Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua giảng dạy môn ngữ văn tại trường thpt nguyễn huệ, thành phố yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.19 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
---------*****---------

HỒ SƠ SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA
GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT
NGUYỄN HUỆ, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Lĩnh vực: Giáo dục (Ngữ văn)

Tác giả: Hà Thị Hương Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Huệ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT tỉnh n Bái
Tơi :

Số
TT

1

Tỷ lệ (%)


Trình
đóng góp
Chức độ
vào việc tạo
danh chuyên
ra sáng kiến
môn

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Hà Thị Hương Lan

13/05/1977

Trường THPT Giáo
Thạc sĩ
Nguyễn Huệ viên

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Xây dựng lớp học hạnh phúc
thông qua giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên
Bái.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn
- Mô tả nội dung của sáng kiến:
Từ năm học 2019 -2020, “trường học hạnh phúc” đã trở thành một từ
khóa quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục. Cùng với trang bị kiến thức,
kĩ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được nghành
Giáo dục hết sức chú trọng. Mơ hình Trường học hạnh phúc lấy cảm hứng từ mơ
hình Happy School của Unesco (Tổ chức Giáo dục khoa học và vân hóa của
Liên hợp quốc), được triển khai thí điểm vào tháng 4.2018 ở một số trường học
tại Thành phố Huế và hiện đang được nhân rộng trên địa bàn cả nước. Ngày
22.4.2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ phát động “Triển khai Kế
hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học
hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã
nêu ra 3 yếu tố cốt lõi trong một trường học hạnh phúc, đó là: u thương, an
tồn và tôn trọng. Thực tế hiện nay, các trường học đang đẩy mạnh phong trào
1


xây dựng trường học hạnh phúc, trở thành nhiệm vụ để thi đua, phấn đấu. Đối
với các chủ thể là giáo viên trong nhà trường nắm bắt với tư duy đó và ngay từ
đầu đã, đang rất nỗ lực nhận thức đúng đắn và đầy đủ nhất, tích cực để thay đổi
phương pháp giảng dạy để kiến tạo nên những tiết học hạnh phúc, những lớp
học hạnh phúc, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
Qua nhiều năm thực hiện, phong trào xây dựng trường học hạnh phúc đã
có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực
cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn phong trào xây dựng trường học hanh
phúc ở mỗi trường đạt hiệu quả thì phải tích cực xây dựng lớp học hạnh phúc.
Muốn có nhiều lớp học hạnh phúc thì phải có nhiều giờ học hạnh phúc. Tuy
nhiên, vấn đề xây dựng được giờ học, tiết học hạnh phúc để hướng tới phát huy
phẩm chất, năng lực học sinh lại chưa được quan tâm một các cụ thể, hệ thống,
chiều sâu ở mơn Ngữ văn nói riêng và tất cả các mơn học nói chung.

Trong phạm vi đề tài, sáng kiến này chỉ tập trung nghiên cứu việc dạy học
môn Ngữ văn tại trường THPT và chú trọng vào việc xây dựng lớp học hạnh
phúc thông qua việc giảng dậy môn Ngữ văn. Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã
tổng hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra những định hướng mang tính chất
cụ thể. Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm bao gồm có 45 trang, chia 3
phần: Phần 1: Mở đầu; phần 2: Nội dung; phần 3: Kết luận và kiến nghị.
* Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến:
So với các môn học khác trong nhà trường, Ngữ văn là mơn học vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó có khả năng nhanh nhạy nhất
để đi sâu vào lớp bạn đọc trẻ tuổi, lắng đọng, kết tinh trong tâm hồn các em
những niềm hứng thú, say mê, sự chân thành, cởi mở mộc mạc mà thấm đẫm
hương vị tình đời, tình người, giúp họ khao khát vươn tới cái chân, thiện, mĩ. Do
vậy, dạy học văn chính là dạy và tập cho học tự biết tiếp nhận văn chương một
cách sáng tạo, là phải bồi dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mĩ để
mỗi em có thói quen tiếp nhận chủ động những giá trị văn minh, văn hóa tinh
thần của dân tộc và của nhân loại. Người giáo viên không chỉ chuyển được tri
thức vào bên trong mỗi học sinh, mà còn phải tạo năng lực mới cho học sinh sau
mỗi việc làm của các em...
Sáng kiến Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua giảng dạy môn Ngữ
văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái hướng tới những giải
pháp để có lớp học hạnh phúc trong những giờ học Ngữ văn. Ở đó, giáo viên
làm trịn vai trị dẫn dắt, hướng dẫn, là người nhạc trưởng của giờ học. Học trị
được tơn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được
lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc
2


sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, cả thầy - trò
đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi…
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua thực tế triển khai tôi thấy kết

quả rất khả thi. Sáng kiến đã được áp dụng thực nghiệm và đối chứng tại bốn lớp
12D1 và 12D2 trường THPT Nguyễn Huệ trong năm học 2021 - 2022.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự tích cực chủ động của
giáo viên và học sinh, phịng học có trang bị máy chiếu.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Để làm rõ hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm trong đó
nhấn mạnh vào hình thức giáo viên là MC và đặc biệt là những đề xuất có ý
nghĩa khả thi xung quanh việc ứng dụng hình thức đó để tổ chức hoạt động đọc
hiểu văn bản văn chương nói chung.
Trong giờ dạy, giáo viên cũng không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà
chỉ đóng vai trị định hướng để các em học sinh được làm những gì mình u
thích. Từ đó, giúp các em học sinh cảm thấy hứng thú, chủ động, sáng tạo, tự tin
trong việc học tập và giao tiếp. Nhờ vậy, các em sẽ có một giờ học vui vẻ, nhẹ
nhàng và lý thú.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể
cả áp dụng thử:
Sáng kiến đã luận giải về việc tìm hiểu các nguyên tắc xây dựng, tổ chức
một giờ dạy học mơn Ngữ văn, từ đó góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc,
hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc.
Sáng kiến đã đề xuất, ứng dụng một cách thức phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong q trình dạy và học mơn Ngữ văn trong nhà trường
THPT, qua đó xây dựng lớp học hạnh phúc. Bước đầu hiện thực hóa ý tưởng của
đề tài thơng qua một giáo án thiết kế thể nghiệm có tính khả thi làm cơ sở vận
dụng cho giáo viên và học sinh.
Để làm rõ hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối
chứng nhằm mục đích vận dụng và cụ thể hóa sáng kiến Xây dựng lớp học hạnh
phúc thông qua giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành
phố Yên Bái; xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những đề xuất về cách

khai thác tác phẩm văn chương từ đặc trưng loại thể. Đồng thời khắc phục
những bất cập tiến tới hoàn chỉnh các giải pháp sư phạm nhằm đạt hiệu quả tối
đa trong dạy học văn ở các nhà trường THPT.
* Kết quả thực nghiệm.
3


Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Lớp chọn dạy học thực nghiệm
Trường THPT

Lớp

Nguyễn Huệ

Khối 12
Lớp

Sĩ số

Thực nghiệm

12D1

50

Nguyễn Huệ

Thực nghiệm


12D2

48

Nguyễn Huệ

Đối chứng

12D4

47

Nguyễn Huệ

Đối chứng

12D6

45

Bảng 2: Mức độ hứng thú với giờ học
Khơng thích Bình thường
Thực
nghiệm

Đối chứng

Thích

Hấp dẫn


Số phiếu
98

3

10

45

40

%

3,1

10,2

45,9

40,8

Số phiếu
92

14

38

20


20

%

17,77

38,77

21,73

21,73

Bảng 3: Mức độ kiến thức tác phẩm.

Thực nghiệm

Đối chứng

Khó

Bình
thường

Hiểu

Hay

Số phiếu 98


4

9

40

45

%

4,08

9,18

40,81

45,93

Số phiếu 92

17

43

20

20

%


9,81

46,73

21,73

21,73

Bảng 4: Kết quả tiếp nhận tác phẩm

4


Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

1

22

30

45

%


1,02

22,44

30,61

45,93

Số phiếu
92

15

36

32

15

%

9,79

39,13

34,78

16,3


Số phiếu
Thực
nghiệm

Đối
chứng

98

Ghi chú: Thang điểm:
- HS có điểm dưới 5 (loại yếu)
- HS có điểm 5, 6 (loại trung bình)
- HS có điểm 7 (loại khá)
- HS có điểm 8, 9 (loại giỏi)
Đánh giá kết quả thực nghiệm.
Dựa vào kết quả các bảng thống kê (2, 3, 4) có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Tỉ lệ HS thích và thấy hấp dẫn với bài học ở lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng trong khi đó số HS khơng thích và bình thường ở lớp đối chứng
cao hơn so với lớp thực nghiệm.
Tỉ lệ HS hiểu bài và thấy hay ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với các
lớp đối chứng. Tỉ lệ HS thấy khó và bình thường ở lớp thực nghiệm thấp hơn
lớp đối chứng.
Kết quả điểm kiểm tra, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng tỉ lệ
điểm trung bình, yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Lớp đối chứng
có 15 HS giỏi, đạt tỉ lệ 16,3%, trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là
45,93%.
Như vậy trên thực tế, việc vận dụng sáng kiến Xây dựng lớp học hạnh
phúc thông qua giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành
phố Yên Bái đã nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn,
sự chú ý và hào hứng học tập của HS ở lớp thực nghiệm. Hầu hết các GV trong

tổ KHXH của trường đều thấy đây là một hướng đi mới nhiều triển vọng, đạt
được tính bền vững, phù hợp với việc giảng dạy văn học hiện đại, đặc biệt trong
quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc – trường học hạnh phúc hiện nay.

5


So sánh kết quả qua các bài viết của học sinh trong thời gian khảo sát và
sau khi áp dụng những giải pháp kể trên ta thấy ở tỉ lệ khá, giỏi tăng cao, tỉ lệ
học sinh trung bình giảm. Với kết quả đó có thể thấy được hiệu quả của đề tài là
rất rõ nét, có tính khả thi cao trong việc giảng dạy và nâng cao chất lượng bộ
môn ở năm học 2021 - 2022 và những năm học tiếp theo.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 03 tháng 01 năm 2022
Người nộp đơn

Hà Thị Hương Lan

6


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
---------*****---------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA
GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT

NGUYỄN HUỆ, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
Lĩnh vực: Giáo dục (Ngữ văn)

Tác giả: Hà Thị Hương Lan
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Huệ

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua giảng dạy
môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua
giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái.
Quá trình chuẩn bị và khâu đứng lớp khi dạy học môn Ngữ văn trong
nhà trường THPT Nguyễn Huệ tại Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 5 năm
2022. Hiện tại hướng nghiên cứu của sáng kiến vẫn tiếp tục được ứng dụng
trong giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Huệ và tạo được phản hồi tích cực.
5. Tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Hương Lan
Năm sinh: 1977
Trình độ chun mơn: Thạc sỹ
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Huệ
Địa chỉ liên hệ: Số nhà 23, tổ 8, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái.

Điện thoại: 0986254315
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Năm 2019, Bộ GD – ĐT đã chính thức phát động tồn quốc triển khai
Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường
học hạnh phúc. Thông điệp được Bộ GD – ĐT đưa ra là các cán bộ quản lý,
các thầy cô giáo hãy thay đổi đến hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh,
văn minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: Yêu thương, an tồn và tơn trọng.
Trong ba giá trị cốt lõi đó, khái niệm An tồn ở đây được hiểu bao gồm cả thể
chất và tinh thần. Điều kiện cần của nó là trường học phải có tối thiểu những
cơ sở vật chất, nhân lực để bảo đảm an toàn cơ bản. Tuy nhiên, điều kiện đủ lại
là an toàn về tinh thần. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều giáo viên cịn thiếu kĩ
năng sống, chun mơn chưa tốt nên lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ. Chỉ
khi người giáo viên yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lịng nhân ái
của mình, biết lan tỏa cho các em niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào
tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình. Khi đó, mỗi
1


lớp học, mỗi ngôi trường sẽ trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trường của các
con thực sự là một ngày vui. Mơi trường học đường chỉ có thể hạnh phúc nếu
các mối quan hệ được xây dựng và thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương
bắt đầu từ sự thấu hiểu, sẻ chia với người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn
phương thực hiện. Nếu trường học hạnh phúc được tạo bởi các hành vi ứng xử
chuẩn mực của những thầy cơ có đạo đức trong sáng, lòng yêu nghề và sự tận
tâm tận lực với học sinh, tâm huyết với sự nghiệp…Lớp học hạnh phúc là lớp
học được xây lên từ trái tim biết cho đi yêu thương của người giáo viên và
chúng ta cũng sẽ nhận lại quả ngọt từ sự yêu thương đó.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng ở nước ta, Ngữ văn là một mơn
học chính thức. Là mơn học được tích hợp từ ba phân môn Văn, Tiếng Việt,

Tập làm văn (trước đó ba phân mơn này là ba mơn độc lập, có SGK riêng) gồm
hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi "ngơn ngữ là chất liệu làm nên văn
học và văn học chính là nghệ thuật của ngơn ngữ". Là mơn học tích hợp, nhưng
về cơ bản nó vẫn là mơn học nghệ thuật (Văn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất),
đồng thời nó lại là mơn học thực hành (Tập làm văn được học bài bản và hệ
thống). Trên đại thể, có thể xem Ngữ văn là mơn học về Cái Đẹp với hai khâu
liên hồn: cảm thụ Cái Đẹp trong văn chương (Văn), ngôn ngữ (Tiếng Việt) để
tạo lập ra Cái Đẹp trong văn bản nói và viết (Tập làm văn). Đó chính là sợi dây
liên kết gắn bó giữa mơn học nghệ thuật và mơn học thực hành trong môn Ngữ
văn với hai hoạt động chủ yếu: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Như vậy,
với những đặc trưng trên đây, môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai
năng lực quan trọng cho thế hệ trẻ: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.
Năng lực thẩm mĩ là năng lực khám phá cái Đẹp trong văn chương và trong
tiếng Việt để thưởng thức chúng; cịn năng lực ngơn ngữ là năng lực làm chủ
được tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục để tạo lập văn bản
(nói và viết) giúp cho việc diễn đạt, giao tiếp đạt hiệu quả. Hai năng lực này
không tách rời nhau, mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển…
Ngữ văn không chỉ là môn học thực hành bình thường mang ý nghĩa tự thân
mà nó cịn có thêm yêu cầu hỗ trợ cho các môn khác trong việc diễn đạt để trở
thành môn công cụ (giống như Tốn là mơn cơng cụ để hỗ trợ cho việc tính
tốn). Đây là mơn học có nhiều khả năng và ưu thế nhất trong việc hình thành
và phát triển hai năng lực này của người học.
Thực tế, việc dạy và học Văn ở trên lớp không chỉ đơn thuần là quá trình
truyền dạy của giáo viên và sự lĩnh hội tri thức của học trị mà cịn là một q
trình tương tác qua lại có mục đích. Tuy nhiên, có không nhiều giáo viên đã
từng đặt câu hỏi: Làm thế nào để dạy văn, học văn thực sự là khoảng thời gian
hạnh phúc của cả cơ và trị, làm thế nào để một giờ học học văn có thể góp
2



phần xây dựng một lớp học hạnh phúc? Qua khảo sát, chúng tơi cũng chưa
thấy có cơng trình nghiên cứu cụ thể, bài bản nào nhằm tìm ra giải pháp để xây
dựng lớp học hạnh phúc thông qua giờ học môn Ngữ văn.
Để đánh giá đúng thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong bối cảnh
nhà trường xây dựng phong trào trường học hạnh phúc – lớp học hạnh phúc,
tôi đã tiến hành khảo nghiệm, khảo sát tài liệu học tập, kết quả kiểm tra, đánh
giá HS tại trường THPT Nguyễn Huệ thông qua các tư liệu khảo nghiệm như
phiếu thống kê, khảo sát, vở ghi chép, giáo án của đồng nghiệp...
1.1. Hoạt động khảo nghiệm:
Tiến hành khảo nghiệm tại 2 lớp 11 năm học 2020 – 2021 tại trường
THPT Nguyễn Huệ
- Phiếu điều tra
Tôi sử dụng phiếu thống kê kết quả bài làm văn định kì của học sinh
1.2. Kết quả khảo nghiệm
Căn cứ vào kết quả các phiếu thống kê mà tôi đã thực hiện như sau:
Lớp
11D1

11D2

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

Số HS 50


0

20

15

15

%

0

40%

30%

30%

Số HS 48

4

25

9

10

%


8,3%

52,08%

18,7%

20,92%

1.3. Kết quả về việc xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động
giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ
Từ năm học 2020 - 2021, Trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Yên Bái
đã triển khai xây dựng thí điểm mơ hình Trường học hạnh phúc. Mục tiêu
hướng đến xây dựng một ngôi trường mà ở đó học sinh đến trường khơng phải
chỉ để học chữ, mà đến trường là để sống, để hạnh phúc, được phát triển tồn
diện, trở thành chính mình, được che chở bởi mơi trường học tập an tồn, được
tôn trọng và được yêu thương.
So với các môn học khác trong nhà trường, môn Ngữ văn là môn học
vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Theo PPCT do Bộ GD-ĐT
ban hành, phần tuyển chọn các tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam và
văn học nước ngoài, phong phú ở nhiều thể loại, phong cách, trải dài theo từng
giai đoạn; tựu chung, xoay quanh chủ đề: Tình yêu nước, yêu quê hương; tình
3


yêu con người, yêu thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Các tác phẩm mang đậm
tính nhân văn, hướng đến giáo dục thẩm mĩ. Bằng phương tiện ngôn từ nghệ
thuật, tác phẩm văn học phản ánh diện mạo phong phú của hiện thực khả nhiên
trong mọi thời đại, mọi nền văn hóa, bất chấp khơng gian, thời gian. Người đọc
thấy được cả lý tưởng thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, của chủ thể sáng tạo, của thời
đại, hay một nền văn hóa, văn minh. Bản thân tác phẩm văn học là cái đẹp và

sinh ra vì cái đẹp. Mọi mặt xấu xa, ác độc được phản ánh để bảo vệ cái đẹp,
điều nhân văn. Học văn không phải chỉ là cách lĩnh hội tri thức mà còn là cách
để thanh lọc tâm hồn, hướng thiện. Chính điều đó làm phong phú và ảnh hưởng
sâu sắc đến thế giới tinh thần của người đọc. Mặt khác, quá trình tiếp nhận văn
học là quá trình người đọc đồng sáng tạo, năng lực thẩm mĩ của chủ thể thưởng
thức (học sinh) sẽ được bộc lộ và bồi dưỡng: tư tưởng, tình cảm, nhận thức,
kinh nghiệm bản thân về cuộc sống…, với những biểu hiện cụ thể như thương
yêu, cảm thông những nhân vật bất hạnh, nghèo khó; đồng thời căm tức, phê
phán những thói hư, tật xấu…Người học nhìn nhận hiện thực khách quan bằng
quy luật của cái đẹp. Ý thức thẩm mĩ đã được hình thành và bồi dưỡng khi
người học tiếp xúc với tác phẩm. Cảm thụ tác phẩm văn học là hành trình
khám phá, cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Qua lớp vỏ ngôn từ, người
đọc (học sinh) phát hiện ra cái đẹp, nảy sinh những rung động thẩm mĩ, rồi biết
cảm nhận và đánh giá, thưởng thức cái đẹp. Khi đó, người đọc sống cùng tác
phẩm, chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cội nguồn tinh thần của mình.
Từ vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống (đánh giá cái
đẹp đúng đắn nhất), biết yêu thương, đồng cảm với những cảnh đời, số phận.
Tất cả những điều đó, theo quá trình, đúc kết thành lý tưởng thẩm mĩ in sâu
trong tâm hồn, tạo thành nhân cách và biểu hiện bằng nhừng hành vi đẹp. Một
giờ học văn hạnh phúc sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp trong học sinh. Triết lý
giáo dục của những tác phẩm văn chương sẽ tạo nên cộng đồng học sinh tử tế,
tích cực, kỷ cương và có trách nhiệm với xã hội. Khi giờ học tôn vinh những
giá trị tốt đẹp, như: Yêu thương và đồng cảm; Quan tâm và phục vụ; Bình đẳng
và cơng bằng hay khuyến khích học sinh phát triển những thái độ như: Tích
cực (tự tạo động lực); Dấn thân (tự đề ra thử thách); Cầu tiến (luôn phấn đấu để
hồn thiện)… thì học sinh sẽ có động lực thực hiện những hành vi đúng đắn
mỗi ngày, biến sự ứng xử tử tế và giao tiếp lịch thiệp trở thành thói quen hằng
ngày thì lớp học hạnh phúc sẽ được kiến tạo.
Để có định hướng giảng dạy hiệu quả góp phần xây dựng lớp học hanh
phúc, người giáo viên dạy văn cần hiểu biết tồn diện về vai trị của môn học

này trong nhà trường THPT. Kết quả khảo sát giáo viên trong tổ chuyên môn
cho thấy 100% giáo viên nhận thức đầy đủ vai trị của mơn Ngữ văn. Xác định
được tầm quan trọng của môn học là động lực thơi thúc giáo viên nỗ lực hồn
4


thành nhiệm vụ của mình. Trong khảo sát về các yếu tố chủ quan và khách
quan chi phối chất lượng giảng dạy của người giáo viên dạy văn góp phần xây
dựng lớp học hạnh phúc, tôi nhận được kết quả: 40% giáo viên cho rằng đó là
năng lực và điều kiện cá nhân; 30% giáo viên cho rằng có sự phối hợp đồng bộ
giữa giáo viên và học sinh; 20% giáo viên lựa chọn yếu tố có sự cộng tác, hỗ
trợ từ giáo viên và học sinh; 10% giáo viên cho rằng phụ thuộc vào sự quan
tâm của nhà trường và phụ huynh. Kết quả trên khẳng định chất lượng giảng
dạy của giáo viên dạy ngữ văn chịu sự chi phối của cả yếu tố chủ quan và yếu
tố khách quan,trong đó yếu tố chủ quan- năng lực và điều kiện của giáo viên là
yếu tố giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định hơn cả.
Trong khảo sát về giáo án của các đồng nghiệp: nhìn chung đều đã thể
hiện được phần nào phát huy tính tích cực, năng động của người học, được kết
tinh từ tâm huyết và trí tuệ của người giáo viên. Cũng theo khảo sát, giáo viên
hạn chế chủ yếu về kỹ năng mà hạn chế phổ biến nhất ở giáo viên là việc thiên
lệch về giảng dạy lý thuyết, ít tổ chức cho học sinh thực hành ngoại khóa,
chiếm tới 40%. Một hạn chế khác thường gặp của giáo viên lên đến 30% là kỹ
năng phối hợp, gắn kết môn Ngữ văn với các môn học khác. Do một số điều
kiện chủ quan và khách quan, có 20% giáo viên chưa thể vận dụng cơng nghệ
thơng tin vào q trình giảng dạy.
1.2.3 Phân tích kết quả khảo nghiệm, khảo sát
Từ kết quả khảo nghiệm, khảo sát tôi rút ra được một số nhận xét về
cách dạy của giáo viên và sự cảm thụ của học sinh trong một giờ học văn nhằm
xây dựng một lớp học hạnh phúc.
1.2.3.1 Đối với giáo viên:

Năng lực của người giáo viên dạy văn hội tụ năng lực chung cho mọi
giáo viên và năng lực chuyên biệt của giáo viên dạy văn. Hồn cảnh gia đình,
tình trạng tâm lý, sức khỏe, mối quan hệ đa chiều tổng hợp lại là điều kiện
sống cua giáo viên. Điều kiện sống có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại cho
việc phát triển năng lực của giáo viên. Khi đã làm chủ điều kiện và năng lực
của mình, giáo viên sẽ định hướng được giải pháp tạo dựng được sự phối hợp
đồng bộ với học sinh cũng như khai thác, tận dụng tối ưu được sự hỗ trợ của
đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh học sinh.
Trang bị kiến thức văn học và kỹ năng làm văn cho học sinh là thành tựu
mà 100% thầy cô đạt được (trong tổng số giáo viên được khảo sát). Truyền cho
học sinh hứng thú và niềm đam mê văn học và bồi dưỡng cho học sinh giỏi văn
để các em phát triển năng khiếu là hai thành tựu có tỷ lệ % bằng nhau và cùng
bằng 50%. Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn góp phần xây dựng lớp
học hạnh phúc là thành tựu hợp nhất từ ba thành tựu trên. Trên thực tế số giáo
5


viên đáp ứng được các yêu cầu trên chỉ chiếm 50%, do vậy nâng cao chất
lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh chiếm tỷ lệ không cao.
Về việc chuẩn bị bài ở nhà: phần lớn GV chỉ yêu cầu HS chuẩn bị bài ở
nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa khơng u cầu HS tìm đọc đầy
đủ tác phẩm hay đưa ra những tình huống giả định trong cuộc sống để học
sinh với vai trò là người hùng biện nên học sinh chưa thực sự hứng thú với giờ
học. Đôi khi, giáo viên giảng dạy trên lớp chỉ đơn điệu một chiều: phần lớn
thầy giảng – trò ghi, hay giáo viên là trung tâm của giờ học thì sẽ khơng gây
hứng thú cho học sinh.
1.2.3.2 Đối với học sinh:
Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chủ yếu vẫn đơn thuần là đọc đoạn
trích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa mà thực chất là các em chép lại
trong tài liệu tham khảo, sách để học tốt Ngữ văn. Các yếu tố ngoài văn bản và

đặc trưng loại thể của tác phẩm khơng được chú ý đến. Chính vì vậy học sinh
khơng hiểu sâu sắc tác phẩm, khơng thể tự mình cảm thụ, lí giải được một số
chi tiết, khơng đánh giá được đúng mức về giá trị của tác phẩm.
Trên lớp học vẫn thụ động nghe giảng, ghi chép lại kiến thức, cịn rụt rè ít
tham ra vào đối thoại với các bạn và thầy cô giáo về tác phẩm.
* Ưu điểm của sáng kiến:
Chỉ ra được nguyên nhân và những mặt hạn chế trong việc hướng dẫn
học sinh tiếp nhận môn Ngữ văn mà xa rời những hiểu biết về văn hóa xã hội,
khơng chú trọng hình thành năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ cùng năng lực chuyên biệt: năng
lực trải nghiệm (đóng vai, thuyết trình), năng lực thu thập thơng tin liên quan
đến văn bản, năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản,
năng lực hợp tác thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản, năng lực
cảm thụ và thưởng thức thẫm mỹ, năng lực vận dụng những kiến thức liên môn
đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: bảo tồn và phát huy truyền thống
văn hóa dân tộc…
Từ đó, để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc và đem
lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, khiến giờ dạy môn Ngữ văn là giờ học mà học
sinh được tôn trọng, u thương và an tồn. Từ đó khẳng định mục tiêu giáo
dục: Hạnh phúc khơng phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đang đi.
* Nhược điểm của sáng kiến:
Trên thực tế, kiến tạo để giờ học văn nào cũng là giờ học hạnh phúc là
điều không dễ dàng. Dù đã qua dạy thực nghiệm, việc đánh giá hiệu quả của
một hướng đi mới cũng chưa phải đầy đủ. Những thành cơng trên đây của tơi
chỉ mang tính chất bước đầu cho một q trình hồn thiện phương pháp dạy
6


học văn theo hướng góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc trong phong trào
xây dựng trường học hạnh phúc.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp: tơi tập trung vào vấn đề Xây dựng lớp học
hạnh phúc thông qua giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Huệ,
thành phố Yên Bái.
Ứng dụng cụ thể một cách hiệu quả nhất từ khâu chuẩn bị đến khâu
đứng lớp, giúp học sinh có một giờ học hứng thú, say mê. Góp phần nâng cao
chất lượng dạy học giờ học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực năng
động ở học sinh, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc – trường học hạnh
phúc.
- Nội dung giải pháp:
* Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến:
Ngữ Văn là một mơn học quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong
chương trình dạy - học ở các nhà trường, là môn thi bắt buộc trong các kì thi
định kì, học kì và thi THPTQG. Môn Ngữ văn không chỉ giúp học sinh hiểu
được thế giới tự nhiên, đời sống xã hội xung quanh mình mà cịn góp phần
định hướng nhân cách, đạo đức, ni dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em. Với
thực tiễn dạy học môn Ngữ văn hiện nay, khá nhiều giờ học chưa thu hút được
sự yêu thích của học sinh, chưa là nỗi mong chờ, hứng thú mỗi khi đến lớp của
các em. Có thể là do nội dung bài dạy phải rập khuôn theo sách hướng dẫn
hoặc thiết kế, việc sử dụng máy chiếu trong dạy học Ngữ Văn sẽ cung cấp đủ
cho học sinh kiến thức cơ bản, hình ảnh minh họa sinh động song giáo viên
thiếu lửa làm cho những giờ học Văn trở nên khô cứng. Hoặc giáo viên chỉ chú
trọng đi tìm cơng thức để tạo ra những lớp học có nhiều học sinh giỏi…
Sáng kiến Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua giảng dạy môn Ngữ
văn tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái hướng tới những giải
pháp để có lớp học hạnh phúc trong những giờ học Ngữ văn. Ở đó, giáo viên
làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là người nhạc trưởng của giờ học. Học trị
được tơn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được
lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc
sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, cả thầy trị đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi…

* Mô tả chi tiết bản chất của sáng kiến
- Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm bao gồm có 45 trang, chia 3
phần: Phần 1: Mở đầu; phần 2: Nội dung; phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Trong phần nội dung tôi tập trung nghiên cứu những phần cơ bản sau:
7


Các biện pháp giải quyết vấn đề
Các giải pháp cụ thể
Đổi mới trong tư duy dạy học:
+ Mỗi bài giảng đều gắn với những câu chuyện, những tình huống thực
tiễn trong cuộc sống để học sinh nhìn nhận, bày tỏ quan điểm của mình, từ đó
phát huy tư duy phản biện…
+ Không tạo ra áp lực cho học sinh. Khi phát vấn mà học sinh chưa nói
được, giáo viên khơng vội chê hoặc cho dừng trả lời, mà phải gợi mở để các
em nói ra được. Nhờ đó, tạo sự tự tin, gây hưng phấn, cảm giác được tôn trọng
cho người học, và từ đó, mỗi khi muốn hỏi thầy giáo thì các em khơng cịn
ngượng ngùng, dè dặt.
+ Tơn trọng cảm xúc của học sinh
+ Thực hiện các phương pháp dạy học mới: Tiếp cận dạy học trải
nghiệm; tiếp cận giáo dục STEM…
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy: Dạy học dự án, Dạy học trải nghiệm;
Dạy học chủ đề tích hợp liên mơn; Đưa hiệu ứng âm nhạc vào trong giờ học
Ngữ Văn; Kĩ năng đặt câu hỏi để phát triển năng lực học sinh; sân khấu hóa tác
phẩm Văn học; Thi sáng tác thơ, sáng tác truyện…
Thiết kế giáo án thử nghiệm
ĐẤT NƯỚC (Trích Mặt đường khát vọng).
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết:

+ Tác giả, hoàn cảnh sáng tác ,xuất xứ …
+ Xác định thể loại thơ
+ Xác định bố cục bài thơ .
+ Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản.
- Thông hiểu:
+ Hiểu được đặc trưng thể loại thơ, trường ca
+ Hiểu được mạch cảm xúc của đoạn trích
+ Lý giải ý nghĩa, tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật.
- Vận dụng thấp:
+ Phân tích cảm xúc chủ đạo của tác giả ;
+ Đánh giá nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật.
- Vận dụng cao:Viết bài cảm nhận riêng về đoạn thơ hoặc ý kiến bàn về đoạn
thơ. So sáng điểm tương đồng và dị biệt về những đoạn thơ có cùng chủ đề.
2. Năng lực
8


- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ kháng chiến chống Pháp (19461954),chống Mỹ 1965-1975.
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm thơ Việt Nam trong kháng chiến.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về chặng đường văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những giá trị thơ kháng chiến
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ chống Mỹ với giai đoạn trước
đó ( chống Pháp và xây dựng CNXH)
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
3. Phẩm chất
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả, tác phẩm văn học
- Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi cảm nhận tác phẩm trữ tình
- Hình thành nhân cách: Biết nhận thức được ý nghĩa của thơ ca về chủ đề Đất
nước. Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà thơ ca kháng chiến
đem lại. Có ý thức tìm tịi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ ca kháng

chiến .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 12, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trị chơi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức. Dự kiến sản phẩm.
b) Nội dung: GV chiếu video câu hỏi khởi động, HS theo dõi và trả lời.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Dự kiến
Hoạt động của GV và HS
sản phẩm
- B1: GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 1.
Lạc
bằng cách nghe nhạc phẩm Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận) quan, tin
rồi trả lời câu hỏi:
tưởng, bày
1. Nhạc sĩ bày tỏ cảm xúc gì qua khúc ca?
tỏ hi vọng
2. Kể tên những tác phẩm em biết về đề tài quê hương, đất nước? về
một
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:

tương lai
9


- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- B4: GV nhận xét, từ đó giới thiệu Vào bài: 30 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng
vô tận cho các nhà thơ Việt Nam hiện đại sáng tác. Cùng viết về
chủ đề Đất nước, thơ chống Pháp có bài Đất nước của Nguyễn
Đình Thi; thơ chống Mĩ tiêu biểu có Trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm.Hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu 2
tác phẩm này.

tươi sáng,
non sơng
thu về một
mối...
2. Nhớ con
sơng q
hương (Tế
Hanh); Việt
Nam q
hương ta
(Nguyễn
Đình
Thi)...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng SGK, kiến thức để thực hiện hoạt
động cá nhân.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS – những sản phẩm đã được giao hồn thành
ở nhà: mơ hình, tranh vẽ, sư đồ tư duy…
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
1. GV HƯỚNG DÂN HS TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).
* GV Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tìm hiểu chung:
phần Tiểu dẫn.
1. Tác giả :
- Là một trong những cây bút tiêu biểu
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
của thế hệ thơ trẻ trong những năm
Gọi HS trình bày hiểu biết về tác chống Mĩ.
giả, thơng qua sản phẩm đã được - Tác phẩm chính: (SGK)
giao hoàn thành ở nhà – tranh vẽ: - Phong cách thơ:
trang faceboock của nhà văn.
+ Giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén .
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ Giọng thơ trữ tình chính luận .
- B3: HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
- GV nhận xét sau đó nhấn mạnh
những thơng tin chủ yếu về vị trí,
10


phong cách thơ.
*GV Tích hợp kiến thức lịch sử để

hướng dẫn học sinh tìm hiểu quê
hương nhà thơ, chiến trường Trị
Thiên năm 1971.
- Kiến thức lịch sử: Để phát triển
phong trào cách mạng ở Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm
1966, Bộ Chính trị và Quân ủy
Trung ương quyết định tách Trị Thiên ra khỏi khu V, thành lập Khu
ủy Trị - Thiên - Huế bao gồm Đảng
bộ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và
thành phố Huế đặt dưới sự lãnh đạo
của Ban chấp hành Trung ương và
Bộ Chính trị.
*GV Tích hợp kiến thức Lí luận văn
học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phong cách sáng tác của nhà thơ, thể
loại Trường ca
*GV đọc cho HS đoạn văn ghi lại
lời của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm để hướng dẫn HS tìm hiểu
cảm hứng sáng tác: Tôi viết
chương này trong những ngày mưa
triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ
máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52
dội bom liên tục, làm cho mọi thứ
tối tǎm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong
hầm và viết, cảm xúc được cộng
hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói
bom và mưa rừng. Có khi viết xong,
một trận bom làm cho bản thảo bay

tung tóe, lượm lại trang cịn trang
mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất
nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một
cách mãnh liệt giờ chỉ việc tuôn
chảy ra thôi. Tôi viết về những điều
11


giản dị của chính tơi, về tuổi trẻ và
các bạn bè đang tranh đấu ở trong
thành phố. Nên nhân vật của tơi là
anh và em. Đó là lời đằm thắm của
một người con trai nói với một
người con gái. Chúng tơi, mỗi người
có một số phận khác nhau nhưng
đều gắn kết trong một số phận
chung là số phận Đất nước. Đất
nước với các nhà thơ khác là của
những huyền thoại của những anh
hùng, nhưng với tôi là của những
con người vô danh, của nhân dân.

2. “Trường ca mặt đường khát
vọng”:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh
sáng tác : Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971 .
b. Đoạn trích:
- Xuất xứ: “Đất nước” Trích chương
V của trường ca.
- Bố cục văn bản : Hai phần

+ Phần I : 42 câu đầu : Đất nước được
cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử
văn hố dân tộc, chiều sâu của khơng
* GV Hướng dẫn tìm hiểu khái gian, chiều dài của thời gian.
+ Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt
quát văn bản.
lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
của Nhân dân .
- Hoàn cảnh sáng tác
-GV đọc VB và gọi một HS đọc lại - Thể loại :Trường ca
VB
- Hãy chia bố cục?
- HS đọc văn bản chú ý thể hiện
giọng thơ trữ tình-chính luận.
- HS phân chia bố cục theo nội dung
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản/ phần 1 Đất nước được
cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều
sâu của lịch sử văn hoá dân tộc.
a) Mục tiêu: HS nắm được cách đọc thơ, hiểu được nội dung, nắm được
những đặc sắc nghệ thuật.
b) Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi:
kết hợp trả lời cá nhân và hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS - những sản phẩm đã được giao hồn thành ở
nhà: mơ hình, tranh vẽ, sư đồ tư duy…
d) Tổ chức thực hiện:
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ

II. Đọc hiểu văn bản:
ĐN gắn liền với những văn hố gì 1. Đất nước được cảm nhận bằng
12



×