BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KIỀU XUÂN TRƯỜNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM XỬ LÝ VA CHẠM
HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI TÒA NHÀ CHUNG CƯ FPT
PLAZA 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KIỀU XN TRƯỜNG
KHĨA: 2020-2022
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ BIM XỬ LÝ VA CHẠM
HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI TÒA NHÀ CHUNG CƯ
FPT PLAZA 2
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình.
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ ANH DŨNG
Hà Nội – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KIỀU XN TRƯỜNG
KHĨA: 2020-2022
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ BIM XỬ LÝ VA CHẠM
HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI TÒA NHÀ CHUNG CƯ
FPT PLAZA 2
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình.
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ ANH DŨNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2022
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cơ Khoa Sau
đại học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hồn thành khóa học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. LÊ ANH DŨNG, thầy đã tận
tình trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tơi những
góp ý q báu để hồn chỉnh Luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện Luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế
và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ cùng các bạn đồng
nghiệp!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Kiều Xuân Trường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Kiều Xuân Trường
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
* Cấu trúc luận văn: ..................................................................................... 4
NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM ............................... 5
1.1.Giới thiệu chung .............................................................................. 5
1.1.1.Giới thiệu BIM ............................................................................... 5
1.1.2.Tình hình ứng dụng công nghệ BIM trên thế giới và Việt Nam.... 6
1.2.Ý nghĩa của ứng dụng BIM trong xây dựng............................... 11
1.2.1.Đối với Chủ đầu tư ....................................................................... 11
1.2.2.Đối với đơn vị tư vấn thiết kế: ..................................................... 11
1.2.3.Đối với nhà thầu thi công: ............................................................ 12
1.2.4.Đối với đơn vị quản lý dự án ....................................................... 13
1.2.5.Đối với đơn vị quản lý vận hành, bảo trì cơng trình .................... 14
1.3.Những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ BIM ở Việt
Nam hiện nay........................................................................................14
1.3.1.Về mặt con người ......................................................................... 14
1.3.2.Về mặt kỹ thuật, công nghệ. ....................................................... 16
1.3.3.Về mặt tổ chức, pháp lý ............................................................... 17
1.4.Giới thiệu về dự án FPT Plaza 2 ................................................. 18
1.4.1.Vị trí địa lý và chỉ tiêu quy hoạch ................................................ 20
1.4.2.Những đặc điểm kỹ thuật của cơng trình ..................................... 20
1.5.Hạn chế công tác quản lý dự án tại các dự án tại Việt Nam nói
chung và dự án FPT nói riêng. .......................................................... 24
1.5.1.Hạn chế công tác quản lý thiết kế. ............................................... 24
1.5.2.Hạn chế trong công tác quản lý thi công...................................... 26
1.6.Những cơng trình dự án đã áp dụng BIM ở Việt Nam.............. 28
1.6.1.Dự án Khu chung cư thương mại Cao tầng (CALLA
APARTMENT Quy Nhơn) .................................................................. 28
1.6.2.Dự án Nguyễn Bỉnh Khiêm Tây Hồ. ........................................... 32
1.6.3.Dự án Landmark 81 ..................................................................... 34
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ KHI ỨNG DỤNG
BIM TRONG XÂY DỰNG. ....................................................................... 37
2.1.Cơ sở khoa học của ứng dụng BIM trong xây dựng.................. 37
2.1.1.Công nghệ CAD 2D thông thường ............................................ 37
2.1.2.Cơng nghệ mơ hình CAD 3D ....................................................... 38
2.1.3.So sánh q trình làm việc giữa cơng nghệ BIM và công nghệ
CAD 2D hiện nay. ................................................................................. 39
2.1.4.Phân loại xung đột ........................................................................ 40
2.1.5.EIR, BEP ...................................................................................... 42
2.2.Cơ sở pháp lý ứng dụng công nghệ BIM trong xử lý va chạm hồ
sơ thiết kế tại tòa nhà FPT Laza 2. .................................................... 43
2.3.Thuận lợi khi áp dụng BIM tại dự án tòa nhà chung cư FPT
Plaza 2. ……………………………………………………………..53
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM XỬ LÝ VA
CHẠM HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI TÒA NHÀ CHUNG CƯ FPT PLAZA 2
....................................................................................................................... 57
3.1.Lập hồ sơ yêu cầu thông tin của Chủ đầu tư – EIR .................. 57
3.1.1.Tóm tắt nội dung .......................................................................... 57
3.1.2.Các yêu cầu chung. ...................................................................... 59
3.1.3.Các quy ước bổ sung (áp dụng cho tất cả các nhà thầu) .............. 62
3.1.4.Vai trò và trách nhiệm .................................................................. 66
3.1.5.Cuộc họp điều phối (áp dụng cho tất cả các nhà thầu) ................ 68
3.2.Lập kế hoạch triển khai BIM – BEP ............................................... 71
3.3.Quy trình Ứng dụng cơng nghệ BIM xử lý va chạm hồ sơ thiết kế
tại tòa nhà Chung cư FPT Plaza 2. .................................................... 72
3.3.1.Đề xuất quy trình.......................................................................... 73
3.3.2.Chia các cặp xung đột. ................................................................. 76
3.3.3.Kiểm tra xung đột......................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 79
Kết luận:............................................................................................... 79
Kiến nghị: ............................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt
BIM
Nội dung
Building Information Modeling
(Mơ hình thơng tin cơng trình)
BQLDA
CĐT
Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư
ĐVTV
Đơn vị tư vấn
CTXD
Cơng trình xây dựng
DA
Dự án
DAXD
Dự án xây dựng
ĐVTC
Đơn vị thi công
QLDA
Quản lý dự án
TVTK
Tư vấn thiết kế
QLTC
Quản lý thi công
MEP
Bộ môn cơ, điện nước
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng, biểu
Trang
bảng, biểu
Bảng 2.1
Một số ứng dụng BIM
46
Bảng 2.2
Nội dung đề cương công việc tư vấn BIM
51
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Tên hình
Sự liên kết mơ hình BIM với các đơn vị
Trang
05
của dự án
Hình 1.2
Sơ đồ tổng quát về BIM
06
Hình 1.3
Phối cảnh 3D mặt trước của Tồ nhà
18
chung cư FPT PLAZA 2.
Hình 1.4
Phối cảnh 3D mặt sau của Toà nhà
19
chung cư FPT PLAZA 2.
Hình 1.5
Phối cảnh 3D trên mái của Tồ nhà
19
chung cư FPT PLAZA 2.
Hình 1.6
Mơ hình Dự án Khu chung cư thương
27
mại Cao tầng (CALLA APARTMENT
Quy Nhơn)…
Hình 1.7
Phối cảnh dự án Nguyễn Bỉnh Khiêm Tây
32
Hồ
Hình 1.8
Mơ hình BIM –Kiến Trúc - kết cấu vị trí
33
xung đột thiết kế Dự án Nguyễn Bỉnh
Khiêm Tây Hồ.
Hình 1.9
Mơ hình BIM tịa nhà Landmark 81
34
Hình 1.10
Hình ảnh thực tế thi cơng và trong mơ
35
hình BIM của dự án Landmark 81
Hình 2.1
Các loại xung đột chính
41
Hình 3.1
Bảng phân cấp xung đột trong Glue
65
Hình 3.2.
Biểu đồ quy trình phối hợp BIM phát hiện,
xử lý xung đột va chạm
75
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng phát triển, kéo theo những sản phẩm
cơng nghệ mang tính chất đột phá, thay đổi hồn tồn các khái niệm, cách làm,
quy trình truyền thống và đặc biệt áp dụng trong ngành kỹ thuật xây dựng.
Theo các phương pháp truyển thống khi bắt đầu xây dựng một cơng trình,
thơng thường người thực hiện chỉ làm việc một cách rời rạc, độc lập qua các
công đoạn thiết kế. các bộ môn: Kiến trúc, kết cấu, cơ điện nước,… của nhà
thầu tư vấn, nhà thầu thi công sẽ triển khai các bản vẽ shop drawings, bản vẽ
hồn cơng, … rất nhiều công đoạn. Công cụ phổ thông nhất là AutoCad để thể
hiện hoàn thành các bản vẽ của từng bộ mơn mà có rất ít sự liên kết với nhau
dẫn đến xảy ra nhiều sai sót, khơng khớp thông tin xảy ra thường xuyên và tất
yếu. Không chỉ gây mất thời gian, nhân công, ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà
cịn gây lãng phí vật tư và chi phí của Chủ Đầu Tư (CĐT).
Những năm đầu thế kỷ 70, một công nghệ mới với thuật ngữ là Building
Information Model (BIM) đã xuất hiện trong ngành công nghiệp xây dựng, đó
là cơng nghệ sử dụng mơ hình ba chiều để tạo ra, phân tích và truyền đạt thơng
tin của cơng trình.
Ngay từ giai đoạn ban đầu, BIM đã được xem như là một công cụ hiệu
quả trong việc quản lý và chia sẻ thông tin giữa CĐT và Tư vấn thiết kế
(TVTK), Nhà thầu thi công (NTTC). Sử dụng BIM để quản lý và chia sẻ thông
tin về cơng trình giúp tăng cường sự cộng tác, phối hợp giữa các thành viên của
dự án, do đó sẽ đảm bảo các tiêu chí chi phí, tiến độ và chất lượng. Ngồi ra,
việc mơ phỏng các thơng tin cơng trình thành một mơ hình cũng nhằm dự đốn
các sai khác xung đột có thể xảy ra khi tiến hành thi công thực tế trên công
trường sẽ giúp ta hạn chế rủi ro cố hữu.
2
Để đảm bảo sự thành công của dự án và đám ứng được các yêu cầu khắt
khe của CĐT, các dự án xây dựng cần có một quy trình quản lý chặt chẽ, gọn
gàng bằng một phương tiện chia sẻ, liên kết thơng tin nhanh chóng, đồng thời
của tất cả các đơn vị tham gia dự án. Vì vậy, mơ hình thơng tin cơng trình BIM
với mơ hình 4D tích hợp đầy đủ thơng tin, cùng với một quy trình quản lý phối
hợp sẽ giúp đơn vị quản lý dự án có một cái nhìn trực quan về các q trình dự
án và tìm ra cũng như giải quyết kịp thời những xung đột xảy ra.
Đề tài được thực hiện với mong muốn giúp đơn vị quản lý dự án cũng như
CĐT, nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng có thêm thơng tin về một quy trình phối
hợp mới được áp dụng trong quá trình quản lý dự án và các lợi ích mà nó mang
lại, đồng thời cho thấy những khó khăn vấp phải cũng như việc cần thực hiện
để ứng dụng thành công công nghệ BIM vào trong dự án cụ thể. Từ đó, sẽ có
những kế hoạch, biện pháp cũng như có những chuẩn bị thích hợp hoặc xem
xét cẩn thận trước khi quyết định áp dựng cơng nghệ mới này. Bên cạnh đó yếu
tố thành cơng cho việc áp dụng công nghệ BIM vào và quản lý dự án tìm được
trong nghiên cứu này sẽ có thể là thông số đầu vào cho một nghiên cứu ứng
dụng khép kín cho một dự án xây dựng từ giai đoạn thiết kế kiến trúc đến giai
đoạn thi công, hồn thành dự án xây dựng mơ hình BIM
* Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra một quy trình phối hợp BIM để phát hiện
xung đột va chạm trong thiết kế bản vẽ thi công.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ BIM xử lý va chạm hồ sơ
thiết kế tại tòa nhà Chung cư FPT Plaza 2.
3
Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng một số công cụ BIM cho đơn vị quản lý dự
án trong việc tạo lập quy trình quản lý chung q trình thi cơng, kiểm soát thiết
kế phát hiện các xung đột trong thi cơng của một cơng trình xây dựng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu phương pháp quản lý thiết kế và thi công ở Việt Nam hiện nay,
từ đó nêu ra ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp.
+ Nghiên cứu các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và thực tiễn của ứng dụng
công nghệ BIM trong công tác điều phối, phối hợp và phát hiện xung đột
trong quản lý thiết kế và thi công.
- Phương pháp thực hành thực tiễn:
Qua một dự án cụ thể, thực hiện trình tự các bước lập một quy trình quản lý
phối hợp BIM giữa các Nhà thầu thi công và đơn vị Tư vấn Quản lý dự án
bao gồm:
+ Xây dựng, thành lập một tiêu chỉ kỹ thuật BIM chung của dự án.
+ Lập và duy trì một trang web, một địa chỉ truy cập chung, từ đó các Nhà
thầu thiết kế và thi cơng có thể tải thông tin, bổ sung thông tin, sửa chữa
thông tin mơ hình dự án, và được quản lý bởi đơn vị Tư vấn Quản lý dự án.
+ Đưa ra các yêu cầu chung dành cho các Nhà thầu như: Yêu cầu đối với
công cụ làm việc (Các phần mềm), điều phối viên BIM, hồ sơ đệ trình, …
+ Xác định vai trò, trách nhiệm của từng Nhà thầu.
+ Kiểm tra xung đột không gian giữa các cấu kiện công trình giữa các bộ
phận của hệ thống để cảnh báo sớm tới tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã đưa ra những lợi ích mà mơ hình BIM khi áp dụng vào q trình
quản lý thi cơng trong việc rà sốt các xung đột khơng gian hạn chế lãng phí về
thời gian, kinh tế và con người.
4
- Luận văn cũng nêu được ra trình tự các bước phối hợp BIM trong công
tác quản lý thiết kế thi cơng các cơng trình xây dựng tại Việt Nam.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ BIM
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý khi ứng dụng BIM trong xây dựng.
- Chương 3: Ứng dụng công nghệ BIM xử lý va chạm hồ sơ thiết kế tại tòa
nhà Chung cư FPT Plaza 2
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Giới thiệu BIM [4]
BIM là viết tắt của Building Information Modeling (hay Building
Information Model) - Mơ hình thơng tin cơng trình, là q trình tạo lập và sử
dụng mơ hình thơng tin trong các giai đoạn thiết kế, thi cơng và vận hành cơng
trình. BIM được hình thành từ nhu cầu nâng cao năng suất của ngành xây dựng
vốn bị tụt hậu xa so với các ngành công nghiệp khác và được thúc đẩy bởi sự
phát triển của ngành cơng nghệ máy tính
Hình 1.1. Sự liên kết mơ hình BIM với các đơn vị của dự án [4]
Khơng chỉ đơn giản là một mơ hình đa chiều, BIM cịn là quy trình tạo lập
và sử dụng mơ hình thông tin trong các khâu thiết kế, xây dựng và vận hành
của cơng trình. BIM đóng vai trị như một cơ sở dữ liệu xun suốt vịng đời
của cơng trình, BIM là mối quan hệ logic về mặt không gian, kích thước, số
lượng, vật liệu và các đặc tính của từng bộ phận của cơng trình.
6
Với khả năng hợp nhất kết hợp thông tin các bộ phận, công đoạn khiến
BIM ngày trở thành một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để tối ưu hóa
việc thiết kế và thi cơng cơng trình.
Hình 1.2. Sơ đồ tổng qt về BIM [9]
Mơ hình hóa thơng tin (BIM) không chỉ là một sản phẩm hay phần mềm.
Mà là một quy trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mơ hình thơng tin cơng trình
cả vịng đời dự án.
1.1.2. Tình hình ứng dụng cơng nghệ BIM trên thế giới và Việt Nam [6] [14]
[16] [18]
a, Tình hình ứng dụng công nghệ BIM trên thế giới:
Hầu hết tại các nước đã ứng dụng BIM, chính phủ đều nhận thức được sự
cần thiết của BIM trong quản lý xây dựng nên đã nhanh chóng thành lập các tổ
chức phát triển BIM quốc gia để nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn và lộ
trình để đảm bảo sự thành cơng cho việc áp dụng BIM ở quốc gia mình. Phần
dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu một số bài học tại một số nước đi đầu trong việc
áp dụng BIM vào ngành xây dựng.
Tại Mỹ, Hội đồng dự án BIM (United States™ Project Committee) đã
được thành lập ngay từ 2008 nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM theo từng ngành,
7
từng bang và trên cả nước, đồng thời công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM
(National BIM Standard). Đến nay tiêu chuẩn này đã ngày một hoàn thiện và
chuẩn bị công bố phiên bản 3 (NBS-version 3).
Tại Anh, chiến lược phát triển ngành xây dựng được chính phủ Anh đề ra
vào năm 2011 với mục tiêu giảm 33% chi phí các dự án sử dụng vốn đầu tư
công vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Anh thành lập Hội
thúc đẩy và thực hiện BIM (Client BIM Mobilization and Implementation)
nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia ứng dụng BIM trong các dự án
và hướng tới mục tiêu đưa Vương quốc Anh dẫn đầu về cơng nghệ BIM.
Đồng thời, chính phủ Anh cơng bố chiến lược và lộ trình áp dụng BIM
trong đó có áp dụng thử ở một số dự án công vào năm 2012. Việc đẩy mạnh sự
áp dụng rộng rãi của BIM sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2013-2015 và
hướng đến việc đảm bảo tất cả các dự án đầu tư cơng có vốn từ 5 triệu bảng sẽ
ứng dụng BIM ở từng giai đoạn phù hợp vào năm 2016.
Tại Pháp, Bộ Nhà ở đã chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng BIM cho các cơng
trình nhà ở với lộ trình bắt đầu từ 2014 với ngân sách 20 triệu euro cho 3
năm.
Tại Nhật Bản, Bộ đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) đã xây
dựng hướng dẫn về BIM cho xây dựng cơng trình dân dụng ở và hạ tầng kỹ
thuật trong đó hướng dẫn về BIM cho cơng trình dân dụng đã được ban hành
cịn hướng dẫn về BIM cho hạ tầng kỹ thuật đang được dự thảo và dự kiến ban
hành vào năm 2016.
Singapore có tiêu chuẩn quốc gia và lộ trình ứng dụng BIM rõ ràng từ rất
sớm. Chính phủ Singapore thành lập Ban chỉ đạo BIM bao gồm: Bộ phận hướng
dẫn thực hiện BIM, Bộ phận pháp lý và hợp đồng và Hiệp hội các nhà quản lý
BIM. Ban chỉ đạo này có nhiệm vụ phát triển những tiêu chuẩn và các nguồn
lực hỗ trợ BIM để tạo điều kiện hợp tác sử dụng BIM. Đồng thời tư vấn những
8
lĩnh vực cần thiết có thể tiến hành BIM hiệu quả ở cấp độ công ty, dự án hay
cả ngành xây dựng. Tháng 5 năm 2012, cùng với Bộ Xây dựng và Công
nghiệp, Ban chỉ đạo BIM Singapore đã công bố tiêu chuẩn BIM của Singapore
là căn cứ hướng dẫn ứng dụng BIM và chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của các
bên tham gia khi ứng dụng BIM ở các giai đoạn của dự án. Tháng 8 năm 2013,
phiên bản 2 của bộ tiêu chuẩn BIM của Singapore được công bố thay thế cho
phiên bản 1.
Trung Quốc đã lập cổng thông tin điện tử về BIM vào năm 2008 nhằm
thúc đẩy sự phát triển của BIM trong ngành Xây dựng. Trong khoảng thời gian
này, nhiều cuộc hội thảo, seminar, trao đổi về BIM được tổ chức với sự tham
gia của tất cả các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, nhà nghiên cứu và chính
phủ. Bộ Nhà ở, Phát triển đô thị và nông thôn Trung Quốc (MOHURD) xác
định việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Hiện nay, Trung Quốc đã có tiêu chuẩn
quốc gia về BIM. Trong hướng dẫn triển khai BIM có quy định tất cả các dự
án có giá trị từ 16 triệu USD trở lên phải áp dụng BIM vào năm 2017 và đến
năm 2020.
Tại một vài nước khác, Hàn Quốc xây dựng lộ trình BIM từ 2012 do Bộ
Đất đai, Hạ tầng, Giao thơng chủ trì với quy định: cuối năm 2014 phải sử dụng
BIM cho dự án hạ tầng mới có tổng mức đầu tư trên 50 triệu USD; Phillipines
và Indonesia đang tiến hành đánh giá dự án thí điểm BIM và nghiên cứu bắt
buộc áp dụng BIM cho các dự án công của Cơ quan về đường cao tốc và các
cơng trình cơng (DPWH) đối với Phillipine và Cơ quan về các cơng trình công
(PU) đối với Indonesia; Niu Di Lân đẩy mạnh áp dụng BIM thực hiện dưới sự
chỉ đạo của Hội đồng triển khai được thành lập vào 02/2014 và được hỗ trợ tài
chính từ Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm.
b, Tình hình ứng dụng BIM ở Việt Nam hiện nay [6]
9
Tại Việt Nam, khái niệm BIM được biết đến thông qua mạng lưới kiến
trúc sư, kỹ sư làm việc cho một số cơng ty tư vấn nước ngồi, chủ yếu trong
lĩnh vực tư vấn thiết kế. Sau đó, nhiều nhà thiết kế Việt Nam tập hợp nhau lại
thành các nhóm trên các diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các phần
mềm cơng cụ và quy trình trong BIM như Câu lạc bộ Revit Hà Nội, cộng đồng
BIM Việt Nam…Các trao đổi của họ chủ yếu xoay quanh các thao tác trong
phần mềm chứ chưa hướng đến các giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng BIM một
cách có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam như
VNCC, Hịa Bình, Conteccons,… đã đầu tư mạnh mẽ vào BIM: đầu tư vào
trang thiết bị, phần mềm; đào tạo nhân lực tuyển dụng nhân viên có trình độ và
hiểu biết BIM sau đó tiếp tục triển khai BIM vào những cơng trình thực tế như:
Landmark 81(nhà thầu Conteccons), Viettinbank Tower (Nhà thầu Hịa Bình),
Khu nhà ở CT1, CT3 khu đô thị Kiến Hưng (Nhà thầu tư vấn thiết kế VNCC),…
Ngày 22/12/2016, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 2500/QĐ- TTg
phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thơng tin cơng trình (BIM) trong hoạt động
xây dựng và quản lý vận hành cơng trình. Quyết định 2500/QĐ-TTg đã đưa ra
nội dung công việc và tiến độ áp dụng BIM từ năm 2017 đến 2020, cũng như
các chỉ đạo cho các cơ quan ban ngành phối hợp quản lý, xây dựng hành lang
pháp lý, các hướng dẫn về BIM, các tiêu chuẩn quốc gia, triển khai thực hiện
các nhiệm vụ.[8]
Ngày 11/10/2017, Bộ xây dựng ra Quyết định số 1057/QĐ-BXD cơng bố
hướng dẫn tạm thời áp dụng mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong giai đoạn
thí điểm.[9]
Tháng 4/2018, Ban chỉ đạo BIM Bộ Xây Dựng phối hợp với công ty
Autodesk tổ chức hội thảo “Triển khai áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình
BIM trong hoạt động xây dựng và vận hành cơng trình”. Đây là diễn đàn để các
10
nhà quản lý, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng
chia sẻ những bài học kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai áp dụng BIM
theo đúng định hướng của Chính phủ. Việc áp dụng BIM trong ngành xây dựng
được đánh giá sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong hoạt
động đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cơng trình. Từ năm 2021 trở đi, triên
cở sở tổng kết, đánh giá áp dụng BIM, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư,
Hướng dẫn cụ thể áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý
vận hành công trình.
Bộ Xây Dựng trong năm 2018 cũng có nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng BIM vào thực tế xây dựng ở nước ta theo
đúng lộ trình: Năm 2021 áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và
quản lý vận hành công trình.
Ngày 02/4/2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 348/QĐ-BXD về
việc công bố Hướng dẫn chung áp dụng Mô hình thơng tin cơng trình (BIM).
Theo đó, Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) là việc sử dụng các tiến bộ của
cơng nghệ thơng tin đề số hóa các thơng tin của cơng trình thể hiện thơng qua
mơ hình khơng gian ba chiều nhằm hỗ trợ thiết kế, thi công, quản lý vận hành
cơng trình. Hướng dẫn chung áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) do
Viện Kinh tế xây dựng tổ chức biên soạn, Bộ Xây dựng công bố trong khn
khổ Đề án áp dụng mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong hoạt động xây
dựng và quản lý vận hành cơng trình theo Quyết định số 2500/QĐ-TTg. Bên
cạnh đó, mục tiêu áp dụng BIM cho dự án được xác định từ lợi ích của việc sử
dụng mơ hình BIM, trong giai đoạn hiện nay, những lợi ích cơ bản của việc
ứng dụng Mơ hình thơng tin cơng trình gồm: Mơ hình hóa để thể hiện trực
quan, giúp các thành viên tham gia dự án hiểu rõ khi thảo luận, phân công
nhiệm vụ; Hiệu quả của việc chia sẻ thông tin bằng định dạng kỹ thuật số; Phát
hiện, kiểm sốt các lỗi xung đột gữa các bộ mơn thiết kế;…[10]
11
1.2.
Ý nghĩa của ứng dụng BIM trong xây dựng
1.2.1. Đối với Chủ đầu tư [4]
BIM cung cấp cái nhìn trực quan hỗ trợ rất tốt trong quá trình lựa chọn
phương án đầu tư, phương án thiết kế, xác định kế hoạch vốn phù hợp với kế
hoạch triển khai; giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc xem xét và ra quyết định
thơng qua các thơng tin được tích hợp sẵn trong mơ hình;
Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột
ngoài ý muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc từ việc không phù hợp giữa thiết
kế và thi cơng) và qua đó cũng góp phần tiết kiệm chi phí cho dự án;
Cơ sở dữ liệu thông tin BIM sử dụng rất hiệu quả trong việc xây dựng báo
cáo vận hành, phân tích và báo cáo việc sử dụng khơng gian, tối ưu hóa chi phí
vận hành.
1.2.2. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế: [4]
Với việc cơng trình được mơ phỏng qua hình ảnh mơ hình 3 chiều trực
quan sẽ tạo thuận lợi cho việc thuyết trình, đánh giá, lựa chọn giải pháp thiết
kế có hiệu quả;
Việc áp dụng BIM góp phần tăng năng suất, chất lượng thiết kế, thuận lợi
trong việc điều chỉnh thiết kế và hạn chế được sai sót trong q trình thực hiện:
Do có sự phối hợp đồng thời của các bộ môn thiết kế, các thông tin thiết kế
được hiển thị trực quan nên việc dùng BIM sẽ tăng chất lượng thiết kế, giảm
đáng kể mâu thuẫn giữa thiết kế tại văn phịng và triển khai thi cơng ngồi hiện
trường. Các thiết kế thực hiện thơng qua BIM khi có điều chỉnh ở bộ phận thiết
kế này, thì thông tin thay đổi sẽ hiển thị trên đối tượng đó ở bộ phận thiết kế
khác, qua đó việc điều chỉnh thiết kế được thực hiện nhanh chóng;
Cơng tác đo bóc khối lượng và lập dự tốn chi phí của cơng trình được
thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác: việc sử dụng mơ hình thơng tin
12
cơng trình ở định dạng 3D, kèm theo đó là tích hợp phần mềm đo bóc khối
lượng nên việc đo bóc khối lượng cơng trình được thực hiện một cách tự động.
Với cơ sở dữ liệu về giá phù hợp, việc xác định chi phí xây dựng cơng trình sẽ
được rút ngắn đáng kể. Tiện ích này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn thiết
kế của dự án, khi các thiết kế thường xuyên thay đổi, chủ đầu tư rất cần các
thơng tin một cách nhanh chóng để kịp thời đưa ra quyết định lựa chọn phương
án;
Thuận lợi trong việc phân tích mức độ sử dụng năng lượng của các phương
án thiết kế, qua các công cụ hỗ trợ, góp phần hướng thiết kế bền vững với mơi
trường. Việc các thơng tin tích hợp trong BIM, cho phép các nhà thiết kế tính
tốn được nhu cầu sử dụng năng lượng của phương án thiết kế thông qua các
công cụ có thể tích hợp như QUEST và tích hợp các tiêu chuẩn thiết kế xanh
như LEED hay LOTUS để đánh giá tính bền vững của cơng trình. Từ đó có thể
thay đổi phương án thiết kế nếu cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí cho dự
án;
Việc ứng dụng quy trình BIM trong các doanh nghiệp tư vấn thiết kế nước
ta hiện nay cũng sẽ từng bước tạo tác phong làm việc theo nhóm, xây dựng mơi
trường làm việc chuyên nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập với thế giới.
Việc sử dụng dữ liệu, lưu trữ và trao đổi dựa trên cơng nghệ điện tốn đám
mây giúp các nhóm làm việc khác nhau về địa điểm phối hợp với nhau để thiết
kế, chuyển giao sản phẩm và lưu trữ thuận tiện hơn.
1.2.3. Đối với nhà thầu thi công: [4]
Sử dụng mơ hình BIM giúp các nhà thầu xây lắp hạn chế sai sót trong việc
triển khai bản vẽ thiết kế đến tổ chức thực hiện;
Mơ hình thơng tin cơng trình cũng được sử dụng làm cơ sở để nhà thầu
xây dựng phương án thi cơng, bố trí nguồn lực, phối hợp công việc trong các
giai đoạn thi công khác nhau nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực của Nhà
13
thầu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công.
Việc áp dụng BIM giúp nhà thầu phát hiện và lường trước các khó khăn
trong q trình thi cơng ngay từ giai đoạn tiếp cận hồ sơ thiết kế để đưa ra
phương án thực hiện cho phù hợp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các dự
án có điều kiện thi cơng khó khăn hoặc yêu cầu kỹ thuật cao. Dựa vào tính trực
quan của mơ hình BIM và các thơng tin tích hợp đầy đủ, nên những “xung đột”
giữa các kết cấu hoặc giữa các bộ phận cơng trình được hiển thị rõ trên mơ
hình, từ đó các kỹ sư đề ra được phương án phù hợp để giải quyết những “xung
đột” đó.
Mơ hình thơng tin cơng trình hồn thiện có khả năng cung cấp thông tin
về các loại vật liệu ngay tại giai đoạn thiết kế như khối lượng, thông số kỹ thuật,
và thuộc tính. Những thơng tin đó có thể được sử dụng cho việc mua bán vật
liệu từ các nhà cung cấp và nhà thầu phụ.
Mơ hình thơng tin cơng trình có thể được dùng nền tảng cho các cấu kiện
chế tạo sẵn. Giải pháp này đã được sử dụng rất thành công cho các cấu kiện bê
tông chế tạo sẵn, các lỗ mở cửa và chế tạo sẵn các tấm kính. Nó cho phép các
nhà cung cấp có thể phối hợp trên mơ hình, để phát triển chi tiết cần thiết cho
chế tạo sẵn.
1.2.4. Đối với đơn vị quản lý dự án [4]
BIM cung cấp công cụ để lên kế hoạch toàn diện và nâng cao khả năng
điều hành, quản lý đối với cả vòng đời dự án ở trình độ cơng nghệ tiên tiến;
BIM cung cấp cho ban quản lý dự án một mơ hình trực quan, cùng với các
yếu tố tích hợp như tiến độ thi công, biểu đồ nhân công, biểu đồ phát triển giá
thành cơng trình… giúp cho ban quản lý thực hiện cơng việc một cách dễ dàng
và có sự chuẩn bị tốt về huy động nguồn vốn, theo dõi kế hoạch nhân lực hay
các kế hoạch tổ chức thi cơng ngồi cơng trường, kiểm sốt chi phí trong q
trình thực hiện;
14
BIM là cơ sở để Ban quản lý dự án điều phối việc phối hợp thực hiện dự
án giữa các nhà thầu và các đơn vị liên quan; giúp xử lý và lường trước các tình
huống có thể xảy ra tại công trường.
Việc ứng dụng BIM thông qua việc tiêu chuẩn hóa tất cả các cơng đoạn
thực hiện, cách thức chuyển giao dữ liệu… bằng các hướng dẫn, quy định, các
file mẫu. Trong đó, các quy trình dễ được kiểm soát xuyên suốt nhờ ứng dụng
chặt chẽ các tiến bộ cơng nghệ thơng tin, phần mềm. Nhờ đó các Ban quản lý
dự án sẽ theo dõi, giám sát việc thực hiện thiết kế, thi cơng thuận lợi hơn, chính
xác hơn, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu quả thực thi.
1.2.5. Đối với đơn vị quản lý vận hành, bảo trì cơng trình [4]
Sử dụng Mơ hình thơng tin cơng trình cho phép đơn giản hóa việc bàn
giao thơng tin liên quan tới thiết bị cơng trình. Trong suốt q trình thi cơng
nhà thầu chính và đặc biệt là nhà thầu cơ điện đã tập hợp thông tin về vật liệu
lắp đặt và bảo trì cho các hệ thống trong cơng trình. Các thơng tin này có thể
được liên kết tới đối tượng trong mơ hình thơng tin cơng trình, được bàn giao
cho chủ đầu tư và có thể được sử dụng để kiểm tra tất cả hệ thống thiết bị cơng
trình
Mơ hình thơng tin cơng trình là một nguồn thơng tin chính xác và rất quan
trọng cho việc quản lý và vận hành cơng trình. Nó có thể được tích hợp với
hoạt động thiết bị và các hệ thống quản lý và được dùng như một nền tảng hỗ
trợ cho việc giám sát các hệ thống kiểm soát thời gian thực để quản lý thiết bị
từ xa và rất nhiều các khả năng khác vẫn chưa được phát triển hồn thiện.
1.3. Những khó khăn trong việc ứng dụng cơng nghệ BIM ở Việt Nam hiện
nay
1.3.1. Về mặt con người [5]
Khó khăn trước hết đến từ nhận thức, do đây là xu hướng cơng nghệ mới
nên việc nhận thức cịn nhiều hạn chế. Đặc biệt ở Việt Nam, dù có lực lượng