Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 82 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.44 KB, 34 trang )

Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………1
DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………….2
BẢN TÓM TẮT KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHSPUD………………..3.
NỘI DUNG…………………………………………………………………
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI………………………………………………………3
2.GIỚI THIỆU:…………………………………………………………….4
2.1 Hiện trạng nguyên nhân………………………………………………..4
2.2 Giải pháp thay thế………………………………………………………4
2.3 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu…………………………………………5
2.4 Vấn đề nghiên cứu……………………………………………………..5
2.5 Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………….5
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….6
3.1 Khách thể nghiên cứu…………………………………………………..6
3.2 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………….6
3.3 Quy trình nghiên cứu…………………………………………………..6
3.4 Đo lường……………………………………………………………….7
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………8
4.1 Mơ tả dữ liệu ,Phân tích dữ liệu ……………………………………….8
4.2 Bàn luận……………………………………………………………….9
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………..10
5.1 Kết luận
5.2 Khuyến nghị
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………10
7.PHỤ LỤC………………………………………………………………..11
7.1 Phụ lục 1: Minh họa bản đồ tư duy qua các bài học…………………...11
7.2 Phụ lục 2 : Đề bài kiểm tra trước và sau tác động (15’)………………22
7.3 Phụ lục 3: Bảng điểm lớp 8 (thực nghiệm và đối chứng)……………..24


7.4 Phụ lục 4: Bài kiểm tra của học sinh

DANH MỤC VIẾT TẮT
1.Bản đồ tư duy : BĐTD
2.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: NCKHSPUD
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 1


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc
tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học của Trường THCS Thị Trấn.
Người nghiên cứu: Trần Thị Mon
Đơn vị( trường, huyện): Trường THCS Thị Trấn, huyện Trảng Bàng.
Bước
1.Hiện trạng
Nguyên nhân

2.Giải pháp thay thế

3. Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu


4. Thiết kế

5.Đo lường
6.Phân tích dữ liệu

7. Kết quả

Giáo viên : Trần Thị Mon

Hoạt động
Hiện trạng: Học sinh chưa hứng thú trong học tập, chưa
biết khái quát, hệ thống hóa kiến thức bài học như thế
nào cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Nguyên nhân:
- Học sinh chưa xác định đúng động cơ học tâp đúng đắn.
- Học sinh dành nhiều thời gian trên mạng xã hội như
facebook, xem phim online và những trò chơi ở siêu
thị…hơn là thời gian để học bài.
- Giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh hệ thống
hóa kiến thức.
Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
Tiếng Việt lớp 8 nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong
học tập và biết hệ thống hóa kiến thức một cách có hiệu
quả.
- Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học liệu
có góp phần nâng cao kết quả học tập Tiếng Việt lớp 8
hay không?
- Tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ
góp phần nâng cao kết quả học tập Tiếng Việt lớp 8.
- Lựa chọn thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác

động với các nhóm tương đương.
- Mơ tả học sinh trong hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng.
- Thu thập dữ liệu về kiến thức qua bài kiểm tra.
- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra thực
hiện trước và sau tác động.
- Lựa chọn phép kiểm chứng T-test độc lập để so sánh
giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
- Tính độ lệch giá trị trung bình SMD.
- Hiệu quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa khơng?
- Nếu có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng thì sẽ góp phần nâng
cao sự hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8.

Trường THCS Thị Trấn

Trang 2


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

1.TĨM TẮT ĐỀ TÀI:
Ngành Giáo dục ln coi trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học để có
được hoạt động học tập chủ động tích cực , sáng tạo của học sinh. Thầy dạy học
lấy học sinh làm trung tâm trong môn Ngữ Văn sẽ đem lại hứng thú cho cả thầy lẫn
trò. Học trò được bộc lộ bản thân, được đánh giá ở nhiều phía, như vậy thầy sẽ hiểu
được thực chất về trị để từ đó có phương pháp thích ứng nhằm đem lại hiệu quả
cao trong dạy học. Mặt khác, chính sự đổi mới phương pháp sẽ tạo cho học sinh có
nề nếp làm việc khoa học và tự tin trong học tập. Vấn đề này đã được đề cập nhiều

lần trong các văn kiện đại hội Đảng, trong luật Giáo dục. Đặc biệt, văn bản số 242TB/TW ngày 15/04/2009 thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung Ương 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào
tạo đến năm 2020 chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ
bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo,
giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh”
Để phát huy được tính tự học của học sinh cần tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ
nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của
mình, được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm lĩnh tri thức.
Sử dụng BĐTD trong dạy học là một trong những đổi mới phương pháp dạy
học, bởi BĐTD là một hình thức ghi chép trong mạch tư duy của mọi người, cùng
một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một
cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi
người
.
Dạy và học môn Ngữ Văn nhất là môn Tiếng Việt, việc áp dụng BĐTD trong
dạy học rất phù hợp, rất thiết thực, giúp học sinh nhanh hiểu bài, khắc sâu kiến
thức hơn bởi hơn ai hết mỗi học sinh tự vẽ cho mình một BĐTD có nghĩa là học
sinh đã hiểu bài, đã biết hệ thống kiến thức bài học cho mình , các em đã biết bài
học đó có mấy ý chính, mỗi ý chính có mấy ý phụ được thể hiện qua các nhánh
trong bản đồ tư duy mà chính mình đã xây dựng. Đồng thời các em sẽ tự chọn màu
tự hồn thiện cho bản đồ của mình. Điều đó giúp cho học sinh hứng thú trước
thành quả của mình.
Qua phần trình bày trên tơi thấy phương pháp vẽ BĐTD được đánh giá cao
nhất góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn. Để thực hiện tốt vai trị giảng dạy sao
cho đạt hiệu quả của người giáo viên tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hứng
thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt 8 qua việc tăng cường sử dụng BĐTD
trong dạy học của trường THCS Thị Trấn “. Nghiên cứu được tiến hành trên hai
lớp 8/2 và 8/4 của trường THCS Thị Trấn.
Lớp 8/2 là lớp thực nghiệm và lớp 8/4 là lớp đối chứng. Cả hai lớp đều cùng
một giáo viên dạy. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy lớp

8/2 các tiết 27, 50, 53, 59, 79, 82, 86, 89 năm học 2013-2014. Lớp thực nghiệm đã
đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm trung bình (giá trị trung bình) thang đo
kết quả của lớp thực nghiệm là 7.61 của lớp đối chứng là 6.51 .Kết quả kiểm chứng
T-Test cho thấy p=0.0003 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng BĐTD trong
giảng dạy Tiếng Việt lớp 8 đã nâng cao hứng thú , phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng học tập có kết quả tốt đối với
phân mơn Tiếng Việt 8.
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 3


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

2.GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng, nguyên nhân.
Do các em học sinh tại địa bàn Thị Trấn nên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất
lượng học tập của học sinh. Ưu điểm là các em có đầy đủ điều kiện như : cha mẹ tạo
điều kiện tốt nhất cho học tập, không phải lam lũ phụ việc đồng áng như các em ở
vùng nơng thơn. Bên cạnh đó, đa phần là phụ huynh làm nghề bn bán ,gia đình lại ít
con , cha mẹ bận bươi chãi bán buôn chỉ cung cấp tiền bạc cho các em ăn học mà đôi
khi thiếu sự quan tâm đúng mức.Hơn nữa, thực tế hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin nhiều loại hình giải trí đã thu hút các em, khiến các em ham
chơi hơn ham học. Các em dành nhiều thời gian xem tivi, lang thang trên mạng
facebook, chơi game, xem phim online…hơn là học bài làm bài tập, đọc tài liệu tham
khảo. Chính vì thế chất lượng học Ngữ Văn nói chung và Tiếng Việt nói riêng có

chiều hướng giảm sút vì học sinh khơng say mê học tập, do các em mất căn bản từ
những lớp dưới, các em chưa có góc học tập cố định,chưa có động thái học tập đúng
đắn, vào lớp chưa chú ý nghe giảng bài, khả năng kết hợp quan sát nghe giáo viên
giảng để ghi vào vở, quan sát và sử dụng sách giáo khoa khơng hiệu quả. Ngun nhân
chính là do các em chưa xác định được động cơ học tập. Phụ huynh học sinh chưa thực
sự quan tâm tới việc học tập của con em mình do bận kế mưu sinh.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 8, tôi nhận thấy phần lớn các học
sinh khi nghe giảng bài trên lớp thì lơ là, khơng ghi chép bài học, có khi ghi chép thì
chỉ cắm cúi ghi vào tập của mình những gì thầy cơ cho ghi mà thôi, không chú ý nghe
giảng bài nên về nhà mở vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi khơng
hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức khơng thành hệ thống. Việc học tập như
vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động và cách học đó chưa đem lại hiệu
quả cao. Vậy làm thế nào để học sinh nắm bắt kiến thức được dễ dàng thuận tiện hơn?
“Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương pháp dạy
học tích cực”. Tơi đã hướng dẫn học sinh tự tìm tịi, lĩnh hội, hệ thống hóa kiến thức,
tôi áp dụng kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy( BĐTD) kết hợp những phương
pháp dạy học tích cực khác như: nêu vấn đề, phát vấn, kể chuyện, thuyết trình, trị
chơi, thảo luận nhóm, hay cho bài tập về nhà có kiểm tra thường xuyên để theo dõi
đôn đốc các em học tập tốt hơn, tôi thấy các em có chiều hướng thay đổi trong vấn đề
học tập của mình.
Việc tăng cường sử dụng BĐTD ngay vào việc giảng dạy để có thể thiết lập và
phát triển khả năng học tập chủ động và năng động của học sinh nhằm giúp cho các
em học tập tốt, làm bài tốt. Đây là phương pháp khả thi có thể góp phần giải quyết tận
gốc để nâng cao hiệu quả dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường THCS.
2.2 Giải pháp thay thế
Trong q trình giảng dạy tơi được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học tích
cực, trong đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt
là rất hợp lý, dễ vận dụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để thực hiện.
Chính vì thế tơi chọn giải pháp tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy
học Tiếng Việt lớp 8, nhằm giúp các em có được cái nhìn tổng thể về kiến thức và có

khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 4


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

2.3 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài :Chuyên đề nghiên cứu của tổ Ngữ
Văn trường THCS Thị Trấn : Chuyên đề: “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ
Văn” của cô Trần Thị Hảo.
2.4 Vấn đề nghiên cứu
- Việc tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 8/2, 8/4
có nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh hay không?
- Khi áp dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy có nâng cao kĩ năng tổng hợp kiến
thức bài học hay không?
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
- Sử dụng BĐTD sẽ nâng cao hứng thú và hiệu quả trong học tập.
- Khi sử dụng BĐTD sẽ rèn cho học sinh kĩ năng tổng hợp, ghi nhớ và biết hệ
thống hóa kiến thức bài học , chương học, phần học…

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn


Trang 5


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Khách thể nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS Thị Trấn, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh là đơn vị mà tôi đang công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi để tơi thực hiện
đề tài nghiên cứu KHSPUD (khoa học sư phạm ứng dụng).
-Đối với giáo viên: Tôi là giáo viên dạy lớp đã có nhiều năm cơng tác , ln có
lịng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong giảng dạy.Năm học 2013-2014 tôi được
nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ Văn ở hai lớp 8/2 và lớp 8/4.
-Đối với học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về thành phần , tỉ lệ, năng lực nhận thức được thể hiện ở bảng sau:
LỚP
8/2
8/4

TỔNG SỐ
39
37

NAM
21
20

NỮ
18

17

3.2 Thiết kế nghiên cứu
- Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8/2 là lớp thực nghiệm, lớp 8/4 là lớp đối chứng. Tôi ra
đề kiểm tra phần Tiếng Việt cho hai nhóm trước khi tác động. Kết quả kiểm tra cho
thấy điểm trung bình của hai nhóm khơng có sự khác biệt nhau. Do đó, tơi dùng phép
kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm
trước khi tác động.
- Bản kiểm chứng xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
5.97
5.94
P=
0.466
P= 0.466 >0.05 , từ đó ta kết luận sự chênh lêch điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng thiết kế nghiên cứu
Nhóm

KT trước tác động

Tác động
Tăng cường sử
Thực nghiệm
01
dụng BĐTD
Có sử dụng BĐTD
Đối chứng

02
nhưng
khơng
thường xun
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3.3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Lớp 8/4: lớp đối chứng giáo viên thiết kế bài dạy không
BĐTD .
- Lớp 8/2: lớp thực nghiệm giáo viên thiết kế các bài dạy
BĐTD.
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

KT sau tác động
03
04

thường xuyên sử dụng
thường xuyên sử dụng

Trang 6


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

* Tiến hành dạy thực nghiệm: thời gian tiến hành thực nghiệm theo phân phối chương
trình của Phịng GD-ĐT Trảng Bàng và theo thời khóa biểu trường THCS Thị Trấn

sắp xếp để đảm bảo tính khách quan.
Thứ ngày
Thứ Sáu
4/10/2013
Thứ
Ba
12/11/2013
Thứ
Năm
21/11/2013
Thứ
Sáu
29/10/2013
Thứ

15/12/2013
Thứ

22/12/2013
Thứ Tư
12/2/2014

Tiết
TKB

Tiết
PPCT

Tên bài dạy


1

27

Tình thái từ

1

50

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

1

53

Dấu ngoặc kép

2

59

Ôn luyện dấu câu

2

82

Câu cầu khiến


2

86

Câu cảm thán

1

89

Câu trần thuật

3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút về dấu câu tôi cho học sinh lớp
thực nghiệm và đối chứng thực hiện hai đề kiểm tra tương đương ở cùng một thời
điểm để kiểm tra độ tin cậy.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút về câu cầu khiến: tôi cho học sinh
lớp thực nghiệm và đối chứng thực hiện hai đề kiểm tra tương đương ở cùng một thời
điểm để kiểm tra độ tin cậy.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi có tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong giảng dạy . Sau khi chấm bài tôi thấy kết quả thu được là đáng tin cây.
(Minh họa ở phần phụ lục 1)

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 7



Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Mơ tả dữ liệu:
Nhóm thực nghiệm
CƠNG THỨC
MỐT
TRUNG VỊ
GIÁ TRỊ TRUNG
BÌNH
ĐỘ LỆCH
CHUẨN

GIÁ TRỊ NHĨM THỰC
NGHIỆM
=Mode(D4:D42)
9
= Median(D4:D42) 8
=Average (D4:D42) 7.61
= Stdev(D4:D42)

1.31

CƠNG THỨC
=Mode(G4:G40)
= Median(G4:G42)
=Average (D4:D42)

GIÁ TRỊ NHĨM ĐỐI CHỨNG

7
7
6.51

= Stdev(D4:D42)

1.19

Nhóm đối chứng
MỐT
TRUNG VỊ
GIÁ TRỊ TRUNG
BÌNH
ĐỘ LỆCH
CHUẨN

SMD=(7.61-6.51)/1.31) = 0.839

4.2 Phân tích dữ liệu
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-Test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

Giáo viên : Trần Thị Mon

Nhóm đối chứng
6.51

1.19
0.00013
0.839

Nhóm thực nghiệm
7.61
1.31

Trường THCS Thị Trấn

Trang 8


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG CỦA HAI LỚP
ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM.

Như đã chứng minh kết quả của hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P= 0.00013 ta
thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý
nghĩa, nghĩa là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung
bình lớp đối chứng là khơng ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động tăng cường sử
dụng bản đồ tư duy trong dạy học mang lại.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.839
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình SMD= 0.839 cho thấy
mức độ ảnh hưởng của dạy học tăng cường sử dụng BĐTD trong dạy học phân môn
Tiếng Việt làm nâng cao kết quả học tập của học sinh là lớn.
Giả thuyết của đề tài: “ Tăng cường sử dụng BĐTD trong dạy học Tiếng Viêt lớp 8

làm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.
4.3 BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình =
7.61 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là điểm trung bình = 6.51. độ
lệch điểm số giữa hai lớp là 1.31. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tăng cường tác độngviệc sử
dụng bản đồ tư duy có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra sau tác động là SMD= 0.839
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, không phải do ngẫu nhiên.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài điểm tra sau tác động của hai lớp là P=
0.00013 . Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không
phải do ngẫu nhiên mà do tác động nghiên về nhóm thực nghiệm
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 9


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1.Kết luận:
Việc tăng cường sử dụng BĐTD trong dạy học Tiếng Việt lớp 8 thuộc mơn Ngữ
văn trường THCS Thị Trấn đã góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của
học sinh.
5.2.Khuyến nghị:
Sử dụng BĐTD trong dạy học giáo viên có thể vẽ trên phần mềm trình chiếu khi
dạy hoặc giáo viên tự vẽ tay khi dạy. Vì vậy khi đến lớp nhất thiết giáo viên phải

chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho tiết dạy (bài dạy điện tử - nếu dạy máy chiếu, phấn
màu các loại nếu dạy theo phương pháp truyền thống.).
Với kết quả mà đề tài mang lại, tôi mong rằng các thầy cô anh chị đồng nghiệp
quan tâm chia sẽ và nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn THCS có thể áp dụng đề tài
này vào dạy học cho tất cả ba phân môn : văn bản, tiếng việt và tập làm văn, vừa giúp
học sinh hứng thú vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả nhằm nâng
cao hiệu quả học tập.

6.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Sách giáo khoa , sách giáo viên Ngữ văn 8
- Tác giả: Nguyễn Khắc Phi , Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình
Sử…
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2.Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS.
- Chủ biên: Trần Đình Châu
- Các tác giả: Trần Kiều, Vũ Đình Chuẩn, Trương Đình Mậu, Phạm Lê Hòa…
3.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn
- Tác giả: Vũ nho, Nguyễn Thúy Hồng
- Lưu hành nội bộ
4.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III mơn Ngữ văn quyển 1,2
- Nhóm tác giả:
Quyển 1: Lương Kim Nga, Nguyễn Thúy Hồng…
Quyển 2: Nguyễn Kim Bảo, Nguyễn Hải Châu…

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 10



Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

7.PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
7.1/ Phụ lục 1:Kế hoạch bài học:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TỔNG KẾT, ÔN LUYỆN KIẾN THỨC.
Kế hoạch bài học tiết:59: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
4.3 Tiến trình bài học : ( 33’ )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (1’) Vào bài
Mục tiêu: gây sự chú ý cho học sinh.
GV: Trong câu có một bộ phận góp phần khơng nhỏ
trong cách diễn đạt ngơn ngữ đó là dấu câu. Hơm nay
chúng ta sẽ “ Ơn luyện dấu câu” để sử dụng dấu câu
cho thật chính xác.
Hoạt động 2: (10’) Mục tiêu: Củng cố kiến thức_ I. Củng cố kiến thức( Tổng kết về
tổng kết về dấu câu
dấu câu):
GV hệ thống lại dấu câu cho HS nắm.
Dấu câu
Công dụng
GV: Ở lớp 6 chúng ta đã học được những dấu câu 1) Dấu chấm. - Dùng để kết
nào? Nêu tác dụng của những dấu câu đó?
thúc câu trần
HS trả lời:
thuật.
o Dấu chấm: dùng để kết thúc câu trần thuật.
2/Dấu chấm - Dùng để kết

hỏi
thúc câu nghi
o Dấu chấm hỏi: dùng để kết thúc câu nghi vấn.
vấn.
o Dấu chấm than: dùng để kết thúc câu cầu khiến
3/Dấu chấm - Dùng để kết
hoặc câu cảm thán.
than
thúc câu cầu
khiến hoặc câu
cảm thán.
4/Dấu phẩy. - Dùng để phân
cách các thành
phần và các bộ
phận của câu.
5)Dấu chấm - Biểu thị bộ
GV: Ở lớp 7 chúng ta đã học được những dấu câu
lửng
nào? Nêu tác dụng của những dấu câu đó?
phận chưa liệt kê
HS: Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa
tiếp.
các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu
- Biểu thị lời nói
ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức
ngập ngừng, ngắt
tạp.
quãng.
HS: Dấu gạch nối: dùng để nối các tiếng trong một
- Làm giảm nhịp

phiên âm.
điệu câu văn, hài
 Lưu ý: Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ .
hước, dí dỏm.
là một quy định về chính tả.
6.Dấu chấm - Đánh dấu ranh
giới giữa các vế
phẩy.
của 1 câu ghép có
cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh
giới giữa các bộ
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 11


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

GV:? Ở lớp 8 chúng ta đã học được những dấu câu
nào? Nêu tác dụng của những dấu câu đó?
HS:Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần có chức
năng chú thích.
HS: Dấu hai chấm dùng để:
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1
phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.

HS: Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc
có hàm ý mỉa mai…

GV gọi HS đọc ví dụ SGK trang 151.
Giáo viên : Trần Thị Mon

phận trong 1
phép liệt kê phức
tạp.
- Đánh dấu bộ
7/Dấu gạch phận giải thích
ngang.
chú thích trong
câu.
- Đánh dấu lời
nói trực tiếp của
nhân vật.
- Biểu thị sự liệt
kê.
- Nối các từ
trong 1 liên danh.
8/Dấu gạch
- Nối các tiếng
nối
trong 1 từ phiên
âm.
- Dùng để đánh
dấu phần có chức

9/ Dấu
năng chú thích.
ngoặc đơn
- Báo trước phần
bổ sung, giải
thích,
thuyết
minh cho 1 phần
trước đó.
- Báo trước lời
dẫn trực tiếp hoặc
10)Dấu hai lời đối thoại.
chấm
- Đánh dấu từ
ngữ, câu, đoạn
11/ Dấu
dẫn trực tiếp.
ngoặc kép
- Đánh dấu từ
ngữ được hiểu
theo nghĩa đặc
biệt, hàm ý mỉa
mai.
- Đánh dấu tên
tác phẩm, tờ báo.
II.Các lỗi thường gặp về dấu
câu.
1) Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã
kết thúc.
- Tác phẩm “ Lão Hạc” làm em vô


Trường THCS Thị Trấn

Trang 12


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng cùng xúc động. Trong xã hội cũ,
dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
biết bao nhiêu người nông dân đã
sống nghèo khổ cơ cực như lão
Hạc.
2) Dùng dấu ngắt câu khi câu
chưa kết thúc.
HS đọc ví dụ SGK/T 151.
- Thời còn trẻ, học ở trường này,
? Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai? Vì sao? ơng là học sinh xuất sắc nhất.
3) Thiếu dấu thích hợp để tách các
bộ phận của câu khi câu chưa kết
- HS đọc ví dụ:
thúc.
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các - Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản
thành phần đồng chức?
của vùng này.
4)Lẫn lộn công dụng của các dấu
câu.
- Quả thật, tôi không biết nên giải
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở quyết vấn đề này như thế nào và

cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì bắt đầu từ đâu . Anh có thể cho tơi
sao?
một lời khun khơng? Đừng bỏ
mặc tôi lúc này .
Ghi nhớ SGK/ 151.
III. Luyện tập.
1) Bài tập 1:
- Lần lượt dùng các dấu câu sau
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK
đây vào chỗ dấu ngoặc đơn.
( , ), ( . ), ( . ), ( , ), ( : ), ( - ), ( ? ), (
! ), ( ! ), ( ! ), ( , ), ( . ), ( . ), ( , ), (
. ), ( , ), ( , ), ( , ), ( . ), ( , ), ( : ),
( ? ), ( ? ), ( ? ), ( ! )
2) Bài tập 2:
a ……..mới về?...Mẹ dặn là
anh…chiều nay.
? Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn sau và a. Sản xuất,…có câu tục ngữ: “
thay dấu câu thích hợp?
lá lành đùm lá rách”.
b. …năm tháng; nhưng…
Hoạt động 3: (10’ )Các lỗi thường gặp về dấu câu:
GV đưa bảng phụ có ghi sẵn các ví dụ.
GV gọi 1 HS đọc VD 1.
GV: Ví dụ trên thiếu ngắt câu ở chữ nào? Nên dùng
dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
HS: Thiếu dấu ngắt câu sau: “ xúc động”. Dùng dấu
chấm để kết thúc câu. Viết hoa chữ “T” ở đầu câu.
GV: Dùng dấu chấm sau câu này đúng hay sai? Vì
sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì?

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 13


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

HS: Sai. Vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy.
GV: Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa
các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu câu thích hợp
vào chỗ đó?
HS: Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.
GV: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu
chấm ở cuối câu thứ hai là đúng chưa? Vì sao?
HS: Sai. Vì đây khơng phải là câu nghi vấn. Đây là câu
trần thuật nên dùng dấu chấm.
HS: Dấu câu ở cuối câu thứ hai là sai. Đây là câu nghi
vấn nên dùng dấu chấm hỏi (?).
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4 (13’)
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV:Gọi HS đọc Bài tập 1, xác định và nêu yêu cầu
của Bài tập.
GV: Gọi HS đọc Bài tập 2, xác định và nêu yêu cầu
của Bài tập.
 Cho HS thảo luận nhóm 5’ .( bảng phụ)
Nhóm 1, 2: làm 2a.

Nhóm 3, 4: làm 2b.
Nhóm 5, 6: làm 2c.
GV: Gọi HS nhận xét → GV nhận xét, sửa chữa.
 GV chốt lại → liên hệ giáo dục HS cách dùng dấu
câu chính xác khi tạo lập văn bản.
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập ( 5’ )
5.1 Tổng kết(4’)
? Qua phần ôn luyện về kiến thức của tiết học hôm nay em hãy vẽ bản đồ tư duy
toàn bộ kiến thức về dấu câu?

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 14


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

Câu hỏi: Qua ôn luyện em rút ra được bài học gì về việc sử dụng dấu câu khi viết?
Đáp án: Muốn sử dụng dấu câu chính xác trong khi viết ta cần nắm vững đặc điểm
công dụng của dấu câu kết hợp với mục đích của người viết thì mới đạt hiệu quả giao
tiếp.
5.2 Hướng dẫn hs học tập:( 1’ )
• Đối với bài học của tiết học này:
- Học bài về dấu câu.
- Xem lại các bài tập đã giải.
• Đối với bài học của tiết học tiếp theo:
- Học, ơn tập các bài: “ Từ tượng hình, tượng thanh”; ; “ Trợ từ”; “ Thán từ”;

“ Câu ghép”, “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
6. Phụ lục

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 15


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG KIỂM TRA MIỆNG
Kế hoạch bài học tiết: 86 CÂU CẢM THÁN
4 TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1’ )
4.2 Kiểm tra miệng: ( 5’ ) GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời.
Câu 1. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến bằng cách vẽ bản
đồ tư duy. ( 6đ )

Câu 2. Sửa BT 5 ( SGK/ 33 ) ( 3đ )
Đáp án: . Sửa BT 5 ( SGK/ 33 ) ( 3đ )
- Hai câu này khơng thể thay thế cho nhau được, vì có nghĩa rất khác nhau.
+ Trường hợp 1: Người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời.
+ Trường hợp 2: Người mẹ bảo con đi cùng mình.
Câu 3 Tiết học hơm nay,chúng ta học về kiến thức gì? (1đ)
Đáp án: Tiết học hôm nay, chúng ta học kiến thức về câu cảm thán. (1đ)
4.3 Bài mới: ( 33’ )

Hoạt động của GV v HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: (1’)Vào bài
GV: Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?”. Đó chính
là câu thơ bộc lộ cảm xúc hay ta cịn gọi là kiểu câu cảm
thán. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiểu câu này.
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm
hình thức và chức năng.
I/ Đặc điểm hình thức và chức
GV gọi HS đọc đoạn trích.
năng.
GV: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm
thán?
HS: “ Hỡi ơi lão Hạc!”; “ Than ôi!”.
GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm
thán?
HS: Những từ: Hỡi ơi, Than ôi.
GV: Câu cảm thán dùng để làm gì?
HS: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết).
 GV lưu ý thêm cho HS : Người nói có thể bộc lộ
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 16


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .


cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác ( câu nghi vấn, câu
cầu khiến, câu trần thuật ) nhưng trong câu cảm thán
cảm xúc của người nói được biểu thị bằng phương tiện
đặc thù: từ ngữ, cảm xúc,…
GV: Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết
quả giải một bài tốn có thể dùng câu cảm thán khơng?
Vì sao?
HS: Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng và ngôn ngữ để
trình bày kết quả giải bài tốn là ngơn ngữ duy lý, ngơn
ngữ của tư duy lơ-gíc nên khơng thích hợp với việc sử
dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: (17’) Hướng dẫn HS luyện tập.
GV gọi HS đọc BT.1, xác định và nêu yêu cầu của bài
tập.
 Cho HS thảo luận tổ (5’). Chọn 4 tổ làm nhanh nhất
trình bày.( bảng phụ)
GV đưa bảng phụ có ghi sẵn đáp án để HS so sánh, đối
chiếu và sửa chữa.
* GD kĩ năng sống giao tiếp: Trình bày suy nghĩ,ý
tưởng,trao đổi về đặc điểm,cách sử dụng câu cảm
thán-> từ đó giáo dục học sinh sử dụng câu cảm thán
đúng lúc, đúng chỗ tăng hiệu quả giao tiếp.
 GV gọi HS đọc BT.2, xác định và nêu yêu cầu của
bài tập.

 GV gọi HS đọc BT.3, xác định và nêu yêu cầu của
bài tập.
 GV gọi 2 HS lên bảng làm.
 GV liên hệ giáo dục kĩ năng sống ra quyết định :

HS biết cách dùng câu cảm thán trong khi nói, viết
phù hợp với mục đích giao tiếp.
5 Tổng kết và hướng dẫn học tập : ( 5’ )
Giáo viên : Trần Thị Mon

Ghi nhớ SGK.
II/ Luyện tập.
1) Bài tập 1. Xác định câu cảm
thán.
“ Than ôi!”; “ Lo thay!”; “ nguy
thay!”; “ Hỡi cảnh rừng ghê gớm
của ta ơi!”; “ Chao ơi, có biết
đâu rằng…thơi.”
- Khơng phải tất cả các câu trong
những đoạn trích đều là câu cảm
thán. Vì chỉ có những câu trên
mới có từ ngữ cảm thán ( được in
đậm )
2) Bài tập 2.
a. Lời than thở của người nông
dân dưới chế độ phong kiến.
b. Lời than thở của người chinh
phụ trước nỗi truân chuyên do
chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ
trước cuộc sống.
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước
cái chết thảm thương, oan ức của
Dế Choắt.
⇒ Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm

xúc, nhưng khơng có câu nào là
câu cảm thán, vì khơng có hình
thức đặc trưng.
3) Bài tập 3.
- Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành
cho con thiêng liêng biết bao!
- Đẹp thay cảnh Mặt Trời buổi
bình minh!

Trường THCS Thị Trấn

Trang 17


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

5.1 Tổng kết (3’)

* Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ bản đồ tư duy về câu cảm thán sau khi đã học
xong bài để củng cố kiến thức.
Haõy đăït 1 câu cảm thán?
Đáp án: HS đđặt câu.
5.2 Hướng dẫn HS tự học: ( 2’ )
• Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài.
- Làm bài tập 4 SGK/45
• Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài:“ CÂU TRẦN THUẬT ” soạn các câu hỏi ở phần I- Đặc đđiểm
hình thức và chức năng của câu trần thuật: SGK/45,46

6. Phụ lục

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TỔNG KẾT KIẾN THỨC
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 18


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

Kế hoạch bài học tiết: 89 CÂU TRẦN THUẬT
4.3 Bài mới: ( 33’ )
Hoạt động của GV vHS
Hoạt động 1 (1’)
Mục tiêu:Vào bài
GV: Mỗi ngày gặp nhau ta có biết bao điều tâm sự, trao
đổi. Để thực hiện điều này, ta thường hay sử dụng kiểu
câu trần thuật. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu
bài: “ CÂU TRẦN THUẬT
Hoạt động 2 (15’)
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Đặc điểm hình
thức và chức năng của câu trần thuật
GV gọi 1 HS đọc đoạn trích a, b, c, d.
GV: Hãy cho biết các câu được dẫn trong SGK có dấu
hiệu hình thức đặc trưng như những kiểu câu nghi vấn,
cầu khiến, cảm thán hay khơng?
HS: Chỉ có câu: “ Ơi Tào Khê!” có đặc điểm hình thức

của câu cảm thán, cịn tất cả những câu khác thì khơng.
GV: Những câu này dùng để làm gì?
HS: Trong câu (a), các câu trần thuật dùng để trình bày
suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (
câu 1, 2 )và yêu cầu chúng ta phải ghi nhớ công lao,… (
câu 3 ).
HS: Trong câu (b), các câu trần thuật dùng để kể ( câu 1
) và thông báo ( câu 2 ).
HS:Trong câu (c), các câu trần thuật dùng để miêu tả
hình thức của một người đàn ơng ( cai Tứ ).
HS: Trong câu (d), các câu trần thuật dùng để nhận định
( câu 2 ) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( câu 3 ).
 GV lưu ý HS câu 1 trong đọan trích (d) khơng phải
là câu trần thuật.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 46.
GV: Trong 4 kiểu câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm thán và câu trần thuật. Kiểu câu nào được dùng
nhiều nhất? Vì sao?
HS: Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất. Vì
gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có
thể được thực hiện bằng câu trần thuật.
Hoạt động 3: (17’)
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập.
 GV gọi HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài
tập 1. GV hướng dẫn HS làm.
 Cho HS thảo luận nhóm (5’)
HS: Chọn 3 tổ làm nhanh nhất trình bày bảng phụ.
- GV : Treo bảng phụ ( có đáp án – nhận xét)
*GD kĩ năng sớm ra quyết định trình bày suy nghĩ,
Giáo viên : Trần Thị Mon


Nội dung bài học

I. Đặc điểm hình thức và chức
năng của câu trần thuật.

Ghi nhớ SGK/ 46

II. Luyện tập:
1) Bài tập 1. Xác định các kiểu
câu.
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật.
- Câu 1: dùng để kể.
- Câu 2, 3: dùng để bộc lộ tình
cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với

Trường THCS Thị Trấn

Trang 19


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

cách sử dụng câu trần thuật.

 GV gọi HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài
tập 2. GV hướng dẫn HS làm.

 GV gọi HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài

tập 3.
 GV cho HS thảo luận nhóm.
 Gọi HS làm → HS nhận xét → GV nhận xét, sửa
chữa.

 GV gọi HS đọc nội dung và xác định yêu cầu của bài
tập 4. GV hướng dẫn HS làm.

 GV lần lượt gọi từng HS lên bảng đặt câu theo yêu
cầu: hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan,….

 GV liên hệ giáo dục HS kĩ năng sống bằng cách
Giáo viên : Trần Thị Mon

cái chết của Dế Choắt.
b. Câu 1: câu trần thuật dùng để
kể.
- Câu 2: câu cảm thán dùng để
bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu 3, 4: câu trần thuật, dùng
để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: cảm
ơn.
2) Bài tập 2.
- Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa
bài thơ: “ Ngắm trăng”: câu nghi
vấn. Trong khi đó trong phần dịch
thơ là câu trần thuật. Tuy khác
nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn
đạt 1 ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây
sự xúc động mãnh liệt cho nhà

thơ, khiến nhà thơ muốn làm một
điều gì đó.
3) Bài tập 3. Xác định kiểu câu
và chức năng.
a. Câu cầu khiến.
b. Câu nghi vấn.
c. Câu trần thuật.
- Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến.
Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu
khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch
sự hơn câu (a).
4) Bài tập 4.
- Tất cả các câu trong phần này
đều là câu trần thuật. Trong đó ở
câu (a) và câu được dẫn lại trong
câu (b) được dùng để cầu khiến.
Còn câu thứ nhất trong (b) được
dùng để kể.
5) Bài tập 5. Đặt câu
- Cảm ơn: ( Em ) xin cảm ơn cô.
- Chúc mừng: ( Anh ) xin chúc
mừng em.
- Hứa hẹn: ( Tôi ) xin hứa với
anh là ngày mai tôi đến sớm.
- Cam đoan: ( Tôi ) xin cam đoan
những lời tơi nói là đúng sự thật.
- Xin lỗi: ( Em ) xin lỗi cô về
việc làm vừa rồi của em.
- Bảo đảm: ( Tôi ) xin bảo đảm
đây là hàng thật.


Trường THCS Thị Trấn

Trang 20


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

dùng câu trần thuật để đạt hiệu quả cao trong giao
tiếp cụ thể.Trong thực tế giáo dục học sinh sử dụng
kiểu câu trần thuật để nhắc nhở các bạn không xả rác
bừa bãi để bảo vệ môi trường.
5. Tổng kết và hường dẫn học tập (5’)
5.1 Tổng kết (4’)
? Em hãy tóm tắt kiến thức đã học bằng cách vẽ bản đồ tư duy cho bài ?

5.2 Hướng dẫn học tập (1’)
• Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài.
- Làm bài tập 6.
• Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài:“ CÂU PHỦ ĐỊNH”.Soạn các câu hỏi ở phần I- Đặc diểm hình
thức và chức năng của câu phủ định SGK/ 52.
6. Phụ lục

7.2/Phụ lục 2: ĐỀ , ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn


Trang 21


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

Đề và đáp án kiểm tra trước tác động.
CÂU HỎI
Câu 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang bằng cách vẽ bản đồ tư duy? (5đ)
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau: (5đ)
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra
cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít lão hu
hu khóc.”
ĐÁP ÁN
Câu 1: Bản đồ tư duy về công dụng của dấu gạch ngang: (5đ)

Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn: (5đ)
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con
nít .Lão hu hu khóc.”

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 22


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư

duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

Đề và đáp án kiểm tra sau tác động.
CÂU HỎI
Câu 1: Thế nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Hãy trình bày ý
bằng bản đồ tư duy ?(6đ)
Câu 2 : Đặt hai câu cầu khiến có những từ cầu khiến dùng để yêu cầu, ra lệnh.(2đ)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cầu khiến? (2đ)

ĐÁP ÁN
Câu 1: Bản đồ tư duy về câu cầu khiến (6đ)

Câu 2: Học sinh đặt 2câu đúng yêu cầu mỗi câu (2đ)
Câu 3: Viết được đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn dùng đúng câu cầu khiến.(2đ)

Giáo viên : Trần Thị Mon

Trường THCS Thị Trấn

Trang 23


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG

Sau tác
động


1 Đặng Huỳnh Anh
2 Bùi Hoàng Anh
3 Trần Hồng Châu

Nhóm
thực
nghiệm
Trước
tác
động
8
5
4

4 Phan Thành Cơng

4

6

5
6
7
8

Huỳnh Chí Cơng
Phạm Huỳnh Đức
Nguyễn Ánh Dương
Lê Khắc Dương
Phạm Nguyễn Hữu

Duy
Ng. Phạm Phương
Hiếu
Nguyễn Văn Khoa
Nguyễn Thúy Linh
Nguyễn Thị Trúc
Linh
Nguyễn Thành Lộc
Trần Tấn Lộc
Trần Tấn Lợi
Tống Quỳnh Ngân
Hà Kim Ngân
Dương Bảo Ngọc
Bùi Thị Thanh Nhã
Trần H Khánh Nhi
Bùi Yến Nhi

6
7
5
7

8
8
7
9

Phạm Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Mỹ Chi
Trần Thế Cường

Ng. Phước Thành
Danh
Ng. Trần Thùy
Dương
Võ Thị Hồng Hận
Đồn Cơng Hậu
Lê Duy Hòa

6

7

8
5
8

23 Xi Thị Huỳnh Như
24 Phạm Quang Phú
25 Đoàn Ngọc Phước
Trần Thị Kim
26 Phượng
27 Phạm Hoàng Sanh
28 Trần Hoàng Sơn
29 Trần Thị Lan Thanh
30 Ng. Lê Cường Thịnh
31 Trần Phước Thọ

STT Tên học sinh

9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Giáo viên : Trần Thị Mon

Nhóm
đối
chứng
Trước
tác
động
9
7
6

Sau tác
động

6


7

6
6
7
7

8
8
6
7

Đặng Mai Hưng

5

6

10
8
9

Lâm Gia Huy
Đồn Ng. Anh Khoa
Nguyễn Minh Khoa

7
4
7


7
4
8

5
4
5
7
7
9
7
5
4
4

6
5
7
8
9
9
9
7
7
5

6
6
5

7
6
6
8
5
6
6

6
7
6
9
7
7
4
5
6
6

6
4
5

9
7
7

Ng. Thị Mỹ Kim
Lê Dương Tuấn Lâm
Nguyễn Thị Linh

Trần Thị Quyền Linh
Ng. Thị Mỹ Linh
Nguyễn Tấn Lộc
Phạm Thành Long
Lương Tấn Lực
Lê Thị Thanh Ngân
Trần Thành Nhân
Trần Đồng Thành
Nhân
Lê Hoài Nhân
Nguyễn Huỳnh Nhi

4
5
6

6
7
7

7
4
7
7
7
5

9
5
9

8
8
7

Phạm Qui Nhơn
Ng. Ngô Anh Như
Trần Huỳnh Như
Võ Minh Phương
Nguyễn Thúy Quyên
Ng. Huỳnh Ngọc

4
5
7
4
6
6

4
7
7
5
7
7

Tên học sinh

9
7
8


Trường THCS Thị Trấn

8
7
5

Trang 24


Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Tiếng Việt lớp 8/2 qua việc tăng cường sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học của trường THCS Thị Trấn .

32
33
34
35
36
37
38
39

Phạm Anh Thư
Võ Ngọc Bảo Trân
Ngô Thụy Nhã Trúc
Lê Huy Trường
Nguyễn Thanh Tú
Trần Thị Cẩm Tú
Lê Anh Tú
Võ thị Như Ý

Mốt
Trung vị
Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
P

5
9
7
9
7
8
6
8
7
6
6
8
5
6
7
6
7
9
6
8
5.9487
2 7.61538
1.3755
1 1.31019

0.46611 0.00013

Thảo
Võ Thị Kim Thảo
Lê Quang Thoại
Võ Minh Trí
Hồ Thị Thanh Trúc
Nguyễn Thanh Tuyền
Bùi Lâm Nhựt Vi

7
7
7
8
6
5

6
6

7
7

5.97297 6.51351351
1.0925
6 1.1930731
SMD

Giáo viên : Trần Thị Mon


6
6
6
6
7
5

Trường THCS Thị Trấn

0.839

Trang 25


×