Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số kinh nghiệm trong dạy học từ ngữ hán việt cho học sinh lớp 7 trường thcs hạ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.1 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC

KINH NGHIỆM DẠY TỪ NGỮ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ TRUNG HUYỆN BÁ THƯỚC
Họ và tên: Bùi Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hạ Trung
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
Năm học 2012 - 2013

BÁ THƯỚC, NĂM 2013
1
KINH NGHIỆM DẠY TỪ NGỮ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ TRUNG HUYỆN BÁ THƯỚC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiếng Việt có một số lớn từ gốc Hán mà ta thường gọi là từ ngữ Hán
Việt. Nó chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong kho tàng tiếng Việt, cho đến nay, chưa thể
biết được đích xác. Nhiều người dẫn con số 60% của Maspero thống kê nhưng
đá quá cũ, từ bấy đến nay tiếng Việt đã phát triển và chắc chắn là tỉ lệ đã thay
đổi. Chúng tôi chỉ thống kê 2.000 mục từ của cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên thì thấy con số không phải như vậy, từ ngữ Hán Việt chiếm khoảng
40%. Công việc thống kê để có được số lượng chính xác, khoa học còn chờ ở
tương lai. Dù sao đi nữa, độ phong phú của từ ngữ Hán Việt là điều dễ thấy qua
từ điển, qua các văn bản, nhất là văn bản khoa học, chính luận, báo chí v.v
Từ ngữ Hán Việt đến với người Việt, hay nói một cách khác, theo cách nói
của các nhà ngôn ngữ học, sự thủ đắc từ ngữ Hán Việt, cũng như các lớp từ ngữ
khác, do nhiều con đường: con đường tự nhiên, tự phát, tức là qua thực tiễn giao
tiếp xã hội, mỗi người tự thể nghiệm, tự tìm hiểu để nắm được ý nghĩa, cách
dùng nó. Sự thực là như vậy, nếu chúng ta chú ý quan sát lời ăn tiếng nói của


các em ở lứa tuổi trước lúc đi học; cũng như trong ngôn ngữ người lớn tuổi
không có cái may mắn được cắp sách đến trường. Chỉ có điều là họ đã hiểu một
số từ Hán Việt, đã biết dùng một số từ Hán Việt mà không ý thức được đó là từ
Hán Việt. Đối với họ, những từ đó cũng là từ Việt, như tất cả những từ khác. do
đó, cần thiết phải có con đường thứ hai: Sự học tập trong nhà trường. Từ lớp 6
trong bộ môn Tiếng Việt.
Vấn đề ở đây là giáo viên phải xác định cho được một danh sách các từ
ngữ khó hiểu cần giảng giải cho học sinh theo từng năm học. Về nguyên tắc thì
những từ ngữ nào có ý nghĩa cụ thể biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất
tương đối gần gũi với học sinh thì dễ hiểu, còn những từ nào có ý nghĩa khái
quát, trừu tượng, biểu thị những sự vật, họat động, tính chất xa lạ với học sinh
thì khó hiểu.
2
Cái khó nhất hiện nay vẫn là trình độ của giáo viên và sách giáo khoa. Giáo
viên của chúng ta hiện nay nói chung là không đủ trình độ để giảng dạy có kết
quả các lớp từ ngữ này. Giáo viên cũng phạm sai sót khi giải thích và thể hiện
nhiều lúng túng các từ “thị xã” thì giảng thị là “chợ”, xã là “đơn vị hành chính ở
nông thôn”. đối với từ phong cảnh không thấy giảng nghĩa các yếu tố, nhưng khi
mở rộng cho học sinh thì giảng: phong ba, phong quang, phong cầm, trong đó
phong đều có nghĩa là “gió”.
Ngoài ra hiểu biết về yếu tố Hán Việt mà tránh được sự lẫn lộn về từ, nhất là
những từ về ngữ âm gần giống nhau như bàng quan và bàng quang, bàn hoàn và
bàng hoàng
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Kinh nghiệm dạy từ ngữ Hán Việt cho
học sinh lớp 7 ở Trường trung học cơ sở Hạ Trung huyện Bá Thước”
2. Mục đích, đối tượng áp dụng
a. Mục đích.
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học
môn Ngữ văn nói chung, đối với phân môn tiếng Việt nói riêng. Từ đó có những
cách thức và phương pháp phù hợp để giúp các em có hứng thú trong học tập,

nâng cao chất lượng toàn diện hơn.
b. Đối tượng áp dụng:
- Đối tượng là các em học sinh ở lớp 7, ở độ tuổi 12- 13. Nhưng khó khăn
nhất là vốn hiểu biết sâu sắc về từ Hán Việt. Đặc biệt trong hoàn cảnh giao tiếp.
Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn từ ngữ Hán Việt trong chương trình Ngữ văn lớp
7 để vận dụng.
- Là học sinh ở hai diện: Lớp có học lực trung bình và lớp yếu trong hai
năm học : Năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012.
Năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 tôi và một số đồng chí
cùng trong bộ môn trao đổi, thống nhất áp dụng một số phương pháp, kinh
nghiệm vào giảng dạy ở 2 lớp 7 diện trung bình và yếu có so sánh đối chiếu với
lớp có mức độ học lực trung bình và khá tiến hành theo cách học lâu nay vẫn áp
dụng.
Mặt khác trong các năm học gần đây theo yêu cầu của chuyên môn, chúng tôi
đã nắm bắt sự triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo,
Phòng giáo dục và Đào tạo về môn Ngữ văn, chúng tôi đã tổ chức các chuyên đề
3
về cách soạn và dạy môn Ngữ văn. Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất, thảo luận một
số ứng dụng trong khi dạy môn Ngữ văn ở khối lớp 7 về cách dạy những bài về
từ Hán Việt.
Riêng những phần nêu dưới đây chúng tôi đã dạy thể nghiệm ở một số
đồng chí giáo viên trên lớp và sinh hoạt tổ , nhóm cặn kẽ, trao đổi cụ thể từng
bước soạn và lên lớp áp dụng cho 2 lớp 7a, 7b năm học 2010 – 2011 và năm học
2011 - 2012. Chính kết quả thu được đại trà ở 2 lớp 7 đã khích lệ tôi trình bày đề
tài này.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Mục đích của việc học tiếng Việt ở trường THCS là nhằm cung cấp
những tri thức tiếng Việt cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức lý thuyết

để giải quyết hệ thống bài tập sau mỗi tiết học. Nhưng quan trọng hơn là giúp
các em vận dụng kiến thức về tiếng Việt được cung cấp để vận dụng vào hoàn
cảnh cụ thể, hướng tới hình thành kỹ năng, kỹ sảo trong phát âm, dùng từ, đặt
câu cho đúng yêu cầu. Để làm được điều đó phải hướng các em vào hoạt động
giao tiếp, giải quyết các nội dung giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể. Giao tiếp vừa là mục đích, cũng vừa là phương thức để dạy học tiếng Việt.
Bài học về “Từ Hán Việt” là nội dung quan trọng trong chương trình tiếng
Việt của sách Ngữ văn lớp 7 tập 1. Bài được dạy với thời lượng ít mà nội dung
kiến thức quá khó. Các ngữ liệu được đưa ra phân tích trong thời lượng của các
tiết học ngắn và khó. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xem xét một vài ngữ liệu
tiêu biểu, còn lại hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà. Dạy học theo quan điểm
giảng bài “Từ Hán Việt” một mặt phát huy được tính khách thể của ngôn ngữ,
mặt khác khơi dậy được tính chủ động tích cực của học sinh qua giờ học. Đây là
một trong những yêu cầu quan trọng trong cơ chế dạy học hiện nay: Coi học
sinh là trung tâm, chủ thể tiếp nhận sáng tạo dưới sự định hướng, dẫn dắt của
giáo viên.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Xã Hạ Trung
Hạ Trung là một xã nằm trong vùng khó khăn được hưởng những ưu đãi của
Chính phủ theo chương trình 135, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn,
một số hộ gia đình chưa quan tâm đến việc học còn bỏ mặc con em ở nhà để đi
4
làm kinh tế. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Nhiều em
chưa có đủ vở, đồ dùng học tập, chưa có thời gian cho việc học tập ở nhà. Vì thế
rất khó khăn cho việc tiếp thu bài giảng của giáo viên.
2.2. Trường THCS Hạ Trung
Năm học 2010 - 2011 học sinh khối 7 của trường có 41 em, năm 2011 –
2012 học sinh khối 7 của trường có 45em, đa số ở lứa tuổi từ 12 đến 13, tuổi còn
nhỏ, thể lực còn yếu, bên cạnh đó năng lực học tập của các em còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt là số học sinh học yếu về môn văn đặc biệt ngại học phần tiếng

Việt nói chung đối với từ ngữ hán việt các em càng ngại. Hơn nữa học sinh
không nắm vững kiến thức, qua khảo nghiệm một số năm ở một số tiết dạy về
bài “ Từ Hán Việt” ở lớp 7 số học sinh không làm được bài còn rất nhiều .
Kết quả điểm khảo sát năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 ở 2
lớp 7 môn Ngữ văn như sau:
Năm học 2010 - 2011
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 21 0 0 2 9,5% 8 38% 5 23,8% 6 28,5%
7b 20 0 0 1 5% 6 30% 9 45% 4 20%
Năm học 2011 - 2012
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 23 2 8,7% 5 21,7 10 43,5 5 21,7 1 4,35
7b 22 3 13,6 4 17,4 12 54,6 2 9.1 1 4,6

Bên cạnh những mặt yếu cùng với nhiều khó khăn, song các em ở trường
THCS Hạ Trung cũng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ, các em đang ở độ tuổi
hiếu động, thích tìm tòi tranh luận, trường lại có bề dày về thành tích học tập, đó
là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt.
Tóm lại: căn cứ vào hai cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu để
thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh cho phù hợp với đối tượng
học sinh và thực tế tình hình địa phương nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn,
nâng cao chất lượng môn học.

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỀ CÁCH
NHẬN DIỆN VÀ DẠY YẾU TỐ HÁN - VIỆT
5
2.1. Giải pháp 1: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các
từ Hán – Việt
Từ Hán – Việt chiếm một tỷ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệt
trong các văn bản văn học trung đại mà học sinh bắt buộc phải tìm hiểu .Do tầm
quan trọng đó mà sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 đã dành cho chúng ta một thời
lượng vừa đủ.Ngữ văn Lớp 7, tập1 : tiết 18 và tiết 23.
2.1.1. Biện pháp 1: Cách nhận diện từ Hán Việt
Song, trong tất cả các tiết dạy Hán – Việt ấy học sinh (cũng như cả giáo
viên) đều không được cung cấp những kiến thức cần thiết về đặc điểm ngữ âm
của các từ ngữ Hán - Việt (nhất là các từ đơn), khác với các từ ngữ thuần Việt
như thế nào? Bằng cách nào để có thể nhận diện và phân biệt được chúng?
Chính vì vậy, giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải dạy cho học sinh
mảng từ ngữ quan trọng này.
Cho đến nay, gần như chưa có một tiêu chí nào để có thể giúp phân biệt
được từ Hán – Việt với từ thuần Việt, trừ khi chỉ nói chung chung “từ Hán –
Việt là một từ mượn của tiếng Hán”. Nói chung, đối với những người không có
một chút hiểu biết gì về chữ Hán mà yêu cầu họ chỉ ra từ nào là từ Hán Việt là
một việc rất khó.
Một số mặt biểu hiện dưới đây của từ Hán – Việt mà giáo viên có thể
nhận biết được đâu là từ Hán – Việt trong một dòng ngữ lưu (một số biểu hiện
này, sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 cũng đã đề cập đến):
- Về ý nghĩa: Từ Hán – Việt là những từ tiếng Việt thường phải được giải
nghĩa thì mới hiểu chúng một cách thấu đáo.
Ví dụ: đồng bào là người cùng ruột thịt với nhau (cùng một bọc sinh ra)
v.v. Trong sách giáo khoa có nói: các ý nghĩa này phần lớn là ý nghĩa trừu
tượng, khái quát nên khó nhận biết đối với học sinh lớp 7.
- Về mặt cấu tạo từ: theo đặc điểm cấu tạo danh từ của tiếng Hán thì yếu

tố phụ đặt trước yếu tố chính, ngược với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt.
Ví dụ: Mỹ nhân (mỹ: đẹp, nhân; người)
- Về phương diện ngữ cảm: các từ Hán – Việt thường có sắc thái trang
trọng, tao nhã. Sách giáo khoa lớp 7 cũng đã nêu lên đặc điểm này, tuy nhiên
không phải học sinh lúc nào cũng nhận biết được dễ dàng.
Theo tôi, 2 trong số 3 tiêu chí nêu trên để nhận diện từ Hán – Việt thuộc
về nội dung ngữ nghĩa của từ. còn tiêu chí cấu tạo từ thì chỉ áp dụng được cho
danh từ mà không áp dụng được cho động từ (có cấu trúc động từ + bổ kiểu như
6
ái quốc, thất tình v.v). các tiêu chí nêu trên chỉ có thể phát huy được hiệu lực khi
học sinh đạt đến một trình độ học vấn nhất định. Đối với học sinh trung học cơ
sở đặc biệt khó khăn, đối với các em là học sinh người dân tộc như ở trường
THCS Hạ Trung huyện Bá Thước, tư duy của các em chủ yếu còn ở trình độ
trực quan, cảm tính. Vì vậy, các tiêu chí đưa ra để nhận diện từ Hán – Việt đối
với học sinh trung học cơ sở càng cụ thể, càng rõ ràng về hình thức, càng có tính
trực quan thì càng tốt, càng hiệu quả.
Trước khi đi vào tiêu chí nhận diện cụ thể, Tôi đã xác định một số khái
niệm cơ bản: từ thuần Việt và từ Hán – Việt. Bản thân tôi cho học sinh tìm hiểu
khái niệm từ Hán – Việt là gì?
Để làm sáng tỏ khái niệm này, cần cho học sinh phân biệt các khái niệm
sau: Cách đọc Hán – Việt, tiếng Hán – Việt, từ Hán – Việt và yếu tố gốc Hán.
Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cách đọc Hán – Việt là một cách đọc vốn
bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể Đường âm dạy
ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng 2 thế kỷ VIII và IX. Nói đến cách
đọc Hán – Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thống
văn tự Hán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào.
Ví dụ: tuyết, học, cao, tuy, chẩm, giá, ma v.v.
Yếu tố gốc Hán là những yếu tố đã được du nhập vào trong tiếng Việt, bất
luận đó là những yếu tố như thế nào: quốc , gia, sơn, tuyết, mùa ( do vụ mà ra)
hoặc mỳ chính (vốn do vị tinh mà ra). v.v.

Cách đọc Hán – Việt
+ Một là: những lĩnh vực gồm những chữ Hán có thể đọc Hán – Việt
được, nhưng không liên quan đến tiếng Việt.
Ví dụ: chẩm, giá, ma
+ Hai là: những yếu tố người Việt, mượn từ tiếng Hán, nhưng chúng lại
không trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán – Việt, ở đây có 3 trường hợp:
* Trường hợp mượn cách đọc Hán – Việt tức mượn từ thượng cổ như:
mùa, mùi, buồng, buồm… Vì chúng đã được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời
nên đã được Việt hóa hoàn toàn, rất khó có thể phân biệt được với những từ
thuần Việt và thuộc vào kho từ vựng cơ bản, để gọi tên sự vật trong sinh hoạt
hàng ngày, những hiện tượng xung quanh con người. Phần lớn chúng là những
từ lẻ, một âm tiết. Theo chúng tôi để dạy cho học sinh trung học cơ sở nói chung
và trường THCS Hạ Trung nói riêng, các từ loại này cũng nên được coi là từ
thuần Việt.
7
* Trường hợp mượn từ đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán – Việt,
nhưng sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán - Việt.
Ví dụ: gan, vần, vốn, ván. Theo chúng tôi, loại này cũng nên được coi là
từ thuần Việt (vì các âm này chỉ có ở tiếng Việt)
* Trường hợp mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán, chẳng hạn:
mỳ chính, tạp pí lù, vằn thắn… Những từ này mang dấu ấn ngoại lai còn rất rõ
nên không thể coi là từ thuần Việt được.
+ Ba là: Gồm những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán,
nhưng đó là những yếu tố được mượn thông qua cách đọc Hán – Việt cho nên
được gọi là yếu tố Hán – Việt. Ví dụ: quốc, gia, thủy, tuyết vv.
Xét về mặt ngữ pháp, có thể chia các yếu tố Hán – Việt này thành trường
hợp chỉ là tiếng, nhưng không phải là từ ( Ví dụ: quốc, gia) và trường hợp vừa là
tiếng, vừa là từ ( Ví dụ: tuyết, học vv).
Từ thuần Việt là những từ thường được hiểu có tính quy ước nhiều hơn là
từ đích thực của ngôn ngữ bản địa – những từ gốc Môn – Khmer họ Nam Á –

vốn là nguồn gốc của tiếng Việt.
Trong vốn từ tiếng Việt hiện nay học sinh thường hiểu các từ thuần Việt
là những từ còn lại trong tiếng Việt sau khi đã trừ đi các từ Hán – Việt cùng một
số từ gốc Hán khác mà dấu ấn ngoại lai của chúng còn rất rõ như: sủi cảo, vằn
thắn, tạp pí lù v. v. và những từ của các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh và
tiếng Pháp, tiếng Nga…
Trong số những từ được coi là thuần Việt thì:
+ Có những từ có sự tương ứng với tiếng Mường: đuôi khoáy, móng,
mồm, sừng, chớp, làng xóm
+ Có những từ có sự tương tác với tiếng Tày – Thái: bánh, bắt, bóc, buộc,
đường, gọt, neo, méo, ngắt, ngẩm, ngợi, vắng
+ Những yếu tố thuần Việt là gốc Việt cổ Môn – Khmer: một, hai, ba,
bốn, mắt, cân , gối, cá, chim, đất, mưa, lúa, gió, trăng, ngày
+ Có những yếu tố gốc Thái: lưng, bụng, cằm, gà, vịt, đồng, rẫy, rùa
+ Có những yếu tố - như đã trình bày ở trên – được mượn từ tiếng Hán từ
thời thượng cổ đã được Việt hóa hoàn toàn ( thí dụ: mùi, mùa, buồng, buồm )
và những yếu tố cũng được mượn từ tiếng Hán đời Đường, nhưng sau đã diễn
biến theo một con đường khác với cách đọc Hán – Việt.
Các từ thuần Việt loại này có thể kể ra rất nhiều trong kho từ tiếng việt hiện nay:
8
Âm Hán Âm Việt Âm Hán Âm Việt
Kính Gương Thanh Xanh
Các Gác Đại Đời
Cang Gang Cận Gần
Can Gan Kí Ghi
Hoạch Vạch Quả Góa
Bổn Vốn Kiếm Gươm
Bản Ván Phương Vuông
Phá Vỡ Long Rồng
Lực Sức

+ Có những từ được tạo bằng cách dùng chất liệu Hán – Việt kết hợp với
yếu tố thuần Việt theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt như; kẻ địch, người Việt, tàu
thủy cũng được coi là từ thuần Việt.
2.1.2. Biện pháp 2: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các
từ Hán – Việt
Để giúp học sinh nhận diện và phân biệt được các tiếng Hán – Việt nói
chung, từ đơn Hán – Việt nói riêng với các tiếng và từ đơn thuần Việt, giáo viên
hướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh ( tứ là các kết hợp âm có
trong chúng).
Trên phương tiện lý thuyết sẽ có 3 khả năng sau đây.
Một là, các cấu tạo âm thanh chỉ có thể có trong tiếng Việt. chúng là âm
thuần Việt, chẳng hạn các tiếng có âm đầu là ( r).
Hai là, các cấu tạo âm thanh chỉ có trong tiếng Hán chúng là âm Hán
-Việt, chẳng hạn các tiếng có vần “ưu”.
Ba là, các cấu tạo âm thanh chỉ có trong tiếng Việt vừa tiếng Hán, chẳng
hạn Anh.
Nếu ta tiến hành thống kê, chỉ ra được cụ thể từng loại cấu tạo âm nói trên
thì học sinh nhận thức được một cách trực quan bằng thị giác mà sẽ phân biệt
ngay được tiếng ( hoặc từ đơn) Hán – Việt với tiếng ( hoặc từ đơn) thuần Việt.
Vậy các cấu tạo âm thuộc từng loại nêu trên ở trên cụ thể là như thế nào?
Qua sự thống kê, khảo sát, đối chiếu khả năng kết hợp các âm của từng
phầntrong âm tiết tiếng Việt chúng tôi nhận thấy rằng “ âm đệm + âm chính +
âm cuối” là cấu tạo âm rất đặc trưng cho từng loại tiếng ( hoặc từ đơn) thuần
Việt hay Hán – Việt, không phụ thuộc vào sự kết hợp với âm đầu hay thanh điệu
cụ thể nào.
Trên cơ sở này, tôi sẽ chỉ ra từng loại cấu tạo âm đăc trưng với tư cách là
phần tử kết hợp có thể nêu cụ thể như sau:
9
Loại thứ 1: Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở các tiếng ( hoặc từ đơn) Hán –
Việt.

Bất cứ tiếng nào trong tiếng Hán – Việt ( hoặc từ đơn Hán – Việt)
- Uyên ( trừ ngoại lệ nguyền, chuyền, chuyện), Ví dụ: duyên, tuyên,
quyến
- Uyết, Ví dụ: Tuyệt, quyết, tuyết, thuyết
- Ưu, Ví dụ: cửu, cừu, bưu, bửu, ngưu
- Uy, Ví dụ: Tuy, tùy,tủy, túy, quý, quỷ, quy
Câu văn để ghi nhớ giúp nhận diện tiếng ( hoặc từ đơn) Hán – Việt:
Nguyện quyết cứu nguy.
Bất cứ tiếng hoặc ( từ đơn) nào có chứa vần của 4 từ trong câu trên dù có
âm đầu hoặc mang thanh điệu nào cũng đều là Hán – Việt, trừ một vài ngoại lệ
Loại thứ 2: Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở tiếng ( hoặc từ đơn) thuần Việt.
Ví dụ:
- Mọi tiếng có kết hợp âm ết đều là thuần Việt ( trừ ngoại lệ, kết là Hán –
Việt)
- Mọi tiếng có kết hợp âm ưng ( ngoại trừ ưng, ứng ngưng là Hán -Việt)
đều là thuần Việt.
- Nhưng tiếng nào có âm đầu là R thì là Thuần Việt. Thí dụ, ro, rò, rỉ, rẻ
Đối với trường hợp các tiếng ( hoặc từ đơn) có chứa những kết hợp âm có
thể là Hán – Việt hoặc thuần Việt thì chúng ta dùng 3 tiêu chí đã được nêu ở trên
để nhận diện ngoài ra bản thân tôi xin cũng hay sử dụng một thủ pháp thực hành
khác sau đây. Thủ pháp này được dựa trên quy tắc cấu tạo từ đã được GS.
Nguyễn Tài Cẩn: để cấu tạo từ, tiếng Việt thường có xu hướng ghép các yếu tố
có cùng nguồn gốc với nhau ( H + H, V + V)
Thủ pháp cụ thể như sau:
Một tiếng nếu đứng riêng một mình rất khó xác định là thuần việt hay
Hán - Việt. Để xác định ta thử tìm xem có từ ghép Hán – Việt nào trong thành
phần có chứa đó hay không. Nếu tìm được thì tiếng được chứa trong từ ghép
Hán – Việt ấy cũng chính là Hán – Việt.
Cơ sở để nhận biết một trong từ song tiết từ ghép Hán – Việt có thể như
sau: Trật tự yếu tố: yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ: Hải quân, không phận,

chiến thuyền
- Ý nghĩa của từ khái quát, trang trọng (so với từ thuần Việt nếu có).
10
Ví dụ: Để xác định tiếng phận là Hán – Việt lẫn tiếng thuần Việt cho nên
buộc ta phải dùng quy tắc cấu tạo từ. Do ta tìm được trong từ vựng tiếng Việt có
từ hải phận ( hoặc không phận) trật tự các yếu tố phụ + chính, cho nên hải phận,
không phận là những từ Hán – Việt. Từ đây có thể rút ra kết luận rằng phận là
tiếng Hán – Việt.
2.2. Giải pháp 2: Cách dạy yếu tố Hán – Việt
2.2.1. Biện pháp 1: Cách dạy yếu tố Hán – Việt
Trong phần Tiếng Việt của SGK ngữ văn 7, có 2 tiết, giáo viên gặp lúng
túng khi dạy tiết học này. Nội dung bài học khô khan, số lượng các yếu tố đưa
dạy quá nhiều, trong khi đó lại không có phương pháp dạy cụ thể để hướng dẫn
cho giáo viên.
Việc dạy yếu tố Hán – Việt cho học sinh bản ngữ khác hẳn với việc dạy
một ngoại ngữ, bởi vì dù sao các yếu tố Hán – Việt và các từ Hán – Việt cũng đã
là một bộ phận hữu cơ của thành phần từ vựng tiếng Việt. Như vậy, cách học
các từ Hán – Việt và các từ Hán – Việt cũng đã đã là một bộ phận hữu cơ của
thành phần từ vựng tiếng Việt. Như vậy, cách học các từ ngữ Hán – Việt là học
từ ngữ tiếng Mẹ đẻ.
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Anh Đào “ trong chương trình tiếng
Việt, lớp 7 không nhất thiết chúng ta bắt các em phải học thuộc lòng toàn bộ số
lượng các yếu tố có trong 2 tiết. Cũng không nhất thiết phải dạy đủ tất cả các
loại yếu tố có trong mỗi tiết như yếu tố chỉ màu sắc, yếu tố chỉ cảnh vật tự
nhiên, yếu tố chỉ tổ chức xã hội, yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất”
Khi soạn và dạy các yếu tố Hán – Việt, giáo viên không nên coi nội dung
từng bài học là bất biến mà cứng nhắc tuân theo nguyên xi trái lại, cần có sự
năng động, sáng tạo, biết cách điều chỉnh, bố trí lại tiết dạy để giờ học từ ngữ
Hán – Việt sinh động và đa dạng, tránh sự cứ lặp đi lặp lại một chách đơn điệu,
gây cảm giác nặng nề nhàm chán cho học sinh, chúng tôi nói rằng cần có sự bố

trí lại nội dung bài dạy các yếu tố Hán – Việt được đưa ra trong sách giáo khoa
dựa trên cơ sở thực tế là những bài học này đơn thuần chỉ là một sự liệt kê các
yếu tố và nghĩa của chúng từ đầu đến cuối danh sách. Do vậy giáo viên có thể
xáo trộn trật tự các yếu tố được sắp xếp trong từng bài rồi cơ cấu lại, xếp lại các
yếu tố Hán – Việt đó theo những mối quan hệ, hệ thống hay quan hệ liên tưởng
khác nhau. Đó là, khi dạy lý thuyết từ ngữ, chúng ta cần phải chú ý đến tính hệ
thống, nếu chúng ta trình bày kiến thức về từ ngữ để dạy cho học sinh một cách
11
có hệ thống thì sẽ giúp cho nội dung học tập được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu hơn
và dễ ghi nhớ hơn.
Trên cơ sở nguyên tắc sư phạm này, chúng ta có thể sắp xếp lại các yếu tố
Hán – Việt đã được cung cấp trong SGK và sắp xếp chúng theo các quan hệ
khác nhau đã thực hiện như sau:
- Các yếu tố Hán – Việt trái nghĩa: Cận, viễn, đại, tiểu, phú, bần, đa, thiểu
v.v.
- Các yếu tố Hán – Việt đồng âm, độc có nghĩa – “đọc” độc có nghĩa là
“ác” chỉ có một, phong có nghĩa là “gió” phong có nghĩa là “ ban cấp cho”, tặng
danh hiệu, và phong có nghĩa là mũi nhọn, ( tiên phong, giao phong v.v)
- Các yếu tố Hán – Việt đa nghĩa: Các yếu tố Hán – Việt có nhiều nghĩa
như:
Ngân có nghĩa:
1. Bạc: ngân bản vị, Thủy ngân
2. Tiền bạc, ngân hàng, ngân khố.
3. Có màu sáng như bạc: Ngân hà, Sông ngân.
Hoặc “ phi”:
1. Bay: Phi công, phi cơ v.v.
2. Có tốc độ nhanh như bay: Phi báo.
3. Ngựa chạy rất nhanh: Ngựa phi.
4. Phóng dao: Phi dao
- Các yếu tố Hán – Việt đồng nghĩa: chiến – đả, kiến - thiết giáo – huấn,

nghiệp – nghệ, phi, vô – bất v.v. Đối với những trường hợp yếu tố Hán - Việt
đồng nghĩa thì chúng tôi sử dụng phương pháp chơi bài của Giáo sư Nguyễn
Đức Tồn. Đây là phương pháp dạy từ ngữ dựa trên nguyên lí tâm lí học tiếp thu
tiếng mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ của trẻ được tạo lập trong quá trình hoạt động thực
tiễn của trẻ với thế giới bên ngoài. Ứng dụng nguyên lí tạo lập này vào việc dạy
tiếng Việt chúng ta cần tổ chức cho trẻ vừa học vừa làm, vừa học vừa chơi.
Phương pháp dạy các yếu tố Hán – Việt có yếu tố thuần Việt đồng nghĩa
được tiến hành như sau: Chúng ta dùng hai bộ quân bài bằng bài cát tông có hai
màu sắc khác nhau, một cổ bài ghi trên mỗi cây là một yếu tố Hán – Việt, trên
cỗ bài kia thì ghi mỗi cây là một yếu tố thuần Việt đồng nghĩa tương ứng.
Chẳng hạn, thiên – trời – đất, cử - cất, tồn – còn, tử - con, tôn – cháu, lục – sáu,
tam – ba v.v.
12
Khi dạy chúng ta ghép cổ bài có ghi yếu tố Hán – Việt với cây bài có ghi
yếu tố thuần Việt đồng nghĩa tương ứng. Sau đó để kiểm tra khả năng hiểu nghĩa
của các yếu tố Hán – Việt nào đó, chúng ta thực hiện thao tác sau.
1. Đưa ra từng cây bài có ghi yếu tố Hán – Việt và hỏi: “ Yếu tố này có
nghĩa là gì? Để trả lời, giáo viên yêu cầu học sinh chọn cây bài ghi yếu tố thuần
Việt đồng nghĩa tương ứng hoặc ngược lại.
2. Đưa ra từng cây bài có ghi yếu tố thuần Việt và yêu cầu học sinh chọn
cây bài có ghi yếu tố Hán – Việt đồng nghĩa tương ứng với nó.
Nếu như học sinh chọn và khớp đúng hai cây bài phù hợp với nhau thì
điều nàu có nghĩa và chứng tỏ rằng các em đã nắm được và hiểu được nghĩa của
yếu tố Hán – Việt đã học.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng tư liệu của sách “ tam thiên tự” để dạy các
yếu tố Hán – Việt và các yếu tố thuần Việt đồng nghĩa tương ứng.
- Các yếu tố Hán – Việt có thể kết hợp với nhau để cấu tạo từ ghép Hán –
Việt: lai vãng, quá khứ, giáo huấn, sinh tồn, tồn vong, quan sát
Ngoài ra chúng ta có thể ứng dụng cách khác về vấn đề này, chẳng hạn
nêu những tên người tên đất trong làng, trong tỉnh hay trong thành phố - tên cũ

và tên mới ( Ví dụ: Làng Tám ), những sự tích lịch sử, những giai thoại về việc
học chữ nho, làm câu đối ( Ví dụ: Da trắng vỗ bì bạch, chuồng gà kê áp chuồng
vịt v.v.) ngày trước của cha ông có thể cung cấp cho chúng ta nguồn cứ liệu bổ
sung, giúp cho việc xây dựng những tiết học về yếu tố Hán – Việt sống động, đa
dạng và có hiệu quả cao.
2.2.1. Biện pháp 1: Giáo án minh họa
TIẾT 18 - Tiếng Việt : TỪ HÁN VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép
Hán Việt.
2. Kĩ năng : Nhận biết được các từ ghép Hán Việt, mở rộng yếu tố Hán Việt.
3. Thái độ : - Biết sử dụng từ Hán Việt trong những ngữ cảnh cụ thể
B. PHƯƠNG PHÁP :
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- SGK – SGV NV7 tập 1, từ điển Hán Việt.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ :
? Em hãy đọc thuộc lòng và nêu nội dung của 2 văn bản tiếng Hán đã
học.
13
* Bài mới : Giới thiệu bài
Nhắc lại kiến thức về từ mượn  dẫn vào bài
? Dựa vào kiến thức từ mượn ở lớp
6 em hãy cho biết thế nào là từ Hán
Việt ?
Mở rộng :
- Không phải mọi từ gốc Hán đều là
từ Hán Việt.

- Từ gốc Hán gồm 3 loại :
+ Từ cổ Hán Việt: buồm, buồng,
múa
+ Từ Hán Việt (thời trung đại) là từ
gốc Hán - phát âm theo cách đọc
Hán Việt: quốc gia, thân phận
+ Từ gốc Hán mượn (phương ngữ
Hán): mì chính, sủi cảo, vằn thắn
? Học sinh đọc bản phát âm thơ chữ
Hán “Nam quốc sơn Hà”
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà
nghĩa là gì ?
? Tiếng nào có thể dùng 1 mình
như 1 từ đơn để đặt câu ? Tiếng nào
không?
? Nếu ghép các tiếng Nam, quốc,
sơn, hà với nhau sẽ cho ta các từ
ghép Hán Việt nào ?
? Theo em đơn vị để cấu tạo từ Hán
Việt là gì ?
? Em hiểu thế nào là yếu tố Hán
Việt ?
? Yếu tố Hán Việt có thể dùng
trong những trường hợp nào ?
*Cho HS đọc ví dụ 2
H? Giải nghĩa tiếng thiên trong các
từ Hán Việt sau :
- Thiên
1
niên kỉ, Thiên

2
lí mã.
- (Lí Công Uẩn) Thiên
3
đô về
Thăng Long
I. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
- Từ Hán Việt là từ có gốc Hán và được
phát âm theo âm Hán Việt.
- Trong trong tiếng việt có khoảng 3000
yếu tố Hán Việt.
* Ví dụ 1:
- Nam : Nước nam
- Quốc : nước
- Sơn : núi
- Hà : Sông
Các tiếng : quốc, sơn, hà. Không thể
dùng độc lập  Riêng tiếng Nam có thể
dùng độc lập vì có thể nói : miền Nam,
phía Nam.
+ Nam quốc
+ Sơn hà
từ Hán Việt
-> yếu tố Hán Việt.
-> Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là
yếu tố Hán Việt ?
- yếu tố Hán Việt dùng trong những
trường hợp sau :
+ Phần lớn dùng để tạo từ ghép Hán
Việt.

+ Một số yếu tố Hán Việt như : hoa,
quả, bút ,bảng ,học, tập,… Có thể dùng
độc lập, hoặc có thể dùng để tạo từ
ghép .
* Ví dụ 2 :
- Thiên
1
: ngàn ( ngàn năm)
- Thiên
2
: ngàn ( nghìn con ngựa)
- Thiên
3
: dời, di, di dời. ( dời đô về
Thăng Long)
 Thiên
1
, Thiên
2
đồng âm khác nghĩa
14
? Em có nhận xét gì về các yếu tố
Hán Việt Thiên
1
, Thiên
2
, Thiên
3
?(
đồng âm khác nghĩa)

? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên em
hãy cho biết đơn vị cấu tạo từ Hán
Việt và cách dùng các yếu tố Hán
Việt ? GV nhấn mạnh, bổ sung rút
ra ghi nhớ.
Lấy ví dụ minh họa
Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 1
trong SGK.
? Phân biệt nghĩa của các yếu tố
Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ
sau ?
Học sinh dựa vào từ điển Hán
Việt để phân tích nghĩa các yếu tố
đồng âm.
Bài tập 2: Tìm những từ ghép
Hán Việt có chứa yếu tố Hán
Việt : quốc, sơn, cư, bại.
Chuyển ý sang mục 2
? Các từ Sơn hà, xâm phạm trong
bài ‘Nam quốc Sơn hà’ và ‘giang
san’ trong bài ‘Tụng giá hoàn kinh
sư’ thuộc loại từ ghép đẳng lập hay
chính phụ ?
? Các từ ái quốc, thủ môn, chiến
với Thiên
3
.
• Ghi nhớ :
- Trong Tiếng Việt có một khối lượng
khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ

Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn yếu tố Hán Việt không được
dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo
từ ghép.
Một số yếu tố Hán Việt như: hoa, quả,
bút, bảng, học, tập có lúc dùng để tạo từ
ghép, có lúc dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm
khác nghĩa( tử: chết; tử: con )
Bài tập 1 :
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm
nhưng nghĩa khác xa nhau.
+ Hoa 1 : chỉ sự vật, cơ quan sinh sản
hữu tính của cây hạt kín.
+ Hoa 2 : phồn hoa, bóng bẩy
+ Gia 1 : nhà
+ Gia 2 : thêm vào
+ Tham 1 : ham muốn, lòng tham,
mong cầu không biết chán.
+ Tham 2 : xen vào, tham dự vào.
+ Phi 1 : bay
+ phi 2 : trái, không phải.
+ Phi 3 : vợ thứ của vua, xếp dưới
hoàng hậu.
Bài tập 2
- Quốc : quốc gia, ái quốc, quốc ca,
quốc nạn, quốc kì, quốc văn.
- Sơn : sơn hà, giang sơn, sơn trại, sơn
lâm,
- Cư : cứ trú, an cư, định cư, cư dân, thổ

cư, cư ngụ.
- Bại : thảm bại, chiến bại, bại vong, bại
liệt, thất bại, đại bại.
II. TỪ GHÉP HÁN VIỆT
* Ví dụ :
- Sơn hà :
- Xâm phạm
- Giang san
 Từ ghép đẳng lập
a. ái quốc, thủ môn, chiến thắng  từ
15
thắng thuộc loại từ ghép gì ?
? Nhận xét về trật tự của các yếu tố
trong các từ này có giống trật tự các
tiếng trong từ ghép tiếng Việt cùng
loại không ?
? Các từ thiên thư, thạch mã, tái
phạm thuộc loại từ ghép gì ? Trật tự
giữa các tiếng có gì khác so với từ
ghép tiếng việt cùng loại ?
H Qua phân tích trên em hãy cho
biết : Từ ghép Hán Việt có mấy
loại chính ?
? Em có nhận xét gì về trật tự các
yếu tố trong từ ghép chính phụ ?
? Hãy so sánh cấu tạo vị trí và các
yếu tốt của từ ghép chính phụ Hán
Việt có gì giống và khác so với các
từ tiếng việt.
Học sinh rút ra ghi nhớ.

HS đọc to ghi nhớ ( sgk – trang
70)
Lấy ví dụ minh họa.
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 3
trong sgk.
GV cho Hs làm bài tập theo nhóm
Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 4 –
sgk.
? Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố
phụ đứng trước, yếu tố chính đứng
sau, 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố
chính đứng trước, yếu tố phụ đứng
sau ?
- Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập
4 sgk.
ghép chính phụ có yếu tố chính đứng
trước, yếu tố phụ đứng sau.
-Trật tự giống từ ghép thuần Việt.
b. Thiên thư, thạch mã, tái phạm  từ
ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng
trước, yếu tố chính đứng sau-> khác
với trật tự tiếng Việt.

* Ghi nhớ 2: + Từ ghép Hán Việt gồm
2 loại chính:
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ.
+ Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính
phụ:
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố

phụ đứng sau ( giống với trật tự từ ghép
thuần việt) Ví dụ: ái quốc ( C- P)
- Hoặc yếu tố phụ đứng trước, yếu
tố chính đứng sau. ( khác với trật tự từ
ghép thuần Việt) VÍ dụ: Quốc kì ( P- C)
III . LUYỆN TẬP :
Bài tập 3 :
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ
đứng sau : hữu ích, phát thanh, bảo mật,
phóng hoả.
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính
đứng sau : thi nhân, đại thắng, tân binh,
hậu đãi.
(Giáo viên có thể cho học sinh giải thích
và đặt câu với các từ Hán Việt đó)
Bài tập 4 : Bài tập này Giáo viên có thể
cho học sinh làm ở nhà.
Yêu cầu :
- Yếu tố chính đứng trước : ái quốc, hữu
danh, đại diện, ưu thời, ái quần, tham
chiến, đình chiến, điện báo, đính hôn,
tuyệt vọng.
- Yếu tố phụ đứng trước : quốc hồn, dân
trí, đại thắng, đại sự, bạc mệnh.
ư
e.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
16
- Nắm được các loại từ ghép Hán Việt và cách hiểu, cách sử dụng trong văn
cảnh.

- Xem lại tự sự, miêu tả, quá trình tạo lập văn bản để đối chiếu với bài làm số
1 trong tiết trả bài.
III. KIỂM NGHIỆM KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI DẠY .
Trước khi áp dụng phương pháp nêu ở trên
Năm học 2010 - 2011
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 21 0 0 2 9,52 8 38,1 5 23,8 6 28,6
7b 20 0 0 1 5 6 30 4 20 10 50
Năm học 2011 - 2012
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 23 2 8,7 5 21,7 10 43,5 5 21,7 1 4,35
7b 22 3 13,64 4 18,1
8
12 54,55 2 9,09 1 4,55

Quan sát bảng trên cho ta thấy rằng khi chưa áp dụng các phương pháp
đổi mới vào dạy học phần trăm số điểm khá giỏi đạt tỉ lệ rất thấp, có lớp không
có như lớp 7B năm học 2010-2011 không có em nào, trong khi đó số học sinh
đạt điểm yếu, kém lại đạt tỉ lệ rất cao.Sau khi áp dụng phương pháp mới đối với
lớp 7A, 7B năm học 2010 – 2011 và đối với lớp7A, 7B năm học 2011-2012, tôi
thu được kết quả như sau:
* Năm học 2010 - 2011

Nhìn vào kết quả trên ta thấy: tỉ lệ phần trăm số bài được điểm giỏi – khá
ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp không áp dụng chúng. Trong khi số bài được
điểm trung bình và yếu,kém được giảm đi rõ rệt so với lớp áp dụng.
Điều đó cho thấy kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát huy được khả năng
tiềm ẩn của học sinh trong khi học để tìm ra tri thức, học sinh có cơ hội thể hiện
năng lực của mình, nó góp phần phân hoá trình độ của học sinh một cách tỉ mỉ,
chi tiết và thực sự có hiệu quả.
17
Điều đặc biệt hơn nữa trong năm học 2012-2013 tôi tiếp tục được phân
công dạy lớp 7 và áp dụng biện pháp trên vào dạy học phân môn tiếng việt và
thu được kết quả rất cao ở cả hai lớp 7A, 7B.
Cụ thể năm học 2011-2012.
Sau khi áp dụng các phương pháp này ở lớp 7A và 7B năm học 2010 –
2011 và lớp 7A và 7B năm học 2011 - 2012 tôi nhận thấy việc thay đổi nhận
thức của học sinh và đạt kết quả nhất định. Trong các giờ học thầy trò cùng làm
việc có sự tác động qua lại giữa thầy và trò nhịp nhàng hơn.
Giáo viên không phải thuyết giảng nhiều như trước, học sinh cũng không
phải ngồi để nghe, em nào cũng được học, được nói, được suy nghĩ. Bên cạnh
đó còn phát huy được tính tích cực cho học sinh, học sinh chủ động trong tìm
tòi, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Học sinh ít chán học môn Tiếng
Việt hơn, học sinh thích học tăng lên từ 25 đến 80%.
Để minh chứng cho điều lí giải ở trên tôi đưa ra bảng đối chứng qua các
lần khảo sát thực tế ở trong các năm học cụ thể như sau:
Kết quả điểm khảo sát chất lượng qua các bài kiểm tra năm học 2010 –
2011, năm học 2011 – 2012 và học kì I năm học 2012 - 2013 ở 2 lớp 7 môn
Ngữ văn như sau:
Năm học 2010 - 2011
Lớp Sĩ
số
Điểm

9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 21 0 0 2 9,5 8 38 5 23,8 6 28,5
7b 20 3 15 8 40 9 45 0 0 0 0
Năm học 2011 - 2012
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7a 23 2 8,7 5 21,7 10 43,5 5 21,7 1 4,35
7b 22 4 18,2 7 31,8 11 50 0 0 0 0
Học kì I Năm học 2012 - 2013
Lớp Sĩ
số
Điểm
9 - 10 7 - 8,5 5 - 6,5 3 - 4,5 0 - 2,5
SL % SL % SL % SL % SL %
7b 21 6 28,6 9 42,8 6 28,6 0 0 0 0
18
Một vài nhận xét về tình hình thực nghiệm từ phía giáo viên:
Phải có phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình
mới, các giáo viên dạy bộ môn luôn ý thức được điều đó. Khi giảng bài “ Từ
Hán Việt”, giáo viên luôn chủ động ngay từ khâu soạn giáo án, thực hành trên
lớp giảng dạy và cả khi chữa bài tập vận dụng thực hành. Điều này đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư công sức hơn trong khi soạn, khi nắm bắt và xử lý tình huống
giao tiếp của học sinh. Thời gian học có số tiết ít nhưng với nội dung kiến thức
khá rộng, khó và sự hiểu biết có giới hạn và không đồng đều về chất lượng nhận
thức là sự khó khăn đặt ra và không đồng đều về chất lượng nhận thức là sự khó
khăn đặt ra cho giáo viên khi đứng lớp. Ngoài việc đưa ra những kiến thức cơ

bản trong SGK vào giờ dạy, giáo viên cần phải cho học sinh tìm hiểu những ngữ
liệu bên ngoài, nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày hoặc qua thực tế bài viết của
các em đã làm sinh động cho giờ học. Mặt khác, giúp các em có ý thức khai thác
kiến thức đã học và giải quyết các tình huống của cuộc sống cho cuộc giao tiếp
đạt hiệu quả.
Tiếng Việt trong cơ chế dạy học mới, luôn ý thức được vai trò chủ động
trong việc tiếp thu tri thức mới. Các em bị cuốn vào tình huống và với tư cách là
một người trong cuộc, phải tham gia tháo gỡ, giải đáp những tình huống ấy dưới
sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt học sinh,
tìm hiểu bài thông qua hoạt động giao tiếp, thực hành lý thuyết đó vào làm bài
tập trong SGK, vận dụng nó trong cuộc sống.
Chất lượng giờ học: Qua việc khảo sát ứng dụng, đối chứng chúng tôi
nhận thấy không khí của hai lớp học có sự khác nhau đáng kể. Các em học tập
có sự sôi nổi, hào hứng, bị lôi cuốn vào giờ học, vốn dĩ bị coi là khó khăn và
cứng nhắc. Từ yêu cầu sử dụng tiếng Việt cho đúng như là một tất yếu trong đời
thường và sử dụng hay có đạt hiệu quả cao hay không chỉ là yêu cầu của các nhà
văn, nhà thơ…
C . KẾT LUẬN
Để dạy được một tiết tiếng Việt mang lại hiệu quả cao đối với học sinh
vùng sâu, vùng xa như trường THCS Hạ Trung không phải là một điều đơn giản
bởi vốn dĩ môn tiếng Việt lâu nay rất công thức và khô khan. Đặc biệt là những
tiết dạy từ Hán Việt. Chính vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên trong giảng dạy
luôn luôn có những biện pháp tổ chức cụ thể với tiết liên quan đến dạy Từ Hán
Việt. bản thân tôi chuẩn bị rất kĩ càng với 2 yếu tố rất quan trọng. Đó là làm sao
trang bị cho học sinh:
19
Một là: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các từ Hán – Việt.
Bằng cách nào để có thể nhận diện và phân biệt được chúng
- Về ý nghĩa: Từ Hán – Việt là những từ tiếng Việt thường phải được giải
nghĩa thì mới hiểu chúng một cách thấu đáo.

- Về mặt cấu tạo từ: theo đặc điểm cấu tạo danh từ của tiếng Hán thì yếu
tố phụ đặt trước yếu tố chính, ngược với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt.
- Về phương diện ngữ cảm: các từ Hán – Việt thường có sắc thái trang
trọng, tao nhã.
Hai Là: Cách dạy yếu tố Hán – Việt
Khi soạn và dạy các yếu tố Hán – Việt, giáo viên không nên coi nội dung
từng bài học là bất biến mà cứng nhắc tuân theo nguyên xi trái lại, cần có sự
năng động, sáng tạo, biết cách điều chỉnh, bố trí lại tiết dạy để giò học từ ngữ
Hán – Việt sinh động và đa dạng, tránh sự cứ lặp đi lặp lại một chách đơn điệu,
gây cảm giác nặng nề nhàm chán cho học sinh. Ứng dụng nguyên lí tạo lập này
vào việc dạy tiếng Việt chúng ta cần tổ chức cho trẻ vừa học vừa làm, vừa học
vừa chơi.
Với những phương pháp dạy học ở trên tôi cùng với đồng nghiệp trong tổ
Văn đã áp dụng không riêng gì tiết có từ Hán Việt mà tất cả các tiết tiếng Việt ở
các khối lớp và đều mang lại hiệu quả rất cao điều đấy đã được chứng minh
bằng thực tế các tiết dạy.
Cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ, cùng với sự đi lên của
đất nước, khoa học về phương pháp dạy học cũng không ngừng nghiên cứu và
đạt được những thành tựu mới. Giáo dục thực sự là mũi nhọn, phương pháp giáo
dục đạt được hiệu quả cao thì mới đào tạo một lớp người thông minh, năng động
sáng tạo để thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Phương pháp dạy - học nói chung, phương pháp dạy - học tiếng Việt nói
riêng đã được nhiều người quan tâm và dày công nghiên cứu. Là một giáo viên
dạy ngữ văn, tôi mạnh dạn viết một số kinh nghiệm của mình được hoàn thành
là nhờ có sự giúp đỡ của Hội đồng giáo dục và tổ chuyên môn trường THCS Hạ
Trung.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 2 tháng 3 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
20


không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Bùi Văn Đạt


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
2
21
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 3
1.2. Thực trạng của vấn đề 3
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5
Giải pháp 1: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các từ Hán
– Việt
5
Giải pháp 2: Cách dạy yếu tố Hán – Việt 10

III. KIỂM NGHIỆM
16
C. KẾT LUẬN 19
22

×