Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú, tích cực trong thực hành nói tiếng anh lớp 10, 11 hệ 10 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.99 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
(Lĩnh vực: Ngoại ngữ)
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ,
TÍCH CỰC TRONG THỰC HÀNH NÓI TIẾNG ANH 10, 11 HỆ 10 NĂM
.

Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngoại ngữ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hồng Văn Thụ
Huyện Lục n tỉnh Yên Bái

Lục Yên, tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú,
tích cực trong thực hành nói Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Khối 10, 11 hệ 10 năm tại các trường THPT tỉnh Yên Bái
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2021-2022
5. Tác giả:
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm sinh: 1983
Nơi công tác (hoặc nơi cư trú): Trường THPT Hồng Văn Thụ
Trình độ chun mơn: Đại học


Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hồng Văn Thụ - Lục Yên -Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Lục Yên - Yên Bái
Điện thoại: 0983127897
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế thì Tiếng Anh được chọn là
ngơn ngữ giao tiếp trên hầu hết các lĩnh vực. Nhiều tài liệu học tập hay của các tổ
chức giáo dục, các trường đại học lớn đều được viết bằng tiếng Anh. Quá nửa số
lượng trang web trên Internet cũng được viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh xuất
hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày: trên bao bì sản phẩm, tên của các tập
đồn nổi tiếng... Có thể nói, đời sống càng phát triển, ngôn ngữ này càng ăn sâu
vào từng khía cạnh trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, hiểu và biết sử dụng
tiếng Anh trong giao tiếp trong thời đại công nghệ số là vô cùng quan trọng để
người học có thể thích ứng cách giao tiếp của thời hiện đại.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng mới của Bộ giáo dục và đào tạo,
đường hướng chủ đạo trong mơn học Tiếng Anh nhấn mạnh vào việc hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Do vậy, các yêu cầu cần đạt
của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và
viết. Năng lực giao tiếp của mơn Tiếng Anh là khả năng sử dụng kiến thức
ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp
(nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các
đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân
hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.
Tuy nhiên, có một thực tế là khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của học
sinh dân tộc ở miền núi nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cịn có khoảng
cách rất xa về trình độ theo u cầu chuẩn kiến thức. Nhiều học sinh sau một
thời gian dài học tập vẫn không tự tin sử dụng vốn Tiếng Anh để giao tiếp khi
tham gia các hoạt động học, cũng như khi gặp người nước ngoài.
1



Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Hoàng Văn Thụ - một trường phổ
thông miền núi với đa số học sinh là con em dân tộc, tôi nhận thấy đa số các em
đều có xuất phát điểm mơn Tiếng Anh thấp dựa trên kết quả thi vào 10 và khảo
sát đầu cấp học. Nhiều em học sinh e ngại, nhút nhát không dám giao tiếp
Tiếng Anh dù chỉ trả lời những câu hỏi đơn giản về bản thân. Do vậy, các em
rất thụ động trong các giờ học và hoạt động giao tiếp. Sau 1 năm học ở cấp
THPT các em chỉ có thể hỏi và trả lời một số câu rất đơn giản về bản thân, sức
khoẻ và gia đình. Khi đặt các em vào các tình huống giao tiếp khác thì đa số
các em đều im lặng và không thể phản hồi. Điều này cản trở các em trong quá
trình học tập và tiếp thu tri thức.
Chương trình Tiếng Anh hệ 10 năm mới được đưa vào giảng dạy thí điểm
ở các trường huyện, vùng sâu vùng xa trong 2 năm gần đây. Chương trình yêu
cầu học sinh phải đạt trình độ A2 theo khung năng lực ngoại ngữ nhưng trên
thực tế nhiều học sinh chưa đạt đến trình độ này. Ở cấp THCS, các em theo học
chương trình sách giáo khoa hệ 7 năm nên khi chuyển cấp THPT học theo
chương trình tiếng Anh hệ 10 năm các em thiếu vốn từ vựng, ngữ pháp và kĩ
năng giao tiếp còn rất hạn chế. Đây cũng là một khó khăn lớn mà các em học
sinh và cả giáo viên phải đối mặt.
Một thực tế khác vẫn tồn tại là phương pháp dạy tiết speaking thường lặp
lại các bài tập hoặc ghi nhớ các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa với nội
dung chưa phong phú, thiết thực với đời sống xã hội hiện đại. Tiết học dự án
thường ít được chú trọng thậm chí học lướt trong khi dự án là tiết học thực hành
kĩ năng nói nhiều và thực tế nhất. Hơn nữa, thế giới ngày nay địi hỏi mục tiêu
của việc dạy nói phải nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh, bởi vì, chỉ bằng
cách đó, học sinh mới có thể thể hiện bản thân và học cách tuân theo các quy tắc
văn hóa xã hội phù hợp trong từng hồn cảnh giao tiếp.
Đã có nhiều biện pháp đổi mới được áp dụng trong q trình giảng dạy
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tuy nhiên vẫn nhiều học sinh không tự

tin sử dụng vốn tiếng Anh để giao tiếp trong học tập, tham gia các hoạt động
học, cũng như khi gặp người nước ngồi.
Là giáo viên giảng dạy bộ mơn tiếng Anh ở ngôi trường khá xa khu vực
đô thị, bản thân tôi ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình và ln trăn trở làm
thế nào để các em học sinh của tơi u thích mơn học và ln cảm thấy hứng thú
với giờ dạy của tơi. Chính điều đó đã thúc đẩy tơi phải tìm tịi nghiên cứu và đổi
mới phương pháp giảng dạy cũng như đổi mới cách thiết kế bài học và linh
động, mềm dẻo hơn trong cách đánh giá sự tiến bộ của các em.
Xuất phát từ lí do đó tơi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số hoạt
động tương tác giúp học sinh hứng thú, tích cực trong thực hành nói Tiếng
Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm ”để áp dụng vào thực hành giao tiếp Tiếng Anh ngay
từ đầu năm học 2021 - 2022 đến nay và học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong các
hoạt động thực hành giao tiếp.

2


2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Nghiên cứu của tơi nhằm thúc đẩy học sinh lớp 10,11 trường THPT Hoàng
Văn Thụ tích cực chủ động trong giờ học qua các hoạt động tương tác với môi
trường học, tương tác với giáo viên và các bạn học sinh. Biến lớp học thành một
môi trường giao tiếp thu nhỏ nơi Tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp. Qua các
giờ học như vậy các em sẽ hình thành nhu cầu giao tiếp và kĩ năng giao tiếp
trong đó đặc biệt là kĩ năng nói sẽ được cải thiện. Các em sẽ tự tin và chủ động
hơn trong các tình huống giao tiếp. Kết quả học tập bộ môn sẽ tiến bộ hơn.
Đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội về “chuẩn
đầu ra” của người học, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ

quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học; đòi hỏi giáo viên phải đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em
tham gia vào các hoạt động học tập.
Vận dụng một số hoạt động tương tác (interactive activities) trong các tiết
học, đặc biệt là các tiết dạy kĩ năng nói và các tiết dạy dự án, để tạo sự hứng
khởi cho người học trong việc học ngoại ngữ. Từ đó, giúp người học có cái nhìn
trực quan sinh động về bộ mơn. Việc áp dụng linh hoạt các hoạt động này còn
giúp người học thấy việc học Tiếng Anh có mục đích hơn, thích học hơn. Và
hơn cả, đối với người dạy, việc tư duy và thiết kế các hoạt động tương tác sẽ
giúp họ luôn năng động, sáng tạo, cảm thấy mình có trách nhiệm, khơng chỉ là
người dạy, người điều tiết, mà còn là người tạo hứng khởi (entertainer) cho
người học. Người dạy sẽ thấy gắn bó và yêu nghề hơn.
2.2. Nội dung của giải pháp
Các chuyên gia ngôn ngữ học và giáo viên giảng dạy tiếng anh giao tiếp
đồng ý rằng học sinh học nói bằng ngơn ngữ thứ hai bằng cách "tương
tác". Việc giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp và học tập hợp tương tác phục vụ tốt
nhất cho mục tiêu này.
Nói là "q trình xây dựng và chia sẻ ý nghĩa thông qua việc sử dụng các
ký hiệu bằng lời nói và khơng lời, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau" (Chaney,
1998, trang 13).
Kĩ năng nói, như Bygate (1987) định nghĩa, không chỉ liên quan đến việc
sử dụng các âm thanh đúng trong các kiểu nhịp điệu và ngữ điệu, mà còn là sự
lựa chọn của các từ, ngữ và có những thay đổi theo đúng thứ tự để truyền đạt
thơng tin có ý nghĩa.
Kĩ năng nói là một kỹ năng sản sinh (Productive skill), được chia thành hai
loại chính là đối thoại và độc thoại. Trong bài độc thoại, người nói thuyết trình

3



về một vấn đề trong khi đó thì đối thoại người nói tương tác với một hoặc nhiều
người khác với mục đích cụ thể.
"Sự tương tác là gì?" (What is interaction?). Câu hỏi được trả lời trong cuốn sách
"Giảng dạy ngôn ngữ tương tác" của Wilga M. Rivers (Đại học Harvard),(“
Interactive language teaching” edited by Wilga M. Rivers (Harvard University)
tác giả nhấn mạnh rằng học sinh đạt được mục đích sử dụng một ngôn ngữ khi sự
chú ý của họ tập trung vào việc truyền tải và nhận thông tin; thơng tin đó liên
quan đến người nói và người nghe trong một tình huống quan trọng cho cả hai.
Đây là sự tương tác. Tương tác không chỉ liên quan đến việc thể hiện ý tưởng của
riêng mình mà cịn hiểu về những ý tưởng của người khác. Một người lắng nghe
người khác; sau đó trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp, người khác nghe và phản hồi
lại. Điều này sẽ được tạo ra bởi các hoạt động tương tác. Hơn nữa, trong cuốn
sách "Các hoạt động tương tác trong lớp học" của Donna Moss (“Interactive
Classroom Activities” of Donna Moss), tác giả chỉ ra một số hoạt động tương tác
mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và người học, thúc đẩy người học tích cực
trong q trình học tập.
Giáo viên cần tạo ra một môi trường lớp học nơi học sinh có giao tiếp
thực tế, các hoạt động đích thực và các nhiệm vụ có ý nghĩa nhằm thúc đẩy ngơn
ngữ nói. Điều này có thể xảy ra khi học sinh hợp tác trong nhóm để đạt được
mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế dạy học, các hoạt động tương
tác nói chung được áp dụng xuyên suốt vào tất cả các tiết dạy như hoạt động hỏi đáp. Tuy nhiên, đối với học sinh miền núi còn nhút nhát, thiếu kĩ năng và vốn
kiến thức thì hoạt động hỏi - đáp luôn khiến các em lo lắng và e ngại. Hoạt động
tương tác theo nhóm sẽ giúp học sinh thêm tự tin vì được hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau,
được động viên, khích lệ sử dụng ngơn ngữ đích trong thực hành giao tiếp. Từ đó
hình thành năng lực tự học và sáng tạo.
Một số hoạt động tương tác mà tôi lựa chọn để sử dụng trong thực hành
nói Tiếng Anh là:
+ Games (Các trị chơi): Don’t drop the ball, Grap the toy, Who is
faster?...

Các trò chơi ngơn ngữ giúp thay đổi khơng khí trong tiết học và làm cho
các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp học sinh dễ nhớ và tiếp
thu kiến thức một cách sâu sắc. Vì vậy ở hoạt động này, tơi ln chọn những trị
chơi hấp dẫn, vui nhộn, sơi động để kích thích sự hứng thú của các em, cho các
em cảm giác thoải mái, sẳn sàng bước vào giờ học mới một cách tự nhiên, chủ
động nhất. Lựa chọn trò chơi hướng tới nội dung bài học và thời gian cho phép
trong phần khởi động. Thay đổi các trò chơi một cách thường xuyên để khơng
khí lớp học cũng được thay đổi theo làm cho các em luôn hào hứng trông chờ
được thử sức và chinh phục những trò chơi mới.
Các trò chơi này khá đơn giản, sinh động tạo hứng thú cho học sinh, kết
hợp giới thiệu ngữ liệu mới nhưng đòi hỏi học sinh suy đốn và thảo luận tích
cực. Thơng qua các trị chơi này, các em có cơ hội củng cố lại những kiến thức,
từ vựng đã học, rèn luyện kĩ năng nghe, nói và phản ứng nhanh cho các em.
4


+ Case – based story-telling (Kể chuyện dựa trên tình huống): giáo viên
dựa vào nội dung và mục tiêu bài học để xây dựng tình huống, học sinh sẽ dựa
vào tình huống để xây dựng nội dung một câu chuyện, sử dụng các ngữ liệu đã
được học.
+ Problem-solving (Giải quyết vấn đề): giáo viên chọn các vấn đề thực tế
liên quan đến nội dung bài học hoặc tình huống có thật trong cuộc sống để học
sinh thảo luận và tìm ra giải pháp.
+ Circle conversation (Hội thoại vòng tròn): Dựa trên tình huống hoặc nội
dung mà giáo viên yêu cầu, học sinh sáng tạo một đoạn hội thoại gồm các nhân
vật khác nhau tham gia.
+ Group discussion and presentation (Thảo luận nhóm và trình bày): Học
sinh làm việc theo nhóm để thảo luận về một vấn đề và trình bày theo nhóm,
mỗi học sinh trình bày một nội dung đã được nhóm phân cơng.
+ Information gap (Khoảng trống thơng tin): Giáo viên chia lớp thành hai

hay nhiều nhóm khác nhau, các nhóm nhận thơng tin về cùng một nội dung tuy
nhiên phần thơng tin bị thiếu của các nhóm là khác nhau và học sinh giao tiếp,
hỏi đáp nhau để bổ sung những khoảng trống thơng tin đó.
+ Role-playing (Đóng vai) này thường được dùng để củng cố học sinh sẽ
đóng vai một nhân vật có liên quan đến nội dung bài học, nhân vật đó sẽ giao
lưu với các thành viên trong lớp học thơng qua hình thức hỏi đáp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra khảo sát về những khó khăn,
trở ngại mà học sinh gặp phải trong quá trình vận dụng tiếng Anh trong học tập
và giao tiếp
* Phương pháp đàm thoại: Phỏng vấn học sinh nhằm rút ra những kết
luận chính xác.
* Phương pháp quan sát: Thơng qua q trình hoạt động của học sinh,
giáo viên rút ra được những nhận định cụ thể.
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập thông tin qua sách báo, tài
liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý
luận của đề tài.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá học sinh dưới hình
thức kiểm tra miệng.
Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng, dạy thử, giáo viên tiến hành dạy
thực tế tại lớp thực nghiệm và sử dụng các hoạt động tương tác trong giờ dạy
Getting Started, kĩ năng nói, giờ dạy dự án nhằm mục đích thúc đẩy học sinh
tham gia vào các hoạt động nói trong một bối cảnh nhất định. Sự kết hợp của các
công cụ khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ giúp thu được dữ liệu
đáng tin cậy và giúp cho giáo viên có một cuộc điều tra chuyên sâu về những khó
khăn mà học sinh gặp phải và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
5


2.4. Cách thức thực hiện

Theo đường hướng dạy học giao tiếp, để hình thành và phát triển các kĩ
năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết cần chú trọng các phương pháp dạy học thông
qua tổ chức hoạt động, thực hành giao tiếp. Vì vậy, hoạt động tương tác được
thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các bài học. Giáo viên lựa chọn hoạt
động tương tác, tổ chức, điều khiển cho học sinh nói tiếng Anh có sử dụng từ
vựng, cấu trúc, ngữ pháp, ngữ âm đã học để giao tiếp thực thơng qua những
nhiệm vụ giao tiếp có nghĩa. Tuy nhiên, các hoạt động tương tác khích lệ, gây
hứng thú cho học sinh thực hành nói nhiều hơn, thực tế hơn, chủ động hơn là
các tiết học Speaking, phần củng cố bài Getting Started, dạy học dự án.
Hoạt động tương tác theo cặp, nhóm cần lựa chọn trưởng nhóm, 1-2 học
sinh có năng lực ngơn ngữ tốt hơn các thành viên còn lại. Các hoạt động tương
tác được áp dụng linh hoạt, mềm dẻo và có sự chọn lựa theo nội dung bài học,
theo lượng thời gian cho phép của hoạt động thực hành giao tiếp.

Giáo viên sử dụng, vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy
chiếu, đèn chiếu, loa... để cho học sinh nghe giọng đọc, nói của người bản xứ
trước khi tham gia tương tác. Học sinh bắt chước, học tập và sử dụng ngữ âm,
ngữ điệu ngay trong thực hành giao tiếp.
2.5. Các bước thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu mục đích từng hoạt động thực hành nói
Bước 2: Lựa chọn hoạt động tương tác phù hợp với khả năng học sinh, số
lượng thời gian cho phép và mục đích của bài học.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác theo cặp, nhóm...
Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên đưa ra yêu cầu thực hiện bài tập dự án theo chủ đề xuyên suốt
mỗi unit ngay sau tiết học mở đầu – Getting started, hướng dẫn học sinh lên kế
hoạch chuẩn bị, phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Thực
hành, quay video, nộp bài dự án đúng thời gian quy định.
2.6. Cách vận dụng các hoạt động tương tác trong thực hành nói - Speaking
Theo đường hướng CLT (Communicative Language Teaching) sản phẩm

đầu ra của chương trình học tiếng Anh là speaking - nói nên các hoạt động
tương tác luôn được chú trọng ở tất cả các hoạt động dạy học và các tiết học
6


tiếng Anh để đạt được yêu cầu giáo dục. Tuy nhiên, để tiến trình thực hành giao
tiếp có nền tảng và sản phẩm đích, tơi đã chú trọng vận dụng hoạt động tương
tác vào phần củng cố của tiết học Getting Started, tiết Speaking và bài tập dự
án theo tính chất của quy trình thực hành máy móc - có nghĩa - giao tiếp thực tế
(Mechanical-Meaningful-Communicative). Nghe - bắt chước - thực hành sẽ
giảm bớt lo lắng, sợ nói sai, sợ bị chê cười, giúp học sinh có được kiến thức
ngôn ngữ cơ bản như phát âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngữ điệu. Từ đó,
học sinh sẽ có động lực tiếp tục thực hành tương tác ở tiết Speaking và tham
gia làm bài dự án.
Vận dụng hoạt động tương tác
 Phần củng cố cuối tiết học Getting Started tiếng Anh 10,11
Hoạt động tương tác đóng vai bài hội thoại Getting started, thảo luận cặp,
nhóm, trình bày được áp dụng triệt để ở hầu hết các unit để học sinh học cách
phát âm, ngữ điệu, nắm được vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp xuyên suốt chủ đề.
Học sinh sẽ được nghe, phát âm, thực hành. Bước đầu vượt qua rào cản tự ti, lo
sợ của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Cụ thể:
- Các tiết Getting Started giáo viên dành 5 phút cuối tiết học.
- Yêu cầu học sinh nghe lại 1 lần đoạn hội thoại từ sách mềm, chú ý cách
phát âm, ngữ điệu của từng nhân vật.
- Học sinh thực hành theo cặp hoặc nhóm
- Giáo viên liên tục chỉ định học sinh bất kì lần lượt đóng vai nhân vật
trong đoạn hội thoại, thực hành nói giống như cách phát âm, ngữ điệu của người
bản xứ trong hội thoại (số lượng câu thoại phụ thuộc vào đối tượng học sinh).
- Giáo viên cho điểm cộng hoặc điểm thường xuyên để khích lệ học sinh
nghe và thực hành chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

- Yêu cầu học sinh về nhà làm đủ nhiệm vụ bài học và thực hành đóng vai
theo cặp, nhóm đoạn hội thoại, quay video nộp giáo viên trước tiết học tiếp theo
qua zalo hoặc messenger hoặc nộp trên trang Padlet được giáo viên lập riêng
mỗi lớp, sao cho học sinh có thể xem và nhận xét được cho nhau. Học sinh yếu
hơn có thể cầm sách, yêu cầu phát âm đúng, ngữ điệu đúng như đã nghe từ sách
mềm. Giáo viên nên có bảng điểm theo dõi số điểm cộng mỗi lần thực hành từ
0,5 đến 1 cho nhóm dùng sách; từ 0,5-2 cho nhóm khơng dùng sách. Khuyến
khích học sinh đóng vai thực hành giao tiếp trước lớp khơng dùng sách điểm
cộng tính từ 0,5-3. Điểm cộng được tính vào điểm kiểm tra thường xuyên của
học sinh. (Các video thực hành tương tác ngoài lớp học đính kèm)
 Tiết học kĩ năng Speaking
Để giúp cho học sinh hứng thú, tích cực thực hành nói, tiết học đạt hiệu
quả cao nhất thì việc lựa chọn và vận dụng hoạt động tương tác phải phù hợp,
nhẹ nhàng, vui tươi, có tính kích thích, cuốn hút tất cả học sinh.
Một số các tiết vận dụng minh họa
7


Ví dụ 1: Unit 1 FAMILY LIFE (Grade 10) – speaking
Warm up: Who is faster?- 5mns
- Giáo viên chuẩn bị 8 thẻ có chứa tên các cơng việc trong gia đình, đặt
dưới nền phịng học mỗi bên có 4 thẻ đặt úp .
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội lần lượt cử đại diện ra vạch xuất phát, đi
lên từng bước rồi đọc to từ ghi dưới thẻ trong vòng 30 giây. Người đại diện trả
lời đúng sẽ tiếp tục tham gia, trả lời sai về chỗ ngồi.
- Nhóm nào đọc nhanh, đúng sẽ về đích trước và là người chiến thắng.
(Số thẻ có thể nhiều hơn với những lớp khá hơn). Nếu kết quả bằng nhau, giáo
viên yêu cầu đặt câu sử dụng từ vừa chơi và đọc to câu đó. Nhóm nào đặt câu
đúng, đọc đúng hơn sẽ dành chiến thắng.
* Mục đích: Kiểm tra và củng cố vốn từ vựng của học sinh. Giúp các em

có đủ vốn từ để luyện tập hoạt động tiếp theo.
Trò chơi ngôn ngữ này luôn được các em hưởng ứng trong tiếng reo hị cổ vũ
nhiệt tình cho đội mình.
While speaking – Task 2: Role play- 10mns
- Sau khi nối chính xác câu hỏi của Anna với câu trả lời của Mai, giáo
viên yêu cầu học sinh nghe ngữ điệu, phát âm từ sách mềm 2 lần.
- Yêu cầu học sinh thực hành theo cặp: đóng vai, thực hành giao tiếp (có
thể cầm sách)
- Giáo viên đưa khung điểm cộng tối đa đối với cặp dùng sách hay không
dùng sách
- Học sinh nghe và sửa lỗi
* Mục đích: tăng cường cơ hội nghe phát âm, thực hành giao tiếp có âm
chuẩn để tự sửa hoặc điều chỉnh
Ví dụ 2: Unit 2 YOUR BODY AND YOU (Grade 10) - speaking
Warm up – Grap the toy - 5mns
- Chia lớp thành 2 đội lớn, mỗi đội tự đặt tên.
- Cử 5 đại diện tham gia trò chơi, đứng theo hàng dọc.
- Giáo viên chuẩn bị 2 món đồ chơi như nhau để trên mặt bàn trước 2 đội.
- Khi trò chơi bắt đầu, giáo viên gợi ý cho học sinh nói những từ liên quan
đến chủ đề bộ phận cơ thể.
- Thành viên của nhóm nào nhấc nhanh món đồ chơi trước sẽ giành quyền
trả lời.
Nhóm có nhiều câu trả lời nhanh, chính xác là người chiến thắng.
E.g: I use it to see everything around me
Students will say: eyes ...
8


Introduce the topic: Talking about habits
* Mục đích: kiểm tra từ vựng học sinh đã học, khuyến khích học sinh

tham gia hoạt động tương tác, năng động, tự tin yêu thích mơn học hơn.
Activity 1 – 5mns Play the game: Don’t drop the ball to talk about
students’ habits.
Giáo viên chuẩn bị 1 quả bóng nhựa nhỏ.
- Bắt đầu trị chơi giáo viên ném quả bóng xuống dưới lớp
- Học sinh nào bắt được quả bóng sẽ nói 1 câu hồn chỉnh về thói quen
của mình. Bắt đầu I often/ always/ ...
- Học sinh nào khơng thể nói được sẽ phải để bóng trên đầu trong 30 giây
* Mục đích: Tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi thực hành nói về thói quen
tốt, xấu của bản thân
Ví dụ 3: Unit 2 UNIT 3: MUSIC (Grade 10) – speaking
Post-speaking (10’) Role-play: To be an MC.
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm, thảo luận ý kiến giới thiệu một buổi
biểu diễn truyền hình
- Mỗi nhóm có 5 phút thảo luận, đưa ra ý kiến dựa vào kiến thức đã học
- Giáo viên gọi một thành viên bất kì trong mỗi nhóm trình bày
- Các nhóm đều phải có ý kiến đánh giá nhóm cịn lại
- Giáo viên tổng kết, nhận xét
* Mục đích: Khuyến khích học sinh thảo luận, trình bày, dẫn chương trình
giống như MC truyền hình.
Ví dụ 4: Unit 2 RELATIONSHIPS (Grade 11) – speaking
Warm up – Problem solving - 5mns
- Giáo viên trình chiếu 4 bức tranh những xung đột thường xảy ra giữa
cha mẹ và con cái
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận để nói tên các xung đột và cách giải
quyết xung đột đó
- Nhóm nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành được chiến thắng
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài
Các vấn đề xung đột thường xảy ra giữa cha mẹ và con cái: Doing more
house work/Missing curfews/Parents’disapproval of friends/ Spending much

time on smart phones
* Mục đích: Khuyến khích học sinh thảo luận, học từ vựng, cách phát âm
từ những học sinh khác và trình bày ý kiến
While speaking - Task 2: Role play - 10mns
9


- Yêu cầu học sinh đóng vai, thực hành hội thoại
- Khích lệ học sinh sáng tạo hội thoại mới dựa nội dung bài học về bất
đồng giữa bố mẹ và con cái và cách giải quyết phù hợp nhất
A: What kind of conflicts do you get into with your parents?
B: Well, I don’t like the way my mum keep telling me what to do all the
time. What should I do?
A: I think you should talk to her and explain how you feel. You should
also show her that you are respoinsible and mature.
B: Thanks, I’ll try. How about you and your parents?
A: My Dad is always comparing me with Lan, the girl living next door.
He says that Lan is more studious than me, and helps her parents with the
household chores.
B: Perhaps you should make friends with Lan if your parents like her.
- Giáo viên nhận xét
* Mục đích: Học sinh ghi nhớ từ và cấu trúc diễn đạt
 Tiết học dự án
Tiết học dự án là một phần nhỏ trong lesson 8 - Looking back and project
nên thời gian tương tác cũng như đánh giá rất hạn hẹp. Vì vậy giáo viên nên
phân cơng nhiệm vụ, chia nhóm làm bài dự án ngay sau tiết mở đầu Getting
Started, tách nhỏ chủ đề (nếu cần). Giới hạn thời gian nộp bài video hoặc thuyết
trình
Bước 1: Chọn chủ đề, chia nhóm. Phân loại học sinh để chia nhóm gồm
những học sinh ở các mức độ khác nhau nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá

trình thực hành. Hoặc chỉ định 1 - 2 học sinh có kiến thức ngơn ngữ chắc hơn
đứng đầu nhóm, các học sinh cịn lại bắt thăm nhóm của mình thơng qua phiếu
được đánh số nhóm của giáo viên. Điều này rất hấp dẫn và kích thích học sinh
tích cực tham gia.
Bước 2: Giáo viên gợi ý các ý tưởng, nhấn mạnh tính thực tế cao. Học
sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án, các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho mỗi thành
viên. Cần đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của
mình và đều có những đóng góp cho hoạt động thảo luận. Các thành viên thu
thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến
thức thu được qua quá trình làm việc.
Bước 4: Trình bày trước lớp
Bước 5: Các nhóm nhận xét lẫn nhau
Bước 6: Giáo viên sử dụng Rubric làm cơng cụ đánh giá (có thể gửi trước
phiếu đánh giá và tự đánh giá cho mỗi nhóm). Mỗi thành viên trong nhóm phải
10


tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình và đánh giá các thành viên
cịn lại. Mỗi nhóm phải đánh giá các nhóm cịn lại sau khi nghe thuyết trình
hoặc xem video dự án.
Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và đưa ra nhận xét, rút kinh
nghiệm
Ví dụ: Unit 5 BEING PART OF ASEAN (Grade 11) - Project
- Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận nhóm giới thiệu về đất nước
Việt Nam
Nhóm 1: Nói về diện tích, dân số, con người Việt Nam
Nhóm 2: Nói về kinh tế
Nhóm 3: Nói về văn hóa
Nhóm 4: Nói về thể thao và du lịch

- Giáo viên gợi ý thơng tin và các trang mạng để tìm kiếm thơng tin.
- Phát phiếu đánh giá Rubric có tiêu chí chấm. Giới hạn thời gian thuyết
trình.

Trên đây chỉ là một số ví dụ minh họa việc vận dụng hoạt động tương tác
trong thực hành nói tiếng Anh tạo hứng thú, khích lệ học sinh thực hành giao
tiếp. Trên thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng các hoạt động tương tác thường
xuyên, liên tục để lôi cuốn học sinh tham gia thực hành, chủ đề nói thay đổi để
gần gũi với cuộc sống xung quanh hơn.
Trong các trò chơi, hoạt động nói sử dụng tiếng Anh để giao tiếp cũng
chính là kết quả của việc lĩnh hội kiến thức bài học và biết cách vận dụng vào
thực tế. Học sinh làm bài tập dự án dưới sự hướng dẫn của giáo viên là phần
nghiệm thu kết quả của cả tiến trình học và vận dụng vào thực tiễn giao tiếp.
Trong những lần kiểm tra đầu, giáo viên có thể châm chước một số lỗi
nhỏ về tốc độ nói, sự trơi chảy, hay lỗi nhỏ trong phát âm. Giúp học sinh thêm
tự tin và hứng thú nói tiếng Anh hơn.
Do dịch bệnh diễn biến phức tap, chương trình đã bị giảm tải nên việc
thực hiện các hoạt động tương tác đã linh hoạt chuyển đổi sang chủ đề giao tiếp
thực tế cuộc sống nhiều hơn. Sách giáo khoa là tài liệu hỗ trợ, tham khảo, chủ
yếu học sinh thực hành ngoài trường học, giáo viên khuyến khích học sinh tự
giác luyện tập để phát triển một số kỹ năng: năng lực tư duy, khả năng giao tiếp,
11


năng lực hợp tác trong học tập, giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu thực hiện
clip khoảng 5 - 7 phút khai thác chủ đề sau mỗi unit theo hướng tự do, sáng tạo.
Sử dụng từ vựng và mẫu câu nhiều nhất có thể và tất cả thành viên nhóm đều phải
thực hành giao tiếp. (Video đính kèm)
Đối với bài tập dự án giáo viên dung công cụ Rubric đánh giá riêng và
đưa trước cho học sinh nghiên cứu. Nhóm trưởng lên kế hoạch, phân cơng

nhiệm vụ cho từng thành viên. Thư kí ghi chép hoạt động, thời gian hồn thành.
Mỗi thành viên trong nhóm tự đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của mình
và các thành viên khác.
Để đánh giá sự tiến bộ khả năng nói tiếng Anh. Giáo viên đưa ra tiêu chí
chung chấm ở 3 khoang cơ bản để học sinh nắm rõ đường hướng cải thiện kĩ năng
nói của mình cũng như nhận xét các thành viên khác.
Fluency and
Coherence

Lexical
resource

Grammatical
range and
accuracy

Thường xuyên
giữ tốc độ nói
nhưng
cịn
vấp, lặp lại
hoặc nói chậm

Có khả năng nói
về chủ đề nhưng
từ vựng cịn giới
hạn

Sử dụng cấu
trúc đơn giản

với độ chính xác
tương đối.

Có biết sử dụng
cách nói khác để
diễn đạt ý kiến
nhưng
không
thành công

Sử dụng giới
hạn các cấu trúc
phức tạp, chứa
nhiều lỗi gây
hiểu nhầm

6.0

Có khả năng
nói khá dài,
mặc dù đơi khi
vẫn lặp, sửa
lại,
phân
vân…và
độ
mạch lạc chưa
cao. Biết cách
nói ý, chuyển
đoạn

nhưng
thỉnh thoảng
vẫn chưa thực
sự phù hợp

Có vốn từ đủ
rộng để có thể
nói về chủ đề với
thời gian dài.
Làm sáng tỏ ý
mặc dù cịn đơi
chút khó hiểu.
Cách diễn đạt ý
theo cách riêng
của mình khá
thành cơng

Sử dụng cấu
trúc câu đơn
giản lẫn phức
rạp một cách
khá tốt. Có thể
vẫn sai sót khi
sử dụng cấu trúc
phức tạp nhưng
người nghe vẫn
hiểu được

7.0


Nói trơi chảy
với
khoảng
thời gian dài
mà khơng cần

Vốn từ vựng khá
rộng và có thể
nói về nhiều chủ
đề khác nhau. Sử

Sử dụng cấu Giống band 6
trúc phức tạp nhưng có chút
linh hoạt. Thỉnh cải thiện và
thoảng có đơi

Band
5.0

12

Pronunciation
Biết phát âm
cơ bản nhưng
độ chính xác
chưa
cao.
Khơng
phát
âm một số âm

tiết gây khó
hiểu cho người
nghe
Phát âm khá
tốt nhưng chưa
hồn
tồn
thành thạo và
chính xác. Có
thể làm người
nghe hiểu dù
đơi khi bỏ sót
phát âm vài
âm tiết hay
khơng rõ ràng


nhiều cố gắng,
mạch lạc rõ
ràng. Sử dụng
cách chuyển ý
linh hoạt

dụng những từ ít chút lỗi
phổ biến, thành pháp.
ngữ, cụm từ…
với chỉ một vài
lỗi. Cách diễn
đạt ý tốt


ngữ làm tốt hơn

2.7. Tính mới của giải pháp
Vận dụng linh hoạt các hoạt động tương tác trong thực hành nói phá vỡ
rào cản tự ti của học sinh, giúp cho các em tự tin hơn trong thực hành giao tiếp
tiếng anh. Học sinh hứng thú khi tự mình tìm ra kiến thức, giúp các em tự tin
hơn, có được cơ hội khẳng định mình .
Thiết kế và sử dụng các hoạt phù hợp trong các giờ dạy giúp cho người giáo
viên luôn năng động tìm tịi hơn trong dạy học. Ngồi ra việc vận dụng các hoạt
động tương tác trong thực hành nói tiếng Anh là xuyên suốt quá trình học, chú trọng
thực hành nói thực tế của cuộc sống dựa trên chủ đề bài học. Không chỉ áp dụng
cứng nhắc trong phạm vi lớp học hay khuôn khổ tiết học kĩ năng nói – speaking.
Ứng phó linh hoạt trong thời điểm dịch bệnh khi các tiết học kĩ năng bị
cắt giảm. Việc tự học, tự thực hành tương tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên
đã khơng làm gián đoạn tiến trình phát triển kĩ năng trong việc học ngôn ngữ.
Tiết học Getting Started được khai thác kiến thức như nền tảng, kim chỉ nam
xuyên suốt quá trình học một chủ đề và được vận dụng tương tác lồng ghép kĩ
năng nói. Khi học sinh có được vốn từ vựng cơ bản, nắm được ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp của bài mở đầu, và được hướng dẫn thực hành giao tiếp ở phạm vi
trong chủ đề, các em sẽ khơng cịn lo lắng sử dụng sai từ ngữ, phát âm sai……
Bài tập dự án được giao nhiệm vụ cho các nhóm ngay sau tiết mở đầu của
mỗi unit sẽ giúp cho học sinh có đường hướng, mục đích tiếp cận ngơn ngữ một
cách rõ ràng. Làm bài tập dự án tăng cơ hội và thời lượng cho học sinh tương
tác, thực hành nói tiếng Anh. Một số học sinh có thể e ngại nói trước lớp nhưng
lại cảm thấy thoải mái khi nói trong một nhóm nhỏ.
Giáo viên có thể kiểm tra đánh giá học sinh qua nhiều mặt (dùng phiếu
đánh giá theo tiêu chí để giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá học
sinh qua khả năng thuyết trình và video thực hành nói). Cách kiểm tra này sẽ giúp
giáo viên hiểu rõ các vấn đề của học sinh hơn và học sinh hiểu rõ kiến thức hơn.
Ngoài ra biện pháp chú trọng vào việc phát triển phẩm chất và năng lực

của người học, cụ thể:
- Phẩm chất chủ yếu:
+ Nhân ái: Có ý thức tơn trọng ý kiến của thành viên trong nhóm khi thảo
luận và trao đổi.
+ Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm
để hồn thành nhiệm vụ.
+ Chăm chỉ: Tất cả học sinh hăng say học tập theo cách tổ chức của giáo viên

13


- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự phân cơng nhiệm vụ của các thành viên trong
nhóm khi hợp tác; Tự quyết định cách thức thực hiện khi làm nhiệm vụ; Tự
đánh giá về quá trình và kết luận nhiệm vụ thực hiện.
+ Giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu
sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm; Sử dụng ngơn ngữ phối hợp với dữ
liệu, hình ảnh để trình bày thơng tin và ý tưởng.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch và thực hiện được kế hoạch
+ Năng lực ngôn ngữ: Hoạt động tương tác được phát huy tối đa giúp phát
triển ngơn ngữ cho học sinh trong mỗi nhóm, thơng qua việc các em thuyết
trình, giải thích cho các bạn trong nhóm nghe.
Vì vậy thơng qua giải pháp này có thể đóng góp ý kiến trong q trình dạy
học Tiếng Anh nói chung và thực hành nói - Speaking nói riêng nhằm giúp giáo
viên có thêm nhiều lựa chọn để áp dụng cho lớp dạy của mình tùy vào đối tượng
cụ thể nhằm giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, và cải thiện
khả năng phát âm, ngữ điệu. Giúp các em chủ động trong học tập và tăng hứng
thú trong giờ học, tạo hiệu quả cao trong tiết học. Đồng thời xây dựng và phát
triển các kĩ năng mềm cho các em như thuyết trình, làm việc nhóm, cơng cụ tự
đánh giá theo tiêu chí… Giúp các em chủ động trong học tập và tăng hứng thú

trong giờ học, tạo hiệu quả cao trong tiết học. Khi các kĩ năng hình thành và có
sự chủ động trong nghiên cứu, học tập thì việc học của các em diễn ra rất tự
nhiên, đạt hiệu quả cao hơn.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến: “Một số hoạt động tương tác giúp học sinh hứng thú,
tích cực trong thực hành nói Tiếng Anh lớp 10, 11 hệ 10 năm” ”. có
thể áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 10, lớp 11 đang theo học sách giáo
khoa tiếng Anh thí điểm tại các trường THPT trong tỉnh.
Đối tượng đã dạy thực nghiệm các kiến thức trong sáng kiến là học sinh:
- Trường THPT Hoàng Văn Thụ: 10A4, 10A10, 11A1 năm học 2021 - 2022.
- Trường THPT Mai Sơn: Lớp 10A2 năm học 2021 - 2022.
- Trường PT DTNT THPT Tỉnh: Lớp 10C năm học 2021 - 2022.
- Trường PT DTNT THPT Miền Tây: Lớp 11A năm học 2021 - 2022.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được :
4.1. Hiệu quả chung:
Được phản hồi từ phía giáo viên và học sinh khi áp dụng giải pháp, đa số
đồng tình và ủng hộ giải pháp này vì các em ln u thích các tiết học sơi nổi,
được hỗ trợ khi tham gia hoạt động nhóm, có ý thức tự giác, chủ động, tự tin hơn.
Trong các giờ học học sinh phát biểu sôi nổi, tự tin đưa ra quan điểm, nhận thức
14


riêng của mình về bài học. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn,
học sinh hứng thú hơn với môn học.
Thiết kế và thực hiện được kế hoạch dạy học theo CT GDPT 2018 thì
phương pháp, kỹ thuật dạy học cũng được nâng cao. Khả năng vận dụng kiến thức
bài đã học vào thực tiễn như trên thì chắc chắn sẽ cải thiện được ý thức học tập của
học sinh, khơi gợi được năng lực nhận thức, động cơ học tập, tạo được hứng thú
của trò đối với bộ mơn, từ đó giảm được sự nhàm chán trong việc học, giúp học
sinh có được những giờ học bổ ích, thú vị, khơng bị áp lực, mệt mỏi. Hơn nữa học

sinh cũng được khẳng định mình, dần dần tạo được kỹ năng ứng xử, tác phong hòa
nhập, kỹ năng hợp tác trong học tập, xây dựng và củng cố lịng tin, sự mạnh dạn
cho các em, từ đó phát triển đầy đủ phẩm chất và năng lực vốn có của các em.
4.2. Kết quả khảo sát, kiểm chứng:
Tơi tiến hành thực hiện biện pháp ở lớp thực nghiệm 10A4 và lớp đối
chứng 10A5; lớp thực nghiệm 11A1 và lớp đối chứng 11A5 năm học 20212022. Trước khi áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát:
Thông qua phiếu điều tra
Lớp 10: 95% học sinh vừa mới vào trường nêu lên điểm yếu của mình là
ngại giao tiếp vì sợ nói sai, phát âm sai ngay cả những câu đơn giản.
Lớp 11: 80% học sinh lớp 11 tự đánh đánh giá khơng có khả năng thuyết
trình, thiếu tự tin bày tỏ quan điểm
Thông qua việc hỏi đáp trực tiếp bằng những câu hỏi đơn giản về bản thân,
gia đình, học tập như:
1. What is your name?
2. Where do you live?
3. Who is your family’s breadwinner?
4. Do you like learning English?
….
Với lớp đối chứng (không áp dụng sáng kiến) hầu hết các em đều e ngại,
thiếu tự tin trả lời. Nhiều học sinh khi được hỏi trả lời ấp úng khó diễn đạt, có
em phát âm sai, thậm chí có em chỉ đứng im khơng chịu trả lời. Tỉ lệ học sinh
khơng thích chiếm tới 22,2%.
Tại lớp thực nghiệm, giáo viên sử dụng thường xuyên các hoạt đông
tương tác thực hành ngơn ngữ, học sinh có nhiều cơ hội chỉnh sửa và tự điều
chỉnh cách phát âm, cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp trong quá trình giao tiếp
với giáo viên và các học sinh khác trong lớp. Học sinh hào hứng, u thích mơn
Tiếng Anh hơn. Tỉ lệ học sinh thích và thấy hấp dẫn chiếm tới 64,4%.
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Đối với lớp 10


15


Kết quả khảo sát ở lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) có chương
trình học tương đương nhau.
Bảng 1: Mức độ hứng thú với mơn học
Khơng thích

Mức độ
Lớp thực
nghiệm

Bình thường

Hấp dẫn

Thích

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


SL

Tỉ lệ

3

6,7%

13

28,9%

18

40%

11

24,4%

10

22,2%

16

35,5%

12


26,7%

7

15,6%

(10A4 – 45HS)
Lớp đối chứng
(10A5– 45HS)

Bảng 2: Bảng kết quả khả năng nói qua bài khảo sát giới thiệu về
bản thân và gia đình
Kết quả
Lớp


số

HS nói tốt

HS nói
tương đối tốt

HS nói trung
bình

Hs nói yếu

SL


Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Lớp thực
nghiệm 45
10A4

5

11,1 %

12

26,7 %

20

44,4 %


8

17,8 %

Lớp đối
chứng
10A5

45

2

4,4 %

7

15,6 %

24

53,3 %

12

26,7 %

Cộng

90


7

7,8%

19

21,1%

44

48,9%

20

22,2%

Từ kết quả trên bảng nhận thấy:
- Tỉ lệ học sinh nói tốt ở lớp thực nghiệm tăng 6,7% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh nói tương đối tốt ở lớp thực nghiệm tăng 11,1% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh nói trung bình ở lớp thực nghiệm giảm 8,9% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh nói yếu ở lớp thực nghiệm giảm 8,9 % so với lớp đối chứng.

16


Đối với lớp 11
Kết quả khảo sát ở lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) có chương
trình học tương đương nhau.
Bảng 1: Mức độ hứng thú với môn học
Khơng thích


Mức độ
Lớp thực
nghiệm

Bình thường

Thích

Hấp dẫn

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

5

11,1 %


12

26,7%

17

37,8%

11

24,4%

9

20%

21

46,7%

10

22,2%

5

11,1%

(11A1– 45HS)

Lớp đối chứng
(11A5 –
45HS)

Bảng 2: Bảng kết quả khả năng nói Tiếng Anh qua bài thực hành nói
theo chủ đề
Kết quả
Lớp


số

HS nói tốt

HS nói
tương đối tốt

HS nói trung
bình

Hs nói yếu

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ


SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Lớp thực
nghiệm
11A1

45

14

31,1 %

13

28,9%

12

26,7 %

6

13,3 %


Lớp đối
chứng
11A5

45

11

24,4 %

9

20 %

15

33,4 %

10

22,2 %

Cộng

90

25

27,8%


22

24,5%

27

30%

16

17,7%

Từ kết quả trên bảng nhận thấy:
- Tỉ lệ học sinh nói tốt ở lớp thực nghiệm tăng 6,7% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh nói tương đối tốt ở lớp thực nghiệm tăng 8,9% so với lớp
đối chứng.
17


- Tỉ lệ học sinh nói trung bình ở lớp thực nghiệm giảm 6,7% so với lớp
đối chứng.
- Tỉ lệ học sinh nói yếu ở lớp thực nghiệm giảm 8,9% so với lớp đối
chứng.
Với lớp đối chứng (không áp dụng sáng kiến) đa số học sinh gặp khó
khăn khi đưa ra ý kiến, quan điểm trước vấn đề giáo viên yêu cầu thảo luận
nhóm. Đối với nhiều học sinh, nhiệm vụ được phân công trong bài dự án là thử
thách lớn, được đánh giá ở mức chưa hoàn thành. Tỉ lệ học sinh khơng thích
chiếm tới 20%.
Tại lớp thực nghiệm, giáo viên sử dụng thường xuyên các hoạt đông
tương tác thực hành ngơn ngữ, học sinh có nhiều cơ hội chỉnh sửa và tự điều

chỉnh cách phát âm, cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp trong quá trình giao tiếp
với giáo viên và các học sinh khác trong lớp. Học sinh hào hứng u thích mơn
Tiếng Anh hơn. Qua bài thực hành nói theo chủ đề đa số học sinh tích cực tham
gia hoạt động, chủ động tìm hiểu, mở rộng thơng tin, tự tin trình bày trước lớp.
Học sinh yếu hơn cũng đã hồn thành nhiệm vụ của mình. Khả năng phát âm,
cũng như ngữ điệu của học sinh được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ học sinh thích và
thấy hấp dẫn chiếm tới 62,2%.
Kết quả thực nghiệm tại các lớp ở 3 trường THPT Mai Sơn, PTDTNT
THPT Tỉnh và PTDTNT THPT Miền Tây đều thu được kết quả đáng khích lệ.
Đa số học sinh u thích mơn học hơn, tích cực tham gia thực hành nói tiếng
Anh cả trong và ngồi trường học, mạnh dạn thảo luận, trình bày ý kiến trước
lớp, khả năng phát âm được cải thiện đáng kể.
Từ kết quả trên ta thấy sử dụng các hoạt động tương tác trong thực hành
nói tiếng Anh khơng những giúp học sinh hứng thú, tích cực tham gia thực
hành mà còn cải thiện khả năng phát âm, vốn từ vựng, cấu trúc để phục vụ cho
mục đích giao tiếp cũng như cải thiện vốn tiếng Anh, nâng cao hứng thú với bộ
môn và chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường. Hơn nữa sáng kiến
này góp phần khơng nhỏ vào q trình phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
5. Các thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện để thực hiện
Giáo viên phải có trình độ chun mơn vững vàng và thực sự có tâm
huyết với nghề. Giáo viên phải biết kết hợp, sử dụng nhiều hình thức khác nhau,
lựa chọn các hoạt động tương tác phù hợp với nội dung trọng tâm của bài.
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, điện thoại thơng minh có kết nối
Internet trong q trình học ở nhà. Sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ như Text
to Speech, Elsa speak, Cake….
7. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

18



STT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi cơng tác
( hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Nội dung cơng
việc
hỗ trợ

1

Bùi Thị Hà

1985


THPT Mai
Sơn

Giáo
viên

Đại học

Áp dụng thử
sáng kiến

2

Trần Thanh Tú

1980

THPT DTNT
Tỉnh

Giáo
viên

Đại học

Áp dụng thử
sáng kiến

3


Vũ Tú Quyên

1980

THPT DTNT
Miền Tây

Giáo
viên

Đại học

Áp dụng thử
sáng kiến

4

Trần Phương Thảo

1980

THPT Hoàng
Văn Thụ

Giáo
viên

Đại học


Áp dụng thử
sáng kiến

8. Tài liệu gửi kèm:
- Video, hình ảnh thực hành nói tương tác trên lớp
Thuyết trình trên lớp Unit 5.jpg
Bài Unit 5 nhóm 3.pptx
hình ảnh thuyết trình trên lớp.jpg
Hoạt động nhóm trên lớp.jpg
Thuyết trình trên lớp.jpg
- Video thực hành nói tương tác ngồi lớp
video thực hành nói Unit 1- Generation gap - Grade 11.mp4
video-group 2- Unit 2 Your body and You - Grade 10.mp4
Video thực hành nói Unit 2 Grade 11.mp4
Tương tác Unit 2 - Relationship -grade 11.mp4
Video thực hành tương tác Unit 8 grade 11.mp4
video thực hành nói Unit 6 - Getting started - grade 11.mp4
- Video bài tập dự án theo chủ đề bài học
video-Unit 1-Topic Family life - Grade 10.mp4
Project Unit 5 - grade 11.mp4
Meanings of Tet festival.mp4
Group3_ Unit 4-For a better community - Grade 10.mp4
Music Idols _ Entertainment show - Unit 3-Grade 10.mp4
Project Unit 7 - Grade 11.mp4
19



×