Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.62 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..

1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………….…

3

1. 1.

Cơ sở lý luận………………………………………………………

3

1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………….……

3

1.1.2. Nguyên nhân………………………………………………………..

3

1.1.3. Các biểu hện của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời………………

3

1.1.4. Một vài đặc điểm dịch tễ rối loạn loạn thần cấp và nhất thời………

7



1.1.5. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần cấp và nhất thờì…………….

8

1.1.6. Chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp và nhất thời…………………. ….

12

1.1.7. Điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời………………………....

13

1.2.

17

Cơ sở thực tiễn………………………………………………. …...

1. 2. 1. Cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp và
nhất thời……………………………………………………………………
1. 2. 2. Các nghiên cứu liên quan đến chăm sóc và quản lý người bệnh rối
loạn loạn thần cấp và nhất thời trong nước……………...…………………
1. 2. 3. Các nghiên cứu liên quan đến chăm sóc và quản lý người bệnh rối
loạn loạn thần cấp và nhất thời nước ngoài…………………………....…...

17
20
22


Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT……………………..

23

2. 1. Đặc điểm của Viện Sức khỏe tâm…………………………………….

23

2. 2. Thực trạng công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn
thần cấp và nhất thời tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch
Mai…………………………….…………………………….……………..

24

Chương 3: BÀN LUẬN……...…………………………………………...

26

3. 1. Thực trạng cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn
thần cấp và nhất thời của điều dưỡng……………………………………….
3. 2. Các mặt hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục để giúp chăm sóc người
bệnh được chăm sóc tốt hơn………………………………………………..

26
29

KẾT LUẬN………………………………………………………………..

32


ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ………………………………...………….

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời được được định nghĩa là những rối loạn
hình thành và khởi phát cấp, không đáp ứng tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt.
Ở nước ta, kể từ khi áp dụng IDC-10, thực tế cho thấy chẩn đoán rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời ngày càng tăng lên ở các cơ sở điều trị tâm thần. Thông
thường rối loạn loạn thần cấp và nhất thời thường xảy ra sau một sang chấn về tâm
lý nặng hoặc do nhân cách của chính bản thân người bệnh. Bệnh hay bị tái phát và
để lại di chứng nặng nề nhất là thay đổi nhân cách của người bệnh như: có thể tiến
triển thành bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng dai dẳng, rối loạn khí sắc
…. [1]. Với liệu pháp điều trị và chăm sóc kéo dài, phức tạp, cùng với di chứng,
biến chứng nặng nề nên người bị loạn thần cấp và nhất thời để lại gánh nặng bệnh
tật cho chính gia đình người bệnh, cho ngành y tế và xã hội.
Chăm sóc người bệnh có rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại bệnh viện có
vai trị rất lớn của điều dưỡng. Điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ
chăm sóc người bệnh tại bệnh viện. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
phải quan tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng.
Song song với nó là những khó khăn trong chăm sóc điều dưỡng cho người
bệnh như là: Giường bệnh quá tải, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu,
điều trị, chăm sóc và quản lý người bệnh, nguồn nhân lực còn thiếu. Sự hiểu biết
về quy trình chăm sóc và quản lý người bệnh của một số điều dưỡng viên còn
chưa được tốt.
Những tồn tại và khó khăn trên dẫn đến những hậu quả của việc chăm sóc
điều dưỡng như: Người bệnh trốn viện, thời gian điều trị kéo dài gây tốn kém thêm

kinh phí, nguy cơ rủi ro nghề nghiệp đối với điều dưỡng còn cao như điều dưỡng
bị người bệnh gây thương tích, cịn có người bệnh tử vong. Theo thống kê của
Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2022 số người bệnh có rối
loạn loạn thần cấp và nhất thời nằm điều trị nội trú là 2,15% trên tổng số người
bệnh điều trị nội trú của bệnh viện. Đi kèm với số người bệnh phải nằm điều trị
ngày càng tăng thì cơng tác chăm sóc cho người bệnh cũng là thách thức của điều
dưỡng bệnh viện.


2

Bên cạnh đó, cơng tác chăm sóc của điều dưỡng trong quá trình điều trị rối
loạn loạn thần cấp và nhất thời có những đặc điểm riêng so với các bệnh lý tầm
thần khác. Nhu cầu chăm sóc đối với người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất
thời rất phức tạp, do các triệu chứng về thể chất và tâm thần, trên nhân cách đặc
thù của người rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Để có thể chăm sóc tốt người
bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, cần phải nắm rõ qui trình diễn biến của
bệnh, đặc điểm riêng, cũng như nhu cầu chăm sóc theo từng đối tượng, đồng thời
phải xây dựng kế hoạch chuyên biệt.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai hiện chưa xây dựng
được quy trình chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Vì vậy
tôi thực hiện chuyên đề này để đánh giá thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh
rối loạn loạn thần cấp và nhất thời và từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần
nâng cao cơng tác chăm sóc chuyên biệt đối với người bệnh Rối loạn loạn thần
cấp và nhất thời tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, với hai mục
tiêu sau:

1. Thực trạng cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh có rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch
Mai năm 2022.


2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý
người bệnh có rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại Viện Sức khỏe Tâm
thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2022.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lý luận
1. 1. 1. Định nghĩa
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là sự biến đổi từ một trạng thái khơng
có những nét loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rệt trong vòng hai tuần
hay ngắn hơn, có thể kết hợp với stress hoặc khơng. Bệnh khỏi hồn tồn trong
vịng từ 2-3 tháng, thường khỏi hồn tồn trong vài tuần hay vài ngày và chỉ có
một tỷ lệ nhỏ số người bệnh có rối loạn này kéo dài dai dẳng và gây tật chứng
[1].
1. 1. 2. Nguyên nhân
- Yếu tố gia đình: Các nghiên cứu cho tỷ lệ từ 20 đến 33% người bệnh tiền sử
gia đình có rối loạn tâm thần như: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc (trầm cảm,
rối loạn cảm xúc lững cực), rối loạn loạn thần cấp…
- Vai trò của sang chấn tâm lý (stress): Một số các nghiên cứu cho thấy khoảng
20-30% người bệnh có kết hợp với sang chấn tâm lý như: mất mát người thân, mất
mát tài sản, đổ vỡ hơn nhân, tình u…
- Vai trị của nhân cách: Có một số nét nhân cách bất thường ở người bệnh rối
loạn loạn thần cấp và nhất thời: nét nhân cách nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nét nhân
cách dạng phân liệt (khép kín, khơng cởi mở, ít quan hệ…)
1.1.3. Các biểu hiện của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
* Cơn hoang tưởng cấp
Cơn hoang tưởng cấp hoặc loạn thần hoang tưởng cấp là chẩn đoán theo
phân loại bệnh của tâm thần học Pháp. Bonhoeffer đưa ra tên “Thể loạn thần

ngoại sinh”. Sau đó có nhiều tên được đưa ra: loạn thần ảo giác cấp, loạn thần
thối triển cấp, mà hiện nay khơng được sử dụng nữa. Năm 1955 Ey H. và các tác
giả khác sau này đã miêu tả chi tiết lâm sàng rối loạn này với các đặc điểm:

- Khởi phát đột ngột như “một tia chớp giữa trời xanh”
- Hoang tưởng, ảo giác đa dạng bất kỳ loại nào.
- Ý thức mù mờ kết hợp với sự không ổn định về cảm xúc.
- Hồi phục nhanh chóng, hồn tồn.


4

- Có thể tái phát.
Năm 1987 Pull và Pichot đưa ra tiêu chuẩn chẩn đốn cơn hoang tưởng
cấp có tính chặt chẽ hơn.

A. Các hoang tưởng có đặc điểm:
1. Rối loạn khởi phát đột ngột, ít nhất là 48 giờ
2. Hoang tưởng đa dạng
3. Hoang tưởng khơng có hệ thống
B. Đảo lộn về tâm thần, không mất định hướng về khơng gian và thời gian;
có ít nhất ba đặc điểm sau:

- Thay đổi một cách nhanh chóng từ phản ứng cảm xúc này sang phản ứng
cảm xúc khác như chuyển từ lo âu sang giận dữ.

- Thay đổi một cách nhanh chóng từ hành vi tác phong này sang hành vi
tác phong khác như từ kích động sang bất động.

- Thay đổi về tri giác hoặc ý thức về bản thân hoặc/và tri giác sai thựctại.

C. Các triệu chứng thuộc nhóm A và B trở lại trạng thái trước khi bị bệnh
trong khoảng thời gian dưới hai tháng.

D. Khơng có tiền sử các rối loạn loạn thần (cảm xúc hoặc khơng cảm xúc),
trừ trường hợp đó là một hoặc nhiều cơn hoang tưởng cấp.

E. Trạng thái loạn thần không phải do nguyên nhân thực tổn, nghiện rượu
hoặc lạm dụng chất.

F. Trạng thái loạn thần không phải do cơn hưng cảm hay trầm cảm.
Bệnh xảy ra một cách tự nhiên hoặc phản ứng với sang chấn tâm lý, không
phải là bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó đến nay, chẩn đốn này tồn tại độc lập
trong bảng phân loại bệnh tâm thần của Pháp.
Tâm thần phân liệt khởi đầu cấp cũng có thể bắt đầu bằng cơn hoang
tưởng cấp, nhưng có khác biệt với cơn hoang tưởng cấp là thời gian khởi đầu dài
hơn, hoang tưởng ít đa dạng hơn, hội chứng tâm thần tự động rõ ràng hơn.
*Loạn thần chu kỳ
Loạn thần chu kỳ là chẩn đoán theo phân loại bệnh của tâm thần học Đức.
Sự ra đời của khái niệm “loạn thần chu kỳ” xuất phát từ thuật ngữ “loạn thần
khơng điển hình” trong loạn thần nội sinh của Kraepelin (năm 1923). Tác giả coi


5

đây là một loại loạn thần không được xếp vào mất trí sớm hoặc loạn thần hưng
trầm cảm. Sau đó có một số tác giả cho rằng có thể có một nhóm bệnh độc lập
trong loạn thần nội sinh ngồi bệnh tâm thần phân liệt và bệnh loạn thần hưng
trầm cảm, chính vì vậy khái niệm “loạn thần chu kỳ” đã ra đời.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loạn thần chu kỳ theo định nghĩa của Perris và
Brokington:


1. Là một tình trạng loạn thần cấp tính, khơng liên quan đến việc sử dụng
hay lạm dụng bất kỳ loại thuốc hay chấn thương não nào, xảy ra lần đầu tiên ở
những đối tượng có độ tuổi trong khoảng từ 15 đến 50.

2. Tình trạng này khởi phát đột ngột với sự biến đổi từ trạng thái cịn
khỏe mạnh ban đầu nhanh chóng trở thành loạn thần hồn tồn trong vịng vài
giờ hay phần lớn là chỉ vài ngày.

3. Phải có ít nhất bốn trong các mục sau:
A. Lú lẫn các mức độ, phần lớn biểu hiện bối rối, lúng túng hay hoang
mang.

B. Hoang tưởng các loại không phù hợp với cảm xúc, thường gặp nhất là
có nội dung bị truy hại.

C. Ảo giác các loại, thường liên quan đến chủ đề cái chết.
D. Biểu hiện lo âu sợ hãi tràn ngập, chắc chắn khơng liên quan đến các
tình huống, hồn cảnh cụ thể.

E. Cảm giác hạnh phúc ngây ngất say đắm, phần lớn màu sắc tơn giáo.
F. Các rối loạn vận động có thể là mất động tác hay tăng động biểu hiện
chủ yếu trên nét mặt.

G. Có mối liên quan đặc biệt đến cái chết.
H. Khí sắc khơng ổn định về cơ bản và khơng đủ rõ rệt để có thể chẩn
đốn được là một rối loạn cảm xúc.

4. Khơng có sự kết hợp pha trộn về triệu chứng, mà trái lại triệu chứng
thay đổi thường xuyên trong suốt giai đoạn bệnh và cho thấy một tình trạng đặc

trưng với tính chất lưỡng cực.
*Rối loạn dạng phân liệt
Được Langfeld mô tả ở Na-uy. Tác giả chia tâm thần phân liệt thành hai


6

nhóm: Một nhóm với tiên lượng nặng, đó là tâm thần phân liệt “chắc chắn” hoặc
“tiến triển”; một nhóm với tiên lượng tốt, đó là rối loạn dạng phân liệt.
Theo DSM – 4 và một số tác giả khác rối loạn dạng phân liệt có hai thể:
tiên lượng tốt và tiên lượng xấu. Các yếu tố tiên lượng tốt:

- Nhân cách tiền bệnh lý bình thường;
- Có yếu tố thúc đẩy, khởi phát đột ngột;
- Các triệu chứng không phải là tâm thần phân liệt mà là rối loạn cảm xúc;
- Trong giai đoạn tồn phát có rối loạn ý thức kiểu mù mờ và khơng có
biểu hiện cùn mịn cảm xúc.
*Loạn thần tâm sinh
Loạn thần tâm sinh được đề cập đến trong các trường phái tâm thần truyền
thống ở Đức và Pháp. Thuật ngữ “loạn thần tâm sinh” bắt nguồn từ sommer và
Jaspers ở Đức, Magnan ở Pháp và Wimmer của Đan mạch được mô tả vào năm
1916, đây là chẩn đoán được sử dụng nhiều ở các nước Bắc Âu. Khái niệm loạn
thần tâm sinh gần gũi với khái niệm loạn thần phản ứng được sử dụng rộng rãi
hiện nay. Phần lớn những cơng trình nghiên cứu theo dõi dài sau giai đoạn rối
loạn ban đầu được thực hiện ở các nước Bắc Âu.
Đây là một dạng các loạn thần phản ứng (chiếm khoảng 20% trong các
trạng thái phản ứng). Paranoid phản ứng cũng là một thể trong mục “Loạn thần
phản ứng” của bảng phân loại của Liên Xơ về bệnh tâm thần. Chẩn đốn này
dùng để chỉ một trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính với các hoang tưởng, ảo giác
xảy ra sau sang chấn tâm lý mạnh.

*Rối loạn loạn thần ngắn
Thể bệnh này được gọi là loạn thần phản ứng ngắn và nguyên nhân thường
là do các sang chấn tâm lý – xã hội, với khởi phát đột ngột ngay sau sang chấn
tâm lý (dưới hai tuần), lâm sàng có một hay nhiều các triệu chứng sau:

- Khởi bệnh cấp, thời gian cơn rối loạn dài hơn một ngày nhưng ngắn dưới
một tháng.

- Lâm sàng: xuất hiện các triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo
giác, rối loạn hình thức tư duy (tư duy khơng liên quan…) hoặc rối loạn hành vi
như kích động kiểu thanh xuân hay căng trương lực.


7

- Sau cơn rối loạn này người bệnh hồi phục gần như hồn tồn.
- Trong bệnh sử, khơng có các cơn rối loạn tâm thần được chẩn đoán là
tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc hay rối loạn cảm xúc với tính chất loạn
thần. Các rối loạn này khơng phải của rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,
nghiện ma túy, nghiện rượu và các bệnh thực tổn.
Rối loạn này được chia làm ba nhóm nhỏ: Có sang chấn tâm lý rõ phù hợp
với định nghĩa của loạn thần phản ứng ngắn, khơng có sang chấn tâm lý rõ và
khởi phát sau đẻ.
* Tất cả các rối loạn kể trên đều có những điểm riêng biệt nhưng có
chung các đặc điểm sau:

- Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính: từ trạng thái tâm thần bình thường
sang trạng thái loạn thần trong vài ngày đến vài tuần.

- Biểu hiện lâm sàng đa dạng: hoang tưởng các loại, ảo giác các loại, các

rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong…
- Bệnh diễn biến nhanh trong khoảng một vài tháng, tiến triển thuận lợi.

- Xảy ra một cách tự nhiên hoặc kết hợp với sang chấn tâm lý.
Tuy nhiên, sự khác nhau chính giữa các rối loạn này là thời gian loạn thần:
rối loạn loạn thần ngắn là từ một ngày đến một tháng, còn loạn thần chu kỳ
khoảng vài tháng, cơn hoang tưởng cấp đến hai tháng, rối loạn loạn thần cấp và
nhất thời tới ba tháng tùy theo các thể.
Các đặc điểm lâm sàng của các rối loạn loạn thần cấp khác được mô tả ở
trên cũng tương tự như đặc điểm của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Rõ ràng
rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (F23) trong ICD- 10 không phải là chẩn đoán
thay thế của một trong các rối loạn kể trên, mà là một tập hợp các rối loạn loạn
thần cấp tính đó mặc dù khơng phải là tất cả. Chính vì vậy rối loạn loạn thần cấp
và nhất thời được chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau, mà mỗi thể thay thế
cho một hay nhiều chẩn đoán trên.
1. 1. 4. Một vài đặc điểm dịch tễ của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
*Tỷ lệ mắc
Nghiên cứu của Singh S. P và cs (2004), cho thấy tỷ lệ mắc hằng năm (giai
đoạn loạn thần đầu tiên) là 3,9/100. 000 dân số chung.


8

Bên cạnh đó, tại Đức theo nghiên cứu của Pillmanm F. và cs (2003) cho
thấy rối loạn loạn thần cấp và nhất thời chiếm 4,1% tổng số rối loạn loạn thần
không thực tổn và rối loạn cảm xúc vào điều trị nội trú.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, trong 5
năm (2018 – 2022)có 270/2340 (chiếm 11,54%) người bệnh rối loạn loạn thần
cấp và nhất thời nhập viện.
1. 1. 5. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

Giai đoạn tồn phát

* Các rối loạn về ngơn ngữ rất phong phú như: Tư duy nhiều chủ đề,
người bệnh nói đầu gà đuôi vịt, thay đổi chủ đề. Tư duy phi tán: người bệnh nói
nhiều, nói liên tục…Tư duy chậm chạp, rời rạc, trả lời nhát gừng; tư duy không
liên quan hay gặp ở người bệnh có các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Khơng hiếm các trường hợp khơng nói hay nói một mình…

* Đặc điểm hoang tưởng: đây là triệu chứng hàng đầu, gặp ở gần 100%
người bệnh với nhiều chủ đề khác nhau. Hay gặp nhất là các hoang tưởng bị theo
dõi, bị truy hại; người bệnh sợ có người rình rập, theo dõi để làm hại mình và
gia đình mình. Hoang tưởng bị đầu độc, người bệnh cho rằng có người khác làm
hại mình bằng cách đầu độc, nên không dám ăn cơm, uống nước. Hoang tưởng
liên hệ cũng không phải hiếm gặp. Hoang tưởng này thường đi kèm với hoang
tưởng bị hại.
Hoang tưởng tự cao: người bệnh cho rằng mình rất giàu sang, có rất nhiều
tiền bạc hoặc có tài năng đặc biệt. Nhiều người bệnh có hoang tưởng kỳ quái như
có khả năng làm thay đổi thời tiết, hơ mưa, gọi gió. Hoang tưởng bị chi phối, bị
xâm nhập hay gặp ở thể giống tâm thần phân liệt. Các hoang tưởng như bị tội,
được yêu ít gặp hơn.

* Các ảo giác: 70 – 80% người bệnh có ảo giác, thường gặp nhiều là ảo
thanh, tiếp đến là ảo thị, các loại ảo giác khác ít gặp hơn. Trong trạng thái
Paranoid phản ứng thường gặp ảo thanh là tiếng nói trực tiếp với người bệnh.
Ảo thanh có thể xuất hiện thường xuyên chiếm phần lớn thời gian trong bệnh
cảnh thường gặp ở thể F23. 2 và F23. 3 (IDC-10); cũng có thể ảo thanh xuất
hiện khơng liên tục, thay đổi cả nội dung lẫn cường độ từ ngày này sang ngày


9


khác ở thể F23. 0; hoặc xuất hiện rời rạc lẻ tẻ ở thể F23. 8 (IDC-10).

* Hội chứng tâm thần tự động: có gặp nhưng khơng nhiều, khơng điển
hình ở thể F23. 1, nhưng gặp nhiều và rõ ràng hơn ở thể F23. 2. Với các triệu
chứng: Tư duy bị áp đặt, tư duy bị phát thanh, hành vi tự động.
Các rối loạn cảm xúc: Đây là rối loạn thường gặp với nhiều biểu hiện
như cảm xúc không ổn định, có thể là náo động cảm xúc, lo âu và cáu kỉnh, hưng
cảm và trầm cảm. Lo âu cũng thường gặp có thể là do hoang tưởng và ảo giác
chi phối hoặc khơng. Có tác giả nhận thấy 100% người bệnh có rối loạn cảm
xúc. Trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục và thường thay đổi theo hoang tưởng,
ảo giác. Nếu có hoang thưởng tự cao, ảo thanh khen ngợi thì người bệnh vui
vẻ; cịn hoang tưởng truy hại, ảo thanh buộc tội thì người bệnh lo lắng, buồn
rầu…
Các rối loạn cảm xúc thay đổi nhanh trong ngày hoặc hàng ngày: buổi
sáng vui vẻ, buổi tối trầm buồn, hôm nay bực tức, cáu kỉnh, ngày mai buồn
rầu, lo âu.
Người bệnh khi thì cởi mở, náo động giống hưng cảm, khi thì có cảm
giác thất bại, buồn rầu, lo âu, cảm giác bị tội, nói về cái chết…

* Các rối loạn hành vi, tác phong: Các rối loạn này thường là hậu quả
của sự xáo trộn gây ra bởi hoang tưởng, ảo giác làm người bệnh không thể phê
phán được.
Các rối loạn này rất phong phú: như người bệnh kích động, tấn cơng
người khác,có khi đập phá đồ đạc; thường gặp nhiều hơn ở thể F23. 8.
Hành vi kỳ lạ, bất thường khi bị các hoang tưởng, ảo giác chi phối như:
trốn chạy, không tiếp xúc với người khác hoặc can thiệp vào việc người khác, có
người bệnh biểu hiện căng trương lực.
Một số người bệnh có rối loạn hành vi khác: đi lang thang, ăn cắp, say
rượu, tấn cơng người khác thậm chí phạm pháp, đơi khi có hành vi tự sát.


* Thay đổi về ý thức: Chúng tôi không thấy ICD-10 miêu tả rối loạn ý
thức ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Nhưng ở một số người
bệnh loạn thần hoang tưởng cấp có biểu hiện: Giảm năng lực định hướng về
xung quang, thời gian và khơng gian, có khi ý thức u ám như phủ. Đặc điểm


10

lâm sàng các thể rối loạn loạn thần cấp và nhất thời.
Theo ICD – 10, tùy theo đặc điểm các triệu chứng lâm sàng mà rối loạn loạn
thần cấp và nhất thời chia thành các thể:
* Rối loạn loạn thần cấp đa dạng khơng có các triệu chứng của tâm
thần phân liệt (F23. 0)
Một rối loạn loạn thần cấp trong đó ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tri
giác xuất hiện rõ ràng nhưng cũng thay đổi rõ rệt, thay đổi từ ngày này sang
ngày khác hoặc từ giờ này sang giờ khác. Cũng thường gặp hiện tượng náo động
cảm xúc hoặc lo âu, cáu kỉnh… Bệnh cảnh biến đổi đa dạng và không ổn định là
nét đặc trưng. Chẩn đoán xác định dựa vào các tiêu chuẩn:

a. Khởi đầu cấp (từ trạng thái không loạn thần sang trạng thái loạn thần rõ
rệt trong vòng hai tuần hay ngắn hơn).

b. Các hoang tưởng hay ảo giác đa dạng thay đổi cả thể loại lẫn cường độ
từ ngày này sang ngày khác hoặc trong cùng một ngày.

c. Phải có một trạng thái cảm xúc thay đổi tương ứng với hoang tưởng và
ảo giác.

d. Mặc dù có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng không một triệu chứng

nào xuất hiện đủ rõ và hệ thống để trở thành tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh tâm
thần phân liệt hoặc một giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm.
Nếu các triệu chứng kéo dài trên ba tháng thì phải thay đổi chẩn đốn như
rối loạn hoang tưởng dai dẳng (F22-) hoặc rối loạn loạn thần không thực tổn
khác (F28-).
Thể này bao gồm: Cơn hoang tưởng không có các triệu chứng tâm thần
phân liệt; Loạn thần dạng chu kỳ khơng có các triệu chứng tâm thần phân liệt.
Như vậy phải có nhiều hoang tưởng hay ảo giác trong bệnh cảnh lâm
sàng. Các hoang tưởng, các ảo giác này không phải là những hoang tưởng, ảo
giác của bệnh tâm thần phân liệt (như: hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay
bị động…).
* Rối loạn loạn thần cấp đa dạng với các triệu chứng của tâm thần phân
liệt (F23. 1).
Một rối loạn loạn thần cấp đáp ứng các tiêu chuẩn mô tả cho F23. 0 nhưng


11

trong đó các triệu chứng phân liệt điển hình cũng xuất hiện rõ ràng.
Chẩn đoán xác định: các tiêu chuẩn (a), (b), (c) biệt định cho F23. 0 phải
có đầy đủ. Thêm vào đó tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt (F20. ) phải xuất hiện
trong đa số thời gian từ khi hình thành một bệnh cảnh loạn thần rõ rệt.
Nếu các triệu chứng phân liệt kéo dài trên một tháng phải đổi sang chẩn
đoán bệnh tâm thần phân liệt.
Bao gồm: Cơn hoang tưởng với các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Loạn thần chu kỳ với các triệu chứng của tâm thần phân liệt.
Đây là một thể khó chẩn đốn địi hỏi người thầy thuốc phải có kinh
nghiệm và vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10. F23. 0 và F23.
1 đều là rối loạn loạn thần cấp đa dạng cho nên 2 thể này đều có chung các tiêu
chuẩn (a), (b), (c) của thể F23. 0. Tuy nhiên, thể F23. 1 phải xuất hiện các triệu

chứng có giá trị chẩn đốn của tâm thần phân liệt như: Hội chứng tâm thần tự
động, các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, các ảo thanh bình
phẩm hoặc ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của thân thể…và thời
gian loạn thần không kéo dài quá một tháng, trong khi thời gian loạn thần của
thể F23. 0 có thể tới ba tháng.
* Rối loạn loạn thần cấp giống tâm thần phân liệt (F23. 2):
Một rối loạn loạn thần cấp trong đó các triệu chứng loạn thần tương đối
ổn định và đáp ứng các tiêu chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, có những nét
đặc trưng sau:

a. Khởi đầu phải của các triệu chứng loạn thần phải cấp (hai tuần hay
ngắn hơn1 tháng từ không loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rệt).

b. Các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần
phân liệt (F20. -) phải xuất hiện trong đa số thời gian từ khi hình thành một
bệnh cảnh loạn thần rõ rệt;

c. Khơng có triệu chứng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán các rối
loạn loạn thần cấp đa dạng.
Nếu các triệu chứng tồn tại trên một tháng phải đổi sang chẩn đoán bệnh
tâm thần phân liệt.
Bao gồm: Tâm thần phân liệt cấp (không biệt định). Rối loạn dạng phân liệt


12

ngắn Loạn thần dạng phân liệt ngắn Phản ứng phân liệt.
* Các rối loạn loạn thần cấp khác chủ yếu hoang tưởng (F23. 3)
Các rối loạn loạn thần cấp trong đó nét lâm sàng chủ yếu là hoang tưởng
hay ảo giác tương đối ổn định nhưng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn

đoán bệnh tâm thần phân liệt (F20-). Phổ biến là hoang tưởng bị truy hại hay liên
hệ và ảo giác thường là thính giác (tiếng nói trực tiếp với người bệnh). Chẩn đoán
xác định dựa vào các tiêu chuẩn:

a. Khởi đầu của các triệu chứng loạn thần phải cấp (hai tuần hay ngắn hơn
từ một trạng thái không loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rệt);

b. Hoang tưởng hay ảo giác phải xuất hiện trong đa số thời gian từ khi
bắt đầu hình thành một trạng thái loạn thần rõ rệt;

c. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (F20. -), cũng như rối
loạn loạn thần đa dạng cấp(F23. 0) đều không được đáp ứng đầy đủ.
Nếu các hoang tưởng kéo dài trên ba tháng phải đổi sang chẩn đoán rối
loạn hoang tưởng dai dẳng. Nếu chỉ có ảo giác kéo dài trên ba tháng phải đổi sang
chẩn đốn loạn thần khơng thực tổn khác (F28).
Bao gồm: Phản ứng Paranoid; Loạn thần Paranoid tâm sinh
* Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời khác (F23. 8)
Bất cứ rối loạn loạn thần cấp nào khác không thể phân loại theo bất cứ
mục nào trong F23 (như các trạng thái loạn thần cấp trong đó các hoang tưởng
hay ảo giác rõ rệt có xuất hiện nhưng chỉ tồn tại trong tỷ số thời gian ngắn). Các
trạng thái kích động khơng biệt định phải được ghi theo mã này, nếu khơng có
bằng chứng về một nguyên nhân thực tổn.
1. 1. 6. Chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Chẩn đoán xác định: Theo tiêu chuẩn của ICD – 10.
Một giai đoạn loạn thần kéo dài từ một đến ba tháng (tùy theo các thể lâm
sàng), trong giai đoạn này một số hoạt động như quan hệ xã hội nghề nghiệp bị
ảnh hưởng. Khởi bệnh cấp trong khoảng hai tuần.
Lâm sàng đa dạng với nhiều triệu chứng như: Hoang tưởng các loại, các
ảo giác, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi tác phong… Nếu có rối loạn cảm
xúc thì các triệu chứng này khơng đủ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đốn của cơn



13

hưng cảm hay trầm cảm. Các triệu chứng này thay đổi liên tục thậm chí trong
một ngày.
Trong bệnh sử xác định khơng có ngun nhân thực tổn như: Chấn động
não, mê sảng hay mất trí; trạng thái nhiễm độc rượu, ma túy hay các chất độc
khác.
1. 1. 7. Điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Căn cứ vào đặc điểm lâm sàng của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời –
Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng
dương tính (hoang tưởng các loại, ảo giác các loại, các rối loạn cảm xúc, rối
loạn hành vi tác phong…). Rối loạn diễn biến nhanh trong khoảng vài tuần đến
một vài tháng, tiến triển thuận lợi, ít để lại di chứng. Vì vậy việc điều trị những
rối loạn này phải phối hợp nhiều liệu pháp trong đó liệu pháp hóa dược là quan
trọng nhất, mà chủ yếu là các an thần kinh (với vai trò là thuốc chống lại các
triệu chứng dương tính như các hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn cảm
xúc…) Các nhóm thuốc giải lo âu, chỉnh khí sắc, thậm chí là các thuốc chống
trầm cảm, kết hợp với các an thần kinh tạo nên liệu pháp điều trị hồn chỉnh
trong rối loạn thần cấp nói chung và rối loạn loạn thần cấp và nhất thời nói riêng.
* Tác dụng của thuốc an thần kinh
Thuốc an thần kinh chủ yếu để điều trị các rối loạn loạn thần, do đó cịn
gọi là thuốc chống loạn thần. Các thuốc này có ba tác dụng:
- Tác dụng chống những triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác.
- Tác dụng êm dịu, làm giảm những kích động vận động và lo âu.
- Tác dụng cải thiện triệu chứng âm tính ở người bệnh tâm thần phân liệt.
Ngoài các tác dụng điều trị, các thuốc an thần kinh cịn có tác dụng khơng mong
muốn làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sự dung nạp thuốc của người
bệnh.

*Tác dụng không mong muốn của an thần kinh
* Các biểu hiện hiện thần kinh của triệu chứng ngoại tháp
+ Loạn trương lực cơ cấp: Xuất hiện lúc bắt đầu điều trị, hay gặp hơn khi
sử dụng các an thần kinh đa năng và hoạt hóa ở liều thấp.
+ Bất động: chậm chạp vận động, cảm xúc thờ ơ, ngủ gà, nhưng không


14

ngủ thực sự; nét mặt ít biểu cảm, nhìn cố định, lời nói đơn điệu…
+ Hội chứng giống Parkinson do thuốc an thần kinh: biểu hiện bằng sự
chậm chạp vận động, tăng trương lực cơ, uốn sáp, mất vận động tự dộng, giữ
nguyên dáng.
+ Hội chứng bồn chồn bất an: Trạng thái rất khó chịu với người bệnh, bồn
chồn bất an, đứng ngồi không yên.
+ Loạn động muộn: Thường xuất hiện khi điều trị an thần kinh kéo dài.
Rối loạn xuất hiện đầu tiên ở vùng miệng lưỡi, bằng các cử động nhai, cơ môi,
làm méo mặt, giật cơ, lắc mình, núng nính. . . có thể có những cử động bất
thường ở tay như múa giật, múa vờn. Đặc trưng là loạn động của môi “hội
chứng mõm thỏ”.
+ Cơn co giật: tất cả các an thần kinh đều làm giảm ngưỡng gây co giật
nên thận trọng ở những người bệnh động kinh.

* Các biểu hiện về thần kinh thực vật
+ Tác động trên hệ thống tim mạch.

- Nhịp nhanh, hạ huyết áp khi thay đổi thế, thường gặp khi sử dụng các
an thần kinh êm dịu như levomepromazine,chlopromazine.
+ Ức chế phó giao cảm: khơ miệng, táo bón, bí tiểu, tăng nhãn áp.
+ Tác dụng trên điều hòa thân nhiệt: giảm hoặc tăng thân nhiệt.


* Hội chứng an thần kinh ác tính: Tiến triển trong vài giờ, tăng nhiệt độ
tới 400C cùng với sự xanh nhợt, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, hội chứng ngoại
tháp mạnh, co cứng và bất động; nhịp tim nhanh 130 đến 140 lần/phút; huyết áp
thay đổi, không ổn định, thường tăng huyết áp. Ý thức thường không rối loạn
nhưng người bệnh mệt lả, lo âu. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có
thể dẫn đến hơn mê.

* Các tác dụng khơng mong muốn khác: tăng tiết sữa cả nam và nữ; tăng
cân, bất lực tình dục ở nam, mất kinh ở nữ; các rối loạn tâm thần (buồn ngủ, lú
lẫn, giảm cảm xúc, trầm cảm…)
*Điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
Nguyên tắc chung: Điều trị trạng thái loạn thần cấp cần tôn trọng một số nguyên
tắc sau:


15

- Rối loạn loạn thần cấp là một cấp cứu trong tâm thần, người bệnh phải
được điều trị trong bệnh viện.

- Việc điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời chủ yếu bằng các an
thần kinh. Vì những triệu chứng thường gặp của các rối loạn này là các triệu
chứng dương tính (hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi…)

- Việc theo dõi sau khi ra khỏi giai đoạn loạn thần đầu tiên phụ thuộc vào
việc chẩn đoán, và tiên lượng. Sau khi ra viện người bệnh tiếp tục điều trị duy trì
từ 12 đến 18 tháng, nếu đã có tái phát nhiều lần thì điều trị phải kéo dài hơn để
đề phòng tái cơn.
*Điều trị cụ thể trong giai đoạn cấp

Điều trị bằng an thần kinh: Lựa chọn an thần kinh, phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Tôn trọng các chỉ định và chống chỉ định: Đối với trạng thái loạn thần
cấp thường ít có chống chỉ định.

- Cần tham khảo sự thất bại hoặc thành công ở giai đoạn trước (nếu có)
một an thần kinh có tác dụng và dung nạp tốt ở giai đoạn trước đó phải được
lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn loạn thần cấp hiện tại để điều trị cho người
bệnh.
An thần kinh cổ điển có tác dụng tốt điều trị các triệu chứng loạn thần là
haloperidol hoặc kết hợp với chlopromazine (Aminazin). Các thuốc này được sử
dụng nhiều nhất vì có tác dụng tốt với các hoang tưởng và các ảo giác. Thuốc
cịn có tác dụng làm giảm lo âu mà đây là triệu chứng thường gặp trong rối loạn
loạn thần cấp và nhất thời. Có thể kết hợp an thần kinh với thuốc bình thản
thuộc nhóm benzodiazépine.
Lựa chọn liều lượng an thần kinh theo một số tác giả, căn cứ vào các yếu
tố sau:

-

Liều thơng thường có tác dụng trên người bệnh được khuyến cáo

(căn cứ vào thể trạng, giới tính người bệnh…).

- Liều trung bình tác dụng được khuyến cáo, nhưng các thầy thuốc cần lưu
ý liều thuốc có tác dụng rất thay đổi từ người bệnh này sang người bệnh khác.

- Sự thuyên giảm của các triệu chứng loạn thần, giúp các thầy thuốc biết
liều thích hợp có tác dụng để tiếp tục duy trì điều trị về sau.



16

Có tác giả cho rằng cần sử dụng liều cao an thần kinh ngay từ đầu, sau đó
sẽ điều chỉnh theo sự dung nạp của người bệnh và hiệu quả của thuốc, giảm dần
trong hai hoặc bốn tuần tùy thuộc vào sự cải thiện các triệu chứng.
Khi khơng có những chỉ dẫn nào hoặc lần đầu điều trị, chọn liều ban đầu
có thể là 5 đến 10 mg/ngày với haloperidol, liều thích hợp tùy thuộc vào mức độ
nặng của triệu chứng. Nếu xuất hiện sự êm dịu ngay từ những lần đầu sử dụng
thuốc thì sẽ giữ nguyên liều này và theo dõi sự xuất hiện các dấu hiệu cải thiện,
có một số người bệnh khỏi bệnh khi chỉ cần điều trị ở liều thấp. Nếu người bệnh
khơng có sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng có thể tăng liều an thần kinh lên.
Việc chia liều: Có tác giả cho rằng sử dụng an thần kinh từ hai đến ba lần
trong ngày, nhưng với các trường hợp thuốc gây ngủ nhiều vào ban ngày thì tốt
nhất là dùng một lần vào buổi tối.
Đường sử dụng: Nếu người bệnh chống đối hoặc cần tác dụng nhanh của
thuốc thì có thể cho tiêm bắp ngay từ đầu điều trị. Điều này cho phép theo dõi
được tác dụng của thuốc trên người bệnh, sau đó nếu có thể được thì cho người
bệnh uống. Việc theo dõi điều trị căn cứ vào:

- Sự xuất hiện của các tác dụng không mong muốn, nếu thấy xuất hiện bất
kỳ tác dụng không mong muốn nào cũng cần điều trị ngay. Các thầy thuốc cần
chú ý đặc biệt hội chứng an thần kinh ác tính, nếu thấy tăng thân nhiệt thì phải
xem xét có phải đây là dấu hiệu hội chứng an thần kinh ác tính hay không? Chỉ
định thuốc kháng Parkinson về mặt lý thuyết trong trường hợp xuất hiện hội
chứng giống Parkinson hoặc cơn loạn trương lực cơ cấp. Nhưng thực tế, khi các
an thần kinh thường được coi là nguyên nhân của các tác dụng về thần kinh, sử
dụng một cách có hệ thống kháng Parkinson thường được chấp nhận nhằm
mục đích tránh sự xuất hiện các tác dụng khơng mong muốn có thể cản trở sự
cộng tác điều trị của người bệnh.


- Các dấu hiệu đầu tiên về sự cải thiện lâm sàng: nếu như an thần kinh
được chọn lựa là có hiệu quả, người ta có thể thấy sự cải thiện rất sớm trên các
triệu chứng như kích động, lo âu (từ một đến năm ngày).
Mặc dù đơn trị liệu an thần kinh thường thích hợp, nhưng điều trị kết
hợp các an thần kinh có thể được chỉ định trong một số trường hợp để tăng


17

hiệu quả điều trị.

* Điều trị phối hợp
Thuốc bình thản hoặc giải lo âu, ít khi cần sử dụng vì tác dụng an dịu
của các an thần kinh. Trong những trường hợp mất ngủ, thì sử dụng an thần
kinh an dịu phù hợp hơn là sử dụng một loại thuốc ngủ.
Một số tác giả nhận thấy chỉ định điều trị sốc điện trong một số những
trường hợp: Người bệnh có biểu hiện loạn thần dữ dội, kích động chống đối, tấn
công những người xung quanh hoặc trong những trường hợp từ chối ăn uống.
Cách hay được sử dụng là an thần kinh vẫn tiếp tục được sử dụng trong và sau
sốc điện, các thuốc bình thản phải đượcgiảm liều hoặc ngừng sử dụng vì tác
dụng chống co giật của chúng.
1. 2. Cơ sở thực tiễn
1. 2. 1. Công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp
và nhất thời:
Đi đơi với điều trị hóa dược thì cơng tác chăm sóc và quản lý người bệnh
rối loạn loạn thần cấp và nhất thời vô cùng quan trọng. Ngồi những đặc điểm
chung của chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần được áp dụng thì việc xây
dựng quy trình chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời cần sớm
được xây dựng cụ thể như sau.

* Nhận định triệu chứng:
Giai đoạn cấp tính: hoang tưởng các loại, các ảo giác, các rối loạn ngôn
ngữ, rối loạn hành vi tác phong… Nếu có rối loạn cảm xúc thì các triệu chứng
này khơng đủ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của cơn hưng cảm hay trầm
cảm. Các triệu chứng này thay đổi liên tục thậm chí trong một ngày. Tuỳ thể lâm
sàng mà có các triệu chứng khác nhau, người bệnh hưng phấn tâm lý, kích động,
căng trương lực bất động, tự kỷ, thiếu hoà hợp, trầm cảm có hoang tưởng bị tội
dẫn tới hành vi tự sát. Ở giai đoạn này thông thường người bệnh phủ định bệnh
khơng chấp nhận điều trị và tìm cách trốn viện.
*Những vấn đề cần chăm sóc
- Người bệnh khơng tự chăm sóc được bản thân.
- Người bệnh có nguy cơ gặp nguy hiểm.


18

- Người bệnh nguy cơ thiếu hụt về dinh dưỡng.
- Người bệnh không dùng thuốc theo chỉ dẫn.
- Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho người xung quanh.
- Người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát.
* Lập kế hoạch chăm sóc.
Theo dõi đánh giá các triệu chứng để phân loại người bệnh, từ đó có kế
hoạch chăm sóc cụ thể, những người bệnh hoảng tưởng, kích động mạnh phải
cho nằm buồng riêng với chế độ chăm sóc đặc biệt, trong phịng bệnh chỉ trang
bị những dụng cụ thật cần thiết cho sinh hoạt như giường nằm, chiếu, chăn màn.
Chăm sóc người bệnh về vệ sinh, ăn uống, trang phục, giúp đỡ người bệnh tái
thích ứng với xã hội, thực hiện đúng, kịp thời y lệnh, chuẩn bị thuốc, máy sốc
điện và các phương tiện cấp cứu. Theo dõi diễn biến của bệnh, các biến chứng
khi dùng thuốc.
*Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Những người bệnh hoang tưởng, kích động phải cho nằm buồng riêng,
trang bị những thứ thật cần thiết như giường chiếu, chăn màn, hệ thống điện phải
ở trên cao đề phòng người bệnh tự sát, tiêm thuốc kịp thời, chăm sóc ăn uống đầy
đủ. Những người bệnh ở mức độ trung bình cho nằm phịng chung, khơng cho
mang các thứ nguy hiểm vào trong phịng bệnh, các dụng cụ sinh hoạt dùng bằng
đồ nhựa. Theo dõi sát tình trạng người bệnh sau khi dùng thuốc.
Những người bệnh không chịu ăn do hoang tưởng, ảo giác chi phối cần
động viên cho người bệnh ăn, nếu không được phải đặt ống thông dạ dày để bơm
thức ăn, dùng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm chữa bệnh và thực hiện
đầy đủ nội quy buồng bệnh, hướng dẫn người bệnh thực hiện tốt liệu pháp,
thường xuyên theo dõi sát người bệnh, phát hiện kịp thời những diễn biến của
bệnh để báo cáo thầy thuốc xử lý kịp thời. Những trường hợp hoang tưởng có ý
tưởng và hành vi tự sát, hoặc làm hại người khác cần phải: loại bỏ các vật dụng
có thể gây nguy hiểm, theo dõi sát, ngăn chặn kịp thời, thực hiện uống thuốc đầy
đủ, nếu cần phải làm sốc điện.
*Đánh giá
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi: Các triệu chứng giảm, người


19

bệnh ý thức rõ được bệnh của mình, tự giác dùng thuốc, thực hiện tốt các liệu
pháp điều trị.
 Cụ thể: Khi người bệnh nhập viện:
+ Loại bỏ những vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như:
Dao, kéo, dây, vật nhọn,…bằng cách điều dưỡng thường xuyên đi tua buồng
bệnh thu gom các vật dụng nguy hại đó.
+ Điều dưỡng sắp xếp người bệnh đó vào buồng bệnh tiện theo dõi nhất
như buồng gần nơi làm việc của nhân viên y tế, nơi có nhiều người qua lại, sắp
xếp cho người bệnh đó cùng phịng với những người bệnh đã ổn định bệnh để

họ báo cho điều dưỡng kịp thời khi người bệnh đó thực hiện ý tưởng tự sát.
+ Điều dưỡng thơng báo tình trạng bệnh của người bệnh có ý tưởng tự
sát cho mọi nhân viên trong khoa biết.
+ Điều dưỡng thường xuyên theo dõi, giám sát người bệnh nhất là khi
giao trực, đêm khuya.
+ Điều dưỡng phải thường xuyên đi tua kiểm tra 15 phút một lần.
+ Điều dưỡng quản lý chặt việc dùng thuốc cho người bệnh, để đảm bảo
thuốc phải vào tận dạ dày đề phịng người bệnh dấu thuốc, khơng chịu uống
thuốc, do người bệnh phủ định bệnh, có người bệnh lại tích thuốc để thực hiện
hành vi tự sát. Vì vậy khi cho người bệnh uống thuốc cần phải có ít nhất 1 điều
dưỡng và một người nhà chứng kiến:
+ Cho người bệnh xếp hàng
+ Gọi từng người bệnh lên uống
+ Đưa thuốc và nước cho từng người bệnh uống
+ Quan sát, kiểm tra chặt chẽ như kẽ tay, dưới lưỡi xem người bệnh có
dấu thuốc khơng. Song song với chăm sóc người bệnh bằng thuốc, người điều
dưỡng còn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong suốt quá
trình điều trị;
+ Người bệnh nhập viện được bác sỹ sàng lọc đánh giá tình trạng dinh dưỡng,
tư vấn dinh dưỡng ghi vào hồ sơ bệnh án . Chỉ định chế độ ăn theo mã quy định.
+ Điều dưỡng chăm sóc báo chế độ ăn của người bệnh cho khoa dinh dưỡng,
tiết chế cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn cho người bệnh.



×