Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tăng cường sử dụng thí nghiệm trực quan trong dạy học vật lý phần nhiệt học tại trường thcsthpt púng luông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.99 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS&THPT PÚNG LUÔNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Vật lý)

TÊN SÁNG KIẾN
"TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRỰC QUAN TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN NHIỆT HỌC TẠI TRƯỜNG THCS&THPT
PÚNG LUÔNG"

Tác giả: Đinh Thị Phương Dun
Trình độ chun mơn: Cử nhân Sư phạm Vật lý.
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Púng Luông

Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022.
1


2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Tăng cường sử dụng thí nghiệm trực quan trong dạy
học Vật lý phần Nhiệt học tại trường THCS&THPT Púng Luông"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong chương
trình giảng dạy Vật lý (cơ bản) khối lớp 10 THPT.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Được áp dụng trong dạy học Vật lý phần
Nhiệt học cho đối tượng học sinh khối lớp 10 trường THCS&THPT Púng Luông.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 28 tháng 01 năm 2020


đến ngày 18 tháng 01 năm 2022.

5. Tác giả:
Họ và tên: Đinh Thị Phương Duyên
Năm sinh: 1988
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Vật lý
Chức vụ công tác: Giáo viên - Bí thư Đồn trường.
Nơi làm việc: Trường THCS&THPT Púng Luông.
Địa chỉ liên hệ: Tổ 4, thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0978378418
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Đối tượng học sinh đang sinh sống và học tập tại vùng xa, vùng sâu như
học sinh tại địa bàn huyện Mù Cang Chải, các em còn nhiều thiếu thốn và thiệt
thòi do điều kiện tiếp xúc và trải nghiệm với khoa học và kĩ thuật còn hạn chế.
Những kiến thức khoa học tự nhiên mà các em được nghiên cứu chủ yếu qua
những bài học trên lớp cùng thầy cô, tài liệu chủ yếu là sách giáo khoa, nhiều hiện
tượng Vật lý mô tả bằng các thuật ngữ khoa học trừu tượng và khó hiểu với học
sinh.
Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học thơng minh, đồ dùng phịng học bộ môn
Vật lý ở đơn vị trường THCS&THPT Púng Luông còn nhiều thiếu thốn do các
thiết bị đã cũ, hỏng, khơng đồng bộ nên thực hiện các thí nghiệm cũng gặp nhiều


3
khó khăn; học sinh ít có điều kiện quan sát các hiện tượng, tiếp xúc với thí nghiệm
thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học, khơng có điều kiện
được trực tiếp tiến hành thí nghiệm, khiến học sinh lúng túng khi sử dụng các
dụng cụ thí nghiệm thực hành; Học sinh bị hạn chế về tính thực nghiệm trong
nghiên cứu nên ít hứng thú với bộ môn Vật lý, ghi nhớ bài học máy móc. Những

hiểu biết về vật lý và khoa học tự nhiên chỉ dừng lại trong sách vở và bài giảng
của cô trên lớp, dẫn dến học sinh thụ động, nhanh qn kiến thức và khơng có
thói quen vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Khai thác sử dụng thí nghiệm trực quan, thực hành bằng những dụng cụ do
giáo viên và học sinh tự chuẩn bị, tự thiết kế trong dạy học Vật lý theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh tại trường THCS&THPT Púng Lng.
Với mục đích tăng cường tính trực quan và hiệu quả khi sử dụng thí nghiệm,
thực hành trong dạy học giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc, quan sát, sáng tạo,
tự chuẩn bị dụng cụ và trực tiếp thực hiện thí nghiệm, thực hành để nâng cao năng
lực thực hành, sáng tạo của học sinh trong nghiên cứu, khắc sâu kiến thức cơ bản
và rèn luyện cho học sinh có thói quen và kĩ năng vận dụng kiến thức vật lý để
giải thích những hiện tượng vật lý đơn giản, biết ứng dụng trong đời sống và giải
quyết những vấn đề thực tiễn. Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sự
hạn chế về trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
2.2. Nội dung giải pháp:
Nội dung giải pháp: Trình bày các bước, các giải pháp tăng cường thiết
kế, sử dụng thí nghiệm trực quan trong dạy học phần Nhiệt học tại trường
THCS&THPT Púng Luông theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đề ra những
giải pháp trong việc khắc phục khó khăn cơ sở vật chất, sự thiếu thốn đồ dùng dạy
học thí nghiệm, thực hành tại đơn vị trường.
Cách thức thực hiện:


4
* Giải pháp 1. Tăng cường thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan trong dạy học phần Nhiệt học - Vật lý 10 (Cơ bản)
Bước 1: Xây dựng kế hoạch sử dụng thí nghiệm trực quan tự thiết kế.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt trong chương

trình vật lý THPT để xác định mục tiêu bài học.
- Dựa trên mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng kế hoạch giáo dục, kế
hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm trực quan phục vụ cho nội dung dạy và học phù
hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị nhà trường.
Ví dụ: Trong năm học 2020 - 2021, khi giảng dạy kiến thức phần Nhiệt
học (Vật lý lớp 10), kế hoạch bài dạy có sử dụng thí nghiệm trực quan bằng đồ
dùng tự thiết kế, tự chuẩn bị như sau:
STT

1

Tiết
PPCT

48

Tên bài

ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG

Bài 28. Cấu tạo

TN1: 200g Đường ăn/muối tinh; 02 cốc

chất. Thuyết động

thủy tinh; 01 chiếc thìa inox; Bình đựng

học phân tử chất
khí


nước sơi và nước để nguội
TN2: 01 quả trứng đã luộc chín và 01 quả
trứng chưa luộc.
TN1: Một số xilanh có chứa pit-tơng (cỡ 10-

2

49

Bài 29. Q trình

20 ml); 01 quả bong bóng

đẳng nhiệt. Định

TN2: 01 lọ nhựa trong suốt có nắp đậy kín

luật Bơi-lơ Ma-ri-

(nắp được khoét 02 lỗ nhỏ để đặt phễu và

ốt

ống hút), 01 phễu rót nước, 02 ống hút, 01
bình đựng nước.

Bài 30. Q trình
3


50

đẳng tích. Định
luật Sac-lơ

TN1: 01 chai thủy tinh (hoặc nhựa) trong
suốt có miệng nhỏ; 01 quả trứng đã luộc đã
bóc vỏ; bật lửa; 01 chai cồn y tế; Bơng gịn
và que gắp


5
TN2: 02 chai nước suối; 01 quả trứng đã
luộc đã bóc vỏ; Bật lửa và một ít giấy ăn
TN1: 01 quả bóng bàn bị bóp méo (nhưng
khơng bị thủng); 01 quả bóng bàn mới; 02
cốc (bát) thủy tinh, miệng rộng; 01 thìa
Bài 31. Phương
4

51-52

inox; Nước mát; Nước sơi

trình trạng thái khí TN2: 01 chai nhựa đựng nước suối; 01 quả
lý tưởng

bóng bay cỡ vừa; 02 bát (cốc) đựng nước;
Nước mát; Nước sôi
TN3+4: 01 đĩa nhựa chứa nước; 01 đồng xu;

01 ngọn nến nhỏ; 01 cốc thủy tinh

5

55

Bài 32. Nội năng

- 01 đồng xu (kim loại)

và sự biến thiên

- 01 Cốc thủy tinh

nội năng

- Nước sôi
- 01 quả cầu sắt nhỏ, gắn vào que cầm bằng

6

59

Bài 36. Sự nở vì
nhiệt của vật rắn

gỗ
- 01 vịng kim loại có đường kính trong đủ
để thả quả cầu sắt đi qua ở nhiệt độ thường
- 01 ngọn nến; 01 bật lửa; 01 cốc nước mát

TN1: 02 khung dây đồng uốn thành vịng
trịn, hình chữ nhật; 01 cuộn chỉ; 01 ống hút

Bài 37. Các hiện
7

61

tượng bề mặt của
chất lỏng

nhỏ; 01 khay nhựa đựng nước; dung dịch xà
phòng
TN2: 01 bát thủy tinh (miệng rộng); bột hạt
tiêu đã được xay mịn; dung dịch xà phòng
TN3: 01 xi lanh chứa nước (cỡ 10ml); 01 lá
rau khoai môn; 01 chiếc đĩa nhỏ


6
TN4: 02 ống hút bằng nhựa có đường kính
trong to, nhỏ khác nhau; 03 cốc thủy tinh;
Nước màu, nước suối không màu; Giấy ăn

8

66

Bài 38. Sự chuyển
thể của các chất


- 02 cốc thủy tinh
- một vài viên đá lạnh
- nước sôi

Bước 2: Thiết kế phương án tổ chức thực hiện
- Xác định mục tiêu
Tùy vào mục đích sử dụng thí nghiệm trong bài học, và dựa trên kế hoạch
giáo dục, kế hoạch sử dụng thiết bị đã xây dựng, căn cứ điều kiện cơ sở vật chất,
đồ dùng dạy học bộ môn thực tế tại đơn vị nhà trường, năng lực học sinh để lựa
chọn các thí nghiệm trực quan trong dạy học đơn giản, phù hợp với mục tiêu kiến
thức, năng lực cần đạt của học sinh. Từ đó xây dựng phương án tổ chức hoạt động
dạy học theo hướng tăng cường sử dụng thí nghiệm dạy học trực quan.
Việc xác định kiến thức phù hợp với dạy học có sử dụng thí nghiệm trực
quan, được dựa trên những vấn đề sau:
+ Các TNTQ giúp GV giải quyết vấn đề gì?
+ Các TNTQ giúp HS nhận thức vấn đề gì?
+ Sử dụng phối hợp các TNTQ trong giai đoạn nào của tiến trình dạy học?
- Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện
Cần phải xây dựng một kế hoạch hồn chỉnh và kiểm tra lại tính logic, đầy
đủ về nội dung, đảm bảo yêu cầu cần đạt của HS. Tùy thuộc vào đối tượng HS và
điều kiện cụ thể để có sự điều chỉnh phù hợp.
Kế hoạch bài dạy cần đảm bảo những yêu cầu sau:
I. Mục tiêu của bài học:
- Nêu rõ các yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất.
- Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể có thể lượng hóa được.
II. Thiết bị dạy học và học liệu


7

- GV cần chuẩn bị các thiết bị DH: dụng cụ TN, tranh ảnh, mơ hình, các
phương tiện trực quan và tài liệu DH cần thiết.
- GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài học như: soạn bài, chuẩn bị tài liệu và
đồ dùng học tập cần thiết.
- Xây dựng phiếu học tập có nội dung định hướng về yêu cầu, hướng dẫn tổ
chức các hoạt động trong tiến trình dạy học
III. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động (mở đầu)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
.................
Hoạt động 3: Vận dụng
Hoạt động 4: Mở rộng - giao nhiệm vụ về nhà.
Bước 3. Tổ chức thực hiện các thí nghiệm trực quan bằng đồ dùng sinh
hoạt sẵn có, dễ kiếm, dễ thực hiện.
GV nghiên cứu và chuẩn bị đồ dùng cần thiết, hoặc giao nhiệm vụ tự chuẩn
bị đồ dùng cho HS thơng qua nhiệm vụ nhóm. Tùy theo điều kiện về thời gian, số
thí nghiệm được tiến hành để phân nhóm và giao nhiệm vụ chuẩn bị đồ dùng hợp
lý, tạo điều kiện để tất cả HS được tham gia vào quá trình chuẩn bị, thực nghiệm
và giải quyết yêu cầu kiến thức cần đạt của bài học.
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu nội dung Bài 29. Q trình đẳng nhiệt, định luật
Bơi-lơ - Ma-ri-ốt. Để tìm mối quan hệ của các thông số trạng trái của khối khí
trong q trình đẳng nhiệt, bố trí các thí nghiệm đơn giản sau:
Thí nghiệm 1. Thí nghiệm q trình đẳng nhiệt 1
Chuẩn bị:
- 01 xilanh có chứa pit-tơng
Tiến hành TN:
Ấn đẩy pit-tông trong xilanh
trong hai trường hợp: để hở một

Hình 1. Ấn đẩy pit-tơng trong xi lanh



8
đầu xilanh và dùng ngón tay bịt kín
đầu xilanh.
Thí nghiệm 2. Thí nghiệm q trình đẳng nhiệt 2
Chuẩn bị:
- 01 ống xilanh loại lớn cỡ 20 ml;
- 01 quả bong bóng đã được thổi có
đường kính nhỏ.
Tiến hành TN: Đặt quả bong bóng
nhỏ vào trong ống xilanh. Hút
khơng khí vào ống, dùng đầu ngón
tay bịt kín miệng xilanh. Khi ấn
pit-tơng xuống thì thấy quả bong
bóng xẹp lại. Khi kéo pit-tơng lên
thì thấy quả bong bóng phình to ra.

Hình 2. TN với quả bong bóng trong
ống xilanh

Ví dụ 2: Khi nghiên cứu bài 31. Phương trình trạng thái khí lí tưởng: Để
HS được thực nghiệm khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa các đại lượng áp suất, thể
tích, và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng nằm trong cân bằng nhiệt
động lực học và ước lượng sự thay đổi các thơng số trạng thái của khối khí trong
các điều kiện khác nhau, sử dụng các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1. Thí nghiệm phương trình trạng thái của khí lí tưởng 1
Chuẩn bị:
- 01 quả bóng bàn bị bóp
méo (nhưng khơng bị

thủng);
- 02 bát đựng nước;
- 01 thìa inox;
- Nước mát;
- Nước sơi.

Hình 3. Thí nghiệm với quả bóng bàn


9
Tiến hành TN: Dùng tay bóp méo quả bóng bàn. Sau đó, đưa quả bóng bàn vào
bát đựng nước mát, hình dạng quả bóng bàn vẫn khơng có gì thay đổi. Tiếp tục
đưa quả bóng bàn vào bát đựng nước sơi. Dùng thìa đảo nhẹ và vớt quả bóng bàn
lên, lúc này quả bóng bàn đã phồng lên, và trở lại hình dạng ngun vẹn như ban
đầu.
Thí nghiệm 2. Thí nghiệm phương trình trạng thái khí lí tưởng 2
Chuẩn bị:

Tiến hành TN: Gắn quả bóng chưa được thổi

- 01 chai nhựa;

căng vào miệng chai nhựa. Nhúng chai vào

- 01 bóng bay cỡ vừa;

bát đựng nước nóng và quan sát quả bóng bị

- 02 bát đựng nước;


phồng lên. Sau đó nhúng vào bát nước lạnh

- Nước nóng; Nước mát.

thì quả bóng lại xẹp lại như ban đầu.

Hình 4. Các bước của TN thổi phồng quả bóng bằng nước nóng
Thí nghiệm 3. Thí nghiệm phương trình trạng thái của khí lí tưởng 3
Chuẩn bị:

Tiến hành TN: Thả đồng xu vào trong đĩa có nước.

- 01 đĩa chứa nước;

Đặt cây nến nhỏ đã được thắp sáng vào trong đĩa.

- 01 đồng xu;

Sau đó úp chiếc cốc lên ngọn nến, nến sẽ tắt đi và

- 01 ngọn nến nhỏ;

nước trong cốc dâng cao lên từ từ. Lúc này có thể lấy

- 01 cốc thuỷ tinh.

đồng xu ra khỏi đĩa mà tay khơng bị dính nước.

Hình 5. Thí nghiệm lấy đồng xu ra khỏi nước



10
* Nhận xét: Từ thí nghiệm trực quan, đồ dùng thí nghiệm chuẩn bị từ dụng
cụ đơn giản, dễ kiếm, thí nghiệm dễ làm và thường cho kết quả cao, khả thi, khơng
mất thời gian, khơng địi hỏi khắt khe về điều kiện cơ sở vật chất, khơng địi hỏi
kĩ năng thực hành đặc biệt. HS được trực tiếp tham gia vào thực nghiệm, thực
hành để khám phá, tự kiểm tra và rút ra những quy luật biến đổi chung của các sự
vật, hiện tượng đã gây hứng thú, khởi động tư duy và trả lời câu hỏi liên quan giữa
kiến thức và thực tế, đồng thời nâng cao kĩ năng thực nghiệm thực hành và từ đó
nảy sinh mong muốn được tự thực hiện nhiều thí nghiệm về các hiện tượng vật lý
nói riêng và khoa học nói chung, góp phần bồi dưỡng năng lực và phương pháp
thực nghiệm vật lý cho học sinh, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển tư duy khoa
họctạo tình huống cho bài học, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu hơn hiện tượng và
từ đó khắc sâu kiến thức, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức trong cuộc
sống và thực tiễn.
* Điều kiện cần thiết để áp dụng:
- Theo yêu cầu bài học, cần lựa chọn phương án thí nghiệm đơn giản, hiệu
quả cao, đồ dùng dễ kiếm, dễ sưu tầm.
- Các dụng cụ thí nghiệm phải dễ thu thập, gần gũi với học sinh.
- Xây dựng các thí nghiệm tự tạo, tự làm cần đơn giản, dễ thực hiện, có độ
chính xác cao. Giáo viên cần đảm bảo về độ thành cơng của thí nghiệm để thực
hiện mục tiêu đề ra.
- Một số thí nghiệm rất dễ quan sát về mặt định tính nhưng mặt định lượng
giáo viên cần phải hướng dẫn thêm.
* Giải pháp 2: Tích cực sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học
theo hướng phát triển năng lực học sinh
Với những bài thí nghiệm thực hành có yêu cầu chuẩn bị đồ dùng phức tạp,
thời gian tổ chức biểu diễn thí nghiệm, thực hành mất nhiều thời gian, kết quả thu
được sau một quá trình thực hiện nhiều bước, nhiều thao tác. Hoặc do dụng cụ
không đủ để tổ chức thực hiện thí nghiệm, thực hành, kết quả khơng chính xác.

Nên sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học, khai thác tài liệu, lựa chọn, sử


11
dụng những hình ảnh, video, được cung cấp, chia sẻ trên internet về thí nghiệm
Vật lý để kết hợp chung với bài giảng điện tử.
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu bài 30.
Q trình đẳng tích, định luật Sac-lơ:
Trong hoạt động hình thành kiến thức
Định luật Sac-lơ, có thể sử dụng thí
nghiệm ảo được tạo bởi slide minh họa
mối quan hệ giữa p và T để làm rõ mối
quan hệ p tỉ lệ thuận với T và tỷ số p
T

Hình 6. TN khảo sát định luật Sac-lơ

là hằng số.

Ví dụ 2: Khi nghiên cứu bài 36. Sự nở vì nhiệt của vật rắn: Để HS thấy rõ
tính chất nở dài, nở khối của vật rắn, sử dụng video thí nghiệm (sưu tầm) kết
hợp bài dạy CNTT để minh chứng cho HS về sự nở dài, nở khối và ứng dụng
của sự nở vì nhiệt của vật rắn.

Hình 7. Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của vật rắn
* Nhận xét: Sử dụng slide, hình ảnh, video thí nghiệm ảo, thí nghiệm thực
hành trên mạng internet để hỗ trợ phương pháp dạy học trực quan do thiếu thiết
bị, đồ dùng và điều kiện tiến hành thí nghiệm. Sử dụng chung với bài giảng điện
tử nhằm nâng cao hiệu quả học tập, mang tính an toàn, tiết kiệm thời gian mà vẫn
đem lại hiệu quả cao trong những tiết học với mục đích vừa áp dụng công nghệ

thông tin cho bài dạy, vừa sử dụng thí nghiệm, thực hành để tạo tình huống học
tập, kiểm chứng, chứng minh hoặc để củng cố, vận dụng.


12
* Điều kiện cần thiết để áp dụng:
- Giáo viên cần có trình độ tin học tốt, sử dụng thành thạo các thiết bị dạy
học.
- Cần lựa chọn những đường link, sử dụng hình ảnh, thí nghiệm ảo, video
thí nghiệm thực hành đảm bảo chất lượng giáo dục, có thao tác rõ nét giúp học
sinh quan sát rõ, dễ dàng nhận biết các dụng cụ được sử dụng, cách thức tiến hành,
kết quả và hiệu quả thu được từ thí nghiệm.
- Cần nghiên cứu, trao đổi chuyên môn để nghiên cứu mục đích, các điều
kiện về yêu cầu giáo dục từ đó thiết kế, lựa chọn những bài dạy có ứng dụng cơng
nghệ thơng tin cần thiết, phù hợp, có khả năng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
2.3. Tính mới của giải pháp
- Khắc phục sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tại đơn vị nhà
trường.
- Giúp tăng cường khả năng quan sát, khai thác những năng lực sẵn có của
học sinh thơng qua dạy học sử dụng thí nghiệm thực hành. Phát triển năng lực cho
học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh.
- Thông qua việc tự chuẩn bị và thiết kế đồ dùng thí nghiệm và trực tiếp
tham gia vào thực nghiệm, thực hành để khám phá, tự kiểm tra và rút ra những
quy luật biến đổi chung của các sự vật, hiện tượng đã gây hứng thú, khởi động tư
duy, tạo tình huống cho bài học, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu hơn hiện tượng
và từ đó khắc sâu kiến thức, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức trong cuộc
sống và thực tiễn, góp phần tạo điều kiện cho các em được tìm tịi, nghiên cứu,
suy luận và thỏa sức sáng tạo, thiết kế ra những đồ dùng thí nghiệm có tính thẩm
mĩ cao, hiệu quả.
- Tăng cường sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy giúp khắc phục những

hạn chế về mức độ “nhớ, hiểu” kiến thức trên lớp, việc vận dụng, phân tích, sáng
tạo kiến thức của học sinh trong phương pháp dạy truyền thống. Tạo cho học sinh
những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện
vật đang học hay đồ dùng, thí nghiệm trực quan minh họa.


13
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp phù hợp áp dụng tại đơn vị trường THCS&THPT Púng Luông
và những trường THPT ở các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiếu
trang thiết bị dạy học hiện đại, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm đặc thù bộ
mơn Vật lý.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp.
Khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến vào giảng dạy phần kiến thức
Nhiệt học Vật lý 10 (Cơ bản) tại trường THCS&THPT Púng Luông, từ năm học
2019-2020 đến nay đã góp phần khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện
thiết bị thí nghiệm, thực hành và tình trạng nghèo nàn trang thiết bị dạy học tiên
tiến của nhà trường. Các tiết học trở nên sơi nổi, tích cực và cải thiện tình trạng
dạy học thiếu trực quan, thiếu đồ dùng thiết bị dạy học bộ mơn. Học sinh đã có
sự hứng thú với bộ mơn Vật lý, các em tích cực hơn trong trao đổi, thảo luận,
nghiên cứu và hình thành kiến thức mới. Khi vận dụng các kiến thức được học
vào giải quyết các tình huống gặp phải trong thực tiễn, các em khơng cịn lúng
túng, mạnh dạn hơn trong việc thảo luận, trình bày quan điểm để giải quyết những
vướng mắc của cá nhân trong học tập. Các em đã chủ động tìm hiểu, mạnh dạn
trao đổi, chủ động đặt vấn đề, đưa ra các tình huống thực tiễn liên quan đến bài
học và trao đổi trước lớp, trao đổi với giáo viên bộ môn cách giải quyết vấn đề
nghiên cứu.
Giải pháp sáng kiến đã giúp học sinh phát triển những năng lực như:
+ Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.

+ Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra được
các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong
học tập vật lý.


14
Kết quả học tập thông qua kiểm tra đánh giá các mức độ nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao đã được nâng lên rõ rệt, nhất là với những câu hỏi
thông hiểu, vận dụng.
Qua đánh giá kết quả học tập của học sinh trong năm học 2020-2021 giữa
nhóm đối chứng khơng áp dụng giải pháp sáng kiến và nhóm thực nghiệm áp dụng
giải pháp sáng kiến, kết quả cụ thể được tổng kết như sau:
Lớp

Đối chứng

10A3

39

10A1

42

Thực
nghiệm

Chất lượng giảng dạy


Tổng số

Nhóm

HS

Khá, giỏi

Trung bình

Yếu, kém

7

24

8

18,0 %

61,5 %

20,5 %

12

28

2


28,6 %

66,7 %

4,7 %

Qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy các dấu hiệu:
+ Việc chủ động trong nghiên cứu đã giúp HS nắm được những quy luật
biến đổi chung của các sự vật, hiện tượng giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu hơn
hiện tượng và từ đó khắc sâu kiến thức, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức
trong cuộc sống và thực tiễn. Hiểu và phân tích, giải thích được các hiện tượng
thực tế liên quan kiến thức đã được nghiên cứu.
+ Năng lực tự học, chủ động của học sinh được phát huy, mức độ tư duy
sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn trong hoạt
động nhận thức của HS nhóm thực nghiệm ln cao hơn nhóm đối chứng.
+ Các giá trị điểm trung bình của nhóm thực nghiệm ln có giá trị lớn hơn
nhóm đối chứng.
+ Điểm khá giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, số điểm
yếu kém của nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu


15
Trình
STT Họ và tên

Năm
sinh

Đơn vị


Chức

độ

danh

chun
mơn

Nguyễn

1

Thị Thúy

Mùa A

2

Phứ

1984

1987

THPT Mù

Giáo


Cang Chải

viên

THCS&THPT

Giáo

Púng Lng

viên

Nội dung
công việc
hỗ trợ
Tham gia áp

Đại học

dụng thử
sáng kiến
Tham gia áp

Đại học

dụng sáng
kiến

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

- Nhà trường cần khuyến khích GV tích cực tự nghiên cứu, sử dụng thí
nghiệm, thực hành trong dạy học. Tạo điều kiện để những giáo viên dạy giỏi, cốt
cán bộ mơn trong nhà trường tổ chức các tiết dạy có đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy năng lực, nâng cao sự chủ động, tích cực của học sinh nhằm chia sẻ
kinh nghiệm trong giảng dạy để đồng nghiệp có cơ hội học hỏi và rút kinh nghiệm.
- Tiếp tục duy trì các cuộc hội thảo chun mơn về đổi mới phương pháp
dạy học, giao lưu học hỏi trường bạn. Tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp
bồi dưỡng nhằm tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới và đổi mới trong
phương pháp giảng dạy.
- Tổ chuyên mơn cần khuyến khích, tổ chức đổi mới sinh hoạt chun mơn,
tích cực dự giờ, góp ý, trao đổi chun mơn, tích cực tổ chức hội thảo chun đề
giữa đồng bộ mơn và đồng nghiệp trong tổ để tìm ra giải pháp đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao trình độ chun mơn và đổi mới cho
tổ viên.
- Giáo viên cần tích cực trong tự bồi dưỡng, rèn luyện, tích cực nghiên cứu
đổi mới trong phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục tồn
diện. Tích cực trao đổi, nghiên cứu cùng đồng nghiệp, đồng môn để thiết kế, tự


16
làm đồ dùng dạy học, đổi mới cải tiến đồ dùng cũ hỏng, bổ sung các danh mục
thiết bị cho các tiết học thí nghiệm, thực hành… Cần nâng cao kĩ năng sử dụng
đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT, có năng lực tự thu thập thơng tin, có kiến thức
đa dạng và chuyên sâu.
- Học sinh cần tích cực, có ý thức trong thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tự
học, tự nghiên cứu.
8. Tài liệu gửi kèm: Không
III. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong sáng kiến là trung thực, đúng sự
thật, nếu sao chép và vi phạm bản quyền tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước

pháp luật.
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022.
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

Đinh Thị Phương Duyên


17



×