Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học tại trường thpt chuyên nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
----------------------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC HƢỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI
TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

Ngƣời thực hiện : Lục Thị Thu Hồi
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Yên Bái, năm 2022

-1-


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
“Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn
học sinh nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành”
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng cho công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu
khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong hai năm học 2019 2020 và 2020 -2021.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đƣợc thực hiện trong 2 năm học 2019-2020 và 2020-2021
- Tháng 2/2019 đến tháng 5/2019 : Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực


trạng và biện pháp nâng cao năng lực hướng dẫn khoa học của giáo viên và học
sinh
- Tháng 5/2019 đến tháng 5/2021: Áp dụng thử nghiệm một số giải pháp
trong công tác nghiên cứu khoa học tại nhà trường.
- Tháng 5/2021 đến 1/2022: Hoàn thiện báo cáo về giải pháp nâng cao
chất lượng công tác nghiên cứu khoa học.
5. Tác giả:
Họ và tên:Lục Thị Thu Hồi
Năm sinh: 1979
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc:Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ liên hệ: Tổ 11- Đồng Tâm- Thành phố Yên Bái- Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912474523
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trên con đường phát triển và đổi mới
tồn diện; từ chương trình dạy học định hướng nội dung sang chương trình dạy
học định hướng năng lực (hay định hướng đầu ra). Và một trong các hướng dạy
học theo định hướng năng lực đó là dạy học theo chủ đề, dạy học STEM và
nghiên cứu khoa học. Từ đó phát triển được phẩm chất và năng lực của người
học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo.
Trong hai năm học 2019 -2020 và 2020 -2021, tôi được Ban giám hiệu
phân công nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám hiệu trong công tác Nghiên cứu khoa học,
và là thành viên sáng lập câu lạc bộ STEM của nhà trường, chính vì vậy tơi đã
có cơ hội tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu
quả cho công tác này tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Qua tìm hiểu tôi thấy việc nâng cao công tác nghiên cứu khoa học ở các
trường Đại học đã được quan tâm từ rất lâu với nhiều biện pháp tích cực, tuy
-2-



nhiên ở trường phổ thông mới đặt yêu cầu học sinh tập dượt nghiên cứu khoa
học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà thơi. Chính vì vậy địi hỏi
các nhà trường phổ thơng cần có những biện pháp cụ thể hơn, tích cực hơn để
giáo viên và học sinh có thể tiếp cận và thực hiện được nhiệm vụ này.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
- Thực hiện theo định hướng đổi mới trong dạy học của Bộ giáo dục đào
tạo đó là tăng cường dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của
học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng về quan điểm và hiểu biết của giáo viên về công
tác nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.
- Xây dựng và áp dụng một số giải pháp cụ thể nâng cao hiểu biết, phát
huy khả năng sáng tạo của học sinh và năng lực hướng dẫn khoa học của giáo
viên trong nhà trường.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Tính mới của sáng kiến:
+Lần đầu nghiên cứu về thực trạng của công tác hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, phân tích,
đánh giá được những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn trong cơng tác này.
+ Đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
phù hợp với trường phổ thông đặc biệt là các trường ở tỉnh miền núi chưa được
đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị cho nghiên cứu khoa học.
+ Đã áp dụng một số giải pháp và đem lại hiệu quả cao trong công tác
nghiên cứu khoa học của nhà trường.
2.2.2. Nội dung cụ thể của sáng kiến
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC HƢỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI
TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

A. Đặt vấn đề
Từ năm học 2012 -2013, Bộ giáo dục và Đào tạo lần đầu tiên tổ chức cuộc
thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học với mục tiêu phát triển mạnh
mẽ phong trào nghiên cứu khoa học và phát huy tính sáng tạo của học sinh đồng
thời tạo động lực cho giáo viên quyết tâm thay đổi phương pháp dạy học mới
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Từ đó đến nay
cuộc thi này đã thu hút được rất nhiều giáo viên và học sinh tham gia với các dự
án khoa học mang tính thực tiễn rất cao, thêm vào đó là sự vào cuộc của các nhà
khoa học làm nên một cuộc thi có tính hiệu quả rất cao trong giai đoạn đổi mới
và phát triển giáo dục như hiện nay.
Là người đã trực tiếp tham gia hướng dẫn và bảo trợ cho nhiều dự án
tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiệm vụ hỗ trợ
Ban giám hiệu nhà trường trong việc quản lý công tác nghiên cứu khoa học, tôi
-3-


nhận thấy việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học tại trường THPT có
những ưu điểm và hạn chế khác biệt so với công tác nghiên cứu khoa học tại các
trường Đại học hay cơ sở nghiên cứu khác. Chính vì vậy, tơi đã viết sáng kiến
này tìm hiểu, đánh giá lại thực trạng và xây dựng các giải pháp mới với mong
muốn đẩy mạnh và nâng cao phong trào cũng như hiệu quả của công tác hướng
dẫn học sinh nghiên cứu khoa học ở các trường phổ thông nói chung và trường
THPT chuyên Nguyễn Tất Thành nói riêng.
B. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất
Thành tôi đã thực hiện điều tra, khảo sát, xin ý kiến của 52 giáo viên từ đó tổng
hợp số liệu và sử dụng phương pháp thống kê toán học, phân tích đánh giá thực
trạng cơng tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Ngồi ra tơi đã thực hiện phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả

các giải pháp đã đề xuất tại đơn vị.
Đánh giá hiệu quả của các giải pháp dựa theo phần đánh giá của giáo viên
và kết quả của cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh và cấp Quốc gia năm học
2019 -2020 và 2020 -2021.
C. Nội dung nghiên cứu
1. Tìm hiểu thực trạng cơng tác hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa
học tại trƣờng THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Để tìm hiểu về thực trạng của cơng tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu
khoa học của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, tôi đã tiến hành khảo sát
ý kiến của 52 cán bộ, giáo viên trong nhà trường trên Biểu mẫu google biểu mẫu
như sau:

Hình 1: Hình ảnh phiếu khảo sát được thực hiện trên Google biểu mẫu
-4-


Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy thực trạng hoạt
động Nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành có
những đặc điểm như sau:
1.1. Quan điểm và nhận thức của cán bộ giáo viên về công tác hướng
dẫn học sinh nghiên cứu khoa học trong nhà trường
Chất lượng của công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học phụ
thuộc rất lớn vào thái độ và nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà
trường. Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các cán bộ, giáo viên được hỏi đều
đồng ý với quan điểm cho rằng việc tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu
khoa học trong trường phổ thơng nói chung và trường THPT chun nói riêng là
cần thiết và nhằm phát triển năng lực và phẩm chất phù hợp với định hướng đổi
mới trong giáo dục hiện nay.
Đây chính là điểm thuận lợi lớn nhất vì các thầy cơ giáo đã có nhận thức
đúng đắn về cơng tác này. Nghiên cứu khoa học vừa thỏa mãn được mong muốn

sáng tạo của học sinh vừa rèn luyện cho các em tư duy khoa học, và các kỹ năng
khác như: nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích số liệu, kỹ năng thuyết trình
và các kỹ năng khác trong cuộc sống.

Hình 2: Tỉ lệ % các câu trả lời số 1 trong phiếu khảo sát (google biểu mẫu)
1.2. Mục đích và động cơ giáo viên tham gia nghiên cứu và hướng dẫn
học sinh nghiên cứu khoa học
Kết quả khảo sát về lý do các thầy cô giáo tham gia hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học thể hiện ở Hình 3 và Bảng 1 dưới đây:
STT
Câu trả lời
Tỉ lệ %
1
Do nhiệm vụ bắt buộc
36,4%
2
Thể hiện năng lực nghiên cứu
36,4%
3
Phục vụ cơng tác giảng dạy
45,5%
4
Nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ
45,5%
5
Nâng cao uy tín của bản thân
27,3%
-5-



6
7

Phục vụ xét thi đua khen thưởng
36,4%
Vì đam mê của học sinh
81,8%
Bảng 1: Số liệu thống kê lý do các thầy cô giáo tham gia công tác hướng
dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

Hình 3: Biểu đồ ti lệ % số câu trả lời lý do giáo viên tham gia hướng dẫn NCKH
trên google biểu mẫu
Qua kết quả trên cho thấy đa số giáo viên ở trường THPT chuyên Nguyễn
Tất Thành (81,8%) tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học có động
lực từ chính sự đam mê, sáng tạo của học sinh trong nhà trường; một số giáo
viên cho rằng đó là nhiệm vụ bắt buộc và phục vụ cho cơng tác giảng dạy; rất ít
giáo viên cho rằng nghiên cứu khoa học sẽ làm tăng uy tín của bản thân. Hàng
năm, khi xét thi đua nhà trường cũng dựa trên một số tiêu chí và hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học là một trong các tiêu chí đó, tuy nhiên đây cũng chưa
phải là động lực chính cho giáo viên tham gia nhiệt tình cơng tác này. Như vậy,
công tác nghiên cứu khoa học tại các trường THPT có đặc thù riêng khác với
các trường đại học vì đây chưa phải là nhiệm vụ bắt buộc. Giáo viên cần được
động viên, khuyến khích nhiều hơn để tạo động lực tham gia nghiên cứu khoa
học cho họ.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với cơng tác hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
1.3.1. Thuận lợi
Qua kết quả điều tra, khảo sát những thuận lợi rất lớn trong công tác
nghiên cứu khoa học của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành đó là: Được
sự quan tâm, tạo điều kiện rất lớn của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên ln

nhiệt tình và tâm huyết, học sinh đa số là thông minh, sáng tạo.
STT
Câu trả lời
Tỉ lệ %
1
Giáo viên có trình độ cao
27,3%
2
Giáo viên nhiệt tình và tâm huyết
90,9%
-6-


Học sinh thông minh, sáng tạo
100%
Trang thiết bị của nhà trường đầy đủ cho công
45,5%
tác nghiên cứu khoa học
Ban giám hiệu ln động viên, tạo điều kiện
100%
Có kinh phí cao dành cho nghiên cứu khoa học
9,1%
Bảng 2: Số liệu thống kê những thuận lợi trong công tác hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học

3
4
5
6


Hình 4: Biểu đồ thống kê những thuận lợi trong công tác hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học (google biểu mẫu)
1.3.1. Khó khăn
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi về yếu tố chủ quan trên thì cơng tác
này cịn gặp khơng ít khó khăn như: Trang thiết bị cần cho công tác nghiên cứu
khoa học một cách chun sâu là chưa có; giáo viên cịn rất bận với công việc
giảng dạy đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; hơn thế nữa học
sinh ở trường chuyên chủ yếu chăm lo việc học tập để có thành tích cao, thi đỗ
vào các trường đại học danh tiếng nên không quan tâm nhiều đến việc tìm tịi
một ý tưởng sáng tạo để tham gia là khoa học; các trường đại học đã có ưu tiên
xét tuyển đối với học sinh có thành tích cao trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật
nhưng quyền lợi còn ít, chưa tạo động lực cho học sinh quyết tâm phấn đấu. Đặc
biệt khó khăn lớn nhất của nhà trường chính là chưa có kinh phí để chi cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, hàng năm số tiền ủng hộ cho các dự án khoa học dự
thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ đình học sinh và các
quỹ ủng hộ tự nguyện của các cá nhân và tập thể ngoài nhà trường.
STT
1
2
3

Câu trả lời
Giáo viên có trình độ cao
Giáo viên nhiệt tình và tâm huyết
Học sinh thông minh, sáng tạo
-7-

Tỉ lệ %
27,3%
90,9%

100%


4
5
6

Trang thiết bị của nhà trường đầy đủ cho công tác
45,5%
nghiên cứu khoa học
Ban giám hiệu luôn động viên, tạo điều kiện
100%
Có kinh phí cao dành cho nghiên cứu khoa học
9,1%
Bảng 3: Số liệu thống kê những khó khăn trong cơng tác hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học

Hình 5: Biểu đồ thống kê những khó khăn trong cơng tác hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học (google biểu mẫu)
1.4. Tài liệu chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học
Hệ thống thư viện tại trường được trang bị tốt, với 19.946 đầu sách và
80.790 bản. Thư viện cũng được đầu tư và bổ sung các đầu sách hàng năm tuy
nhiên chủ yếu là hệ thống sách phục vụ công tác dạy và học như: sách giáo
khoa, tài liệu ôn thi đại học và tài liệu dùng để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
của nhà trường, chưa có tài liệu dành cho nghiên cứu khoa học và phương pháp
nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh tham khảo.
1.5. Phịng thí nghiệm, thiết bị phục vụ cơng tác nghiên cứu khoa học
Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành có hệ thống các phịng học bộ
mơn được đầu tư khá đồng bộ tuy nhiên chủ yếu là các thiết bị phục vụ cho dạy
và học trong trường phổ thông và phục vụ kì thi thực hành Học sinh giỏi quốc

gia hàng năm; ngoài ra nhà trường cũng được đầu tư một phòng học STEM với
một số thiết bị khá hiện đại nhưng do số lượng lớp học tăng nhanh nên phòng
học này tạm thời đã chuyển thành phòng học làm hạn chế khả năng tìm tịi,
khám phá của giáo viên và học sinh.
Trong học kì 1 vừa qua nhà trường đã được Bộ giáo dục và Đào tạo quan
tâm và trang bị cho một hệ thống thiết bị bổ sung cho các phịng bộ mơn các
thiết bị hiện đại, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết bị này
cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, chưa thực sự trở thành phương tiện làm
nghiên cứu khoa học chính trong nhà trường.
-8-


1.6. Thành tích về cơng tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học
kỹ thuật các cấp của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong 5 năm
gần nhất
Đây là giai đoạn Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái không giới hạn số lượng
dự án đăng ký dự thi và mỗi tỉnh được cử 06 dự án dự thi khoa học kỹ thuật cấp
Quốc gia. Số lượng cụ thể như sau:
Số giải cấp
Số dự án dự thi Số giải cấp Quốc
tỉnh
cấp Quốc gia
gia
1
2014-2015
06
03/06
0
2
2015-2016

07
02/06
01
3
2016-2017
08
03/06
02
4
2017-2018
08
03/06
01
5
2018-2019
10
04/06
02
Qua kết quả trên cho thấy nhà trường đã quan tâm đến lĩnh vực công tác
hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; kết quả đạt được cao nhất trong các
trường thuộc khối THPT trong tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên do số lượng giải Quốc
gia của toàn quốc nhiều hơn 2 năm gần đây nên cũng dễ dàng đạt được hơn.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác nghiên
cứu khoa học tại trƣờng THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.
2.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về hoạt động và
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các trường phổ thông, bởi
giáo viên chưa quen với việc hướng dẫn khoa học, còn học sinh chưa quen với
quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhận thức được điều này nên
trong 2 năm học 2019 -2020 và 2020 -2021, tôi đã thực hiện các biện pháp tuyên

truyền về nghiên cứu khoa học trong nhà trường như sau:
2.1.1. Tổ chức các buổi giáo dục về phương pháp tạo ra ý tưởng sáng tạo
và quy trình nghiên cứu một dự án khoa học, phát động cuộc thi ý tưởng khoa
học kỹ thuật cấp trường.
Vào đầu mỗi kì học và dịp kết thúc năm học, tổ chức các buổi ngoại khóa
tuyên truyền về hoạt động STEM và nghiên cứu khoa học; hướng dẫn cho học
sinh các phương pháp xây dựng ý tưởng mới; quy trình thực hiện một dự án
khoa học và một dự án kỹ thuật bằng nhiều hình thức như sau:
+ Tổ chức trị chơi, thi trả lời câu hỏi về giáo dục STEM và nghiên cứu
khoa học với các phần thưởng hấp dẫn.
+ Thi kể chuyện về các nhà khoa học và thành tựu khoa học của họ.
Sau mỗi buổi ngoại khóa này học sinh thường rất hào hứng, sơi nổi và có
thêm hiểu biết về sáng tạo nói chung và làm dự án khoa học nói riêng.
STT

Năm học

-9-


Ngồi ra, tơi cịn thực hiện phát động cuộc thi ý tưởng khoa học kỹ thuật
cấp trường theo 2 hình thức trực tiếp và thơng qua fanpage của Đồn trường để
học sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu và tham gia dự thi.

Hình 6: Baner tuyên truyền về cuộc thi ý tưởng Khoa học kỹ thuật cấp
trường năm học 2021 - 2022
2.1.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề về phương pháp nghiên cứu khoa học
và kỹ năng hướng dẫn khoa học cho giáo viên.
Hàng năm, vào buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm học, nhà trường đã tổ
chức các buổi thảo luận về kế hoạch tổ chức ngày hội STEM, phân công giáo

viên phụ trách các chủ đề STEM và khoa học xây dựng cho từng khối chuyên
với đặc thù riêng mang lại những điểm khác biệt trong các sản phẩm STEM.
Tổ chức thảo luận trong tổ về các phương pháp nghiên cứu khoa học và
kỹ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, phương pháp khích lệ học
sinh phát huy tính sáng tạo và liên hệ thực tiễn để từ đó phát hiện ra những ý
tưởng nghiên cứu khoa học có ý nghĩa cho đời sống.
Đây là một biện pháp khá tích cực để phát huy sự nhiệt tình và tính sáng
tạo của mỗi giáo viên, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong
nhà trường.
2.1.3. Tuyên truyền về cuộc thi ý tưởng khoa học cấp trường và kết quả
cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia
Để kịp thời khích lệ và động viên cả giáo viên và học sinh tham gia
nghiên cứu khoa học, tôi đã đề xuất với Ban tuyên tuyền của nhà trường thường
xuyên viết bài, công bố các ý tưởng hay, sáng tạo của học sinh, đặc biệt là các ý
tưởng và dự án đã dành được giải thưởng cao trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật
- 10 -


cấp trường, cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Ngoài ra, hình thức tun truyền này cịn
là một định hướng khơi gợi niềm đam mê sáng tạo cử mỗi giáo viên và học sinh
trong nhà trường, làm cho phong trào nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển

HÌnh 7: Bài báo tuyên truyền về cuộc thi Ý tưởng Khoa học cấp trường
năm học 2020 - 2021

Hình 8: Bài báo tuyên truyền về dự án đạt giải Ba cấp quốc gia
năm học 2020 -2021
Một giải pháp tuyên truyền dự kiến sẽ làm tuy nhiên cịn do hạn chế về
thời gian đó là xây dựng tạp chí nội bộ lưu lại nội dung và kết quả của các dự án
khoa học kỹ thuật đã đạt giải cao trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh

và cấp quốc gia để làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà
trường. Tôi hi vọng rằng, trong những năm học tới, tôi sẽ cùng với Hội đồng
- 11 -


khoa học nhà trường xây dựng được tài liệu này phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học.
2.1.4. Tuyên truyền về quyền lợi của học sinh có giải Khoa học kỹ thuật
các cấp
Khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường THPT thì mục tiêu cao nhất mà
các em muốn đạt được đó là các quyền lợi về học tập, đặc biệt là việc đỗ vào
một trường Đại học theo sở thích của bản thân. Chính vì vậy, tơi đã tìm hiểu các
quyền lợi của học sinh khi đạt giải khoa học kỹ thuật các cấp và tuyên truyền
đến cho các em như: Các em có quyền lợi tương đương với giải học sinh giỏi
các cấp; được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển vào các trường Đại học hàng
đầu như: Đại học ngoại thương; Đại học Bách Khoa; Đại học FPT; Học viện
Tài chính...Và trong nhiều năm qua đã có những học sinh xét tuyển vào các
trường Đại học trên nhờ đạt giải khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia.
Ngồi ra các em cịn được nhận bằng khen, chứng nhận của Bộ Giáo dục,
của Chủ tịch UBND tỉnh và các quyền lợi về học bổng khác tương đương với
học sinh giỏi các cấp.
2.2. Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu khoa học sôi nổi, tạo
động lực cho giáo viên và học sinh tích cực tham gia.
2.2.1. Tổ chức dạy học STEM và thành lập câu lạc bộ STEM
Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục mới nhằm phát triển tối đa
năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục
thời đại. Năm học 2020 - 2021 trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành đã có
kế hoạch chi tiết cho việc dạy học STEM và STEAM ở tất cả các bộ mơn. Qua
q trình thực hiện đã phát huy được vai trò thúc đẩy sáng tạo và năng lực hành
động của học sinh trong nhà trường. Giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng

và đã tạo nên những sản phẩm dạy học rất ý nghĩa, từ đó góp phần phát triển
mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh trong nhà trường.

- 12 -


Hình 9, 10: Một số hình ảnh trong giờ học STEM của lớp 12 Hóa
năm học 2020 -2021

Hình 11, 12: Hình ảnh về câu lạc bộ STEM năm học 2020- 2021
Đặc biệt nhất là năm học 2020 - 2021, nhóm làm sản phẩm xe tự hành của
câu lạc bộ STEM của nhà trường đã dành được giải Nhì cấp quốc gia cuộc thi
STEME DAY do trường Đại học Vinuni tổ chức. Đây là một niềm vui rất lớn
của thầy và trò trong nhà trường, cũng là điểm đánh dấu thành công cao nhất của
dạy học STEM và của câu lạc bộ STEM.

Hình 13: Nhóm làm xe tự hành nhận giải Nhì cuộc đua Vinfast trong ngày hội
STEME DAY năm 2020
Khơng chỉ dừng lại ở đó, năm học 2020 - 2021, nhà trường đã tổ chức
thành công ngày hội STEM, ngày hội đã thu hút được hàng nghìn giáo viên và
học sinh tham gia với những sản phẩm STEM đầy ý nghĩa và đẹp mắt, các trị
chơi trí tuệ và khoa học thật sơi nổi và bổ ích.
- 13 -


Hình 14: Hình ảnh ngày hội STEM năm học 2020 - 2021
Thành cơng của ngày hội STEM đã góp phần tạo nên khơng khí sơi nổi
trong hoạt động dạy học sáng tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
2.2.2. Đổi mới hình thức tổ chức cuộc thi Ý tưởng khoa học cấp trường
Trong những năm học trước, nhà trường cũng đã tổ chức cuộc thi Ý tưởng

khoa học kỹ thuật cấp trường. Khi đăng ký dự thi các em sẽ gửi bản mềm bài
thuyết minh ý tưởng. Điều này khá phù hợp để Hội đồng khoa học nhà trường
có thể lựa chọn được các ý tưởng hay. Tuy nhiên khi học sinh chưa nhận được
sự hướng dẫn của giáo viên thì việc trình bày ý tưởng chưa được logic, mạch
lạc. Chính vì vậy, từ năm 2019 - 2020, tơi đã thực hiện thiết kế bản đăng ký dự
thi ý tưởng trong đó có hướng dẫn sơ bộ cho học sinh về cách thức và nội dung
chính trong bài trình bày ý tưởng, tập trung vào các vấn đề chính:
+ Lý do chọn dự án
+ Ý tưởng sáng tạo chính của dự án (có thể dùng sơ đồ, bảng biểu...)
+ Tính khả thi của dự án
Với cách hướng dẫn sơ bộ này học sinh sẽ có định hướng trình bày một
cách ngắn gọn, xúc tích và làm nổi bật trọng tâm của dự án các em định sẽ thực
hiện, đồng thời qua đó phát hiện khả năng tư duy khoa học và kỹ năng thuyết
trình của học sinh.
Đồng thời với đó là thực hiện trẻ hóa giáo viên tham gia hướng dẫn
nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh và phát
triển quy mô và chất lượng của nhà trường đã có một lực lượng giáo viên trẻ
mới ra trường đầy lòng nhiệt huyết và sáng tạo. Do vậy cùng với một số giáo
- 14 -


viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn khoa học, nhà trường cũng đã động
viên các giáo viên trẻ tham gia để dễ dàng gần gũi hướng dẫn các em thuận lợi
hơn đồng thời tạo nên khơng khí trẻ trung, sôi nổi cho các cuộc thi. Trong năm
học 2019- 2020 và 2021 - 2022 đã có những dự án đạt giải cao cấp tỉnh của các
cô giáo trẻ như: cô giáo Đinh Nguyễn Ngọc Mai, cơ giáo Đinh Nguyệt Mai...

Hình 15: Thí sinh dự thi Ý tưởng khoa học kỹ thuật cấp trường
năm học 2020 - 2021
2.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Khó khăn nhất của cơng tác nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh
nghiên cứu khoa học đối với các trường phổ thơng đó là chưa có kinh phí và
nguồn lực để phục vụ cho cơng tác này. Chính vì vậy, giải pháp đẩy mạnh xã hội
hóa là một giải pháp trọng tâm nhằm phát huy hiệu quả của công tác này.
Trong những năm trực tiếp hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học
cũng như cùng với Ban giám hiệu phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, tơi
nhận thấy, nếu làm tốt cơng tác xã hội hóa thì dự án khoa học sex đạt kết quả
cao. Cụ thể trong công tác này bao gồm các giải pháp như sau:
2.3.1. Liên hệ với các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu có uy tín
để được hỗ trợ về chuyên môn và phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học.
100% giáo viên trong nhà trường có trình độ Đại học và Thạc sĩ, với trình
độ này các thầy cô đã đạt chuẩn và trên chuẩn của cấp học THPT. Tuy nhiên với
trình độ này thì các thầy cơ chưa thể có chun mơn cao đáp ứng được những
nghiên cứu mang tính chất học thuật chuyên sâu trong khoa học. Chính vì vậy
cần có sự hỗ trợ chun môn của các chuyên gia hàng đầu trong mỗi lĩnh vực.
Hàng năm, các dự án đạt giải cao cấp tỉnh và cấp Quốc gia đều nhận được sự hỗ
- 15 -


trợ của các nhà khoa học tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Viện Hàn lâm và
khoa học Việt Nam...
Hơn thế nữa, các dự án có tính chất sâu về thực nghiệm, thiết bị và
phương tiện nghiên cứu của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu
cho các dự án. Chính vì vậy việc liên hệ với các trường Đại học, các trung tâm
nghiên cứu trong và ngoài tỉnh là một việc làm rất cần thiết để hồn thành tốt
hơn kết quả của dự án.

Hình 16: Hình ảnh làm thực nghiệm của học sinh tại trung tâm kiểm soát
bệnh tật tỉnh Yên Bái
2.3.2. Vận động phụ huynh học sinh ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu

khoa học trong nhà trường
Một phần không thể thiếu cho sự thành cơng của một dự án khoa học đó
là sự động viên, tạo điều kiện và hỗ trợ về mặt tài chính của gia đình học sinh.
Để thực hiện một dự án khoa học có thể đạt giải cao cấp tỉnh và cấp quốc gia
cần có một lượng kinh phí nhất định mà nguồn kinh phí của nhà trường hỗ trợ
cho hoạt động này rất ít. Chính vì vậy địi hỏi giáo viên hướng dẫn cũng như nhà
trường phải thực sự khéo léo, vận động để phụ huynh có thể ủng hộ và hỗ trợ
cho các con trong nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên để nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, giáo viên
cần có kế hoạch chi tiết, định hướng nghiên cứu và tính khả thi của dự án, đồng
thời tuyên truyền để phụ huynh nắm được các quyền lợi về học tập cũng như các
kỹ năng quan trọng mà các con học được qua cuộc thi khoa học kỹ thuật. Trong
những năm qua các dự án đạt giải cao của trường THPT chuyên Nguyễn Tất
Thành luôn nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ phía gia đình học sinh.
- 16 -


Hình 17: Phụ huynh đồng hành cùng học sinh trong cuộc thi Khoa học kỹ
thuật cấp Quốc gia năm học 2019 - 2020
Trên đây là một số giải pháp tôi đã cùng với nhà trường thực hiện để nâng
cao hiệu quả của công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Qua q
trình thực hiện đã góp phần khơng nhỏ vào thành công trong lĩnh vực dạy và học
của nhà trường.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Các giải pháp trên đã được tiến hành tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất
Thành, đem lại những hiệu quả tích cực cho công tác hướng dẫn học sinh nghiên
cứu khoa học. Các giải pháp này hồn tồn có thể áp dụng đối với các trường
THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc.
4.1. Đánh giá hiệu quả thông qua phiếu điều tra thông tin

Sau khi thực hiện các giải pháp trên tôi đã thực hiện điều tra, khảo sát ý
kiến của 51 giáo viên về chuyển biến mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học
trong nhà trường và thu được kết quả chính như sau:

- 17 -


STT

Câu hỏi
Rất tốt

Câu trả lời
Tốt Không
tốt

Rất
không
tốt

Thầy cô đánh giá như thế nào về công
tác tuyên truyền cho hoạt động nghiên
1 cứu khoa học của nhà trường đến giáo 47% 53%
0
0
viên và học sinh trong 2 năm học 2019
-2020 và 2020 - 2021
Thầy cô đánh giá như thế nào về dạy
học STEM và phong trào nghiên cứu
2

53% 47%
0
0
khoa học của nhà trường trong 2 năm
học vừa qua
Thầy cô đánh giá như thế nào về giải
pháp hướng dẫn phương pháp nghiên
3 cứu khoa học cho học sinh và kỹ năng 43% 47% 9%
hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa
học cho giáo viên
Thầy cô đồng ý như thế nào về việc
4 đổi mới hình thức cuộc thi Ý tưởng 39% 53% 6%
khoa học cấp trường
Thầy cô đồng ý như thế nào về giải
pháp tuyên truyền đến phụ huynh ủng
5
83% 17%
hộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học
của học sinh
Thầy cô đồng ý như thế nào về giải
pháp liên hệ với các nhà khoa học và
6
10% 56% 34%
các cơ sở nghiên cứu hỗ trợ hoàn thiện
cho các dự án khoa học của học sinh
Qua các kết quả thu đƣợc ở trên tôi thấy rằng:
- 100% giáo viên cho rằng công tác tuyên truyền về cuộc thi Khoa học kỹ
thuật dành cho học sinh và giáo viên là tốt và rất tốt; phong trào dạy học STEM
và hoạt động nghiên cứu khoa học trong 2 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021
là phát triển mạnh rõ rệt hơn; ngoài ra việc ửng hộ của phụ huynh là việc làm rất

cần thiết để giáo viên và học sinh có thể yên tâm thực hiện dự án khoa học.
- Trên 80% giáo viên cho rằng cần đổi mới hình thức thi Ý tưởng khoa
học cấp trường và có định hướng cho học sinh để học sinh có phương pháp đưa
ra ý tưởng sáng tạo một cách khoa học và ngắn gọn; tuy nhiên còn nhiều giáo
viên muốn đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn phương pháp nghiên cứu
khoa học cho học sinh và kỹ năng hướng dẫn cho giáo viên
- 18 -


- Một số giáo viên cho rằng việc liên hệ với các chuyên gia và các viện
nghiên cứ là cần thiết để hoàn thành tốt một dựu án khoa học có ý nghĩa cho
cộng đồng và đem lại thành tích cao cho hoạt động nghiên cứu khao học.
4.2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp thông qua kết quả của các cuộc
thi khoa học kỹ thuật các cấp
Trong 2 năm học 2019 -2020 và năm hoc 2020 - 2021, mặc dù đây là hai
năm rất khó khăn do dịch bệnh covid-19; cộng thêm việc giớ hạn số lượng dự án
tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp Quốc gia, nhưng trường
THPT chuyên Nguyễn Tất Thành vẫn giữ vững được kết quả tốt trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Cụ thể là:
Số giải cấp
Số dự án dự thi Số giải cấp Quốc
tỉnh
cấp Quốc gia
gia
1
2019-2020
13
01/02
01
2

2020-2021
07
02/02
01
Như vậy trường THPT chuyên vẫn luôn dẫn đầu về phong trào nghiên
cứu khoa học trong toàn tỉnh; mặc dù tổng số lượng giải Quốc gia giảm đi chỉ
còn 1/4 so với năm (cả nước giảm từ hơn 300 giải xuống còn 75 giải vào năm
2020) nhưng các dự án của trường vẫn đạt giải trong cuộc thi này. Đây là một
kết quả rất đáng tự hào của nhà trường đồng thời cũng là minh chứng cho việc
áp dụng các giải pháp trên trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
5. Những ngƣời tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
STT

TT

1

Năm học

Họ và tên

Nơi công
Ngày tháng tác (hoặc Chức
năm sinh nơi thường danh
trú)

Lục Thị Thu
1979
Hồi


THPT
chun
Giáo
Nguyễn
viên
Tất Thành

Trình độ
chun
mơn

Thạc sĩ

Nội dung
cơng việc
hỗ trợ
Áp
thử
kiến

dụng
sáng

7. Các thơng tin cần đƣợc bảo mật: Không
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ
chuyên môn từ cao đẳng siuw phạm trở lên.
9. Tài liệu kèm theo: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết những nội dung trong báo cáo là đúng sự thật. Nếu có
gian dối hoặc không đúng sự thật tôi xin chịu trách nhiệm theo quy định của

pháp luật.
- 19 -


Yên Bái, ngày 16 tháng 01 năm 2022
Ngƣời viết báo cáo

Lục Thị Thu Hoài

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

- 20 -



×