Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải pháp tổ chức hoạt động mở đầu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 9 trong dạy học ngữ văn tại trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.39 KB, 16 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)

TÊN SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẦM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 9
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
Tác giả:

LÊ THỊ LAN HƯƠNG

Trình độ chun mơn:

Đại học

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 19 tháng 1 năm 2022


2



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:"Giải pháp tổ chức hoạt động Mở đầu nhằm phát triển
năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 9 trong dạy học Ngữ văn tại trường
THCS Quang Trung”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo, môn Ngữ văn
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9 - trường THCS Quang Trung
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2020 đến ngày
29 tháng 12 năm 2021.
5. Tác giả:
- Họ và tên: LÊ THỊ LAN HƯƠNG
- Năm sinh: 1977
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
- Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Quang Trung, TP Yên Bái
- Điện thoại: 0943510114
6. Đồng tác giả (Nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Cơng văn số 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện
hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017
- 2018 đã đặt ra một trong các yêu cầu đối với ngành Giáo dục là đổi mới phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải“xây dựng được
kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học
của học sinh thơng qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để
thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học...”
Thực hiện yêu cầu trên và để việc triển khai chương trình Giaso dục phổ thơng
mới bắt đầu từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 và lớp 7,8,9 trong các năm học tiếp

theo hiệu quả, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã tổ chức nhiều lớp
tập huấn, bồi dưỡng về chương trình Giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh cho giáo viên THCS, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh tới khâu thiết kế kế hoạch bài dạy cần thiết kế theo một chuỗi các hoạt
động học.


3
Mở đầu (còn gọi là hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập) là một
hoạt động trong chuỗi các hoạt động học bắt buộc trong tiến trình dạy học. Đây
là hoạt động rất cần thiết nhằm phát triển năng lực cho học sinh, là hoạt động giúp
“kích hoạt” tinh thần học tập, tác động đến cảm xúc và trí tuệ của học sinh trong
tồn tiết học. Tơi nhận thấy nếu tổ chức linh hoạt hoạt động Mở đầu, giáo viên
cịn có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích trong tiến trình dạy học như ổn
định lớp, tạo hứng thú và lồng ghép ôn kiến thức cũ, tạo tiền đề để tìm hiểu kiến
thức mới (khơng cịn hoạt động kiểm tra bài cũ), tạo ra động cơ học tập cho học
sinh. Tuy nhiên, qua dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các kế hoạch bài dạy... tôi
thấy hoạt động Mở đầu trong dạy học nói chung và trong mơn Ngữ văn nói riêng
tồn tại các vấn đề sau:
- Một là: Cịn ít được chú trọng, hầu hết chỉ mang tính hình thức trong kế
hoạch bài dạy, hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do sử dụng các phương
pháp truyền thống như vấn đáp..., kĩ thuật dạy học thiếu đa dạng, hình thức tổ chức
nhàm chán, rời rạc và nặng về kiến thức. Bên cạnh đó, cịn một số giáo viên xác
định chưa đúng, còn nhầm lẫn giữa phương pháp dạy học với kĩ thuật dạy học và
hình thức tổ chức hoạt động học.
- Hai là: Một số giáo viên còn hiểu chưa đúng vai trò và vị trí của hoạt động
Mở đầu nên cịn lạm dụng hoạt động này trong q trình giảng dạy, như tổ chức
trị chơi, ca hát… mà không phù hợp với nội dung bài học, lựa chọn các tình huống
khơng đắt giá, các câu hỏi nêu vấn đề đơn giản… dẫn đến việc học sinh có thể trả
lời dễ dàng hoặc chỉ là bước để “vào bài” với cái tên/nội dung bài học/chủ đề học mà

đa số học sinh đều biết.
- Ba là: Thời gian cho hoạt động này q ít vì nhiều giáo viên chưa thực sự
coi đó là một hoạt động học, chưa cho học sinh suy nghĩ, tư duy, bày tỏ ý kiến cá
nhân, còn cố gắng giảng giải và chốt kiến thức ở ngay hoạt động này.
Từ thực tế trên, năm học 2020-2021 tác giả đã tìm hiểu và thực hiện đổi mới
hoạt động Mở đầu với nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy
học khác nhau và bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực.Tới năm học 20212022, tác giả tiếp tục cải tiến, phát triển và áp dụng rộng rãi sáng kiến: “Giải pháp
tổ chức hoạt động Mở đầu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp
9 trong dạy học Ngữ văn tại tường THCS Quang Trung”.
Trong sáng kiến này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mới trong tổ chức hoạt
động Mở đầu nhằm khắc phục thực trạng trong thiết kế/tổ chức hoạt động Mở đầu
của giáo viên hiện nay.
2. Nội dung các giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của các giải pháp
Sáng kiến được tác giả thực hiện dựa trên 04 mục đích cơ bản sau:
- Giúp giáo viên và học sinh thấy được vai trò quan trọng của hoạt động
Mở đầu trong tiến trình dạy học. Tuy khơng chiếm nhiều thời gian nhưng lại giúp
gắn kết, thu hút học sinh vào bài học/chủ đề học, giúp các em xác định vấn đề cần


4
giải quyết, từ đó tạo cho học sinh động lực và nhu cầu tìm tịi, khám phá các kiến
thức, kĩ năng mới trong bài học/chủ đề học.
- Đưa ra các giải pháp để tổ chức hoạt động Mở đầu bài học/chủ đề học,
góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Mở đầu với tiêu chí: đa dạng, linh
hoạt, hấp dẫn, phù hợp với từng bài học/chủ đề học trong chương trình Ngữ văn
lớp 9, giúp giờ học sơi nổi, tạo sự hứng thú, chủ động, tích cực và sáng tạo cho
học sinh, góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh theo
yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
- Thiết kế hoạt động Mở đầu sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học

tích cực trong một số kế hoạch bài dạy của chương trình Ngữ văn lớp 9 với mục
tiêu tạo hứng thú và định hướng nội dung học tập cho học sinh, đảm bảo tính tích
cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập, giúp phát triển các năng
lực và phẩm chất của học sinh theo u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể 2018, chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mơn Ngữ văn
- Góp phần đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học môn Ngữ văn lớp 9, nâng
cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và phát triển thêm một số kĩ năng chuyên biệt
như: khai thác và xử lí thơng tin, tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục, xử lý
tình huống sư phạm,...
2.2. Nội dung các giải pháp
2.2.1. Giải pháp chung
Mở đầu là một hoạt độn học tập nên phải xã định được mục đích/yêu cầu
cần đạt, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động cụ thể, do đó khi thiết kế hoạt
động Mở đầu, theo tác giả cần đảm bảo tiến trình sau:
- Một là: Xác định nội dung bài học/chủ đề học, từ đó xác định các mục
tiêu/yêu cầu cần đạt trong bài học/chủ đề học (về kiến thức, năng lực và phẩm
chất) để xác định được yêu cầu cần đạt của hoạt động Mở đầu và định hướng được
phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức hoạt động Mở đầu phù hợp nhất.
- Hai là: Xác định thiết bị dạy học và nguồn học liệu phục vụ cho hoạt động
Mở đầu; Dự kiến được thời gian thực hiện hoạt động Mở đầu ( thường từ 3 đến 5
phút thùy nội dung bài học là hình thành kiến thức mới hay rèn kĩ năng hoặc củng
cố, luyện tập mà có thể dài hơn).
- Ba là: Dự kiến hoặc đặt ra yêu cầu về sản phẩm học tập của học sinh trong
hoạt động Mở đầu.
- Bốn là: Tổ chức hoạt động Mở đầu với các bước cơ bản sau:
+ Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: cần sử dụng các câu lệnh rõ ràng, cụ
thể, phù hợp với đối tượng học sinh để giúp các em động não (chú ý sử dụng các
câu hỏi mức độ như: Tại sao? Như thế nào?...) hoặc lựa chọn các tình huống điển
hình, gắn liền với nội dung bài học. Việc nêu vấn đề tìm hiểu nội dung bài học

khi Mở đầu cần gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mới.


5
Bước giao nhiệm vụ này giáo viên cần lưu ý trả lời được các câu hỏi:

Xác định nhiệm vụ đưa ra nhằm mục đích gì?

Huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm thực tiễn đã học, đã biết
nào của học sinh? (học sinh đã học kiến thức/kĩ năng đó khi nào?)

Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có thì học sinh có thể
thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào?

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học sinh cần vận dụng kiến
thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt động hình thành kiến
thức? Qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu hình thành
kiến thức và kĩ năng mới.
+ Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên (nếu cần
thiết), giáo viên cần bố trí thời gian thích hợp cho các em tìm tịi, học tập, thảo luận.
+ Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả: học sinh phải được bày tỏ ý kiến của cá
nhân, của tập thể về vấn đề giáo viên đưa ra và trình bày được sản phẩm sau khi thực
hiện nhiệm vụ.
+ Bước 4. Giáo viên nhận xét (thế mạnh/hạn chế, điểm cần phát huy/khắc
phục, cách làm việc độc lập hoặc theo nhóm…), đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ của học sinh (có thể đánh giá bằng điểm số hoặc bằng nhận xét; sự đánh giá
này có thể dựa trên sự đánh giá đồng đẳng giữa học sinh với học sinh, giữa giáo
viên với học sinh và học sinh tự đánh giá chính mình), từ đó dẫn dắt học sinh vào
bài học/chủ đề học mới.
2.2.2. Các điều kiện cần thiết để có thể triển khai áp dụng giải pháp

- Đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề học.
- Đảm bảo tính khoa học (giúp phát triển năng lực tư duy khoa học của học sinh).
- Đảm bảo tính sư phạm (tính vừa sức và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhận
thức của học sinh, mang đặc trưng của mơn học).
- Đảm bảo tính thực tiễn và cập nhật (nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận
dụng kiến thức Ngữ văn vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một
số vấn đề của thực tiễn).
- Đảm bảo tính đa dạng, phong phú (nhằm tăng cường hứng thú học tập bộ mơn).
- Đảm bảo tính phù hợp với năng lực của giáo viên (về khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng thiết bị công nghệ cao…) và điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường (không gian lớp học, máy tính, máy chiếu...).
2.2.3. Các giải pháp cụ thể
* Giải pháp 1: Mở đầu bằng câu hỏi nêu vấn đề hoặc tình huống (thực
tế hoặc giả định) có vấn đề
- Giáo viên giao nhiệm vụ bằng câu hỏi tình huống hoặc bài tập với mục
đích học sinh cần phải huy động kiến thức và kinh nhiệm của bản thân để giải
quyết vấn đề đó nhưng chỉ có thể giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết


6
quả mà chưa lí giải được đầy đủ. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy, có nhu cầu
tìm tịi, khám phá để bổ khuyết những gì bản thân cịn thiếu, qua đó học sinh có thể
suy nghĩ và bộc lộ những quan điểm cá nhâ về vấn đề sắp tìm hiểu/học tập.
- Giải pháp Mở đầu này thường chiếm ưu thế trong các bài học/chủ đề học về
lí thuyết, củng cố kiến thức - kĩ năng hoặc viết báo cáo.
- Lưu ý: Các câu hỏi hay tình huống có vấn đề nên được đặt ra theo hướng
mở, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và gây được mâu thuẫn nhận
thức, qua đó mới kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá, lĩnh hội kiến thức
mới của học sinh. Đồng thời cần hạn chế nhận xét câu trả lời của học sinh theo
hướng đúng - sai.

- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hịa bình (G.G. Mác-két)
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG/XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)
a) Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:
- Mục tiêu của bài học: Hiểu được nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại
là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, là đấu tranh cho một thế giới hồ
bình.
- Mục tiêu của hoạt động Mở đầu:
+ HS thấy được việc chạy đua vũ trang ở một số nước trên thế giới.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức thế giới theo quan điểm của bản thân
- Phẩm chất: Yêu nước, trung thực và trách nhiệm.
b) Nội dung:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm (cặp)/cả lớp
- Phương tiện: giấy nháp.
c) Sản phẩm: câu trả lời thống nhất trong nhóm ghi ra giấy nháp.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi sau để đặt vấn
đề:
Câu hỏi : Hiện nay một số quốc gia vẫn đang không ngừng sản xuất vũ khí hạt
nhân. Có một số ý kiến cho rằng đó là một sự khẳng định sức mạnh quốc phòng
của các quốc gia đó. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh nêu ý kiến cá nhân, thảo luận trong nhóm
hoặc theo cặp, thống nhất câu trả lời (2 phút).
- Bước 3. Báo cáo kết quả: đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác
lắng nghe, nhận xét và có thể phản biện.



7
- Bước 4. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh và dẫn
vào hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Ví dụ 2: Bài 3 phần Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG/XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)
a) Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:
- Mục tiêu của bài học: Nắm được nội dung cốt yếu của phương châm quan hệ,
phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Mục tiêu của hoạt động Khởi động:
+ Tạo hứng khởi và gây sự chú ý vấn đề để bắt đầu bài học mới.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngơn ngữ, tìm hiểu xã hội
- Phẩm chất: Yêu nước, trung thực và trách nhiệm, yêu con người
b) Nội dung:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức: nhóm/cả lớp (hoặc có thể làm việc cá nhân).
- Phương tiện: máy chiếu, hình ảnh minh họa liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: câu trả lời miệng của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa tình huống
Cơ giáo đang giảng bài trong lớp 9A, HS lớp 6 đi qua phòng học và dừng lại, quay
mặt vào lớp, khoanh tay và chào to: Em chào cơ ạ.
Em có nhận xét gì về hành động của em HS lớp 6?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận trong 2 phút.
- Bước 3. Báo cáo sản phẩm/kết quả: các cặp đôi câu trả lời ra nháp, giáo viên gọi
đại diện từng nhóm từ 1-2 cặp đơi báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ
sung.
- Bước 4. Giáo viên nhận xét thái độ làm việc/hợp tác nhóm của học sinh, dẫn dắt
vấn đề để bước vào hoạt động Hình thành kiến thức mới.

* Giải pháp 2:Mở đầu bằng trị chơi
Trị chơi là hoạt động có khả năng thu hút sự tập trung lớn đối với học sinh,
tạo được hứng khởi, tương tác cao giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học
sinh và lôi cuốn học sinh tham gia vào nhiệm vụ học tập một cách tự nhiên.
Trước đây, tác giả đã tổ chức một số trị chơi cho học sinh trong tiến trình
dạy học, nhưng chủ yếu diễn ra ở hoạt động tìm hiểu nội dung kiến thức trong bài
học hoặc củng cố, luyện tập cuối bài học. Sau khi nhận thức rõ hơn về vai trị của
hoạt động Mở đầu trong tiến trình dạy học, thấy được việc tổ chức hoạt động Mở


8
đầu bằng trò chơi vừa là vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, vừa là
hoạt động giúp học sinh gỡ bỏ những áp lực tâm lí trong q trình học tập bộ mơn
(nếu có), xua tan trạng thái uể oải khi tiếp thu kiến thức mới vào những tiết cuối
buổi học, tác giả đã tích cực hơn trong việc thiết kế hoạt động Mở đầu bằng các
trò chơi.
Mục tiêu của việc tổ chức hoạt động Mở đầu bằng trò chơi là tái hiện kiến
thức đã học, kết nối và truyền tải nội dung trọng tâm của bài học (có thể là một
phần nội dung kiến thức, cũng có thể là khái quát được nội dung của cả bài học).
Tuy nhiên, giải pháp cịn hạn chế là khó củng cố kiến thức và kĩ năng một cách
có hệ thống cho học sinh. Do đó, khi triển khai giải pháp theo tác giả, giáo viên
cần lưu ý một số yêu cầu sau:
+ Thiết kế trò chơi phải thể hiện được khái quát nội dung chính hay một phần nội
dung của bài học/chủ đề học hoặc kết nối được kiến thức đã học với một phần của
bài học/chủ đề học mới và tạo được sự linh hoạt, uyển chuyển trong việc chuyển
tiếp sang hoạt động Hình thành kiến thức mới.
+ Tổ chức trị chơi cần đảm bảo tính vừa sức với học sinh, sự phù hợp với đặc
điểm tâm lí và hoàn cảnh của học sinh và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường, không gian lớp học...
+ Trò chơi cần diễn ra với thời lượng phù hợp, tránh sa đà, dành quá nhiều thời

gian cho hoạt động mở đầu.
+ Loại hình trị chơi cần đa dạng, hạn chế lặp lại nhiều lần, dễ gây nhàm chán cho
học sinh. Chú trọng đến những trò chơi huy động sự tham gia của cả tập thể, để học
sinh nào cũng được thể hiện kiến thức, kĩ năng của bản thân và thơng qua đó học
sinh sẽ nhận thức được điểm mạnh - yếu của mình (khả năng phản ứng nhanh và sự
mạnh dạn, tự tin trước tập thể …) để có hướng điều chỉnh được hoạt động học của
cá nhân hiệu quả hơn.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Bài 10 phần Văn học: Ôn tập truyện trung đại
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU/XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)
a) Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:
*Mục tiêu của bài học
- Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện Trung đại đã học.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác
nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngơn ngữ, tạo lập
văn bản
- Phẩm chất: chăm học, trung thực, trách nhiệm
*Mục tiêu hoạt động Mở đầu:


9
- Tạo tâm thế phấn khởi trước khi vào giờ học.
- Nhớ lại một số nhân vật đã học trong phần văn học Trung đại
b) Nội dung:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức: cá nhân/lớp
- Phương tiện: máy chiếu, hình ảnh về các nhân vật đã học
c) Sản phẩm: tên các nhân vật văn học
d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trị chơi: “Tơi là ai?” giáo
viên chiếu lần lượt các hình ảnh kèm câu hỏi để học sinh gọi đúng tên các nhân
vật văn học
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu và trả
lời
- Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi 1 hs trả lời nhanh, các học sinh khác
quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Bước 4. Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh và định
hướng, học sinh nhớ lại một số nhân vật đã học phần văn học trung đại. Từ đó dẫn
dắt vào hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Ví dụ 2: Bài 4 phần Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU/XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút)
a) Mục tiêu/yêu cầu cần đạt:
*Mục tiêu của bài học
- Kiến thức: Nhắc lại một số từ vựng theo yêu cầu
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác
nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngơn ngữ
- Phẩm chất: chăm học, trung thực, trách nhiệm
*Mục tiêu hoạt động Mở đầu:
- Tạo tâm thế phấn khởi trước khi vào giờ học.
- Củng cố kiến thức về từ vựng
b) Nội dung:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở.
- Hình thức tổ chức: cá nhân/lớp
- Phương tiện: máy chiếu


10
c) Sản phẩm: một số từ vựng

d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trị chơi: “Hộp q bí ẩn”
giáo viên chiếu lần lượt các hộp quà trong đó có chứa số điểm mà HS sẽ nhận
được khi trả lời được câu hỏi.
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh chọn hộp quà, mở hộp quà và nghe/đọc
câu hỏi trên máy chiếu và trả lời bằng cách tìm các từ vựng tương ứng.
- Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi 1 HS trả lời nhanh, các học sinh khác
quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Bước 4. Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Học sinh
trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được quà là số điểm tương ứng của hộp quà mà học
sinh đã chọn. Giáo viên định hướng, giúp học sinh biết được trong các từ vừa tìm
được có một số từ chuyển nghĩa. Từ đó dẫn dắt vào hoạt động Hình thành kiến
thức mới.
2.3. Tính mới, điểm khác biệt của giải pháp
Trong những năm gần đây, đã có nhiều sáng kiến đề cập tới giải pháp tổ
chức hoạt động Mở đầu trong tiến trình dạy học, nhưng mới tập trung nhiều ở các
bộ môn Lịch sử, Địa lí... Bộ mơn Ngữ văn cũng đã có những sáng kiến liên quan
đến hoạt động Mở đầu nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo hứng thú cho việc
học tập bộ môn và đưa ra các giải pháp chung việc tổ chức hoạt động Mở đầu ở
cấp THCS, chưa có sáng kiến nào đưa ra giải pháp tổ chức hoạt động Mở đầu theo
hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh theo yêu cầu của Chương trình
giáo dục phổ thơng tổng thể 2018, chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn
Ngữ văn và tập trung vào học sinh lớp 9 - những đối tượng không tham gia thực
hiện đổi mới chương trình Giáo dục phổ thơng ở cấp THCS năm học 2020-2021,
2021-2022 như tác giả.
Tác giả đã đưa ra giải pháp để thiết kế hoạt động Mở đầu trong kế hoạch
bài dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 9 đạt hiệu quả theo định hướng phát triển
năng lực, phẩm chất học sinh (quy trình 4 bước), trong đó có các giải pháp cụ thể
về tiến trình tổ chức hoạt động Mở đầu bám sát tiêu chí đánh giá kế hoạch bài dạy
theo chủ đề/bài học trong công văn 5555 của BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014.

Sáng kiến của tác giả đã đưa ra các phương án kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh trong hoạt động Mở đầu dựa trên tiêu chí “vì sự tiến bộ của
người học” với quá trình đánh giá đa dạng, linh hoạt hơn, đó là đánh giá giữa giáo
viên với học sinh, đánh giá đồng đẳng giữa học sinh với học sinh) và học sinh tự
đánh giá (về năng lực, sự tiến bộ của bản thân...). Đây chính là tính mới mà các
sán kiến đó trươc đó đều chưa đề cập đến.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua quá trình trao đổi chuyên môn, dự giờ và đánh giá giờ dạy có tổ chức
hoạt động Mở đầu theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học,


11
tác giả được Ban chuyên môn nhà trường, tổ chuyên mơn và đồng nghiệp đánh giá:
đã có sự kết hợp tốt các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, hình thức tổ chức
dạy học hấp dẫn với học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh,
thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới, sáng tạo trong dạy - học, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của ngành Giáo dục.
Các giải pháp tác giả đề xuất trong sáng kiến được nhận định là cụ thể, khoa
học, phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay và có khả năng áp dụng rộng rãi ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. Các bước thực hiện giải pháp cịn có
khả năng mở rộng phạm vi áp dụng sang các bộ môn khác cũng như các khối lớp
6,7,8 trong nhà trường.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Sau khi thực nghiệm sáng kiến và triển khai áp dụng sáng kiến trong đơn
vị trường, tác giả và những đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến nhận thấy các giải
pháp trong sáng kiến đã đem lại những hiệu quả, lợi ích sau:
4.1. Đối với giáo viên
- Sáng kiến đã giúp giáo viên hiểu rõ và chắc hơn yêu cầu cần đạt trong
thiết kế hoạt động Mở đầu và các bước tiến hành tổ chức hoạt động Mở đầu theo

hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong dạy học Ngữ văn lớp 9.
- Dựa trên các giải pháp đề xuất của tác giả, giáo viên có sự lựa chọn phương
pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức và tài liệu để thực hiện hoạt động Mở đầu phù
hợp với đối tượng học sinh, nhờ đó mà tạo được sức hút đối với học sinh trong
quá trình học tập bộ môn, đồng thời đánh giá được mức độ hợp lí của phương án
kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
- Việc thực hiện các giải pháp còn giúp giáo viên nhận diện được năng lực
của bản thân, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời để nâng cao hơn nữa trình độ chun
mơn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
4.2. Đối với học sinh
- Các em được chú trọng rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu, được
trao quyền chủ động trong quá trình học nên bước đầu đã giúp hình thành được một
số năng lực chung (tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp
tác,…) cùng các năng lực đặc thù của bộ mơn (năng lực ngơn ngữ, tìm hiểu tự nhiên
và xã hội…) và một số phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, trách nhiệm…) theo
yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng.
Nhiều học sinh có sự tiến bộ trong học tập.
Kết quả đánh giá hoạt động học của học sinh lớp 9 sau khi áp dụng sáng kiến
tại trường THCS Quang Trung như sau:
+ Năm học 2020- 2021:
Tiêu chí

Học kì I
(Tổng số HS: 50)

Học kì II
(Tổng số HS: 50)


12


Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ học tập của
tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng
tạo, hợp tác của học sinh trong
việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
Mức độ tham gia tích cực của học
sinh trong trình bày, trao đổi, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù
hợp của các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.

Mức
Tốt

Mức
Mức
Mức
Trung
Khá
Tốt
bình

Mức
Mức
Trung

Khá
bình

21

19

10

35

10

5

20

18

12

33

11

6

22

20


8

35

11

4

21

19

10

35

10

5

+ Học kì I năm học 2021 - 2022: Tổng số học sinh: 50
Mức
Tốt

Tiêu chí
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của
học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học

tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình
bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Mức
Trung
bình

Mức
Khá

38

10

2

35

11

4

37

11


2

34

11

5

- Đa số học sinh đã có sự hứng thú, u thích với hoạt động Mở đầu nói
riêng và bộ mơn nói chung, chủ động và tích cực hơn trong học tập nên khơng khí
giờ học trở nên sơi nổi hơn.
Kết quả khảo sát học sinh về mức độ hứng thú với hoạt động Mở đầu như
sau:
+ Năm học 2020 - 2021: Tổng số học sinh: 50
Trước khi áp dụng sáng kiến
Mức độ

Thích

Khơng
thích

Khơng
có ý kiến

Sau khi áp dụng sáng kiến
Khơng
Khơng
Thích
có ý

thích
kiến


13
Số học sinh
Tỉ lệ

25
50,0%

1
2%

24
48,0%

45
90%
+ 20 HS
(40%)

So sánh

0
0%
- 01HS
(2%)

5

10%
- 19 HS
(28%)

+ Năm học 2021 - 2022: Tổng số học sinh: 50
Trước khi áp dụng sáng kiến
Mức độ
Số học sinh
Tỉ lệ

Khơng
thích

Thích
25
50,0%

0
0%

So sánh

Sau khi áp dụng sáng kiến
Khơng
Khơng
Khơng
Thích
có ý
có ý kiến
thích

kiến
25
47
0
3
50,0%
94%
0%
6%
+ 22 HS
- 22 HS
(44%)
(44%)

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (không)
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Về năng lực giáo viên:
+ Cần hiểu đầy đủ và đúng đắn về mục tiêu giáo dục trong chương trình
Giáo dục phổ thơng 2018 và chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
+ Cần nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo như: công văn số 5555/BGDĐTGDTrH; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT... để đảm bảo cơ sở vững chắc khi
triển khai áp dụng sáng kiến.
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản trở lên (soạn
giảng power point, khai thác thông tin trên Internet).
- Về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: máy tính, máy chiếu, ...
8. Tài liệu gửi kèm: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Yên Bái, ngày 19 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo


Lê Thị Lan Hương


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục phổ thơng - Chương trình Tổng thể (Bộ Giáo dục và đào
tạo, 2018).
2. Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018).
3. Website của Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, nhà xuất bản Giáo dục (2006).
5. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc “Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các
hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên
qua mạng”.
6. Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.


15
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



16



×