Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.86 KB, 35 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với mọi mơn học, trong đó có Ngữ Văn, ngồi kiến thức học sinh ln cần
được trang bị kĩ năng làm bài. Kiến thức là nguyên liệu, kĩ năng mới là thứ tạo ra
thành phẩm. Kĩ năng làm cho kiến thức được vận dụng một cách đúng đắn, hiệu quả,
thậm chí đắc địa. Ngược lại, có kiến thức mà thiếu kĩ năng thì nhiều khi cơng học tập
cũng bằng không. Bởi kiến thức nhiều mà thiếu kĩ năng thì người học sẽ bị sa lầy,
khơng thể làm chủ những điều mình có. Tựa như kị sĩ khơng điều khiển nổi con ngựa
bất kham. Với học sinh giỏi, điều này càng đúng, bởi với lượng kiến thức nhiều hơn
hẳn so với học sinh đại trà, các em mà không có kĩ năng hồn thiện thì chẳng khác gì
bị “tẩu hỏa nhập ma”. Đó là cách nói vui nhưng hồn tồn có cơ sở.
Trong những kĩ năng cần trang bị, học sinh giỏi phải nắm được cách làm kiểu
bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở mỗi kiểu bài này, các em lại phải chia
nhỏ thành những kĩ năng cụ thể hơn để rèn luyện như giải thích, phân tích, chứng
minh, bàn luận, mở rộng, phản đề, so sánh, liên hệ,… Kĩ năng nào cũng quan trọng,
cần thiết, bởi chỉ cần mắc lỗi ở bất cứ khâu nào thì bài văn cũng mất giá trị, thậm chí
sai lầm, thất bại. Tuy nhiên, trong đó, có lẽ kĩ năng được sử dụng nhiều nhất, chiếm
dung lượng lớn nhất, địi hỏi học sinh phải khổ luyện hơn cả chính là thao tác chứng
minh. Dù đây luôn là phần chiếm nhiều điểm nhất trong đáp án nhưng thực tế học sinh
lại hay mất điểm ở chính phần này. Khi làm bài, có bao tinh hoa, tâm huyết, các em
đều dồn cả vào phần chứng minh. Nhưng tiếc thay, đôi khi, đây cũng chính là chỗ
khiến học sinh phải luyến tiếc, day dứt, ân hận vì những sai lầm, ngộ nhận khi “lầm
đường lạc lối”. Điều đó thơi thúc chúng tơi nghiên cưu chuyên đề này để đi sâu vào
cách làm phần chứng minh trong bài thi học sinh giỏi.
Đề thi quốc gia môn Văn trong nhiều năm trở lại đây đều theo cấu trúc hai câu.
Trong đó, câu nghị luận văn học có xu hướng ra vào kiểu bài nghị luận về một ý kiến,
một nhận định mang tính lí luận văn học. Đó khơng phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên
mà là xu thế tất yếu. Cách ra đề này đương nhiên khơng phải là sự lựa chọn hồn hảo


hay bất biến. Thế nhưng, nó giúp đánh giá năng lực học sinh giỏi Văn một cách khá
chính xác, tồn diện, hiệu quả. Bởi các em cần phải huy động cả kiến thức tác phẩm
lẫn vốn lí luận văn học. Đặc biệt, người viết phải vận dụng cùng lúc nhiều thao tác
1


khác nhau một cách tuần tự, lớp lang, chặt chẽ mà vẫn không thể thiếu sự linh hoạt,
sáng tạo. Chinh phục được câu hỏi này các em sẽ khẳng định được rất nhiều điều về
năng lực làm văn nghị luận. Một trong những kĩ năng mấu chốt giúp học sinh thành
cơng ở kiểu bài này chính là thao tác chứng minh.
Vì những lí do trên, chúng tơi mong muốn qua chuyên đề này đi sâu vào việc
nghiên cứu cách “Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận
văn học cho học sinh giỏi quốc gia”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tơi khi nghiên cứu chuyên đề này được xác định rất rõ ràng
như sau. Trước hết, người viết muốn tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, những lỗi
sai mà học sinh cũng như chính giáo viên hay mắc phải khi làm phần chứng minh
trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Đó là thực trạng đã tồn tại từ lâu
nhưng vẫn chưa được tháo gỡ, giải quyết một cách triệt để, nhất là với những học sinh
ở các tỉnh, các trường cịn có chất lượng giải chưa cao. Đây là mối quan tâm, thậm chí
day dứt của chính chúng tôi sau nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Buồn nhất là khi thấy học sinh đã miệt mài, chăm chỉ ơn luyện, đã tích lũy được nhiều
kiến thức sâu sắc từ sách vở, từ những chuyên gia uy tín hàng đầu vậy mà cuối cùng
bài thi vẫn khơng có kết quả như mong muốn. Lỗi do đâu, chắc chắn không phải do
thiếu kiến thức, không phải do lười biếng hay chủ quan. Sau nhiều năm quan sát, đúc
kết với những thất bại thấm thía, chúng tơi nhận ra rằng một trong những ngun nhân
chính dẫn tới kết quả đó là vì học sinh chưa được rèn kĩ năng đúng đắn, hiệu quả.
Trong đó, kĩ năng chứng minh lại là khâu yếu nhất, nan giải nhất. Chuyên đề này,
trước hết phải đi vào những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm đó để hiểu rõ thực trạng.
Sau đấy, mục tiêu tiếp theo của chúng tơi chính là tìm cách đưa ra những giải

pháp, phương pháp phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tối ưu để giúp học sinh thao gỡ,
khắc phục nhược điểm, nâng cao kĩ năng làm bài nghị luận văn học ở phần chứng
minh. Phần này sẽ được đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp, của
các chuyên gia cũng như từ tài liệu tham khảo mà chúng tơi có dịp được tiếp cận,
nghiên cứu. Đương nhiên, với năng lực và thời gian có hạn, chúng tơi khơng kì vọng
có thể làm được tất cả. Nhưng chí ít, người viết cũng muốn đem đến một vài ý kiến dù
nhỏ bé nhưng hữu ích cho học sinh, cho các thầy cơ giáo. Có thể, nhiều điều chúng tôi
viết ra trong chuyên đề này chưa hoàn toàn đúng, chưa thực sự mới, chưa phải là cách
làm hay nhất nhưng mong rằng vẫn sẽ có ích ít nhiều. Xét cho cùng, đây chính là một
cơ hội để người viết nói riêng và tất cả chúng ta nói chung cùng một lần nhìn lại vấn
2


đề này, cùng chia sẻ, lắng nghe, tham khảo, học hỏi với đồng nghiệp để làm tốt hơn
công việc của mình.
Cuối cùng, chun đề này cịn hướng tới việc xây dựng một hệ thong để thi
nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm phần chứng minh trong kiểu bài nghị luận
về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia. Đây sẽ là minh chứng rõ ràng, dễ
thấy và thiết thực nhất cho kết quả nghiên cứu của người viết. Hi vọng những đề văn
được tập hợp vào đây sẽ là những bài tập bổ ích để các em học sinh có thể luyện tập,
thực hành ngay sau khi tiếp nhận xong phần lí thuyết của chuyên đề.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định phạm vi nghiên cứu của chuyên đề gói gọn
trong việc rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
cho học sinh giỏi quốc gia. Những kĩ năng khác như giải thích, bàn luận, phản đề, so
sánh,… vẫn sẽ được nhắc tới nhưng chủ yếu là để đối chiếu, làm cơ sở để nổi bật cách
làm phần chứng minh. Chúng tơi cũng khơng có tham vọng nghiên cứu kĩ năng chứng
minh trong văn nghị luận nói chung mà chỉ dám đi sâu vào một kiểu bài cụ thể là nghị
luận về vấn đề lí luận văn học. Việc khoanh vùng như vậy vừa đảm bảo tính chọn lọc,
tính vừa sức vừa giúp chúng tôi đào sâu nghiên cứu đến nơi đến chốn.


3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Kĩ năng chứng minh trong văn nghị luận
Văn nghị luận chứng minh là dạng văn sử dụng hệ thống dẫn chứng có định
hướng để làm rõ vấn đề. Văn chứng minh là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn
nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh
có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh.
Về phương pháp làm bài, một bài làm văn nghị luận chứng minh phải đạt được
các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ đối tượng, vấn đề chứng minh (ý kiến gì, luận điểm
nào). Nói cách khác, học sinh phải đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng
minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm. Phương pháp chứng minh là
khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, hay có mặt nào đúng, mặt nào sai. Nếu không xác
định điều này cho rõ sẽ là cắm đầu đi về phia trước mà không biết mình sẽ đi đâu.
Thứ hai, phải có lí lẽ dẫn chứng chính xác, đáng tin cậy, đầy đủ. phù hợp để
tiến hành chứng minh. Đây chính là bước huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ,
các dẫn chứng cần thiết để chứng minh (chú ý huy động sao cho phù hợp). Các lí lẽ,
dẫn chứng mà khơng thuyết phục thì bài chứng minh khơng đứng vững được.
Thứ ba, sau khi đã có ý kiến (luận điểm) và các lí lẽ dẫn chứng (luận cứ), người
làm bài chứng minh cịn phải biết tổ chức, phân tích sao cho các lí lẽ, dẫn chứng phát
huy sức mạnh chứng minh của nó thì mới có sức thuyết phục. Phải biết phân tích, khai
thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ khơng giản đơn là liệt kê hay kể lể dông dài, hời hợt.
Thứ tư, bài văn chứng minh phải có thứ tự, lớp lang, phân biệt cái gì là chính,
cái gì là phụ. Nói đúng hơn, người viết cần biết lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần
chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tơ đậm, cái gì cần bổ sung.
Cái chính phải được nói nhiều, nói rõ, cái phụ chỉ cần nhắc đến để bổ sung cho cái

chính. Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận
điểm (ý kiến) trước, rồi nêu lí lẽ, dẫn chứng chứng minh sau, hay có thể nêu các dẫn
chứng, lí lẽ rồi đưa ra luận điểm của mình.
Thứ năm, lời văn trong bài chứng minh phải chặt chẽ, dùng từ phải chính xác,
xác đáng, có mức độ. Nếu dùng từ khơng chính xác, khơng rõ ràng thì hiệu quả chứng
minh khơng có mà có cơ bị người khác phản bác lại. Bài văn nghị luận chứng minh
cũng cần mở đầu và kết thúc sao cho ấn tượng, gây được sự chú ý.
4


Cuối cùng để làm tốt bài văn nghị luận chứng minh, người viết phải thường
xuyên học tập, tích luỹ, rèn luyện tư duy lập luận, khẳng định hay phủ định bất cứ vấn
đề nào mà mình gặp phải trong thực tế cuộc sống lẫn trong sách vở. Làm sao để thao
tác chứng minh không đơn giản chỉ là một bài tập trên lớp, một bài thi lấy điểm, một
nhiệm vụ được giao mà phải thành một kĩ năng tư duy, một phản xạ trong nhận thức
để ta thuyết phục người khác mà thuyết phục chính mình bằng chân lí, lẽ phải.
Ngoài những vấn đề kể trên, người làm bài văn chứng minh cần lưu ý thêm
những điều sau đây để hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài viết:
- Biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa
tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, khơng cần
chứng minh nữa.
- Các dẫn chứng hoặc lí lẽ đưa ra không chỉ cần phù hợp với vấn đề đang bàn
mà phải chính xác, tiêu biểu, tồn diện để thuyết phục niềm tin của người đọc.
- Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp với
lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với
chứng minh. Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, ta cần phải giải thích để giúp
cho họ hiểu. Cịn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh để họ tin vào
điều ấy. Khi họ hiểu, họ mới tin và càng tin, họ sẽ lại càng hiểu vấn đề ta trình bày
một cách sâu sắc hơn. Vì thế có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song
hành với nhau trong quá trình lập luận.

2. Kiểu bài nghị luận văn học về vấn đề lí luận văn học
Ta hãy cùng nhìn lại các đề thi quốc gia trong khoảng 10 năm trở lại đây để
thấy kiểu bài nghị luận văn học về vấn đề lí luận văn học ngày càng được đề cao. Đó
khơng chỉ là một xu thế mà còn là sự lựa chọn tất yếu. Bởi kiểu bài này thực sự giúp
thí sinh bộc lộ năng lực một cách khá toàn diện từ kiến thức đến kĩ năng làm bài. Như
đã biết, với học sinh giỏi, ngồi tác phẩm, lí luận là điều khơng thể thiếu. Dù đề thi có
hỏi hay khơng thì khi phân tích một bài thơ, một đoạn văn, các em cũng cần lồng ghép
lí luận để đào sâu tác phẩm. Thế nên, sự xuất hiện của kiểu bài nghị luận văn học về
vấn đề lí luận văn học quả thật đã đáp ứng được yêu cầu đó một cách trọn vẹn. Giờ
đây, giáo viên có thể dạy học sinh sự hòa kết giữa hai đơn vị kiến thức sao cho hiệu
quả nhất.
Năm 2010:
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tơn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.
5


Năm 2011:
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của
sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ
văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Năm 2012:
Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu
sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh/chị hãy
bình luận ý kiến trên.
Năm 2013:
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi

không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa
bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù Nguyễn Tn), một cơng trình kiến trúc kỳ vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy
Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)… Đó là những
đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số
phận… của con người.
Ý kiến của anh chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng
đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Năm 2014:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm nói lên khát
vọng về cái thiện, cái đẹp.
Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Năm 2015:
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống
bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
Năm 2016:
Macxel Proust quan niệm: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.
Tơ Hồi cho rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định
trên.
Năm 2017:
6


Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng
nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu
sắc trong trường đời.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Năm 2019:

Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo
văn học có còn là độc quyền của con người?
Năm 2020:
Trong thời đại ngày nay, liệu văn học có khả năng giúp con người hóa giải
được những áp lực trong đời sống tinh thần?
3. Vai trò của thao tác chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học
a. Khái niệm lý luận văn học
Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình
diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lý luận
văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát ví dụ như: Văn học bắt nguồn
từ đâu ? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành ? Văn học được sáng
tác và được tiếp nhận như thế nào ? Văn học sinh ra để làm gì ?...
Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên
những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả
nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản
chất của các hiện tượng văn học như nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều
các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất
nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang
được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn
mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.
Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí
luận văn học vơ cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì ? Văn học vì ai mà tồn tại? –
những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn
đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn học là cách
để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học
hơn.

7



Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận văn
học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng đề học sinh tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn. Sau đây là một số chủ đề thường gặp:
Đặc trưng văn học: Lý giải những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời các
câu hỏi như văn học bắt nguồn từ đâu, đối tượng chủ yếu của văn học là gì, tác phẩm
văn học được cấu trúc như thế nào, phương thức phản ánh của văn học là gì…
Chức năng văn học: Trả lời cho câu hỏi: văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Văn
học phục vụ thế nào cho đời sống của con người?
Nhà văn và quá trình sáng tác: Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm văn
học, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết…
Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu của văn học
– ngôn từ nghệ thuật.
Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của
những thể loại văn học thường gặp như thơ, tự sự (cụ thể là truyện ngắn, tiểu thuyết),
hiện tượng tương tác giữa các thể loại.
Tiếp nhận văn học: Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và chiếm
lĩnh tác phẩm văn học.
b. Vai trò của thao tác chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học
Bao giờ cũng vậy, phần chứng minh sẽ đóng vai trị quan trọng nhất trong việc
làm sáng tỏ vấn đề. Điều đó cũng đúng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn
học. Nhưng đặc biệt hơn, người viết còn phải biết hịa kết giữa kiến thức lí luận và tác
phẩm sao cho hiệu quả, đắc địa. Học sinh không chỉ cần nhiều kiến thức lí luận hay
tác phẩm mà vấn đề là phải là sao cho hai thứ đó gặp gỡ nhau trong một điểm đã định
của bài văn (luận đề). Nếu khơng làm được việc ấy, lí luận dẫu hay cũng thành viển
vông, hàn lâm, kinh viện, tác phẩm dẫu hay cũng lạc lõng, vô nghĩa. Chỉ khi đặt
chúng đúng vị trí cạnh nhau thì lí luận mới soi chiếu vào tác phẩm và tác phẩm mới
phản ánh được lí luận. Chỉ có thao tác chứng minh mới giúp ta làm được điều này một

cách hữu hiệu nhất.
Kĩ năng chứng minh giống như một sợi dây nối liền các vùng kiến thức để cùng
hướng về một mục tiêu chung của bài văn. Nếu phần chứng minh làm tốt, cả bài viết
sẽ bật lên như một sự bứt phá về chất lượng và giá trị.

8


CHƯƠNG II: MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG KĨ NĂNG
CHỨNG MINH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC
1. Dẫn chứng sai luận đề (lạc đề)
Lỗi lạc đề hiển nhiên là việc học sinh không làm đúng theo yêu cầu của đề
bài. Thực ra việc này bắt nguồn từ thao tác giải thích. Giải thích mà khơng đúng thì
đương nhiên phần chứng minh sẽ sai theo như một phản ứng dây chuyền tất yếu. Vì
thế, để tránh lỗi này ở phần chứng minh thì bắt buộc giáo viên phải dạy học sinh làm
tốt phần giải thích ở phía trước. Thế mới thấy, để rèn kĩ năng làm bài cho một thao tác
cụ thể thì ta khơng thể nào tách rời, cơ lập mà phải có sự liên kết với cacs thao tác
khác trong một tổng thể.
Việc lạc đề có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do khơng đọc kỹ đề trước
khi làm bài. Trong q trình học cịn chưa chủ động về mặt kiến thức, tình trạng học
tủ, học lệch và máy móc, rập khn trong q trình làm bài. Mặt khác có thể do câu
hỏi mang tính chất đánh lừa tư duy nhưng thí sinh không nhận ra và dẫn đến làm sai.
Nhưng dù là nguyên nhân nào thì học sinh cũng phải khắc phục triệt để bởi nếu không
mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển.
Các kiểu lạc đề có thể gặp phải trong thao tác chứng minh ở bài nghị luận văn
học về một ý kiến lí luận khơng nhiều. Phổ biến nhất là sai lạc về vấn đề lí luận. Ví
như đề hỏi về giá trị chức năng văn học nhưng người viết lại lấy dẫn chứng bàn về đặc
trưng, đề hỏi về tiếp nhận học sinh lại chứng minh thành vấn đề sáng tạo,…
2. Dẫn chứng sai giới hạn, phạm vi
Đề yêu cầu viết về tình huống trong truyện ngắn thì có thí sinh lại lấy đoạn

trích “Hạnh phúc của một tang gia” (tiểu thuyết Số đỏ) để phân tích. Đề hỏi về tình
cảm trong thơ ca nhưng thí sinh lại chọn đoạn trích trong “Bình Ngơ đại cáo” (thể văn
chính luận trung đại) hoặc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (thể văn tế) để làm sáng tỏ.
Như vậy là sai về thể loại, sai về giới hạn, phạm vi dẫn chứng. Lỗi này không phải là
hiếm trong bài làm học sinh giỏi. Đơn giản chỉ vì các em nắm khơng chắc các khái
niệm, các thể loại nên ngộ nhận. Thông thường, cứ thấy một đoạn văn xi thì các em
nghĩ thành truyện ngắn, cứ thấy có vần, có nhịp là nghĩ thành thơ ca,…
3. Dẫn chứng sai giai đoạn
Khơng ít bạn vẫn có thể lấy Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ
để làm dẫn chứng cho văn học giai đoạn sau 1945 hoặc lấy “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ
nhặt” để làm dẫn chứng cho văn học sau 1975. Điều này liên quan tới kiến thức văn
9


học sử nhưng nhiều khi lại nằm trong vấn đề lí luận văn học. Ví như đề yêu cầu bàn
về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và văn chương. Khi đó, thí sinh phải gắn đúng
tác phẩm với giai đoạn lịch sử, văn hóa để bàn luận, chứng minh một cách chính xác.
4. Dẫn chứng khơng xác thực và sai kiến thức
Một biểu hiện sai sót của thí sinh khi dẫn chứng là trích dẫn chưa chính xác
hoặc chưa biết cách trích dẫn. Chẳng hạn: Để dấu ngoặc kép tùy tiện, phần trích dẫn
câu thơ hoặc lời nói của nhân vật thì qn dấu ngoặc kép, trích dẫn bằng việc đưa ý
kiến cá nhân thay thế cho lời của nhân vật hoặc của một người nổi tiếng nào đó…
Biểu hiện của lỗi này là: hiểu sai về nội dung ý nghĩa tác phẩm, nhần lẫn tên
tác giả - tác phẩm, đánh giá chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện. Có thể xuất
phát từ việc học tủ, học lệch trong q trình ơn, khơng đọc tác phẩm, khơng cảm nhận
và phân tích tác phẩm, phụ thuộc vào sách tham khảo,… mà thí sinh mắc phải lỗi này.
5. Dẫn chứng lan man, sa đà
Xảy ra khi học sinh tham kiến thức hoặc không xác định được trọng tâm. Các
em khơng làm tốt bước phân tích được đề, khơng xác định trúng vấn đề cần nghị luận,
chưa lựa chọn được đúng phần kiến thức để đưa vào giải quyết vấn đề. Thế nên, nhiều

em chọn cách bê nguyên bài phân tích tác phẩm vào bài làm mà khơng bám sát luận
đề. Có bao nhiêu điều được học về tác phẩm là các em tung hết ra. Tựa như người ta
cần hoa đào thì em lại ra vườn nhà hái tất cả loại hoa mình có để mang ra. Hoặc thí
sinh sa vào việc nêu dẫn chứng quá nhiều. Điều này làm cho bài văn đơn điệu và thiếu
những thao tác như phân tích, chứng minh, cảm nhận,… Việc chọn quá nhiều dẫn
chứng chỉ càng khiến bài viết như một bài liệt kê hời hợt hoặc ơm đồm, khơng tiêu
biểu. Có những thí sinh nghĩ rằng càng nhiều dẫn chứng thì càng thuyết phục người
đọc, người nghe, càng chứng tỏ mình là người uyên bác, biết nhiều, học nhiều. Hoặc
đơn giản là có em nghĩ đã mất cơng học thì phải cố đưa hết vào bài để khơng uổng
phí. Hậu quả là người chấm thì mệt mỏi vì bội thực dẫn chứng, thí sinh thì cuống
cuồng chay đua với thời gian để viết cho nhanh, cho nhiều, bài làm thì hời hợt, lê thê,
tràng giang đại hải, thậm chí có khi cịn bị bỏ dở vì thiếu thời gian,… Lỗi lan man này
thường gặp ở những thí sinh khơng có kĩ năng chứng minh tốt, mải mê chạy theo kiến
thức mà không biết cách làm chủ. Vậy mới thầy, học phải đi đôi với hành, tiếp nhận
phải đi cùng với chuyển hóa. Lấy của người khác nhưng phải biết biến thành của
mình. Có thế thì người viết mới điều binh khiển tướng được đội quân tác phẩm mà
không để bị vỡ trận.
10


Dẫn chứng không bao quát (chỉ chọn 1 giai đoạn, 1 thể loại, ko có VHNN, VH
sau 1975…)
6. Phân tích dẫn chứng khơ khan, nhạt nhẽo, thiếu cá tính, thiếu sự sáng
tạo
Nhiều thí sinh viết bài thi học sinh giỏi như viết bài thi đại học, chỉ dừng lại ở
mức đúng và đủ mà chưa trúng, chưa hay, chưa sâu, chưa có cá tính. Bài văn viết ra y
như kiến thức văn mẫu, chung chung, đơn điệu, nhàm chán, khiến người chấm ln có
cảm giác “quen quen” như đã từng đọc rất nhiều lần ở đâu đó rồi. Bài như vậy sẽ
nhanh chóng chìm nghỉm, nhạt nhịa giữa biển người vơ danh, vơ nghĩa.
7. Sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác, đặc biệt các thuật ngữ lí luận

Lỗi này thường gặp trong bài làm của nhiều thí sinh. Nguyên nhân là do thí
sinh hiểu sai nên viết sai hoặc do thói quen viết nhanh, cẩu thả, tùy tiện… Khi làm
bài, thí sinh cịn dùng từ thiếu chuẩn xác. Những lỗi này sẽ làm giảm thiện chí của
người chấm và ảnh hưởng đến kết quả bài thi của thí sinh. Ví như dùng lẫn lộn giữa
các từ chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân bản,...
8. Diễn đạt và trình bày lủng củng, thiếu khoa học
Do thiếu kỹ năng trong q trình viết văn nên nhiều thí sinh hay gặp phải lỗi
này. Chẳng hạn, vì ham viết hay, viết sâu sắc nhưng do kiến thức có hạn và kĩ năng
chưa hồn thiện mà nhiều khi thí sinh viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; câu tối nghĩa,
nghĩa mơ hồ hoặc thậm chí là vơ nghĩa. Trong q trình viết, nhiều thí sinh chưa xác
định nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi,… điều này làm cho câu
văn lủng củng, bài văn cẩu thả, không mạch lạc, trong sáng. Mặt khác, kỹ năng trình
bày cũng là một thao tác hết sức quan trọng với mỗi thí sinh. Nhiều thí sinh chưa biết
cách trình bày một bài văn sao cho mạch lạc, lôgic mà sa vào kể lể, viết tràn lan.

11


CHƯƠNG III: RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ
LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
I. Chọn dẫn chứng
Đã chứng minh thì phải có dẫn chứng, mà muốn có dẫn chứng đúng thì đầu tiên
ta phải biết lựa chọn. Nhưng chọn thế nào lại là điều phải suy tính kĩ lưỡng. Có lẽ cần
bắt đầu từ tiêu chí lựa chọn. Có tiêu chí ta mới tìm được căn cứ để biết cái mình cần
tìm giữa mn vàn dẫn chứng khác nhau. Thí sinh sẽ khơng bị ngợp, khơng cịn bối
rối, khơng hoang mang cũng không ngộ nhận trong việc chọn dẫn chứng nếu như các
em nắm chắc tiêu chí lựa chọn.
1. Tiêu chí đầu tiên của dẫn chứng có lẽ phải là phù hợp với luận đề.
Luận đề là thứ quyết định đến tất cả mọi điều trong bài văn, trong đó có dẫn
chứng. Luận đề là tâm điểm thu hút mọi thứ về một hướng. Thí sinh phải nắm chắc

được luận đề thì mới mong tìm thấy dẫn chứng phù hợp. Luận đề nằm ngay trong đề
bài những chỉ được thực sự phát lộ qua phần giải thích. Giải thích đúng thì tìm đúng
luận đề. Vậy mới nói muốn làm tốt phần chứng minh ta không chỉ nghĩ về việc chứng
minh mà phải nghĩ rộng ra cả phần trước và sau đó, cụ thể là nghĩ đến giải thích.
Khơng có thao tác giải thích thì chứng minh cũng thành một thứ chênh vênh, chấp
chới, mơ hồ. Giải thích đặt nền móng, đặt cơ sở để chứng minh có một điểm tựa mà
bật lên. Nhờ luận đề tìm được ở giải thích ta sẽ tràn trề cơ hội tìm được các dẫn chứng
tương ứng. Luận đề về thơ ca thì dẫn chứng phải là các thi phẩm, luận đề về tình
huống truyện thì chắc chắn dẫn chứng phải xoay quanh truyện ngắn, luận đề về giá trị
văn học thì dẫn chứng phải là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật,
luận đề về tính sáng tạo thì phải lấy các tác phẩm của nhà văn, nhà thơ có phong cách
nghệ thuật độc đáo,… Điều đó hẳn nhiên là quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Học
sinh chỉ cần nắm được một hệ thống tác phẩm với đủ các thể loại, đủ các giai đoạn,
các trào lưu, trường phái, các nền văn học,… là có thể huy động được nhiều dẫn
chứng phù hợp với đề.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một điểm mới trong kì thi học sinh giỏi quốc gia
trong một vài năm trở lại đây. Đó là nguồn kiến thức cần huy động cho đề thi nghị
luận văn học dường như khơng cịn chỉ là độc quyền từ tác phẩm văn chương. Có lẽ
xu hướng vận động nền giáo dục theo con đường coi trọng yếu tố thực hành, thực tế,
thực nghiệm đã phần nào kiến đề thi văn cũng biến đổi theo. Thí sinh khơng chỉ được
va đập với thực tiễn cuộc sống qua đề nghị luận văn xã hội mà ngay cả câu nghị luận
12


văn học cũng khơng thốt li khỏi vịng quay ấy. Cùng nhìn lại đề thi học sinh quốc gia
năm 2019, ta sẽ thấy rõ hơn hiện tượng này:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo
văn học có cịn là độc quyền của con người?
Hẳn nhiên, để làm được đề này, người viết khơng thể khơng biết ít nhiều về
những cỗ máy viết văn, làm thơ hay nói chính xác hơn là về vấn đề AI (trí tuệ nhân

tạo), một thứ đang gây tranh cãi rất nhiều trên toàn cầu trong xu hướng phát triển của
xã hội tương lai. Vậy nên, để huy động dẫn chứng cho phần chứng minh của đề nghị
luận văn học về ý kiến lí luận thì người viết của ngày hôm nay cũng phải được trang
bị tương đối cơ bản về những kiến thức nóng hổi của thời cuộc. Điều này vốn không
phải là thứ mới lạ vì từ mn đời nay văn học cũng chính là cuộc đời (thoát thai từ
hiện thực và trở về phục vụ con người), vì trong nhiều năm trở lại đây đề nghị luận xã
hội cũng đã kéo người học văn thâm nhập vào cuộc sống tích cực và hăng hái hơn xưa
rất nhiều. Do đó, chỉ cần có ý thức, có sự quan tâm, có cách bắc một nhịp cầu liên
thông, đạt một “đường link” từ kiểu bài nghị luận xã hội là chúng ta đã có thể có vốn
sống để bổ trợ thêm cho kiểu bài nghị luận văn học.
2. Tiêu chí thứ hai là chọn dẫn chứng phù hợp với người viết
Phù hợp với luận đề thôi là chưa đủ. Luận đề có một sức hút khơng thể cưỡng
lại để tập hợp dẫn chứng quanh mình. Nhưng trong bài thi môn Văn, nhất là thi học
sinh giỏi Văn, dẫn chứng cịn bị một hấp lức khác lơi kéo vào. Đó chính là người viết.
Nói cách khác, dẫn chứng hợp đề đã là quan trọng nhưng dẫn chứng hợp người có khi
cịn quan trọng hơn. Ví như một chàng trai (thí sinh) muốn lấy vợ (tác phẩm làm dẫn
chứng) thì phải chọn người con gái phù hợp với gia đình mình (luận đề). Nhưng rõ
ràng, trong đại gia đình đơng đảo ấy, người cần hợp với cơ dâu nhất phải là chú rể.
Chàng trai đó có thể chọn con dâu cho bố mẹ mình, chọn chị dâu cho các em mình,
nhưng quan trọng nhất là phải chọn cơ dâu của chính mình. Người viết chọn được tác
phẩm vừa hợp với đề vừa tâm đắc với bản thân thì đúng là một sự hạnh ngộ đầy duyên
nợ. Viết đúng vào tác phẩm mình u thích, thơng thạo, chắc chắn thì cịn gì bằng. Ta
sẽ triển hiện hết được những sở trường, thế mạnh của bản thân trên nền cảm xúc hưng
phấn, hăng say nhất.
3. Tiêu chí thứ ba là chọn dẫn chứng tiêu biểu, điển hình
Khi luận đề đã có và dẫn chứng phù hợp đã hiện ra trước mắt thì việc tiếp theo
của các em là phải lựa chọn theo tiêu chí thứ hai, đó là dẫn chứng phải tiêu biểu, điển
hình. Bởi trong một rừng cây rậm rạp, người ta không thể chặt lấy hết mang về mà
13



phải biết chọn lựa. Việc lấy hết là không cần thiết và cũng không thể làm được. Dung
lượng của một bài văn nghị luận cùng lắm cũng chỉ trong vài tờ giấy thi, viết với thời
lượng khoảng hai tiếng đồng hồ. Vậy nên, sự chọn lựa những dẫn chứng tiêu biểu,
điển hình để đưa vào bài là việc tất yếu, không thể khác. Nếu không làm được việc ấy,
các em sẽ rơi ngay vào lỗi lan man, tham lam, ôm đồm, liệt kê dẫn chứng như đã nói
rõ trong chương hai của chuyên đề này. Cái tiêu biểu sẽ làm cho bài viết vừa sáng
được luận đề vừa gọn gàng, chất lượng. Tuy không hẳn đúng nhưng rõ ràng việc viết
văn trong bài thi học sinh giỏi nhiều khi vẫn theo quan niệm thẩm mĩ “Quý hồ tinh,
bất quý hồ đa” như dân gian xưa. Những dẫn chứng điển hình sẽ giúp người viết làm
được điều đó. Các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong phần
chứng minh nếu tìm được dẫn chứng tiêu biểu cho luận đề. Sự tiết kiệm đó khơng chỉ
đến từ việc thu gọn được dung lượng bài viết mà quan trọng hơn là từ việc bản thân
dẫn chứng điển hình tự nó đã làm sáng luận đề dù thí sinh chưa cần phải phân tích. Có
những tác phẩm chỉ cần gọi tên người ta đã mường tượng ra được sự sáng tỏ của luận
đề, ước tính được luận đề sẽ được làm rõ như thế nào. Nói cách khác, dẫn chứng điển
hình như một con dao sắc, chỉ cần một nhát cắt cũng đủ khắc sâu vào luận đề. Điều
mà một con dao cùn – một dẫn chứng không điển hình - phải làm đi làm lại nhiều lần
cũng chưa chắc đã bằng. Dẫn chứng điển hình khơng hẳn là con đường tắt nhưng chắc
chắn là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất và đẹp đẽ nhất để đưa ta tới cái đích luận đề.
Vậy nhưng, câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là thế nào là một dẫn chứng tiêu biểu,
điển hình. Chắc chắn, một tác phẩm khơng thể nào là dẫn chứng điển hình cho mọi đề
thi. Mỗi đề thi khác nhau sẽ có những tác phẩm tiêu biểu khác nhau có thể làm dẫn
chứng. Cái được gọi là điển hình chính là tác phẩm ấy chứa đựng các yếu tố mà luận
đề đòi hỏi một cách đậm đặc nhất, tinh tế nhất, sâu sắc nhất. Ví như nói đến vấn đề
sáng tạo thì tác phẩm điển hình phải là của những nhà văn, nhà thơ có phong cách nổi
bật như Huy-gô, Ban-dắc, Sê-khốp, F. Kapca, Xuân Diệu, Nguyễn Tn, Chế Lan
Viên,… Nói đến tình u thương con người như một giá trị nội dung tư tưởng của văn
học thì tốt nhất nên chọn “Những người khốn khổ”, “Cô bé bán diêm”, “Chiếc là cuối
cùng”, “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”, “Chí Phèo”, “Chiếc thuyền ngồi xa”,…

Đương nhiên, khi lựa chọn, người viết không thể bỏ qua giới hạn, phạm vi kiến thức
trong đề bài (nếu có). Cịn ở đây, chúng tơi đang đưa ra tiêu chí để giúp người viết
nhận biết tác phẩm điển hình cho luận đề.
4. Tiêu chí thứ tư để lựa chọn dẫn chứng là tính tồn diện
Với những đề khơng có giới hạn phạm vi kiến thức (câu lệnh quen thuộc là
bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên) thì dẫn chứng dù có
14


phù hợp luận đề, điển hình nhưng chỉ thuộc về một tác giả duy nhất, một thể loại duy
nhất hay một giai đoạn duy nhất,… thì thật khó lịng thuyết phục. Bởi đó là một sự
huy động kiến thức phiến diện, một chiều, cực đoan và cục bộ. Người viết bắt buộc
phải đa dạng hóa dẫn chứng ít nhất cũng thuộc những tác giả, những thể loại, những
giai đoạn, những nền văn học khác nhau để đưa vào bài (đương nhiên ở đây khơng
tính đến giới hạn của đề). Làm được điều ấy, bài văn chứng minh mới thực sự thuyết
phục được mọi người, mọi quan điểm, mọi góc nhìn. Thân phận của người viết bài
cũng có khi giống cảnh làm dâu trăm họ, phải tồn diện thì mới thỏa lịng người đọc,
người nghe. Hơn nữa, chính sự tồn diện về dẫn chứng cũng mang đến một lợi thế cho
chính người làm bài. Bởi sự đa dang đó tạo nên nguồn cảm hứng để thí sinh khơng bị
nhàm chán, quẩn quanh, trùng lặp trong suy tưởng của mình.
5. Tiêu chí thứ năm khi huy động dẫn chứng phải là tính chính xác
Chọn đúng, chọn đủ, chọn hay mà trích dẫn sai thì cũng thành cơng cốc. Thật
buồn khi đọc bài phân tích hay mà nhầm lẫn tên tác giả hay trích sai câu thơ. Chữ tác
đánh chữ tộ, râu ơng nọ cắm cằm bà kia hay tam sao thất bản chính là những điều có
thể dùng để gọi cho trường hợp này. Nguy hiểm hơn, chính dẫn sai chẳng những làm
khó chịu cho người chấm mà cịn có thể khiến thí sinh sai một li đi một dặm. Bởi trích
sai thì cũng phân tích sai theo. Có em say sưa nói về một từ hay trong bài thơ mà
khơng biết đó lại là từ khơng đúng với ngun văn. Thành ra, bài phân tích khơng cịn
là ca ngợi tác giả mà chính là người viết đang vơ tình tự khen bản thân.
II. Phân tích dẫn chứng

Lựa chọn được đúng dẫn chứng giống như người đầu bếp đã đi chợ xong và
đưa về tủ lạnh nhà mình tất cả những nguyên liệu cần thiết, ngon lành nhất để chuẩn
bị cho món ăn sắp nấu. Việc tiếp theo chính là bắt tay vào chế biến hay nói theo ngơn
ngữ văn học đấy là phân tích, xử lí dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận đề. Nguyên liệu
ngon chỉ là điều kiện cần, tay nghề người chế biến mới là điều kiện đủ. Chọn đúng
dẫn chứng đã là tốt nhưng xử lí được dẫn chứng mới là tài. Chọn hay mà phân tích dở
chưa chắc đã bằng chọn dở mà phân tích hay. Tựa như câu “Áo rách khéo vá hơn lành
vụng may” vậy. Điều cuối cùng quyết định tất cả là bản lĩnh xử lí của người cầm bút.
Biết xử lí, dở hóa hay, dẫn chứng sẽ được tỏa sáng trong luận đề. Ngược lại, khơng
biết xử lí thì hay hóa dở, dẫn chứng sẽ vô duyên, lạc lõng, bơ vơ giữa không gian của
luận đề. Vậy làm thế nào để phân tích dẫn chứng một cách đúng đắn, hiệu quả nhất ?
Có lẽ, điều đầu tiên học sinh cần làm được là viết được câu chuyển đề nối luận
đề chung vào dẫn chứng riêng. Luận đề vốn đã hiện diện từ đầu bài viết. Còn dẫn
15


chứng thì đến sau, vậy nó cần một màn ra mặt, một phần chào hỏi, một mà “xe đài”
trước khi chính thứ bước vào luận đề. Câu chuyển ấy do người viết dùng khả năng
sáng tạo, thiết kế của mình nghĩ ra theo muôn vàn cách khác nhau. Nhưng mấu chốt là
phải để cho dẫn chứng bước qua cánh cửa của riêng mình để tiến vào thế giới của luận
đề.
Dưới đây là một cách chuyển ý để đưa dẫn chứng vào luận đề mà chúng tôi tập
hợp được từ bài viết của học sinh. Với luận đề “Nhà văn tồn tại trong tác phẩm”, các
em đã làm như sau
Cách 1: “Nhà văn tồn tại trong tác phẩm”, thật vậy, điển hình như với “Chí
Phèo” - một áng văn đầy giá trị với những sáng tạo đã giúp hình bóng Nam Cao
không bao giờ lụi tàn.
Cách 2: Thực tế văn học đã chứng minh nhà văn có thể đứng lại trong dòng
chảy thời gian đều nhờ “đứa con tinh thần” của họ. Nam Cao cũng không ngoại lệ,
ông đã ghi dấu tên mình trên văn đàn với “Chí Phèo” bằng những khám phá, sáng

tạo mới mẻ “chưa ai khơi” về người nông dân nghèo trước Cách mạng.
Cách 3: “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm”. Đúng như vậy, “Vội vàng” đã khẳng
định sự trường tồn của cái tên Xuân Diệu nhờ những dấu ấn rất mới, rất riêng về sự
sáng tạo.
Cách 4: Tác phẩm là lời khẳng định tên tuổi, là con dấu in sâu gương mặt mỗi
nghệ sĩ trong thế giới văn học. Chính vì thế mà qua bao cơn sóng dữ của thời gian,
giữa mênh mơng, vơ vàn nhà văn khác, cái tên “Nguyễn Minh Châu” vẫn luôn tỏa
sáng. Ông đã trở thành “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất cho một giai
đoạn văn học mới” nhờ bao khám phá mới mẻ, triết lý sâu sắc được chở đầy trong
“Chiếc thuyền ngoài xa”.
Cách 5: Nhà văn tồn tại nhờ tác phẩm. Khơng có tác phẩm nhà văn sẽ chết. Và
“Chí Phèo” là một tác phẩm như thế. “Chí Phèo” đã tạo nên gương mặt riêng của
Nam Cao và trở thành đại diện của một thời đại văn học. Bởi thế, sự “tồn tại” của
Nam Cao đã được thể hiện ở những sự sáng tạo về mặt nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
Sau khi đã chuyển ý để kết nối luận đề, việc tiếp theo mà học sinh cần làm là
viết đoạn giới thiệu khái quát về dẫn chứng theo hướng làm sáng tỏ cho luận đề. Ta
biết rằng, một tác phẩm có thể làm sáng tỏ cho vấn đề lí luận từ rất nhiều phương diện
như nội dung, nghệ thuật. Trong nội dung, ta lại có thể chia nhỏ thành cảm hứng, tư
tưởng, hình tượng, chi tiết. Trong nghệ thuật, ta lại chia nhỏ thành kết cấu, giọng điệu,
ngôn ngữ, biện pháp tu từ,… Người viết chắc chắn khơng thể có đủ thời gian để phân
tích tồn bộ những điều đó cho luận đề nên chỉ còn cách giới thiệu khái quát để giảm
16


dung lượng và đảm bảo thời lượng. Nhờ phần khái quát này, người đọc sẽ thấy thí
sinh nắm chắc tác phẩm, chắc yêu cầu của đề bài và thấy được một bức tranh tổng thể
về những điều cần tìm. Đó là một phần trình bày mang đến cái nhìn bao qt rất quan
trọng cho bài làm.
Chúng tơi lại xin trích ra đây những đoạn viết khái quát của thí sinh trong thực

tế bài làm để minh họa.
Đoạn 1: “Nhà văn tồn tại trong tác phẩm”, thật vậy, điển hình như với “Chí
Phèo” - một áng văn đầy giá trị với những sáng tạo đã giúp hình bóng Nam Cao
khơng bao giờ lụi tàn. Ngược về những năm 1930-1945, nếu như các nhà văn thời
trước chỉ tập trung phản ánh sự thiếu thốn của người nông dân về cơm, áo, gạo, tiền
cũng những nỗi đau vật chất thì Nam Cao – vốn “sinh sau đẻ muộn” trên mảnh đất
văn học hiện thực - lại cho thấy một sự phá cách, đổi mới rất rõ rệt. Người nghệ sĩ ấy
không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình trạng thê thảm của xã hội mà cịn trực tiếp
cắt nghĩa, truy tìm ngun nhân bi kịch, hướng cái nhìn tới sâu thẳm nội tâm con
người. Dưới ngòi bút thiên tài của một nhà văn đại tài, “Chí Phèo” đã bộc lộ sự cảm
thương của người nghệ sĩ trước những nỗi bất hạnh ở đời, khẳng định vai trò quan
trọng của yếu tố thể xác, ngợi ca tình yêu bình dị nhưng cao quý trong một xã hội vô
cảm và dõng dạc cất lên lời kết án đanh thép cho một thời đại u tối qua hệ thống nghệ
thuật đặc sắc từ cách trần thuật cho đến khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
Đặc biệt, một trong những yếu tố quan trọng nhất đã giúp tên tuổi Nam Cao trường
tồn nơi tác phẩm không thể không kể đến việc khắc họa nỗi đau tinh thần, khao khát
lương thiện của người nông dân tha hóa thơng qua một ngơn ngữ rất đặc biệt - tiếng
chửi ở đầu truyện của Chí Phèo.
Đoạn 2: Thực tế văn học đã chứng minh nhà văn có thể đứng lại trong dòng
chảy thời gian đều nhờ “đứa con tinh thần” của họ. Nam Cao cũng không ngoại lệ,
ơng đã ghi dấu tên mình trên văn đàn với “Chí Phèo” bằng những khám phá, sáng
tạo mới mẻ “chưa ai khơi” về người nông dân nghèo trước Cách mạng. Truyện của
Nam Cao khơng giống tiếng kêu cứu đói của Ngô Tất Tố, hay lời vạch trần mỉa mai,
sâu cay của Vũ Trọng Phụng mà là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm của con người. Nói
cách khác, Nam Cao đã đào sâu vào những chỗ lồi lõm để có cái nhìn mới vào nỗi
đau của kẻ bần cùng hố, lưu manh hố và tha hố đương thời. Đồng thời, ơng cũng
mạnh dạn khẳng định vai trò của yếu tố thể xác, của tình u dung dị trong việc cảm
hố tâm hồn, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào nhân tính, vào khát khao hạnh
phúc, yêu thương và hướng thiện của con người. Bằng thủ pháp miêu tả tâm lý, len lỏi
vào những trạng thái chênh vênh và thay đổi linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật và

giọng điệu, Nam Cao đã đặc biệt thành công trong việc phơi trải bi kịch tha hoá của
17


người nơng dân lên trang văn qua hình tượng Chí Phèo. Điều ấy được thể hiện rõ
ngay từ đầu tác phẩm, với tiếng chửi lạ lùng của một kẻ “quái dị” ở làng Vũ Đại.
Đoạn 3: “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm”. Đúng như vậy, “Vội vàng” đã khẳng
định sự trường tồn của cái tên Xuân Diệu nhờ những dấu ấn rất mới, rất riêng về sự
sáng tạo. Trên phương diện nghệ thuật, từ ngữ mạnh bạo và giọng điệu thiết tha, sôi
nổi, rạo rực luôn là “thương hiệu riêng” không thể nhầm lẫn của ông. Bên cạnh
những đặc sắc về hình thức, sự cách tân về nội dung đồng thời là một điểm nhấn.
Quan niệm về chức năng thơ trong “Vội vàng” khơng cịn là “thi dĩ ngơn chí”- làm
thơ để thể hiện lí tưởng và hồi bão giống như thơ xưa trong “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ
Lão) hay “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi). Xuân Diệu lại cho rằng thơ phải là sự giải
thốt cảm xúc của cái tơi cá nhân mạnh mẽ sau thời gian dài bị ngự trị bởi cái ta. Nếu
như trong thơ xưa, thời gian là một vịng tuần hồn liên hồi, khơng gian mang tính
thanh bình, nhàn tản thì “ ơng hồng thơ tình” - với đôi mắt tươi non – xanh non,
biếc rờn, lại nhìn ra điểm độc đáo, khác biệt trong những quan niệm xưa cũ đã thâm
căn cố đế vào từng câu thơ. Theo ơng, thời gian trơi chảy như dịng nước xiết một đi
không trở lại, không gian tĩnh lặng cũng bị thay thế bằng sự sục sôi, căng tràn ý xuân,
tình xuân. Đặc biệt, một trong những phương diện nổi bật của ông là đặt ra chuẩn
mực mới về thẩm mĩ: con người ở tuổi trẻ và tình yêu là thước đo của cái đẹp vũ trụ
thông qua câu thơ “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Đoạn 4: Tác phẩm là lời khẳng định tên tuổi, là con dấu in sâu gương
mặt mỗi nghệ sĩ trong thế giới văn học. Chính vì thế mà qua bao cơn sóng dữ của thời
gian, giữa mênh mơng, vơ vàn nhà văn khác, cái tên “Nguyễn Minh Châu” vẫn luôn
tỏa sáng. Ông đã trở thành “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất cho một
giai đoạn văn học mới” nhờ bao khám phá mới mẻ, triết lý sâu sắc được chở đầy
trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. “Chiếc thuyền ngoài xa” khơng cịn là những áng
văn hào hùng, lãng mạn thời kháng Mĩ, nêu bật tư tưởng “chiến đấu vì tổ quốc” như

“Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê), như “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”
(Phạm Tiến Duật)… Truyện ngắn ấy là một cuộc chiến khác - “chiến đấu cho từng
con người” ngày một tốt đẹp hơn. “Chiếc thuyền ngoài xa” đã khắc họa bức tranh
hiện thực về đất nước sau 1975 - thời kì vừa lập lại hịa bình, thống nhất- và nhằm
khẳng định dù chiến tranh đã qua đi nhưng con người vẫn phải đối mặt với những
cuộc mưu sinh khổ cực, cuộc chiến chống lại bạo lực gia đình… Bằng cách tạo dựng
tình huống truyện độc đáo, nhân vật hấp dẫn và chi tiết đối lập, bằng ngôn ngữ linh
hoạt, sáng tạo mà giản dị với giọng điệu trầm tư, tác phẩm tuy cách xa về năm tháng
nhưng vẫn đưa ra bài học gần gũi, thấm thía về đơi mắt, cách nhìn đời đa chiều, về
chân lý nghệ thuật và tìm ra “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu hồn người” – một vẻ đẹp
18


tiềm tàng, khuất lấp ẩn trong những con người nhỏ bé, thô kệch. Đặc biệt qua những
lời tâm sự mộc mạc mà sâu sắc của người đàn bà hàng chài với Phùng, Đẩu khi bị gọi
lên tòa án, ta càng thấy rõ những điều trên.
Đoạn 5: Nhà văn tồn tại nhờ tác phẩm. Khơng có tác phẩm nhà văn sẽ chết. Và
“Chí Phèo” là một tác phẩm như thế. “Chí Phèo” đã tạo nên gương mặt riêng của
Nam Cao và trở thành đại diện của một thời đại văn học. Bởi thế, sự “tồn tại” của
Nam Cao đã được thể hiện ở những sự sáng tạo về mặt nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Đọc “Chí Phèo”, tác giả đã đi sâu khám phá vào những thứ tưởng chừng
như xấu xa nhất, đáng khinh thường nhất để từ đó thể hiện niềm thương cảm, xót xa
với những kiếp người bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, khẳng định sức mạnh của tình
u thương trong việc cảm hóa con người, nâng giấc cho những người cùng đường
tuyệt lộ. Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao
thơng qua biệt tài phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng nhân vật điển hình, bất hủ,
nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Vì thế, một trong
những phương diện của tác phẩm đã làm nên “gương mặt” Nam Cao chính là việc đi
sâu khám phá nỗi đau bị phá nát nhân tính của con người. Điều ấy được khắc họa rõ
nét thơng qua chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo.

Bước tiếp theo phần giới thiệu khái quát chính là phần phân tích cụ thể. Đây
chắc chắn là phần chiếm nhiều dung lượng nhất, hay nhất, hấp dẫn nhất, tâm huyết
nhất, công phu nhất và giá trị nhất của bài chứng minh. Thí sinh sẽ dốc tồn lực ở
phần này để mong giành giải. Trên nền khái quát lúc trước, thí sinh sẽ phải lựa chọn
một vài chi tiết, hình ảnh, sự kiện, đoạn trích cụ thể trong tác phẩm để phân tích xốy
sâu cho luận đề hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết. Nếu phần khái quát là một đài cao
thì phần xốy sâu này chính là cột cờ cắm trên đó. Chỉ ở vị trí cao nhất ấy, luận đề
mới bật sáng rõ nhất để thuyết phục người chấm.
Đoạn xốy sâu trong bài làm của thí sinh được chúng tơi tập hợp ở đây chính là
ví dụ cho điều này.
Đoạn 1:
Khơng sai khi nói Chí Phèo và “tiếng chửi” của hắn là một sáng tạo điển hình
của Nam Cao – thứ giúp tên tuổi nhà văn được ghi nhớ. Mở đầu truyện, Nam Cao đã
khắc họa thành cơng nhân vật Chí Phèo với tiếng chửi khơng ngừng và chính chi tiết
này cũng đã đi theo hắn suốt cả cuộc đời. Hãy xem cách Nam Cao viết: “Hắn vừa đi
vừa chửi… Bắt đầu chửi trời… Rồi hắn chửi đời… Tức mình hắn chửi cả làng Vũ
Đại… Hắn nghiến răng mà chửi cái đứa nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí
Phèo”. Tiếng chửi ấy khơng chỉ mở ra tác phẩm mà còn hé lộ số phận bi kịch của Chí
– một số khơng trịn trĩnh, khơng cha, không mẹ, không nhà cửa, không lai lịch, không
19


gốc gác. Khi vừa mới lọt lòng hắn đã bị bỏ rơi, rồi bị chuyền tay hết người này sang
người khác, cuối cùng lớn lên trong cái nôi đùm bọc của làng Vũ Đại. Thế nhưng, nếu
nỗi bất hạnh của Chí Phèo chỉ dừng lại ở việc mồ cơi thì dấu ấn của Nam Cao đã
không tồn tại đậm nét trong tác phẩm và tiếng chửi của Chí cũng chẳng day dứt, ám
ảnh mãi nơi “bảo tàng lòng người”. Bởi lẽ hơn cả một tiếng chửi, đây còn là bài hát
lộn ngược của một linh hồn méo mó và đau khổ, của một tên lưu manh, một con quỷ
dữ. Hắn đang cố gắng cạy miệng thiên hạ, khao khát giao tiếp với đồng loại. Hắn
muốn được đặt chân, ghi tên mình trên cuộc đời, nhưng thật khơng may, khơng ai đáp

lại hắn. “Tức thật", "tức chết đi được mất", đối diện với hắn chỉ là ba con chó dữ và
biết bao cái nhìn vơ cảm của người đời. Hắn đã thật sự bị đẩy ra rìa xã hội. Chí Phèo
nhận thức được điều đó và hắn lại càng chửi nhưng phải chăng, tiếng chửi của một kẻ
say giờ đây đã trở thành hình thức khác của tiếng khóc? Hình thức này độc đáo hơn,
tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn. Nó đã gợi mở ra chủ đề của tác
phẩm, rằng nỗi đau của người nông dân trong xã hội cũ không chỉ dừng lại ở vấn đề
vật chất mà còn là sự đớn đau về tinh thần – đơn độc, bị tẩy chay, loại ra khỏi thế giới
lồi người. Vì thế, tiếng chửi của Chí đã trở thành một tiếng kêu khẩn thiết – điều mà
có lẽ chưa từng xuất hiện ở tác phẩm nào khác đồng thời là nét đặc biệt Nam Cao
mang đến – hãy cứu lấy nhân phẩm con người.
Không chỉ đặc sắc trong nội dung, tác phẩm và tên tuổi của Nam Cao còn tạo
dựng được chỗ đứng trên văn đàn còn nhờ dấu ấn nghệ thuật. Ta chợt nhớ đến nhân
vật ông Hai trong “Làng” của Kim Lân – một người nông dân cũng gắn liền với lối
ngôn ngữ đơn sơ, nguyên bản, thuần Việt nhưng chỉ khi qua tiếng chửi của Chí Phèo,
mùi lưu manh, cái sự đau đớn mới như hiện rõ qua từng câu chữ giản di ấy. Có lẽ là
bởi đọc những dịng văn của Nam Cao, đơi khi ta khơng phân biệt được đâu là giọng
nói của nhân vật, đâu là lời thầm thì của tác giả. Cách nhà văn đối thoại nửa trực
tiếp, cách ông đào sâu, khám phá, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, và cả cái giọng
văn lạnh lùng nhưng vẫn đầy xót xa “khơng thể tìm thấy trong cổ họng của ai khác”
đã giúp sáng tác của Nam Cao vượt lên trên các tác phẩm cùng thời, chiến thắng
dòng chảy thời gian. Thật vậy, đối diện với những câu chữ méo mó, “điên rồ” của Chí
Phèo, mấy ai khơng cảm thấy ấn tượng sâu sắc, mấy ai không đồng cảm, xót thương
để rồi trăn trở, day dứt cho tấn bi kịch của những kẻ dưới đáy xã hội? Và chính bằng
những xúc cảm khó phai ấy mà đã bao năm trơi qua, đã bao thế hệ phân tích, đánh
giá bình luận về tác phẩm nhưng “Chí Phèo” khơng bao giờ trở thành vấn đề xưa cũ,
tên tuổi Nam Cao không bao giờ mai một mà lại như viên ngọc càng mài càng sáng,
có sức vang động đến mn đời. Đó chính là cách “Nhà văn tồn tại trong tác phẩm”.
Đoạn 2:
20




×