”, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
theo phương châm "học đi đôi với hành", chú trọng rèn luyện kĩ năng sống, quan
tâm giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên.
Mơn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Sinh học gắn
liền với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ
thông hiện nay, hầu hết các GV chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết
cho HS, rèn luyện KN làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết,
trắc nghiệm,... việc rèn luyện KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống và
giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là vấn
đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên nhiều thầy cơ cịn e ngại khi

dạy, học sinh còn chưa dám mạnh dạn trao đổi các khó khăn, vướng mắc khi gặp
phải...
Thực trạng hiện nay, hiện tượng HS thiếu hiểu biết về giới tính và SKSS
là một vấn đề nhức nhối đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Từ sự thiếu
hiểu biết các em đã có những hành động khơng đúng gây nên những hậu quả
đáng tiếc cho xã hội và bản thân: Nhiều em HS đã phải nghỉ học để trở thành
những ông bố, bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 17, 18 tuổi; Một số HS khác thì tự tử
vì không được bạn khác giới đáp lại sự rung động của bản thân, khơng ít các vụ
đánh nhau ở HS có liên quan đến tình u ..... Khơng ít các vụ nạo phá thai xảy
ra ở lứa tuổi HS THPT..... Những sự thật đau lịng đó đều chứng tỏ sự thiếu hiểu
biết của HS chúng ta về giới tính và SKSS.
Xuất phát từ các lí do trên, chúng tơi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Dạy
học tích hợp sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh cấp THPT qua Bài
47 – Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người, mơn
Sinh học lớp 11”.
1.2. Thực trạng về dạy học tích hợp SKSS VTN trong đạy bài 47, môn
Sinh học lớp 11 của GV


4
Để đánh giá đúng thực trạng dạy học tích hợp SKSS VTN trong dạy bài 47
môn Sinh học 11 , tôi đã tiến hành trao đổi với các giáo viên dạy môn Sinh học
tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì nhận thấy đa số các thầy
cô thường xuyên :
1.2.1. Liên hệ bài học với các vấn đề SKSS VTN:
1.2.2. Vận dụng kiến thức bài học để giải thích VĐTT liên quan đến
SKSS VTN
1.2.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa về SKSS VTN
1.2.4. Tuyên truyền về SKSS VTN
1.2.5. Tổ chức cho HS thực hiện các dự án, đề tài về SKSS VTN

1.3. Thực trạng về việc học tích hợp SKSS VTN trong đạy bài 47, môn
Sinh học lớp 11 của học sinh
1.3.1. Phương pháp điều tra
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS về dạy học rèn luyện tích hợp
SKSS VTN vào thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế 1 phiếu điều tra gồm 5 câu hỏi
và tiến hành điều tra 130 HS( lớp thực nghiệm)
1.3.2. Kết quả điều tra
❖ Mong muốn được học môn Sinh học tại các địa điểm của HS
Bảng 1.2. Mức độ mong muốn được học môn Sinh học trong các địa điểm
Mức độ (%)
Nội dung

Rất
thích

Thích

Bình Khơng
thường thích

Trong lớp học

14,14

37,41

46,10

2,36


Tại phịng thí nghiệm

35,94

41,53

19,00

3,53

Tại vườn trường

23,56

38,29

31,22

6,92

Tự học ở nhà

13,44

26,14

48,01

12,41


Tại các cơ sở sản xuất

29,31

34,90

28,13

7,66

Tại các trung tâm nghiên cứu

46,10

35,05

15,46

3,39

Trải nghiệm thiên nhiên và thực tiễn ở địa
phương

51,40

29,01

16,49

3,09



5
❖ Mức độ có được KN VDKT vào thực tiễn của HS trong q trình học
tập mơn Sinh học cấp THPT

Bảng 1.3. Mức độ các KN tiến trình KN VDKT vào thực tiễn của HS (%)
Mức độ thành thạo (cao nhất là Mức 4) (%)
KN tiến trình
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

1. Liên hệ bài học với các vấn đề
SKSS VTN

57,0

19,4

20,9

2,7

2. Vận dụng kiến thức bài học để
giải thích VĐTT liên quan đến

SKSS VTN

35,1

41,0

22,4

1,5

3. Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, ngoại khóa về SKSS
VTN

27,1

49,8

17,4

5,7

4. Tuyên truyền về SKSS VTN

23,1

53,2

18,9


4,7

5. Tổ chức cho HS thực hiện các
dự án, đề tài về SKSS VTN

23,1

50,0

20,9

6,0

Trên cơ sở điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng về dạy học tích hợp
SKSS VTN cho HS trong dạy học Sinh học của GV và của HS cấp THPT, cho
thấy, vấn đề SKSS VTN được GV và HS quan tâm, tuy nhiên cơng tác tích hợp
chưa thường xun, kết quả đạt được chưa cao.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
- Nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về giới tính; về những đặc tính
của giới tính; về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa những người
khác giới; kiến thức về SKSS vị thành niên.
- Học sinh biết vận dụng cái đã học, cái đã biết vào các hoàn cảnh cụ thể
của đời sống.
- Hình thành cho học sinh THPT thái độ, tình cảm và hành động đúng đắn
trong những vấn đề có liên quan đến giới; quan hệ những người khác giới (nhất
là bạn khác giới); nhận thức được về hậu quả của tình trạng có thai sớm; phá


6

thai vơ ý thức; có kĩ năng phịng tránh các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua
đường tình dục...
- Sáng kiến tập trung các giải pháp tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh cấp THPT, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Hoàng Quốc Việt,
tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, tâm lí lứa tuổi học sinh cấp THPT; lí
luận và phương pháp dạy học môn Sinh học; phương pháp tổ chức các hoạt
động trải nghiệm cho HS liên quan đến SKSS vị thành niên.
- Tập trung thực nghiệm và nghiên cứu ở HS lớp 11 cấp THPT.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương
pháp dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài
liệu giáo khoa có liên quan đến đề tài.
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung mơnSinh học 11 THPT; mạch nội
dung liên quan đến SKSS vị thành niên.
Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển cho học sinh kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học.
2.2.2.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS của nhà
trường , nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp.
2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Trao đổi với các cán bộ y tế phụ trách về sức khỏe sinh sản của Trung tâm
y tế thành phố Yên Bái, Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tỉnh Yên
Bái.
2.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:



7
Đề tài được thực nghiệm tại THPT Hoàng Quốc Việt thành phố Yên Bái.
Tôi đã phối hợp với một số GV có kinh nghiệm tại trường để trao đổi, tư vấn
chuẩn bị cho thực nghiệm.
Đề tài đã tiến hành so sánh sự phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn của HS ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng giả
thuyết.
2.2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
- Đánh giá định tính: Đánh giá thơng qua các nội dung như:
+ Khơng khí tiết học
+ Năng lực tư duy của học sinh.
+ Độ bền kiến thức của học sinh
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Các thơng tin thu thập định tính sẽ được đối chiếu với các nguồn tài liệu
khác nhau để rút ra kết luận có chất lượng khoa học.
- Đánh giá định lượng: Các số liệu điều tra cơ bản có tính chất định lượng
sẽ được xử lí trong phần mềm Exel.
2.2.3. Cơ sở lí luận
2.2.3.1. Một số khái niệm cơ bản
- Tuổi vị thành niên (VTN): Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA)
đã thống nhất đưa ra định nghĩa tuổi VTN là những cá nhân có độ tuổi 10-19
tuổi, chiếm khoảng 20% dân số.
- SKSS VTN: Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) và Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất đưa ra định nghĩa: SKSS VTN là tình
trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan
đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản lứa tuổi VTN, chứ khơng phải chỉ
là khơng có bệnh hay khiếm khuyết tật của bộ máy đó.

2.2.3.2. Vai trị của tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
Lứa tuổi VTN có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng là điểm quan
trọng khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn
trưởng thành sau này. Việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
cấp THPT trong giai đoạn này rất quan trọng nhất là trong bối cảnh hiện nay khi


8
mạng internet ln có tác động hai chiều đến nhận thức của các em, trong đó,
thơng tin tiêu cực vẫn cịn khá nhiều.
Cơng tác tun truyền giáo dục SKSS cho VTN tại các trường học giúp
các em học sinh biết được nhiều kiến thức về SKSS tuổi vị thành niên là rất
quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình trong tương lai, đồng
thời giúp các em chuẩn bị tâm thế tốt về vấn đề sức khỏe sinh sản khi còn trên
ghế nhà trường.
Trang bị cho các em học sinh nam/nữ kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe
vị thành niên và thanh niên, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách
để tránh bị lạm dụng tình dục, phịng tránh việc mang thai ngồi ý muốn…
2.2.3.3. Ngun tắc tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
trong dạy Sinh học 11
- Xác định rõ, chính xác mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơng cụ đánh
giá trong dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy
học Sinh học 11.
- Đảm bảo tính đặc trưng mơn Sinh học, phù hợp với bài học, cơ sở vật
chất và năng lực HS.
- Xây dựng nội dung kế hoạch bài dạy tích hợp phù hợp, đảm bảo tính
khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong quá trình
thực hiện các hoạt động học tập.
- Khai thác tối đa vốn hiểu biết về kiến thức, kĩ năng liên quan đến SKSS

VTN của HS.
2.2.4. Quy trình tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
trong dạy học
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp SKSS
VTN trong dạy học bài 47 – Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế
hoạch ở người, mơn Sinh học lớp 11 cấp THPT theo quy trình 05 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung tích hợp
Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, thời gian tổ chức thực hiện
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học, bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá
Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp giáo dục SKSS VTN
trong dạy học


9
Bước 5: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
2.2.5. Các phương pháp tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên trong dạy học môn Sinh học lớp 11
2.2.5.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục
giới tính qua giờ chào cờ hàng tuần
Chào cờ đầu tuần là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong nhà
trường, hoạt động dưới cờ tập trung được nhiều HS tham gia. Tuy nhiên, giờ
chào cờ đầu tuần ở một số trường mới chỉ dừng lại ở khâu nhận xét rút kinh
nghiệm các hoạt động của tuần trước đó. Một số ít trường đã tổ chức các câu lạc
bộ hay có một số các hoạt động song kết quả đạt được trong các giờ chào cờ
chưa cao, chưa thu hút được HS tham gia. Thiết nghĩ, nếu chúng ta biết cách tổ
chức thì giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản trong các giờ chào cờ thật bổ ích
và dần dần sẽ trở thành một giờ học mà HS luôn mong đợi.
Để giờ học giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dưới cờ được thành
cơng. Theo chúng tơi, Đồn trường THPT có thể kết hợp với các giáo viên bộ
môn Sinh học, giáo dục công dân... để tổ chức những buổi trò chuyện về giáo

dục giới tính – sức khỏe sinh sản với các chủ đề khác nhau ở dưới cờ.
Xin được giới thiệu một số chủ đề có thể thực hiện dưới cờ hàng tuần:
- Chủ đề 1: Tuổi dậy thì và những thay đổi trên cơ thể tuổi dậy thì.
- Chủ đề 2: Giới và quyền của trẻ vị thành niên.
- Chủ đề 3: Tình bạn và các mối quan hệ khác (gia đình, xã hội ...)
- Chủ đề 4: Tình yêu - tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Chủ đề 5: Vệ sinh cơ thể và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Chủ đề 6: Quấy rối tình dục ở trẻ vị thành niên.
Trên thực tế, chúng tôi đã thử nghiệm và thu được kết quả khá khả quan.
Ban đầu các em HS còn rụt rè, e ngại khi bày tỏ ý khiến của bản thân. Chỉ sau
buổi thứ nhất, đa số HS đã mạnh dạn hơn và sôi nổi, dần dần giờ chào cờ đã trở
thành buổi giáo dục giới tính - SKSS mà bao HS mong đợi. Lúc đầu, do HS ngại
ngùng nên các thầy cô giáo đã phải dẫn chương trình. Sau đó, HS đã mạnh bạo
nhận nhiệm vụ dẫn chương trình và chủ động đưa ra các tình huống có liên quan
để các bạn giải quyết, các thầy cô giáo chỉ là những người tư vấn và giải đáp
những thắc mắc mà các em đã chưa thể giải quyết được.
2.2.5.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa


10
Để tích hợp, nâng cao kiến thức, kĩ năng về sưc khỏe sinh sản VTN cho
HS, chúng tôi đã tham mưu cho nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
phối hợp với Trung tâm y tế, các tổ bộ mơn Sinh học, Giáo dục Cơng dân…
thực hiện.
Ví dụ: Trường THPT Hoàng Quốc Việt đã kết hợp với Trung tâm truyền
thông dân số thành phố Yên Bái tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề: “Giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên, và phòng chống ma túy HIV/AIDS trong
trường học”.
Nội dung trọng tâm buổi ngoại khóa:
+ Trung tâm truyền thông dân số thành phố Yên Bái: Cung cấp thông tin

khoa học, những tài liệu về giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chia sẻ và giải
đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan tới sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh
sản cho học sinh như: những dấu hiệu về tuổi dậy thì, kiến thức về sức khỏe sinh
sản cho tuổi vị thành niên, đồng thời cảnh báo những hậu quả của việc thiếu
hiểu biết về giới tình lứa tuổi, hậu quả của việc quan hệ tình dục khơng an
tồn,…

+ Giáo viên Sinh học trường THPT Hồng Quốc Việt: phổ biến kiến thức
kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản và các vấn đề về HIV-AIDS. Chia sẻ, tâm
sự, trao đổi những điều vốn được coi là thầm kín, khó nói như giáo dục chăm
sóc sức khỏe sinh sản , các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; mang thai ngồi
ý muốn và nạo phá thai khơng an toàn ở tuổi vị thành niên; …


11
+ Học sinh trực tiếp tham gia đóng các tiểu phẩm, tạo tình huống, nêu các
câu hỏi thắc mắc, trao đổi… để được các chuyên gia tư vấn giải đáp.

Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các buổi học ngoại khóa về
chủ đề giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản theo hàng tuần, hàng tháng bằng
cách chia nhỏ nội dung thành các chủ đề nhỏ như:
+ Sự thay đổi về tâm sinh lí tuổi dậy thì;
+ Tình bạn – tình yêu ở tuổi dậy thì;
+ Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn và các biện pháp phịng tránh
thai ....
Thậm chí, có thể tổ chức theo học kì hoặc năm học. Dù được tổ chức dưới
hình thức nào thì cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, xây dựng phương pháp dạy
học, nội dung phù hợp nhằm thu hút được nhiều HS tham gia.
2.2.5.3 Tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản , giáo
dục giới tính qua giờ học mơn Sinh học 11

Hiện nay, giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản đang được lồng ghép
trong các bộ mơn sinh học, giáo dục cơng dân, địa lí... Tuy nhiên, nội dung giáo
dục giới tính cịn sơ sài, nhiều giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những nội
dung này. Bởi vậy, các bài học đã sơ sài, nay lại thêm phương pháp tổ chức tẻ
nhạt, thiếu thuyết phục nên khơng ít học sinh muốn tham gia học cho dù những
kiến thức đó là rất cần thiết đối với bản thân. Chưa kể đến việc bố trí các bài học


12
có thể tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản chủ yếu nằm ở khung
chương trình cuối năm nên nhiều giáo viên ở các trường THPT đã bỏ qua. Hậu
quả, nhiều học sinh thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và có những hành vi sai
lệch mà chúng ta đã thống kê ở trên.
Bởi vậy, giáo viên sinh học cần xác định rõ vai trò của bản thân trong công
tác giáo dục. Đồng thời, xác định được mục tiêu bài học, xác định được những
bài có thể lồng ghép giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản , từ đó chủ động tìm
các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung giáo dục góp phần
hạn chế những tác hại của việc thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản
trong lứa tuổi vị thành niên.
Trong chương trình mơn Sinh học 11, GV có thể tổ chức tích hợp giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS vào trong những bài học sau:
Bài
Bài 38. Các
nhân tố ảnh
hưởng
đến
sinh trưởng
và phát triển
ở động vật.


Nội dung tích hợp
- Các hoocmon sinh trưởng và phát triển:
+ Hoocmon điều hòa sinh trưởng: GH và tirơxin.
+ Hoocmon điều hịa sự phát triển: ơstrôgen (ở nữ) và
testosreron (ở nam).
- Cung cấp kiến thức về tác dụng của các hoocmon sinh
trưởng, nhấn mạnh việc thừa hay thiếu những hoocmon này
gây ra ảnh hưởng về sức khỏe và trí tuệ, cách điều trị.
- Cung cấp kiến thức về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở
người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi
của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì.
- Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo
dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ
gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện
tại và cả sức khỏe sinh sản sau này.

Bài 39. Các
nhân tố ảnh
hưởng
đến
sinh trưởng
và phát triển
ở động vật.

- Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn, các yếu tố môi trường như
ánh sáng, nhiệt độ, chất thải, chất độc hại lên sinh trưởng và
phát triển ở người.
- Cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của thức ăn và các nhân tố



13
từ môi trường lên sinh trưởng và phát triển của con người để
giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
- Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như
nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di
truyền, chẩn đoán sớm các đột biến trong phát triển phôi thai,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… đặc biệt nhấn mạnh tác hại
của ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh
sản sau này.
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai
để các em có ý thức và cách phịng tránh các bệnh lây lan qua
đường tình dục và việc mang thai ngồi ý muốn; biết cách để
kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này.
Bài 45. Sinh - Các hình thức thụ tinh : thụ tinh trong.
sản hữutính ở - Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của
động vật.
nữ, từ đây nói thêm cho các em biết việc quan hệ tình dục giữa
nam và nữ có thể dẫn đến thụ thai và mang thai.
Bài 46. Cơ - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
chế điều hịa - Ảnh hưởng của thần kinh và mơi trường sống đến quá trình
sinh sản.
sinh tinh và sinh trứng.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động của các
hoocmon lên q trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh biết
được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình
dục là một trong những dấu hiệu có thể đã có thai.
- Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng của stress, lo âu,
thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện
rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và

trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng
duy trì nịi giống sau này.

2.2.5.4. Xây dựng và tổ chức trị chơi, hoạt động đóng vai, tư vấn
chuyên gia qua hệ thống câu hỏi trong dạy học tích hợp giáo dục SKSS VTN
bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
GV tổ chức các hoạt động dạy học như sau:


14

Hoạt động 1: Khám phá cấu tạo và hoạt động sinh lí của cơ quan sinh dục
+ Tổ chức hoạt động khởi động tìm hiểu những thay đổi của tuổi dậy thì.
GV: Tổ chức trị chơi "ghép mơ hình thay đổi cơ thể tuổi dậy thì”.
Bước 1: Học sinh chuẩn bị: bóng nhựa, bóng tenis, cà rốt, len, băng dính,
giấy A0,…
Bước 2: GV hướng dẫn HS dựa trên các nguyên liệu đã được chuẩn bị,
xây dựng mơ hình cơ thể tuổi dậy thì, sau đó cho HS trình bày.
Bước 3: Học sinh trao đổi, chia sẻ những thắc mắc và những khó khăn có
thể gặp phải cùng với những thay đổi này.
Bước 4: GV kết luận: Tuổi dậy thì có sự thay đổi cơ thể ở cả nam và nữ.
Mỗi người có sự thay đổi khơng giống nhau như:
- Thay đổi về tâm lí: Dễ cáu gắt, giận dỗi, mơ mộng, cãi lại cha mẹ, rung
động trước người bạn khác giới…tự khẳng định mình. Đây là lứa tuổi tị mị,
ương bướng, suy nghĩ non nớt, hành động bồng bột.
- Thay đổi về sinh lí:
+ Phát triển cơ quan sinh dục phụ ở nam, nữ
+ xuất tinh lần đầu (mộng tinh) ở nam, hành kinh lần đầu (ở nữ).
+ Cơ thể sẵn sàng cho hoạt động sinh sản (có con)
Ở lứa tuổi này hiện tượng kinh nguyệt, mộng tinh, ngực, cơ quan sinh dục

phát triển, lông nách, lông mu xuất hiện, làm các em bối rối. Cùng với những
"biến đổi" của cơ thể, nhiều mối quan hệ xã hội khác cũng đến với các em. Các
em bắt đầu biết đến tình yêu, tình dục.
Ở tuổi này, nếu những câu hỏi của các em không được giải đáp cụ thể, rõ
ràng, các em sẽ lén lút tự tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau, trong những
nguồn đó (nhất là phương tiện cơng nghệ thơng tin, băng, đĩa)…sẽ có văn hóa
phẩm đồi trụy. Bởi thế cha mẹ, thầy- cô cần hết sức khéo léo khi xử lí tình
huống.
Các em nên thẳng thắn, cởi mở trao đổi những kiến thức xung quanh vấn
đề giới tính như hiện tượng mộng tinh, thủ dâm, giao hợp và mang thai, tránh
thai, đồng tính luyến ái, bệnh lây truyền qua đường tình dục...
+ Hoạt động tìm hiểu cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ


15
*GV chiếu các hình ảnh cấu tạo, cơ quan sinh dục nữ và trao đổi với HS một số
câu hỏi:
Câu 1: Trình bày cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ?

Cơ quan sinh dục sẽ phát triển hoàn thiện khi ở tuổi trưởng thành
Câu 2: Thế nào là chu kì kinh nguyệt? Rụng trứng và kinh nguyệt?


16

=> Kinh nguyệt là kết quả của việc tế bào trứng (rụng vào khoảng 14-15
ngày của chu kì rụng trứng trước) khơng được thụ tinh, thể vàng thối hóa, nồng
độ Ơstrogen và progestêrôn giảm → niêm mạc tử cung mỏng, mạch máu chèn
và co thắt, máu huyết không thông → niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng
gây chảy máu âm đạo (khoảng 3-5 ngày cuối vòng kinh hàng tháng).

* GV tổ chức thảo luận, tìm hiểu, chia sẻ, tư vấn… tập trung các tình
huống, câu hỏi sau:
Câu 3: Trong thời kì kinh nguyệt cơ thể phụ nữ có những thay đổi gì?
Phải chú ý điều gì?
Trong thời gian hành kinh: khoang tử cung bị tổn thương lớn, lỗ tử cung
mở rộng, âm đạo có máu, mơi trường axit bình thường bị thay đổi → có lợi cho
các vi sinh vật đến, gây nhiễm trùng.
Chú ý:
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục, tắm bồn, bơi, lội nước và thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng băng vệ sinh đã qua khử trùng và thay băng thường xuyên.
- Thường xuyên rửa cơ quan sinh dục ngoài, đảm bảo vệ sinh.
- Sức đề kháng bị giảm → tránh vận động mạnh, lao động nặng, sắp xếp
thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, giữ tâm trạng vui vẻ.


17
- Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, đồ lạnh, đồ có tính kích
thích, ăn đủ dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể.
Câu 4: Tại sao trước 1 ngày và trong ngày đầu có kinh thường bị đau
bụng, mỏi cơ, chuột rút,…?
- Nhiều người lúc mới hành kinh thường bị những co rút cơ ở vùng bụng
dưới gây đau bụng, mỏi lưng, choáng váng, biếng ăn,… làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt.
- Nguyên nhân: prostaglandine cao, cổ tử cung mở ít và tình trạng cung
cấp máu cho các cơ tử cung hơi bị thiếu gây nên.
Biện pháp khắc phục: có thể sử dụng aspirin hay ibuprofen làm giảm
đau. Hoặc bổ sung Ca, Mg trước vài ngày có kinh, nằm nghỉ, tập thư giãn, tắm
hoặc trườm nước nóng, uống một hớp rượu mạnh, uống trà thảo mộc,…
Câu 5: Thế nào là kinh nguyệt bình thường và bất thường?
- Kì kinh nguyệt bình thường được tính trung bình 24 - 32 ngày (từ ngày

thứ nhất của kì kinh nguyệt trước đến ngày thứ nhất của kì kinh nguyệt sau);
máu ra kéo dài 3 - 7 ngày, lượng máu và mô mất đi khoảng 1 -4 muỗng canh.
Phụ nữ có thể đốn trước được vài ngày có kinh; không trễ quá 7 ngày; máu
không mất quá 4 muỗng canh.
- Bất kì sự chảy máu nào của âm đạo khơng nằm trong kì kinh nguyệt
bình thường -->cần được điều trị. Nếu nhẹ do mất cân bằng nội tiết có thể sử
dụng Prơgestêrơn mỗi tháng để cải thiện chu kì kinh nguyệt.
Câu 6: Điều cần biết về âm đạo và vệ sinh như thế nào là đúng cách?
- Âm đạo là cơ quan tự làm sạch tự nhiên, ln có hệ vi khuẩn sống hoại
sinh (lactobacillis,..) giúp cân bằng sinh lí âm đạo (pH = 3,8 - 4,6) và ngăn cản
sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh.
→ Vì lí do nào đó làm pH âm đạo thay đổi (sử dụng dung dịch vệ sinh
không hợp lý, dùng kháng sinh mạnh,…) sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây
bệnh phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, thai ngồi
tử cung, vơ sinh,...
Câu 7: Em thường chăm sóc "vùng kín" như thế nào?
GV hướng dẫn HS cách chăm sóc “vùng kín”:
- Cần rửa mỗi ngày bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng.


18
- Vệ sinh sạch sẽ trong những ngày có kinh
- Giữ vùng kín khơ ráo, tránh mặc quần áo, đồ lót quá bó chật hay ẩm ướt,
thay đồ lót thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ cả hai trước khi quan hệ tình dục.
- Khơng : Tự ý thụt rửa âm đạo, dùng xà bông hay chất tẩy rửa để vệ sinh,
dùng nước bẩn có nhiều VSV để rửa,…
- Khi đã có bệnh cần đi khám sản khoa ngay để tìm ra nguyên nhân và
điều trị kịp thời.
Chú ý: Dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi

chứ khơng có tác dụng chữa bệnh.
* Cấu tạo và hoạt động sinh lí của cơ quan sinh dục nam
GV chiếu hình ảnh cấu tạo, cơ quan sinh dục nam và trao đổi cùng với HS
một số câu hỏi sau:
Câu 8: Trình bày cấu tạo của cơ quan sinh dục nam?

Cơ quan sinh dục sẽ phát triển hoàn thiện khi ở tuổi trưởng thành
Câu 9. Thế nào là điều hịa sinh tinh? Q trình điều hịa sinh tinh có
theo chu kì khơng?


19

Câu 10: Thế nào là xuất tinh và có mấy giai đoạn ?
Xuất tinh: là một động tác đặt dưới sự kiểm sốt của hệ thần kinh giao
cảm, nó có thể xảy ra trong bất cứ tình huống nào, lúc tỉnh cũng như lúc mê, lúc
thức cũng như lúc ngủ, lúc thủ dâm, lúc giao hợp, di chuyển, sinh hoạt và ngay
cả trước lúc chết.
Xuất tinh gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn giải thoát tinh dịch: là kết quả của sự co thắt các ống dẫn
tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh do các kích tích càng ngày càng gia tăng tinh trùng
được tích trữ trong mào tinh theo ống dẫn tinh đi lên, tinh dịch tiết ra từ ống dẫn
tinh, bóng tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt càng lúc càng nhiều, áp suất trong niệu
đạo ở khoảng tuyến tiền liệt căng phồng lên như củ hành với một số lượng tinh
dịch tiết ra gấp nhiều lần, áp suất vượt qua giới hạn cho phép làm cho đầu phía
dưới bị bịt kín phải bung ra.
- Giai đoạn xuất tinh: Với sự bung ra của cơ vịng phía dưới, các cơ của
nền đáy chậu như cơ hành háng, cơ ngồi háng, các cơ nền trong tuyến tiền liệt,
các cơ nằm trong thành túi tinh, ống tinh đồng loạt co bóp lại tạo ra một sức đẩy
cực kì mạnh làm cho tồn bộ tinh dịch được bắn ra ngoài từng đợt, mỗi đợt cách

nhau khoảng trên dưới một giây, có khoảng từ 3 đến 10 đợt như vậy trong một
lần xuất tinh.


20
Câu 11: Có bao nhiêu tinh trùng trong một lần xuất tinh?
- Trong 2 – 4 ml tinh dịch tiết ra mỗi lần giao hợp, có trung bình 500 triệu
tinh trùng. Một người đàn ông suốt đời sản xuất được trung bình 17 lít tinh dịch
hoặc gần 1500 tỉ tinh trùng.
Hoạt động 2: Tình bạn, tình yêu và các các biện pháp tránh thai
1. Tìm hiểu về tình bạn
- GV tổ chức HS phân vai và đóng kịch tình huống "Hãy chia sẻ cùng
tơi" (có thể cho HS chuẩn bị trước ở nhà): Lan là một cô gái 16 tuổi ln có tâm
trạng vui buồn lẫn lộn. Giống như bao bạn trẻ khác, lúc này cô cảm thấy rất vui
vẻ, ít phút sau cơ đã muốn khóc. Hơm nay, cơ cảm thấy mình thật tuyệt thì hơm
sau cơ thấy mình rất tệ. Minh là một cô gái 17 tuổi học lớp trên, cô ấy là bạn
gái của Hậu và trông cơ ấy có vẻ tự tin. Cơ ấy nghĩ Lan là một cô gái dễ thương
nhưng họ không hiểu rõ về nhau lắm. Một hôm, Minh mời Lan tham dự buổi
sinh nhật của Hậu cùng nhóm bạn dễ thương nhưng có phần “sành sỏi” của
mình. Lan cảm thấy vui nhưng cơ thấy mình khơng tự tin, nhìn các bạn của
Minh trò chuyện trêu chọc nhau Lan thấy ngượng ngùng. Hậu cười nhạo thái độ
rụt rè của Lan và nói trước đám bạn: “Tớ nghĩ Lan cần cặp bồ với ai đó, khi đó
Lan sẽ bớt thấy ngượngngùng đi”. Lan cảm thấy tồi tệ, gần như ịa khóc và
quyết định bỏ đi. Sau đó, cơ cảm thấy xấu hổ. Tại sao cơkhơng cười và trả đũa
Hậu bằng một câu nói đùa?
Lan muốn giải thích thái độ của mình với Minh, để cảm thấy bớt xấu hổ.
Nhưng tại sao Lan không thể làm được?
- GV: Đã bao giờ em gặp phải tình cảnh như Lan chưa? Nếu em là
bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan giải quyết tình huống như thế nào?
GV phân tích cho HS: Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai người

hoặc nhiều người với nhau về tính tình, sở thích, phù hợp về xu hướng --> qua
đó mọi người đều tìm thấy ở bạn mình cái "tơi" thứ hai. Ở tuổi trẻ, tình bạn có
vai trị quan trọng để trò chuyện và tham gia các hoạt động khác cũng như giúp
nhau bớt ngượng nghịu trong trường hợp trên.
2. Tìm hiểu về tình yêu
GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm sau đó tiến hành giao cho hai nhóm
một tình huống để thảo luận.


21
TÌNH HUỐNG 1: Tuấn mới quen Lan trong một dịp trường tổ chức hội
thơ. Thỉnh thoảng 2 người gặp nhau trong những buổi hẹn hò. Trong những
buổi hẹn hò Tuấn thường tặng Lan những món quà đắt tiền và khen ngợi Lan.
Lan rất vui và không thể từ chối những buổi hẹn hò với Tuấn mặc dù ở bên Tuấn
Lan khơng hề có xúc cảm.Theo các bạn Lan và Tuấn có phải là một đơi đang
u nhau khơng?
TÌNH HUỐNG 2:Ngày đầu tiên nhập học Mai đang mải ngắm trường
nên va phải Hải - một anh học lớp trên. Hải đẹp trai, cường tráng và có sức hấp
dẫn đặc biệt. Vào trường Mai biết Hải là một lớp trưởng, học giỏi. Mặc dù chưa
bao giờ nói chuyện với Hải nhưng Mai lúc nào cũng nghĩ đến Hải và tìm mọi
cách để được nhìn Hải. Mai nhìn Hải đắm đuối, ước gì được Hải ơm vào lịng.
Mai viết trong nhật kí là Mai yêu Hải da diết.Tình cảm của Mai đã phải là tình
u chưa?
- Các nhóm thảo luận tình huống từ đó nhận định các mối quan hệ và cách
xử lí các tình huống.
- Các nhóm chia sẻ tình huống của nhóm mình với cả lớp.
- Các nhóm khác nhận xét về nội dung các tình huống của nhóm bạn.
- Cả lớp thảo luận một số yếu tố quan trọng trong tình u đơi lứa từ đó có
những nhận thức đúng đắn về tình u đơi lứa.
- Giáo viên cung cấp một số nội dung trong khái niệm về tình yêu:

+ Tình u là sự quan tâm, tơn trọng, tin tưởng và hấp dẫn giới tính giữa
hai người.
+ Tình u là sự thông cảm, hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
+ Tình u mang tính thủy trung.
3. Mối quan hệ giữa tình yêu và quan hệ tình dục.
GV tiếp tục trao đổi với HS thơng qua tình huống sau: (GV chiếu hình
ảnh về tình huống) sau đó cho HS đóng vai Lan và Hồng để thuyết phục hay từ
chối việc quan hệ tình dục trong tình u.
TÌNH HUỐNG: Lan và Hồng có tình cảm với nhau đã lâu. Trong một
lần đi chơi cùng nhau, Hoàng đã đề nghị Lan thử quan hệ tình dục với mình với
lí do là những người u nhau đều có quan hệ tình dục.


22
Lan muốn bảo vệ tình u chân chính nên khơng đồng ý, em hãy giúp Lan
từ chối quan hệ tình dục với Hồng?
Hồng có quan niệm là "tình u hiện đại là quan hệ tình dục và quan hệ
tình dục một lần thì khơng có thai", em hãy giúp Hồng thuyết phục Lan.
Sau khi HS đóng vai Lan và Hồng, GV tổ chức HS thảo luận:
- Các em sẽ làm gì khi bạn khác giới đề nghị quan hệ tình dục với mình?
- Việc từ chối quan hệ tình dục có khó khăn khơng?
- Việc quan hệ tình dục sớm có thể gây những hậu quả như thế nào?
- Phải từ chối như thế nào để vẫn duy trì mối quan hệ tốt với bạn khác giới?
Sau khi lắng nghe ý kiến của HS, GV phân tích:
* Hậu quả của việc quan hệ tình dục (QHTD) sớm khi cơ quan sinh
dục chưa phát triển đầy đủ, hoàn thiện sẽ làm cơ quan sinh dục bị tổn thương,
nhiễm trùng, vô sinh. QHTD bừa bãi có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền như
nấm Chlamydia, lậu, giang mai, HIV/AIDS,… → viêm nhiễm âm đạo, tử cung,
ống dẫn trứng → vô sinh, thai ngoài tử cung, ung thư tử cung, ung thư cổ tử
cung, trứng rơi vào ổ bụng…

* Một số kĩ năng từ chối QHTD khi bạn khác giới đề nghị quan hệ
tình dục:
- Cần chú ý cách ăn mặc, đi đứng cho phù hợp, không nên ăn mặc quá hở
hang, đi đứng không đúng mực trước bạn khác giới.
- Không bao giờ tạo ra tình huống, hồn cảnh chỉ có hai người trong bối
cảnh yên tĩnh thơ mộng.
- Thực hiện đúng quy tắc hẹn hị như: ln làm rõ giới hạn với bạn khác
giới, tự thanh toán tiền khi đi chơi, uống cafe, khơng nhận q bừa bãi ....
- Trong tình huống nguy hiểm, cần phải tìm cách thốt khỏi cảnh xúc
động đó như đau bụng, đi vệ sinh ... và tìm người trợ giúp như gọi điện ...
Khi bạn khác giới hay người lạ đòi hỏi QHTD được gọi là quấy rối tình
dục. Quấy rối tình dục khơng chỉ gặp ở nữ mà nam cũng có xảy ra. Khi xảy ra
thì cả hai giới đều có ảnh hưởng như nhau như ghê tởm bản thân, rối loạn thần
kinh ...


23
* Hậu quả của việc mang thai sớm khi cơ quan sinh dục chưa phát
triển đầy đủ, hoàn thiện và hậu quả của việc nạo phá thai?
- Mang thai sớm, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, ảnh hưởng lớn đến
thai nhi (thể trọng, sức đề kháng, trí tuệ), tăng tỉ lệ đẻ non, cơ thể mẹ ngừng sinh
trưởng, gầy yếu (do các chất dinh dưỡng dồn để nuôi thai)
- Nạo hút thai làm các cơ thành tử cung bị tổn thương nặng, hai vách tử
cung có thể dính lại → đau bụng khi có kinh hoặc khi quan hệ, nạo hút nhiều có
thể dẫn đến vơ sinh, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung,…
* Làm thế nào để phát hiện được thai sớm?
- Chậm kinh
- Dùng que thử thai sớm (kiểm tra HCG)
- Biểu hiện bất thường về sức khỏe (nơn ói, biếng ăn, sợ các mùi lạ)
4. Tìm hiểu về các biện pháp tránh thai.

Trị chơi: "Ai nhanh hơn nào?!"
- GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập trên một tờ Ao
và tổ chức HS thảo luận về các biện pháp tránh thai mà mình đã biết theo gợi ý
trên phiếu học tập trong thời gian 7 phút. Nhóm HS nào trình bày được nhiều và
đầy đủ, chính xác hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Gợi ý phiếu học tập: “Theo bạn người ta sử dụng những biện pháp
nào để tránh thai? Trình bày ưu và nhược điểm của từng biện pháp”.

Các biện pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Sau khi HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình, GV chiếu slide phản hồi
với các biện pháp tránh thai và ưu nhược điểm của nó.


24
Các biện
Ưu điểm
Nhược điểm
pháp
Bao cao su - Ngăn không cho tinh trùng không - Một vài trường hợp
vào đường sinh dục nữ nên không thể mẫm cảm với chất bôi
thụ tinh được.
trơn trên BCS.
- Có tác dụng ngừa thai tới 97%.
- Ngăn ngừa các bệnh lây qua đường
tình dục, kể cả HIV/AIDS, viêm gan

vi rút B.
- Dễ mua, dễ sử dụng, dễ mang theo.
Vòng
- Sử dụng một dụng cụ nhỏ nằm đặt - Khơng có tác dụng
tránh thai vào trong tử cung.
ngăn ngừa HIV/AIDS
và các bệnh lây nhiễm
- Luôn nằm đứng chỗ.
qua đường tình dục.
- Có tác dụng ngừa thai > 97%.
Đình sản

- Làm mất khả năng sinh con của một - Khơng có tác dụng
người.
ngăn ngừa HIV/AIDS
- Khơng ảnh hưởng đễn khả năng và các bệnh lây nhiễm
qua đường tình dục.
ham muốn tình dục.
- Có thể đình sản Nam hoặc Nữ.

- Không dùng cho vị
thành niên.

Thuốc
- Làm ngừng sự rụng trứng hàng - Khơng có tác dụng
tránh thai tháng.
ngăn ngừa HIV/AIDS
và các bệnh lây nhiễm
- Đơn giản, dễ dùng.
qua đường tình dục.

- Có thể gây tăng cân,
trầm cảm.
Xuất tinh
ngồi âm
đạo

- Là biện pháp cổ truyền, không cần - Là biện pháp kém hiệu
dụng cụ, thuốc men, không mất tiền. quả, khơng nên dùng
trong tuổi vị thành niên.

Tính vịng - Là biện pháp cổ truyền, không cần - Là biện pháp kém hiệu
kinh
dụng cụ, thuốc men, không mất tiền. quả với những trường
hợp chưa có kinh
nghiệm hoặc chu kì
kinh nguyệt không đều.


×