Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý chuyên đề địa hình việt nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lí (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 65 trang )

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ
ĐỊA HÌNH VIÊT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TÂP TRONG ÔN THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA.
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Điạ hình là nội dung kiến thức quan trọng trong phần địa lí tự nhiên Việt
Nam và cũng là nội dung thường được đưa vào các câu hỏi của đề thi quốc gia.
Đây là thành phần quan trọng nhất của môi trường địa lí tự nhiên, đồng thời
cũng là thành phần bền vững nhất, tạo nên diện mạo và dấu mốc của cảnh quan
trên thực địa. Địa hình chi phối mạnh mẽ các thành phần khác của cảnh quan
nhưng cũng chịu ảnh hưởng của các thành phần khác trong tác động qua lại của
tổng thể tự nhiên thống nhất. Đối với hoạt động kinh tế xã hội, địa hình cũng là
nơi xây dựng các điểm quần cư, các cơ sở sản xuất – dịch vụ, do đó địa hình là
yếu tố được con người quan tâm đầu tiên.
Là yếu tố tự nhiên có đặc điểm phân hoá đa dạng nhưng bền vững và có
tính thống nhất, kế thừa đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình hình thành
và phát triển. Vì vậy với nội dung kiến thức này đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng đội
tuyển phải có sự nghiên cứu, tìm tòi để có được nguồn kiến thức đầy đủ, chính
xác, khoa học và cách truyền đạt phương pháp làm bài mang lại hiệu quả cho
học sinh.
Trong giới hạn của chuyên đề “Địa hình Việt Nam và các dạng bài tập
trong thi học sinh giỏi Quốc gia” nhằm mục đích hệ thống hóa các nội dung
kiến thức cơ bản về yếu tố địa hình Việt Nam, ảnh hưởng của nó đến tự nhiên,
dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội, các dạng bài tập có liên quan... Hi vọng
chuyên đề sẽ là tài liệu hữu ích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ


- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về đặc điểm địa hình Việt Nam,
ảnh hưởng của địa hình đến tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hôi, phục vụ cho bồi
dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học.


- Giới thiệu các dạng câu hỏi, bài tập về địa hình Việt Nam trong các đề
thi học sinh giỏi quốc gia và quá trình tập huấn đội tuyển.
-Định hướng cho giáo viên và học sinh các phương pháp giảng dạy và
học tập nội dung phần địa hình có hiệu quả. Cung cấp một số phương tiện dạy
học liên quan đến nội dung kiến thức được trực quan, sinh động.
CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
A-PHẦN MỞ ĐẦU
B-PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I.Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
II.Sự phân hóa địa hình Việt Nam
III.Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác.
IV.Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố dân cư và phát triển KT-XH
V.Phương pháp và phương tiện dạy học
PHẦN II: BÀI TẬP
Các dạng bài tập trong ôn thi HSGQG
C-PHẦN KẾT LUẬN

B- PHẦN NỘI DUNG

PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM


I.CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I.1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp
- 3/4 S là đồi núi, 1/4 S là đồng bằng :
+ Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quanh phía Bắc và phía tây tổ quốc
giữa Việt Nam với Trung Quốc, VN với Lào và phần lớn đường biên giới với
Campuchia.

+ Đồi núi nhấp nhô trên mặt biển làm thành các hải đảo, quần đảo ở Quảng
Ninh, Hải Phòng, các đảo ở ngoài khơi Trung Bộ như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù
Lao Chàm (Quảng Nam), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn
Đảo (Bà Rịa -Vũng Tàu), Phú Quốc và các quần đảo ở Kiên Giang.
+ Đồi núi còn lan ngầm dưới đáy biển, tạo ra những thân ngầm làm chỗ dựa cho
san hô phát triển hình thành các đảo san hô như Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng, tách dãn
được phù sa sông bồi đắp mà thành. Vì thế hiện tại trên các đồng bằng của nước
ta còn có nhiều núi sót, nhô cao như Sài Sơn (Hà Tây), Non nước (Ninh Bình),
Thất Sơn (An Giang), Hòn Đất (Kiên Giang)...
=> Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nên quy định thiên nhiên VN có
đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
- Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích, địa hình dưới 1000m (kể cả đồng bằng)
chiếm 85% diện tích, địa hình cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích (phân
bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc).
I.2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
a. Địa hình cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân
bậc rõ ràng :


Địa hình nước ta là một bộ phận của lớp vỏ địa lí, được hình thành trong
các giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân Kiến tạo địa hình Việt Nam thể
hiện tính chất kế thừa và thống nhất giữa các giai đoạn của lịch sử kiến tạo.
Các nền móng cổ của địa hình được hình thành trong giai đoạn Tiền
Cambri (khối vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, khối núi Trung trung bộ,...)
Tác động của nội lực, ngoại lực làm thay đổi diện mạo của tự nhiênViệt
Nam: Trong giai đoạn cổ kiến tạo, nhiều biến động mạnh mẽ đã quyết định sự
hình thành các đặc điểm của địa hình VN. Trong giai đoạn này, bề mặt địa hình
nước ta đã có nhiều lần biến đổi bởi các quá trình biển tiến, biển lùi, các quá
trình sụt lún kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các quá trình nâng lên và uốn nếp

kèm theo hiện tượng xâm nhập và phun trào măc ma (vận động tạo núi Caledoni
- Hecxini, Indoxini - Kimeri), các quá trình ngoại lực dẫn đến sự hạ thấp địa
hình tạo nên các bề mặt địa hình bán bình nguyên cổ.
Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân
bậc rõ rệt: Địa hình Việt nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác
nhau là kết quả của vận động tạo núi Anpo-Himalaya diễn ra trên lãnh thổ với
biên độ khác nhau ở các khu vực.
Các bậc địa hình núi cao trên 2000m: điển hình nhất là vùng núi cao
Hoàng Liên Sơn do chịu sự nâng lên mạnh của vận động tạo núi Anpi, ngoài ra
còn có các đỉnh núi nhô cao đơn lẻ với các độ cao trên 2400m - 3000m.
Các bậc địa hình có độ cao từ 1000-2000m: Chia làm 2 bậc: 1500-2000:
vốn là bề mặt của các bán bình nguyên cổ ở nước ta như cao nguyên đá vôi
Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi SaPa, Đà Lạt, 1000-1400m: là bề mặt của các bán
bình nguyên cổ có tuổi trẻ hơn tuổi Đệ Tam được hình thành từ các chu kì nâng
lên tiếp theo và bị chia cắt mạnh, phổ biến ở vùng núi phía Bắc, Trường Sơn và
Tây nguyên.
Các bậc địa hình của các vùng đồi núi và đồng bằng có độ cao dưới
1000m: Bậc địa hình có độ cao từ 600 - 900m: là bậc địa hình có độ cao trung


bình tiêu biểu cho vùng núi thấp tập trung nhiều ở vùng núi phía bắc và các cao
nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăklak ở Tây Nguyên. Bậc địa hình có độ cao từ
200 - 600m: gồm vùng đồi núi thấp đã bị chia cắt thành các núi, đồi và dãy đồi
có diện tích lớn nhất nước ta và phân bố rộng khắp ở trung du Bắc bộ, các vùng
đồi núi thấp chân núi ở Trung bộ và Nam tây nguyên đến đồng bằng Nam Bộ.
Bậc địa hình có độ cao từ 25- 100m: là các vùng gò đồi thấp, phần lớn là các
bậc thèm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
b. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (hướng nghiêng chung
là Tây Bắc- Đông Nam)
c. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (thể hiện rõ

rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã), hướng vòng cung thể hiện ở
vùng núi Đông bắc và khu vực Nam trung bộ (Trường Sơn Nam).
III.3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Dưới tác động của nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, các quá trình ngoại lực
diễn ra mạnh mẽ làm biến đổi địa hình hiện tại. Các quá trình đóng vai trò quan
trọng nhất đó là xâm thực mạnh ở kv đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng ven
biển.
Quá trình xâm thực: Dưới tác động của nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, bề mặt
địa hình bị công phá tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, có nơi tới 10-15m. Trên
cùng của lớp vỏ phong hóa là tầng đất mềm (thổ nhưỡng) và rừng cây che phủ
bảo vệ. Lớp vỏ phong hóa ở nước ta có đặc tính thấm nước, vụn bở, dễ dàng bị
phá hủy, xói mòn và rửa trôi, nhất là ở những nơi địa hình dốc, lớp phủ thực vật
và thổ nhưỡng bị tàn phá.
Quá trình phong hóa hóa học cũng diễn ra mạnh mẽ, hòa tan đá vôi tạo
nên những hang động lớn và sông suối ngầm (kaxto).Các hiện tượng đất trượt
và sụt lở, lũ bùn, lũ quét diễn ra phổ biến trên bề mặt địa hình. Hiện tượng kết
von và đá ong hóa xảy ra trong lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng diễn ra khá
mạnh.


Quá trình bồi tụ: Các đồng bằng phía Đông và Đông nam được bồi tụ và
mở rộng từ vài chục đến trăm m (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu
Long).
III.4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
Là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Trong
quá trình tổ chức lãnh thổ của mình, từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người
đã tạo nên những dạng địa hình nhân tạo, tô điểm cho thiên nhiên và cũng làm
cho bề mặt địa hình thay đổi.
Ngoài ra những cảnh quan nhân tạo như cánh đồng, làng mạc, đường sá,
cầu cống, các công trình xây dựng đê điều, đập thủy điện, hồ chứa nước xuất

hiện ngày càng nhiều làm thay đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
II. SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
II.1. Các khu vực địa hình
Bao gồm: khu vực đồi núi (địa hình núi, bán bình nguyên và đồi trung
du), khu vực địa hình đồng bằng (đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven
biển).
Khu vực đồi núi: Chiếm 3/4 S lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía Tây, với
nhiều bậc địa hình và cấu trúc địa hình đa dạng. Khu vực đồi núi của nước ta
được hình thành từ rất sớm, các mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn
Tiền Cambri, sau đó được nâng lên với biên độ khác nhau trong 2 giai đoạn Cổ
kiến tạo và Tân kiến tạo. Quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu trong việc hình
thành các khu vực địa hình này.
Khu vực đồng bằng: Chỉ chiếm 1/4 S lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía
đông, đông nam của lãnh thổ nước ta. Đây là khu vực địa hình được hình thành
muộn hơn, do sự bồi đắp phù sa của sông biển từ kỉ Đệ Tam, và hiện nay vẫn
đang tiếp tục hình thành. Qúa trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu trong việc
hình thành các đồng bằng này.


1. Khu vực đồi núi
1.1. Vùng núi :
Chia thành 4 vùng: Đông bắc, Tây bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
a. Đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc :
- Vùng núi Tây Bắc:
+ Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng, giữa sông Hồng với sông Cả
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN
+ Hướng núi chính: TB-ĐN: 3 dải địa hình lớn chạy theo hướng TB-ĐN:Phía
Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Phanxipang cao 3143m. Ở giữa
là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu nối tiếp
vùng đồi núi sót ở Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Tây là địa hình núi trung bình

ven biên giới Việt-Lào như Puđenđinh, Pusamsao.
+ Độ cao địa hình: là vùng núi cao nhất nước ta do được nâng lên mạnh mẽ
trong các giai đoạn của lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ VN, với nhiếu
đỉnh núi cao trên 2000m, có một số đỉnh cao trên 3000m.
+ Giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng TB-ĐN như: sông Đà,
sông Mã, sông Chu và các vùng trũng, nhiều nơi mở rộng thành các cánh đồng
giữa núi như Nghĩa Lộ, Điện Biên.
b. Vùng núi Đông Bắc:
+ Phạm vi: tả ngạn sông Hồng (từ sông Hồng đến biên giới Việt-Trung
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN)
+ Hướng núi chính: vòng cung (4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc
Sơn, Đông Triều -> chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và Đông Bắc)


+ Độ cao địa hình: chủ yếu là địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình không
quá 1000m. Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông
Chảy như Kiều Liêu Ti, Tây Côn Lĩnh. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối
núi đá vôi ở Cao Bằng.Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m, vùng đồi
trung du và bán bình nguyên.
+ Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng vòng cung của các con sông:
sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
c. Vùng núi Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi-ranh giới: Từ phía nam sông Cả cho đến dãy Bạch Mã.
+ Hướng nghiêng chung: TB-ĐN.
+ Hướng núi chính: TB-ĐN, ngoài ra có hướng Tây-Đông.
+ Độ cao địa hình: là vùng đồi núi trung bình và thấp.
+ Cấu trúc-hình thái: Vùng núi này hẹp ngang, gồm các dãy núi song song, so le
nhau theo hướng TB-ĐN với địa thế cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa. Phía
Bắc: là vùng núi phía Tây Nghệ An với các đỉnh như: Puxailaileng (2711m),
Rào Cỏ (2136m) chạy dọc theo biên giới Việt- Lào. Ở giữa là vùng núi đá vôi

Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị, độ cao < 1000m. Phía Nam: vùng
núi phía Tây của Thừa Thiên Huế, địa hình cũng cao xấp xỉ 1500m. Mạch núi
cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển theo chiều T-Đ ở vĩ tuyến 16 0B
làm ranh giới với Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối khí cực
đới lục địa sâu xuống phía Nam
+ Các sông ngắn, dốc, đổ thẳng ra biển theo hướng TB-ĐN hoặc T-Đ (kể tên)
d. Vùng núi Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi-ranh giới: Phía Nam dãy Bạch Mã cho đến các khối núi ở cực Nam
Trung Bộ
+ Hướng địa hình: vòng cung


+ Độ cao: phân thành nhiều bậc độ cao, có 1 số khu vực được nâng cao mạnh
mẽ như khối nhô KonTum....
+ Cấu trúc- Hình thái: Các mạch núi tạo nên một cánh cung lớn theo hướng
kinh tuyến, lưng lồi ra biển Đông. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa phía Tây và
phía Đông của TSN: Phía Đông là các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam
Trung Bộ nằm ở hai đầu có địa hình mở rộng và nâng cao. Nhiều đỉnh trên
2000m, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển với những sườn sốc đứng và
dải đồng bằng ven biển thắt hẹp. Phía Tây là các cao nguyên badan ở phía Tây
có địa hình tương đối bằng phẳng làm thành 500-800-1000m.
1.2.Đặc điểm nổi bật của dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở
nước ta:
- Là địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, độ cao dưới 300m
- ĐH bán bình nguyên thể hiện rõ rệt ở vùng ĐNB, với các bậc thềm phù sa cổ
ở độ cao 100m và bề mặt hình thành từ phun trào badan cao chừng 200m.
- ĐH đồi trung du phần nhiều là di tích của tác động ngoại lực chia cắt các bậc
thềm phù sa cổ. Càng gần đồng bằng đồi càng thấp , thung lũng mở rộng. Dải
đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng.
- ĐH bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp cho trồng cây công nghiệp, các

mô hình nông, lâm kết hợp, đôi nơi được biến đổi để trồng lúa và hoa màu.
Nhiều đồi trung du đã trở thành vùng đất trống, bạc màu. Cần nhanh chóng
phục hồi lớp phủ thực vật và sử dụng hợp lí đối với vùng đất dễ bị thoái hóa này
2. Khu vực đồng bằng:
Phân theo nguồn gốc hình thành chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và
đồng bằng ven biển
2.1..Đặc điểm 2 đồng bằng châu thổ:


Đồng bằng sông Cửu Long: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
(40nghìn km2), có dạng hình thang cân, địa hình tương đối thấp 2-4m, thấp dần
từ TB-ĐN. Trên đb không có đê nhưng lại có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
nên mùa lũ nước ngập sâu ở các vùng trũng Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, còn
về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn. Chủ yếu là đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Tiền,
sông Hậu, tính chất đất phức tạp gồm 3 loại đất chính: phù sa ngọt, mặn, phèn.
Đồng bằng sông Hồng: S nhỏ hơn đồng bằng sông Cửu Long (15nghìn
km2) độ cao nhỏ hơn 50m và bị chia cắt hơn. ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh
thổ từ lâu đời, người dân sống ở đây đã đắp đê ngăn lũ. Do vậy toàn bộ đb
không được bồi phù sa thường xuyên (vùng trong đê), 1 số vùng chuyển tiếp với
vùng trung du đất bị bạc màu.
2.2.. So sánh đặc điểm giữa đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ sông:
Giống nhau
- Đều được hình thành do quá trình bồi tụ
- ĐH tương đối bằng phẳng
- Đất: nhóm đất phù sa được phân hóa thành nhiều loại khá phức tạp
Khác nhau
- Nguồn gốc:
+ ĐB châu thổ sông: được hình thành do phù sa của hệ thống sông lớn, bồi tụ
cho 1bồn trũng nông ở nơi thềm lục địa thoải và mở rộng. Tốc độ bồi đắp phải

lớn hơn tốc độ xói lở của sóng biển và thủy triều
+ ĐB ven biển: được hình thành do phù sa của sông, biển bồi đắp. Tuy nhiên
biển đóng vai trò chính trong việc hình thành các đồng bằng này.
- Diện tích:


+ ĐB châu thổ sông: S lớn (khoảng 55nghìn km2)
+ ĐB ven biển: S nhỏ hơn: 15nghìn km2
- Bề mặt hình thái:
+ ĐB châu thổ sông thường có dạng tam giác châu hoặc hình thang cân, ít bị
chia cắt do địa hình núi
+ ĐB ven biển nhỏ hẹp, kéo dài, bị chia cắt manh mún do nhiều dãy núi chạy
theo hướng TB-ĐN và T-Đ lan ra sát biển (đb Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-TrịThiên, Nam-Ngãi-Định, các đb ở ven biển cực NTB). Chỉ có 1 vài đồng bằng
được mở rộng ở cửa các con sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa ở cửa sông
Mã, đb Nghệ An ở cửa sông Cả, đb Quảng Nam-sông Thu Bồn, đb Phú Yêns.Đà Rằng
- Tính chất đất đai:
+ ĐB châu thổ sông: đất phù sa ngọt màu mỡ hơn
+ ĐB ven biển: Đất bị nhiễm phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng
II.2. Một số kiểu địa hình.
- Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài có thể chia đia hình Việt Nam thành các
kiểu địa hình chính sau: Núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng.
1. Kiểu địa hình núi:
- Bao gồm:
+ Miền núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m
+ Miền nui trung bình có độ cao trung bình từ 1000 - 2000m
+ Miền núi cao có độ cao trên 2000m


- Đặc điểm chung: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn. Về ngoại hình
thường là các khối núi hoặc dãy núi có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn. Các dãy

núi lớn thường được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng sông lớn.
a. Kiểu địa hình núi cao
- Độ cao trung bình: trên 2000m
- Phân bố: Phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt ở biên
giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía Tây thuộc 2 tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh.
vd: > Pu Tha Ca (2274m), Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ti (2402m) nằm ở
vùng thượng lưu sông Gâm, sông Lô, sông Chảy thuộc tỉnh Hà Giang.
> Dãy Hoàng Liên Sơn, dài 180km chạy theo hướng TB- ĐN từ biên giới phía
Băc thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái. Có đỉnh Phanxipang
(3143m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương. Đỉnh Tả
Yang Phình (3096m), Phu Luông(2985m), Sà Phình(2874m).
> Ở kv Trường Sơn Nam có 1 số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Linh
(2598m), Ngọc kring (2025m) ở Kon Tum, đỉnh Vọng Phu (2015m) ở Khánh
Hòa, đỉnh Chư Yang Sin (2405m) ở ĐăcLăc.
- Cấu tạo: đều được cấu tạo bởi các loại đá macma và đá biến chất có thành
phần khá đồng nhất như granit, riôlit, cứng rắn, khó bị phong hóa tạo nên các
đỉnh sắc nhọn, lởm chởm hình răng cưa.=> địa hình núi cao hiểm trở, độ cao
lớn, sườn dốc với nhiều vách đứng bị xâm thực mạnh tạo nên độ chia cắt sâu tới
hàng nghìn m.
b. Kiểu địa hình núi trung bình:
- Độ cao trung bình: 1000-2000m.
- Phân bố: Chỉ chiếm 14% S cả nước nhưng lại phân bố khá rộng, khắp từ biên
giới phía bắc cho đến phía nam Trường Sơn. Kiểu núi trung bình có các dạng


đỉnh núi khối núi và núi đơn độc tách biệt với các vùng núi cao như: Phia Ya,
Phia Uắc ở Cao Bằng, Mẫu Sơn (lạng Sơn), Nam Châu Lãnh (Quảng Ninh),
Tam Đảo(Vĩnh Phúc), Tản Viên (Hà Tây), Bạch Mã, Bảo Lộc(Lâm đồng),...
- Cấu tạo: Cũng được cấu tạo bởi các nham thạch cứng chủ yếu là đá măcma, đá

biến chất, tuy nhiên mức độ xâm thực và chia cắt yếu hơn so với các vùng núi
cao.
c. Kiểu địa hình núi thấp
- Độ cao trung bình dưới 1000m.
- Phân bố: Thường gặp ở vùng liền kề với các vùng núi trung bình và vùng đồi
thành 1 dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau. Hoặc ở ngay vùng
đồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót.
vd: Núi Con Voi(130m), núi Đồ Sơn(135m), núi Bà Đen(986m), núi Thất Sơn
(716m)ở An Giang và các đảo ven bờ. Điển hình núi thấp ở nước ta là ở vùng
núi Đông Bắc, ngoài ra còn có khu vực vùng núi ở Hòa Bình- Thanh Hóa Nghệ An.
- Cấu tạo: Phần lớn được cấu tạo bởi các đá trầm tích, có hình dáng mềm mại,
có lớp vỏ phong hóa khá dày.
2. Kiểu địa hình cao nguyên
- Là kiểu địa hình có độ cao khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, lượn sóng hoặc
có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng núi thấp bởi các
vách bậc địa hình.
- Phân loại: ở nước ta có 3 kiểu địa hình cao nguyên chính:
+ Cao nguyên đá vôi (bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối
thưa thớt, hiếm nước đặc biệt là vào mùa khô. Vd. cng Đồng Văn (Hà Giang),
cng Bắc Hà - Lào Cai, cng Tả Phình- Sín Chải, cng Sơn La, Mộc Châu chạy dài
theo hướng TB- ĐN).


+ Cao nguyên đất đá ba dan (dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn, trên bề mặt
có nhiều di tích của hoạt động núi lửa, đất đai phì nhiêu. Loại cao nguyên này
tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên(cng Kontum- Playcu, cng Đăklăk, Mơ Nong,
Di Linh) và rìa của miền Đông nam bộ).
+ Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích măc ma và biến chất.
3. Kiểu địa hình đồi
- Thường gặp ở vùng giáp ranh mang tính chất chuyển tiếp từ địa hình miền núi

xuống đồng bằng có độ cao trung bình từ 50-85m.
- Kiểu địa hình này thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động của quá trình
ngoại lực phá hủy, xâm thực đá gốc hoặc thềm sông, thềm biển.
- Phân loại:
+ Đồi bát úp:gồm những quả đồi riêng biệt có kích thước tương tự nhau, ngăn
cách với nhau bởi các thung lũng xâm thực
+ Dãy đồi: gồm các đồi nối tiếp nhau dưới dạng yên ngựa hoặc lượn sóng, nằm
xen kẽ nhau, giữa chúng là các khoảng trũng hoặc thung lũng.
- Thường gặp ở: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thuộc TDMNPB, hoặc ở Tây
Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai ở ĐNB.
4. Kiểu địa hình đồng bằng:
- Là bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với
biển Đông.
- Đặc điểm chung: rất bằng phẳng, trung bình < 20m, được bồi đắp bởi trầm tích
biển, sông, trầm tích lục địa trên các vùng sụt lún,...
- Đặc trưng là : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
duyên hải miền trung.
5. Các kiểu địa hình đặc biệt:


a. Kiểu địa hình caxtơ:địa hình bị nước ăn mòn tạo thành các hang động, suối
cạn, thung khô.
b. Kiểu địa hình bờ biển: kiểu địa hình bờ biển bồi tụ, kiểu địa hình bờ biển mài
mòn, kiểu địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn.
c. Kiểu địa hình đảo: kiểu địa hình đảo núi đất, núi đá ven bờ, kiểu địa hình đảo
san hô.
III.ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
III.1. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu
Các đặc điểm của địa hình về độ cao, hướng nghiêng, hướng địa hình...là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta.

Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
của khí hậu vẫn được bảo toàn ở vành đai chân núi (độ cao ở miền Bắc dưới
600-700m; miền Nam 900-1000m).
Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là
chế độ nhiệt. Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0C. Vì
vậy những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung
bình cả nước.
Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa: Cùng một
sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng. Tới độ cao nào đó độ ẩm không
khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, điều này xảy ra ở các vùng núi cao ở
nước ta, như Sapa. Địa hình núi cao – đón gió mưa nhiều (Việt Bắc, Kon Tum);
còn địa hình thấp – khuất gió mưa ít (lóng máng Cao – Lạng).
Hướng địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa: Cùng dãy
núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít: Các trung tâm mưa nhiều
nằm ở vị trí đón gió từ biển vào như Móng Cái, Huế…ngược lại khi vực khuất


gió như thung lũng Sông Đà, sông Ba, Mường Xén…mưa rất ít. Hướng địa hình
song song với hướng gió, lượng mưa cũng rất thấp: Ninh Thuận, Bình Thuận
Do địa hình nước ta ¾ là đồi núi nên khí hâu phân hóa theo độ cao khá
rõ: Đai nhiệt đới gió mùa: Độ cao: miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa có độ cao
dưới 600-700m, miền Nam lên đến độ cao 900-1000m. Ở độ cao này tính chất
đới ẩm vẫn được bảo toàn với nền nhiệt cao, mùa hạ nóng nhiệt độ trung bình
tháng trên 250C, độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô hạn đến ẩm ướt. Đai cận nhiệt
đới gió mùa ở độ cao từ 600-700m dến 2600m ở miền Bắc, ở miền Nam từ 9001000m đến 2600m ở miền Nam. Khí hậu mát mẻ, không tháng nào nhiệt độ >
250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng. Đai ôn đới núi cao có độ cao >2600m, khí hậu có
nét giống vùng ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp
dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng
của biển có thể tác động vào sâu trong lục địa khiến tính lục địa của các địa

phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu
hải dương điều hòa khác hẳn các nước có cùng vĩ độ.
Các hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng cung, hướng
Tây Đông của địa hình là nguyên nhân dẫn đến khí hậu phân hóa Bắc – Nam,
Đông – Tây.
Hướng vòng cung của các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện cho gió
mùa xâm nhập sâu vào trong lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc có
nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của các cánh cung Trường
Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có
lượng mưa thấp: Ninh Thuận, Bình Thuận.
Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho vùng này có mùa
đông ấm và ngắn hơn Đông Bắc. Ở vùng Đông Bắc, có mùa đông kéo dài 3


tháng, nhiệt độ các địa điểm có cùng độ cao với Tây Bắc đều có nhiệt độ thấp
hơn 2-3 0C. Vùng Tây Bắc, mùa đông ấm hơn, kéo dài 2 tháng .
Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió
mùa Tây Nam khiến cho sườn đông ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa
hạ, nhiệt độ lên cao, mưa ít. Sang mùa đông, sườn đông lại ở vị trí đón gió nên
mưa nhiều.
Hướng Tây – Đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nhiệt độ ở
phía nam cao hơn phía bắc, phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra nhiệt
độ trung bình năm >20 0C, 3 tháng lạnh nhiệt độ < 18 0C trong khi phần lãnh thổ
phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào, nhiệt độ trung bình năm >20 0C, không
tháng nào< 200C.
III.2. Ảnh hưởng của địa hình đến thổ nhưỡng
Vai trò của địa hình đối với quá trình hình thành thổ nhưỡng biểu hiện ở
tác động phân phối lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và làm

thay đổi điều kiện sinh – khí hậu, từ đó tác động tới cường độ và chiều hướng
của quá trình hình thành đất. Có thể nói yếu tố địa hình và qua đó điều kiện sinh
– khí hậu là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phong phú của đất VN.
Ảnh hưởng của đại địa hình đến sự phân bố đất theo độ cao ở VN: Theo
độ cao, sự hạ thấp nhiệt độ, sự tăng cường lượng ẩm đã dẫn đến sự thay thế đai
rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh bằng các đai rừng á nhiệt đới lá rộng hỗn
giao – lá kim và trên nữa là đai rừng mưa mù cây thấp. Đồng thời theo đó là quá
trình hình thành đất cũng thay đổi theo hướng cường độ phong hóa đá mẹ giảm,
tốc độ phân giải chất hữu cơ giảm và quá trình feralit cũng yếu dần. Trên núi
cao ảnh hưởng của độ dốc làm tăng quá trình lưu thông của nước, tăng quá trình
xói mòn, thêm vào đó cường độ phong hóa yếu làm cho chiều dày vỏ phong hóa
kém, phẫu diện đất nông, có sự tích tụ mùn và chất hữu cơ.


Tại VN nơi mà ¾ diện tích là đồi núi thì quy luật đai cao chi phối rất lớn
điều kiện hình thành và phân bố đất.
Quá trình feralit chỉ mạnh từ 150m trở xuống, hình thành loại đất feralit
vàng đỏ phát triển trên vùng trung du. Địa hình là các đồi bằng, sườn thoải,
phần lớn lớp phủ thực vật bị tàn phá, tính chất phân mùa được thể hiện rõ rệt.
Trong điều kiện đó quá trình feralit được đẩy mạnh. Tùy theo đá mẹ và mức độ
feralit mà chia ra các loại đất khác nhau: Đất feralit đỏ vàng; feralit điển hình và
feralit có phẫu diện phân dị.
Tại vùng đồi núi thấp từ 150m đến 600-700m, địa hình có sườn dốc hơn,
không đọng nước, xói mòn mạnh, nhiệt độ thấp hơn và ẩm hơn thường có lớp
phủ thục vật. Những điều kiện đó làm cho đất có phẫu diện mỏng hơn, mùn
nhiều hơn, đất chua hơn, nhưng hạn chế được quá trình kết vón và đá ong. Tùy
theo đá mẹ hình thành hao nhóm đất chính: Đất xám feralit trên núi phát triển
trên đá mẹ axit và đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ trung tính và bazơ.
Ngoài ra còn có đất feralit nâu đỏ trên đá sét và đá biến chất, đất feralit nâu
xám trên phù sa cổ, đất đỏ nâu trên đá vôi.

Lên độ cao 600-700m đến 1600-1700m là phạm vi đai rừng á nhiệt đới
phát triển trên đất feralit có mùn trên núi. Tại độ cao này, tính chất nhiệt đới
giảm mạnh, nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều, phần lớn còn rừng che phủ, các quá
trình khoáng hóa và phân giải đều giảm sút. Mùn tăng là đặc điểm chủ yếu để
phân biệt với đất feralit vùng đồi, hàm lượng mùn 5-8%, tầng đất mỏng, quá
trình feralit yếu.Theo đá mẹ chía ra các loại đất khác nhau nhưng có đặc tính
chung là nhiều mùn
Trên 1600-1700m là độ cao xuất hiện đai rừng á nhiệt mưa mù phát triển
trên đất mùn alit núi cao. Tại độ cao này mọi quá trình khoáng hóa, phân giải
feralit đều kém, dẫn tới đất mỏng, tầng mùn dầy 8-12%, đất chua mạnh, độ PH
<4


Tại các bậc thềm phù sa cổ có hình thành loại đất xám có nguồn gốc bán
thủy thành, đất còn tốt, có màu xám sáng hay đen, tầng đất dày, tơi xốp, thành
phần cơ giới nhẹ, ít chua.
Tại các đồng bằng, thung lũng hình thành các loại đất có nguồn gốc thủy
thành như đất phù sa, đất mặn, đất chua mặn, đất lầy, đất than bùn, đất cát.
III.3.Ảnh hưởng của địa hình đến sinh vật
Địa hình ảnh hưởng đến phân bố sinh vật chủ yếu thông qua sự thay đổi
chế độ nhiệt ẩm theo độ cao. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao của địa hình dẫn
đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. Các hướng sườn khác nhau
thường nhận được lượng nhiệt, ẩm chế độ chiếu sáng khác nhau do đó ảnh
hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
Ở Việt Nam, đai rừng chân núi là vành đai của nhóm thực bì nhiệt đới núi
thấp phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam. Tuy
vậy, đi vào từng vùng, có nới giới hạn đai rừng nhiệt đới chỉ tới 400-500m ở
Lạng Sơn – Đông Bắc, có nới tới 700-800m ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thành
phần loài, cấu trúc, kiểu loại của thực bì trong đai này vô cùng đa dạng và phức
tạp. Loại trừ các kiểu thục bì trên thổ nhưỡng đặc biệt, còn gặp đủ kiểu thực bì

từ rừng rậm thường xanh, mưa ẩm lá rộng, kiểu rừng nhiệt đới mưa mù thường
xanh, các kiểu rừng thưa nửa rụng lá, rụng lá, các kiểu truông khô hạn nhiệt đới.
Từ độ cao 700m đến 1500-1600m ở miền Bắc và từ 1000m đến 16001700m ở miền Nam là đai rừng á nhiệt đới trên núi. Đặc trưng là khí hậu có
nhiệt độ trung bình năm 15-20 0C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh dưới 15 0C,
lượng mưa từ 2500-3000mm. Trong đai rừng này kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng
thường xanh chiếm diện tích lớn nhất và mang đặc trưng của đai, các kiểu ừng á
nhiệt đới hỗn giao chỉ gặp ở vùng Đông Bắc, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc và
Trường Sơn trên đường di cư của luông di cư Himalaya. Lên cao nữa lượng
mưa càng tăng hình thành rừng á nhiệt đới mưa mù.


Trên độ cao 2600m, xuất hiện kiểu rừng lùn, cây thấp, nhỏ, cong queo
thích ứng với điều kiện giá rét, gió mạnh, địa hình dốc, đất trơ sỏi đá là các quần
thể khô lạnh núi cao.
III.4. Ảnh hưởng của địa hình đến thủy văn
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến thủy văn qua các yếu tố: hướng, độ dốc,
đặc điểm hình thái. Địa hình có thể làm thay đổi mật độ sông ngòi, diện tích lưu
vực, chiều dài, độ dốc và tốc độ của dòng chảy.
Do tính chất đồi núi bị cắt xẻ hình dạng hẹp ngang của lãnh thổ nên phần
lớn các sông ở nước ta là những sông ngắn có diện tích lưu vực nhỏ. Có đến
91% số sông ngòi dài 10 đến 50 km, sau đó tụt hẳn xuống thì sông dài 50km
đến 100km chiếm trên 6% và sông dài trên 100km chỉ quá 2%.
Hướng chính của sông ngòi cũng theo hướng của địa hình nước ta là theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
Do địa hình già được trẻ lại nên trên cùng một dòng sông cũng có khúc
già khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là các sông chảy trên các cao nguyên xếp
tầng như: sông Đa Nhim và Đa Đưng.
Ở những vùng đá vôi mật độ sông ngòi thuộc dạng thấp nhất, dưới
0,5km/km2, đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm xuống rõ rệt. Khu vực miền
núi cao có sườn đón gió là nơi có mật độ sông suối lớn. Vùng đồng bằng châu

thổ có mật độ mạng lưới sông ngòi đạt giá trị cao nhất tới 2,0-4,0km/km2.
Là một mạng lưới sông miền núi, độ cao bình quân của các lưu vực sông
từ 500-1000m ,thuộc địa hình núi thấp, còn độ dốc bình quân lưu vực khoảng
20% đến 25%.
Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình đồi núi mà có sự thay đổi đột
ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng du sông. Dòng sông ở thượng lưu rất dốc,
trắc diện dọc trong khoảng 10-20 km đầu nguồn gần thẳng đứng, điển hình là
thượng lưu sông Chảy. Ở thượng lưu sông chảy xiết và lắm thác ghềnh, ở đồng


bằng sông chảy êm đềm, uốn khúc quanh co. Sự tương phản giữa đoạn miền núi
và đoạn đồng bằng càng rõ nét ở các sông sườn đông Trường Sơn ở Trung Bộ .
Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình phần lớn sông ngòi nước ta đều mang
đặc điểm của sông ngòi miền đồi núi dốc nên trong mùa lũ có nước lớn và mực
nước dâng cao nhanh đồng thời tăng cường khả năng xâm thực và vận chuyển
phù sa (tổng lượng phù sa của sông ngòi tới 200 triệu tấn/năm)
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN DÂN CƯ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI.
IV.1.Ảnh hưởng của địa hình đến dân cư, dân tộc nước ta.
Địa hình là một trong những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt đến các
đặc điểm của dân cư Việt Nam. Trong đó những ảnh hưởng quan trọng nhất là
đến sự phân bố dân cư, dân tộc, tới các hình thức quần cư và mạng lưới đô thị.
a. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố dân cư, dân tộc Việt Nam:
Giữa Trung du-miền núi với đồng bằng:
Trung du miền núi: Địa hình nước ta có tính chất phân bậc rõ rệt, khu
vực Tây Bắc có độ cao lớn nhất cả nước (trên 2000m). Một số nơi có độ cao địa
hình đạt tới trên 3000m. Địa hình cao, bị chia cắt mạnh, nhiều hiện tượng như
đất trượt, đá lở, động đất, lũ quét, khí hậu lạnh giá khắc nghiệt là hàng loạt
những điều kiện không thuận lợi cho sự phân bố dân cư.
Khu vực trung du miền núi nước ta chiếm tới ¾ diện tích nhưng chỉ có

khoảng 25% dân số. Mật độ dân số rất thưa thớt, chủ yếu dưới 100 người/km 2
có những tỉnh mật độ dân số chỉ dưới 40 người/km 2 như Lai Châu, Sơn La, Kon
Tum,…
Các khu vực địa hình cao là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu
số ở nước ta: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt –Mường, Tày-Thái,
H’Mông-Dao, Môn-Khome, Tạng-Miến), vùng Tây Nguyên (Ê Đê, Giarai,…)


Đồng bằng: địa hình bằng phẳng, nguồn tài nguyên đất, nước và các điều
kiện khác rất thuận lợi cho sự phân bố dân cư.
Khu vực đồng bằng và vùng ven biển chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng thu
hút đến gần 80% dân cư sinh sống. Mật độ dân số cao tới trên 1000 người/km 2,
dân cư tập trung đông nhất ở đồng bằng sông Hồng (1225 người/km 2) và đồng
bằng sông Cửu Long (429 người/km 2), đồng bằng ven biển (200 người/km 2).
Vùng đồng bằng là nơi phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh.
Ngay trong nội bộ từng khu vực địa hình: Độ cao địa hình khác nhau
trong nội bộ từng vùng cũng làm cho bức tranh phân bố dân cư trở nên phức tạp
hơn.
Trong nội bộ vùng trung du-miền núi: vùng trung du có mật độ dân số
cao hơn so với các khu vực miền núi cao. Ví dụ cụ thể ở vùng Trung du miền
núi Phía Bắc: Trung du (100-300 người/km 2), miền núi (<50-100 người/km2,
vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2.
Trong nội bộ các vùng đồng bằng: đặc điểm địa hình gắn liền với sự
phân hóa của tài nguyên đất, nước và các yếu tố kinh tế xã hội khác nên mật độ
dân số cũng không đồng đều:
Trong vùng đồng bằng sông Hồng: vùng trung tâm, ven biển phía Đông
và Đông Nam có mật độ cao trên 2000 người/km 2. Rìa phía Bắc, Đông Bắc, Tây
Nam mật độ chỉ từ 201-500 người/km2.
Trong vùng đồng bằng sông Cửu Long: dân cư tập trung ở vùng đồng
bằng có phù sa ngọt dọc theo sông Tiền, sông Hậu với mật độ dân số 501-1000

người/km2. Khu vực rìa đồng bằng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,
vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau dân cư thưa thớt hơn 101-200 người/km 2
do vùng này độ cao địa hình rất thấp, khiến đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b. Ảnh hưởng của địa hình đến các hình thức quần cư và mạng lưới đô thị:


Các mẫu hình quần cư nông thôn ở các vùng nước ta cũng bị chi phối bởi
điều kiện địa hình bên cạnh các nhân tố như tài nguyên thiên nhiên, hoạt động
kinh tế chủ yếu của dân cư, đặc điểm văn hóa-dân tộc,….Từ đó, các mẫu hình
quần cư nông thôn ở nước ta có thể được chia ra như sau:
Điểm dân cư vùng núi, trung du và cao nguyên.
Điểm dân cư vùng đồng bằng, ven biển.
Các điểm dân cư nông thôn vùng núi, trung du và cao nguyên: Do địa
hình cao khó khăn cho việc tập trung sinh sống, nên các bản, làng thường tương
đối nhỏ, nhà ở rải rác, chỉ có một số dân tộc ở rẻo thấp (Tày, Thái, Nùng,
Mường) mới có các làng tập trung tới vài chục nóc nhà hoặc lớn hơn. Các làng
bản thường phân bố ở các nơi gần nguồn nước, dọc các thung lũng có thể khai
thác đất để trồng trọt, chăn nuôi hoặc phân bố ở trên các sườn kín gió. Chỉ có 1
số làng bản gần đầu mối giao thông thì mới hình thành các chợ, các điểm trao
đổi hàng hóa địa phương, hình thành các thị trấn, thị tứ. Các dân tộc vùng núi
thấp thường ở nhà sàn với lối kiến trúc không hoàn toàn giống nhau giữa các
dân tộc. Tuy nhiên ở nhiều vùng, nhất là vùng ven biên giới, họ lại ở nhà trệt,
tường trình bằng đất. Các dân tộc ở rẻo giữa và rẻo cao thường ở nhà trệt, cũng
có những nhóm ở nhà sàn.
Các dân tộc ở Tây Nguyên sinh sống trên bề mặt cao nguyên rộng lớn, bề
mặt tương đối bằng phẳng nên tồn tại nhiều hình thức nhà lớn như nhà rông,
nhà dài, nhà sàn dài từ vài chục đến trăm mét.
Do sự phân tán của các điểm dân cư trên nền địa hình đồi núi nên mạng
lưới đô thị ở đây kém phát triển, chủ yếu là các đô thị nhỏ và vừa, phân bố phân
tán.

Các điểm dân cư nông thôn ở đồng bằng, ven biển: địa hình bằng phẳng
nên đặc điểm sinh sống của dân cư lại khác vùng miền núi.


Ở Đồng bằng sông Hồng: các làng xóm ở dạng co cụm, có những làng
lớn vài nghìn nhân khẩu. Làng xóm phân bố phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa
hình. Nơi lập làng thường có cốt đất cao hơn các vùng xung quanh do ở đây có
nhiều ô trũng và dễ bị ngập lụt. Ở các vùng phù sa mới, địa hình thấp hình thành
làng lớn, nơi địa hình trũng hơn hình thành các làng nhỏ, nằm rải rác, mật độ cư
trú cũng thấp hơn.
Ven các sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình…) có các sống đất
cao tự nhiên. Làng lớn, trải dài trên các sống đất đó, nhà cửa xen với vườn chạy
thành một dải dọc bờ sông, với các đường mòn chạy ngang ra sông. Đây không
phải là các làng trồng lùa mà trồng hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn
quả, thêm nghề cá,…
Ở Đồng bằng sông Cửu Long: Địa hình thấp nhưng nhân dân không đắp
đê mà đào kênh, né lũ chính vụ, chung sống với lũ. Hệ thống kênh đào khiến bề
mặt đồng bằng bị chia cắt. Làng mạc thường phân bố thành tuyến, dọc theo các
con kênh, một mặt nhà trông ra kênh, một mặt trông ra trục lộ. Ở vùng duyên
hải phía Đông, từ Long An đến Sóc Trăng có nhiều giống đất cao chạy dài theo
đường bờ biển, trục đường chính chạy ở giữa giồng, hai bên là các khu nhà ở.
Vùng phù sa ngọt nằm ven sông Tiền, sông Hậu là nơi dân cư trù phú, có
các đô thị lớn. Làng mạc gắn liền với việc thâm canh lúa nước và nuôi thủy sản.
Còn trên các cù lao giữa sông, đất đai màu mỡ, nhân dân đắp bờ bao, tạo ra
không gian hoạt động sản xuất và cư trú rộng rãi, có các kiểu sản xuất đa dạng.
Trên vùng đất chua phèn, ngập nước của Đồng Tháp Mười, các khu dân
cư nằm dọc các kênh đào, và về mùa nước nổi, các xóm ngư dân trên các gò sót
giống như các ốc đảo có cây cối xanh tươi.
Ở vùng ven biển, có các dạng cư trú điển hình trên các cồn cát hoặc các
làng chài, vạn chài. Các làng chài thường không lớn, đặt ở nơi tiện neo đậu tàu

thuyền.
Mạng lưới đô thị có mật độ dày đặc hơn vùng núi, quy mô đô thị lớn.


IV.2.Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế - xã hội
Mỗi khu vực địa hình đều có thế mạnh và hạn chế riêng trong phát triển
kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu kĩ các khu vực địa hình để quản lí, khai thác nó
một cách đúng đắn là một vấn đề mang tích chất chiến lược quan trọng và lâu
dài trong công cuộc phát triển bền vững.
1.Thế mạnh, hạn chế của khu vực đồi núi
a.Thế mạnh
Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản, phong phú về
chủng loại, đa dạng về loại hình, bao gồm cả khoáng sản có nguồn gốc nội sinh
như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crom, vàng, vonfram, antimoan...và các
khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như boxit, apatit, đá vôi, than đá...Đó là
nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
Tài nguyên nhiên liệu- năng lượng: Than: tập trung chủ yếu ở vùng
Quảng Ninh có tới 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than của cả nước.Ngoài
Quảng Ninh, các địa phương có than như: Thái nguyên (trữ lượng thăm dò 80
triệu tấn), Na Dương (Lạng Sơn) trữ lượng thăm dò trên 100 triệu tấn, Nông
Sơn (Quảng Nam) trữ lượng thăm dò 10 triệu tấn
Về kim loại đen, nước ta có các mỏ sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai, Hà
Tĩnh...tổng trữ lượng quặng sắt gần 900 triệu tấn, có thể sản xuất 10 triệu tấn
gang thép/năm. Lớn nhất là mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh
Về kim loại màu: Quặng boxit: các cao nguyên Tây Nguyên có nhiều mỏ
boxit laterit lớn, trữ lượng dự báo trên 10 tỉ tấn, tập trung ở các tỉnh Đaklac, lâm
Đồng, chất lượng quặng trung bình, chứa nhiều sắt (22-25% ôxit sắt), hàm
lượng ôxit nhôm từ 38-42%, có nơi hàm lượng đạt 45%, dễ tuyển luyện. Thiếc:
các mỏ thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quỳ Hợp (Nghệ
An) trữ lượng dự báo khoảng gần 140 nghìn tấn. Kẽm: ở hà Giang, Bắc Kạn.

Khoáng sản phi kim loại: có thể chia làm 2 nhóm:


×