Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Skkn rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.48 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi,
Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN .............................................................. 1
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ........................... 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:.................................................................................. 1
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:................................................................................... 1
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: ............................................................................... 1
5. Tác giả: .................................................................................................................. 1
6. Đồng tác giả ........................................................................................................... 1
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN ...................................................................... 1
1. Tình trạng giải pháp đã biết: ................................................................................. 1
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: .............................. 3
2.1. Nội dung trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 1: .................................................... 3
2.2. Nội dung các giải pháp ..................................................................................... 3
3. Khả năng áp dụng của biện pháp. ..................................................................... 7
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện


pháp. ......................................................................................................................... 7
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu............................. 8
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không .......................................................... 8
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến................................................... 8
8. Tài liệu kèm theo: ................................................................................................ 10
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền ........................................... 10


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt lớp 1
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ đầu tháng 9/2021 đến cuối tháng 1/ 2022
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm sinh: 1970
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0383120879
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
“Văn hay, chữ tốt”, “ Nét chữ, nết người”. Là những thành ngữ mà ắt hẳn
người dân Việt Nam nào cũng biết, cũng thuộc và cũng được nghe ngay từ ngày
đầu tiên làm quen với con chữ. Chúng ta luôn được nhắc nhở rằng phải viết chữ
thật đẹp, thật sạch mới thành người giỏi giang. Vì vậy cùng với việc truyền đạt cho
học sinh các kiến thức về tự nhiên về xã hội thì việc rèn chữ viết cho học sinh
đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Chữ viết đẹp rèn cho học sinh những phẩm chất

đạo đức tốt, tính cẩn thận, nhẫn nại, có tinh thần kỷ luật cao, có tính thẩm mĩ. Song
hiện nay vẫn còn một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của
con em mình mà chỉ chú trọng vào việc rèn kiến thức. Qua thực tế giảng dạy của
bản thân tôi và của các thầy cô nói chung, những năm trước đây việc rèn chữ viết
cho các em đã được quan tâm, thầy cơ nhiệt tình giảng dạy, trong các tiết dạy ln
có những chữ mẫu để học sinh quan sát và dùng các phương pháp giảng giải, gợi
mở và cũng đã đạt được những hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên những phương
pháp đó chưa thật sự sát sao đến từng đối tượng học sinh, cách dạy cịn mang tính
áp đặt chưa có tính sáng tạo, chưa thật sự phát huy được năng lực học sinh nên dẫn
đến tình trạng chữ viết của một số học sinh còn chưa đúng độ cao, độ rộng của
từng con chữ, chưa viết đúng khồn cách chữ, chữ cịn thiếu nét, thiếu dấu. Học
sinh rèn chữ viết thiếu kiên trì, khơng hứng thú vẫn cịn diễn ra ở khá lớp và nhiều
học sinh. Tôi đã tiến hành khảo sát ở một số lớp có kết quả như sau:


2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LỚP 1E, 1G, 1H
THỜI ĐIỂM THÁNG 9/2021

Lớp

Tổng số
HS

1E
1G
1H
Tổng

42

42
43
127

Chưa đạt yêu
cầu
20
21
22
63

47,6%
50,0%
50,8%
49,5%

Viết đúng
17
16
17
50

40,5%
38,1%
39,5%
39.4%

Viết đẹp
5
5

4
14

11,9%
11,9%
9,7%
11,1%

Từ kết quả khảo sát thống kê trong bảng trên. Học sinh viết chưa đạt yêu cầu
bởi những nguyên nhân và các yếu tố sau đây:
* Các lỗi thuộc về giáo viên:
- Giáo viên chưa sát sao đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Phần chữa
lỗi còn lướt chưa cụ thể rõ ràng.
- Giáo viên chưa hiểu chắc chắn về cấu trúc âm tiết, đặc điểm ngữ âm tiếng Việt.
- Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn . Đọc mẫu chưa chuẩn.
* Các lỗi thuộc về học sinh:
- Qua khảo sát chữ viết của các em vào đầu năm học, chúng tôi nhận thấy
các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn.
- Các em từ mẫu giáo vào lớp Một nên chữ chưa thống nhất. Có em khơng
biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng
mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế, còn mải chơi, mải nghịch.
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều
hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản chí khi viết.
- Nhiều em cầm bút chưa đúng.
- Một số em chưa hiểu kĩ thuật viết chữ, cịn viết ngược quy trình.
- Một số em nhận thức cịn chậm, chưa nắm được cấu tạo chữ, khơng theo
kịp các bạn.

- Vốn từ của các em cịn ít, chưa hiểu nghĩa của một số từ nên dễ viết sai.
* Các lỗi thuộc về gia đình học sinh:
- Do cách phát âm của ông bà, cha mẹ hoặc những người gần gũi với học
sinh chưa chuẩn, nói ngọng.
- Nhiều gia đình hiện nay chưa quan tâm thực sự đến việc học tập của con
em mình. Thường phó mặc cho giáo viên và nhà trường
Đứng trước thực trạng của vấn đề đã nêu trên tơi mạnh dạn thực hiện và
trình bày: “ Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh”.


3
2. Nội dung các giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Nội dung trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 1:
Bản thân tôi xác định nội dung trọng tâm của việc dạy học Tiếng Việt 1 là
tập trung rèn luyện bốn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.
2.2. Nội dung các giải pháp
2.2.1. Nội dung: “Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh".
2.2.2. Cách thực hiện:
Tôi đã xác định, phân loại đối tượng cần được rèn luyện chữ viết, đổi mới
phương pháp dạy học linh hoạt, sát đối tượng học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh
lòng say mê, tinh thần quyết tâm rèn chữ viết. Tổ chức cho học sinh tham gia các
phong trào thi đua "Nét chữ - Nết người", các buổi ngoại khố nhằm tạo cho học
sinh có tinh thần tốt trong việc học tập rèn luyện chữ viết.
Tôi thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Khảo sát nắm bắt tình chữ viết của học sinh. Bồi dưỡng cho học
sinh có niềm đam mê với chữ viết.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Bước 3: Tổ chức cho lớp tham gia các phong trào thi đua; Áp dụng mơ

hình trường học hạnh phúc, tổ chức các buổi ngoại khóa, nhằm tạo tinh thần tốt
trong việc rèn luyện chữ viết.
2.2.3. Cụ thể từng bước thực hiện:
Bước 1: Khảo sát nắm bắt tình chữ viết của học sinh. Bồi dưỡng cho học
sinh có niềm đam mê với chữ viết.
- Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chữ viết học sinh kết hợp với quan sát
chữ viết của các em hàng ngày. Bên cạnh đó tơi đã phối kết hợp với thầy cô giáo
bộ môn, với học sinh và phụ huynh học sinh nắm bắt sát tình hình đối tượng học
sinh trong lớp. Từ kết quả khảo sát tôi xây dựng kế hoạch cụ thể phân loại đối
tượng để giúp đỡ học sinh còn hạn chế về chữ viết chưa đúng, chưa đẹp và bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu chữ viết thơng qua các buổi học hàng ngày.
- Trong các giờ rèn luyện chữ viết tôi luôn là người thổi hồn, là người tạo đà
cho các em hứng khởi, say sưa rèn viết chữ, khuyến khích học sinh kịp thời.
Trước khi vào giờ học tôi thường dùng phương pháp kể chuyện nêu gương
Tôi cho học sinh nghe các câu chuyện về các tấm gương kiên trì, quyết tâm rèn
luyện chữ viết trong lịch sử. Ngoài ra tơi cịn cho học sinh quan sát những bài chữ
đẹp của các bạn học những năm trước cô đã lưu giữ lại. hay bài của giáo viên được
chiếu lên màn hình trong các giờ Tập viết và giờ Chính tả, nhằm khơi dậy lòng
mong muốn của bản thân các em. Từ đó học sinh hứng khởi say sưa viết chữ.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
a. Phương pháp: Có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong dạy viết,
bản thân tơi ln sử dụng các phương pháp đó là: Phương pháp trực quan, phương
pháp hỏi đáp, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp kể chuyện và phương
pháp nêu gương.
b. Hướng dẫn học sinh cách nắm các nét cơ bản, cỡ chữ của nhóm chữ
thường, nhóm chữ hoa, chữ số.


4
Để q trình dạy tập viết được thơng nhất trong cách gọi tên các nét, giáo

viên thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau:
- Nét sổ
- Nét cong hở trái
- Nét ngang
- Nét cong hở phải
- Nét xiên phải
- Nét cong kín
- Nét xiên trái
- Nét móc xi
- Nét khuyết trên
- Nét móc ngược
- Nét khuyết dưới
- Nét móc 2 đầu
- Nét thắt giữa
Để học sinh nắm chắc được cách viết 13 nét cơ bản trên, tôi hướng dẫn học
sinh cách viết như sau:
- Kẻ bảng theo ô li trong vở, giới thiệu quy ước đơn vị chữ, đường kẻ
ngang, đường kẻ dọc, ô li… Trong quá trình hướng dẫn. Giáo viên thực hiện theo
trình tự phân tích, viết mẫu cho học sinh theo dõi sau đó chiếu chiếu video để học
sinh nắm chắc cách viết. Cho học sinh luyện viết trên bảng con, sau đó viết vào
vở, giáo viên quan sát chỉnh sửa cho học sinh.
Ví dụ 1: Hướng dẫn viết nét cong kín
- Điểm đặt bút trên đường kẻ 1 giữa hai đường kẻ dọc viết một
nét cong tròn đều sang trái đến đường kẻ đậm lượn cong sang
phải đưa lên, điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút.
- Nét cong trịn đều hình ô van, hai đầu thon, ở giữa phình, nét
đậm bên trái, rộng 3/4 đơn vị chữ.
Khi hướng dẫn học sinh luyện viết chữ số tôi đặc biệt lưu ý cho các em nắm
được các số đều có độ cao 2 đơn vị, và phần lớn đều có độ rộng là 1 đơn vị. Tơi
chia các số thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Gồm các chữ số có các nét thẳng 1, 4, 7.
- Nhóm 2: Gồm các chữ số kết hợp giữa nét thẳng và nét cong 2, 3, 5.
- Nhóm 3: Gồm các chữ số chỉ có các nét cong 0, 6, 8, 9.
Ví dụ 2: Tơi hướng dẫn cách viết chữ số nhóm 3 như sau:
- Số 0: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét
cong kín cao 2 đơn vị, rộng 1 đơn vị.
- Số 6: Đặt bút trên đường kẻ dọc, giữa li
2, viết nét cong giống số 0 đến li 1 viết nét
cong kín rộng 1 đơn vị cao 1,25 đơn vị.
- Số 8: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết 2 nét cong bắt chéo và cắt nhau sao cho
nét cong trên bé hơn nét cong dưới và không chạm vào bất cứ đường kẻ nào.
- Số 9: Đặt bút giống số 6, viết nét cong rộng 1 đơn vị, cao 1,25 đơn vị, đến
điểm đặt bút viết nét cong giống số 5.
Phần hướng dẫn học sinh luyện viết 29 chữ cái (cỡ chữ nhỏ), học sinh cịn
gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với chữ viết nên tôi đã hướng dẫn học sinh viết
theo nhóm chữ.
- Nhóm chữ có độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, u, ư, e, ê, a, ă, â, i, n, m, x.


5
- Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
- Nhóm chữ có độ cao 1,5 đơn vị: t.
- Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.
- Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y
Việc hướng dẫn học sinh luyện viết theo nhóm chữ có cùng độ cao tơi đã
tiến hành theo trình tự: cho học sinh xem video hướng dẫn cách viết sau đó lại
quan sát cơ giáo viết mẫu để các em ghi nhớ, khắc sâu để rồi tự nhận ra độ rộng, độ
cao cỡ chữ khi viết.
Ví dụ 3: Tơi hướng dẫn học sinh cách viết chữ h, k (nhóm chữ cao 2,5 đơn
vị chữ) như sau:

- Chữ h: Gồm 1 nét khuyết trên kết hợp với nét móc hai đầu,
chú ý viết liền mạch, dừng bút tại 1/2 đơn vị chữ.
- Chữ k: Tương tự chữ h nhưng tại điểm giữa của nét móc
ta đưa bút vào trong tạo nét thắt ở giữa.
Phần hướng dẫn học sinh tập tô, tập viết chữ hoa tôi hướng dẫn học sinh
viết theo nhóm chữ đồng dạng (có nết tương đồng) .
Tơi chia làm 6 nhóm đồng chữ đồng dạng sau:
- Nhóm 1: gồm các chữ A, Ă, Â, N, M
- Nhóm 2: Gồm các chữ D, Đ, P, B, R
- Nhóm 3: gồm các chữ C, G, S, L, E, Ê, T
- Nhóm 4: Gồm các chữ I, K, V, H
- Nhón 5: Gồm các chữ O, Ơ, Ơ, Q
- Nhóm 6: Gồm các chữ U, Ư, Y, X
Đề viết đẹp bảng chữ cái viết hoa, tôi hướng dẫn học sinh nắm được quy
trình viết từng chữ cái. Lưu ý các chữ hoa đều cao 2,5 đơn vị chữ, riêng 2 chữ cao
4 đơn vị là chữ y và chữ g.
Cho học sinh quan sát chữ mẫu, giáo viên viết mẫu, sau đó cho học sinh xem
video quy trình viết chữ. Học sinh viết vào bảng con, tập tơ trên vở, sau đó nhớ lại
và tự viết vào vở.
Ví dụ 4: Tơi hướng dẫn viết chữ A hoa như sau:
- Đặt bút giữa ô li trên đường kẻ 1. Viết nét cong trái như chữ c,
cao 1 ô rộng 1 ô đến cuối chữ c lượn sang ô bên, đưa lượn phải
lên trên đến vị trí cao 2,5 đơn vị tới đường kẻ dọc xổ thẳng theo
đường kẻ dọc chạm đường kẻ đậm rồi móc lên dừng bút ở 1/2
đơn vị chữ.
- Viết nét lượn ngang chia đôi chiều cao chữ.
c. Hướng dẫn viết chữ:
Tôi hướng dẫn kỹ học sinh từng động tác, từng kỹ năng:



6
* Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng khơng tì ngực vào bàn, vai
thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 25cm – 30cm.
Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái.
* Cách để vở: Vở để hồn tồn trên mặt bàn, để mở khơng gập đơi, hơi
nghiêng lên trên về phía bên phải khoảng 150.
* Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Ngón giữa ở dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía ngồi, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón
tay. Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay.
* Khi viết: Bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 450
nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp
xuống.
+ Sau này, khi học sinh đã nắm được cách ngồi viết đúng tư thế tránh hình
thức dạy khơ cứng tơi thay cách nhắc nhở tư thế ngồi viết đó bằng cách vừa viết
bài vừa nghe một bài hát “Nét chữ nết người” trong các tiết học phù hợp, lời bài
hát này cũng nhắc nhở tư thế viết, cách viết.
+ Tôi quy ước cho học sinh nắm được các đường kẻ, các nét cơ bản, vị trí
các dấu thanh và chữ số cách viết liền mạch, sau đó:
+ Hướng dẫn cách viết trên bảng con, vở Tập viết.
+ Hướng dẫn học sinh viết bài Chính tả và cách trình bày theo từng thể loại
+ Hướng dẫn tập tô, tập viết chữ hoa
+ Hướng dẫn kĩ thuật viết đẹp.
+ Hướng dẫn cách viết độ cao, độ rộng của các số từ 0 đến 10.
Trong tất cả các giờ học tôi luôn quan tâm sát sao chữ viết đến từng đối
tượng học sinh, đặc biệt nhóm học sinh cần được giúp đỡ . Đối với học sinh chưa
biết viết tôi rèn cho học sinh biết cách cầm bút và viết chữ, chưa cần đúng quy
định. Đối với những học sinh viết được nhưng viết chưa đúng tơi rèn cho viết đúng
và nhóm học sinh cần được bồi dưỡng thì tơi rèn viết đẹp. Ngồi ra cịn phối kết
hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phụ huynh để giúp đỡ các em.
d. Đánh giá, nhận xét học sinh.

- Việc đánh giá học sinh có vai trị rất quan trọng tơi đã cho học sinh tự nhận
xét bài viết của mình; học sinh nhận xét bài của bạn sau đó giáo viên nhận
xét học sinh, giáo viên đánh giá trên sự tiến bộ của học sinh và đặc biệt không so
sánh học sinh này với học sinh khác. Ngồi ra, tơi cịn khích lệ động viên tinh thần
các em bằng những câu thơ, những bài vè ngắn tạo hứng thú cho học sinh.
Bước 3: Tổ chức cho lớp tham gia các phong trào thi đua; Áp dụng mơ
hình trường học hạnh phúc, tổ chức các buổi ngoại khóa, nhằm tạo tinh thần
tốt trong việc rèn luyện chữ viết.
Năm học 2020 – 2021 ngành giáo dục cả nước ta đang hướng tới xây dựng
trường học hạnh phúc. Trường tiểu học Nguyễn Trãi cũng đang dần từng bước xây
dựng trường học hạnh phúc để tạo cho các em khơng khí khi đến trường được sống
trong tình u thương, an tồn và được tơn trọng. Học sinh cảm thấy có hứng thú với
những giờ học khơng có áp lực căng thẳng, mệt mỏi và được thỏa sức hịa đồng với
bè bạn tơi đã áp dụng mơ hình trường học hạnh phúc để học sinh có động tơi tổ chức
các buổi hoạt động ngoại khóa, tổ chức sinh nhật tập thể theo tháng để học sinh được


7
vui vẻ giao lưu, tinh thần sảng khoái thúc đẩy việc học tập, đam mê luyện chữ. Phong
trào thi đua: “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” do khối lớp hay nhà trường tổ chức cũng
luôn được tôi quan tâm sát sao. Những việc làm trên có sự lan tỏa rộng rãi trong nhân
dân và được phụ huynh học sinh hết sức tin tưởng.
2.2.4. Điều kiện để thực hiện:
+ Đối với giáo viên:
- Tôi luôn nghiên cứu kĩ bài dạy và phương pháp dạy theo hướng đổi mới,
sát đối tượng học sinh. Trước khi lên lớp tơi chuẩn bị máy tính, máy chiếu kiểm tra
trước khi sử dụng.
- Sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương những bài viết đẹp của
giáo viên, học sinh.
- Cơ sở vật chất: Phòng học sạch đẹp thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi

đúng quy định.
+ Đối với học sinh: Đầy đủ đồ dung học tập, chọn loại bút, giấy, phấn, mực
bảng phù hợp.
2.2.5. Tính mới của giải pháp:
+ Đối với giáo viên: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;
đổi mới việc nhận xét khuyến khích học sinh bằng các cách sau đây: Từ học kỳ 2
của lớp 1 tôi tiến hành cho học sinh phải tự nhìn mẫu của giáo viên hoặc học sinh
quan sát mẫu trên video để nhận ra được độ cao, độ rộng và cách viết, khai thác
triệt để năng lực của các em trên tinh thần ghi nhớ lâu, ghi nhớ sâu, giảm áp lực
phải giảng giải cho học sinh đối với giáo viên. Học sinh còn được nghe nhạc trong
các giờ luyện viết phù hợp. Việc nhận xét bài trên tinh thần khuyến khích động
viên học sinh đơi lúc cịn được thay đổi bằng câu thơ, bài vè ngắn. Ngồi ra việc áp
dụng mơ hình trường học hạnh phúc cũng tạo cho các em có tinh thần tốt thúc đẩy
hăng say rèn luyện chữ viết. Đây là việc làm mà mới có ít giáo viên thực hiện. Khi
giáo viên đổi mới cách dạy, cách đánh giá làm cho sinh vô cùng hứng thú mà lại
thu được hiệu quả như mong muốn.
+ Đối với học sinh: Khi áp dụng biện pháp này tôi đã tạo cơ hội cho các em
được học tập, được tiếp cận với chữ viết theo sự nhận thức tự phát triển năng lực
với một tinh thần sáng tạo, hứng thú, đam mê với việc rèn luyện chữ viết.
3. Khả năng áp dụng của biện pháp.
Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục học sinh tơi trình bày ở trên là một biện pháp rất dễ áp dụng, phù hợp với tình
hình thực tế của nhiều đơn vị trường. Biện pháp này đã áp dụng cho học sinh
trong đơn vị trường Tiểu học Nguyễn Trãi, học sinh tiểu học trong toàn địa bàn
thành phố và có thể áp dụng được đối với các trường tiểu học trong toàn tỉnh.
Giải pháp này sẽ giúp giáo viên giảm áp lực, căng thẳng, giải quyết gần triệt
để tình trạng học sinh viết chưa đúng và tăng số lượng học sinh viết đẹp theo cách
học tiếp cận phát triển năng lực, hiệu quả thu về được như mong muốn.
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
biện pháp.



8
- Sau khi áp dụng biện pháp nêu trên học sinh có kết thu về quả rất khả
quan: Học sinh hứng thú với rèn chữ, các em viết đều nét hơn, bài viết sạch đẹp
hơn, tỉ lệ viết đúng,viết đẹp của học sinh cũng nâng lên rõ rệt.
So sánh kết quả khảo sát từ đầu tháng 9/2021 đến cuối tháng 1/2022 tại ba
lớp1E,1G,1H trong năm học 2021-2022:
Thời điểm
khảo sát

Tháng
9/2021
Tháng
1/2022

Lớp
khảo sát

TS HS

1E
1G
1H
1E
1G
1H

42
42

43
42
42
43

Xếp loại
Viết đúng
Viết đẹp
SL
%
SL
%

Chưa đúng
SL
%

17
16
17
20
19
21

20
21
22
2
3
2


40,5
38,1
39,5
47,6
45,3
48,9

5
5
4
20
20
20

11,9
11,9
9,7
47,6
47,6
46,5

47,6
50,0
50,8
4,8
7,1
4,6

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

Trình
Năm Nơi cơng Chức
độ
Nội dung
TT
Họ và tên
sinh
tác
danh chuyên
công việc hỗ trợ
môn
Trường TH Giáo
Áp dụng vào giảng dạy
1 Nguyễn Thị Hòa 1979
Đại học
Nguyễn Trãi viên
thực tế tại lớp 1E
Trường TH Giáo
Áp dụng vào giảng dạy
2 Bùi Thị Minh
1975
Đại học
Nguyễn Trãi viên
thực tế tại lớp 1H
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Thường xuyên quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
dạy học. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của
giáo viên và học sinh. Như: bàn ghế đúng kích thước phù hợp với mọi đối tượng

học sinh; phòng học đủ ánh sáng, thống khí, …
- Hàng năm nên tổ chức hội thảo và dạy chuyên đề tập viết.
- Tăng cường phát động phong trào thi đua Giữ vở sạch - viết chữ đẹp để
giáo viên và học sinh có ý thức rèn luyện và phấn đấu.
- Ban giám hiệu kiểm tra vở viết của học sinh thường xuyên, định kì để đánh
giá thi đua xếp loại chữ viết của từng lớp, từng học sinh.


9
* Đối với giáo viên:
- Mỗi giáo viên phải biết sử dụng và lựa chọn linh hoạt các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học.
- Phải có kỹ năng truyền đạt.
- Có đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp, biết cách sử dụng.
- Tôn trọng sự phát triển tự do của học sinh, định hướng cách học cho các em.
- Thường xuyên quan tâm, thương yêu, ân cần dạy bảo và có biện pháp giáo
dục phù hợp với các em.
- Thường xuyên tự rèn luyện chữ viết của bản thân.
- Khi thực hiện các thao tác viết chữ mẫu trên bảng, giáo viên không viết
nhanh, viết ẩu, viết thiếu nét mà chữ viết phải chuẩn, đẹp, rõ nét. Vì đây là lứa tuổi
thường hay bắt chước (thầy cô viết đẹp thì trị mới viết đẹp). Khi kiểm tra - nhận
xét chữ viết trong vở, giáo viên cần chỉnh sửa đúng, chính xác, tránh tình trạng qua
loa, đại khái và đặc biệt chú trọng luyện viết theo luật chính tả.
- Trong giờ dạy, giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh và cần
có những câu hỏi thích hợp cho từng đối tượng học sinh giúp các em đều có thể
phát biểu được. Phần luyện tập theo nhóm, giáo viên cần lựa chọn nội dung phù
hợp theo từng nhóm, ln kích thích hứng thú học tập, thi đua của từng nhóm (cần
có các dạng bài tập theo từng trình độ khác nhau) giúp các em phát huy tính sáng
tạo. Song bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh
nhằm đề ra biện pháp tối ưu trong việc giáo dục học sinh ở trường cũng như ở nhà.

- Giáo viên gần gũi, yêu thương các em. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời
những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc “Rèn chữ - Giữ vở” nhằm khích
lệ và phát huy tính tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Để giúp học sinh khắc phục những nhược điểm, người giáo viên phải kiên
trì nhẫn nại, tận tình trong cơng việc.
Điều kiện cần của giáo viên là:
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng: Tư thế ngồi, cách cầm bút,…
Hướng dẫn học sinh sử dụng khoa học các đồ dùng học tập của các em. Rèn
viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ cái.
Chữ viết mẫu của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng để dạy học
sinh viết đúng, đẹp.
Giáo viên phải nắm vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1.
Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn chữ viết cho học sinh và
tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Giáo viên phải đổi mới và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
* Đối với học sinh:
- Các em học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập
và rèn luyện.


10
- Rèn cho mình thói quen ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút đúng.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: Bút mực, bảng con, phấn, vở, …
- Cần có ý thức rèn luyện chữ viết một cách nghiêm túc, say mê và thường xuyên.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để hướng dẫn
nhắc nhở con em mình có ý thức luyện viết ở nhà.
8. Tài liệu kèm theo:
Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Tôi cam kết những nội dung trong báo cáo trên là do tơi tự đúc rút qua q
trình giảng dạy của bản thân. Nếu có gian dối hoặc khơng đúng sự thật trong báo
cáo, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Thanh Hương
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………



×