Tải bản đầy đủ (.pdf) (347 trang)

Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của thăng long hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 347 trang )




Bộ khoa học ủy ban nhân dân
Và công nghệ thành phố hà nội

Chơng trình khoa học x hội cấp nhà nớc
Kx.09: ôNghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
phục vụ phát triển toàn diện Thủ đôằ
************

Đề tài kx.09.08


phát triển khoa học và trọng dụng
nhân tài của thăng long - hà nội

BO CO TNG HP

Chủ nhiệm Đề tài: GS-TSKH Vũ Hy Chơng
Cơ quan chủ trì Đề tài: Trung tâm Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia






6955
24/8/2008



hà nội, 2004 - 2007


1
DANH SCH CC CNG TC VIấN THAM GIA TI


A. Chủ nhiệm Đề tài:
1. GS-TSKH Vũ Hy Chơng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

B. Cỏc Phó Chủ nhiệm Đề tài:
2. TS Tạ Bá Hng Trung tâm Thông tin Khoa hc v
Cụng ngh Quốc gia
3. GS-TS Lại Văn Toàn Viện Thông tin Khoa học xã hội

C. Th ký Đề tài:
4. KS Đặng Quang Minh Vụ Khoa hc Xó hi v T nhiờn,
B Khoa hc v Cụng ngh

D. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
5. TS Trần Thanh Phơng Trung tâm Thông tin Khoa hc v
Cụng ngh Quốc gia
6. Nguyn Lõn Bng (v nhúm lm Trung tâm Thông tin Khoa hc v
Th vin in t) Cụng ngh Quốc gia
7. PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh Viện Nghiên cứu Hán Nôm
8. TS Đinh Khắc Thuân Viện Nghiên cứu Hán Nôm
9. TS Phạm Văn Thắm Viện Nghiên cứu Hán Nôm
10. TS Nguyễn Công Việt Viện Nghiên cứu Hán Nôm
11. TS Trơng Đức Quả Viện Nghiên cứu Hán Nôm

12. PGS-TS Nguyễn Văn Nhật Viện Sử học
13. TS Hà Mạnh Khoa Viện Sử học
14. CN Ngụ V Hi Hng Viện Sử học
15. TS Nguyễn Thị Phơng Chi Tp chớ Nghiờn cu Lch s - Viện Sử học
16. PGS-TS Tống Trung Tín Viện Khảo cổ học
17. GS-TS Nguyễn Quang Ngọc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
18. CN Tống Văn Lợi Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
19. CN V ng Luõn Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
20. PGS-TS Lõm M Dung Bo tng Nhõn hc - i hc Quc gia HN
21. ThS Nguyễn Ngọc Phúc Khoa S - Đại học Khoa hc Xó hi v
Nhõn vn, i hc Quc gia H Ni
22. ThS Phm c Anh Khoa S - Đại học Khoa hc Xó hi v
Nhõn vn, i hc Quc gia H Ni
23. ThS Đinh Thuỳ Hiên Khoa S - Đại học Khoa hc Xó hi v
Nhõn vn, i hc Quc gia H Ni
24. GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
25. TS Vũ Thị Hoà Khoa Lịch sử - Đại học S
phạm Hà Nội
26. ThS Phm Th Tuyt Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội


2
27. ThS Nguyn Th Th Bỡnh Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
28. ThS Nguyn Mnh Hng Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
29. ThS Nguyn Vn Ninh Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
30. ThS Lờ Th Thu Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
31. ThS Nguyn Th Nh Hoa Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
32. ThS Lờ Hin Chng Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
33. ThS o Thu Võn Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
34. ThS Phm Ngc Anh Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội

35. ThS Nguyn Quc Vng Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
36. ThS on Th Kim Thu Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
37. ThS Nguyn Thu Hin
Khoa Lịch sử - Đại học S phạm Hà Nội
38. ThS H Cụng Lu Khoa Vit Nam hc - Đại học S phạm HN
39. ThS Trn Vn Kiờn Khoa Vit Nam hc - Đại học S phạm HN
40. CN Nguyn Qunh Anh Khoa Vit Nam hc - Đại học S phạm HN
41. Dơng Trung Quốc Tạp chí Xa và Nay
42. Đào Thế Hùng Tạp chí Xa và Nay

43. PGS-TS Phạm Thành Nghị Viện Nghiên cứu Con ngời
44. TS Đỗ Thịnh Viện Nghiên cứu Con ngời
45. TSKH Trnh Th Kim Ngc Viện Nghiên cứu Con ngời
46. CN Lê Thị Đan Dung Viện Nghiên cứu Con ngời
47. ThS Bựi Th Thỏi Vin Thụng tin Khoa hc Xó hi
48. KS Nguyn Tun Khoa Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
49. BS Nguyn Th An Trinh Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
50. DS Hong Th Thanh Nhn Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
51. BS Nguyn Th Thanh Thu Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
52. ThS-BS Vn Pha Vin Thụng tin Th vin Y h
c TW
53. ThS-BS Nguyn Th Minh Hin Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
54. ThS-BS inh Vn Ti Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
55. CN Dng Thu Bo Vin Thụng tin Th vin Y hc TW
56. TS T Hong Võn Vin Nghiờn cu Kin trỳc, B Xõy dng
57. ThS-KTS Trn Quc Thỏi Trng i hc Kin trỳc
58. ThS-KTS Nguyn Phỳ c Vn phũng U ban Nhõn dõn Tp H Ni
59. PGS-TS Lê Trần Lâm S Khoa hc v Cụng ngh H Ni
60. KTS Nguyn Vi
t Hng S Khoa hc v Cụng ngh H Ni

61. CN Nguyn Th Quc Tun S Khoa hc v Cụng ngh H Ni

Ngoi ra cũn cú mt s ngi tham gia vit bi cho Hi tho ca ti.






3
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 5
1. Những yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu 5
2. Cách tiếp cận nghiên cứu của Đề tài 7
3. Một số khái niệm cần làm rõ 10
Phần thứ nhất: Vai trò của khoa học và nhân tài trong quá trình 16
phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1.1. Những chứng cứ ứng dụng khoa học trong phát triển nhiều thế kỷ 16
của Thăng Long - Hà Nội
1.2. Các lĩnh vực khoa họ
c trong quá trình phát triển của Thăng Long - 34
Hà Nội
1.2.1. Các lĩnh vực khoa học ở Thăng Long thời phong kiến 34
1.2.2. Các lĩnh vực khoa học ở Hà Nội thời Pháp thống trị 46
1.2.3. Các lĩnh vực khoa học ở Hà Nội thời chính quyền nhân dân do 48
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1.3. Nhân tài ở đất Thăng Long - Hà Nội 51
1.3.1. Quan niệm về nhân tài và các đối tượng nhân tài được thu hút, 52
trọng dụng

1.3.2. Vai trò và
đóng góp của các nhân tài ở Thăng Long - Hà Nội 57
1.3.3. Những nhân tài Thăng Long - Hà Nội tiêu biểu ở các thời đại 59
lịch sử
Phần thứ hai: Chính sách đối với phát triển khoa học và trọng dụng 80
nhân tài của Thăng Long - Hà Nội
2.1. Sự quan tâm và đối xử với khoa học và nhân tài ở Thăng Long - 80
Hà Nội trong các triều đại phong kiến trước đây
2.1.1. Nhà Lý đối với khoa học và nhân tài 80
2.1.2. Nhà Trần đối vớ
i khoa học và nhân tài 85
2.1.3. Nhà Lê đối với khoa học và nhân tài 98
2.1.4. Nhà Nguyễn đối với khoa học và nhân tài 107
2.1.5. Những bài học rút ra từ sự quan tâm và đối xử với khoa học và 114
nhân tài của các triều đại phong kiến trước đây
2.2. Chính sách phát triển khoa học và sử dụng nhân tài ở Hà Nội thời 118
Pháp thống trị
2.2.1. Sự phát triển khoa học ở Hà Nội thời Pháp thống trị 118
2.2.2. Chính sách sử dụng nhân tài ở thời Pháp th
ống trị 136
2.2.3. Một số nhận xét và bài học rút ra 140
2.3. Quan điểm và chính sách phát triển khoa học và trọng dụng nhân 143
tài của Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh thời kỳ từ năm 1954
đến nay

4
2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với phát triển khoa học và trọng dụng 143
nhân tài
2.3.2. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta và của Thủ 145
đô đối với phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài

2.3.3. Những kết quả trong phát triển khoa học và công nghệ, trong 153
đào tạo cán bộ khoa học
2.3.4. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm 174
Phần thứ ba: Quan điểm, chính sách và giải pháp phát triển
khoa 179
học và trọng dụng nhân tài phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô
trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và tăng cường hội nhập quốc tế
3.1. Xu thế phát triển khoa học và thu hút nhân tài trên thế giới hiện nay, 179
những bài học cho Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ chiến lược trong phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội; 189
quan điể
m phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thủ đô
trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở hai thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.1. Những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển toàn diện của Thủ đô 189
Hà Nội giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở hai thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.2. Vai trò củ
a Hà Nội đối với phát triển khoa học và trọng dụng 190
nhân tài trong cả nước
3.2.3. Chủ trương và phương hướng phát triển khoa học của Hà Nội 193
trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.4. Xác định các lĩnh vực khoa học mũi nhọn cho phát triển của Hà Nội 194
3.2.5. Một số ý kiến thêm về quan điểm phát triển khoa học và trọng 196
dụng nhân tài c
ủa Hà Nội
3.3. Kiến nghị một số chính sách phát triển khoa học của Thủ đô 200
3.4. Kiến nghị một số chính sách trọng dụng nhân tài của Thủ đô 204
3.5. Kiến nghị một số biện pháp chủ yếu phát triển khoa học và trọng 207

dụng nhân tài của Thủ đô trong thời gian 10-15 năm tới
Kết luận 213

Phụ lục 1: Văn bia Đề danh Tiến s
ĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 215
năm thứ 3 (1442)
Phụ lục 2: Nhân tài Thăng Long - Hà Nội tiêu biểu trong 10 thế kỷ qua 220

Tài liệu tham khảo 263

5
MỞ ĐẦU

1. Những yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu:
Trước khi Lý Công Uẩn chọn vùng đất Đại La để chuyển Kinh đô về đây
và đặt tên là Thăng Long, nơi này vốn đã được nhiều đời trước chọn đặt trung
tâm hành chính cai quản cả một vùng rộng lớn. Với thế đất và vị trí địa lý thuận
lợi về mọi phương diện, Đại La rồi sau đó gọi tên là Thăng Long - Đông Đ
ô -
Hà Nội xứng đáng là trung tâm hành chính và cũng là một trung tâm lớn về
chính trị - kinh tế - văn hoá - giáo dục - khoa học của cả nước.
Mỗi thời kỳ, đều có quy hoạch và xây dựng Kinh đô có quy mô, bề thế
cả về không gian, kiến trúc, cung điện, lâu đài, đền chùa, khu dân cư, phường
hội làm nghề, họp chợ, và cho đến việc phát triển giáo dục, xây dựng đời sống
xã hội xứng với t
ầm là Kinh đô. Nhưng phải kể từ thời nhà Lý khởi nghiệp, với
dấu ấn lịch sử truyền lại đến muôn đời, bằng Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn,
Thăng Long chính thức là Kinh đô nước Đại Việt, và bề dài lịch sử với vai trò
suốt 1000 năm (chỉ trừ những năm dưới triều Nguyễn), Kinh đô đã được đầu tư
phát triể

n toàn diện về mọi mặt. Câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”
từ những thế kỷ xưa đã cho thấy khái quát toàn cảnh sầm uất bề thế phát triển
của Kinh đô Thăng Long.
Riêng về mặt phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài, có thể nói
chính đất Kinh đô Thăng Long, trải qua tất cả các thời kỳ lịch sử, ở các triều
đại phong kiến chính thức
đặt đô ở đây và cả thời kỳ không chọn đây làm Kinh
đô, cũng như ở thời kỳ Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, nơi đây
vẫn là trung tâm trong các hoạt động khoa học, giáo dục và tập trung đông đảo
nhất nhân tài của đất nước.
Nhiệm vụ và là mục tiêu nghiên cứu được xác định cho Đề tài KX.09.08
“Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài củ
a Thăng Long - Hà Nội” thuộc
Chương trình Khoa học xã hội cấp nhà nước KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”, được triển khai thực hiện trong
thời gian 2004-2007, là:
1. Làm rõ chính sách, thành tựu, vai trò và kinh nghiệm phát triển khoa
học của Thăng Long - Hà Nội. Nêu bật vai trò của khoa học trong quá trình
phát triển trên các lĩnh vực kinh tế
và đời sống xã hội ở Thăng Long - Hà Nội
qua các thế kỷ, đặc biệt là ở thế kỷ XX và trong giai đoạn hiện nay.
2. Nêu bật chính sách, ý nghĩa và kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của
Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt nêu rõ những bài học kinh nghiệm trong phát
hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng

6
nhân tài qua các thời đại lịch sử trước đây và thời kỳ xây dựng Thủ đô xã hội
chủ nghĩa hiện nay.
3. Vận dụng kinh nghiệm lịch sử vào việc phát triển khoa học, trọng

dụng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô. Đề xuất
những quan điểm, chính sách và giải pháp lớn trong phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài trên địa bàn Hà Nội, theo yêu cầ
u xây dựng và phát triển
Thủ đô trong 10-15 năm tới.
Những yêu cầu trình bày và phân tích về các vấn đề này, cho một thời kỳ
lịch sử rất dài trải 10 thế kỷ, qua nhiều triều đại và giai đoạn lịch sử khác nhau,
là hết sức phức tạp. Bởi vì ở mỗi triều đại, mỗi giai đoạn lịch sử, với những
quan điểm và chủ trương củ
a chính quyền Nhà nước có khác nhau, mà có
những cách đối xử và thực hiện không như nhau đối với phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài, cũng như đối với các vấn đề lớn khác trong quản lý cai trị
đất nước và riêng với Kinh đô - Thủ đô.
Vì vậy, Đề tài triển khai nghiên cứu 2 khối nội dung (phát triển khoa
học, trọng dụng nhân tài) bằng hệ thống các chuyên đề đi sâu về từng phần
trong từ
ng nội dung, ở từng triều đại và giai đoạn lịch sử. Từ đó tổng hợp
chung các khía cạnh của 2 khối nội dung lớn đó trong suốt chiều dài 1000 năm
lịch sử, theo 3 yêu cầu mục tiêu nghiên cứu được nêu ở trên. Như vậy, công
trình tổng hợp này mang tính hệ thống một cách tổng quát, và chỉ có thể nêu
những phân tích lớn, những biểu hiện sắc nét nhất như những d
ấu ấn trong lịch
sử không thể nào quên, là những kinh nghiệm và bài học quý báu của 1000
năm lịch sử đã trải qua, đề xuất những quan điểm cho chính sách và giải pháp
lớn để Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh khoa học và trọng dụng nhân tài phục vụ
cho thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng
cường chủ động hội nhập quốc tế đang trong nh
ững năm thúc đẩy mạnh mẽ
nhằm tới đích.


Bổ sung cho công trình tổng hợp này, là hệ thống các chuyên đề nghiên
cứu được thực hiện trong 7 Nhánh Đề tài:
1. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời nhà Lý.
2. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời nhà
Trần.
3. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời nhà Lê.
4. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thă
ng Long thời vua Lê
chúa Trịnh.
5. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long - Hà Nội
thời nhà Nguyễn.

7
6. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Hà Nội thời Pháp thống
trị.
7. Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Hà Nội thời kỳ chính
quyền nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Kết cấu của công trình tổng hợp gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Vai trò của khoa học và nhân tài trong quá trình phát triển
của Thăng Long - Hà Nội.
Phần thứ hai: Chính sách đối với phát triển khoa học và trọ
ng dụng nhân
tài của Thăng Long - Hà Nội.
Phần thứ ba: Quan điểm, chính sách và giải pháp phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô trong giai đoạn đẩy
mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng cường hội nhập quốc tế.

2. Cách tiếp cận nghiên cứu của Đề tài:
a) Lịch sử nghiên cứu liên quan đến chủ đề của Đề
tài:

Đối tượng nghiên cứu là Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Việt Nam
nói chung, đã được nhiều học giả đề cập đến và ngày càng thu hút rộng rãi sự
quan tâm của nhiều người ở trong nước và nước ngoài. Trong thế kỷ XX đã có
nhiều công trình của các tác giả người Pháp và một số nước nghiên cứu về Việt
Nam, về Thăng Long - Hà Nội, được xuất bản. Ví dụ như: Les pagodes de
Hanoi (Dumoutier G., HN 1887); Les cultes annamites (Dumoutier G., HN
1907); Hanoi pendant la periode (Masson A., Paris 1929);
Voyages and
Discoveries (Dampier W., London 1931); La citadelle de Hanoi Indochine
(Bezacier L.); Hanoi, notes de geographie urbaine (Azambre G., BSEI 1955);
Les origines de Hanoi (Azambre G. BSEI); Hanoi des origines au 18è siecle
trong bộ sách Etude Vietnammienne 48. xuất bản tại Hà Nội năm 1977; Hà Nội
chu kỳ của những đổi thay (Pierre Clément và Nathalie Lancret chủ biên, HN
2005), v.v ; các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí như: Hanoi, capitale du
Tonkin của Boissiere J. đăng ở Revue indochinoise illutrees năm 1894;
Conception du plan des anciennes citadelles - capitales du Nord-Vietnam của
Bezacier L. đăng ở Journal asiatique năm 1952; v.v Đó là những công trình
nghiên cứu tổng quát về đất nước, về con người, về lịch sử, về vă
n hóa, về kinh
tế. Chưa có công trình nào nói về phát triển khoa học.
Ở trong nước, khoảng 50 năm qua đã nhiều lần xuất bản lại các bộ sử cũ
là tư liệu Hán Nôm quan trọng, như: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và
các sử thần triều Lê, 4 tập), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Lịch
triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú, 3 tập), Đại Nam nhất thống chí
(Qu
ốc sử quán triều Nguyễn, 5 tập), Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều

8
Nguyễn, 10 tập), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán
triều Nguyễn, 2 tập), v.v Đó là những bộ sử chung của đất nước, trong đó có

nhiều đoạn nói đến Thăng Long - Hà Nội.
Các công trình chuyên khảo về Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều, như:
Hà Nội chí nam (Nguyễn Bá Chính, HN 1923), Hà Nội cũ (Doãn Kế Thiện,
HN 1943), Thăng Long với đổi thay (Trần Huy Bá, Tri tân số 11),
Những kinh
thành có trước Hà Nội (Nguyễn Quang Lục, SG 1952), Hà Nội xưa nay (Trần
Huy Bá, HN 1956), Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (Doãn Kế Thiện, HN 1959),
Lịch sử Thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu, HN 1960), Thăng Long, Đông Đô, Hà
Nội (Hoàng Đạo Thúy, HN 1971), Hà Nội nghìn xưa (Trần Quốc Vượng, Vũ
Tuấn Sán, HN 1975), Đường phố Hà Nội (Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá,
HN 1979), Hà Nội nghìn năm xây dựng
(Đặng Thái Hoàng, HN 1980), Hà Nội
(Nguyễn Vinh Phúc, HN 1981), Người và cảnh Hà Nội (Hoàng Đạo Thúy, HN
1982), Chân dung Thăng Long Hà Nội (Lý Khắc Cung), Văn vật ẩm thực đất
Thăng Long (Lý Khắc Cung), Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội (Tô
Hoài, Nguyễn Vinh Phúc), Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Đông Đô -
Hà Nội (Đinh Gia Khánh chủ biên, HN 1991), Hà Nội xưa qua hương ước
(Nguyễn Thế Long), Hà Nội qua những năm tháng (Nguy
ễn Vinh Phúc, HN
2000), bộ 18 tập Bách khoa thư Hà Nội, trong đó có 2 tập về Khoa học công
nghệ và Khoa học xã hội và nhân văn, v.v và v.v Rất nhiều bài nghiên cứu
về Thăng Long - Hà Nội được đăng trên nhiều tạp chí, chủ yếu là Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, Khảo cổ học, Xưa và Nay.
Trực tiếp nói về các lĩnh vực khoa học của Hà Nội, ngoài 2 tập sách
thuộc bộ Bách khoa thư Hà Nội k
ể trên, còn có những tập sách về khoa học của
các ngành (qua đó có những nội dung có thể rút ra với Hà Nội), như của Bộ
Khoa học và Công nghệ dịp kỷ niệm 40 năm, 45 năm thành lập Ủy ban Khoa
học Nhà nước, của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia dịp kỷ
niệm 50 năm thành lập, các sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bộ Khoa

học và Công nghệ biên soạn hàng năm và 5 năm), Khoa học xã hộ
i và nhân
văn 10 năm đổi mới và phát triển (Phạm Tất Dong chủ biên, HN 1997), v.v
Phần lớn các công trình này mang tính tổng kết của ngành, của lĩnh vực, có nêu
tương đối rõ về quá trình phát triển vài chục năm gần đây của các lĩnh vực
khoa học Việt Nam trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Song đó chưa phải là
những công trình chuyên khảo về phát triển khoa học, và là đề cập chung đến
khoa họ
c của cả nước. Duy có cuốn Tìm hiểu khoa học kỹ thuật trong lịch sử
Việt Nam (Văn Tạo chủ biên, HN 1979) là đề cập sát chủ đề nghiên cứu của Đề
tài, tuy vậy công trình mới chỉ nêu một số nét qua bước đầu khai thác từ tư liệu
lịch sử, và cũng không có phần nội dung khảo cứu riêng với khoa học kỹ thuật

9
ở Thăng Long - Hà Nội. Nhiều công trình khảo cứu và trình bày về từng lĩnh
vực của Thăng Long - Hà Nội cổ xưa, như về kiến trúc, đô thị hóa, các ngành
sản xuất nổi tiếng, về giáo dục, v.v Đây là những công trình chuyên khảo với
đối tượng nghiên cứu khác nhưng có liên quan đến khoa học; qua nội dung
trình bày của các công trình này có thể thấy được những khía cạnh về khoa học
được thể hiện trong từng l
ĩnh vực này.
Về nội dung trọng dụng nhân tài, có rất nhiều công trình đã được công
bố xuất bản. Như: các bộ sử có rất nhiều phần nội dung liên quan đến chủ đề
này, Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử (Vũ Khiêu, TpHCM
1987), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) (Ngô Đức Thọ chủ biên, HN
1993), Từ điển văn hóa Việt Nam - Phần nhân vật chí (NXB Văn hóa Thông
tin, HN 1993), Ph
ương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử (Phan
Hữu Dật, Nguyễn Văn Khánh, Lâm Bá Nam, Vũ Văn Quân, Lê Ngọc Thắng,
HN 1994), Lựa chọn và sử dụng nhân tài trong lịch sử (Lê Thị Thanh Hòa, HN

1994), Nho học ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử (Nguyễn Thế Long, HN 1995),
Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội, quê hương và nơi hội tụ nhân tài (Đặng
Duy Phúc, HN 1996), Lược khảo và tra cứu về học chế, quan chế ở Việt Nam
t
ừ năm 1945 trở về trước (Lê Trọng Ngoạn, Ngô Văn Ban, Nguyễn Công Lý,
HN 1997), Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại
phong kiến Việt Nam (Trần Hồng Đức, HN 1999), Tôn trọng trí thức, tôn trọng
nhân tài - Kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước (Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc
Diệu), Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia Tiến sĩ (Ngô Đức Thọ chủ biên,
HN 2002), Khoa cử và các nhà khoa bảng triề
u Nguyễn (Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế, 2000), Tiến sĩ Nho học Thăng Long - Hà Nội (Bùi Xuân Đính,
HN 2003), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội (Bùi Xuân Đính và
Nguyễn Viết Chức chủ biên, HN 2004), Danh nhân Hà Nội (Nhiều tác giả, HN
2004), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm và Trương Hữu
Quýnh chủ biên, HN 2005), Truyện danh nhân Việt Nam (4 tập, Ngô Văn Phú,
HN 2006), v.v và v.v Nội dung của nhiều công trình chủ
yếu trình bày về
cách tổ chức thi cử, cách dùng người tài, những nhân vật tiêu biểu, khai thác tư
liệu qua các hàng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu; còn những vấn đề khác của trọng
dụng nhân tài hầu như không thấy nói đến. Những công trình nghiên cứu trong
nửa cuối thế kỷ XX có chủ đích hơn, khi trình bày khá toàn diện cả về tư tưởng
chủ đạo, chính sách giải pháp đối với phát triển giáo dục - đ
ào tạo, việc xây
dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, việc bố trí sử dụng và đãi ngộ;
nhưng phạm vi thời gian đề cập tập trung ở những năm trong chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa.

10
Như vậy, có thể thấy là chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu

về sự phát triển của khoa học, cũng như ít có công trình nghiên cứu đề cập toàn
diện các vấn đề về trọng dụng nhân tài của Việt Nam nói chung cũng như của
Thăng Long - Hà Nội nói riêng, qua một thời gian dài 10 thế kỷ.
b) Đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận của Đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài KX.09.08 rõ ràng có 2 vấn
đề:
- Quá trình phát triển khoa học của Kinh đô - Thủ đô từ trước đến nay;
bao gồm những khía cạnh về tư tưởng chủ đạo, chính sách, thực trạng và kết
quả nổi bật, nhất là trong ứng dụng, một số bài học kinh nghiệm.
- Việc trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch
sử; bao gồm các khía cạnh về tư tưởng chủ đạo - quan
điểm, chính sách, thực
trạng và bài học kinh nghiệm trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài.
Đề tài nghiên cứu về 2 đối tượng nêu trên, là một công trình có tính hệ
thống hóa quá trình phát triển qua nhiều thế kỷ, do đó phương pháp tiếp cận
của Đề tài là thông qua khai thác từ các tư liệu lịch sử, sách báo tài liệu, kết quả
khảo cổ
học; với yêu cầu là tôn trọng thực tế lịch sử, dùng thực chứng để phản
ánh hiện tượng và xem xét phân tích. Đề tài cũng là một công trình có tính đúc
kết để rút những bài học kinh nghiệm cho chúng ta hiện nay, do đó phải có sự
phân tích khoa học theo quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhìn nhận những bài
họ
c lịch sử của cả một quá trình dài 10 thế kỷ qua nhiều chế độ chính trị khác
nhau; đồng thời dựa vào ý kiến chuyên gia để có sự phân tích xác đáng.

3. Một số khái niệm cần làm rõ:
Ngay khi tiếp cận vào các nội dung nghiên cứu của Đề tài KX.09.08, để
thống nhất về phạm vi quy mô được đề cập trong từng nội dung liên quan, đã

thấy cần phải làm rõ mấy khái niệm sau đây:
a) Hiểu “
ở Thăng Long - Hà Nội” hay “của Thăng Long - Hà Nội” thế nào?
Có 2 ý cần được làm rõ ở đây:
- Một là: địa giới Thăng Long - Hà Nội được xác định như thế nào?
Quá trình lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong 10 thế kỷ đã
có rất nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, có thời kỳ rất rộng, có thời kỳ
thu bớt ở phía này nhưng lại mở rộ
ng ra ở phía khác, có thời kỳ thu hẹp lại.
Phạm vi của Thủ đô Hà Nội hiện nay cũng rộng hơn địa giới khi còn trong thời
kỳ do Pháp thống trị, nhưng lại hẹp hơn so với địa giới ở thời kỳ cách đây hơn
20 năm. Vậy đặt ra yêu cầu nghiên cứu về sự phát triển trong các lĩnh vực ở
Thăng Long - Hà Nội, hoặc là của Thăng Long - Hà N
ội, thì theo địa giới nào?

11
Có những vấn đề nêu về Kinh đô - Thủ đô hầu như không bị ràng buộc
vào khía cạnh quy mô địa giới hành chính, như nêu về vai trò, về phương
hướng nhiệm vụ, về các chủ trương, chính sách, giải pháp, về quan hệ của Thủ
đô với các địa phương lân cận. Với những nội dung này, không có gì khó khăn
trong việc trình bày, dù quy mô địa giới của Thăng Long - Hà Nội có thay đổi
như thế nào.
Nh
ưng khi trình bày về thành quả sự phát triển, những dẫn chứng cụ
thể trong các lĩnh vực, rõ ràng phải thể hiện theo quy mô địa giới cụ thể ở
từng giai đoạn. Đề tài KX.09.08 đã xác định một cách tương đối là: trình bày
các vấn đề ở thời kỳ lịch sử nào thì theo quy mô địa giới của Thăng Long - Hà
Nội được quy định ở thời kỳ đó; không đặt vấn đề điều chỉnh quy mô trong quá
trình tiến triển lịch sử bởi không yêu cầu phải so sánh giữa các thời kỳ lịch sử
với nhau. Do vậy, trình bày các nội dung trong từng Nhánh Đề tài (theo từng

triều đại, thời kỳ lịch sử) không có gì bị ảnh hưởng.
Riêng một số vấn đề có lệ thuộc rõ ràng vào quy mô địa giới hành chính,
như liệt kê các sản phẩm nổi tiếng theo
địa danh, nêu danh sách các nhân
tài của Thăng Long - Hà Nội, thì Đề tài xác định là: sẽ lấy địa giới hiện nay
của Thủ đô để điều chỉnh các thông tin tổng hợp được trong quá trình lịch sử
khi trình bày các vấn đề này.
- Hai là: xác định là “ở Thăng Long - Hà Nội” hay là “của Thăng Long -
Hà Nội”?
Hai cách thể hiện này rõ ràng là có khác nhau. Có những chủ trương,
chính sách chung của quốc gia được thực hiện cụ thể tại Kinh đô - Thủ đô, thì
trình bày “ở Thăng Long - Hà Nội” là đúng. Còn nêu về các công trình, sản
phẩm nổi tiếng, danh nhân, thành quả các lĩnh vực hoạt động, thì trình bày “của
Thăng Long - Hà Nội” mới lại là
đúng. Đề tài cho rằng: không thể cứng nhắc
chỉ theo một cách thể hiện nào được, mà tuỳ thuộc vào vấn đề được nêu là gì.
Riêng về nhân tài của Thăng Long - Hà Nội, thì Đề tài KX.09.08 chủ
trương: không bị lệ thuộc vào người đó phải là gốc ở Thăng Long - Hà Nội, mà
là những người có đóng góp nổi bật cho Thăng Long - Hà Nội
, kể cả những
người gốc quê ở địa phương khác và kể cả người nước ngoài nào đó mà có sự
đóng góp đáng ghi nhận cho Thăng Long - Hà Nội.

b) Quan niệm về nhân tài.
Có 2 ý cần được nêu rõ:
- Một là: Thế nào là nhân tài?
Xung quanh cách gọi về người tài, có các khái niệm khác nhau là: nhân
tài, hiền tài, anh tài.

12

Nói tới “nhân tài”, người ta thường nghĩ tới những bậc học cao biết rộng,
đỗ đạt thành danh. Đúng thực đó là những người tài bởi có trình độ học vấn
cao, tầm hiểu biết uyên bác, có những người uyên thâm ở nhiều lĩnh vực là
những nhà bác học lỗi lạc, có những người giỏi ở một lĩnh vực chuyên môn
nhất định được hiểu là những chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học. Họ đều
được đào tạo có hệ thống “đến nơi đến chốn” và thường có bằng cấp chuyên
môn, qua đó có những đóng góp có giá trị nổi bật và được xã hội trọ
ng vọng.
Các lĩnh vực khoa học bao gồm tất cả mọi lĩnh vực về: các khoa học tự nhiên,
các khoa học kỹ thuật, các khoa học nông nghiệp, các khoa học y dược, các
khoa học xã hội và nhân văn, các khoa học quân sự - an ninh, kể cả những lĩnh
vực như quản trị kinh doanh, khoa học quản lý, Song, cũng có những người
tuy rằng có thể không được học cao và không có học vị, nhưng họ có tay nghề
tinh thông kết hợp với trí thông minh và óc sáng tạo, mà điển hình nhất là
những nghệ nhân, cũng có những cống hiến xuất sắc và xã hội cũng hết sức
trân trọng họ. Ngoài ra còn có những người có năng lực đặc biệt ít thấy ở người
bình thường, mà với năng lực đặc biệt ấy có thể giúp họ làm nên những công
tích nổi bật hơn người và có ích cho xã hội. Theo quan niệm của Đề tài
KX.09.08, cả 3 loại đối tượng đó đều phải được bao gồm trong “nhân tài”.
“Hiền tài” là những người vừa có tài vừa có đức, tức là những nhân tài
có cả trình độ kiến thức và đức độ. Người có tài nhưng phải có mục đích đúng
khi trau giồi rèn luyện tài năng và sử dụng tài năng đó, phải biết dùng tài năng
của mình vào những việc có ích cho xã hội cho dân cho nước; không thể chỉ để
có lợi cho mình, không được lợi dụng tài năng của mình làm hại đến lợi ích
chung của mọi người. Chính đó là "cái đức" luôn được gắn liền với "cái tài" ở
mỗi người. Ở hiền tài, “cái tâm” hế
t sức trong sáng, có tài cao đức trọng.
Còn khái niệm “anh tài” ở Việt Nam ít dùng. (Qua lần đoàn của Đề tài
KX.09.08 khảo sát trao đổi ở Thượng Hải, thấy họ dùng “anh tài” tương tự như
cách hiểu hiền tài của Việt Nam, còn “nhân tài” thì họ dùng phổ biến như là lao

động khoa học nói chung).
(Một số khái niệm khác, như “anh hào”, “hào kiệt”, “tuấn kiệt” cũng hay
được dùng để chỉ những người kiệt xuất, nhưng theo Đề tài KX.09.08, những
khái niệm này có ý chỉ về nhân vật nổi lên trở thành “thủ lĩnh” hoặc về khía
cạnh “kinh bang tế thế” nhiều hơn, không phải đầy đủ nghĩa về nhân tài).
Nhưng nhân tài - hiền tài cũng phải có sự trợ lực của đông đảo cộng
đồng khoa học mới có thể phát huy tài năng của mình làm cho đất nước được
hưng thịnh, nhất là trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đạ
i ngày nay.
Cộng đồng khoa học là tập thể đông đảo những người được đào tạo có
trình độ học vấn nhất định cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đất nước,

13
của xã hội. Cộng đồng khoa học càng đông đảo, chiếm tỷ lệ trong dân số càng
cao, thì đất nước càng nhiều thuận lợi trong phát triển. Trong cộng đồng khoa
học sẽ có những người vượt lên hẳn mọi người, trở thành những đầu đàn trong
từng nhóm cộng đồng khoa học, số này sẽ sớm khẳng định mình để có thể trở
thành những nhân tài, và nếu trong số đó có những ng
ười biết “tu nhân tích
đức” rèn rũa mình để có tài và đức vẹn toàn thì họ sẽ là những hiền tài mà đất
nước và nhân dân đang cần và đang trông mong ở họ.
Điều lôgich hoàn toàn hiểu được là hiền tài phát xuất từ trong nhân tài và
từ trong cộng đồng khoa học, nhưng phải được gắn bó trong cộng đồng và
dùng tài + đức của mình để hướng dẫn cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng, tổ chức
lực l
ượng cộng đồng khoa học nhằm vào những vấn đề nghiên cứu phục vụ cho
yêu cầu phát triển toàn diện của đất nước, của xã hội.
- Hai là: thế nào là “trọng dụng nhân tài”?
Đề tài KX.09.08 với nhiều ý kiến thống nhất cho rằng phải bao gồm
đồng bộ tất cả các khâu: phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,

thu hút, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụ
ng. Mỗi khâu đều có tầm quan trọng đối với
việc bồi đắp và phát huy nguồn lực nhân tài cho đất nước. Song, quá trình lịch
sử và thực tế cho thấy, khâu sử dụng luôn có nhiều vấn đề được quan tâm đến
nhất và có tác động mạnh nhất đến hiệu quả khai thác nguồn lực được coi là
"nguyên khí của quốc gia" này.
Có nhiều cách phát hiện nhân tài. Cách chính thống nhất, là thông qua
theo dõi của thầy giáo cô giáo trực tiếp dạy có nhận xét v
ề quá trình học tập ở
trường để nhận biết những khả năng và triển vọng của số học sinh thường đạt
điểm giỏi. Một cách cũng tương đối phổ biến là qua theo dõi của gia đình, của
hàng xóm, của bạn bè từ khi bắt đầu nhận thấy có một biểu hiện sắc sảo nào đó
đáng chú ý, nhất là ở các trẻ em trong gia đình, để đế
n một lúc nào đó tương
đối khẳng định được như một khả năng nổi trội hơn bình thường. Ngoài ra còn
có sự cảm nhận của cộng đồng về một người nào đó có năng lực khác thường,
tạo thành dư luận xã hội truyền báo cho nhau biết về người đó; hoặc cũng có
thể là một sự tình cờ nhận biết của một người có cách nhìn nhậ
n khoa học đối
với một năng lực thông minh khác thường ở một ai đó.
Có nhiều phương thức đánh giá để xác nhận nhân tài. Bài bản nhất, khoa
học nhất, cũng là chính thống nhất, là đánh giá qua các cuộc thi (thi trong nhà
trường theo các môn học, thi ở các hoạt động chuyên như về các môn thể thao
hoặc âm nhạc, hội hoạ, , thi trong tập thể hoặc thi trong cộng đồng có nội
dung thi rộng về nhiều mặt h
ơn, v.v ). Cách đánh giá qua cuộc thi thường có
quy định tiêu chuẩn rõ ràng để xếp loại và xác nhận năng lực cụ thể. Cũng còn
những phương thức đánh giá khác, như: đánh giá chuyên gia (thường thông qua

14

cách sát hạch chuyên môn có sử dụng thiết bị kỹ thuật khảo nghiệm, như đối
với đánh giá chỉ số thông minh IQ chẳng hạn), đánh giá theo dư luận (chỉ có
giá trị tham khảo vì mang tính cảm nhận nhiều hơn), đánh giá cá nhân (sẽ phải
qua đánh giá của nhiều người ở cấp độ cao dần lên mới có thể xác nhận được
rõ ràng hơn, ví dụ đối với những trường h
ợp cá nhân tiến cử người tài thì trước
hết phải do chính người tiến cử đánh giá rồi nhờ thêm người khác có kinh
nghiệm hơn đánh giá lại).
Có nhiều kiểu tuyển chọn để lựa chọn được nhân tài. Chính thống nhất,
là tuyển chọn thông qua một kỳ thi, đây là hình thức phổ biến nhất vẫn được áp
dụng rộng rãi khi muốn tuyển chọn nhân tài, như các kỳ thi chọn Tiến s
ĩ Văn,
Tiến sĩ Võ hồi xưa, các kỳ thi học sinh giỏi, chọn người vào đội tuyển đi dự thi
cấp quốc gia hoặc dự thi quốc tế chẳng hạn, thi chọn nghệ nhân, v.v Những
cuộc thi đó phải do một cơ quan chức năng được giao đứng ra tổ chức và thực
hiện theo những quy trình hết sức nghiêm ngặt. Ngày nay, tự mỗi doanh nghiệp
có thể đứng ra t
ổ chức một kỳ thi tuyển để chọn lựa người tài mà doanh nghiệp
đang cần. Về hình thức tuyển chọn gần như giống nhau, là thông qua một cuộc
thi, nhưng về quy mô và yêu cầu thì có thể áp dụng những kiểu tổ chức thi khác
nhau tuỳ thuộc vào nơi có yêu cầu lựa chọn, tuỳ thuộc vào chuyên môn cụ thể.
Có nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân tài. Thông thường
nhất được kể đến đầu tiên, là hình thức dự học ở lớp, khoá học. Hình thức này
là phổ biến và cần thiết đối với cộng đồng nói chung và với những người có
năng lực trở thành nhân tài nói riêng. Nhưng với người đã có một trình độ năng
lực nhất định về chuyên môn, thì hình thức chủ yếu đối với họ chính là tự học,
thông qua tất cả các nguồn có th
ể cung cấp được thông tin khoa học cần thiết
(như dự các khoá học chuyên môn, dự các sêmina và hội thảo khoa học, trao
đổi học thuật với chuyên gia, khai thác thông tin trên mạng và từ các tài liệu

sách chuyên khảo, ). Ngoài ra, một hình thức rất quan trọng nữa là qua thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Đối với nhân tài hoặc những người có
năng lực trở thành nhân tài, các hình thức tự học và bồi dưỡng thông qua hoạt
động nghiên cứu khoa học là quan trọ
ng nhất, có hiệu quả nhất để bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn khoa học.
Cách thu hút nhân tài được thể hiện thông qua các chế độ, chính sách
trong đối xử thực sự trân trọng, tạo các điều kiện thuận lợi cho làm việc và cho
bồi dưỡng phát huy tài năng sáng tạo, tạo thuận tiện cho sinh hoạt của cá nhân
và gia đình. Không chỉ những chế độ, chính sách về mặt vật chất, mà cả về
quan hệ, môi tr
ường giao tiếp, để có thể sống và làm việc một cách thoải mái
dễ chịu nhất, từ đó dễ tập trung toàn lực cho nghiên cứu sáng tạo để cống hiến
được nhiều nhất.

15
Cách sử dụng nhân tài có tác động quyết định nhất đến khả năng phát
huy và khai thác tốt năng lực khoa học của từng nhân tài và của cả cộng đồng
khoa học. Sử dụng đúng nhân tài, phải thể hiện ở cả một loạt khâu: nhìn nhận
đánh giá đúng năng lực nhân tài, phân công giao việc phù hợp nhất nhằm khai
thác trúng năng lực mạnh của nhân tài, tin ở nhân tài, có hướng từng bước tạo
đ
iều kiện để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sáng tạo của nhân tài, chú trọng
nhiều hơn đến những mặt tốt mà không nên mặc cảm hoặc quá chú ý đến
những mặt không tốt có thể gọi là “tật” của nhân tài, đối xử công bằng thẳng
thắn rành mạch, các đãi ngộ vật chất và tinh thần đúng mức với công lao đóng
góp của nhân tài. Về góc độ của người sử d
ụng, đòi hỏi phải có tâm trong sáng,
có lòng vị tha, nhân ái và có nghệ thuật trong sử dụng. Người biết sử dụng tốt
nhất các nhân tài, chính cũng là một loại nhân tài trong quản lý sử dụng con

người.
Đãi ngộ với nhân tài thường hiểu bao gồm: chế độ thù lao như về lương,
bổng, lộc; chế độ nhà ở và các phương tiện cần thiết nhất định cho sinh hoạt và
làm việc; chú ý đáp ứ
ng tối đa những yêu cầu cần thiết trong khi họ thực hiện
nhiệm vụ đã được giao.
Trọng dụng nhân tài bao gồm cả về điều kiện vật chất và về tinh thần,
thông qua các chế độ và quy định trong đãi ngộ, coi trọng vị trí và vai trò của
nhân tài là chỗ dựa và nòng cốt cho thúc đẩy sự phát triển của đất nước và xã
hội, kịp thời thực hiện các hình thứ
c tôn vinh xứng đáng với công lao và sự
đóng góp của mỗi người.

c) Vấn đề chính trị có nên đặt ra?
Trong các nội dung nghiên cứu của Đề tài KX.09.08 có những vấn đề
liên quan đến chính trị, như: khi trái nhau về quan điểm dễ bị quy kết là “phản
động”, làm khác với ý vua (dù rất đúng về khoa học) thì bị kết tội phản nghịch
và bị tru diệt; trong số nhân tài cũng có những người giỏi như
ng không có làm
gì ích lợi cho đất nước, Quan điểm của Đề tài KX.09.08 là: phải tính đến vấn
đề chính trị trong những nội dung nghiên cứu liên quan, mà cụ thể là phải xét
có đóng góp thế nào cho sự tiến bộ và phát triển của đất nước, để từ đó phân
định những nhân tài nào mới kể đến, nêu cả những trường hợp bị kết tội sai sau
phải minh oan, bỏ qua những trường hợp sử dụ
ng khoa học vào phục vụ các
mục đích không tốt.

Đó là những quy ước theo quan điểm của tập thể nghiên cứu trong Đề tài
KX.09.08, để có thể thống nhất trong trình bày và phân tích các vấn đề nghiên
cứu, từ đó rút ra được những bài học lịch sử quý báu cần thiết.


16
Phần thứ nhất:
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ NHÂN TÀI
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI

1.1. Những chứng cứ ứng dụng khoa học trong phát triển nhiều thế kỷ của
Thăng Long - Hà Nội
Trải qua 10 thế kỷ, lịch sử Thăng Long - Hà Nội cũng như toàn nước Đại
Việt - Việt Nam đã kinh qua bao nhiêu giai đoạn thăng trầm, có rất nhiều lần
chiến tranh binh đao tàn phá, có những giai đoạn hưng thịnh sầm uất. Trong
những thời kỳ phát triển h
ưng thịnh, Thăng Long - Hà Nội được mở mang và
xây dựng bề thế, các hoạt động sản xuất và đời sống phấn chấn, chính là những
thời kỳ đặt nhiều dấu ấn được ghi nhận trong phát triển khoa học và trọng dụng
nhân tài.
Vai trò của khoa học và việc ứng dụng khoa học trong quá trình phát
triển qua 10 thế kỷ của Thăng Long - Hà Nội được biểu hiện ở rất nhiều m
ặt.
Có thể tập trung vào mấy lĩnh vực sau đây:
- Làm căn cứ cho quy hoạch xây dựng phát triển Kinh đô - Thủ đô, cho
xây dựng các công trình kiến trúc và hệ thống hạ tầng.
- Làm cơ sở cho chất lượng của các sản phẩm làng nghề nổi tiếng, các
ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp, chữa trị
bệnh, ứng dụng trong nghệ thuật ẩ
m thực, v.v
- Làm cơ sở cho xây dựng các luật lệ, quy chế lệ tục trong tổ chức đời
sống xã hội, phát triển giáo dục và các hoạt động văn hoá quần chúng, đào tạo
con người, ra đời các công trình tác phẩm xuất sắc.

- Làm cơ sở cho khai thác kết hợp thiên thời + địa lợi + nhân hoà để cai
quản đất nước thịnh trị, và phục vụ đời sống nhân dân.

a) Khoa học làm căn cứ
cho quy hoạch xây dựng phát triển Kinh đô - Thủ
đô, cho xây dựng các công trình kiến trúc và hệ thống hạ tầng.
Trước năm 1009, Đại La đã từng được nhiều lần những người giữ quyền
cai trị cho xây dựng thành quách, công trình bảo vệ, nhà cửa một cách có hệ
thống, lấy làm trung tâm hành chính để cai quản cả một vùng rộng lớn. Dân cư
được tụ họp về, nhà cửa xây dựng lên san sát, chợ búa đông vui, trên bế
n dưới
thuyền tấp nập. Sử sách đã có ghi chép về những thời kỳ này, và nhiều hơn là
những truyền thuyết, (như: An Dương Vương xây thành Cổ Loa theo vệt
đường đi hình xoắn trôn ốc của rùa thần đã chỉ trong mơ; Cao Biền xây thành

17
Đại La, v.v ), cho thấy từ xa xưa tổ tiên chúng ta đã có những tìm kiếm trong
cách thức xây dựng thành quách, nhà cửa, dần dà tích luỹ thành kiến thức và
nhiều đời về sau vẫn ứng dụng vào thực tế.
Sau khi có Chiếu dời đô và đặt tên Kinh đô là Thăng Long, Lý Công
Uẩn đã cho xây dựng dần các công trình lớn ở Kinh đô. Tuy chưa phải là bề
thế, nhưng cũng đã cho thấy có tầm quy hoạch rõ ràng. Đến đời nhà Tr
ần, rồi
nhà Lê, thời vua Lê chúa Trịnh, nhà Nguyễn, có nhiều lần binh đao chiến tranh,
nhiều lần Kinh thành Thăng Long bị tàn phá, bị đốt cháy, cả những lần bị lụt
lội và thiên tai vùi lấp, làm hỏng những quy hoạch và kiến trúc trước, phải quy
hoạch lại và xây dựng lại có quy mô hơn, và rồi cũng lại bị phá huỷ nữa. Sử
sách đã ghi chép về những lần Kinh đô Thăng Long được quy hoạch l
ại và xây
dựng lớn sau những cuộc bị tàn phá gần như hoàn toàn ấy. Đến thời Pháp sang

chiếm đóng, người Pháp đã áp dụng cách quy hoạch đô thị của phương Tây,
làm thay đổi hẳn cấu trúc của nội thành Hà Nội, vận dụng những kiến thức
khoa học trong sắp đặt bố trí quy hoạch, thiết kế các khu vực và các công trình,
phần lớn còn tồn tại đến ngày nay. Thời chính quyền nhân dân do Đảng C
ộng
sản Việt Nam lãnh đạo, nhất là sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, kết
thúc chiến tranh, đặc biệt là từ khi nước ta đẩy mạnh thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tăng cường hội nhập quốc tế, Thủ đô Hà Nội được mở
mang rộng dần và xây dựng mới nhiều công trình có quy mô, công tác quy
hoạch và xây dựng được quy định ứng dụng các kiến thức khoa học vào các
hoạ
t động này thông qua hệ thống các tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành.
Có thể nhận thấy rất rõ việc ứng dụng khoa học trong quy hoạch và xây
dựng ở Thăng Long - Hà Nội trong suốt 10 thế kỷ qua được thể hiện ở những
mặt sau đây:
- Một là: Vận dụng kiến thức địa lý để sắp đặt các khu vực trong kết cấu
quy hoạch Kinh đô - Thủ đô, nói chung là hài hoà giữa các cụm công trình vớ
i
các điều kiện tự nhiên là sông, hồ, đầm, gò đồi, vùng đất bằng phẳng. Đặc biệt
đã vận dụng kiến thức phong thuỷ trong xác định “trục long mạch” của Kinh
thành Thăng Long, trong định hướng nhà và vị trí các công trình, trong xây
dựng những công trình có tính linh thiêng và uy nghi, trong sắp đặt nội thất,
- Hai là: Vận dụng tổng hợp kiến thức về nhiều lĩnh vực trong sản xuất
các vật liệu xây dựng (các loạ
i gạch đá ong, gạch nung, gạch men, các loại ngói
ống, ngói lá đề, ngói lá nem, đá xẻ, đá khối, gỗ, tre nứa lá, cát sỏi, phụ gia như
rỉ mật, vôi nung, sau này là xi măng, ), trong sử dụng các loại vật liệu thích
hợp vào xây cất các bộ phận của công trình (móng, nền, cột trụ, phần ngập
nước, tầng thấp, tầng cao, dui mè kèo cột, khung xương nhà, ), trong kỹ thuật
xây dựng từng loại công trình, v.v


18
- Ba l: ỏp dng ngy cng phong phỳ nhng k thut trm tr, iờu khc
tinh xo cú ngh thut cao trong bi trớ tt c cỏc b phn ca cụng trỡnh, m
in hỡnh l cỏc lõu i cung in, ỡnh chựa. T cng vo, tr cng, tam
quan, bc bỡnh phong, ng vo, bc thm, hiờn, hnh lang, mỏi, ct , dui
mố, cỏc phn ca to nh, cụng trỡnh, , tt thy u c trang trớ khụng ch
l rt p mt m cũn cú ni dung tớch truyn v th hin rừ tõm linh c
a ch
nhõn.
Nhng chng c ú c xỏc nhn rừ qua cỏc s sỏch cũn ghi chộp, qua
kt qu kho c hc, qua di tớch cũn li cho n nay.

Quy hoch v xõy dng ca Thng Long:
Cú nhiu khớa cnh v ng dng khoa hc trong lnh vc ny qua cỏc
thi i lch s ni tip nhau sut 10 th k ca Thng Long - H Ni:
+ u tiờn phi k n l cỏch nhỡn nhn th
t ca vựng ny.
Khi Cao Bin xõy thnh i La vo nm 874, vn l mt thy a lý tinh
thụng phong thu, ó chn t ny, hn l ni c a.
Trong Chiu di ụ ca Lý Cụng Un, ó nờu rừ: Huống gì thành
Đại La kinh đô cũ của Cao Vơng, ở vào nơi trung tâm trời đất, đợc cái thế
rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng hớng nam bắc đông tây, lại tiện nhìn sông tựa
núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoỏng. Dân c khỏi cảnh
khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng phong phú tốt tơi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ
nơi đây là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phơng, cũng là nơi
kinh đô bậc nhất của đế vơng muôn đời.
Cỏc triu i sau ny cng vi cỏch nhỡn ú m tip tc cho xõy dng
Kinh ụ ngy cng b th;
ó xỏc nh trc long mch ca Hong Thnh v

trong vic xõy dng nhng cụng trỡnh linh thiờng ca Kinh ụ v cng l ca
c nc; khi xõy dng nhng cm cụng trỡnh tng khu vc u to th cú h
nc hoc ho rónh, cú nỳi t hoc gũ cao, xỏc nh v trớ v hng ca cụng
trỡnh chớnh v cỏc cụng trỡnh trong h thng, b trớ h thng cỏc ca ra vo v
h thng ng i li li, cỏc ging nc v h thng c
ng thoỏt nc, rt
hp lý.
+ Cỏch nhỡn khoa hc th hin rừ trong quy hoch cỏc khu ca Kinh ụ.
Thăng Long là Kinh ụ, không chỉ đơn thuần đóng vai trò là Thành mà
còn khẳng định vai trò có quy mô vào bậc nhất của h thng công trình đợc
xây dựng. Kiến trúc Thành có ý nghĩa đánh dấu sự khẳng định chủ quyền của
quốc gia độc lập. Thành Đông Kinh thi Lờ cũng đợc xây dựng trên cơ sở
thành Thăng Long thời Lý - Trần, đồng thời có sự bồi đắp mở mang vòng thành

19
ngoài: thành Đại La (1477) thời Lê Thánh Tông. Hoàng Thành bấy giờ có hình
dáng chữ L, c quy hoch rt rừ rng.
Kinh thành Thăng Long đã đợc tạo bởi Hoàng Thành và Kinh Thành
cùng các trại. Thành Thăng Long với 3 vòng thành Đại La, Hoàng Thành, Cấm
Thành là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng thành mở 4 cửa: Tờng
Phù (Đông), Quảng Phúc (Tây), Đại Hng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Lý
có các điện Càn Nguyên (sau đổi thành Thiên An), Tập Hiền, Giảng Võ, các
cung Long Thuỵ, Thuý Hoa, lầu Chính Dơng coi giờ giấc, điện Long Trì đặt
chuông thỉnh nguyện ngoài thềm. Cấm Thành là khu vực thành - chính trị hay
thành - thị quân vơng, giữ vai trò đầu não của nhà nớc trung ơng tập quyền
tức là trung tâm chính trị của cả nớc. Phía ngoài là khu thị dân, bao gồm
những xóm làng nông nghiệp, phố phờng công thơng nghiệp và một hệ thống
sông, bến chợ. Vòng ngoài cùng là thành Đại La (La Thành tức Thăng Long
ngoại thành), đợc đắp bằng đất với chức năng vừa phòng vệ, vừa làm đê ngăn
ngừa lũ lụt mà nhà Lý đã nhiều lần tu sửa. Thành Đại La đợc giới hạn bằng 3

con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngu. Kiểu quy hoạch này
thấy rõ, thành cũng là đê mà sông cũng là hào. Thành Đại La mở nhiều cửa ra
vào, có lính canh tuần tra.
Việc xây dựng Kinh thành Thăng Long có quy mô rộng lớn, đã có không
ít ngời dân phải di dời ra ven đô để nhờng đất cho triều đình xây dựng Kinh
thành. Một trong số dấu tích của những c dân gốc Kinh thành xa ấy là dân
châu Cơ Xá, nay thuộc phờng Bắc Biên quận Long Biên thành phố Hà Nội.
Các sắc chỉ khắc trên chuông chùa An Xá (đúc năm 1690) cho biết ngời dân
Cơ Xá vốn sống trong nội thành, đã nhờng đất để vua Lý Thái Tổ xây dựng
Kinh thành Thăng Long, mà dời đến bãi Cơ Xá ở giữa sông, sống bằng nghề
trồng dâu nuôi tằm và chở đò. Các đời vua đều ban sắc miễn trừ su thuế và
binh dịch cho dân phờng Cơ Xá này.
Ngoài khu vực Hoàng Thành dành cho vua quan, còn có khu vực c trú
của nhân dân. Thăng Long thời Lý - Trần chia ra hai bên tả hữu 61 phờng, là
nơi nhân dân ở và buôn bán, sản xuất tại đó. Phố xá định hình ngày càng tăng.
Các chợ mọc lên nhiều, trong đó Thăng Long có những chợ tấp nập nh chợ
Đông, chợ Tây, chợ Nam, Việc giao lu buôn bán trao đổi giữa các địa
phơng liên tục phát triển. Kiểu quy hoạch tự nhiên và quy hoạch chính trị - xã
hội đó tạo cho đô thị Thăng Long không có sự tách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Ngay bên trong lòng đô thị cũng có một bộ phận kinh tế nông nghiệp
gắn bó chặt chẽ với những xóm làng nông nghiệp xung quanh. Khu vực đông
bắc lấy sông Tô và sông Nhị làm giới hạn, và cũng là trung tâm thơng nghiệp
lớn nhất của Thăng Long thời đó. Cửa Đông mở trớc phố Hàng Buồm hiện còn

20
dấu vết Đông Môn đình (số 8 Hàng Cân) và Đông Môn tự (38B Hàng Đờng).
Vị trí này tập trung nhiều phố phờng, chợ bến, trung tâm là phờng Hà Khẩu,
chợ Đông, bến cảng cửa sông Tô (Hà Khẩu), ngợc lên trên là bến cảng Triều
Đông (dốc Hoè Nhai); cảnh tấp nập của một khu phố buôn bán sầm uất. Các
nghề thủ công nằm rải rác ở nhiều phố phờng, nhng tập trung đông vẫn là

khu đông và khu tây của thành Thăng Long. Các nghề dệt, nhuộm, gốm, sứ,
giấy, nghề làm đồ trang sức, mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, nghề nề mộc, v.v
Kết cấu tam trùng thành quách và kết cấu trong thành ngoài thị sớm
đợc định hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, từ một trung tâm chính trị, Thăng
Long đã phát triển thành một thành thị với những đặc điểm cấu trúc chung của
các thành thị phơng Đông thời trung đại. Thành thị đó có đợc thừa hởng
một số thành quả xây dựng trớc đó, nhng về cơ bản đợc quy hoạch, cải tạo
và xây dựng trên quy mô lớn từ thời Lý với t cách là Kinh đô của nớc Đại
Việt thống nhất, v cỏc thi sau tip tc phỏt trin.
Kinh ụ thi Lờ c m rng hn. Theo bản đồ Hồng Đức năm 1490,
Hoàng thành thời Lê bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý -
Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn sau này (nghĩa là rộng hơn
Hoàng thành thời Lý - Trần và tỉnh thành thời Nguyễn).
Tạm hình dung bố trí xây dựng Hoàng thành thời Lê nh sau: Chính giữa
Hoàng thành là điện Kính Thiên (1428) là nơi vua họp bàn với triều thần. Bên
phải là điện Chí Kính, bên trái là điện Vạn Thọ (1428). Trớc điện Kính Thiên
có điện Thị Triều là nơi các quan vào chầu vua. Ngoài điện Thị Triều là cửa
Đoan Môn, hai bên có cửa Đông Tràng An, Tây Tràng An ăn thông ra hai phía
đông tây trong Hoàng Thành. Phía đông Hoàng thành còn có khu Đông Cung là
nơi bố trí các cung điện của hoàng thái tử, phía trớc khu Đông Cung là khu
nhà Thái Miếu là nơi thờ tổ tiên của nhà vua. Khu phía tây Hoàng Thành có
nhiều hồ và núi bố trí các đài, đền miếu và vờn Thợng Lâm dùng làm nơi giải
trí thởng ngoạn. Năm 1497, vua Lê cho xây viện Đãi Lậu ngoài cửa Đại Hng
gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy 3 gian làm nơi các quan nghỉ, đợi giờ vào triều. Bên
trái dựng đình Quảng Văn làm nơi yết thị pháp lệnh của triều đình.
Năm 1466, vùng kinh s đặt thành phủ Trung Đô gồm 2 huyện: Quảng
Đức và Vĩnh Xơng. Năm 1469, Trung Đô đổi tên là phủ Phụng Thiên. Khu
dân c hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xơng chia làm 36 phờng, mỗi huyện
18 phờng. Quy hoạch 36 phố phờng của Kinh thnh bắt đầu từ đó. Có thể
xem quy hoạch 36 phờng là đặc trng của cấu trúc thành ụng Kinh (Thng

Long) thời Lê. (Tuy nhiên không đồng nhất với khái niệm 36 phố phờng dùng
hiện nay chỉ là khái niệm mang tính quy ớc gọi khu vực này là khu phố cổ).

21
Thời nhà Mạc, phạm vi Thành Thăng Long rộng hơn các thời trớc, bao
c toàn bộ khu Hồ Tây. Công cuộc xây dựng của Mạc Mậu Hợp đã ấn định vị
trí và diện mạo của Hoàng thành Thăng Long suốt từ cuối thế kỷ XVI đến cuối
thế kỷ XVIII.
Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng, thời Lý - Trần, Hoàng thành lệch về
phía tây (làng Ngọc Hà), sang thời Lê đã chuyển dần về phía đông. Một số
quan điểm lại cho rằng, Hoàng thành thời Lý - Trần và thời Lê đều cùng ở một
vị trí, và là khu vực của thành Hà Nội thời Nguyễn. Kinh thành vẫn là nơi nhân
dân và quan lại ở và ngày càng đợc mở rộng và luôn đợc tu sửa.



Bn gi nh v di chuyn v trớ t Tõy sang ụng
ca Thng Long - ụng ụ - H Ni
(Ngun: PGS Trn Hựng + KTS Nguyn Quc Thụng. Thng Long - H Ni 10 th
k ụ th húa. tr.56. NXB Xõy dng, HN, 1995).


+ Việc quy hoạch xây dựng và xây các công trình kiến trúc, trớc hết là
quần thể kiến trúc tại Kinh thành Thăng Long xa, đợc ghi chép khá phong
phú trong các nguồn th tịch cổ. Trong đó, phần lớn các sự kiện xây dựng, mở
rộng Kinh thành Thăng Long thời Lý, đều đợc ghi chép trong các bộ sử lớn
nh Việt sử lợc, Đại Việt sử ký toàn th; ghi chộp rừ nm xõy dng v v trớ
ca tng cụng trỡnh trong cu trỳc Kinh thnh, gm cỏc cung in, lu gỏc, i,
chựa thỏp, ỡnh quỏn, n miu, o ao h, p ng, p ờ, Thi Lý, nm
1010 xõy 8 in 3 cung v nhiu chựa, thỏp; cỏc i vua sau cũn xõy thờm


22
nhiu cung in na. Năm 1031, nhà vua bỏ tiền ra xây dựng 950 ngôi chùa,
quán. Riêng Hoàng hậu Linh Nhân, tc Nguyờn Phi Lan, trớc sau dựng đến
100 ngôi chùa. Năm 1129, triều đình mở hội khánh thành 84.000 ngôi bảo tháp
(bằng đất nung). Thời Trần có các cung điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ
(Thợng Hoàng ở), Thiên An (vua làm việc), Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng
(mở hội nghị ). Hoà vào các cung điện là một cảnh quan thiên nhiên đợc bố
trí lộng lẫy và xứng hợp nh các hồ, ngòi, vờn tợc, cầu cống, vờn bách thảo
bách thú, v.v Thời Lê sơ, Hoàng thành đợc tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ
XV đầu thế kỷ XVI. Điện Kính Thiên đợc xây ở trung tâm Hoàng thành. Một
số công trình cung điện trong Hoàng thành do bị phá huỷ đã dần dần sửa chữa,
xõy thêm nhiều cung điện mới nguy nga. Đời Lê Thánh Tông nhiều lần cho đắp
lại tờng thành Đại La kiên cố hơn, vòng thành thứ 2 chính thức gọi là Hoàng
thành. Các năm 1474-1500, sửa chữa xây dựng lại tờng phía tây và phía đông
Hoàng thành. Năm 1516, Hoàng thành đợc mở rộng thêm về phía đông, và
vòng thành trong cùng gọi là Cung thành hay Phợng thành cũng đợc mở rộng
vào năm 1490.
Còn rất nhiều các công trình khác, đời vua nào cũng xây thêm những
công trình mới. Năm 1521, vua Lê Tơng Dực giao Vũ Nh Tô xây dựng nhiu
cung in, trong ú cú cung hơn 100 nóc và khởi công làm Cửu Trùng đài,
nhng cỏc công trình này không hoàn thành đợc vì tao loạn do nhà Mạc c
ớp
ngôi nhà Lê.
Nhà Mạc lo tăng cờng hệ thống thành luỹ đề phòng cuộc tấn công của
quân Trịnh, năm 1588 cho đắp thêm 3 lần luỹ ngoài thành Đại La. Năm 1592,
quân Trịnh chiếm đợc Thăng Long và đã phá huỷ toàn bộ hệ thống thành luỹ
phòng vệ của nhà Mạc nên trong suốt thời gian dài đến năm 1749, Kinh thành
Thăng Long không có vòng thành ngoài. Nhng việc xuất hiện cụm kiến trúc
phủ Chúa là một nét mới trong kiến trúc cung đình ở Kinh thành.

T khi quõn Phỏp ỏnh chim Bc B v trong gn 70 nm chim gi
H Ni (1888-1954), ngi Phỏp ó phỏ hu gn nh ht cỏc cụng trỡnh xa
ca Thng Long - H Ni, tin hnh quy hoch li hon ton, chia khu xõy ph,
vn trờn a bn ca Thng Long c. Vi cỏch nhỡn khoa hc hin i, ngi
Phỏp ó to nờn mt H Ni m
i hn v kin trỳc cnh quan v cụng trỡnh xõy
dng, tuy nhiờn vn bỏm ly phong cnh t nhiờn nh sụng Hng, h Hon
Kim, h Tõy v cỏc h khỏc. Nhng cụng trỡnh ni bt nht lm p cho H
Ni c ngi Phỏp xõy dng nh cu Long Biờn, Nh Hỏt ln, nh Ngõn
hng ụng Dng, ph Ton quyn, Nh Th ln v nhiu nh th khỏc, ch
ng Xuõn, v rt nhiu bit th cho s quan v viờn chc cao cp ngi Phỏp
( khu vn
c dõn ta gi l ph Tõy), v nhiu bit th kiu Phỏp do viờn

23
chc cao cp ngi Vit xõy dng. Ngi Phỏp cng xõy dng tuyn ng st
xuyờn Vit i qua H Ni v 2 tuyn ng xe in t B H i 2 phớa ngoi
thnh nam - bc v i H ụng phớa tõy, lp nờn Bỏch tho v nhiu vn hoa
khỏc ri rỏc cỏc khu ph, mi ni cú mt v riờng. H thng ng ng cung
cp nc mỏy, v h thng cng thoỏt nc theo cỏc ng ph
c xõy dng
khỏ hon chnh cỏc ph ni thnh. Bờn cnh nhng cụng trỡnh kin trỳc v c
s h tng p ú, l nhng khu nh nhiu kiu ca dõn c, c nhiu khu nh
lỏ lp xp ca nhng ngi nghốo sng lam l ngay gn vi cỏc ph ca khu
ph Tõy. H Ni thi k ny c tỏch bit thnh 2 khu vc rừ rt: khu ph
Tõy núi chung l phn ni thnh thuc cỏc qun Ba
ỡnh v Hon Kim hin
nay, khu ph ta kộo di tip theo t phn ni thnh cũn li v phớa nam v
phớa tõy cho ra n ven ụ; cỏc lng lõn cn tuy gi l ngoi thnh nhng thc
s l nụng thụn thun tuý nh cỏc tnh khỏc.

Thi k di chớnh quyn nhõn dõn do ng Cng sn Vit Nam lónh
o (t 10/10/1954 n nay), trong nhng nm cho n 1990, din mo ca
Th ụ H Ni thay i gn nh khụng ỏng k, tuy phm vi n
i thnh c
m rng ra nhiu vựng trc õy l ven ụ v nhiu khu nh tp th (kiu
chung c 4-5 tng) c xõy dng nhiu khu vc. Ch t sau nm 1990 vi
thnh qu rừ rt ca ch trng i mi phỏt trin t nc, quy hoch phỏt
trin ca H Ni c nh hỡnh rừ hn, xõy dng nhiu nh cao tng xen ln
trong cỏc khu ni thnh v cỏc khu mi m, hỡnh thnh nhi
u khu dõn c ụ
th mi, nhõn dõn t u t xõy dng nh ca vi rt nhiu kiu kin trỳc khỏc
nhau, cỏc cu bc qua sụng Hng c xõy dng thờm, cú c nhng ng trờn
cao mt s nỳt giao thụng quan trng. Phm vi a gii ca ni thnh H Ni
c m rng gp 4-5 ln so vi 30-40 nm trc, v cú nhiu khu vc xõy
mi vi dỏng v ca nhng
ụ th hin i. Th ụ H Ni hin nay thc s b
th hn hn trc õy mi thi k.
+ Bố cục, kiến trúc của tổng thể các cung điện, dinh thự hay chùa đều
đợc hình thành từ sự phối hợp các công trình riêng lẻ. Trong bố cục tổng thể
có sự phân khu chức năng rõ ràng. Bố cục khu công trình thờng vuông vức, bố
cục theo trục dọc đối xứng. Các công trình xây dựng đều có kiểu dáng độc đáo
với đặc điểm chung là chắc chắn, luôn hoà hợp với thiên nhiên ngoại cảnh, các
ngôi chùa bố cục theo những hình vuông vắn, cân xứng.
Các kiến trúc truyền thống tiêu biểu, lâu đời nhất thời Lý - Trần ở Thăng
Long còn lu lại đến ngày nay hoặc đợc nhắc nhiều trong sử sách, đợc xây
dựng nh là thuộc quần thể cung điện là: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên. Vết
tích ca thỏp còn lại ngy nay gồm 3 cấp trải rộng trên diện tích dài gần 120m,
rộng gần 70m; cao vài mơi trợng, khoảng trên 60m, gồm 12 tầng. Tháp rất

24

cao nên ngời thời đó coi là một công trình tiêu biểu của Thăng Long. Các đền
Quán Thánh, Voi Phục, Bạch Mã, là các công trình quy mô lớn có từ thời kỳ
này. Các ngôi chùa đều gắn liền với sự phát triển của cây tháp, đây là đặc điểm
quan trọng trong bố cục công trình. Trong tổng thể chung của công trình, cây
tháp là kiến trúc chính của toàn cảnh chùa, mỗi tháp đều có dáng vẻ và ý nghĩa
khác nhau. Chựa Mt Ct l cụng trỡnh cú kin trỳc p, c ỏo c v t tng
trit lý v hỡnh tng, vn l mt biu tng c trng cho Thng Long - H
Ni. Khuờ Vn cỏc Vn Miu - Quc T Giỏm, Ct C c xõy dng thi
Nguyn, cng l nhng di tớch lm tụn giỏ tr truyn thng uy nghi linh thiờng
ca t ngn nm vn hin ny.
ỏng tic l hu ht cỏc cụng trỡnh p b
th Thng Long xa tng c mụ t trong s sỏch, u ó khụng cũn, do b
nn binh ao trong bao nhiờu ln nhiu thi k tn phỏ, do thiờn tai lt li
hu hoi, do cỏc vua nh Nguyn cho thỏo d chuyn lm vt liu xõy dng
cỏc cụng trỡnh Kinh ụ Phỳ Xuõn, do ngi Phỏp phỏ hu xõy dng H
Ni mi. Tuy nhiờn, cỏc du tớch cụng trỡnh v cỏc loi vt liu xõy d
ng phỏt
l c khu vc kho c 18 Hong Diu cho thy mt phn nh ca du vt
Hong Thnh xa, ó cho chỳng ta nhng bt ng v s b th, tớnh khoa hc
v ngh thut trong b trớ v xõy dng cỏc cụng trỡnh, v chỳng ta rt i t
ho v tm vúc kin thc v ti ngh ca cỏc bc tin nhõn bao i.
Cỏc cụng trỡnh tiờu biu ca thi Phỏp chim úng l Nh Hỏt ln, nh
Ngõn hng
ụng Dng, ph Ton quyn, cu Long Biờn, nhng to nh bit
th kiu Phỏp ri rỏc nhiu ph, l ng xe in, l Bỏch tho v mt s
vn hoa p nh vn hoa con cúc trc ca nh Ngõn hng ụng Dng.
Thi k hin nay, cú rt nhiu cụng trỡnh xõy mi cú th c k l
nhng cụng trỡnh tiờu biu, nh Lng Ch tch H Chớ Minh vi nhng cụng
trỡnh ph tr, cỏc khi nh 17 t
ng v cỏc khu dy nh nhiu tng, hng trm

cao c lm tr s ngõn hng - khỏch sn - trung tõm thng mi, cu Thng
Long v cỏc cu mi bc qua sụng Hng, khu liờn hp th thao, trung tõm hi
ngh quc gia, cỏc to nh ca cỏc trng i hc v vin nghiờn cu, nhiu
cụng viờn ln, nhiu khu cụng nghip mi. K c nhng cụng trỡnh u t xõy
dng li cỏc cụng trỡnh c nh Vn Miu Quc T Giỏm, khu vc Hong
thnh, cỏc khu ph
c, cng cú nhiu c trng ỏng c k l tiờu biu
cho phỏt trin ca Th ụ nhng nm thc hin cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ.
K thut xõy dng cụng trỡnh v sn xut vt liu xõy dng:
+ Các thể loại kiến trúc gồm có thành trì và các cung điện, dinh thự của
vua quan phong kiến, các nhà ở của các sĩ phu, nhà ở của dân c nông nghiệp,
thủ công nghiệp. Đặc biệt kiến trúc chùa Phật cực kỳ hng thịnh. Quy mô các

×