Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng công thức giải bài tập phân li độc lập ứng dụng vào thực tiễn, giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
LĨNH VỰC: SINH HỌC
TÊN SÁNG KIẾN: “XÂY DỰNG CÔNG THỨC GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT
PHÂN LI ĐỘC LẬP - ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN, GIẢNG DẠY”

Họ và tên: Vũ Thị Hạnh
Trình độ chuyên mơn: Đại học.
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trng THPT Chu Vn An

Văn Yên, tháng 01 năm 2022


1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Sáng kiến cấp cơ sở
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng công thức giải bài tập quy luật phân li độc lập - ứng
dụng vào thực tiễn, giảng dạy.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (chuyên ngành: Sinh học)
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Trong chương trình sinh học phổ thơng, “Các quy luật di truyền” là phần kiến thức
tương đối khó. Mỗi quy luật có đặc điểm riêng, mỗi tính trạng riêng rẽ lại chịu sự chi
phối của một quy luật nhất định. Nhưng cơ thể sống có nhiều tính trạng và trong quần
thể có nhiều cá thể, bởi vậy khi nghiên cứu phép lai nhiều tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở đời


sau là kết quả của sự phối hợp các quy luật di truyền. Có nhiều phương pháp để phát hiện
ra quy luật chi phối phép lai: vận dụng phân tích trên cơ sở khoa học lý thuyết, thực
nghiệm và thu hoạch kết quả định tính, định lượng… Đối với học sinh phổ thơng thì vận
dụng lý thuyết giải các bài tốn lai các cặp tính trạng để tìm ra các quy luật di truyền là
phương pháp phổ biến và hiệu quả.
Sáng kiến tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy quy luật phân li
độc lập trong chương Các quy luật di truyền, ở trường THPT Chu Văn An, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái vào giai đoạn năm 2018 – 2021 trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ
của người giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học, ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi học
sinh giỏi các cấp. Từ đó tìm hiểu ngun nhân dẫn đến những yếu kém, bất cập và đưa
ra giải pháp hệ thống hóa kiến thức về quy luật phân li độc lập, xây dựng công thức giải
bài tập di truyền phân li độc lập làm cơ sở để giáo viên và học sinh giải quyết các bài
tập trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia, đề thi tốt nghiệp THPT, ứng dụng
vào thực tế sản xuất và y học và giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm cho học sinh u
thích mơn sinh học, gắn học đi đơi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo và chuẩn bị cho chương trình GDPT 2018.
Sáng kiến được áp dụng với học sinh lớp 12 tại trường THPT Chu Văn An và
bước đầu áp dụng tại trường THPT Trần Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.


2
Sáng kiến có thể ứng dụng cho các nhà trường THPT trên địa bản tỉnh Yên Bái
trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Quốc gia, học sinh ôn tập để thi
vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu khoa
học và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2019 đến ngày 20
tháng 12 năm 2021.
5. Tác giả:
Họ và tên tác giả sáng kiến: Vũ Thị Hạnh

Ngày, tháng, năm sinh: 23 - 04 - 1970.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm khoa Sinh.
Chức vụ công tác: Phó bí thư đảng bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Nơi làm việc: Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0986 675 487
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
1.1. Thực trạng về nội dung giảng dạy:
Trong những năm học gần đây, như đa số các trường THPT trên địa bàn tỉnh, đội
ngũ giáo viên sinh học của trường THPT Chu Văn An đã cố gắng đổi mới phương pháp
giảng dạy, quan tâm đến thực hành để phát huy tính tích cực của học sinh. Nhưng vì
thời lượng theo phân phối chương trình rất hạn chế, điều kiện phòng thực hành của nhà
trường được đầu tư từ năm 2006 đến nay đã lạc hậu, xuống cấp, cho nên vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thưc hành phần di truyền
học càng khó thực hiện.
Trong chương trình sinh học lớp 12 hiện hành tới 60% kiến thức dành cho di
truyền học, trong đó các quy luật di truyền chiếm một vị trí trọng tâm, việc nghiên cứu
quy luật di truyền các tính trạng của các nhà khoa học phát hiện ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau. Sách giáo khoa viết các thành quả khoa học đó theo thời gian phát hiện và
chủ yếu trình bày dưới dạng lý thuyết. Riêng bài tập quy luật phân li độc lập không mới
với học sinh nhưng là dạng bài phổ biến trong các đề thi và tương đối khó với các em.
Vì trong chương trình chỉ trang bị lý thuyết, khơng có tiết rèn luyện bài tập, không xây
dựng công thức tổng quát để giúp học sinh giải quyết bài tập và những vấn đề thực tiễn
một cách dễ dàng như các môn học khác. Trong khi đó những năm gần đây, các quy
luật di truyền có ứng dụng rất lớn trong thực tế nên được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, phần bài tập quy luật phân ly độc lập cũng được Bộ giáo dục và Đào tạo


3

đưa vào là một trong những nội dung bắt buộc trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp, thi đại
học, thi học sinh giỏi.....do đó học sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải những
bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa phần lớn
học sinh có lực học trung bình thì việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập vô cùng vất vả
nhưng hiệu quả đạt được không cao. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập
một cách mơ hồ, lúng túng, khơng có cơ sở khoa học.
Bảng 1.1. Nội dung Quy luật Phân li độc lập theo chương trình sách giáo khoa sinh học 12
hiện hành
Nguồn: sách giáo khoa sinh học 12 Nâng cao (NXB Giáo dục)
STT Bài
Tên chương/ bài
Nội dung

1

12

Quy luật phân li độc lập

- Nội dung
- Cơ sở tế bào học
- Công thức tổng quát với trội hoàn toàn

1.2. Thực trạng về kết quả giảng dạy:
Bảng 1.2 Tỷ lệ điểm kiểm tra quy luật phân li độc lập trước khi áp dụng SKKN tại trường
THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Nguồn: Trường THPT Chu Văn An
Nội dung

Năm học


Tỷ lệ Giỏi

Trung
Khá

Yếu, kém

bình
1. Quy luật phân li

13,95%

Từ TB

Đánh giá

trở lên

hiệu quả

86,05%

TB

88,64%

TB

2017 - 2018


0%

16,28%

69,77%

trạng trội hoàn toàn

2018 - 2019

1,14%

18,18%

67,05%

1. Quy luật phân li

2017 - 2018

0.00%

8,14%

22,09%

69,77%

30,23%


Yếu

2018 - 2019

0.00%

9,3 %

15,12%

75,58%

24,42%

Yếu

độc lập các tính
11,36%

độc lập các trường
hợp mở rộng

Qua khảo sát trên đối tượng là 2 lớp với 88 học sinh ban Khoa học tự nhiên của
trường THPT Chu Văn An ở 2 nội dung là câu hỏi trắc nghiệm về quy luật phân li độc
lập với hai nội dung ta nhận thấy hiệu quả giảng dạy được thể hiện trên kết quả học tập
của học sinh:
Ở nội dung thứ nhất: các tính trạng đều trội hồn tồn do sách giáo khoa đã giới
thiệu 1 công thức cơ bản nên giáo viên đã hướng dẫn và học sinh làm bài tương đối tốt,
đa số các em đã nắm được công thức và biết vận dụng vào giải các dạng bài tập cơ bản

và nâng cao cho nên các bài kiểm tra đều đạt trên 90% từ trung bình trở lên tuy nhiên
do sách giáo khoa và giáo viên giảng dạy chỉ hướng dẫn những câu hỏi và bài tập ở
mức độ nhận biết và thông hiểu từ công thức sách giáo khoa nên rất ít học sinh đạt điểm


4
giỏi.
Đánh giá hiệu quả giảng dạy xếp loại: Trung bình.
Ở nội dung thứ hai: Quy luật phân li độc lập với các trường hợp mở rộng, do sách
giáo khoa không để cập đến trường hợp hợp khác như trội không hồn tồn, gen gây
chết, gen có nhiều alen, tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường…, giáo viên chưa
giảng dạy một cách hệ thống nên đa số các em chưa nắm được cách tiếp cận kiến thức,
giải quyết các dạng bài tập cơ bản trong các trường hợp khác…nên tỷ lệ điểm kiểm tra
khảo sát từ trung bình trở lên trong 2 năm học chỉ đạt trên dưới 30%, trong đó khơng
có học sinh đạt điểm giỏi. Trong khi đó đây mới là các trường hợp phổ biến trong thực
tế cuộc sống, trong sản xuất cũng như y học.
Đánh giá hiệu quả giảng dạy xếp loại yếu.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp:
- Nghiên cứu kiến thức quy luật phân ly độc lập với các dạng bài tập và các hiện
tượng thực tế hay gặp, xây dựng công thức và cách giải các dạng bài tập đó.
- Từ đó học sinh ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, vận dụng giải các
bài tập phân ly độc lập cho học sinh giỏi các cấp và ôn thi tốt nghiệp THPT, xét vào
các trường đại học nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho địa phương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản và toàn diện Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là chuẩn bị cho
chương trình GDPT 2018.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với thực tế đã, đang
được áp dụng:
Sách giáo khoa chỉ trình bày quy luật phân ly độc lập của Menđen với những nội

dung cơ bản được trình bày trong bảng 1.1 đó là mỗi gen quy định một tính trạng và
tính trạng trội là trội hồn tồn mà khơng hề đề cập đến những bổ sung của di truyền
học hiện đại cho Menđen về phép lai một và nhiều cặp tính trạng. Trên thực tế mối
quan hệ giữa các gen với nhau và giữa gen và tính trạng phức tạp hơn nhiều. Để giải
thích sự phong phú và đa dạng của các tính trạng trong thực tế, di truyền học hiện đại
đã bổ sung cho định luật phân ly của Menđen nhiều trường hợp. Thực tế việc giảng dạy
quy luật phân ly độc lập ở trường THPT Chu Văn An trong nhiều năm trước cũng chỉ
gói gọn trong những phần sách giáo khoa trình bày, học sinh khơng giải quyết được
những bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao trong các đề thi, không ứng dụng để
giải quyết các vấn đề thực tế được.
Trước nhu cầu bức thiết của địa phương và xã hội đòi hỏi trong các nhà trường,
đặc biệt là trường THPT cần trang bị cho học sinh của mình kiến thức tồn diện nói


5

chung và kiến thức thực tế của bộ môn sinh học nói riêng. Phải làm thế nào cho các em
yêu thích mơn sinh học, có năng lực tự học, áp dụng thực tiễn, lựa chọn những ngành
nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương để tránh thất nghiệp khi ra trường
và làm giàu cho bản thân trên chính q hương mình.
Để thực hiện được mục tiêu ấy, địi hỏi ngành giáo dục tỉnh n Bái nói chung
và mỗi giáo viên giảng dạy môn sinh học trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nói
riêng phải có những giải pháp đột phá để giải quyết khâu then chốt đó là đổi mới phương
pháp giảng dạy, thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế. Muốn học
sinh u thích mơn sinh học, người giáo viên phải có cách nhìn thật tổng qt về chương
trình, các dạng bài tập, các kiến thức thực hành, thực tế, đặc biệt là kiến thức phần di
truyền học nói chung và phân ly độc lập nói riêng. Nội dung hệ thống các dạng bài tập
quy luật phân li độc lập, xây dựng công thức giải nhanh các dạng bài tập quy luật này
có thể khơng phải là mới với cả nước nhưng hoàn toàn mới với đội ngũ giáo viên và
các em học sinh trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vì cho đến

nay chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện với các
cơng thức và bài tập cơ bản về quy luật phân li độc lập trong chương trình sinh học
THPT.
Với cương vị là giáo viên có trên 30 năm cơng tác tại trường, hơn 20 năm tham
gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia của tỉnh, đã từng có 10 học sinh giỏi
đạt giải Quốc gia, trên 100 học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh và đào tạo được rất nhiều học
sinh thi đỗ vào các trường đại học trên cả nước, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây
dựng công thức giải bài tập quy luật phân li độc lập - ứng dụng vào thực tiễn,
giảng dạy”, từ những công thức này, học sinh sẽ vận dụng giải nhanh các bài tập sinh
học quy luật phân li độc lập với các mức độ khác nhau trong đề thi học sinh giỏi, đề thi
Tốt nghiệp THPT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản và toàn diện Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ở trường THPT.
2.3. Nội dung:
2.3.1. Số loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình, tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình
a. Cơng thức:
Xây dựng cơng thức:
Số cặp gen dị
hợp tử

Số loại giao
tử của F1

1

2

2

Số loại
KH của F2


Tỷ lệ phân ly KG
ở F2

Tỷ lệ phân ly
KH ở F2

3

2

1:2:1

3:1

2.2

3.3

2

(1:2:1)(1:2:1)

(3:1)(3:1)

3

2.2.2

3.3.3


2.2

(1:2:1)(1:2:1)

(3:1)(3:1)(3:1)













n

n

n

n

2

Số loại kiểu

gen của F2

3

2

n

(1:2:1)

(3:1)n


6
Từ công thức chung áp dụng cho định luật phân li độc lập của Men Đen (tính
trạng trội phải trội hoàn toàn, các cặp gen của F1 đều dị hợp tử) ta có thể suy ra cơng
thức chung cho quy luật phân li độc lập mở rộng như sau:
Nếu các cặp gen phân li độc lập, trong mỗi phép lai
Số loại Giao tử = Tích số loại giao tử của từng cặp gen riêng rẽ
Số loại KG = Tích số loại KG của từng cặp gen riêng rẽ
Số loại KH = Tích số loại KH của từng cặp tính trạng riêng rẽ
Tỷ lệ phân li KG = Tích tỷ lệ phân ly KG của từng cặp tính trạng riêng rẽ
Tỷ lệ phân li KH = Tích tỷ lệ phân ly KH của từng cặp tính trạng riêng rẽ
Từ những cơng thức trên, suy ra dấu hiệu nhận biết quy luật phân li độc lập là:
Tỷ lệ phân li KH chung bằng tích tỷ lệ phân ly KH từng cặp tính trạng riêng rẽ
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Tìm tỷ lệ kiểu hình A-B-dd trong phép lai sau: AaBbDd x AaBbDd
* Cách giải cũ khi chưa có cơng thức: Học sinh sẽ phải tìm từng loại giao tử, lập
bảng penet để từ đó tìm tỷ lệ kiểu hình từ sơ đồ lai:
P:

AaBbDd
x
AaBbDd
G: ABD, ABD, aBD, aBd
ABD, ABD, aBD, aBd
AbD, Abd, abD, abd
AbD, Abd, abD, abd
F1: Lập bảng với 64 tổ hợp để tìm tỷ lệ kiểu hình bằng 9/64
* Cách giải áp dụng cơng thức: Học sinh chỉ việc tìm tỷ lệ kiểu hình ở mỗi cặp
tính trạng sau đó sử dụng công thức là ra:
Từ số đồ lai: P: Aa x Aa -> F1: 1 AA, 2 Aa; 1 aa; tỷ lệ kiểu hình A- = ¾; aa=1/4,
các em sử dụng cơng thức tỷ lệ kiểu hình = Tích tỷ lệ từng cặp tính trạng riêng rẽ nên:
A-B-dd = 3/4 . 3/4. 1/4 = 9/64
Bài 2: (Đề thi HSG QG năm 2001) Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc
lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa
sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen K
Enzim K
Chất không màu 1

Chất không màu 2

Gen L

Gen M

Enzim L

Enzim M
Sắc tố vàng


Sắc tố đỏ

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng.
Khi các sắc tố khơng được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp
tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được


7
F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng khơng xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, trong tổng hợp số cây thu được ở F 2, số cây hoa đỏ, vàng cam, trắng
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
* Cách giải cũ khi chưa có cơng thức:
Màu đỏ có KG: K-L-M- ; Màu Vàng cam có KG: KK-L-mm; còn lại màu trắng
Học sinh sẽ viết sơ đồ lai, lập bảng pennet với 64 tổ hợp giao tử để tìm tỷ lệ từng loại
KH:
Pt/c: KKLLMM
x
kkllmm
G: KLM
x
klm
F1:
KkLlMm
x KkLlMm
G: KLM, KLm, KlM, Klm x KLM, KLm, KlM, Klm
kLM, kLm, klM, klm
kLM, kLm, klM, klm
F2: Lập bảng với 64 tổ hợp để tìm tỷ lệ từng loại kiểu hình
Phương pháp này rất mất thời gian, hay nhầm lẫn khi thống kê số loại KG, KH

trên 64 tổ hợp.
* Cách giải áp dụng công thức:
Pt/c: KKLLMM
x
kkllmm
G: KLM
x
klm
F1:
KkLlMm
x KkLlMm Áp dụng công thức ta có:
F2: Đỏ: K-L-M- = 3/4 . 3/4. 3/4 = 27/64
Vàng:
K-L-mm = 3/4 . 3/4. 1/4 = 9/64
Trắng: 1- 27/64 - 9/64 = 28/64
Ưu điểm: Áp dụng công thức dễ làm và nhanh chỉ bằng 1/10 thời gian theo
phương pháp cũ.
Bài 3: (Đề thi THPTQG năm 2014) Ở một loài động vật, cho gen A quy định
chân có, alen a quy đinh chân thấp; gen B quy định cánh đen, alen b quy định cánh
xám, các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Cho giao phối giữa cá thể chân cao,
cánh đen với chân cao, cánh xám thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 con chân cao, cánh
đen : 3 con chân cao, cánh xám : 1 con thân thấp, cánh đen : 1 con chân thấp, cánh xám.
Cho các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình chân thấp, cánh xám là
bao nhiêu?
* Cách giải cũ khi chưa có cơng thức: Học sinh sẽ phải mất rất nhiều thời gian
để tính được tỷ lệ kiểu hình khi cho F1 giao phối tự do vì F1 có 6 loại kiểu gen với tỷ lệ
2:2:1:1:1:1


8


- Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng:
+ F1 phân ly chân cao: chân thấp = 3: 1 => SĐL: Aa x Aa
+ F1 phân ly cánh đen : cánh xám = 1:1 => SĐL: Bb x bb
Vì 2 gen phân li độc lập nên ta có sơ đồ lai:
P:
AaBb
x
Aabb
G: AB, Ab, aB , ab
Ab, ab
F1: 1AABb; 2AaBb;1AAbb; 2Aabb, aaBb; aabb
F1 giao phối tự do:
(1AABb;2AaBb;1AAbb;2Aabb;aaBb;aabb) (1AABb;2AaBb;1AAbb;2Aabb;aaBb;aabb)
G: (1AB; 3Ab; 1aB; 3ab) (1AB; 3Ab; 1aB; 3ab)
F2: Lập bảng với 64 tổ hợp sau đó tổng hợp để tìm tỷ lệ kiểu hình chân thấp, cánh
xám aabb = 9/64
* Cách giải áp dụng cơng thức: Học sinh chỉ việc tìm tỷ lệ kiểu hình ở mỗi cặp
tính trạng sau đó sử dụng công thức là ra:
P: AaBb
x Aabb
F1 (1 AA :2Aa:1aa)(1Bb :1bb)
F2 : (1AA : 2Aa : 1 aa) (1BB : 6Bb : 9bb)
=> Chân thấp, cánh xám (aabb) = 1/4. 9/16 = 9/64
2.3.2. Xác định tỷ lệ các alen trội hoặc lặn trong phép lai các cặp gen PLĐL
a. Công thức:
* Trường hợp 1: Bố mẹ dị hợp về tất cả các cặp gen
- Gọi n là số cặp gen dị hợp => số alen trong một KG = 2n
- Số tổ hợp giao tử = 2n x 2n = 4n
- Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a => Số alen lặn ( hoặc trội) = 2n – a

- Vì các cặp gen PLĐL, tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:
- Số tổ hợp gen có a alen trội (hoặc lặn ) = C2na
-Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C2na / 4n
* Trường hợp 2: Bố mẹ có kiểu gen khác nhau
- Số tổ hợp giao tử của phép lai = số giao tử ♂ x số giao tử ♀ giả sử là 2k
- Số gen trội tối đa được tạo ra từ phép lai trên giả sử là m
- Số cặp gen chắc chắn cho alen trội là b
(VD: phép lai: AA x Aa sẽ chắc chắn cho 1 gen trội ở đời sau => b = 1)
Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên: Số tổ hợp gen có a gen trội là: Cmabb


9
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội là: Cmabb /2k
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1 : (Đề thi đại học năm 2011) Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu
gen AaBbDd là:
A.

3
32

B.

15
64

C.

27

64

D.

5
16

* Cách giải khi chưa có cơng thức :
Học sinh phải viết sơ đồ lai với 64 tổ hợp sau đó cộng các kiểu gen có 2 alen trội
hoặc tính tất cả các trường hợp xảy ra nếu áp dụng công thức như phần 2.1
* Cách giải khi áp dụng công thức :
Xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen
AaBbDd = C2an /4n = C62 /43 = 15/64 (Đáp án B)
Bài 2: Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định. Sự có
mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có
chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ phấn. Xác định:
a. Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
b. Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm
* Cách giải khi áp dụng công thức :
Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n = C61 / 43 = 6/64
tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n = C64 / 43 = 15/64
Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm
=> có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )
Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64
Bài 3: Cho phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có:
a. KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn
b. KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội
c. Kiểu gen có 6 alen trội
* Cách giải khi áp dụng cơng thức
a. Xác suất KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn: (gồm 3 trội + 1 lặn)

= (3/4)3. (1/4).C34 = 108/256 = 27/64
b. XS KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội: (trừ 4 lặn + 3 lặn)


10

= 1-[(1/4)4 + (3/4).(1/4)3.C34] = 243/256
c. XS kiểu gen có 6 alen trội = C68 /44 = 7/64
Bài 4: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen
trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai
AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con: cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ:
A. 45/128
B. 30/128
C. 35/128
D. 42/128
* Cách giải khi chưa có cơng thức :
Bài tập rất khó khăn khi tính số alen trội vì viết sơ đồ lai thì lên tới 128 tổ hợp
giao tử, tính riêng từng cặp sau tổng hợp số alen vô cùng phức tạp. Nhiều học sinh, kể
cả giáo viên cũng không tính nổi.
* Cách giải khi áp dụng cơng thức
Cây có chiều cao 190 cm sẽ có số alen trội là: 10 - (220 – 190)/5 = 4 (alen)
P:
AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf
Số tổ hợp giao tử của phép lai: 2k = 23 x 24 = 27
Số gen trội tối đa tạo được từ phép lai trên là m = 2+2+1+1+2= 8
Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn chắc chắn cho 1 alen trội (BB x Bb) nên b =1
Vậy phép lai cho đời con: cây có chiều cao 190cm (trong KG có 4 alen trội)
chiếm tỉ lệ: C8411 / 27  C73 / 27 = 35/128 đáp án C
2.3.3. Áp dụng công thức phân ly độc lập để giải các dạng bài tập tổng hợp:
*Dạng 1: Phân ly độc lập kết hợp với gen đa alen:

Bài 1: (Đề thi THPTQG năm 2018) Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy
định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di
truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:


11
Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen
trội là trội hoàn toàn; người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và khơng phát sinh đột
biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4.
* Cách giải khi áp dụng cơng thức PLĐL :
Quy ước: A: Tóc xoăn, a: tóc thẳng
Sử dụng cơng thức PLĐL, xét từng gen riêng rẽ, tìm KG mỗi người
- Nhận xét IV. Về nhóm máu: Số 10 có KG IBIO và số 11là IoIo =>Xác suất sinh con
nhóm máu O là 1/2
Về dạng tóc: Số 10 có bố tóc thẳng nên kiểu gen là Aa với số 11l à aa nên xác suất
sinh con tóc thẳng = 1/2
Vậy: Xác suất sinh con nhóm máu O, tóc thẳng = ½ . ½ = ¼ (nhận xét 4 đúng)
- Nhận xét II. Số 8 có KG (2/3 IBIB và 1/3 IBIO)(1/3AA; 2/3 Aa) ; số 10 có KG IBIO
Aa => nhận xét II đúng
- Nhận xét III. Xét nhóm máu: số 4 có KG (1/3 IBIB và 2/3 IBIO số 5 có KG IAIB nên
số 8 có KG (2/3 IBIB và 1/3 IBIO) cho 5/6IB và 1/6 IO ; Số 9 có KG (1/2 IAIO ; ẵ IAIA)
cho giao t 3/4IA v ẳ IO) vậy XS sinh con có nhóm máu AB = 3/4 . 5/6 = 15/24
+ Xét hình dạng tóc: Sơ 9 có KG Aa. Số 4 có KG (1/3 AA và 2/3 Aa) x số 5 có KG
Aa => số 8 có KG (2/5AA; 3/5 Aa) => XS sinh con tóc xoăn là 17/20
Xác suất sinh con nhóm AB, tóc xoăn là (15/24)(17/20) = 17/32 => nhận xét III đúng
- Các KG có thể xác định tối đa là 1,2,3,5,7,10,11,9 = > Nhận xét I sai

Vậy có 3 nhận xét đúng là II; III và IV
Bài 2: (Đề thi TN THPT 2021) Ở người, xét 2 gen trên 2 cặp NST thường; gen
quy định nhóm máu có 3 alen là IA, IB, Io; kiểu gen IAIA và IAIo quy định nhóm máu A;
kiểu gen IBIB và IBIo quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB;
kiểu gen IoIo quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen D trội hồn
tồn so với alen d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu giống nhau, sinh con trai tên là T
có nhóm máu A, tóc quăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả hai tính
trạng đồng thời 2 người con gái này có nhóm máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với
H. Cho biết, H, bố và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc quăn nhưng em trai của H có nhóm


12
máu O, tóc thẳng. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lịng là con gái nhóm máu A,
tóc quăn của T và H là:
A. 5/108.
B. 1/18.
C. 10/27.
D. 4/9.
* Cách giải khi áp dụng công thức PLĐL
Bố mẹ T phải có nhóm máu AB và T có KG: IAIA; H có 1/3 IAIA; 2/3IAIO => Xác
suất sinh con nhóm máu A = 1
T có KG 1/3 DD; 2/3 Dd; H cũng 1/3DD; 2/3 Dd (Cho 2/3 D và 1/3 d) => Xác
suất sinh con tóc quăn = 8/9
=> Xác suất sinh con gái, nhóm máu A, tóc quăn = 1/2 .1.8/9 = 4/9
=>Đáp án D.
Bài 3 (Đề IBO năm 2015) Trong điều tra một vụ án hiếp dâm, được truy tố tại
tịa án, 4 nghi án Nam (kí hiệu 1 - 4 trên Bảng), cùng nạn nhân (người Mẹ) và đứa trẻ
(là Gái) được kiểm tra nhóm máu ABO (các alen IA và IB là đồng trội, i là lặn), nhóm
máu Rh (Rh+ là trội so với Rh-), nhóm máu MN (các alen M và N đồng trội) và Xg(a) liên
kết NST X (alen Xg(a+) trội so với Xg(a-)). Kết quả được trình bày trên Bảng

Kết quả phân tích các nhóm máu. Các nghi can Nam 1-4 có thể là Bố đứa trẻ
(Con gái)
Cá thể

Kiểu hình ABO

Kiểu hình Rh

Kiểu hình MN

Kiểu hình Xg(a)

Mẹ

AB

Rh-

MN

Xg(a+)

Con Gái

A

Rh+

MN


Xg(a-)

Nam 1

AB

Rh+

M

Xg(a+)

Nam 2

A

Rh-

N

Xg(a-)

Nam 3

B

Rh+

N


Xg(a-)

Nam 4

O

Rh-

MN

Xg(a-)

Nhận xét nào là đúng:
a. Ai là bố đứa bé? Hãy giải thích?
b. Có thể xác định được Bố trong trường hợp này ngay cả khi khơng cần phân
tích cả 4 kiểu hình khơng?
c. Nếu người Con gái có con trai với một người đàn ơng có kiểu gen Xg(a+) thì
Con trai của cơ ta hẳn phải có kiểu hình Xg(a+) vì alen Xg(a+) là trội có đúng khơng?
* Cách giải khi áp dụng công thức:
a. Để xác định ai là bố đứa bé, ta cần xét sự di truyển riêng rẽ từng tính trạng:


13

- Về nhóm máu ABO mẹ nhóm máu AB di truyền cho con IA hoặc IB, con gái
nhóm máu A nên bố có thể là 1 trong 4 người nam trên.
- Về yếu tố Rh- , mẹ Rh-, con gái Rh+, nên bố phải Rh+=> có thể là nam 1 hoặc 3
- Về nhóm máu MN: Mẹ MN, con gái MN nên bố có thể 1 trong 4 nam trên
- Về Xg: Mẹ Xg(a+), con gái Xg(a-) nên người bố có thể là nam 2 hoặc 3 hoặc 4
Từ 4 tính trạng trên phân li độc lập=> Bố là nam 3.

b. Từ phân tích di truyền riêng rẽ phần a => chỉ cần phân tích Rh và Xg là ta có
thể xác định được bố mà khơng cần phân tích cả 4 tính trạng.
c. Nếu người Con gái có con trai với một người đàn ơng có kiểu gen Xg(a+) thì
Con trai của cơ ta chưa chắc chắn kiểu hình Xg(a+) vì nếu kiểu gen của người đàn ơng
đó dị hợp Xg(a+) Xg(a-) thì xác suất con cơ ta có kiểu hình Xg(a+) : Xg(a-) là 1:1
=> Nhận xét trên là sại
*Dạng 2: Phân ly độc lập kết hợp với trội khơng hồn tồn:
Bài 1. (Đề thi THPTQG năm 2017) Một loài thực vật, alen A quy định thân cao
trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội khơng
hồn tồn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng; hai cặp
gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa
đỏ  P  , thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được
F2 . Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 , số cây thuần chủng chiếm 25%
B. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.
C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng.
D. F2 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng.
* Cách giải khi áp dụng công thức:
Quy ước: A: cao trội hoàn toàn so với a: thấp
BB: đỏ, Bb: hồng, bb: trắng
P: cao, trắng x thấp, đỏ
P: AAbb x
aaBB
F1 :
AaBb
x
AaBb
F2: (1 AA:2Aa: 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Phát biểu A sai. Vì ở F2 khi lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao thuần chủng AA=1/3 , cây
hoa đỏ thì chắc chắn thuần chủng nên xác xuất có cây cao, đỏ thuần chủng = 1/3 .1 = 1/3

B. Đúng. Kiểu hình cây cao, hoa đỏ (A-BB)  3 / 4 1/ 4  3 /16  18, 75%
C. Đúng. Kiểu hình thân thấp, hoa trắng (aabb)  1/ 4 1/ 4  1/16


14
D. Đúng. Số kiểu gen = 3.3=9, số kiểu hình = 3.2 = 6 (Do trội khơng hồn tồn)
*Dạng 3: Phân ly độc lập kết hợp với gen gây chết:
Bài 1: (Đề IBO 2012): Cho kiểu gen A1A1: chết; A1A2: xám; A2A2: đen;
B1B1: lông dài; B1B2: lông ngắn; B2B2: lông cực ngắn và bố mẹ có KG A1A2B1B2
a. Tỷ lệ đời con có kiểu lơng xám, cực ngắn là bao nhiêu?
b. Trong trường hợp lơng cực ngắn là tính trạng gây chết thì tỷ lệ các cá thể ở
đời con có lơng đen ngắn ở độ tuổi trưởng thành là bao nhiêu?
* Cách giải khi áp dụng công thức:
a. Lông xám, cực ngắn = A1A2B2B2 = 2/3 . 1/4 = 1/6
b. Đen ngắn có KG = A2A2B1B2 = 1/3 . 2/3 = 2/9
Bài 2: (Đề thi THPTQG năm 2019) Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc
lập, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui
định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b qui định khơng có khả năng chịu
mặn; cây có kiểu gen bb khơng có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt
có kiểu gen bb khơng nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng
rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để
tạo ra các cây F1 ở vườn ươm khơng nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao
F1, đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra
F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm
tỉ lệ bao nhiêu?
A. 64/81.
B. 9/16.
C. 2/3.
D. 8/9.
* Cách giải khi áp dụng công thức:

P: AaBb x AaBb ( Aa x Aa )(Bb x Bb )
F1 ( 1 AA : 2 Aa : 1 aa)( 1BB : 2 Bb : 1 bb)
Chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển rồi giao
phấn ngẫu nhiên:
F1 ( 1 AA : 2 Aa )( 1BB : 2 Bb)
G: (2/3 A : 1/3 a)(2/3B : 1/3b)
F2: (4/9AA; 4/9Aa;1/9 aa)(4/9BB chịu mặn; 4/9Bb chịu mặn; 1/9 bb (chết)
KH: 8/9 A-B- cây cao, chịu mặn; 1/9 aaB- cây thấp, chịu mặn
*Dạng 4: Phân ly độc lập có tính trạng biểu hiện kiểu hình chịu ảnh hưởng
của giới tính:
Bài 1: Cho sơ đồ phả hệ sau :


15

A.

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên khơng cùng nằm trong một
nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen
dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và khơng hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng
III10 và III11 sinh được một người con gái khơng bị bệnh P và khơng hói đầu, xác suất
để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng
người II8, II9 có kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng trên.
A. 26,48%. B. 34,39%.
C. 33,10%.
D. 15,04%.
* Cách giải khi áp dụng công thức:
- Xét bệnh P : do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Vì số 8, 9 dị hợp nên số 11 có xác suất : 1/3 PP ; 2/3 Pp cho giao tử 2/3 P và 1/3 p
Số 7 có KG là Pp vì số 3 bị bệnh P cho ½ P và ½ p

Số 5 bị bệnh P nên số 1,2 dị hợp => số 6 có XS: 1/3 PP ; 2/3 Pp cho 2/3 P và 1/3 p
Số 10 là 2/6 PP : 3/6 Pp : 1/6 pp; vì khơng bị bệnh P nên số 10 sẽ có KG là 2/5 PP ; 3/5
Pp cho 7/10P ; 3/10p
Con của số 10 và 11 là : 14/30 PP : 13/30 Pp : 3/30 pp vì con gái bình thường nên XS
dị hợp là 13/27
- Xét bệnh hói đầu : sơ 7 có KG : Hh vì số 3 là hh
Số 6 là Hh vì số 1 là HH => Số 10 có KG là 1/3 HH và 2/3 Hh cho 2/3 H và 1/3 h
Số 9 là Hh, số 8 là Hh => số 11 có xác suất là 2/3 Hh và 1/3 hh cho 1/3 H và 2/3 h
Cô con gái sinh ra có xác suất : 2/9 HH : 5/9 Hh : 2/9 hh. Vì khơng bị hói nên xác suất
dị hợp là 5/7
Theo công thức phân ly độc lập, xác suất sinh con gái dị hợp 2 cặp gen là 13/27 . 5/7 =
65/189 = 34,39%
* Dạng 5: Phân ly độc lập và di truyền liên kết với giới tính
Bài 1 (Đề thi TN THPT 2020): Cho sơ đồ phả hệ sau:
2

1

5

4

3

6

7

8


9

10

Quy ước:
Nam không bị bệnh A và không bị bệnh B
Nữ không bị bệnh A và không bị bệnh B

11

12

13

14

15

16

Nam bị bệnh A
Nữ bị bệnh B


16

Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, người số 10 không mang
alen gây bệnh A, người số 8 mang alen gây bệnh B và các gen phân li độc lập. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ.

II. Xác suất sinh con trai đầu lịng khơng bị bệnh A và không bị bệnh B của cặp 12 13 là 63/160.
III. Xác suất sinh con gái đầu lịng khơng mang alen gây bệnh A và không mang alen
gây bệnh B của cặp 12 - 13 là 49/240.
IV. Người số 4, 6, 7, 13 và 14 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
* Cách giải khi áp dụng công thức:
Bệnh A chỉ mắc ở con trai, mà biểu hiện khi bố mẹ bình thường, nên bệnh do gen
lặn, nằm trên nhiễm sắc thể X gây nên (khơng có alen trên Y).
Bệnh B do gen lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường
Quy ước: XA: Bình thường; Xa: Bệnh A; B: Bình thường; b: Bệnh B.
Kiểu gen của những người trong phả hệ được xác định như sau:
Người số

1

2

3

4

5

6

7


8

KG bệnh A

XaY

XAX-

XAY

XAXa

XAY

XAX-

XAX-

XAY

KG bệnh B

A-

A-

Aa

Aa


Aa

Aa

A-

Aa

9

10

11

12

13

14

15

16

KG bệnh A

XAXa

XAY


XAX-

XAY

XAX-

XAX-

XAX-

XaY

KG bệnh B

aa

Aa

aa

A-

A-

A-

aa

Aa


Người số

Vậy: nhận xét I sai vì chỉ xác định được KG của tối đa 7 người trong phả hệ gồm 3,
4, 5, 8, 9, 10, 16
- Nhận xét II. đúng vì:
+ Xét bệnh A: Số 12 có KG XAY
Số 3 có KG XAY; số 4 có KG XAXa => số 7 có KG 1/2XAXA:1/2XAXa (XA = 3/4; Xa = 1/4)
Số 8 có KG XAY => Số 13 có KG 3/4 XAXA : 1/4 XAXa (XA = 7/8; Xa = 1/8)


17
=> Xác xuất sinh con đầu lòng là con trai ko bị bệnh A của cặp 12 và 13 là 7/8 XA x
1/2 Y = 7/16 XAY
+ Xét bệnh B: Số 5 và số 6 đều có KG Aa => Số 12 có KG: 1/3AA : 2/3Aa (A =
2/3; a=1/3)
Tương tự, số 7 có KG giống số 12; số (8) có Aa => Số 13 có KG: 2/5AA : 3/5Aa (A =
7/10; a =3/10) => Xác xuất sinh con đầu lòng ko bị bệnh B của cặp 12 và 13 là 1 – aa
= 1- 1/3 x 3/10 = 9/10
Vậy, theo công thức PLĐL xác suất sinh con trai đầu lịng khơng bị bệnh A và
khơng bị bệnh B = 7/16 . 9/10 = 63/160 => nhận xét II đúng
- Nhận xét III đúng vì:
+ Xét bệnh A: Số 12 có KG XAY; Số 3 có KG XAY; Số 4 có KG XAXa
=> Số 7 có KG 1/2XAXA : 1/2XAXa (XA = 3/4; Xa = 1/4); Số 8 có KG XAY =>
Số 13 có KG 3/4 XAXA : 1/4 XAXa (XA = 7/8; Xa = 1/8)
=> Xác xuất sinh con đầu lịng là con gái khơng mang alen gây bệnh A của cặp 12 và
13 là 7/8XA x 1/2XA = 7/16XAY
+ Xét bệnh B: Số 5 và 6 đều có KG Aa => Số 12 có KG: 1/3AA : 2/3Aa (A =
2/3; a=1/3)
Tương tự, Số 7 có KG giống số 12; Số 8 có KG Aa => Số 13 có KG: 2/5AA :
3/5Aa (A = 7/10; a =3/10)

=> Xác xuất sinh con đầu lòng ko mang alen gây bệnh B của cặp 12 và 13 là 2/3
x 7/10 = 7/15
Vậy: xác suất sinh con gái đầu lịng khơng mang alen gây bệnh A và không mang alen
gây bệnh B của cặp 12 và 13 = 7/15 . 7/16 = 49/240 => nhận xét III đúng
- Nhận xét VI sai vì những người số 4, 6, 7, 13 và 14 chỉ có thể có KG giống
nhau chứ khơng chắc chắn có kiểu gen giống nhau.
* Dạng 6: Phân ly độc lập và tính trạng có độ biểu hiện < 100%.
Bài 1 (Đề thi chọn HSG QG 2016)
Một cặp vợ chồng cả hai đều mắc chứng “điếc” do mang một số alen lặn ở 3 gen
liên quan đến thính giác: d1 là lặn so với D1, d2 là lặn so với D2, d3 là lặn so với D3. Đồng hợp
tử đột biến ở bất cứ 1 trong 3 gen này đều gây “điếc”, Ngoài ra, đồng hợp tử lặn đồng
thời ở 2 trong 3 gen này gây chết ở giai đoạn phôi (sảy thai sớm) với độ thâm nhập (độ
biểu hiện) là 25%. Đồng hợp tử lặn ở cả 3 gen gây sảy thai sớm với độ thâm nhập là
75%. Với kiểu gen của mẹ là D1d1D2d2d3d3 và của bố là d1d1D2d2D3d3 thì xác suất con của họ
được sinh ra (khơng tính sảy thai) có thính giác bình thường là bao nhiêu? Giải thích.
* Cách giải khi áp dụng cơng thức:


18
Tính tỷ lệ cho từng cặp gen, từ phép lai
P: mẹ D1d1D2d2d3d3 x bố d1d1D2d2D3d3
F1: 3/16 D1- D2-D3- (bình thường)
3/16 D1- D2-d3d3 (điếc do 1 gen): 3/16 d1d1- D2-D3- (điếc do 1 gen): 1/16 D1d2d2D3 (điếc do 1 gen)
1/16 D1- d2d2d3d3 (điếc do 2 gen): 3/16 d1d1D2-d3d3 (điếc do 2 gen) : 1/16
d1d1d2 d2D3- (điếc do 2 gen):
1/16 d1d1d2d2d3d3 (điếc do 3 gen).
Như vậy, tỉ lệ kiểu hình (chưa tính độ thâm nhập của gen) là 3/16 bình thường:
7/16 điếc do 1 gen : 5/16 điếc do 2 gen: 1/16 điếc do 3 gen
Áp dụng độ thâm nhập của gen do tính trạng “gây chết” với độ thâm nhập khơng
hồn toàn (dưới 100%) với trường hợp chết do 2 hoặc 3 gen:

- Với 2 gen: 1/4 chết; ¾ sống và điếc, như vậy ta có 5/16 điếc do 2 gen 3/4 sống
=15/64 sống và điếc do 2 gen
- Với 3 gen: 3/4 chết; 1/4 sống và điếc, như vậy ta có 1/16 điếc do 3 gen X ¼
sống = 1/64 sống và điếc do 3 gen
Tổng cộng ta có: 3/16 bình thường : 7/16 điếc do 1 gen : 15/64 điếc do 2 gen :
1/64 điếc do 3 gen = 12/64 bình thường : 28/64 điếc do 1 gen : 15/64 điếc do 2 gen :
1/64 điếc do 3 gen = 56/64 trẻ sống và 8/64 trẻ chết trong giai đoạn phôi (sảy thai).
Như vậy, trong số trẻ sống (56/64), xác suất trẻ bình thường (khơng bị điếc) là :
12/56 . 100% = 21,4%
*Dạng 7: Phân ly độc lập với di truyền quần thể:
Bài 1: Tìm thành phần kiểu gen trong quần thể có 2 cặp alen phân ly độc lập biết
A = 0,4 b = 0,3. Cho rằng quần thể giao phối tự do.
Hướng dẫn giải theo công thức:
Xét từng cặp alen riêng rẽ tìm TPKG, sau đó sử dụng công thức quy luật PLĐL:
(0,16 AA + 0,48 A a + 0,36 aa)(0,49 BB + 0,42 Bb + 0, 09 bb) = 1
Bài 2 (Đề thi HSGQG 2008): Một lồi thực vật giao phối tự do có gen D qui định
hạt trịn là trội hồn tồn so với d qui định hạt dài. R qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn
so với r qui định hạt trắng. Hai cặp gen PLĐL. Khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di
truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn,đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài,
đỏ; 20,25% hạt dài, trắng.
a. Hãy xác định tần số các alen và tần số các KG của quần thể trên?
b. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỷ lệ kiểu hình
mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào? Giải thích?


19
* Cách giải khi áp dụng công thức:
a. Xét từng tính trạng:
- Hình dạng hạt: 19% trịn: 81% dài => d = 0,9 ; D = 0,1
TPKG: 0,01DD : 0,18Dd : 0,81dd

- Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng => R = r = 0,5
TPKG: 0,25 RR : 0,5 Rr : 0,25 rr
b. Hạt dài đỏ có tần số KG là: (dd)(1RR : 2 Rr) Nếu đem hạt này ra trồng tỷ lệ
KH đời sau sẽ là: alen: dd = 1; R= 2/3; r = 1/3=>rr = 1/3 . 1/3 = 1/9.
=> Hạt dài , trắng ddrr= 1/9; ddR- = 1 – 1/9 = 8/9.
Bài 10 (Đề thi THPTQG năm 2018): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A
quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ
trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có
thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không
chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 , có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về
cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3 , số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
A. 4
B. 2.
C. 3.
D. 1
* Cách giải khi áp dụng công thức
- Có 2 cặp gen dị hợp, phân li độc lập tự thụ phấn nên số loại KG ở F2 là 3.3 = 9 =
nhận xét I đúng.
- Vì quần thể tự thụ phấn nên tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ =>
nhận xét II đúng.
- Số cây cao, hoa đỏ dị hợp ở F2 (AaBb) chỉ được sinh ra từ kiểu gen 0,2 AaBb là:
0,2.1/4 . 1/4 = 0,2/16
Tổng số cây cao, hoa đỏ là: 0,2.(5/8) + 0,2.(5/8 .5/8) = 13/64
=> (0,2/16)/(13/64) = 12,8/208 = 4/65 => Nhận xét III sai
- Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = 0,2×1/8 +
0,2×(1/8×7/8)×2 + 0,2×1/8 = 3/32 => Nhận xét 3 sai.

Vậy số nhận xét đúng là I và II
=> Đáp án B
*Dạng 8: Phân ly độc lập với đột biến


20
Bài 1 (Đề thi THPTQG năm 2018): Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên,
xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và
các alen trội là trội hồn tồn. Cho biết khơng xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen
đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen.
II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại

kiểu gen.
III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại

kiểu gen.
IV. Nếu a, b, c, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

A. 1.
B. 4.
Hướng dẫn giải theo công thức:

C. 3.

D. 2.

- Tổng số kiểu gen của loài này là 34 = 81 kiểu gen.


+ Nếu cả 4 alen A, B, D, E, đều là alen đột biến (đột biến trội) thì kiểu hình bình thường
chỉ có 1 kiểu gen (aabbddee) nên số kiểu gen có trong các thể đột biến = 34 - 1 = 80.
+ Nếu a, b, d, e là các alen đột biến (có 0 alen đột biến là alen trội) thì kiểu hình bình
thường có 2.2.2.2 =16 kiểu gen (A-B-D-E-) nên các thể đột biến có số kiểu gen là
81 - 16 = 65.
+ Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-D-ee) có
số kiểu gen = 2.2.2.1 =8.
+ Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-ddee) có
số kiểu gen = 2.2.1.1= 4.
Vậy: có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D.
Bài 2 (Đề IBO năm 2011) Giả thiết có một lồi thú có hai gen A và B quy định
q trình phát triển phơi tương ứng nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) số 6 và 12. Các


21
alen A và B biểu hiện chức năng, còn các alen a và b thì khơng. Một cặp bố, mẹ khơng
thể sinh ra con lai sống sót hoặc do sảy thai hoặc do con lai chết ngay khi sinh. Khi phân
tích kiểu hình NST của bố, mẹ và một con lai chết khi sinh, người ta phát hiện một
chuyển đoạn NST cân bằng giữa hai NST này ở mẹ là nguyên nhân gây vô sinh. Sơ đồ
dưới minh họa kiểu nhân của hai NST số 6 và 12 của ba cá thể được phân tích, đồng
thời cho biết vị trí trên NST của các locut gen A và B ở bố. Biết rằng bố dị hợp tử ở cả
hai locut gen, trong khi mẹ lại là đồng hợp tử ở cả hai locut này. Nguyên nhân gây chết
là do sự vắng mặt hoặc dư thừa các sản phẩm hoặc của gen A hoặc của gen B trong quá
trình phát triển.
(Con)
(Mẹ)
(Bố)
Giả thiết khơng có gen nào khác trong các vùng của các nhiễm sắc thể 6 và 12 bị
chuyển đoạn ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Quan sát hình trên và trả lời:
a. Cá thể con có kiểu nhân ở hình trên có thể có kiểu gen như thế nào?

b. Xác suất (viết ở dạng phân số) một hợp tử được tạo ra từ cặp bố, mẹ trên có
kiểu gen gồm cả 3 bản sao của alen B bình thường bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải theo cơng thức:
a. Nhìn hình vẽ ta thấy có 3A và 1 B nên KG có thể là AA(AB,Ab,aB,ab)
=> AAa và b hoặc AAA và B hoặc AAa và B hoặc AAA và b
b. P: AaBb
x ABAB
( Giao tử: (A + B)(A + B))
G: AB, Ab, aB, ab x 1AA ; 2 AB; 1 BB
F1: BBB = 1/4 . 1/4 + 1/4 .1/4 = 1/8
Vậy Kiểu gen gồm 3 bản sao alen B là 1/8
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong hệ thống các trường THPT trong tỉnh Yên
Bái và trên phạm vi cả nước, đặc biệt có hiệu quả với các giáo viên và học sinh ôn thi
tốt nghiệp THPT và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia và Quốc tế. Áp dụng
sáng kiến trong thực tế sản xuất, nhất là công tác chọn tạo giống mới và di truyền người,
từ công thức chung, ta có thể dự đốn được tỷ lệ phân ly kiểu gen, kiểu hình của các phép
lai mà khơng cần phải tiến hành lai mị mẫm, dự đốn khả năng xuất hiện các bệnh tật di
truyền trong mỗi dòng họ ở người. Điều này góp phần rất lớn để rút gọn thời gian lai tạo
và hạ giá thành sản phẩm trong các sản xuất giống vật nuôi, cây trồng và ứng dụng trong
y học, đặc biệt trong di truyền y học tư vấn góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ mắc bệnh tật di
truyền bẩm sinh, cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được của sáng kiến:
4.1. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học:
Áp dụng sáng kiến đã nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy chương các quy
luật di truyền rõ dệt; Cụ thể: áp dụng sáng kiến trang bị cho học sinh các công thức để


22
vận dụng giải bài tập về quy luật phân li độc lập, từ đó có kiến thức để giải quyết các

bài tập tổng hợp liên quan đến phân li độc lập và kiến thức giải quyết các vấn đề thực
tiễn cuộc sống. Hiệu quả được thể hiện qua kết quả bài kiểm tra thường xuyên của quy
luật này. Bài kiểm tra gồm 15 câu trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập, thời gian
làm bài 20 phút được tiến hành ở 2 lớp ban Khoa học tự nhiên có lực học tương đương
nhau, trong đó lớp thực nghiệm được giảng dạy áp dụng thử sáng kiến (12A1), một lớp
đối chứng (12A2) giảng dạy bình thường chưa áp dụng cơng thức, thu được kết quả
trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ điểm kiểm tra thường xuyên quy luật phân ly độc lập ở 2 lớp 12A2, 12A1
trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Nguồn: Trường THPT Chu Văn An
Năm học

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu,
kém

Tỷ lệ từ
TB trở lên

Đánh giá
hiệu quả

Lớp 12A2 khơng
áp dụng thử sáng

kiến (Đối chứng)

2020 - 2021

0

34,15%

46,34%

24,39%

75,61%

Trung bình

2021 - 2022

0

36,59%

43,9%

19,51%

80,49%

Trung bình


Lớp 12A1 áp dụng
sáng kiến (Thực
nghiệm)

2020 - 2021

26,67%

33,33%

40,0%

0%

100%

Tốt

2021 - 2022

26,19%

35,71%

38,1%

0%

100%


Tốt

Nội dung

4.2. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng thi THPTQG môn Sinh học :
Trong đề thi tốt nghiệp THPT hàng năm thường có từ 2 đến 4 câu thuộc quy luật
phân li độc lập và phân li độc lập mức độ vận dụng, vận dụng cao, áp dụng sáng kiến cịn
góp phần tăng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT rõ dệt (Bảng 4.2).
Với số lượng học sinh dự thi tổ hợp khoa học tự nhiên đứng thứ nhì toàn tỉnh,
mặc dù trên 90% các em học sinh lựa chọn tổ hợp khoa học tự nhiên nhằm mục đích
xét vào các trường đại học với tổ hợp khối A (Tốn, Lý, Hóa) nên mơn Sinh có điểm
trung thấp, tuy nhiên áp dụng sáng kiến khơng chỉ góp phần làm tăng điểm trung bình
mơn thi mà cịn tăng tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học (khối B: Tốn – Hóa Sinh). Năm học 2019 – 2020, trường THPT Chu Văn An có 2 học sinh đỗ thủ khoa của
tỉnh Yên Bái khi xét điểm theo khối thi (Khối B và khối A1), điểm thi môn Sinh cao
nhất tỉnh Yên Bái cũng thuộc về học sinh Phạm Tùng Lâm của trường THPT Chu Văn
An. (Bảng 4.2). Nhiều học sinh đỗ vào các trường Đại học tốp đầu như Đại học Y hà
Nội, Học viện Quân y…
Bảng 4.2. Tỷ lệ điểm thi TN THPT tại lớp 12A1 trường THPT Chu Văn An:
Nguồn: Trường THPT Chu Văn An
Nội dung
Điểm thi TN
THPT mơn Sinh
học, lớp 12A1

Năm học

Số HS
dự thi

Điểm trung

bình

Tỷ lệ trên
5,0

Tỷ lệ dưới
5,0

Đánh giá
hiệu quả

2018 – 2019

43

5,46

63%

37%

Trung bình

2019 - 2020

43

6,01

80,0%


20%

Tốt

Ghi chú
Trước khi áp
dụng SK
Sau khi áp dụng
SK


23
trường THPT
Chu Văn An

2020 - 2021

45

6,37

90,7%

Tốt

9,3%

Sau khi áp dụng
SK


4.3. Hiệu quả trong việc Bồi dưỡng HSG các cấp:
Nội dung bài tập liên quan quy luật phân li độc lập thường gặp trong đề thi chọn học
sinh giỏi các cấp hàng năm vì vậy đề tài đã được áp dụng thử cho các đội tuyển thi chọn
đội tuyển và cho HSG cấp quốc gia từ năm học 2019- 2020 tương đối hiệu quả thể hiện
qua Bảng 4.3
Bảng 4.3. Thống kê số lượng Học sinh giỏi đoạt giải HSG các cấp môn Sinh học trường
THPT Chu Văn An.
Nguồn: Trường THPT Chu Văn An
Nội dung
Số lượng HS đạt giải HSG các cấp môn
Sinh học

2019-2020

2020-2021

2021-2022

3 HS lớp 12 đạt giải
HSG cấp tỉnh

4 HSG cấp tỉnh; 1 HSG
giải ba cấp Quốc gia

4 HSG cấp tỉnh

Như vậy, sau khi áp dụng sáng kiến:“ Xây dựng công thức giải bài tập phân li
độc lập - Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy” đã nâng cao chất lượng dạy và học chương
các quy luật di truyền rõ dệt, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Sinh

học, làm tăng điểm trung bình thi TN THPT môn Sinh học ở trường THPT Chu Văn
An, và tăng số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia của trường THPT Chu Văn
An cũng như tỉnh Yên Bái.
Áp dụng sáng kiến trong thực tế sản xuất, nhất là công tác chọn tạo giống mới và di
truyền người: nếu biết kiểu gen của bố mẹ ta có thể dự đốn được tỷ lệ phân ly kiểu gen,
kiểu hình của phép lai, dự đoán khả năng xuất hiện các bệnh tật di truyền trong các dịng
họ có bệnh di truyền. Điều này góp phần rất lớn để rút gọn thời gian lai tạo và hạ giá thành
sản phẩm trong các sản xuất giống vật nuôi, cây trồng và ứng dụng trong y học cũng như
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
TT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

Trình độ
chun mơn

Nội dung
cơng việc hỗ trợ

1


Vũ Thị Hạnh

1970

THPT
Chu Văn An

Phó Hiệu
trưởng

Đại học

Áp dụng SK tại THPT Chu
Văn An

2

Vũ Thị Bích Đào

1976

THPT
Chu Văn An

Giáo
viên

Đại học

Áp dụng SK tại THPT Chu

Văn An

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả qua 2 năm ở trường THPT Chu Văn An,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, là trường THPT huyện miền núi, có điều kiện cơ sở vật


24
chất bình thường, chất lượng đầu vào chưa cao nên có thể áp dụng với tất cả các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái và trên cả nước.
Sáng kiến đặc biệt có hiệu quả cao với các nhóm học sinh ban khoa học tự nhiên,
các lớp có thêm các tiết tự chọn mơn sinh học và rất hữu ích với giáo viên và học sinh ôn
thi TN THPT, xét tuyển đại học và thi học sinh giỏi các cấp.
8. Tài liệu gửi kèm:
8.1. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
8.2. Báo cáo sáng kiến cấp cơ sở
8.3. Giấy xác nhận áp dụng sáng kiến tại trường THPT Chu Văn An, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái.
8.4. Quyết định công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021 và 20212022 có các học sinh trường THPT Chu Văn An.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết không vi phạm bản quyền.
Văn Yên,ngày 24 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Vũ Thị Hạnh
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Hà


×