Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Một số phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả cho học sinh lớp 10 môn tiếng anh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Tiếng Anh)
Một số phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả cho học sinh lớp 10
Môn Tiếng Anh THPT

Tác giả/đồng tác giả : Nguyễn Thị Lan Phương
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác:Trường THPT Nguyễn Trãi

Yên Bái, ngày 15 tháng 1 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả cho
học sinh lớp 10 môn Tiếng Anh THPT”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trong bộ môn tiếng Anh - lớp 10 THPT
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Đề tài đã được thực hiện trong học kỳ 1 năm học 2021- 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Phương
Năm sinh: 1986
Trình độ chun mơn: ĐHSP Tiếng Anh
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Trãi
Địa chỉ liên hệ: Tổ 3 - Phường Cầu Thia - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái
Điện thoại: 0919949186


II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Dạy và học từ vựng luôn là một trong những phần mấu chốt trong việc hình
thành tư duy ngơn ngữ cho người học. Theo quan điểm của nhiều nhà ngơn ngữ học
thì “từ vựng chính là những viên gạch xây nên ngơi nhà của ngôn ngữ”. Thiếu gạch,
ngôi nhà ấy sẽ không thể tồn tại, vì vậy làm thế nào để nhớ và sử dụng từ vựng hiệu
quả được coi là điều kiện tiên quyết, là vấn đề được nhiều người học và người dạy
quan tâm.
Theo truyền thống, có rất nhiều phương pháp dạy và học từ phổ biến. Nhiều
giáo viên chọn cách cho học sinh chép đi chép lại nhiều lần để ghi nhớ từ vựng hoặc
ngồi cả giờ để tập nói các từ vựng ấy. Nhiều thầy cơ thì lại cho học sinh nhớ từ qua
các trị chơi ngơn ngữ như: rub out and remember, ordering, matching, jumbled words,
wordsquare, wordsearch, gapfill, subsituation, what and where.
Tuy nhiên, khơng có cách học nào là “vạn năng”, mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm và những hạn chế riêng. Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid -19
đang diễn ra – khi học sinh phải tham gia nhiều lớp học trực tuyến thì việc dạy và học
từ vựng cho học sinh thông qua những hoạt động đơn thuần trên lớp giờ đang gặp phải
nhiều khó khăn.Việc tập nói hay chơi trị chơi sẽ khó để thực hiện, tiết học thiếu tính
tương tác sẽ làm cho học sinh không thể ghi nhớ được nhiều từ và sử dụng từ tốt được.
Vì thế, bản thân tôi lo lắng việc học của các em sẽ bị ảnh hưởng. Qua quá trình thực
hiện các tiết học và tìm hiểu từ bạn bè, sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp
học từ vựng nhanh và hiệu quả cho học sinh lớp 10 môn Tiếng Anh THPT” được
tôi nghiên cứu nhằm mục tiêu định hướng cho học sinh học, ghi nhớ từ vựng nhanh,
khắc phục một số vấn đề hiện tại đang gặp phải do dạy học trực tuyến. Thơng qua sáng
kiến, tơi hy vọng có thể thiết kế được những phương pháp học từ có tính ứng dụng
2


cao, có độ tương tác tốt, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động
học từ vựng.

2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của (các) giải pháp:
Bên cạnh việc học phần ngữ pháp – bộ xương của ngôn ngữ, người học cần có
từ vựng để làm chủ ngơn ngữ ấy. Khơng có từ, khơng hiểu câu và dùng câu ấy, người
học sẽ không thể giao tiếp. Hơn nữa, theo định hướng thi trong đề thi THPT Quốc gia,
bên cạnh những bài tập cơ bản liên quan tới ngữ pháp, để giành điểm tốt hơn, học sinh
cần có một lượng từ nhất định. Từ vựng giúp các em có nền tảng thể hiện năng lực
ngơn ngữ của mình đồng thời chiến thắng các kỹ năng trong các đề thi IELTS;
TOEFL; TOEIC, v.v...
Vì thế có thể khẳng định rằng từ vựng là một phần vơ cùng quan trọng trong
chương trình tiếng Anh nói chung và chương trình THPT nói riêng.
Là một giáo viên Tiếng Anh trực tiếp giảng dạy tại trường THPT, thơng qua
việc cho học trị làm bài tập, giải đề và phỏng vấn các em tôi nhận thấy rằng hầu hết
các em đều không làm tốt những bài tập liên quan đến từ vựng. Đặc biệt, ở vùng miền
núi là một điều rất bất lợi vì sau khi học xong các em khơng có cơ hội thực hành nhiều
nên quên rất nhanh. Vì thế nhiều em cũng cố gắng nhưng vì chỉ thấy từ vựng xuất hiện
vài lần trên lớp hoặc bài kiểm tra nên sự cố gắng ấy cũng khơng kéo dài lâu.
Mặc dù các trị chơi ngơn ngữ và hoạt động học từ trên lớp có thể hữu ích cho
các em nhớ từ nhưng vì học trực tuyến nhiều tiết học nên các hoạt động ấy rất khó
thực hiện. Đồng thời, vì khơng gặp mặt trực tiếp các em nên giáo viên cũng khó có thể
kiểm tra thường xun được.
Chính vì những lý do trên tơi đã cố gắng tìm tịi, học hỏi tham khảo các loại tài
liệu, bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh… nghiên cứu, ứng dụng những kiến
thức mình đã có vào q trình nghiên cứu và thực hành một số cách để thay đổi cách
thức triển khai hoạt động dạy - học từ vựng trong tiết học, định hướng cho các em cách
thức tự học hiệu quả, góp phần giúp các em học sinh thoải mái, tự tin hơn trong giờ
học. Mong muốn duy nhất của tôi khi thực hiện đề tài này là biến việc học từ vựng trở
nên dễ dàng và đầy hứng thú .Tôi tập trung vào các giải pháp nhằm tăng tính tương tác
của học sinh khi học từ trong các tiết học trực tuyến đồng thời hướng dẫn các em khai
thác tận dụng thiết bị thông minh để học từ và tự ôn tập từ vựng tại nhà.

Hơn thế nữa, mục tiêu của tôi là mong muốn bản thân có thêm nhiều hiểu biết
đổi mới phương pháp dạy học của mình phù hợp với từng thời kỳ.
2.2. Nội dung giải pháp:
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Vai trò của từ vựng
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ
thống kiến thức ngơn ngữ và đóng vai trị là phương tiện, điều kiện hình thành và phát
triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết
3


sức quan trọng. Có thể thấy một ngơn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể
hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều
đó khơng đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau
mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các
đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu
tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngơn ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngơn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời
nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngơn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu
đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu
tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao
tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để xây nên một bức tường ngơn ngữ thì từ vựng
là “những viên gạch” còn ngữ pháp và các cấu trúc câu là “những mạch vữa” để gắn
kết những viên gạch tạo nên bức tường ngơn ngữ. Nếu khơng có một vốn từ vựng cần
thiết thì người học khơng thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ
trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không
ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay.
II. Phương pháp dạy và học từ vựng truyền thống
1. Phương pháp dạy từ theo trường phái Ngữ pháp - Dịch:
Phương pháp “Grammar - Translation Method” hay còn gọi là phương pháp

Truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận
những năm 1990. Phương pháp này coi mục đích chủ yếu của dạy và học tiếng Anh là
cung cấp cho người học hệ thống từ vựng ngữ pháp tiếng Anh để phát triển kỹ năng
đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, đọc các tác phẩm văn học, viết luận
(composition) và phân tích ngơn ngữ (học để nắm chắc quy tắc ngôn ngữ) chứ không
tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Để đọc hiểu các văn bản bằng tiếng Anh, người học
được trang bị một lượng từ vựng và hệ thống ngữ pháp văn bản tương đối lớn dưới
dạng bảng liệt kê kèm theo nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ của người học. Phương pháp này
yêu cầu học sinh học bất kì từ mới nào miễn làm sao hiểu và dịch được nội dung bài
đọc. Giáo viên khuyến khích người học sử dụng từ điển khi đọc với mục đích nhớ từ.
Trên lớp, giáo viên đóng vai trị trung tâm. Việc dạy từ vựng chỉ tập trung vào nghĩa
của từ. Quy trình thực hiện: Các bài khóa (texts) được biên soạn và chia ra thành từng
đoạn ngắn. Việc giảng giải quy tắc ngôn ngữ là cơ bản. Để kiểm tra sự thơng hiểu về
nội dung bài khóa (nội dung văn hóa, đất nước học nói chung) và các quy tắc ngôn
ngữ, người học bắt buộc phải dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ. Người học khơng
được phép mắc lỗi ngơn ngữ, nếu có phải sửa ngay.
Mặc dù phương pháp này giúp người học được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và
tiếp thu lượng từ vựng khá lớn, nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản,
thuộc lịng các đoạn văn hay hoặc bài khóa mẫu và có thể đọc hiểu nhanh các văn bản.

4


Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại, mục đích của
người học tiếng Anh cũng có thay đổi địi hỏi phương pháp dạy và học tiếng Anh nói
chung và từ vựng nói riêng cũng khơng thể mãi như cũ.
Người ta dần nhận ra phương pháp này :
- Không giúp người học “giao tiếp” được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là người
thầy; nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều, học sinh thụ động ngồi nghe và ghi
chép, khơng có ý kiến phản hồi hoặc khơng tham gia giao tiếp (nói) với thầy và bạn bè.

- Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – người học hồn tồn bị động,
khơng có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ năng
nói của người học bị hạn chế nhiều.
2. Phương pháp Nghe –Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method)
Nhấn mạnh vào việc dạy kỹ năng nói và kỹ năng nghe trước kỹ năng đọc và kỹ
năng viết. Khác với phương pháp Ngữ pháp - Dịch, phương pháp này đáp ứng đúng
mục tiêu cần đạt của người học là hình thành và phát triển cả bốn kỹ năng, nhưng ưu
tiên phát triển nói, nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học. Phương pháp
Nghe - Nói khơng cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến khích tối đa dùng
tiếng Anh trong quá trình dạy học. Khi thực hiện, người ta nhấn mạnh việc phát triển
hai kỹ năng nói và nghe là chủ yếu. Việc dạy học thông qua thực hành cấu trúc câu
(structures) và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm hiểu những
điểm giống nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn và đưa ra các qui
tắc ngôn ngữ. Yêu cầu người học bắt chước mẫu do người dạy cung cấp, ví dụ: các
bài/mẩu đối thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc câu hoặc hiện tượng ngơn ngữ cần
truyền đạt. Người học luyện tập mẫu đó thực chất là hình thành một thói quen ngơn
ngữ theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, thực hành thêm một số
bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, chuyển đổi …). Đôi khi người học tập trung vào
phát triển kỹ năng nghe và nói thơng qua các bài hội thoại có sử dụng từ và cấu trúc
ngữ pháp trong giao tiếp hàng ngày. Giáo viên dùng các đồ vật thật, hình vẽ, cử chỉ
hay cách giải thích bằng chính tiếng Anh để giới thiệu từ mới. Phương pháp này cũng
nhấn mạnh tới phát âm chính xác từ với hi vọng người học nói tiếng Anh như người
bản ngữ. Việc dạy từ vựng trực tiếp không qua tiếng mẹ đẻ và chỉ chú trọng vào các
tình huống giao tiếp cụ thể là cơ sở giúp người học mở rộng nhanh vốn từ.
Phương pháp Nghe - Nói có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là
học sinh tiểu học hoặc học sinh ở đầu cấp. Người học cảm thấy phấn khởi và tự tin khi
được nghe và tập bắt chước theo giáo viên. Ví dụ: Người học làm theo mệnh lệnh của
giáo viên hoặc hát các bài hát tiếng Anh đơn giản.
Tuy nhiên, với người học có trình độ ngoại ngữ cao thì rất dễ nhàm chán với

phương pháp này nếu khơng có sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết. Mặc dù
người học có thể nhắc lại từ một cách hồn hảo xong họ không hiểu rõ nghĩa của từ và

5


khơng có khả năng sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác với điều đã được học; tức là
thực tế khơng diễn đạt được những gì định nói mặc dù sau một thời gian dài học tập.
III. Phương pháp dạy học từ vựng hiện nay – Phương pháp Giao tiếp
Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach) được xem như phương
pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo
trình, sách giáo khoa phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều
được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Qua đó, coi mục tiêu cuối
cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ
(linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Để giao tiếp được,
phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngơn ngữ, các
điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngơn ngữ, và tính đến ngơn ngữ được dùng
trong cuộc sống hàng ngày. Ngồi ra, phương pháp Giao tiếp cịn chú ý tới phương
diện nghĩa của ngơn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp
(intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức
năng ngôn ngữ (language function). Như vậy, theo Phương pháp Giao tiếp ngôn ngữ
không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp.
Mục đích cuối cùng của người học từ vựng không chỉ biết được cách đọc, cách
viết và nghĩa của từ mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát
triển được tất cả 4 kỹ năng ngơn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được từ vựng đó
để giao tiếp. Vì vậy, các tài liệu dạy học hiện đều hướng đến giúp người học có thể
thực hiện được các chức năng ngơn ngữ khác nhau …. Hơn nữa, để giao tiếp hiệu quả,
người học cần phải sử dụng các từ vựng thích hợp với tình huống giao tiếp
(situations), trong đó u cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao
tiếp (intention) thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau (tasks).

PHẦN 2: THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc
dạy và học Ngoại ngữ, một số em có ý thức học tập tốt và thích học môn học.
- Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cơ và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình.
- Được lãnh đạo Sở quan tâm, tổ chức nhiều buổi tập huấn nhằm nâng cao trình
độ cho giáo viên, phù hợp với nhu cầu thời đại.
- Bản thân tơi ln có ý thức phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đổi mới
phương pháp dạy và học có ứng đụng cơng nghệ thơng tin.
2. Khó khăn:
- Một số em chưa thật sự u thích mơn học, cũng như chưa nắm được mục
đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó.
- Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện
mở rộng bài học.
- Học sinh chưa mạnh dạn dùng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp
hàng ngày.
6


- Các em học sinh nhà trường đa số là học sinh dân tộc thiểu số ở vùng miền
núi, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngồi giờ học cịn phải phụ giúp gia đình vì thế thời
gian để học tiếng Anh khơng có nhiều.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP
“Một số phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả cho học sinh lớp 10
môn Tiếng Anh THPT”
Giải pháp 1: Học từ vựng thơng qua việc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
trong ngữ cảnh.
Trong các đề thi, học sinh thường hay bị làm khó bởi việc sử dụng từ đồng
nghĩa Synonym hoặc trái nghĩa Antonym của người ra đề, vì vậy nên việc học từ đồng
nghĩa, trái nghĩa đã khơng cịn q xa lạ đối với những người học tiếng Anh. Bên cạnh

đó, việc sử đụng được từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp bài viết, bài nói của học sinh
trở nên đa dạng và thú vị hơn. Khi sử dụng giải pháp này, giáo viên cần:
1. Giúp học sinh hiểu định nghĩa về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
1.1. Từ đồng nghĩa:
Theo từ điển Cambridge, từ đồng nghĩa synonym có nghĩa là: "a word or phrase
that has the same or nearly the same meaning as another word or phrase in the same
language"
- Từ đồng nghĩa được chia làm hai loại:
+ Đồng nghĩa hoàn tồn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hồn
tồn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
+ Đồng nghĩa khơng hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc
thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu
thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải
cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
1.2. Từ trái nghĩa:
Theo từ điển Cambridge, từ trái nghĩa antonym có nghĩa là “ a word that means
the opposite of another word”
- Từ trái nghĩa được chia làm hai loại:
+ Từ trái nghĩa khơng hồn tồn: Đối với các cặp từ trái nghĩa khơng hồn
tồn, khi nhắc tới từ này thì người ta khơng nghĩ ngay tới từ kia.
+ Từ trái nghĩa hồn tồn: Là những từ ln mang nghĩa trái ngược nhau
trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang
nghĩa đối lập với nó.

2. Giúp học sinh hiểu vai trò của việc học từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Học từ vựng trong tiếng Anh hay bất cứ một ngôn ngữ nào cũng cần học sinh
mở rộng từ ấy vì thế học từ và mở rộng thêm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa sẽ giúp từ

7



vựng của các em trở nên phong phú hơn. Thông qua từ đồng nghĩa, trái nghĩa các em
có thể học từ nhanh hơn so với học từ riêng lẻ.
- Hơn thế nữa, nắm vững một lượng từ đồng nghĩa, trái nghĩa giúp các em có
thể hiểu văn bản, làm bài tập tốt hơn.
- Việc da dạng hóa lượng từ cịn hữu ích cho các em trong việc nói, viết và hạn
chế được lỗi lặp từ trong văn bản, giúp ích cho các em cải thiện giao tiếp với những
người khác.
3. Phương pháp giúp các em học từ đồng nghĩa, trái nghĩa hiệu quả
Nhằm thay đổi phương pháp học của học sinh tơi đã mạnh dạn hướng dẫn các
em tự tìm hiểu một số trang mạng phục vụ cho việc tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Trong số đó, website: là trang web tôi đã hướng dẫn các
em thực hiện và sử dụng rất hiệu quả. Từ vựng sau khi được tra được các em ghi chép
cẩn thận, phục vụ việc kiểm tra sau này.

Từ điển: website: là một trong những trang web
đứng đầu trong thanh cơng cụ tìm kiếm google khi nhắc đến từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Giao diện màu cam của từ điển này rất bắt mắt và vơ cùng dễ nhìn. Ứng dụng từ điển
này khơng những cung cấp các từ đồng nghĩa, trái nghĩa của các từ, gợi ý các từ vựng
liên quan khác mà còn sắp xếp chúng dựa trên độ phức tạp, độ dài và cịn giúp các em
phân biệt từng tình huống cụ thể khi sử dụng từ. Đặc biệt, mục "Word of the day"
giúp các em xây dựng thêm vốn từ vựng một cách đầy đủ và phong phú hơn.

8


Ngoài ra khi dạy từ vựng nên cung cấp cho học sinh từ vựng trong ngữ cảnh,
giúp các em hiểu từ đã cho thơng qua khả năng đốn từ sau đó các em sẽ đốn nghĩa
để tìm hiểu thêm về các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong đáp án.
Ví dụ: Trong câu“The fire alarm went off when smoke rose” khi giáo viên cung

cấp cụm từ go off - học sinh có thể đọc ngữ cảnh và hiểu rồi đốn nghĩa của từ, chọn
lựa từ đồng nghĩa là ring
Bài tập áp dụng với phần đồng nghĩa trái nghĩa cho học sinh.
Choose the synonym of the underlined word.
1. Documentary is a film or a radio or television program giving facts about
something.
A. things
B. numbers
C. truth
D. news
2. What types of the media are the most and the least important to you?
A. successful
B. significant
C. wonderful
D. attractive
3. Television can make things more memorable because it presents information in a
more effective way.
A. clever
B. expensive
C. successful
D. pretty
4. Some television programs may make people violent.
A. rapid
B. insane
C. extreme
D. good
5. Which channel do you recommend to someone who likes animals?
A. suggest
B. tell
C. speak

D. talk
(Unit 7: The mass media - grade 10)
Choose the antonym of the underlined word.
1. What makes computer a miraculous device?
A. ordinary
B. improper
C. false
D. ugly
2. Look at the illustration of different parts of a computer system.
A. together
B. similar
C. average
D. pure
3. Places of scenic beauty are places where the scenes are interesting and beautiful.
A. incorrect
B. tiresome
C. irrelevant
D. unlucky
4. Each time you turn it on, with appropriate hardware and software, it is capable of
doing almost anything you ask it to.
A. unsuitable
B. unimportant
C. ill-prepared
D. irregular
5. And we can even learn foreign languages on computers.
A. known
B. native
C. natural
D. expected
(Unit 5: Technology and you - grade 10)

Với phương pháp này, các em có thể sử dụng và mở rộng thêm nhiều từ vựng.
Giải pháp 2: Ứng dụng Quizizz trong tạo bài tập từ vựng dưới dạng thức
trò chơi cho học sinh
9


Trong thời gian gần đây, nhiều ứng dụng trò chơi trực tuyến đã được giáo viên
sử dụng thường xuyên hơn. Quizizz là ứng dụng được sử dụng với nhiều tính ưu việt.
Học sinh được học từ theo phương pháp mới sẽ giúp việc học của các em bớt áp lực
hơn, lượng từ cũng được cung cấp mới mẻ hơn, tạo sự hứng thú trong q trình học
khơng chỉ trong nội dung bài mới mà còn cả trong phần củng cố trong các tiết học, đặc
biệt là các tiết học trực tuyến. Khi sử dụng giải pháp này, giáo viên cần :
1. Tạo tại khoản cá nhân trên Quizizz
Truy cập vào địa chỉ trang trên thanh cơng cụ tìm kiếm của
Google hoặc Chrome trên máy tính. Trong giao diện của Quizizz, giáo viên tạo tài
khoản ở mục Sign up: Để tạo tài khoản giáo viên có thể đăng nhập bằng tài khoản
google hoặc tài khoản facebook. Sau khi đăng nhập, giáo viên chọn tài khoản Giáo
viên để có được các lợi thế truy cập dành cho giáo viên.

Để thực hiện được các chức năng có sẵn, ta chọn tài khoản giáo viên.
2. Khai thác câu hỏi trắc nghiệm trên Quizizz
Trong cơng cụ tìm kiếm Search for quizzes on any topic giáo viên có thể tìm thấy
nhiều chủ đề được thiết kế sẵn.

10


Bài tập trên quizizz được thiết kế dưới dạng trò chơi và đảm bảo tính đa dạng.
Với phần từ vựng, giáo viên có thể tìm từ vựng theo chủ đề rồi lựa chọn đưa vào thư
viện trước mỗi giờ học. Giáo viên chỉ cần lựa chọn bài sao cho phù hợp với nội dung

mình muốn kiểm tra hoặc dạy học. Các chủ đề trên Quizizz được hiển thị cả nội dung
câu hỏi và đáp án giúp giáo viên tự đánh giá và chọn lựa. Phần View Quiz cho phép
chúng ta xem đầy đủ, còn lựa chọn Play cho phép giáo viên chơi thử luôn.
Trong nội dung Copy and edit, giáo viên có thể tạo thêm câu hỏi mới hoặc
chỉnh sửa, sao chép, tăng lượng câu hỏi trong đề. Thao tác này tiết kiệm được nhiều
thời gian, công sức. Trong tổ, nhóm giáo viên có thể phân cơng nhau cùng soạn giảng
để có thể dễ dàng trao đổi với nhau và có nguồn học liệu phong phú.
1. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm từ vựng
Quizizz 1: Topic: Unit 4. Special education – grade 10
1. Choose the best answer
Who are they?
A. The blind
B. The sick
C. The old
D.The injured

2. Fill in the blank
We're sorry that we weren't .........to
telephone you and your friends
yesterday afternoon

3. Fill in the blank
A .....person is one who can not hear
anything

4. Choose the best answer
The government are solving for
the........to have jobs
A. rich
B. unemployed

C. fat
D. beautiful

11


5. Choose the best answer
What can you see in the picture?
A. Alphabet B. Braille cell
C. Board
D. Map

6. Fill in the blank
.............is an act of showing or
explaining how to do something

7. Choose the best answer
I think my parents will be......when
hearing that I passed the exam with
flying colours
A. disapointed B. nervous
C. upset
D. proud

8. Choose the best answer
Aware of his disability, An makes
great.......to study the alphabet
A. schoolings B. mutes
C. chances
D. efforts


9. Choose the best answer
In Vietnam, children from 6 to 11
go to........school
A. kindergarten B. secondary
C. primary
D. high

12


10. Choose the best answer
He became.......after a car accident.

2. Thiết kế câu hỏi trên quizizz
Sau khi tải và tạo tài khoản trên quizizz, giáo viên truy cập phần Create a quiz
để tạo sản phẩm phù hợp với tiết học mình cần. Điền tên và lựa chọn môn học cho
|phần bài tập.

Trong giao diện soạn thảo, giáo viên đưa ảnh đại diện của Quiz lên để bài tập
được sinh động sau đó có thể lựa chọn nhiều định dạng câu hỏi khác nhau từ dạng trắc
nghiệm, điền ô trống, câu hỏi mở....trong mục Create a new question hoặc chọn lựa
câu hỏi từ thư viện có sẵn trong mục Search.

13


Trong cùng một Quiz, giáo viên có thể tạo nhiều dạng câu hỏi khác nhau để cho
nội dung phần củng cố sinh động hơn.


Giáo viên có thể kết hợp cả từ vựng, cách viết, cách phát âm nhưng cố gắng
đảm bảo được trọng tâm phần mình muốn kiểm tra và khơng nên q khó với học sinh.
Có như vậy, việc củng cố mới có hiệu quả. Để rút ngắn thao tác, giáo viên có thể sử
dụng cơng cụ Duplicate để sao chép lại định dạng câu hỏi vừa soạn, chọn Remove
question media để thay ảnh hoặc video, sau đó tiến hành thay đổi nội dung câu hỏi nếu
cần thiết.

14


Một phần khá thú vị của Quizizz còn nằm ở phần Preview, nếu trong bài tập có
phần tranh và từ liên quan, Quizizz sẽ tự động tạo Flashcard nhanh giúp giáo viên có
thể linh hoạt với bài tập mình đã soạn.
3. Xuất bản gói câu hỏi, giao bài, đánh giá sau khi thực hiện
Sau khi hoàn tất các cài đặt và lưu gói câu hỏi, giáo viên xuất bản bài tập. Trên
thanh công cụ, người soạn vào phần Public

- Giao bài cho học sinh: Bài tập sau khi được Public sẽ được lưu trong My library,
giáo viên mở file chủ đề chọn Start a live quiz -> chọn Classic -> Continue, mã bài tập
sẽ được hiển thị

15


Mã trò chơi sẽ được hiển thị, giáo viên chỉ việc cung cấp cho học sinh mã đăng
nhập, hướng dẫn học sinh truy cập vào quizizz.com là học sinh có thể bắt đầu.

Giáo viên cũng có thể gửi bài tập qua hình thức chia sẻ đường liên kết tới bài
tập bằng cách sao chép Link rồi chia sẻ sang các ứng dụng khác như Zalo, Facebook,
Messenger


16


Kết thúc quá trình làm bài, việc xếp thứ hạng với các học sinh xuất sắc nhất
thường khiến cho các em rất hào hứng, việc học trở nên sôi nổi và các em tham gia bài
làm một cách hứng thú hơn

Từng câu đúng, sai được thể hiện rõ ràng giúp các em và cơ giáo đánh giá một
cách tồn diện về hoạt động mình đã thực hiện.

17


Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự tạo nội dung học tập trên từ điển Tflat.
Nói đến từ điển, người học đa phần chỉ hình dung tới việc có thể sử dụng nó để
tra từ, tuy nhiên nắm bắt tâm lý thích giải trí và tần số sử dụng điện thoại của học sinh,
tôi đã định hướng giúp các em tải từ điển và học từ đồng thời xây dựng hệ thống bài
tập phục vụ cho việc ôn tập qua trị chơi. Từ điển Flat có thể dùng trên máy tính hoặc
dùng offline trên điện thoại cá nhân của bạn, đây là một ưu điểm vô cùng lớn của từ
điển này. Khơng chỉ giải thích nghĩa và dạng của từ bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh,
từ điển Flat cũng cung cấp cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ cho người sử dụng
Bước 1. Hướng dẫn học sinh tải phần mềm từ điển Tflat cho điện thoại và máy tính

Từ điển Tflat là phần mềm miễn phí nên học sinh có thể tải từ kho ứng dụng dễ dàng.
Bước 2. Hướng dẫn học sinh lưu từ trong thư mục từ đã tra
Các từ vựng khi được lưu sẽ được nhắc lại đều đặn mỗi ngày trên thiết bị điện
tử giúp các em có ý thức hơn với việc học.

18



Bước 3: Hướng dẫn học sinh truy cập phần Ôn tập, Luyện tập hoặc Game để
luyện tập các từ

19


Bước 4: Yêu cầu học sinh quay lại màn hình phần ôn tập, luyện tập hoặc game
mà các em đã thực hiện

Ưu điểm của hoạt động này là sẽ giúp học sinh tự chủ động hơn trong việc tự
học. Thay thế cho cách kiểm tra truyền thống thì việc cho học sinh làm ôn tập trên
thiết bị di động của cá nhân sẽ khiến các em có tâm thế thoải mái, đồng thời lại tiết
kiệm thời gian cho giáo viên cho việc kiểm tra bài của các em trong các tiết học.
20


3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các giải pháp và phần mềm mà tôi ứng dụng cho học sinh đều đơn giản, dễ sử
dụng đối với tất cả các đối tượng học sinh vì khơng cần thiết phải sử dụng trên cấu
hình máy đời cao và khơng mất phí. Sáng kiến kinh nghiệm trên có thể áp dụng rộng
rãi không những cho giáo viên, học sinh khối 10 mà có thể vận dụng được cho tất cả
các khối lớp. Khi thực hiện sáng kiến tôi thấy:
+ Học sinh chủ động hơn trong việc tự học, 100% đều tham gia làm bài.
+ Giảm bớt áp lực kiểm tra bài cũ và trả bài trên lớp.
+ Tận dụng được khoảng thời gian, không gian cho học sinh tự học, ghi nhớ từ .
+ Giáo viên kiểm soát được việc tự học của học sinh ở nhà.
+ Giáo viên đánh giá được phần kiến thức mà học sinh lĩnh hội để điều chỉnh
phương pháp dạy học của mình.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
4.1. Đánh giá (phân tích) hiệu quả thu được:
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy học sinh ngày
càng có nhiều tiến bộ về học tập:
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động học từ trên lớp.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn
giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
4.2. Kết quả nghiên cứu:
Để đánh giá kết quả của q trình thực hiện giảng dạy và có sự so sánh, tôi đã
tiến hành làm phiếu điều tra lấy ý kiến và kiểm tra 2 bài 15 phút về nội dung từ vựng ở
lớp 10A1 năm học 2021-2022 (tổng số 48 học sinh)
Bài kiểm tra 15 phút lần 1 được thực hiện vào đầu tháng 9 khi bắt đầu thực hiện
đề tài.
Bài kiểm tra 15 phút lần 2 được thực hiện vào cuối tháng 12, sau khi học sinh
đã thực hiện các phương pháp học từ vựng được nêu ở trên
Kết quả cụ thể:
Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

Kém

8,0-10


6,5-7,9

5,0-6,4

3,0-5,0

0,0-3,0

Kết quả bài kiểm tra lần 1

0

7

17

15

9

Kết quả bài kiểm tra lần 2
(Sau khi áp dụng một số
phương pháp học từ vựng
nhanh và hiệu quả)

6

21


12

9

0

21


Nhận xét: Qua kết quả nêu trên cho thấy từ khi áp dụng sáng kiến, học sinh học
tập có tiến bộ. Số lượng điểm khá giỏi tăng lên rất rõ và vượt trội, số lượng điểm yếu
kém giảm đáng kể.
Để tìm hiểu tâm lý của học sinh, mức độ hứng thú của học sinh, tôi đã cho khảo
sát hai câu hỏi nhanh:
Câu 1: Em có hứng thú với việc học từ vựng bằng cách áp dụng một số phương
pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả khơng?
Câu 2: Em thích học từ vựng bằng phương pháp nào ?
Kết quả thu được như sau:

Kết quả lấy ý kiến học sinh cho thấy trên 90% học sinh đã có hứng thú với việc
học từ vựng và trên 80% học sinh lựa chọn học từ vựng theo một số phương pháp học
từ vựng nhanh và hiệu quả. Ngồi giờ, đã có rất nhiều em tự giác xây dựng động lực
học cho mình và tự học từ khá tốt.
Điều này chứng tỏ, việc áp dụng một số phương pháp học từ vựng nhanh và
hiệu quả cho học sinh đã và đang dần phát huy hiệu quả đối với học sinh lớp 10 mà tôi
đang giảng dạy.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Đối với giáo viên:

22



- Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng dạy học tiệm
cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên cần năng động, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học bên cạnh tích cực hố người học có khả năng suy luận logic
đồng thời tạo nhiều cơ hội để học sinh hoạt động thể hiện khả năng, sáng tạo, chủ động
lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời cho học sinh.
- Chuẩn bị thiết bị dạy học: Loa, máy chiếu, máy tính
* Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị máy tính, ipad hoặc điện thoại thơng minh
+ Biết phân phối thời gian học tập hợp lý.
+ Lựa chọn phương pháp học riêng cho mình để ghi nhớ bài thật tốt.
+ Cần phải năng động, tự tìm tịi, học hỏi, học cách học…
Trên đây là một số ý kiến của tơi, kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu và
xem xét để đề tài được áp dụng rộng rãi nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục
và giảng dạy bộ mơn đạt hiệu quả cao.
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên là sản phẩm của cá nhân tôi, không vi
phạm bản quyền của tác giả nào. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với
một phần hay tồn bộ sáng kiến kinh nghiệm tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Nghĩa Lộ, ngày 14 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Lan Phương

23


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GDĐT
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

24



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục học)
Tên sáng kiến: “Một số phương pháp học từ vựng nhanh và hiệu quả
cho học sinh lớp 10 môn Tiếng Anh THPT”

Họ và tên tác giả
: Nguyễn Thị Lan Phương
Trình độ chun mơn: ĐHSP Tiếng Anh
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường THPT Nguyễn Trãi
25


×