Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 phần lịch sử môn lịch sử và địa lý trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 26 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Lịch sử)
“GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 6 PHẦN LỊCH SỬ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG”

Tác giả: Lương Thị Thu Hằng
Trình độ chun mơn: ĐHSP Lịch sử
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 18 tháng 1 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển
năng lực cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử môn Lịch sử và Địa Lí trường THCS
Quang Trung”.
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Lịch sử
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2020 đến tháng 05/2022
4. Tác giả:
Họ và tên: Lương Thị Thu Hằng
Năm sinh: 1983
Trình độ chun mơn: ĐHSP Lịch sử


Chức vụ : Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Tổ 7 - Phường Đồng Tâm - TP Yên Bái
Điện thoại: 0919227289
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một xu thế tất yếu. Trên
thực tế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thơng có thể
coi là kế thừa phương pháp dạy học tích cực, phát huy sự sáng tạo của học sinh trong
các hoạt động học tập. Đây là vấn đề có nhiều điểm mới trong cách tiếp cận. Hiện
nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo chương
trình GDPT 2018 và thực hiện theo cơng văn 5512, ngày 18/12/2020 của Bộ
GD&ĐT đã ban hành về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của
nhà trường. Trong mỗi bài học, giáo viên (GV) xây dựng kế hoạch theo tiến trình 4
hoạt động chính như: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. Trong
đó khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm tạo tình huống xuất phát, được tổ chức khi
bắt đầu một bài học. Hoạt động này chỉ thực hiện vài phút đầu giờ nhưng là yếu tố


3

tiên quyết dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Có thể coi là bước “trải đệm” để dẫn
dắt học sinh (HS) vào bài mới, giúp HS tiếp cận kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Thế nhưng, hoạt động này nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ và thực hiện chưa có hiệu
quả.
Việc tổ chức hoạt động mở đầu tiết học theo phương pháp dạy truyền thống đem
lại một số ưu nhược điểm cụ thể như sau:
* Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian: Người dạy không phải mất nhiều thời gian để thiết kế các
hoạt động dạy học, chỉ sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên và làm theo hướng

dẫn.
- Khơng địi hỏi nhiều về ứng dụng cơng nghệ thông tin.
- Người học đã quen với cách dạy truyền thống.
* Nhược điểm:
- Các hoạt động dạy học không phong phú, đa dạng; Bài giảng của GV chưa sinh
động, hấp dẫn nên làm cho người học chán nản, không hứng thú trong học tập bộ
môn.
- Không bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nên
phổ biến nhất vẫn là GV giới thiệu bài mới ngắn gọn, khái quát nội dung bài học
bằng lối truyền thụ một chiều, học sinh vẫn chỉ thụ động nghe mà không được tham
gia vào các hoạt động học tập nên lời nói hình ảnh của GV có thể HS sẽ qn ngay
bởi những cảm xúc đó khơng được hình thành từ chính hoạt động của người học.
Vì vậy, sự tích cực, sáng tạo, sự hào hứng của HS với bài học ngay từ đầu đã
dường như khơng có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của thực trạng HS
chưa hứng thú và “mặn mà” với môn Lịch sử như hiện nay.
Đánh giá đúng thực trạng của tổ chức HĐKĐ đối với phần Lịch sử trong môn
Lịch sử và Địa Lí lớp 6, từ đầu năm học 2021-2022 tơi đã chủ động theo dõi tình
hình học tập của HS và tiến hành điều tra mức độ hứng thú học tập môn Lịch sử và


4

khảo sát hứng thú với hoạt động khởi động đầu giờ học môn Lịch sử, kết quả như
sau:
Bảng 1: Khảo sát số học sinh yêu thích, hứng thú với phân môn Lịch sử khi
chưa sử dụng giải pháp
Mức độ hứng thú
Tổng

số


HS
85

Thích

Bình thường

Khơng thích

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

16

18,8

39

45,9


30

35,3

Bảng 2: Khảo sát các vấn đề liên quan đến hoạt động khởi động

Thứ tự

Nội dung khảo sát

Số HS khảo
sát

Tỉ lệ

Em có quan tâm đến hoạt động
Khởi động trong tiết học không?
1

85

100%

Mức độ cao

16

18,8

Mức độ trung bình


42

49,4

Mức độ thấp

27

31,8

85

100%

Định hướng tốt

14

16,5

Chưa rõ ràng

27

31,7

Không định hướng được

44


51,8

Giữa việc giáo viên dẫn dắt để vào

85

100%

Khởi động có giúp em định hướng
được kiến thức mới cần hình thành
2

3

khơng?

bài (A) và tổ chức các hoạt động Khởi
động (B) như trị chơi, xem video, hình
ảnh, hát... thì em thích cách nào hơn?


5

Cách A

30

35,3


Cách B

55

64,7

Qua khảo sát học sinh, tôi thấy một thực trạng:
Chất lượng học tập bộ môn chưa cao. Hoạt động mở đầu tiết học vẫn chỉ mang
tính hình thức, chưa tạo được sự hứng thú, động cơ học tập cho học sinh.
Vậy nguyên nhân của thực trạng:
+ Về phía GV: Chưa thực sự đầu tư cho đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên
thường xuyên giới thiệu bài bằng cách dẫn dắt trực tiếp vào bài. Hoặc khi tổ chức
hoạt động mở đầu, GV vẫn đóng vai trị chính, mang tính áp đặt một chiều, chưa có
sự tham gia của học sinh.
+ Về phía HS:
- Khơng hứng thú với môn Lịch sử một phần do đặc thù bộ môn: còn nặng về lý
thuyết, nhiều sự kiện, mốc thời gian nên đa số HS chỉ ghi nhớ một cách máy móc,
học vẹt mà khơng hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng...từ đó gây nên tâm lí “sợ”
học mơn Lịch sử.
- Nhiều HS có tâm lý học lệch, thiên về một số mơn KHTN nên ở các mơn KHXH
nói chung, mơn Lịch sử nói riêng chưa có sự đầu tư, chưa chuẩn bị bài chu đáo, dẫn
đến chất lượng bộ mơn chưa cao.
Qua HĐKĐ: HS cịn thụ động, “ngại” tham gia vào hoạt động học, chưa có sự
tương tác giữa trị và thầy, trị với trị. Vì vậy ngay từ đầu sự hứng thú, tích cực, sáng
tạo với bài học dường như khơng có nên hiệu quả HĐKĐ khơng cao.
Chính vì lẽ đó, tơi nhận thấy việc tìm ra giải pháp mới nhằm thay đổi cách học
cũng như thái độ học tập của HS đối với môn Lịch sử là rất cần thiết. Hơn nữa, trước
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, điều tất yếu GV cần coi
trọng HĐKĐ sao cho tạo được ấn tượng, tâm thế tốt nhất giúp HS chủ động, tự tin
khám phá kiến thức mới từ đó góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho HS

trong học tập bộ môn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:


6

2.1. Mục đích của giải pháp
- Đưa ra giải pháp mới nhằm giúp GV và HS thấ y đươ ̣c sự cần thiết của việc tổ
chức các HĐKĐ nhằm tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tích
cực, chủ động tiếp nhận kiến thức của HS qua đó hình thành năng lực bộ mơn, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Quang
Trung nói riêng và HS THCS nói chung.
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, nâng cao hiệu quả giảng
dạy của GV, tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ và phát triển năng lực của bản thân.
2.2 Nội dung giải pháp
2.2.1.Khởi động bằng tranh ảnh trực quan.
Tranh ảnh minh họa là một phương tiện hỗ trợ cho việc hình thành năng lực tái
hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Khi tổ chức HĐKĐ bằng tranh, GV sử
dụng sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến
nội dung bài học; sau đó, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định
hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái
quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập.
* Cách thức thực hiện
- Bước 1: Giáo viên lựa chọn tranh ảnh phù hợp để tổ chức HĐKĐ
- Bước 2: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh yêu cầu học sinh chú ý theo dõi.
- Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh khai thác tranh ảnh.
- Bước 4: Từ tranh ảnh giáo viên cho HS liên hệ, dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 "Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử".
* Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:


7

1.

? Thơng qua quan sát hình ảnh, em có nhận xét gì về tiến trình phát triển của xã
hội lồi người
2.

? Nêu những hiểu biết của em về trống đồng Ngọc Lũ? Các hình ảnh được khắc
trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cho chúng ta biết điều gì?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ


8

HS hoạt động cá nhân và nhóm bàn. Quan sát ảnh, thảo luận theo bàn và trả lời
câu hỏi.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi đại diện nhóm bàn, từ 1-3 nhóm trả lời; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Vì những hình ảnh trên có thể các em đã biết hoặc chưa từng biết, vì thế các em có
thể trả lời đúng hoặc chưa đúng nên giáo viên sẽ định hướng, dẫn dắt chuyển sang
bài mới.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 3 "Thời gian trong lịch sử".
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Hãy quan sát tờ lịch và cho biết: Vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày
khác nhau?

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát ảnh và
trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi HS trả lời; HS khác nhận xét,
bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt
vào bài mới.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 8 “Ấn Độ cổ đại”
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát các bức ảnh sau và thực hiện nhiệm vụ theo sơ đồ KWL.


9

GV sử dụng kĩ thuật dạy học KWL yêu cầu HS: Hãy viết những điều em đã biết,
muốn biết và sẽ làm gì để tìm hiểu văn hóa Ấn Độ.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh. Hoạt động theo nhóm bàn hồn thành sơ
đồ KWL.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi 1-3 nhóm trả lời; Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.



10

Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm ở mức độ khác nhau, GV bắt đầu gợi mở
nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài
mới.
2.2.2. Khởi động bằng một thước phim, đoạn video.
Đặc thù của học lịch sử là HS không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện
tượng diễn ra trong quá khứ nên việc sử dụng những bài hát, đoạn video, thước phim
tái hiện lại sự kiện sẽ giúp các em hình dung ra được quá khứ lịch sử. Sau khi HS
quan sát xong, GV sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định
hướng tư duy cho HS. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái
quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng bước vào hoạt động hình thành
kiến thức mới.
* Cách thức thực hiện
- Bước 1: GV lựa chọn đoạn video
- Bước 2: HS xem video
- Bước 3: GV chuyển giao nhiệm vụ, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung
của bài để định hướng tư duy cho HS.
- Bước 4: HS chia sẻ cảm xúc, trả lời câu hỏi GV giao, GV dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: “Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á”
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát đoạn video sau, ghi chép nhanh những quốc gia được nhắc đến trong
video. Cho biết điểm chung về vị trí địa lí của những quốc gia đó?
GV chiếu đoạn Video: Quốc kì, thủ đơ và biểu tượng của các quốc gia Đông Nam
Á - thời lượng 2 phút. Nguồn dẫn: />

11


(Hình ảnh cắt từ Video)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi 1-3 HS kể tên những quốc gia được nhắc đến trong video; Điểm chung về
vị trí địa lí của các quốc gia đó đều nằm ở khu vực Đơng Nam Á.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14 “Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc”
* Tiến hành thực hiện
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát đoạn video và trả lời câu hỏi:
1- Em biết gì về Lễ hội Đền Hùng?
2- Điều gì đã thơi thúc nhân dân ta ln hướng về mảnh đất cội nguồn?
GV chiếu đoạn Video: Về miền đất tổ - thời lượng 2 phút.
Nguồn dẫn: />

12

(Hình ảnh cắt từ Video)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân quan sát video. Hoạt động theo nhóm bàn, trao đổi, thảo
luận 2 câu hỏi GV giao.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi 1-3 nhóm bàn trả lời câu hỏi; Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 17 “Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân
tộc của người Việt”
* Tiến hành thực hiện
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát đoạn video và trả lời câu hỏi:

Kể tên những phong tục cổ truyền được nhắc đến trong đoạn video. Điều kì diệu
nào đã giúp người Việt vẫn giữ được những giá trị của nền văn hóa truyền thống
trước chính sách đồng hóa văn hóa thâm hiểm của phong kiến phương Bắc?
GV chiếu đoạn Video: Những phong tục cổ truyền Việt Nam - thời lượng 3 phút.
Nguồn dẫn: />

13

(Hình ảnh cắt từ Video)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, quan sát video. Hoạt động theo nhóm bàn, trao đổi, thảo
luận câu hỏi GV giao.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV gọi 1-3 nhóm bàn trả lời câu hỏi; Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
Rõ ràng, được quan sát hình ảnh, nghe giai điệu của âm nhạc kết hợp với tư duy
trên cơ sở các câu hỏi mà GV đã định hướng, HS sẽ có tâm thế và ý thức được nhiệm
vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Kết thúc hoạt động này, GV không “chốt” về
nội dung kiến thức mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt
động học tập tiếp theo nhằm hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp
tục hồn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề học tập.


14

2.2.3. Khởi động bằng kể chuyện lịch sử
Khởi động bằng cách kể chuyện lịch sử cũng là một cách tuyệt vời để thay đổi
“khẩu vị” bài giảng. Vì sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì
điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong q trình học tập. Các em được phép
tưởng tượng theo những gì thầy cơ kể, bạn kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vở

những thứ đôi khi khiến chúng nhàm chán. Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để
dẫn dắt HS vào bài mới, vừa có tác dụng cung cấp kiến thức, vừa giúp các em gắn
được sự kiện, hiện tượng với các nhân vật tiêu biểu, điển hình. Đặc biệt, những mẩu
chuyện lịch sử thường có tính giáo dục rất cao. Khi người kể nhập tâm vào câu
chuyện sẽ khiến người nghe như được “sống” cùng các nhân vật trong chuyện, giúp
cho việc tìm tịi, khám phá kiến thức diễn ra một cách tự nhiên mà HS lại hào hứng,
thích thú.
* Cách thức thực hiện
- Bước 1: GV lựa chọn mẩu chuyện, hình thức kể chuyện.
- Bước 2: GV hoặc HS kể chuyện.
- Bước 3: GV gợi mở bằng câu hỏi đưa HS vào tình huống có vấn đề cần giải
quyết.
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4 “Nguồn gốc loài người”
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GV kết hợp cho HS quan sát tranh, kể chuyện lịch sử
Quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ:
1. Em có ấn tượng hay nhận xét gì khi quan sát hình ảnh Người tối cổ được tìm
thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc ?


15

(Tượng phục dựng Người tối cổ được tìm thấy ở Bắc Kinh - Trung Quốc)

2. Dựa vào các hình ảnh kể một câu chuyện ngắn theo trí tưởng tượng của em về
xã hội nguyên thủy?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- Báo cáo kết quả hoạt động
GV mời HS trả lời ý 1 câu hỏi.
Ý 2, mời HS lên bảng kể truyện theo tranh.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới


16

Ví dụ 2: Khi dạy bài 7 “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ”
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS quan sát tranh, kết hợp kể chuyện về quá trình xây dựng, những điều
bí ẩn về Kim tự tháp tại Ai Cập.
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình
vng với bốn mặt bên là tam giác đều. Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự
tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sơng Nile, dịng sơng dài nhất thế giới với hơn 6
nghìn km. Kê - ốp là một trong những kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập và trên thế giới.
Đây là cơng trình xây dựng làm lăng mộ cho Kê - ốp, cùng với hai kim tự tháp nhỏ
hơn là Khafre và Menkaura. Kê - ốp là một trong Bảy kỳ quan thế giới và là kỳ quan
duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.

Ảnh minh ho ̣a: Nguồ n internet
Kim tự tháp Kê - ốp được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 2580-2560
trước cơng ngun. Khi mới hồn thành, cơng trình này có chiều cao 149,6m. Theo
ước tính, kim tự tháp Kê - ốp được xây từ 2,3 triệu khối đá với tổng trọng lượng lên


17

tới 5,9 triệu tấn. Dựa trên các tài liệu cổ và dựa trên ước tính khoa học cho biết, để

có thể hoàn thành kim tự tháp này, số lượng nhân cơng dao động từ khoảng vài chục
nghìn cho đến cả trăm nghìn người làm việc liên tục. Và theo ước tính, phải mất
khoảng

20

năm

để

xây

dựng

xong

một

kim

tự

tháp.

Kim tự tháp Kê - ốp đã được xây dựng trong thời gian “rực rỡ” nhất của nền văn
minh Ai Cập thời cổ đại. Đây cũng được đánh giá là cấu trúc nhân tạo tráng lệ nhất
trong lịch sử loài người và tồn tại bền vững cho đến hơn 4000 năm sau.
Sau khi GV kể xong, HS quan sát hình ảnh, câu chuyện đã nghe và thực hiện
nhiệm vụ:
Em có ấn tượng hay nhận xét gì khi chứng kiến sự kì vĩ của Kim tự tháp Kê - ốp

tại Ai Cập?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV mời HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới
Ví dụ 3: Khi dạy bài 16 “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước
thế kỉ X”
Trước khi dạy mục 3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân.
GV kể cho HS nghe câu chuyện về Lý Bí: Thế kỉ VI, nhà Lương cai quản Giao
Châu, Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư. Hắn áp dụng một chế độ thu thuế rất
khắc nghiệt. Trong nhà có cây dâu cao một thước thì chủ nhân phải đóng thuế.
Những người nghèo khổ, phải bán vợ đợ con cũng phải đóng thuế. Việc này khiến
nhân dân vô cùng căm phẫn. Ở huyện Thái Bình (Phổ n - Thái Ngun ngày nay)
có hào trưởng Lý Bí là người văn võ song tồn. Nhà Lương mời Lý Bí ra làm quan.
Nghĩ rằng làm quan sẽ giúp đỡ được dân chúng nên Lý Bí nhận lời giữ một chức
quan nhỏ ở Đức Châu. Nhưng vì chỉ có mình ơng muốn giúp đỡ nhân dân nên sớm bị


18

cơ lập. Lý Bí quyết định từ quan. Trở về q ơng cùng với anh trai của mình là Lý
Thiên Bảo dựng cờ khởi nghĩa.
Sau khi kể xong, GV nêu vấn đề: Vậy cuộc khởi nghĩa của ông diễn ra như thế
nào? GV Dẫn dắt HS vào bài.
Như vậy, thông qua những mẩu chuyện lịch sử và cách linh hoạt trong việc sử
dụng ngơn ngữ của GV, HS sẽ hình thành những cảm xúc lịch sử như căm ghét, phản
đối hay đồng tình, yêu mến trước những sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử. Sự hồi
hộp, xúc động đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử càng làm tăng hứng
thú học tập cho HS, dẫn dắt HS bước vào bài mới một cách nhẹ nhàng song lôi cuốn.

Các điều kiện để thực hiện giải pháp: Tổ chức HĐKĐ phải phù hợp với trình
độ HS, đảm bảo tính vừa sức, giúp HS dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập, đạt
được mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra, HĐKĐ cũng cần phải phù hợp với điều kiện
dạy học của nhà trường. GV cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và
các trang thiết bị dạy học tiên tiến để đưa người học vào “guồng” của các nhiệm vụ
học tập. Từ đó, HS sẽ tích cực, tự giác, bài học sẽ đạt được hiệu quả như mong
muốn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay.
- Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
* Trước khi áp dụng sáng kiến:
Tôi thường bắt đầu bài học bằng cách: đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ rồi dẫn dắt vào
bài mới hoặc giới thiệu bài mới một cách ngắn gọn, khái quát nội dung bài học bằng
lối truyền thụ một chiều. Chỉ cần sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên và làm theo
hướng dẫn.
* Khi cải tiến phương pháp giảng dạy:
Tôi đã tận dụng tối đa hiệu quả của CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
Khơng chỉ trình chiếu Powerpoint đơn giản mà đã khai thác triệt để các nguồn học
liệu trên mạng Internet; các phần mềm cắt ghép, trình chiếu Video...Tổ chức HĐKĐ
bằng việc kể chuyện lịch sử theo tranh, xem các vi deo, thước phim tư liệu... như một
hình thức du lịch ảo. Qua đó góp phần hình thành năng lực học tập cho học sinh như:


19

Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học; Năng lực giao tiếp và
hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử
dụng công cụ, phương tiện CNTT phục vụ bài học; biết phân tích và xử lí tình
huống...
(Một số hình ảnh minh chứng việc tận dụng tối đa CNTT trong các giờ dạy môn
Lịch sử tại trường THCS Quang Trung được trình bày tại phần tài liệu gửi kèm).
3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Giải pháp tôi đưa ra đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của ngành
Giáo dục hiện nay. Giải pháp có khả năng áp dụng và thực hiện khơng chỉ trong
chương trình Lịch sử lớp 6 mà mở rộng trong bộ môn Lịch sử ở cấp THCS cũng như
đối với các bộ mơn khác trong q trình giảng dạy.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp.
Sáng kiến “Giải pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực
cho học sinh lớp 6 phần Lịch sử mơn Lịch sử và Địa Lí trường THCS Quang
Trung” đã đem lại kết quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy
học Lịch sử, tạo ra sự hứng thú cho các em học sinh. Theo tôi, sáng kiến này phù
hợp với học sinh THCS trong và ngoài tỉnh.
Sau khi triển khai và áp dụng giải pháp này tại trường, tôi nhận thấy: các em
học sinh tỏ ra yêu thích, hứng thú hơn trước mỗi giờ học. Qua mỗi tiết học, điều mà
các em nhận được không chỉ có kiến thức bộ mơn mà cịn giúp các em hình thành kĩ
năng, năng lực học tập, xóa bỏ dần sự thụ động và ỷ lại vốn có lâu nay. Đồng thời
bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, xây đắp tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào
dân tộc, nuôi dưỡng niềm đam mê với bộ môn Lịch sử. Việc triển khai và áp dụng
sáng kiến này đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội:
+ Hiệu quả về kinh tế: Giáo viên khơng mất kinh phí mua đồ dùng dạy học.
Chất lượng giảng dạy nâng cao, học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, rút ra
nhiều bài học kinh nghiệm sau khi lĩnh hội kiến thức Lịch sử cho bản thân, gia đình,
xã hội hơn.


20

+ Hiệu quả về xã hội: Giáo viên tâm huyết với nghề nên học sinh, phụ huynh,
nhà trường tin tưởng, an tâm.
Bảng 1: Khảo sát số liệu học sinh yêu thích, hứng thú với mơn Lịch sử sau khi
sử dụng giải pháp.

Tổng số
Mức độ hứng thú
HS
Thích
Bình thường
Khơng thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL Tỉ lệ %
85
74
87,1
9
10,6
2
2,3
Bảng 2: Khảo sát các vấn đề liên quan đến HĐKĐ

Thứ tự

Nội dung khảo sát

Số
khảo sát

HS

Tỉ lệ


Em có quan tâm đến hoạt động
Khởi động trong tiết học khơng?
1

2

85

100%

Mức độ cao

74

87

Mức độ trung bình

8

0,9

3

0,3

85

100%


65
18

76,5
21,1

Khơng định hướng được

2

2,4

Giữa việc giáo viên dẫn dắt để vào

85

100%

Cách A

0

0

Cách B

85

100


Mức độ thấp
Khởi động có giúp em định hướng
được kiến thức mới cần hình thành
khơng?
Định hướng tốt
Chưa rõ ràng

bài (A) và tổ chức các hoạt động Khởi
3

động (B) như trò chơi, xem video, hình
ảnh, hát... thì em thích cách nào hơn?

Sau khi áp dụng giải pháp, kết quả đã có sự thay đổi rõ rệt:
+ Về phía HS:


21

Các em đã hứng thú và yêu thích HĐKĐ nhiều hơn. Lúc đầu khảo sát tại 2 lớp 6,
tổng số 85 học sinh thì chỉ có 16/85 em thích, hứng thú với HĐKĐ (chiếm 18,8%),
đến cuối học kì I đã tăng lên đến 97,7%, trong đó mức độ thích HĐKĐ 74/85 em
(chiếm 87,1%). Không những thế, ý thức của học sinh trong việc học tập bộ môn đã
nâng cao rõ rệt, các em học tập nghiêm túc, tích cực trong xây dựng bài, chú ý nghe
giảng, háo hức đón chờ giờ học với nhiều trải nghiệm mới. Qua việc vận dụng
HĐKĐ hiệu quả vào bài học đã phát huy được năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh...
+ Về phía GV:
Nhiệm vụ giới thiệu bài mới khơng cịn là sự truyền đạt từ một phía của GV mà đã

có sự hợp tác giữa cơ và trị.
Bản thân tác giả cũng đã vận dụng được nhiều hơn các hình thức khởi động trong
tiết học. Đã thành thạo hơn khi sử dụng CNTT trong việc dạy học: từ khâu chuẩn bị
bài, cắt ghép video từ các phần mềm trực tuyến, cho đến khâu tổ chức HĐKĐ trên
nền tảng của phần mềm activinspire.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Tổ chức HĐKĐ phải phù hợp với trình độ HS, đảm bảo tính vừa sức, giúp HS dễ
dàng tham gia vào hoạt động học tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra,
HĐKĐ cũng cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường (kết hợp phịng
học có sử dụng máy chiếu Protec hoặc bảng thông minh); năng lực sở trường của
giáo viên.
8. Tài liệu gửi kèm: Ảnh minh chứng tổ chức HĐKĐ của tác giả và các đồng
nghiệp.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự
thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.


22

Yên Bái, ngày 18 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo

Lương Thị Thu Hằng
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


23

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH LỚP 6 THAM GIA HĐKĐ

Học sinh lớp 6E tham gia kể chuyện theo tranh


24

Học sinh lớp 6B xem video trong HĐKĐ


25

Học sinh lớp 6E tham gia HĐKĐ bằng tranh


×