Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vận dụng đặc điểm thi pháp văn học hiện đại vào giảng dạy một số văn bản thơ tố hữu trong chương trình ngữ văn 11, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.74 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT MÙ CANG CHẢI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngữ văn)

VẬN DỤNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TỐ HỮU TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, 12.

Tác giả:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

NGUYỄN DUY NINH
Đại học Sư phạm Ngữ văn
Giáo viên
Trường THPT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải, ngày 21 tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng đặc điểm thi pháp văn học hiện đại vào giảng
dạy một số văn bản thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn 11, 12.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Một số văn bản thơ Tố Hữu thuộc chương
trình Ngữ Văn 11, 12.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ năm học 2020 - 2021 đến nay.


5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Duy Ninh
Năm sinh: 1982
Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm Ngữ văn.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Mù Cang Chải
Địa chỉ liên hệ: Tổ 4 – Thị trấn Mù Cang Chải – Huyện Mù Cang Chải – Tỉnh
Yên Bái.
Điện thoại: 0963.364.815
6. Đồng tác giả: Khơng.
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
- Hiện tại, người viết vẫn tiếp tục áp dụng các giải pháp đã biết vào thực tế
giảng dạy của mình, cụ thể là vận dụng những đặc điểm thi pháp văn học hiện đại
vào giảng dạy một số văn bản thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn 11, 12.
- Những ưu, khuyết điểm của các giải pháp đã, đang được áp dụng:
+ Ưu điểm: Học sinh đã được làm quen và thực hành từ những năm học trước
nên chủ động hơn về kĩ năng nhận biết và áp dụng vào các đơn vị kiến thức, bài học
cụ thể sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Hơn nữa, người viết cũng đã có những điều
chỉnh về định hướng cách thức hoạt động, phát vấn theo hướng phù hợp hơn đối với
từng nhóm đối tượng nhận thức.
+ Khuyết điểm: Một tồn tại, khuyết điểm dễ nhận thấy trong q trình áp
dụng các sáng kiến là tính khơng đồng đều trong lĩnh hội, tiếp nhận của các nhóm
đối tượng học sinh.
- Thực tiễn đã chứng minh, thơ Tố Hữu là một thành tựu nổi bật của thơ ca
cách mạng Việt Nam. Đó là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh đấu tranh anh hùng và
thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin
tưởng lạc quan vào tương lai tất thắng của sự nghiệp cách mạng. Hơn nửa thế kỉ
qua, kể từ khi xuất hiện, thơ Tố Hữu đã thực sự trở thành một bộ phận không thể
tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam. Nếu lấy mức độ phổ cập, sức mạnh chinh

phục trái tim quần chúng nhân dân làm thước đo tầm vóc tiếng thơ thì thơ Tố Hữu
có thể sánh với bất cứ nhà thơ lớn nào có trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Tố Hữu
thực sự là nhà thơ lớn của văn học dân tộc Việt Nam thế kỉ XX, là lá cờ đầu của thơ
ca cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1


- Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử văn
học, lí luận văn học, phê bình văn học,… thì thi pháp học là một bộ mơn nghiên cứu
có nhiệm vụ đặc thù. Nhu cầu nghiên cứu thi pháp văn học hiện đại trong thơ Tố
Hữu là bức thiết bởi đó là hiện tượng thơ tiêu biểu cho thơ ca tiếng Việt, vai trò to
lớn của thơ ca cách mạng trong việc góp phần đổi mới tiếng thơ Việt Nam từ cổ
điển sang hiện đại. Nhu cầu này cho thấy truyền thống nghệ thuật dân tộc có một vị
trí như thế nào trong đời sống văn học ngày nay, và nó chứng tỏ sự thể hiện của
đường lối của Đảng trong việc xây dựng một nền văn nghệ “có nội dung xã hội chủ
nghĩa trong sáng và đậm đà tính dân tộc”. Mục tiêu cần đạt tới là hiệu quả giáo dục
cụ thể trong hoạt động dạy học của người giáo viên: vận dụng những thành tựu
nghiên cứu thi pháp văn học hiện đại để trong quá trình giảng dạy, học sinh sẽ được
tiếp nhận thơ Tố Hữu qua các bài đọc Văn một cách bài bản, sâu sắc và chủ động
hơn. Hơn nữa, chọn vấn đề này, người viết hướng tới mục đích áp dụng các giải
pháp cụ thể theo hướng tích hợp vào các văn bản văn học trong chương trình Ngữ
Văn 12 thuộc giai đoạn 1945 - 1975, đặc biệt là những tác phẩm mang khuynh
hướng sử thi, trữ tình - chính luận.
- Một nguyên nhân nữa khiến người viết áp dụng những giải pháp từ đặc điểm
thi pháp văn học hiện đại là tư duy dạy học phân hóa và dạy học tích hợp nhằm phát
hiện, phát huy và bồi dưỡng những học sinh có khả năng nhận thức, cảm nhận tốt về
văn chương để lựa chọn, tạo nguồn ôn tập giáo dục mũi nhọn, hướng tới tham gia
các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và đáp ứng yêu cầu bức thiết là nâng cao chất lượng
trong công tác ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh khối lớp 12.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn được góp phần đổi mới

phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ
thông Mù Cang Chải nói riêng và nhà trường THPT nói chung.
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn tại trường THPT tôi nhận thấy phương
pháp dạy học các bài đọc – hiểu văn bản văn học nói chung và của lớp 11, 12 nói
riêng đã áp dụng chưa có nhiều đổi mới nên hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy, tôi
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Vận dụng đặc điểm thi pháp văn học hiện đại
vào giảng dạy một số văn bản thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ Văn 11, 12.
2. Nội dung các giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của các giải pháp:
Nhằm tăng cường kỹ năng tiếp nhận, cảm nhận hình tượng nghệ thuật theo
hướng đào sâu khả năng cảm thụ của học sinh, đặc biệt là học sinh khối lớp 12 và
cũng tăng cường, củng cố thêm kĩ năng tư duy so sánh, liên hệ theo hướng tích hợp
kiến thức với các văn bản văn học cùng đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ
thuật.
Vì vậy, các giải pháp được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm sẽ nhằm
giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường năng lực cảm nhận về các giá trị của văn bản văn học,
hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập tích cực cho các em học sinh.
Thứ hai, thơng qua thái độ chủ động, tích cực, giáo viên sẽ phát hiện được
những nhân tố để ôn luyện, bồi dưỡng nâng cao góp phần làm tốt cơng tác giáo dục
mũi nhọn của nhà trường.
2


Về thời gian, mặc dù việc áp dụng các giải pháp không liên tục do yêu cầu
công việc, phân công nhiệm vụ qua từng năm học nhưng chủ yếu là được phân công
giảng dạy các khối lớp 11, 12 nên thời gian áp dụng là tương đối dài. Việc áp dụng
lien tục bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 đến nay.
2.2. Nội dung các giải pháp:
- Tính mới:

Thứ nhất, những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập các bài đọc hiểu văn bản văn học thơ Tố Hữu lớp 11 và 12, đặc biệt là việc phát
triển năng lực cho học sinh, đó là: Tích cực tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào
tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên đã tích hợp kiến thức Văn học với kiến thức các
môn học khác có nội dung lên quan, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc
trưng bài học, tích cực áp dụng hình thức thảo luận nhóm vào q trình giảng dạy.
Thứ hai, khi áp dụng các giải pháp mới học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội
tri thức, các em có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học nhiều em đều cảm thấy
thích thú với việc học tập theo hướng mới, thực sự chủ động và tích cực.
Thứ ba, học sinh vận dụng kiến thức phần Lí luận văn học vào giải quyết
phần định hướng nâng cao kiến thức và đề xuất cách giải quyết trong đề nghị luận
văn học.
- Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
+ Giải pháp cũ:
Giáo viên chủ yếu là cung cấp kiến thức sẵn có trong các bài đọc hiểu văn bản
văn học cho học sinh theo trình tự nhất định của bài, chủ yếu là đọc – chép, tiếp
nhận một chiều.
Giáo viên chủ yếu sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách máy móc, thụ động, thiếu sự sáng tạo,
ghi chép nhiều.
+ Giải pháp mới:
Các giải pháp mới được áp dụng để dạy đọc hiểu văn bản văn học theo định
hướng phát triển năng lực như năng lực tự học qua quá trình chuẩn bị bài ở nhà,
năng lực phát hiện tri thức - tích hợp kiến thức liên môn, năng lực tư duy qua hệ
thống câu hỏi, năng lực tổng hợp và khái quát kiến thức qua hệ thống bảng biểu, sơ
đồ. Nhờ đó mà giáo viên linh hoạt trong tiết dạy; học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.3. Nội dung các giải pháp:
Nhất thiết rằng: dạy Văn là dạy trong bản thân mơn Văn và cả ngồi mơn Văn.
Với một cách suy nghĩ giản đơn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, lại thiếu một cách tiếp

cận đồng bộ thì cho dù ta có tinh thần trách nhiệm cao đi chăng nữa vẫn dễ đi đến
những nhận định sai lệch về một vấn đề phức tạp như dạy môn Văn trong nhà trường.
Vấn đề đã rõ, như đã nói ở trên, đổi mới phương pháp là chìa khố thành cơng của
người giáo viên trên hành trình dạy học.
Mục tiêu Giáo dục và đào tạo học sinh toàn diện các mặt đã có được những
nhận thức rõ ràng và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Thực tiễn dạy học cho
thấy, những vấn đề về dạy học Văn nói riêng và các bộ mơn khác nói chung cịn
nhiều tồn tại, sửa chữa và đổi mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học
3


sinh, giúp học sinh nhận thức được học tập là nhu cầu tự giác. Tuy vậy, xu thế phát
triển đi lên giúp học sinh tiếp cận, làm quen và thực hiện theo những cấp độ nhận
thức, học tập mới là hợp quy luật phát triển.
Do trình độ- khả năng và phạm vi- giới hạn của vấn đề nghiên cứu; hơn nữa,
cần nhấn mạnh tính hiệu quả và tính phù hợp trong thực tế giảng dạy bộ môn nên
người viết chỉ tập trung vào vấn đề vận dụng thi pháp văn học hiện đại (thi pháp tác
giả- Tố Hữu) vào giảng dạy một số bài đọc Văn trong chương trình Ngữ Văn 11 và
12 để học sinh nắm được sự liên quan và tính thống nhất. Và dưới đây là những biện
pháp, đặc điểm thi pháp đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy một số bài đọc
Văn trong chương trình Ngữ Văn 11 và 12 qua các bài đọc Văn cụ thể.
Giải pháp 1: Tìm hiểu khơng gian nghệ thuật.
Khơng gian nghệ thuật hình thành, theo Gachev, là bởi hai nhân tố: Nhân tố
địa lý- chủng tộc và nhân tố văn hóa truyền thống. Trong thơ ca Việt Nam cổ xưa,
đất- nước là yếu tố địa lý- chủng tộc, nhân tố văn hóa truyền thống là khơng gian vũ
trụ đất trời. Trong thơ ca cách mạng hiện đại, ngoài hai yếu tố trên, chính thế giới
quan mới và thực tiễn cách mạng đã làm cho không gian con đường trở thành trục
chính, hướng tiến tới mang nội dung chính trị, kết hợp với nét phát triển của văn hóa
truyền thống làm thành hướng tiến lên.
Từ tiền đề về mặt lý luận, trong quá trình giảng dạy, đặc điểm thi pháp này

thường được người giáo viên vận dụng để học sinh thấy rõ dụng ý nghệ thuật khi
xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật (tự sự) và lột tả tâm trạng, cảm xúc của chủ
thể (trữ tình) với góc độ cảm hứng chủ đạo, phơng nền văn hóa và để học sinh phân
biệt với không gian- địa lý, lịch sử.
Không gian nghệ thuật, hiểu ở mức độ khái quát và phổ biến, là hình thức tồn
tại chủ quan của hình tượng. Giữa khơng gian nghệ thuật và khơng gian- địa lý, lịch
sử có một độ vênh, khúc xạ; mức độ như thế nào phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của
chủ thể sáng tạo.
Về không gian nghệ thuật (trong thơ Tố Hữu biểu hiện rõ nhất là ở tính sử
thi), có thể chỉ ra những biểu biện cụ thể của đặc điểm thi pháp này trong văn bản
văn học:
- Đề tài, chủ đề: Thường hướng tới tầm vóc vĩ mơ, khái qt trong nghệ thuật
khắc họa hình tượng. Cụ thể hơn, đề tài, chủ đề mang tính sử thi thường hướng tới
những vấn đề có ý nghĩa lớn lao, trọng đại của đời sống cộng đồng, dân tộc trong
những thời điểm có tính chất quyết định của lịch sử. Đó là vấn đề sống- cịn; độc
lập, tự do- nơ lệ của dân tộc.
Thơ Tố Hữu là tư duy thơ hướng tới những vấn đề lớn lao, trọng đại. Trong
Từ ấy, đó là đề tài cách mạng, lý tưởng tranh đấu của người chiến sĩ trẻ tuổi vừa
giác ngộ sâu sắc lý tưởng và lẽ sống lớn; trong Việt Bắc, đó là khúc hùng ca về cuộc
kháng chiến và khúc tình ca đầy ân nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng – đồng
bào Việt Bắc, miền xuôi - miền ngược.
- Nhân vật: Mang cảm quan về không gian rộng lớn – mang tính biểu tượng
của thời đại Hồ Chí Minh, đó khơng phải là những con người của đời sống riêng tư,
tình cảm cá nhân mà thực chất, họ là sự hội tụ, kết tinh những phẩm chất tốt đẹp
nhất của cộng đồng, dân tộc. Có khi mang tầm vóc của lịch sử, thời đại. Đó có thể là
4


Người con gái Việt Nam Trần Thị Lý hay những chàng Thạch Sanh của thế kỷ
XX,… Đó là những con người như chân lý sinh ra. Trong Từ ấy, đó là hình tượng

người chiến sĩ trẻ tuổi mang lẽ sống lớn, tình cảm lớn; trong Việt Bắc, đó là hình
tượng anh bộ đội Cụ Hồ, là lãnh tụ Hồ Chí Minh – vị Cha già của dân tộc và quần
chúng nhân dân gắn bó thắm thiết trong tình qn dân như cá với nước.
- Ngơn ngữ, hình tượng, giọng điệu: Thiên về chất hào sảng, hùng tráng, trang
nghiêm của sự biểu đạt. ví như: Kính chào Anh, con người đẹp nhất/ Lịch sử hôn
Anh, chàng trai chân đất/ Sống hiên ngang, bất khuất trên đời/ Như Thạch Sanh của
thế kỷ hai mươi/ Một dây ná, một cây chông cũng tấn cơng giặc Mĩ/ Khơng tự ngắm
mình, Anh chẳng hay đâu, hỡi chàng dũng sĩ/ Cả năm châu, chân lý đang nhìn
theo/. Trong Từ ấy, đó là ngơn ngữ mang sắc thái trang trọng, going điệu tràn đầy
nhiệt huyết của người chiến sĩ trẻ tuổi giác ngộ lý tưởng cách mạng; trong Việt Bắc,
đó là ngơn ngữ, giọng điệu với hình thức bề ngồi là lời của mình – ta, người ở lại –
người ra đi nhưng thực chất, chủ đạo là tiếng hát ân tình thủy chung sau 15 năm
thiết tha mặn nồng, đại diện cho những con người kháng chiến trong giờ phút chia
ly nhưng đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ nên tràn đầy niềm vui, lạc quan, tin
tưởng.
Khi áp dụng vào thực tế bài dạy, người viết có thể lấy một số ví dụ thực tế
như sau:
- Khi học sinh được hỏi: Thế nào là không gian nghệ thuật? Chỉ ra những
biểu hiện về những đặc điểm thi pháp này trong những bài thơ của Tố Hữu? Giáo
viên định hướng nêu vấn đề để các em học sinh tiến hành thảo luận nhóm, sử dụng
kỹ thuật dạy học khăn trải bàn để giải quyết vấn đề, tình huống. Thực tế, học sinh
chưa phân biệt rõ ràng về khái niệm không gian- địa lý, không gian- lịch sử với
không gian trong văn chương nghệ thuật. Khi đó, giáo viên cần dẫn dắt, gợi ý (cung
cấp những khái niệm về không gian nghệ thuật để học sinh chỉ ra được những biểu
hiện của không gian nghệ thuật (cịn gọi là khơng gian sử thi) trong thơ Tố Hữu và
chốt lại: Thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình- chính trị Việt Nam, biểu hiện lẽ
sống lớn, tư tưởng lớn, tình cảm lớn của dân tộc. Ví dụ: Chào 61, đỉnh cao mn
trượng/ Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng/ Trơng lại ngàn xưa, trơng tới mai sau/
Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu/ hay: Đã nghe nước chảy lên non/ Đã nghe
đất chuyển thành con sơng dài…

- Một ví dụ khác, khi được hỏi: Hiểu như thế nào về kiểu thơ trữ tình- chính
trị? Vì sao thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình- chính trị Việt Nam? Muốn lý
giải được, giáo viên cần định hướng, dẫn dắt cho học sinh hiểu và nắm vững về
dạng thơ trữ tình- chính trị, nhấn mạnh cho các em khắc sâu một điểm cốt yếu về Tố
Hữu và thơ ơng, đó là: đường đời, đường cách mạng, đường thơ là một (những
chặng đường trong đời thơ Tố Hữu luôn gắn với những thăng trầm, những sự kiện
trọng đại của lịch sử dân tộc, thể hiện tư tưởng lớn - lẽ sống lớn - tính cảm lớn trên
cơ sở đại diện, nhân danh cộng đồng, nhân dân và ý thức sâu sắc về cái tôi công dân
của mình) bởi Tố Hữu tâm niệm: Trái tim anh đó/ Rất chân thật chia ba phần tươi
đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu…/ Em
xấu hổ: Thế cũng nhiều anh nhỉ!/.
5


Trường Chinh (Sóng Hồng) chia sáng tác thơ ra làm hai loại: một loại chủ yếu
là viết ra để phục vụ tuyên truyền cách mạng và loại khác là để ghi lại một số tình
cảm sâu sắc của mình.
Tố Hữu là kiểu nhà thơ mang cái tạng viết chỉ để phục vụ cách mạng từ trước
đến sau. Nhất quán là như vậy! không xê dịch, không chệch hướng trong suốt đời
thơ của mình. Có lần trả lời một phóng viên về thơ viết cho mình hay cho người?,
Tố Hữu trả lời: Nhưng có nên phân biệt mình và người? Khi mình là người và người
cũng là mình thì vấn đề ấy con đặt ra làm gì nữa. Khơng nên nghĩ cái này viết cho
mình, viết cái kia cho người. Có lẽ nào viết cho mình mới là thật, là hay; cịn viết
cho người thì có thể dối, có thể tồi? Thơ cho người phải là thơ hết mình mới đúng.
Trong Một khúc ca xuân, ông quan niệm: Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim
phải hót, chiếc lá phải xanh./ Lẽ nào vay, mà khơng có trả/ Sống là cho, đâu chỉ
nhận riêng mình/. Chính vậy nên, thơ trữ tình- chính trị, với sự kết hợp giữa yếu tố
tun truyền và trữ tình ln có nhiều tiềm năng phát triển như các thể tài khác.
Áp dụng vào thực tế giảng dạy, khi đọc hiểu văn bản Từ ấy (Ngữ văn 11),
người giáo viên có thể vận dụng đặc điểm thi pháp này để dẫn dắt, định hướng học

sinh lý giải rõ ràng về thời điểm từ ấy- từ khi ấy- từ thời điểm người thanh niên bắt
gặp và giác ngộ lý tưởng cộng sản của chủ nghĩa Mác- Lê nin để từ đó nguyện dấn
thân, hi sinh trọn đời cho lý tưởng cách mạng. Một thế giới đầy hương sắc, một
khơng gian bao la, chói ngời, khống đạt được mở ra theo chiều kích, nhân lên theo
niềm hứng khởi, niềm vui sống của tác giả:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Không gian nghệ thuật quy định đường nét tạo hình trong thơ Tố Hữu. Nhà
thơ đã tạo ra nhiều hình ảnh đa dạng, đẹp đẽ bậc nhất về con người đi lên, xốc tới,
vươn mình, khác hẳn thơ truyền thống nhưng vẫn rất hiện đại. Trong bài thơ Việt
Bắc (Ngữ văn 12), với hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u thì đó là tư thế
của con người vượt lên trên hoàn cảnh với phong thái ung dung, tự tại trên cái nền
không gian rộng lớn của núi rừng bao la, ngút ngàn:
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trơng theo bóng Người.
Khơng chỉ nhà thơ Tố Hữu mà những nhà thơ khác cũng thường sử dụng
không gian nghệ thuật trong diễn tả tâm trạng, xúc cảm của mình. Với nhà thơ Chế
Lan Viên, ngày vào Đảng là một ngày không thể nào quên, tràn đầy thiêng liêng và
lâng lâng xúc cảm: Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác/ Những vật vô tri cũng làm
rơi nước mắt/ Đá sỏi cây cằn sao bỗng thấy thiêng liêng/ Giọng nói quen nghe, màu
mắt quen nhìn/ Bỗng chan chứa bao điều chưa nói hết/ (Kết nạp Đảng trên quê Mẹ).
Giải pháp 2: Tìm hiểu thời gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của
tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm
6



thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực,
tổ chức tác phẩm.
Là sự phản ánh của thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật cũng có độ dài,
có quảng tính, có nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ- hiện tại- tương lai và có
hướng vận động khơng đảo ngược, theo một trật tự trước sau liên tục.
Nhưng văn học không thể hiện đời sống theo kiểu thời gian lịch, thời gian
đồng hồ, thời gian cơ học đồng chất, đều đặn kiểu định luật Niutơn. Đối tượng
chiếm lĩnh của văn học là đời sống con người; sự phát triển tính cách, số phận, sự
vận động của các quan hệ giữa người và người, quá trình tự ý thức- tự phát hiện ra
mình trong lịch sử, sự trở về với quá khứ, sự bay vượt lên trước vào tương lai,…
Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu nằm trong quỹ đạo của văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa thế giới, là bước phát triển của thời gian nghệ thuật trong thơ
ca dân tộc với nhiều những biểu hiện phong phú. Nổi bật nhất là nhà thơ đã xây
dựng thành công hình tượng thời gian lịch sử trong thơ với các biểu hiện khác nhau,
khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sống lớn lao, vĩ đại của thời đại mà cụ
thể là 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Ví dụ thưc tế: Thế nào là thời gian nghệ thuật? Chỉ ra những biểu hiện về
những đặc điểm thi pháp này trong những bài thơ của Tố Hữu? Giáo viên định
hướng để các em học sinh tiến hành thảo luận nhóm, sử dụng những kỹ thuật dạy
học để giải quyết vấn đề, tình huống. Và thực tế, học sinh chưa phân biệt rõ ràng về
khái niệm thời gian- vật lý, cơ học với thời gian- tâm lý. Khi đó, giáo viên cần dẫn
dắt, gợi ý (cung cấp những khái niệm về không gian, thời gian nghệ thuật để học
sinh chỉ ra được những biểu hiện của thời gian nghệ thuật (còn gọi là thời gian sử
thi) trong thơ Tố Hữu và chốt lại: Thơ Tố Hữu mang cảm quan về thời gian đậm
tính lịch sử, thời đại vì thơ ông là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ những
chặng đường đầy vẻ vang và gian nan của cách mạng Việt Nam, biểu hiện lẽ sống
lớn, tư tưởng lớn, tình cảm lớn của dân tộc. Ví dụ: Đã nghe gió ngày mai thổi lại/
Đã nghe hồn thời đại lên cao/.
Áp dụng vào thực tế giảng dạy, người giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh

về điểm này: Thời gian nghệ thuật bao giờ cũng là một hiện tượng cụ thể, lịch sử.
Thời gian trong thơ Tố Hữu là thời gian của Con Người, của Nhân dân, của Dân tộc.
Ở Từ ấy, nhà thơ đã đan lồng một cách tài tình bối cảnh thời gian lịch sử- xã
hội vào mạch cảm xúc và hình tượng thơ. Thời gian lịch sử mới xuất hiện như một
viễn cảnh của thời gian cá nhân:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Ở đây, ở thời điểm này, thời gian đời tư được tính bằng sự gặp gỡ và giác ngộ
lý tưởng cách mạng.
Trong phần đầu bài thơ Việt Bắc, giây phút chia tay quyến luyến, bịn rịn, chất
chứa nỗi lòng kẻ ở- người đi bỗng trở thành thời khắc thiêng liêng, trọng đại mà tất
cả những chứng nhân trong cuộc chia ly đáng nhớ ấy đều ý thức rõ ràng lịch sử đã
sang trang, mở ra một viễn cảnh hịa bình tươi sáng:
7


Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay.
Cịn ở cuối tập thơ, thời gian lịch sử đóng vai trị chủ đạo nổi bật, thể hiện rõ
tư tưởng nghệ thuật của tác giả qua lời tâm sự: Chia tay với Việt Bắc là chia tay với
quãng thời gian đẹp nhất của đời mình…Việt Bắc là tiếng hát ân tình, thủy chung
và… day dứt. Đến thời điểm này thời gian lịch sử đã trở thành thời gian nghệ thuật,
chỉ khoảng thời gian trong tâm tưởng, thời khắc không thể nào quên trong cuộc đời
hoạt đông cách mạng của tác giả.
Giải pháp 3: Khai thác chất thơ và phương thức thể hiện.
Nếu các phương diện quan niệm con người, không gian, thời gian chủ yếu đề

cập tới các nguyên tắc nắm bắt và phản ánh hiện thực đời sống của tác giả, thì chất
thơ và phương thức thể hiện sẽ cho thấy đặc điểm hình thức thơ Tố Hữu. Cần nhớ
rằng, một trong hai đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu chính là hình thức
biểu hiện mang tính dân tộc đậm đà. Đặc điểm phong cách này được hình thành từ
cội nguồn văn hóa dân gian ni dưỡng hồn thơ ơng từ thủa ấu thơ qua những làn
điệu Nam ai, Nam bình của vùng xứ Huế và qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, gắn
bó sâu sắc với vận mệnh của quần chúng, dân tộc. Thơ Tố Hữu rõ ràng là tiếng nói
lớn của thời đại. Hình thức thơ bao gồm lời thơ, thể thơ, từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh,
các hình thức tổ chức bài thơ, câu thơ. Thơ Tố Hữu mang tính nhân dân và tính dân
tộc sâu sắc, đậm đà, đồng thời đạt đến mức nhuần nhị, thấm thía. Ngơn ngữ thơ Tố
Hữu đa phần được cấu trúc theo lối trữ tình điệu nói, thể hiện trước hết ở chỗ
thường sử dụng các lời chêm, hô ngữ, thán từ, tiếng chào,… Một số bài thơ, tập thơ,
sử dụng nhiều lời nói tranh biện, lý lẽ, tun bố, khẳng định, ví như: Ơi trái tim em,
trái tim vĩ đại/ Cịn một giọt máu tươi cịn đập mãi/ Khơng phải cho em. Cho lẽ phải
trên đời/ Cho quê hương em, cho Tổ quốc, cho loài người/. Đa dạng và phong phú
hơn trong chất thơ và hình thức thể hiện là xu hướng dùng nhiều kết cấu logic làm
câu thơ rành rọt, mạnh mẽ. Và phổ biến hơn cả là giọng điệu thơ trữ tình nhập vai
khiến thơ ca vốn đã giàu nhạc tính, tình cảm lại càng dễ đi vào lịng người hơn,
chẳng phải Tố Hữu quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình, đồng
điệu đó sao?! Nhà nghiên cứu- GS. Nguyễn Văn Hạnh đã kết luận: Tố Hữu đã mở
rộng kích thước, biến đổi hình dáng của câu thơ bảy chữ, GS. Lê Đình Kỵ càng
nhấn mạnh hơn: Có thể nói, Tố Hữu đã tháo tung câu thơ bảy chữ cổ truyền (thơ
luật Đường) hay có sẵn (thơ Mới) và làm một sự lắp ghép lại, ví dụ: Cả mn triệu
một lời đáp: Có/ Như Trường Sơn say gió biển Đơng/ Vâng. Bác nói. Chúng con
nghe rõ/ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông…/ Một tiểu dạng khác trong hình
thức thể hiện là loại thơ cách ngơn. Mặc dù là loại thơ giản dị, hồn nhiên mà mạnh
mẽ, nhưng lại là rất khó viết. Khơng có những xung đột lớn lao, gay gắt làm cho
tình cảm nung nấu rung lên tột độ thì khó mà viết ra những câu thơ ấy. Thực chất,
giọng điệu của nhà thơ không phải giản đơn là cái chất giọng trời phú tự nhiên của
một danh ca, cũng không phải chỉ là giọng quê hương mang theo từ nơi chôn rau cắt

rốn, mà cái chính là hình tượng giọng nói do chính nhà thơ tạo ra, mang một tầm
khái quát xã hội nhất định.
8


Ví dụ thưc tế: Khi giáo viên đạt vấn đề: Em hiểu thế nào là chất thơ, phương
thức biểu hiện? Chỉ ra những biểu hiện về những đặc điểm thi pháp này trong những
bài thơ của Tố Hữu? Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, sử dụng những kỹ thuật
dạy học để giải quyết vấn đề, tình huống. Và thực tế, học sinh chưa hình dung được
một cách rõ ràng về những khái niệm này thì sẽ khơng thể giải quyết trọn vẹn vấn
đề giáo viên đặt ra. Khi đó, giáo viên cần dẫn dắt, gợi ý và chốt lại: Có thể hiểu chất
thơ của Tố Hữu chính là nét phong cách nổi bật của thơ ơng, đó chính là màu sắc
dân tộc rất đậm đà (giọng thơ tâm tình, thể thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn
đã được Việt hóa thuần dân tộc, rất gần gũi với ca dao – dân ca). Về phương thức
biểu hiện, đó là cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc (cái ta chung). Đó là tính dân
tộc và tính nhân dân trong văn học – những phạm trù thẩm mỹ thuộc lĩnh vực Lý
luận văn học,
Áp dụng vào thực tế giảng dạy, khi dạy học người giáo viên có thể vận dụng
đặc điểm thi pháp này để dẫn dắt, định hướng nhận biết, phân tích cụ thể về những
biểu hiện của đặc điểm thi pháp này qua các bài học.
Thời kỳ sáng tác tập thơ Từ ấy, Tố Hữu thiên về khai thác giọng nói nhiệt
huyết, trẻ trung, tìm lối nói cường điệu, giàu ý vị lãng mạn. Giọng thơ lãng mạn của
Từ ấy chính là một hình tượng giọng điệu mà nhà thơ cố ý tạo ra, bởi ông muốn thay
thế tiếng thơ tỏ lịng điệu ngâm, kín đáo bằng tiếng thơ mới có sức bay bổng, ngân
vang, có thể xốc lên cả một thế hệ trẻ. Giọng nói trong Từ ấy chủ yếu là giọng mà vị
sứ giả của thế giới mới nói với những tù nhân của bần cùng, là giọng của người lính
trong đồn qn quyết chiến. Ở Từ ấy, giọng nói lãng mạn và khí thế cách mạng
không tách rời nhau. Lãng mạn là cái vỏ mới của lời huyết thệ Tôi chưa chết nghĩa
là chưa hết hận, của niềm tin và niềm vui chiến thắng. Từ âm điệu và cảm hứng
chung của cả tập thơ, người giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc định hướng cho

các em nhận biết, phân tích cụ thể về biểu hiện của đặc điểm thi pháp này qua bài
thơ:
Tôi đã là con của mọi nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.
Rõ ràng, đây là lời khẳng định chắc nịch cho cái tôi nhân danh thể hiện tâm
nguyện được gắn bó, hi sinh với quần chúng lao khổ trong khối đại đồn kết chung,
chiến đấu vì mục tiêu chung cao cả và gắn kết nhau bằng tình hữu ái vơ sản.
Trong bài thơ Việt Bắc nói riêng và tập thơ cùng tên nói chung, nhà thơ
chuyển sang xây dựng hình tượng giọng nói quần chúng đậm đà, thân thiết, bởi lẽ,
đối tượng của tiếng thơ ông bây giờ là anh bộ đội, anh thợ máy, chị dân công, là các
bà bầm, bà mế, bà bủ. Vấn đề cũng khơng giản đơn là có điều kiện gần gũi đời sống
thực tế, nâng cao vốn sống, mà vấn đề cịn là cơng chúng trực tiếp của thơ đã đổi
thay. Học sinh có thể căn cứ từ tiền đề này để chỉ ra, nhận biết, phân tích cụ thể về
biểu hiện của đặc điểm thi pháp này. Đó là kết cấu đối- đáp giao duyên với mình- ta
trong suốt bài thơ Việt Bắc:

9


Ta với mình, mình với ta
Mình ta sau trước mặn mà đinh ninh.
….
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Và một biểu hiện cụ thể khơng thể không nhấn mạnh và khai thác ở chiều sâu
và tầm cao của vấn đề, đó chính là sử dụng thể thơ lục bát giàu tính nhạc, đậm đà
tính dân tộc. Có thể nói, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất ca dao dân ca và chất
thơ, nhạc cân xứng, hài hòa của thể thơ thuần dân tộc đã tạo nên vị trí đỉnh cao, kết
tinh thành tựu nghệ thuật thơ Tố Hữu trong nền thơ ca kháng chiến và cả nền văn
học dân tộc về tính đại chúng, sức lan truyền- lay động.
Trên đây là một số giải pháp vận dụng một số đặc điểm thi pháp văn học hiện
đại vào thực tế giảng dạy các văn bản thơ Tố Hữu, do phạm vi áp dụng của sáng
kiến cũng như hoạt động dạy học với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của
nhà trường (cả khách quan và chủ quan) mà người viết khơng trình bày thêm biện
pháp nào nữa. Thi pháp là một phạm trù thuần văn chương, có nội hàm rất rộng
nhưng cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, thực tiễn dạy học để áp dụng một cách
chừng mực nhằm mang lại hiệu quả phù hợp, thiết thực.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến này có thể áp dụng thử nghiệm cho việc giảng dạy trước hết là đối
với học sinh trong các trường THPT khác trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Ngoài
ra, các trường THPT trên các địa bàn khác cũng có thể áp dụng biện pháp này, tuy
nhiên cách thức tổ chức, thực hiện phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng
trường và của mỗi địa phương.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng cho học sinh, sáng kiến
của tôi bước đầu đem lại một số hiệu quả, lợi ích như sau:
Cùng với các biện pháp dạy học khác, sáng kiến Vận dụng đặc điểm thi pháp
văn học hiện đại vào giảng dạy một số văn bản thơ Tố Hữu trong chương trình Ngữ
Văn 11, 12 đã góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc học tập bộ

môn Ngữ Văn ở các lớp tôi giảng dạy.
- Về phẩm chất: Chăm chỉ và trách nhiệm. Học sinh có hứng thú hơn với mơn
học, tham gia tích cực trong việc học tập bộ mơn, ý thức trân trọng những giá trị văn
chương, bồi đắp niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của những chặng đường lịch
sử quang vinh được phản chiếu qua lăng kính văn chương của đời thơ Tố Hữu.
10


- Về năng lực:
Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ và thẩm mỹ.
Học sinh hình thành một số kỹ năng cơ bản như: làm việc nhóm, kỹ năng hợp
tác, kỹ năng viết bài,... củng cố và nâng cao khả năng cảm nhận, tiếp nhận văn bản
văn chương.
- Về kiến thức: Học sinh ghi nhớ kiến thức của các bài học, biết vận dụng
kiến thức để cảm nhận về nội dung bài học sâu hơn, hiệu quả hơn, từ đó góp phần
cải thiện, nâng cao chất lượng môn học. Cụ thể chất lượng học tập của học sinh ở
các lớp tôi giảng dạy so với kết quả khảo sát đầu năm học đã có sự tiến bộ như sau:
- Cách thức thực nghiệm, khảo sát đối chứng: Lấy bài kiểm tra thường xuyên
để so sánh, đối chứng kết quả thu được làm minh chứng cho kết quả đạt được của
sáng kiến (Do bài kiểm tra định kỳ thi theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp gồm nhiều
phần, câu). Tại những lớp thực nghiệm, người viết cũng so sánh, đối chiếu để định
lượng kết quả với tiêu chí: trước và sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến.
Năm học 2020 – 2021:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

SL
2
3

Khá
%
5,5
7,9

SL
14
18

Yếu

TB
%
38,9
47,4

11A1
36
12A4
38
Lớp đối chứng - Lớp 11A2, 12A5
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
SL

%
SL
%
11A2
39
0
0
6
15,4
12A5
34
0
0
10
29,4

SL
20
17

%
55,6
44,7

SL
0
0
Yếu

TB

SL
31
22

%
0
0

%
79,5
64,7

SL
2
2

%
5,1
5,9

Năm học 2021 – 2022:
Lớp

Sĩ số

Giỏi
SL
2
6


Khá

%
4,5
15,1

SL
11
17

Yếu

TB
%
24,4
39,5

11A3
45
12A1
43
Lớp đối chứng - Lớp 11A4, 12A2
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
SL
%
SL
%

11A4
46
0
0
7
15,2
12A2
44
0
0
7
15,9

SL
32
20

%
71,1
45,4

SL
0
0
Yếu

TB
SL
36
33


%
0
0

%
78,3
75,0

SL
3
4

%
6,5
9,1

Đối với những lớp thực nghiệm:
Năm học 2020 – 2021:
Lớp 11A1
(36 HS)
Trước khi áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp dụng
sáng kiến

Giỏi

Khá


Yếu

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

9

25,0

22


61,1

5

12,9

2

5,5

14

38,9

20

55,6

0

0

11


Lớp 12A4
(38 HS)
Trước khi áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp dụng

sáng kiến

Giỏi

Khá

Yếu

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

2,6


12

31,6

21

55,3

4

10,5

3

7,9

18

47,4

17

44,7

0

0

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

2

4,7

12

27,9

25

58,1

4

9,3


6

15,1

17

39,5

20

45,4

0

0

Năm học 2021 – 2022:
Lớp 12A1
(43 HS)
Trước khi áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp dụng
sáng kiến
Lớp 11A3
(45 HS)
Trước khi áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp dụng
sáng kiến


Giỏi

Khá

Giỏi

Yếu

TB

Khá

Yếu

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

0

0

5

11,1

35

77,8

5

11,1

2

4,5

11

24,4

32

71,1


0

0

Qua thực tiễn giảng dạy và kiểm tra, đánh giá ở các lớp được phân công giảng
dạy, tơi nhận thấy bản thân các em HS ngồi hứng thú học tập, nắm được nội dung
bài học còn vận dụng được kiến thức lí luận vào giải quyết các đề nghị luận văn học.
Qua việc tiếp xúc, trao đổi với các em HS ở các lớp thực nghiệm, các em thực sự có
hứng thú khi học bài , một số em khẳng định thông qua việc vận dụng kiến thức vào
bài viết đã giúp các em cảm thấy mình cần đọc nhiều hơn, nghiên cứu nội dung bài
học sâu, rộng hơn. Đặc biệt, những tổng kết, đánh giá để tự rút kinh nghiệm trong
hoạt động dạy và học được thực hiện sau mỗi bài kiểm tra, đánh giúp giáo viên tự
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp và các em HS khắc sâu kiến thức
cũng như hình thành những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, do áp dụng từ năm học
trước nên một số học sinh có năng lực cảm thụ văn chương tốt đã hình thành và phát
triển năng lực chủ động sáng tạo trong đọc - hiểu, cảm nhận văn bản văn học và đã
đạt được thành tích đáng khích lệ như: điểm tổng kết loại giỏi, đạt giải trong Kỳ thi
chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2020 – 2021 và cấp tỉnh năm học 2021 –
2022.
Căn cứ kết quả thu được như trên, tôi sẽ tiếp tục đưa các giải pháp vào thực
hiện trong các giờ học đọc hiểu văn bản văn học, đổi mới phương pháp và hình thức
dạy học, kiểm tra - đánh giá, ôn luyện kiến thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào làm các bài kiểm
tra định kỳ, thường xuyên cũng như tiến tới ôn luyện đề thi tốt nghiệp THPT, tạo
nguồn ôn luyện thi học sinh giỏi.

12


5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:

TT

1

2

3

Họ và tên

Vũ Thị Thanh Thủy

Nguyễn Viết Hùng

Lê Thị Như Quỳnh

Đơn vị

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Trường THPT
Mù Cang Chải

Giáo
viên


Đại học Áp dụng hệ thống
Sư phạm các giải pháp đề
Ngữ văn xuất tại đơn vị

1978

Trường
THCS -THPT
Púng Luông

Giáo
viên

Đại học Áp dụng hệ thống
Sư phạm các giải pháp đề
Ngữ văn xuất tại đơn vị

1980

Trường THPT
Mù Cang Chải

Giáo
viên

Đại học Áp dụng hệ thống
Sư phạm các giải pháp đề
Ngữ văn xuất tại đơn vị


Năm
Sinh

1982

Nội dung
công việc
hỗ trợ

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo viên dạy đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT theo Thông tư số
30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
trực tiếp giảng dạy mơn Ngữ Văn lớp 11, 12 THPT chương trình Chuẩn, tích cực
đổi mới phương pháp, có khả năng ứng dụng CNTT.
Trường THPT Mù Cang Chải và Trường THCS –THPT Púng Lng đã tạo
mọi điều kiện để tác giả có thể áp dụng dùng thử sáng kiến và đã đem lại hiệu quả
nhất định.
Các tổ chuyên môn trong các nhà trường đã đưa nội dung áp dụng sáng kiến
của người viết vào kế hoạch tổ, định hướng là một nội dung sinh hoạt chuyên đề,
phân công giáo viên và một số lớp áp dụng dùng thử để kiểm chứng hiệu quả của
sáng kiến và cũng đã đem lại hiệu quả nhất định.
8. Tài liệu gửi kèm: Đơn yêu cầu công nhận Sáng kiến, Giáo án thực
nghiệm minh họa các giải pháp áp dụng trong bài Việt Bắc (Tố Hữu), Giấy chứng
nhận học sinh đạt giải cấp tỉnh, Giấy xác nhận áp dụng thử sáng kiến.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Mù Cang Chải, ngày 21 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo


Nguyễn Duy Ninh

13



×