Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh thpt thông qua dạy học chủ đề cân bằng của vật rắn vật lý 10 theo định hướng giáo dục stem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.16 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( Lĩnh vực:Vật lý)

TÊN SÁNG KIẾN:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT
thông qua dạy học chủ đề “Cân bằng của vật rắn”- Vật lý 10 theo định
hướng giáo dục STEM.

Tác giả:Nhâm Thị Thanh Hương
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng

Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022

1


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học
sinh THPT thông qua dạy học chủ đề “Cân bằng của vật rắn”- Vật lý 10 theo
định hướng giáo dục STEM
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lý.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh học chương trình phổ thơng
trường THPT Nguyễn Lương Bằng,huyện Văn n, tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ năm học 2020 – 2021 đến tháng 02 năm 2022


5. Tác giả:
Họ và tên: Nhâm Thị Thanh Hương
Năm sinh: 22/12/1979
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng - Văn Yên - Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Lương Bằng - Văn Yên - Yên Bái.
Điện thoại: 0356739748
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Qua khảo sát thực trạng về năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh,
tôi nhận thấy hầu hết các em còn mang nặng lý thuyết hàn huyên và kĩ năng để vận
dụng các kiến thức vào trong cuốc sống còn đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng
chưa xử lý được. Mặt khác trong quá trình dạy học nhìn chung các giáo viên cũng
có lồng ghép các câu hỏi vận dụng cho các em nhưng cũng trên lý thuyết.
Thực tế đơn vị tôi công tác và qua khảo sát 2 trường THPT trên địa bàn
huyện Văn Yên với 10 giáo viên, số lượng giáo viên Vật lý áp dụng dạy học theo
định hướng STEM chỉ có 2 giáo viên, chiếm 20%. Việc tạo ra các sản phẩm có giá
trị theo phương pháp giáo dục STEM để phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn cho học sinh cịn rất ít, thậm chí cịn chưa có. Chính điều đó đã thơi thúc tơi
trong q trình dạy học cần tạo ra sự chuyển biến mới tích cực cho học sinh, tạo
điều kiện để các em trải nghiệm đưa các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn xung quanh các em, tạo cho các em sự hứng thú và u thích mơn Vật lý
hơn. Trong một năm học nhờ tiếp cận và vận dung phương pháp dạy học STEM tôi
đã hướng dẫn cho học sinh tạo ra được nhiều sản phẩm như “chế tạo đồ chơi: con
lật đật; chuyển động bằng phản lực;chú hề cân bằng,đòn gánh cân bằng,chuồn
chuồn cân bằng ….”.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của (các) giải pháp:



3
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Kết nối trường học và cộng đồng.
- Định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập.
- Hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học.
- Đề tài không chỉ áp dụng được ở mơn Vật lý mà có thể áp dụng ở các mơn
học khác trong chương trình phổ thơng như mơn Sinh học,mơn cơng nghệ,mơn
Hóa học....
2.2 Nội dung (các) giải pháp
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề “Cân bằng của vật rắn”Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn:
Giải quyết vấn đề hiểu theo nghĩa thơng thường là tìm kiếm giải pháp thích
ứng để giải quyết những khó khăn, trở ngại. Một vấn đề có thể sẽ có một số giải
pháp giải quyết, trong đó sẽ có giải pháp tối ưu.
Theo Phan Khắc Nghệ (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá
nhân vận dụng những hiểu biết và xúc cảm để phát hiện vấn đề và tìm ra giải
pháp, tiến hành giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tự đánh giá và điều chỉnh
quá trình giải quyết vấn đề”.
Đỗ Hương Trà định nghĩa NL giải quyết vấn đề là “sự huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng, thái độ, xúc cảm, động cơ của HS đó để giải quyết các tình
huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp khơng có sẵn trong thực
tế.”
Huỳnh Văn Sơn đã định nghĩa NL sáng tạo rằng: “NL sáng tạo là khả năng
tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người.”
Như vậy, trong dạy học có thể hiểu, năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ)
thực tiễn là khả năng của cá nhân vận dụng những hiểu biết và cảm xúc để phát

hiện, tìm ra giải pháp và tiến hành thực hiện giải pháp một cách có hiệu quả nhằm
mang lại sản phẩm cho chính mình và cộng đồng.
2.2.1.2. Giáo dục STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học). Giáo dục STEM
là mơ hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến
thức khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và Tốn học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn trong bối cảnh cụ thể.
2.3. Biện pháp cụ thể


4
2.3.1. Quy trình ứng dụng STEM phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn cho học sinh:
Trong dạy học, chúng tôi đã tổ chức dạy học dự án theo tiến trình bài học
giáo dục STEM ‘Làm đồ chơi con lật đật ’ với cấu trúc có thể đuợc chia thành 5
hoạt động chính, thể hiện rõ 8 bước của quy trình thiết kế kĩ thuật như sau:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhu cầu thực tiễn.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền + Đề xuất các giải pháp/ Bản thiết kế

Hoạt động 3: Trình bày/ bảo vệ/ lựa chọn giải pháp/ thiết kế.

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu,thử nghiệm và đánh giá=>điều chỉnh thiết kế ban đầu

2.3.2. Đặc điểm phần Cân bằng của vật rắn – Vật lý 10
Phần
Vật lý
bằng+của

vật rắnluận
gồm
các nội
nghiên
cứu về điều
Hoạt động
5: Trình
bàyCân
sản phẩm
trao đổi,thảo
=>Đánh
giá dung
để hoàn
thiện sản
kiện
phẩmcân bằng và ứng dụng của cân bằng trong thực tiễn, là các vấn đề về trọng
tâm,về mặt chân đế,về các dạng cân bằng,về trục quay .... Những hiểu biết trên là
cơ sở để ứng dụng kiến thức cân bằng trong sản xuất các sản phẩm,các cơng
trình.... đáp ứng nhu cầu của đời sống con người.
Với những đặc điểm nêu trên, trong phần cân bằng của vật rắn – Vật lý 10
có thể xây dựng các chủ đề STEM như:
- Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực
- Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực
- Cân bằng của vật rắn có trục quay
- Cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.
2.3.3. Các dự án theo tiến trình bài học giáo dục STEM trong chủ đề “Cân
bằng của vật rắn”- Vật lý 10
a. Những yếu tố về kiến thức được sử dụng trong các lĩnh vực
STT
Lĩnh vực

Kiến thức
Cân bằng của vật rắn.
1
Khoa học
+ Lực: Trọng lực, tổng hợp lực, trọng tâm vật rắn


5
+ Momen lực
+ Các dạng cân bằng của vật rắn
-Quy trình thiết kế kĩ thuật
2
Kỹ thuật
- Bản vẽ kĩ thuật
Tìm hiểu các tài liệu, hình ảnh trong sách, trên mạng,
3
Cơng nghệ liên quan đến vật rắn cân bằng, kéo, keo dán , xi
măng,cát,sỏi…
Tính tốn đo đạc các chi tiết chiều cao,trọng tâm,trục
4
Tốn học
đối xứng..
b. Trích giáo án từ chủ đề dạy học chủ đề “Cân bằng của vật rắn”
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Dự án 1: LÀM ĐỒ CHƠI CON LẬT ĐẬT
Hoạt 1: Xác định vấn đề/ nhu cầu thực tiễn (thực hiện ngoài lớp học)
Giáo viên giao nhiệm vụ: - Quan sát thực tế, nghiên
Quan sát, nghiên cứu thực cứu tài liệu, video.

Phát hiện vấn đề/nhu
trạng làm đồ chơi con lật - Báo cáo, thảo luận về cầu; Xác định tiêu chí
đật: Ngun liệu, quy các thơng tin thực tế thu sản phẩm
trình….ở thực tế.
thập được. Các cá nhân
- Thu thập, tìm hiểu nhu cầu trong nhóm trình bày ý
về sử dụng đồ chơi con lật kiến về thực trạng, quy
đật ở thực tế( đặc biệt ở giới trình,vật liệu, thiết bị
trẻ)
cơng nghệ được giao tìm
hiểu.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền + Đề xuất các giải pháp/ Bản thiết
kế(thực hiện ở nhà)
Yêu cầu học sinh nghiên Học sinh nghiên cứu sách
cứu sách giáo khoa, tài liệu giáo khoa, tài liệu,thị
trên internet,thị trường… trường …. thảo luận
hoàn thành các câu hỏi:
nhóm để hồn thành u
- Cơ sở khoa học của quy cầu của giáo viên
trình thiết kế đồ chơi con lật Báo cáo các nội dung đã
đật ?
tìm hiểu được, trả lời các
- Quy trình làm con lật đật câu hỏi chất vấn của giáo
thiết kế như thế nào cho viên.
khoa học, hợp lí?
- Sử dụng những loại
nguyên liệu gì sẽ giúp sản
Hình thành kiến thức



6
phẩm làm ra có chi phí
mới và đề xuất giải
rẻ,hoạt động tốt và thẩm
pháp
mỹ?
- Các nguyên liệu được sử
dụng như thế nào cho khoa
học và hiệu quả?
- Phương pháp bảo quản tốt
nhất cho sản phẩm? Sản
phẩm được ứng dụng như
thế nào trong thực tiễn?
- Sản phẩm có thể sản xuất
trên quy mô lớn để kinh
doanh hay không?
Giáo viên điều hành “chốt”
kiến thức mới. Hỗ trợ HS đề
xuất thiết kế quy trình thử
nghiệm.
Hoạt động 3: Trình bày/ bảo vệ/ lựa chọn giải pháp/ thiết kế.
(thực hiện 1 tiết trên lớp)
Tổ chức cho HS trình bày, Trình bày, báo cáo, giải
báo cáo, giải thích, bảo vệ thích, bảo vệ quy trình đã
quy trình đã thiết kế.
thiết kế.
Lựa
chọn
giải
Điều hành, nhận xét, đánh Thảo luận lựa chọn quy pháp/bản thiết kế

giá + hỗ trợ HS lựa chọn trình thiết kế mẫu thử
quy trình thiết kế mẫu thử nghiệm.
nghiệm.
Bước 4: Chế tạo mẫu,thử nghiệm và đánh giá=>điều chỉnh thiết kế ban
đầu(thực hiện ở nhà)
Giao nhiệm vụ cụ thể cho - Tổ chức thực hiện quy
các nhóm HS.
trình làm đồ chơi con lật
Hỗ trợ HS trong quá trình đật
thực hiện thử nghiệm.
+ Thu mua( tìm kiếm)
nguyên liệu.
+ Thiết kế và làm theo
quy trình.
- Hồn thiện sản phẩm,
chuẩn bị nội dung báo Chế tạo và thử


7
cáo kết quả.
nghiệm quy trình đã
- Tên cơ sở quy trình đã thiết kế
xây dựng , HS tổ chức
cho các bạn khác trải
nghiệm, hoàn thiện sản
phẩm,
sử
dụng
PowerPoint để xây dựng
bản thuyết trình cho

nhóm.
Bước 5: Trình bày sản phẩm + trao đổi,thảo luận =>Đánh giá để hoàn thiện
sản (thực hiện 1 tiết trên lớp)
- Tổ chức cho học sinh báo - Các nhóm báo cáo kết
cáo kết quả và phản hồi.
quả:
- Gợi ý các nhóm khác nhận + Trưng bày sản phẩm.
xét, bổ sung.
+ Thuyết trình về sản
- Phát phiếu đánh giá cho phẩm ( có thể trình bày
các nhóm.
kết hợp sản phẩm tuyên
- Tổ chức cho các nhóm truyền).
đánh giá lẫn nhau.
- Tham gia phản hồi về
- Tuyên dương cá nhân, sản phẩm, phần trình bày Trình bày, chia sẻ,
nhóm làm tốt.
của nhóm bạn.
đánh giá sản phẩm
- Định hướng tiếp tục hoàn - Ghi lại kiến thức tổng nghiên cứu
thiện sản phẩm. Ứng dụng hợp từ mỗi nhóm vào vở.
quy trình vào thực tiễn đời - Các nhóm tự đánh giá
sống.
và đánh giá lẫn nhau.
- Học sinh chia sẻ, lắng
nghe và rút kinh nghiệm.
c. Quy trình làm của nhóm , năm học 2020-2021 trong quá trình thực
hiện làm đồ chơi con lật đật chủ đề: “Cân bằng của vật rắn”
Bước 1: Chọn các nguyên vật liệu
- Mua hoặc tận dụng đồ chơi cũ để khơng: 2 quả bóng nhựa có đường kính

khác nhau,2 quả bóng bàn, keo dán nhựa,giấy màu,bút màu và các phụ kiện trang
trí khác tùy thuộc sở thích sáng tạo của từng nhóm.
- Dao,kéo( sử dụng đồ sẵn có trong gia đình)
- Mua hoặc xin nơi có nhà đang xây: sỏi,cát,xi măng( tổng tầm 0,5kg -1kg)
phụ thuộc vào đường kính quả bóng chọn làm sản phẩm.
Bước 2: Tiến hành


8
Trộn xi măng,cát,sỏi thành vữa → Dùng dao hoặc kéo cắt đơi quả bóng
nhựa( chọn làm thân dưới) và đổ vữa vào 1 / 3 đến 1/ 2 miệng nửa quả bóng đã cắt
→ Vữa khơ,dùng keo dán 2 nửa quả bóng lại với nhau,dán phần đầu và phần thân
con lật đật lại với nhau → dùng dao hoặc két cắt 2 lỗ trịn nhỏ ở phần phía thân
trên của con lật đật và 2 quả bóng bàn để dán chúng lại tạo thành tay con lật đật →
trang trí sản phẩm theo ý tưởng
Bước 3: Bảo quản
Tránh nắng để khơng bị giịn phần nhựa trên sản phẩm,tránh nước để khơng
phần dán keo có tuổi thọ lâu hơn.
Bước 4: Ứng dụng

Hình ảnh: Học sinh báo cáo kết quả qua tiết dạy học áp dụng sáng kiến của thầy
giáo Hoàng Văn Hà , trường THPT Nguyễn Lương Bằng với sự tham gia học
tập,trao đổi kinh nghiệm của các thầy cô trong BGH và các thầy cô trong trường.


9

Hình ảnh: Học sinh báo cáo kết quả qua tiết dạy học áp dụng sáng kiến của cô
giáo Nguyễn Mai Lan Anh,trường THPT Nguyễn Lương Bằng với sự tham gia học
tập,trao đổi kinh nghiệm của các thầy cô trong BGH và các thầy cơ trong trường.

Với quy trình tổ chức thực hiện tương tự như trên, chúng tôi đã tổ chức dạy
học các dự án sau:
Dự án 2: Làm đồ chơi chú hề cân bằng.
Dự án 3: Làm đồ chơi chiếc đòn cân bằng
Dự án 4: Làm đồ chơi chuồn chuồn cân bằng
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm của tơi có thể được áp dụng trong dạy học mơn Vật
lý nói riêng và các mơn học khác nói chung, trong chương trình phổ thơng tại các
trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái.


10
Qua nghiên cứu, thực hiện biện pháp đã:
Lựa chọn được quy trình tổ chức dạy học dự án theo tiến trình bài học giáo
dục STEM để phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh có hiệu
quả.
Đã xây dựng được 3 dự án theo tiến trình bài học giáo dục STEM trong dạy
học chủ đề “Cân bằng của vật rắn”- Vật lý 10 gồm: 1- Làm đồ chơi con lật đật; 2Làm đồ chơi chú hề cân bằng; 3 - Làm đồ chơi chiếc đòn cân bằng
Trong q trình dạy học HS rất tích cực, hứng thú tham gia học tập, trải
nghiệm, thực hiện các mô hình giáo dục STEM rất ý nghĩa, có thể áp dụng để xây
dựng ý tưởng cho việc sản xuất và kinh doanh cho hoạt động khởi nghiệp.
Thơng qua đó HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời HS
chiếm lĩnh được kiến thức về Vật lý, cơng nghệ, tốn học….
Tuy nhiên, trong q trình dạy học việc lựa chọn các nội dung để dạy học
theo định hướng STEM ở bộ mơn Vật lý đang cịn nhiều, việc lựa chọn phương
pháp dạy học theo định hướng STEM rất đa dạng, và phương pháp dạy học của tơi
có thể cịn có những thiếu sót rất mong được q thầy cơ và các đồng nghiệp bổ
sung, đóng góp ý kiến.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp

4.1. Về học sinh
Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, tôi đã đánh
giá kiến thức (qua kết quả bộ câu hỏi kiểm tra), kĩ năng (qua theo dõi quy trình
và sản phẩm thu được) và thái độ (qua theo dõi quá trình học tập và làm việc
nhóm).
Tơi đã đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh theo từng
chủ đề STEM. Nhưng do giới hạn quy định, tôi chỉ giới thiệu kết quả đạt được sau
khi thực hiện làm đồ chơi con lật đật chủ đề “Cân bằng của vật rắn”.
4.1.1. Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn của học sinh
4.1. 1.1. Bộ câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh
* Kiểm tra trước khi tác động (trước TN).
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1(1 điểm): Hãy kể tên 1 số đồ - Con lật đật
chơi ứng dụng cân bằng của vật rắn - Chú hề cân bằng
có mặt chân đế trong thực tế?
- Milion thuyền hải tặc chim cánh cụt,…
-Chuồn chuồn tre
Câu 2(2 điểm): Cơ sở khoa học để - Vận dụng kiến thức về:
xác định trạng thái cân bằng của vật + Trọng tâm của VR


11
rắn là gì?

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục
quay( cố định,tạm thời)
+ Quy tắc mơ men lực
+Các dạng cân bằng và cân bằng của vật

rắn có mặt chân đế.
Câu 3(3 điểm): Để chế tạo được con -Các quả bóng nhựa có đường kính khác

Lật đật’ cần sử dụng đến những vật nhau để chế tạo( tân,đầu,tay con lật đật)
dụng thiết yếu nào?
-Khéo,dao,keo…
-Xi măng,sỏi,cát .
-Bút màu hoặc giấy màu cùng 1 số vận
dụng khác để trang trí cho con lật đật thêm
sinh động theo sở thích.
Câu 4 (3 điểm):Những yếu tố nào -Nguyên liệu
ảnh hưởng đến sự cân bằng của con -Tỉ lệ về khoảng cách giữa giá của trọng
lật đật?
lực với trục quay tạm thời( điểm tiếp xúc
vị trí giữa con lật đật với mặt phẳng đỡ nó)
-Vị trí trọng tâm
- Thao tác lắp ghép sản phẩm…..
Câu 5 (1 điểm): Sản phẩm cân bằng Dưới tác dụng của ngoại lực con lật đật chỉ
như thế nào được gọi là thành công? dao động mà không bị lật đổ
* Kiểm tra sau khi tác động (sau TN).
Câu hỏi
Đáp án
Câu 4 (3 điểm): Người ta dùng xi - Tác dụng hạ thấp trọng tâm cho vật tạo ra
măng,sỏi,miếng sắt.. trong chế tạo điều kiện cân bằng tốt nhất.
đế lật đật (phần thân dưới) có tác
dụng gì?
Câu 2 (2 điểm). Tại sao người ta lại Tạo ra một trục quay tại thời,nhẵn →
chọn mặt chân đế của con lật đật có thuận cho con lật đật dao động dưới tác
mặt cầu lồi và nhẵn?
dụng của mô men trong lực gây ra

Câu 3 (2 điểm): Tại sao phải làm Muốn con lật đật ổn định, không bị đổ ngã
phần thân con lật đật ln lớn hơn thì phải thỏa mãn đủ 2 điều kiện:
phần đầu?
-Thứ nhất, đó là diện tích đáy phải lớn.
-Thứ hai, trọng lượng của vật thể phải tập
trung ở phần đáy, trọng tâm vật phải thấp.
Do đó, nếu diện tích đáy càng lớn, trọng
tâm vật càng thấp thì vật thể đó càng ổn
định, khơng dễ bị quật ngã.


12
Câu 4 (1 điểm): Phần thân của con
lật đật nhỏ hơn phần đầu,vẫn đảm
bảo thân nặng hơn đầu thì con lật đật
có thể bị quật ngã hay khơng?
Câu 5( 2 điểm):Tại sao khi chế tạo
con lật đật người ta thường sử dụng
miếng sắt,đổ bê tông.. để giữ cố
định phần thân dưới của con lật đật
mà không đổ cát vào phần ấy?

Lúc này con lật đật chỉ đảm bảo tốt yếu tố
hạ thấp trọng tâm về điều kiện cân bằng
nên tính ổn định kém hơn,sự dao động diễn
ra chậm hơn chứ khơng hồn tồn quật ngã
được con lật đật
Mục đích sử dụng miếng sắt,đổ bê tông..
hay đổ cát vào phần thân dưới của con lật
đật là để hạ thấp trọng tâm của vật =>tăng

mức vững vàng.Nếu đổ cát,khi con lật đật
dao động,có sự phân bố lại khối lượng trên
con lật đật=>vị trí trọng tâm của con lật đật
bị thay đổi nên sự dao động của con lật đật
mất tính ổn định.

4.1.1.2. Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi
Tôi đã kiểm tra đánh giá trên 72 học sinh lớp 10, kết quả như sau:
Tổng
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm dưới 5
số
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
học
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng

%
sinh
Trước
72
0
0,0
6
8,3
41
56,9
25
34,7
TN
Sau TN 72
7
9,7
16
22,4
37
51,3
12
16,7
Qua bảng trên có thể thấy, kiến thức của học sinh được tăng lên đáng kể, tuy
nhiên tỷ lệ học sinh dưới 5.0 điểm còn cao. Điều này cho thấy, năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn khá khó đối với học sinh.
4.1.2. Đánh giá kết quả qua theo dõi quá trình thực hiện chủ đề giáo dục
STEM và báo cáo sản phẩm
(Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn tôi sẽ giới
thiệu trong buổi báo cáo)
Tôi đã đánh giá kết quả báo cáo sản phẩm thực hiện chủ đề giáo dục STEM

theo bảng tiêu chí tơi đã xây dựng, kết quả như sau:
Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm (trên 8 nhóm
HS):
MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC (%)
TIÊU CHÍ
CHƯA
TỐT
KHÁ
ĐẠT
ĐẠT


13
3
2
1
(37,5
(25%)
(12,5%)
%)
3
3
1
1
Tiêu chí 2: Chất lượng sản phẩm
(37,5
(37,5%)
(12,5%)
(12,5%)
%)

3
2
2
1
Tiêu chí 3: Trả lời chất vấn
(37,5%) (25%) (25%)
(12,5%)
* Giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (trên
72 HS):
Tiêu chí 1: Báo cáo, giới thiệu sản
phẩm

Trước TN

Sau TN

2
(25%)

KN

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

1


5,4

33,4

42,9

18,3

2

19,3

41,6

30,6

8,5

3

21,3

47,1

25,8

5,8

4

5
1
2
3
4

17,5
25,8
1
0,2
0,4
0,4

34,4
44,7
5
10,9
19,3
15,1

38,2
25,8
47,7
50,3
57,1
50,5

9,9
3,8
46,3

38,6
23,1
34

5

1,2

15,7

61,6

21,5


14
Như vậy, có thể nhận thấy với biện pháp dạy học thông qua tổ chức các chủ
đề giáo dục STEM, học sinh dễ dàng thu thập kiến thức, thông tin, tự mình tìm tịi,
khám phá, lĩnh hội những tri thức đó, góp phần tích cực trong q trình phát triển
năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Về mặt định tính, HS rất tích cực, hứng thú
tham gia học tập, trải nghiệm, thơng qua đó HS phát triển năng lực giải quyết vấn
thực tiễn.
4.2.Về giáo viên
Việc áp dụng biện pháp dạy học thông qua tổ chức các chủ đề giáo dục
STEM để phát triển năng lực giải quyết vấn thực tiễn, giáo viên có thêm nhiều
kinh nghiệm trong tổ chức dạy học, trải nghiệm cùng học sinh.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Ngày
Trình
Nơi cơng tác

Nội dung
Số
tháng
Chức
độ
Họ và tên
(hoặc nơi
cơng việc
TT
năm
danh chun
thường trú)
hỗ trợ
sinh
môn
Nguyễn Mai Lan
THPT Nguyễn Giáo
Áp dụng thử
1
Đại học
Anh
Lương Bằng
viên
sáng kiến
THPT Nguyễn Giáo
Áp dụng thử
2
Hoàng Văn Hà
Đại học
Lương Bằng

viên
sáng kiến
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Tất cả các giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu cho từng cấp
học, đặc biệt là giáo viên cấp THPT.
Cơ sở vật vất tại các trường phổ thông hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ yêu
cầu để áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy.
Có thể áp dụng vào sản xuất các sản phẩm về cân bằng của vật rắn để kinh
doanh.
8. Tài liệu gửi kèm: Không
III: CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tơi xin cam đoan sáng sáng kiến kinh nghiệm là do tôi làm không sao chép,
không vi phạm bản quyền.
Văn Yên, ngày 06 tháng 02 năm 2022
Người viết sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nhâm Thị Thanh Hương


15

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ



×