Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh yên bái theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.74 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Giải pháp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Tất các các lớp tiểu học tại các trường
Tiểu học, trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng thử: từ tháng 9 năm 2017 đến hết tháng 5 năm 2018 (năm học
2017-2018).
- Áp dụng chính thức: từ tháng 9 năm 2018 đến thời điểm hiện tại vẫn
đang tiếp tục áp dụng đến khi các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng
mới (kết thúc vào năm học 2024-2025).
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng.
Ngày, tháng, năm sinh: 30 tháng 6 năm 1974
Trình độ chun mơn: Thạc sỹ Quản lý giáo dục.
Chức vụ cơng tác: Trưởng phịng
Nơi làm việc: Phịng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thúy Hằng, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái,
số 1141 Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0915450148

1



II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng sáng kiến đã biết:
1.1. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
tại tỉnh Yên Bái:
1.1.1. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng trước
khi thực hiện sáng kiến:
Chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành được ban hành theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006. Chương trình được
xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú
trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Với nội dung
giáo dục còn nặng về lý thuyết, học sinh vừa khó học, dễ qn, vừa khơng gây
được hứng thú và phát huy được tính tích cực của học sinh.
Vì chương trình đã được ban hành từ năm 2006 nên có những nội dung
khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay (Nhiều thông tin dữ liệu đã cũ, không
phù hợp như: tiền, dân số, biểu đồ thống kê...); có những nội dung trùng lặp
trong chương trình học của các môn học khác nhau hoặc trong một môn học của
lớp dưới và lớp trên. Mặt khác, chương trình ban hành sử dụng chung tồn quốc
nên có những nội dung xa lạ, không phù hợp với học sinh trong tỉnh.
Trong q trình chỉ đạo chun mơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu
dạy nhiều nội dung tích hợp. Tuy nhiên, các nhà trường và giáo viên chưa biết
rõ là tích hợp nội dung nào vào bài nào cho phù hợp, nên việc thực hiện còn
lúng túng và nhiều khi rất khiên cưỡng, chưa đạt hiệu quả. Thậm chí có nhiều
nội dung giáo dục được đưa vào gây sự quá tải cho học sinh.
1.1.2. Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chương trình giáo dục
phổ thơng hiện hành
Do chương trình ban hành trên quan điểm định hướng nội dung nên kiến
thức còn nặng nề kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu
ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng
khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Do chương trình ban hành đã lâu nên có nhiều nội dung chưa phù hợp

thực tiễn.
Chương trình ban hành sử dụng chung tồn quốc nên có những nội dung
xa lạ, khơng phù hợp với học sinh trong tỉnh.

2


Theo quan điểm sách giáo khoa là pháp lệnh nên giáo viên chưa dám thay
đổi, điều chỉnh nội dung dạy học.
1.2. Biện pháp thực hiện
Mặc dù chương trình hiện hành cịn nhiều hạn chế, cứng nhắc, máy móc,
khơng gây hứng thú học tập cho học sinh, có nhiều kiến thức cũ, trùng lặp, gây
quá tải cho học sinh 1 cách không cần thiết; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã
cho phép các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên
chương trình giáo dục phổ thơng nhưng các trường cịn lúng túng, khơng biết
nên thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng
vừa tránh được những hạn chế của chương trình.
Ngày 01 tháng 9 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công
văn số 5842/BGDĐT-VP về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo
dục phổ thông, nhưng bản thân công văn ban hành đã lâu nên có nhiều nội dung
khơng cịn phù hợp và việc thực hiện của các trường vẫn chưa đảm bảo.
Với vai trò là nhà quản lý giáo dục, được giao trách nhiệm quản lý giáo
dục cấp tiểu học trên phạm vi tồn tỉnh, tơi đã trăn trở với những hạn chế, bất
cập nêu trên mạnh dạn đề xuất “Giải pháp thực hiện chương trình giáo dục
phổ thơng hiện hành cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
Trên cơ sở chương trình hiện hành, xây dựng kế hoạch giáo dục các môn
học chính khóa cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh nhằm khắc phục những hạn
chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đảm bảo cho các nhà trường
dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy
học và điều kiện thực tế của nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh cũng phù hợp với quan điểm đổi mới chương trình giáo dục
phổ thơng, vì vậy, nó cũng giúp cho giáo viên tiếp cận dần với chương trình giáo
dục phổ thơng mới.
Xây dựng kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học theo định hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh theo dựa trên các nguyên tắc sau:
3


a) Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình
giáo dục phổ thơng hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Đảm bảo tính lơgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các
môn học và các hoạt động giáo dục.
c) Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục
được quy định trong mỗi năm học.
d) Đảm bảo tính khả thi đối với tất cả các môn học.
e) Kế hoạch chung này được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh nhưng vẫn
cho phép các trường áp dụng phù hợp với địa phương: vừa đảm bảo tính thống
nhất, vừa đảm bảo tính linh hoạt.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với thực tế đã,
đang được áp dụng
Sáng kiến của tôi nghiên cứu để xây dựng kế hoạch giáo dục các mơn học
chính khóa cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh, đã đưa ra 1 khung thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, giúp các
trường có cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Trước đây chưa có

ai xây dựng kế hoạch này mà các trường chỉ tự điều chỉnh một số nội dung dạy
học theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ
thơng. Tính mới của sáng kiến được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, thực hiện chương trình theo hướng giảm tải: Cắt giảm những
nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương
trình giáo dục phổ thơng hiện hành; những dung trùng lặp trong chương trình
của nhiều mơn học khác nhau hoặc trong một môn học của lớp dưới và lớp trên.
Kế hoạch đã hướng dẫn rõ bài nào không dạy, bài nào không dạy 1 phần, … Với
những nội dung trùng lặp đã lựa chọn nên dạy ở bài nào, lớp nào.
Số lượng tiết học có những câu hỏi, bài tập được cắt giảm hoặc cắt giảm 1
phần do nội dung quá khó, vượt chuẩn kiến thức, kĩ năng hoặc do nội dung trùng
lặp như sau:
+ Lớp 1: Mơn Tiếng Việt có 23 tiết, mơn Tốn có 125 tiết.
+ Lớp 2: Mơn Tiếng Việt có 100 tiết, mơn Tốn có 172 tiết.
+ Lớp 3: Mơn Tiếng Việt có 29 tiết, mơn Tốn có 187 tiết, mơn Tự nhiên
và Xã hội có 28 tiết.
4


+ Lớp 4: Mơn Tiếng Việt có 83 tiết, mơn Tốn có 82 tiết, mơn Khoa học
có 4 tiết, mơn Lịch sử và Địa lý có 29 tiết.
+ Lớp 5: Mơn Tiếng Việt có 78 tiết, mơn Tốn có 168 tiết, mơn Khoa học
có 6 tiết, mơn Lịch sử và Địa lý có 15 tiết.
Một số nội dung được điều chỉnh mức độ cho nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Bài
“Cách mạng mùa thu” trong chương trình mơn Lịch sử lớp 5 có u cầu tường
thuật cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Điều chỉnh như sau: Không
yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Hà Nội.
Hai là, hướng dẫn về nội dung thay thế cho những nội dung khơng cịn

phù hợp. Ví dụ:
+ Bài “Cuộc phản cơng ở kinh thành Huế” trong chương trình mơn Lịch
sử lớp 5 có nội dung yêu cầu học sinh “kể lại một số sự kiện về cuộc phản công
ở kinh thành Huế”. Điều chỉnh như sau: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể sơ
lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại
yêu nước tổ chức; Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ
hòa; Biết học tập tinh thần yêu nước, dũng cảm của một số người lãnh đạo các
cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương...; Biết kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bài “Gam” trong chương trình mơn Tốn lớp 3: việc sử dụng cân đĩa
không phù hợp, phổ biến trong thực tiễn hiện nay nên được hướng dẫn thay
bằng cân đồng hồ.
+ Các tiết kiểm tra giữa học kỳ của các môn: Tự nhiên và Xã hội, Toán,
Tiếng Việt lớp 1 đến lớp 3 trong phân phối chương trình nay khơng thực hiện
nữa (do thực hiện quy định về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TTBGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Các tiết này được bổ sung, thay thế bằng các tiết ôn tập, củng cố kiến thức và
rèn kĩ năng cho học sinh.
Ba là, hướng dẫn rõ về những nội dung tích hợp, lồng ghép: Ở bài nào
thì tích hợp, lồng ghép nội dung nào (Giáo dục kĩ năng sống; quyền trẻ em; bình
đẳng giới; giáo dục bảo vệ môi trường, biển, đảo; sử dụng tiết kiệm năng lượng
hiệu quả; giáo dục quốc phòng và an ninh; học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; giáo dục an tồn giao thơng; giáo dục chính sách pháp luật
thuế; nội dung giáo dục địa phương,…). Ví dụ:
5


+ Bài “Cách mạng mùa thu” trong chương trình mơn Lịch sử lớp 5, tích
hợp lịch sử địa lí địa phương: Vai trò của chiến khu Vần - Hiền Lương trong
cách mạng tháng 8 năm 1945.

+ Bài “Vùng biển nước ta” trong chương trình mơn Địa lý lớp 5, tích hợp
nội dung Giáo dục quốc phòng và an ninh: Làm rõ tầm quan trọng của vùng
biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.
+ Bài Tập đọc “Lớp học trên đường” trong chương trình mơn Tiếng Việt
lớp 5, tích hợp nội dung giáo dục Quyền trẻ em: Học sinh biết được trẻ em có
quyền được đi học, được chăm sóc giúp đỡ và bổn phận chăm chỉ học tập.
+ Bài “Em là học sinh lớp 5” trong chương trình mơn Đạo đức lớp 5, lồng
ghép nội dung giáo dục tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể là hướng dẫn
học sinh đọc, hiểu “Bài 1: Bác chỉ muốn các cháu học hành chăm chỉ” trong
cuốn “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” (Việc đưa
nội dung các bài học trong cuốn sách này vào chương trình dạy học do Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo).
+ Bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” trong chương trình phân mơn Kể
chuyện lớp 5, tích hợp nội dung giáo dục về giới và quyền, bổn phận trẻ em:
“Quyền được chăm sóc, giáo dục; Bổn phận với gia đình, xã hội và nhà trường;
Bạn gái và bạn trai có quyền và bổn phận như nhau trong cuộc sống”.
+ Bài “Em là học sinh lớp Một” trong chương trình mơn Đạo đức lớp 1,
khơng u cầu học sinh làm bài tập 3 (quan sát tranh và kể chuyện theo tranh),
thay vào đó có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự giới thiệu về
bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đồng người, kĩ năng lăng nghe tích
cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp,
thầy cô và bạn bè… và giáo dục về quyền trẻ em: Trẻ em có quyền có họ tên và
được tự hào về tên của mình. Trẻ em trong độ tuổi phải được đi học và được tạo
điều kiện tốt nhất có thể được để đi học. kĩ năng làm quen với bạn mới.
+ Bài “Trao đổi chất ở người” trong chương trình mơn Khoa học lớp 4,
tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Mối quan hệ giữa con người với
môi trường, con người cần đến khơng khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
+ Bài “Nước cần cho sự sống” trong chương trình mơn Khoa học lớp 4,
tích hợp nội dung về Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả: HS biết được nước
cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào, từ đó hình thành

ý thức tiết kiệm nước.

6


Bốn là, đã điều chỉnh những nội dung mang đặc điểm địa phương,
không phù hợp với các vùng miền khác nhau. Đề xuất đưa thêm nội dung giáo
dục địa phương phù hợp với đơn vị mình. Ví dụ:
+ Bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện (Truyện Yết Kiêu) –
Tuần 9, môn Tiếng Việt lớp 4 tập được thay thế: Chọn một tác phẩm truyện cổ
dân gian Yên Bái để dạy.
+ Một số bài chính tả so sánh có thể thay thế cho phù hợp với địa phương.
Chẳng hạn: Phân biệt thanh hỏi và thanh ngã. Với Yên Bái thì cặp dấu thanh này
khơng hay bị nhầm lẫn. Có thể thay thế thành: Phân biệt thanh hỏi với thanh sắc
(mải - mái, liễu – liếu, đũa - đúa). Phân biệt âm cuối c – t. Với Yên Bái thì việc
nhầm lẫn này cũng khơng phổ biến. Có thể thay thế: Phân biệt âm đầu v-b, l-đ vì
vùng đồng bào dân tộc Thái rất hay nhầm lẫn 2 cặp âm đầu này.
Năm là, cập nhật những thông tin, kiến thức mới phù hợp thời điểm hiện
tại. Ví dụ: Bài “Ki-lơ-mét vng” trong chương trình mơn Tốn lớp 4 có bài tập
nêu diện tích Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, Thành phố Hà Nội đã được mở
rộng từ năm 2008 nên phải cập nhật thông tin mới.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến đã được áp dụng thử trong năm học 2017-2018 tại các cơ sở
giáo dục trên phạm vi 6 huyện, thị xã, thành phố (Thành phố Yên Bái, huyện
Văn Yên, huyện Yên Bình, huyện Lục Yên, huyện Trấn Yên, huyện Mù Cang
Chải) đại diện các vùng miền của tỉnh Yên Bái.
Sau 1 năm áp dụng thử, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thông qua việc tổ
chức Hội thảo, họp cốt cán chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức lấy ý kiến
từ các trường đánh giá và tham gia chỉnh sửa kế hoạch.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định sáng kiến của tôi và ra Quyết định

số 319/QĐ-SGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo ban hành Kế hoạch giáo dục các mơn học chính khóa cấp Tiểu học theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
từ năm học 2018 – 2019.
Như vậy, sáng kiến đã được áp dụng chính thức từ năm học 2018 – 2019
đối với tất cả các trường, lớp tiểu học trên phạm vi tồn tỉnh n Bái.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được:
Thực hiện sáng kiến đã thu được kết quả như sau:
- Tạo điều kiện cho các trường có cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục
nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục chung của tỉnh, các trường chỉ cần
điều chỉnh 1 chút cho phù hợp với địa phương và nhà trường.
7


- Việc triển khai kế hoạch này vừa đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo
chun mơn trên phạm vi toàn tỉnh, vừa tạo điều kiện cho các nhà trường biết
cách xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường một cách linh hoạt.
- Kế hoạch được triển khai cũng tránh được sự quá tải đối với nhà trường,
giáo viên và học sinh:
+ Đối với nhà trường: giảm nhiều thời gian trong xây dựng kế hoạch giáo
dục nhà trường (vì đã có hướng dẫn chung).
+ Đối với giáo viên: Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm
các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh, các câu
hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lý thuyết, để giáo viên, học
sinh dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
+ Đối với học sinh: không phải học những nội dung khơng thiết thực, vừa
khó học, vừa dễ qn; được tăng cường những kiến thức, kĩ năng thực tiễn, gây
được hứng thú và có hiệu quả thiết thực cho học sinh.
Kết thúc học kỳ I năm học 2018-2019, tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý

kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và thu được kết quả như sau:
Tổng số phiếu xin ý kiến: 100 phiếu/100 người, trong đó:
+ Cán bộ quản lý phịng: 09 người;
+ Cán bộ quản lý trường: 18 người;
+ Giáo viên đứng lớp: 73 người.
Tổng hợp các ý kiến:
Các mức độ
Rất
phù
hợp

1 số chỗ chưa
phù hợp, cần
điều chỉnh

nhiều chỗ
chưa phù
hợp

Các nội dung được cắt giảm

98

2

0

Các nội dung thay thế

94


6

0

Các nội dung tích hợp

93

6

1

Việc sắp xếp lại các nội dung giáo dục

94

4

2

Các nội dung giáo dục địa phương

96

4

0

Nội dung xin ý kiến


8


Như vậy, hầu hết ý kiến khẳng định Kế hoạch giáo dục cấp tiểu học theo
Quyết định số 319/QĐ-SGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo là phù hợp và thiết thực.
Về đánh giá kết quả trên học sinh:
Tỷ lệ xếp loại HOÀN THÀNH TỐT môn
học, xếp loại TỐT về Năng lực, phẩm chất
Nội dung đánh giá

HKI
năm học
20172018
(%)

HKI
năm
học
20182019
(%)

So
sánh tỉ
lệ (%)

Tương ứng
tăng, giảm học
sinh (em)


Các mơn học
Tốn

30,1

30,6

+ 0,5

+ 407

Tiếng Việt

25,9

26,8

+ 0,9

+ 733

Tự nhiên xã hội

36,1

36,8

+ 0,7


+ 570

Đạo đức

25,4

37,7

+ 12,3

+ 10021

Âm nhạc

33,1

33,6

+ 0,5

+ 407

Mĩ thuật

32,4

33,1

+ 0,7


+ 570

Thủ công, kĩ thuật

34,1

36,0

+ 1,9

+ 1548

Tự phục vụ, tự quản

38,9

39,6

+ 0,7

+ 570

Hợp tác

36,5

37,8

+ 1,3


+ 1059

Tự học và giải quyết vấn đề

34,6

35,6

+1

+ 814

Chăm học, chăm làm

35,3

37,5

+ 2,2

+ 1792

Tự tin, trách nhiệm

36,3

38,8

+ 2,5


+ 2036

Trung thực, kỉ luật

41,8

43,9

+ 2,1

+ 1710

Đoàn kết, yêu thương

45,9

47,0

+ 1,1

+ 896

Năng lực

Phẩm chất

Nhìn vào bảng phân tích và so sánh chất lượng cho thấy, số lượng học
sinh được xếp loại Hồn thành tốt các mơn học và hoạt động giáo dục cũng như
9



xếp loại Tốt ở tất cả các năng lực và phẩm chất đều được nâng lên. Bên cạnh đó,
qua phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp đứng lớp cho thấy các giáo viên đều
đánh giá: Các em học sinh hứng thú học tập và rèn luyện hơn, tích cực tham gia
các hoạt động tập thể, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, ...
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng để áp dụng sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng tại các nhà trường tiểu học có điều kiện cơ sở
vật chất bình thường và khơng địi hỏi thêm các thiết bị dạy học mới.
Sau mỗi năm học, sẽ tổ chức lấy ý kiến góp ý để tiếp tục chỉnh sửa bổ
sung kế hoạch đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhất.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo là đúng sự thật không
sao chép vi phạm bản quyền. Nếu sai sự thật trong báo cáo tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm.
n Bái, ngày 07 tháng 2 năm 2022
Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến

Nguyễn Thị Thúy Hằng

10



×