Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ứng dụng công cụ trực tuyến kahoot trong giảng dạy tiếng anh cho học sinh lớp 7 trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Tiếng Anh)

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN KAHOOT TRONG GIẢNG DẠY
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: .Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1

1. Tên sáng kiến

1

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1


3. Phạm vi áp dụng sáng kiến

1

4. Thời gian áp dụng sáng kiến

1

5. Tác giả

1

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

1

1. Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp

1

2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến

3

2.1. Mục đích của giải pháp

3

2.2. Nội dung giải pháp


3

2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp

7

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

8

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

8

giải pháp

9

5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

10

6. Tài liệu kèm theo

10

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

16



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng
Anh cho học sinh lớp 7 trường THCS Quang Trung”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh lớp 7D đang học sách
tiếng Anh chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tại trường Trung
học cơ sở Quang Trung.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Năm sinh: 1989
Trình độ chun mơn: Thạc sỹ
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Tổ 8- Phường Yên Thịnh- Thành phố Yên Bái
Điện thoại: 0943207471
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp
Hiện nay nhà trường đã được trang bị phịng học bộ mơn ngoại ngữ và
cài đặt các phần mềm cho giáo viên ứng dụng và khai thác. Đồng thời thường
xuyên cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin.
Giáo viên luôn có ý thức tự học, tự tìm hiểu về cơng nghệ thông tin. 100%
giáo viên trong trường biết soạn bài trên máy tính, biết khai thác và sử dụng
mạng Internet, bảng tương tác phục vụ cho việc soạn giảng. Chính vì những
điều kiện thuận lợi trên, mà giáo viên trong trường có thể trao đổi học hỏi lẫn
nhau việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng mỗi tiết dạy trên lớp.
Trong thời gian nghỉ học trực tiếp do dịch bệnh covid, 100 % học sinh có
đủ điều kiện cơ sở vật chất như máy tính hay điện thoại thơng minh kết nối

mạnh để thực hiện được việc học trực tuyến.
Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng cơng
nghệ thông tin vào giảng dạy.
Thứ nhất, nhiều học sinh chưa quen với việc thao tác trên máy tính, tương
tác với các công cụ, phần mềm trực tuyến. Đồng thời học sinh chưa nhận thức
được vị trí của mơn học, chưa đầu tư thích đáng cho mơn học, có thời gian vào
mạng, thay cho việc học, thì các em lại “Chơi games” chưa biết phương pháp
học tiếng Anh, ngại thực hiện các hoạt động nghe- nói vì sợ mắc lỗi sai.Vốn từ
1


của nhiều em rất hạn chế, các em không thể diễn đạt bằng Tiếng Anh những ý
tưởng của mình. Các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tiếng Anh trên địa
bàn tỉnh n Bái cịn rất ít.
Thứ hai, hoạt động dạy và học Ngoại Ngữ thực chất là hoạt động rèn kỹ
năng lời nói dưới dạng nghe, nói, đọc, viết là yếu tố bắt chước, lặp đi lặp lại
thường xuyên đem lại hiệu quả rất cao.Tuy nhiên, nhiều học sinh chưa tìm được
động lực, sự hứng thú trong việc học ngoại ngữ, dẫn đến tâm lý sợ học tiếng
Anh.
Bên cạnh đó giáo viên đơi khi chưa tạo được khơng khí, mơi trường học
tiếng trong lớp học, chưa biết cách khuyến khích học sinh, chưa đầu tư tổ chức
các hoạt động dạy học mang lại hiệu quả cao dẫn đến giờ học buồn tẻ, học sinh
tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham gia xây dựng bài. Đơi khi giáo viên
chưa dành thời lượng thích đáng cho học sinh luyện tập, củng cố mà chỉ chú
trọng đến việc giảng giải ngữ pháp, từ vựng nên học sinh lại càng ít có cơ hội
thực hành.
Từ đầu năm học 2021-2022 tơi đã chủ động theo dõi tình hình học tập của
học sinh lớp mình giảng dạy – lớp 7D.
Dưới đấy là kết quả khảo sát năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 7D trước khi
áp dụng giải pháp trong năm học 2021-2022:

Ghi nhớ từ vựng của HS trong Unit 1 và Unit 2

Tỏng số HS

Khả năng áp

Ghi nhớ từ

Ghi nhớ ngữ

vựng

pháp

19

21

24

17

40,0%

43,8%

37,5%

35,4%


Phát âm đúng

dụng trong
câu

48

Kết quả thăm dò ý kiến học sinh về mức độ hứng thú với việc học tiếng Anh:
Hứng thú của học sinh với việc học tiếng Anh
Tổng số HS
48

chưa hứng thú

Hứng thú

Rất hứng thú

17

24

7

35,4%

50,0%

14.6%


Qua quan sát tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh thiếu hứng thú với việc
học tiếng Anh, không tự giác ôn bài và học bài cũ trước khi đến lớp, khả năng
2


ghi nhớ từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp không cao. Nhiều học sinh chưa biết
cách áp dụng từ vựng và cấu trúc trong câu. Giáo viên chưa ứng dụng các công
cụ để kiểm tra đánh giá mức độ hiểu của học sinh một cách hiệu quả và thường
xuyên.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, tôi đã lựa chọn thực hiện giải
pháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 trường THCS Quang Trung” nhằm thay đổi phương pháp dạy và học
ngoại ngữ, cũng như thay đổi thái độ của học sinh đối với việc học tiếng Anh.
Đồng thời phát huy tối đa điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất mà nhà trường đã
được trang bị.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
- Ứng dụng cơng cụ trực tuyến trong việc luyện tập, củng cố kiến thức cho học
sinh. Làm công cụ kiểm tra đánh giá thường xuyên để đạt hiệu quả cao hơn và
tiết kiệm được thời gian .
- Giúp thu hút cao độ sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tiếng
Anh nhờ vào việc ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến, kích thích
sự sáng tạo của học sinh.
- Hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học tập chủ động, tích
cực và tự chủ.
- Nhằm tạo môi trường dạy và học năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả và
khai thác, sử dụng tối đa tính năng của các trang thiết bị sẵn có được trang bị tại
các phòng học.
2.2. Nội dung giải pháp.
Giải pháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong việc giảng dạy

tiếng Anh cho học sinh lớp 7” được thực hiện tại lớp 7D trường THCS Quang
Trung, hiện đang học tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa thí điểm của
Bộ giáo dục.
Quy trình áp dụng Kahoot trong giảng dạy
Tơi đã ứng dụng công cụ Kahoot tạo các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm
và áp dụng trong tiến trình dạy Unit 3 và Unit 4- sách giáo khoa tiếng anh lớp 7
thí điểm của nhà xuất bản Giáo dục.
Cụ thể dưới đây là các bước ứng dụng Kahoot cho hoạt động củng cố kiến thức
sau khi học xong Unit 3: Community service- A closer look 1 (sách giáo khoa
tiếng Anh lớp 7)
Bước 1: Thiết kế bài tập
1. Vào trang web: />2. Đăng nhập:
- Ấn: log in
3


- Đăng kí nick bằng gmail:

3. Tạo bài

- Nhấn vào chữ : create

4


- Tạo câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận và đáp án.

- Kết thúc nhấn nút: save

5



Bước 2: Hướng dẫn học sinh
- Học sinh vào trang: />- Nhập mã pin hiện trên màn hình kahoot mà giáo viên cung cấp

- Học sinh chờ giáo viên cho phép là có thể bắt đầu tham gia chơi.
Bước 3: Đánh giá kết quả
Cơng cụ trực tuyến tự động tính điểm, thống kê câu trả lời đúng sai của từng học
sinh và xếp loại học sinh theo mức điểm đạt được.
6


2.3. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp.
Mọi sự so sánh giữa bất kì mơ hình hay phương pháp dạy nào cũng trở
nên khập khiễng bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế
hoặc những hạn chế riêng có.
Việc giảng dạy tiếng Anh khơng ứng dụng công nghệ thông tin hay các
công cụ trực tuyến, có một số ưu nhược điểm cụ thể như sau:
* Ưu điểm:

7


- Tiết kiện thời gian: Người dạy không phải mất nhiều thời gian để thiết
kế các hoạt động dạy học, chỉ sử dụng sách giáo khoa và làm theo hướng dẫn.
- Khơng địi hỏi nhiều về ứng dụng cơng nghệ thông tin.
- Người học đã quen với cách dạy truyền thống.
* Nhược điểm:
- Các hoạt động dạy học không phong phú, đa dạng làm cho người học
chán nản, không hứng thú trong học tiếng Anh.

- Không kiểm tra đánh giá được thường xuyên mức độ tiến bộ của tất cả
học sinh.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng
công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống đã khơng cịn xa lạ. Đặc biệt trong
tình hình đại dịch covid-19 đang rất nguy hiểm, thì yêu cầu tiếp cận và ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Công cụ trực tuyến
kahoot hiện nay đang được cộng đồng giáo viên toàn cầu đánh giá cao về tính
hiệu quả. Là cơng cụ hữu ích trong việc củng cố kiến thức, tạo sự hứng thú cho
học sinh và đánh giá năng lực của học sinh một cách hiệu quả.
Do đó việc thực hiện đề tài “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong
giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 7 trường THCS Quang Trung” đã đáp
ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tính tích cực, chủ
động và tự giác của người học, và khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin
trong kiểm tra, đánh giá.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Bản thân là một giáo viên thường xuyên ứng dụng các công cụ, phần mềm
trực tuyến vào các tiết dạy, tôi thấy việc giảng dạy trở nên đơn giản hơn, hiệu
quả hơn. Tạo động lực và hứng thú cho học sinh trong việc học ngoại ngữ. Phát
huy tính sáng tạo, tích cực và tự giác học tập của học sinh. Đồng thời giúp giáo
viên dễ dàng nắm bắt và đánh giá được khả năng của từng học sinh. Từ đó có sự
điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng
dạy ngoại ngữ.
Với những hiệu quả đó đề tài có thể mở rộng áp dụng trong giảng dạy
tiếng Anh với học sinh tất cả các khối lớp tại trường THCS Quang Trung, và
nhân rộng với các trường THCS trên địa bàn Tỉnh Yên Bái có đủ điều kiện về
trang thiết bị CNTT.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Qua việc ứng dụng các công cụ, phần mềm trực tuyến vào các tiết giảng dạy, tác
giả nhận thấy việc giảng dạy trở nên đơn giản hơn, hiệu quả hơn.


8


Kết quả khảo sát học sinh lớp 7D (lớp thực nghiệm) sau khi áp dụng ứng
dụng công cụ Kahoot vào giảng dạy và lớp 7C (lớp đối chứng) không áp dụng
giải pháp như sau:
Trước khi áp
dụng giải pháp
Lớp thực Lớp đối
nghiệm
chứng
( 48 HS) (47 HS)

Năng lực ngôn ngữ

1. Ghi nhớ từ vựng
2. Ghi nhớ ngữ pháp
3. Phát âm đúng
4. Áp dụng được các cấu trúc ngữ
pháp

Sau khi áp dụng
giải pháp
Lớp thực Lớp đối
nghiệm
chứng
(48 HS) (47 HS)

40,0%


40,4%

68,8%

44,9%

43,8%

44,9%

79,2%

57,4%

37,5%

38,3%

66,7%

42,5%

35,4%

34,0%

64,6%

40,4%


Dựa trên bảng thống kê có thể thấy tại lớp 7D (lớp thực nghiệm), sau khi
áp dụng giải pháp tỉ lệ học sinh ghi nhớ từ vựng tăng 28,8%, tỉ lệ HS ghi nhớ
ngữ pháp tăng 36,6%, tỉ lệ HS phát âm đúng và tỉ lệ HS áp dụng được các cấu
trúc ngữ pháp đều tăng 29,2%. Trong khi đó với lớp 7C (lớp đối chứng), các tỉ lệ
này đều tăng rất ít chỉ khoảng 4,2% (đối với tỉ lệ HS phát âm đúng) và cao nhất
là tăng 12,5 % (đối với tỉ lệ HS ghi nhớ ngữ pháp)
Kết quả thăm dò ý kiến học sinh về mức độ hứng thú với việc học tiếng
Anh:
Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

( 48 HS)

(47 HS)

Chưa

Hứng

Rất hứng

Chưa

hứng thú

thú

thú


hứng thú

HS

6

24

18

18

22

7

Tỉ lệ

12,5%

50,0%

37,5%

38,3%

46,8%

14,9 %


Hứng thú

Rất hứng
thú

Số lượng

Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh cũng cho thấy mức độ hứng thú của
học sinh lớp 7D đã tăng đáng kể sau khi áp dụng giải pháp. Tỉ lệ học sinh hứng
thú và rất hứng thú của lớp 7D (87,5 %) cao hơn 25,8% so với lớp 7C (61,7%).
9


Như vậy việc ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot đã đem lại cho người
dạy và người học những hiệu quả sau:
- Việc ứng dụng biện pháp này giúp cả giáo viên lẫn học sinh hưởng được
khơng khí học tập tiếng Anh vui vẻ, các tiết học khơng cịn nặng nề, học sinh
cảm thấy thoải mái tinh thần, hào hứng tham gia bài học, tiếp thu bài học tốt hơn
và khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày càng gần hơn.
- Kích thích học sinh ham thích học Tiếng Anh, tăng cường khả năng ghi
nhớ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, phát âm và áp dụng trong câu.
- Đổi mới được hình thức kiểm tra, đánh giá. Hỗ trợ giáo viên trong việc
kiểm tra thường xuyên nhanh gọn và hiệu quả, đánh giá cụ thể mức độ nhận
thức, tiếp thu của từng học sinh.Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học ngoại
ngữ.
- Việc thực hiện giải pháp này đã góp phần tránh lãng phí các trang thiết bị
công nghệ dùng cho dạy học mà nhà nước đã đầu tư cho trường.
- Giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian, cơng sức và chi phí để chuẩn bị đồ
dùng dạy học như trước đây.

5. Các thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Giáo viên có trình độ chun mơn tiếng Anh và trình độ cơng nghệ thơng tin.
- Học sinh được trang bị các kỹ năng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính cơ
bản.
- Học sinh có các trang thiết bị cơng nghệ thơng tin như máy tính hoăc điện
thoại thơng minh có kết nối mạng internet.
7. Tài liệu gửi kèm:

10


TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

Yên Bái, ngày 10 tháng 09 năm 2021
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
“Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng Anh cho học
sinh lớp 7 trường THCS Quang Trung”
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm
học 2021 - 2022 của trường THCS Quang Trung;
Căn cứ vào kế hoạch tổ chuyên môn Khoa học xã hội năm học 2021 –
2022;
Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bổ sung thực hiện sáng kiến “Ứng
dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 7
trường THCS Quang Trung”;
Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp tại trường THCS Quang Trung
như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu
- Trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh nhất là trong
nhóm bộ môn tiếng Anh.
- Tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo
của học sinh. Đổi mới nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học. Giúp học sinh phát triển các
năng lực đặc thù và năng lực thẩm mĩ.
- Bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp và kĩ thuật dạy học theo
hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chủ động điều chỉnh các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
trong nhà trường.
II. Nội dung
1. Viết giải pháp:
11


Thời gian: Từ 10/9/2021 đến 30/ 09/2021.
Báo cáo lý thuyết: Ngày 2 tháng 10 năm 2021
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai.
2. Thực hiện áp dụng giải pháp
- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
- Người thực hiện tại cơ sở: Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai.
3. Đánh giá kết quả, viết báo cáo giải pháp
- Thời gian: tháng 11 năm 2020.
- Người thực hiện: Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai, thành viên tổ chuyên môn Bộ
môn chung.
III. Tổ chức thực hiện
1. Giáo viên thực hiện giải pháp: lập kế hoạch chi tiết trình lãnh đạo nhà trường

phê duyệt.
2. Nhóm giáo viên tiếng Anh trường THCS Quang Trung
Nghiên cứu bài học cùng các đồng chí trong nhóm tiếng Anh, xây dựng kế
hoạch dạy học có sử dụng giải pháp đã xây dựng.
Nghiên cứu các sản phẩm, trao đổi, góp ý hồn thiện nội dung giải pháp, đánh
giá kết quả thực hiện giải pháp.
3. Tổ chuyên môn:
Họp tổ chuyên môn, nghiên cứu giải pháp.
Trao đổi, thảo luận về giải pháp.
Nghiên cứu sản phẩm của học sinh.
Đánh giá kết quả áp dụng giải pháp.
Người lập kế hoạch

Nguyễn Thị Ngọc Mai
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

12


TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
Đánh giá kết quả biệnpháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong
giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ”
- Thời gian: 15 giờ, ngày 05 tháng 11 năm 2021.
- Địa điểm: Trường THCS Quang Trung

- Thành phần:
Đ/c: Lê Thanh Hà; Chức vụ: Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn.
Đ/c: Nguyễn Thị Sâm; Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn.
Cùng tồn thể các giáo viên trong tổ Khoa học xã hội.
- Chủ trì cuộc họp: Tổ trưởng chun mơn Nguyễn Thị Sâm
NỘI DUNG: Đánh giá kết quả giải pháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot
trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ” của đồng chí Nguyễn Thị Ngọc
Mai.
1. Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai tự nhận xét:
Nêu lại mục đích, cách tiến hành, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện giải
pháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng Anh cho học
sinh lớp 7”
a) Mục đích của giải pháp:
- Ứng dụng cơng cụ trực tuyến trong việc luyện tập, củng cố kiến thức cho học
sinh. Làm công cụ kiểm tra đánh giá thường xuyên để đạt hiệu quả cao hơn và
tiết kiệm được thời gian .
- Giúp thu hút cao độ sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tiếng
Anh nhờ vào việc ứng dụng phần mềm công nghệ thơng tin tiên tiến, kích thích
sự sáng tạo của học sinh.
- Hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học tập chủ động, tích
cực và tự chủ.
- Nhằm tạo môi trường dạy và học năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả và
khai thác, sử dụng tối đa tính năng của các trang thiết bị sẵn có được trang bị tại
các phòng học.
- Tiết kiệm được thời gian ở trên lớp để củng cố cho các kỹ năng khác so với
cách dạy theo phương pháp truyền thống. Giáo viên và học sinh có thể tương tác
13


qua nền tảng trực tuyến bất cứ lúc nào chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thơng

minh kết nối mạng.
b) Tự đánh giá
Ưu điểm:
- Giải pháp đã đat được các mục tiêu trên.
- Học sinh tham gia tích cực và phát triển tốt năng lực ngôn ngữ.
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh.
Tồn tại:
Một số học sinh còn chậm trong thao tác, đường truyền mạng đôi lúc chưa ổn
định.
2. Giáo viên tham gia dự giờ tham gia góp ý kiến
*) Ý kiến 1: Cô giáo Nguyễn Thị Sâm - tổ trưởng chuyên môn
- Biện pháp “Ứng dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng
Anh cho học sinh lớp 7” đã đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục, ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, làm thay đổi phương pháp dạy và học theo
hướng tích cực, phát huy được tính tự giác, chủ động tự học của học sinh.
- Học sinh tích cực hoạt động, ghi nhớ từ vựng và cấu trúc tốt hơn.
- Học sinh đã có thể tự quan sát sự tiến bộ của mình và có thể so sánh với
các học sinh khác. Từ đó tạo động lực cho các em tiến bộ hơn.
- Giáo viên có thể tương tác và đánh giá, nhận xét kịp thời để động viên,
khuyến khích học sinh.
Tồn tại: một số học sinh có kỹ năng cơng nghệ thơng tin yếu, thao tác chậm.
*) Ý kiến 2: Cô giáo Nguyễn Phi Yến
Việc áp dụng biện pháp trong giảng dạy của đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai đã
có sự sáng tạo trong phương pháp dạy học.
- Phát huy tính tự giác, chủ động cho người học.
- Rèn kĩ năng tự học, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Sẵn sàng áp dụng biện pháp phù hợp của đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai vào
các bài học để học sinh cùng giáo viên thay đổi phương pháp dạy và phương
pháp học hàng ngày.
*) Ý kiến 3: Cơ giáo Nguyễn Thị Thanh Bình

- Đổi mới phương pháp dạy học muốn thành công không thể dựa vào mỗi
giáo viên, mà học sinh cần được rèn các kĩ năng hàng ngày để trở thành thói
quen tích cực. Do đó việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp đổi mới để thúc
đẩy tính tự giác, chủ động của học sinh là rất cần thiết và đáng để học hỏi.
- Qua nghiên cứu biện pháp của đ/c Nguyễn Thị Ngọc Mai và quan sát kết
quả bài làm của học sinh đã thấy được tính tích cực của học sinh. Sử dụng tốt
ứng dụng công nghệ thông tin.
14


- Biện pháp của đ/c Mai có thể áp dụng được với các khối lớp khác, với
các đối tượng học sinh tại trường THCS Quang Trung vì thao tác rất đơn giản và
nhà trường đã có phịng học ngoại ngữ được trang bị đầy đủ.
3. Tổ trưởng tổng kết việc áp dụng giải pháp:
a) Ưu điểm:
- Học sinh chủ động, tích cực trong việc hồn thành nhiệm vụ được giao ở
nhà.
- Đa số học sinh rất hứng thú trong việc học tiếng Anh qua ứng dụng
Kahoot.
- Học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và đánh giá kết quả.
- Giáo viên chủ động và đánh giá sát sao năng lực của học sinh, tạo được
môi trường học tiếng Anh thực sự bổ ích cho học sinh.
b) Tồn tại:
Cần quan tâm hơn và hỗ trợ học sinh yếu kĩ năng công nghệ thông tin
hơn.
III. Kết luận
1. Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực cho học sinh
là nhiệm vụ của giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm của đồng chí Nguyễn Thị
Ngọc Mai mang tính thực tiễn, gần gũi, có tính khả thi cao. Dễ áp dụng cho cả
các đối tượng học sinh khác.

2. Học sinh được rèn luyện, củng cố năng lực ngôn ngữ thông qua ứng
dụng hấp dẫn. Giải pháp đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
3. Kiến nghị nhà trường tiếp tục cho tiến hành áp dụng biện pháp “Ứng
dụng công cụ trực tuyến Kahoot trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 7”
vào những năm học tiếp theo.
Buổi sinh hoạt Tổ chuyên môn kết thúc vào 16h00’ cùng ngày.
Người viết biên bản

Nguyễn Phi Yến

15


III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, chính xác và hồn tồn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Ngọc Mai
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

16




×