Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH HƯNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH HỮU LIÊN

Thái Nguyên - Năm 2013

n


i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Trịnh Hữu Liên đã hướng dẫn,
giúp đỡ rất tận tình, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà
trường, khoa Sau đại học, khoa Tài nguyên và Môi trường và các phịng ban trong
Trường Đại học Nơng Lâm đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện để tơi hồn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường


huyện Vĩnh Tường; Lãnh đạo Sở, cán bộ, các phòng, trung tâm thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình
thu thập tài liệu thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người bạn, những người
đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn trong thời gian học tập, đặc biệt là trong thời
gian thực hiện đề tài này.
Thái nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Hưng

n


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giũp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc./.
Thái nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Hưng

n



iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về hệ thống CSDL bản đồ địa chính và bản đồ HTSDĐ..................... 4
1.1.1. Hệ thống bản đồ địa chính đối với cơng tác quản lý đất đai ................................... 4
1.1.2. Các thành phần và nội dung, đặc điểm chính của hệ thống BĐĐC số..............5
1.1.3. Một số vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất....................................................... 6
1.1.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số ........................................................10
1.2. Tổng quan về công nghệ GIS....................................................................................... 16
1.2.1. Định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý........................................................16
1.2.2. Ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính của một
số nước trên thế giới............................................................................................................... 18
1.2.3. Ứng dụng cơng nghệ GIS xây dựng CSDL địa chính dạng số và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất ở nước ta.................................................................................................. 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiêm cứu................................................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiêm cứu ......................................................................................25

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 25
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu............................... 25
2.2.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu ...................................25
2.2.3. Ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng CSDL bản đồ và dữ liệu địa
chính dạng số .......................................................................................................................... 25

n


iv
2.2.4. Ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng
đất và phân tích biến động đất đai ....................................................................................... 26
2.2.5. Giải pháp và tiêu chuẩn khái quát hóa CSDL hiện trạng sử dụng đất thành bản
đồ hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 26
2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan............................................................ 26
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .................................................................... 27
2.3.3. Các công nghệ được ứng dụng.................................................................................. 27
2.3.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu xử lý số liệu bằng công nghệ ArcGIS .... 27
2.3.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế........................................................................... 27
2.3.6. Phương pháp chuyên gia............................................................................................ 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 28
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................................. 31
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ............................................................................. 34
3.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu.............................................. 37
3.2.1. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính.................................................... 37
3.2.2. Thực trạng cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động.................. 38
3.2.3. Thực trạng công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử

dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.......................................................................... 43
3.2.4. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính số và bản đồ hiện trạng tại 2 xã
Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang........................................................................................... 43
3.3. Kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng CSDL bản đồ và dữ liệu
địa chính dạng số ................................................................................................................... 44
3.3.1. Kết quả xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính dạng số.............44
3.3.2. Ứng dụng cơng nghệ GIS xây dựng CSDL bản đồ địa chính số.................46
3.4. Kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng
sử dụng đất và phân tích biến động đất đai ..................................................................... 49
3.4.1. Bản chất về sự khác nhau giữa các số liệu thống kê từ CSDL HTSDĐ lập
từ CSDL BĐĐC số các tỷ lệ và bản đồ HTSDĐ cấp huyện. ..................................50
3.4.2. Ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng CSDL HTSDĐ từ cơ sở dữ liêu
bản đồ địa chính số phục vụ cơng tác quản lý đất đai. ..........................................50

n


v
3.4.3. Kết quả ứng dụng cơng nghệ GIS phân tích biến động đất đai ........................... 59
3.5. Kết quả khái quát hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thành cơ sở dữ liệu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất............................................................................................ 60
3.5.1. Thiết kế kỹ thuật khái qt hóa thơng tin từ CSDL hiển trạng sử dụng đất
thành CSDL bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................................................................... 61
3.5.2. Hoàn thiện CSDL hiện trạng sử dụng đất 1:500, 1:1.000 và thực hiện, tổ
chức CSDL bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1:10.000 .............................................63
3.5.3. Thiết kế chuyển đổi các đối tượng khái quát hóa thơng tin từ cơ sở dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất thành CSDL bản đồ hiện trạng sử dụng đất....................65
3.5.4. Chỉ tiêu chuyển đổi các đối tượng khái quát hóa thơng tin từ cơ sở dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất thành CSDL bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................68
3.5.5. Kết quả thử nghiệm ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu

bản đồ hiện trạng sử dụng đất.............................................................................................. 68
3.5.6. Các nhận xét rút ra khi thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu HTSDĐ .................... 71
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 73
1. Kết luận............................................................................................................................... 73
2. Kiến nghị............................................................................................................................. 74
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 76
PHỤ LỤC................................................................................................................................ 78

n


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC

Bản đồ địa chính

CNH

Cơng nghiệp hóa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thơng tin địa lý

(Geographic Information Systerm)

HĐH

Hiện đại hóa

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

KTXH

Kinh tế xã hội

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai

n


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quan hệ giữa loại đất, khu vực đo và tỷ lệ bản đồ địa chính............................... 5
Bảng 1.2. Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.................... 7

Bảng 1.3. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất....................... 9
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Vĩnh Tường (giá so sánh) ........................... 32
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)....................................... 33
Bảng 3.3. Thống kê khối lượng bản đồ địa chính ................................................................ 38
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường năm 2012....................................... 39
Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2005 - 2012
................................................................................................................................................... 41
Bảng 3.6. Thống kê diện tích, loại đất chiết xuất từ CSDL hiện trạng sử dụng đất ......... 54
Bảng 3.7. Diện tích loại đất hiện trạng theo Bản đồ HTSDĐ............................................. 56
Bảng 3.8. So sánh diện tích chiết xuất từ CSDL HTSDĐ và Bản đồ HTSDĐ................. 58
Bảng 3.9. Biến động các loại đất giai đoạn 2010 - 2012..................................................... 59

n


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của rất nhiều lớp thông tin khác nhau............. 16
Hình 1.2. Các thành phần chính của GIS.............................................................................. 18
Hình 3. 1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường ............................................................... 28
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Tường năm 2012 ..................................................... 33
Hình 3.3. Các lớp đối tượng được xây dựng trên AcrCatalog............................................ 47
Hình 3.4. Xây dựng hệ quy chiếu tọa độ theo chuẩn VN_2000......................................... 47
Hình 3.5. Xây dựng trường thuộc tính của các Feature class theo chuẩn quy định.......... 48
Hình 3.6. Tạo kết nối trên Arccatalog ................................................................................... 51
Hình 3.7. Dữ liệu hiện trạng đất thổ cư (ONT,ODT) .......................................................... 52
Hình 3.8. Dữ liệu hiện trạng đất giao thơng (DGT)............................................................. 52
Hình 3.9. Tổ chức thành CSDL hiện trạng sử dụng đất ...................................................... 52
Hình 3.10. Kết quả xây dựng dữ liệu đất lúa (LUC)............................................................ 53

Hình 3.11. Kết quả xây dựng dữ liệu đất thổ cư (ONT, ODT)........................................... 53
Hình 3.12. Kết quả xây dựng dữ liệu đất giao thơng (DGT) .............................................. 53
Hình 3.13. Kết quả xây dựng dữ liệu đất thủy lợi (DTL)................................................... 53
Hình 3.14. Loại đất giao thông trên CSDL hiện trạng sử dụng đất xã Lũng Hòa, huyên
Vĩnh Tường, tỉnh Vinh Phúc.................................................................................................. 57
Hình 3.15. Loại đất giao thơng trên Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000. xã Lũng Hòa, huyên
Vĩnh Tường, tỉnh Vinh Phúc.................................................................................................. 57
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình thực hiện và tổ chức CSDL HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000.............. 63
Hình 3.17. Hệ thống đường giao thơng được chuyển đổi ................................................... 69
Hình 3.18. Hệ thống đường giao thơng được chuyển đổi ................................................... 69
Hình 3.19. Xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ theo chuẩn................................................... 70

n


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống quản lý đất đai là sử dụng tài nguyên đất một
cách hợp lý, sử dụng hiệu quả và đất đai được bảo vệ, nhằm đảm bảo thực hiện tốt
các mục tiêu phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Một hệ thống quản lý đất đai
hiện đại sẽ đảm bảo quyền lợi hợp lý của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng
đất cũng như mọi thành phần có liên quan. Hệ thống hồ sơ địa chính gồm bản đồ
địa chính và hệ thống sổ sách đi kèm phải được thiết lập rõ ràng cho từng thửa đất.
Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta,
việc thiết lập, quản lý hệ thống hồ sơ địa chính số là một yêu cầu tất yếu. Hệ thống
hồ sơ địa chính được thiết lập phải là một hệ thống hồ sơ hiện đại áp dụng được
những công nghệ tin học tiên tiến, đây là một yêu cầu đòi hỏi bức thiết, nhưng cũng
thật sự khó khăn bởi cùng lúc phải đầu tư một cách đồng bộ từ trình độ nghiệp vụ
của những người tác nghiệp, quản lý, hệ thống thiết bị phần cứng, phần mềm, hệ

thống dữ liệu…
Hệ thống hồ sơ địa chính được thành lập và tiến tới là xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính - bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính hồ sơ địa
chính sẽ cung cấp các dạng thông tin chiết xuất phục vụ công tác quản lý đất đai
như: hiện trạng sử dụng đất, các bảng thống kê, kiểm kê theo các tiêu trí nhất định
theo định kỳ hàng năm, hay đột xuất; các loại thông tin phục vụ xây dựng các dự án.
Các dạng thông tin này địi hỏi phải xây dựng các tiêu chí và phương pháp chiết
xuất và lưu trữ…
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chính là một trong những dữ liệu quan trọng
trong công tác quản lý đất đai của nước ta. Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất là một trong mười ba nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể được thành lập bằng nhiều phương pháp
khác nhau và phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa
chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp giảm thời gian và chi phí thực
hiện. Dưới góc độ cơng nghệ thì cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính hồn tồn có khả
năng “chiết xuất” ra bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là công nghệ nào

n


2
phù hợp quy trình và các chỉ tiêu chiết xuất ra sao đặc biệt với bài tốn khái qt
hóa dữ liệu bản đồ. Đến nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên khía
cạnh nghiên cứu cịn hẹp chưa giải quyết được bài tốn tổng qt về cả lý luận và
thực tiễn và đó cũng là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ
GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ
địa chính số phục vụ cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu
bản đồ địa chính dạng số và khái quát hóa thành cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất ở một số tỷ lệ.
Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu thực trạng hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính; xây dựng dữ
liệu địa chính trên địa bàn thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ nghiên cứu.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu
bản đồ địa chính dạng số. Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng
đất tại vùng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các chỉ tiêu và phương pháp khái quát hóa từ cơ sở dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất ở các dạng tỷ lệ 1:500, 1:1.000 thành cơ sở dữ liệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000. (Cùng kinh tuyến trục và sử
dụng phép chiếu UTM múi chiếu 3o và múi chiếu 6o có thể khác kinh tuyến trục)
3. Yêu cầu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh đúng tình hình kinh tế - xã hội, tình
hình sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu; công tác xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.
Các đề xuất và giải pháp phải đưa ra được những tồn tại khách quan và biện
pháp hoàn thiện hệ thống quản lý các dữ liệu và bản đồ hiện trạng sử dung đất
trong những năm tới.

n


3
4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Ý nghĩa của việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
từ cơ sở dữ liệu địa chính sẽ giúp cho cơng tác quản lý đất đai của địa phương ở các
điểm :

+ Cơ sở dữ liệu hiện trạng có khả năng tổng hợp các dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất định ký hay đột xuất. Các dữ liệu thống nhất giữa các bản biểu báo cáo và
các dữ liệu trên địa bàn của địa phương.
+ Các dữ liệu hiện trạng được lưu trữ thuận lợi cho cơng tác quản lý và phân
tích biến động đất đai.
- Từ các cơ sở dữ liệu HTSDĐ đã thiết lập khái quát hóa thành CSDL bản đồ
HTSDĐ tạo thêm khả năng xây dựng bản đồ HTSDĐ trên môt cơ sở dữ liệu thống
nhất.
- Đề tài luận giải và phân tích sự khác biệt giữa cơ sở dữ liệu HTSDĐ và bản
đồ HTSDĐ là cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống BĐĐC hiện đại trong
quản lý đất đai thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả nghiên cứu
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền
vững.

n


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng
sử dung đất.
1.1.1. Hệ thống bản đồ địa chính đối với cơng tác quản lý đất đai
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.[7]
1.1.1.1. Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính [4]
Bộ bản đồ địa chính (BĐĐC) có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm
bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập,
sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần xác định rõ những yếu tố cơ bản của bản

đồ địa chính bao gồm: Yếu tố về điểm; đường; thửa đất, thửa đất phụ; lô đất, khu
đất; xứ đồng, thôn, xóm; xã, phường.
1.1.1.2. Nội dung bản đồ địa chính[4]
BĐĐC là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên bản đồ cần thể
hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai như: ĐIểm khống chế độ tọa
độ và độ cao; địa giới hành chính các cấp; Ranh giới thửa đất; ranh giới sử dụng
đất; loại đất; các cơng trình xây dựng trên đất; hệ thống giao thông, mạng lưới thủy
văn; các địa vật quan trọng; mốc giới quy hoạch và dáng đất .v.v..
1.1.1.3. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
BĐĐC được thành lập theo các tỷ lệ 1:500; 1:1.000; 1: 2.000; 1:5.000,
1:10.000 và 1:25.000. Việc chọn tỷ lệ BĐĐC căn cứ vào các yếu tố cơ bản như:
Mật độ thửa đất, loại đất cần đo vẽ, khu vực đo, yêu cầu độ chính xác của bản đồ
thành lập hay khả năng kinh tế kỹ thuật của đơn vị cần đo vẽ bản đồ.
Như vậy để đảm bảo chức năng mô tả, BĐĐC được thành lập ở tỷ lệ lớn và
khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày, quy mơ diện tích thửa
đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càng cao tỷ lệ BĐĐC càng phải lớn
hơn. Có thể tham khảo tỷ lệ BĐĐC theo (Bảng 1.1)

n


5
Bảng 1.1. Quan hệ giữa loại đất, khu vực đo và tỷ lệ bản đồ địa chính
Loại đất
Đất ở

Khu vực đo vẽ

Tỷ lệ bản đồ


Đô thị lớn

1: 500, (1:200)

Thị xã, Thị trấn

1: 500

Nông thôn

1: 1000

Đồng bằng Bắc bộ

1: 2000, 1: 1000

Đồng bằng Nam bộ

1:5000, 1: 2000

Đất lâm nghiệp

Đồi núi

1: 5000, 1: 10000

Đất chưa sử dụng

Núi cao


1:10000, 1: 25000

Đất Nông nghiệp

1.1.2. Các thành phần và nội dung, đặc điểm chính của hệ thống bản đồ địa
chính dạng số
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng
đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu; Máy
tính; Cơ sở dữ liệu (CSDL) bản đồ; Thiết bị thể hiện bản đồ.
Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở
chỗ: Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở
dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính. Nếu sử dụng
các máy vẽ thì ta có thể in được bản đồ trên giấy giống như bản đồ thông thường.
Bản đồ địa chính số là loại bản đồ chuyên ngành đất đai được thiết kế, biên
tập, lưu trữ và hiển thị trong máy tính như các loại bản đồ số thơng thường.
Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng
tổng hợp, cập nhật, phân tích thơng tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản
đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy truyền
thống. Bản đồ số có một số đặc điểm sau:
- Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu
phẳng. Các thơng tin khơng gian được tính tốn và thể hiện trong hệ quy chiếu đã
chọn.
- Mức độ đầy đủ các thơng tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong
bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.

n


6

- Bản đồ khơng cần định hình bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức
các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, khơng có tỷ lệ bản đồ như bản đồ thông thường.
- Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thơng
thường đã được số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn
hình hoặc in ra giấy.
- Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống, có thể dễ dàng
thực hiện các công việc và liên kết trên máy tính như: Cập nhật và hiện chỉnh các
thơng tin, chồng xếp, phân tích bản đồ, tạo ra các loại bản đồ khác và in ấn
- Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn đầu như thu thập và xử lý số liệu
đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao.
- Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban
đầu, khơng chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, vì thế hiện nay
trong ngành Trắc địa - Địa chính chủ yếu sử dụng kỹ thuật cơng nghệ mới để thành
lập và sử dụng bản đồ số trong công tác quản lý đất đai.
1.1.3. Một số vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất [8]
1.1.3.1. Những quy định chung
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê
đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả
nước.
Nội dung của bản đồ HTSDĐ phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực
HTSDĐ tại thời điểm thành lập bản đồ.
Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ được căn cứ vào mục đích, yêu cầu
thành lập bản đồ HTSDĐ; tỷ lệ bản đồ nền; đặc điểm của đơn vị hành chính; diện tích,
kích thước của các khoanh đất; mức độ đầy đủ, độ chính xác và tin cậy của các nguồn
tài liệu hiện có; điều kiện thời gian, trang thiết bị kỹ thuật cơng nghệ và trình độ của lực
lượng cán bộ kỹ thuật.
Có nhiều phương pháp để thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã như: Phương pháp
sử dụng BĐĐC hoặc BĐĐC cơ sở; Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc


n


7
vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao; Phương
pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước. (Phương pháp này chỉ được áp dụng khi
khơng có tư liệu để thành lập bằng các phương pháp trên).
Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước
được thành lập theo công nghệ số bằng phương pháp tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ của
các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc.
1.1.3.2. Tài liệu và yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình
dạng của đơn vị hành chính. Tỷ lệ của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ HTSDĐ
[8] xem (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ
Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Tỷ lệ bản đồ

Quy mơ diện tích tự nhiên (ha)

1:1.000


Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dưới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000

1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000


1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000

Trên 350.000

Cấp vùng

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000

Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của
khoảng giá trị quy mô diện tích trong cột 3 của Bảng 1.2 thì được phép chọn tỷ lệ
bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc.
- Yêu cầu về nôi dung và tài liêu trong thành lâp bản đồ HTSDĐ hiện nay:

n


8

Tài liệu thành lập bản đồ HTSDĐ

Căn cứ pháp lý


Tài liệu bản đồ

Các số liệu liên quan

Tài liệu bản đồ để thành lập
bản đồ HTSDĐ cấp xã

Tài liệu bản đồ để thành lập bản đồ
HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, vùng địa

tự nhiên – kinh tế và cả nước

- Bản đồ nền;
- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ
và các trích lục kèm theo;
- BĐĐC; Bản đồ địa chính cơ
sở;
- Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước;
- Các trích lục biến động SDĐ;
- BĐ, trích lục kèm theo các
quyết định giao đất, thu hồi, cho
thuê đất của cơ quan có thẩm
quyền;
- Ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh
chụp từ vệ tinh có độ phân giải
cao và có thời điểm chụp cách
thời điểm thành lập bản đồ
HTSDĐ không quá 1 năm;
- Các bản đồ chuyên đề liên
quan.


- Bản đồ nền;
- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ
và các trích lục kèm theo;
- Bản đồ HTSDĐ của các đơn vị
hành chính trực thuộc;
- Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước;
- BĐ, trích lục kèm theo các
quyết định giao đất, thu hồi đất,
cho thuê đất của các cơ quan có
thẩm quyền;
- Ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh
chụp từ vệ tinh có độ phân giải
cao và có thời điểm chụp cách
thời điểm thành lập bản đồ
HTSDĐ không quá 1 năm.

- Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền: Bản đồ nền phải được thực hiện theo Hệ
quy chiếu, Hệ tọa độ và sử dụng hệ thống tham số tính chuyển đã được quy định tại tài
liệu[8], [10].
- Tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ nền là các bản đồ phải đảm bảo các
quy chuẩn kỹ thuật quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có BĐĐC hoặc bản đồ địa chính cơ sở ở
nhiều tỷ lệ thì dùng các BĐĐC hoặc bản đồ địa chính cơ sở có tỷ lệ nhỏ nhất để thành
lập bản đồ nền;

n


9

- Đối với các đơn vị hành chính là cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên kinh
tế và cả nước thì dùng bản đồ địa hình có tỷ lệ từ trung bình đến nhỏ, ảnh chụp từ máy
bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao để thành
lập bản đồ nền;
- Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tài liệu
sang bản đồ nền phải bảo đảm theo quy định tại [8].
- Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ nền: Bản đồ nền
phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung như: lưới kilômét hoặ kinh, vỹ tuyến; dáng
đất; hệ thống giao thơng, thủy hệ; đường biên giới, địa giới hành chính quốc gia, tỉnh,
huyện, xã; hệ thống địa danh, khu hành chính, đơn vị hành chính và các yếu tố nội
dung cần thiết khác như điểm địa vật độc lập có tính định hướng, các cong trình kinh
tế, xã hội....
1.1.3.3. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất[8]
Biểu thị các yếu tố nội dung HTSDĐ bản đồ HTSDĐ phải tuân thủ các quy
định tại[10], biểu thị đầy đủ các khoanh đất vào tuân thủ theo quy định tại (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1000 đến 1:10.000

≥ 16 mm2

Từ 1:25.000 đến 1:100.000

≥ 9 mm2

Từ 1:250.000 đến 1:1.000.000


≥ 4 mm2

Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung HTSDĐ từ các tài liệu dùng để
thành lập bản đồ HTSDĐ sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định
tại [8].
1.1.3.4. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất[8]
Để thành lập bản đồ HTSDĐ trước hết cần điều tra, thu thập, phân tích, đánh
giá tài liệu để quyết định lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ. Các tài
liệu, số liệu, bản đồ thu thập được phải bảo đảm và được phân loại. Công tác điều
tra, thu thập tài liệu bản đồ gồm điều tra nội nghiệp và điều tra ngoại nghiệp. Xác
định các tuyến điều tra thực địa, chú ý đến các khu vực có nhiều biến động về đất
đai.

n


10
Trên bản đồ HTSDĐ phải xác định được ranh giới các khoanh đất, ranh giới
các khu đất khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế, ranh giới các
nơng trường, lâm trường, các đơn vị quốc phịng - an ninh, ranh giới các khu vực đã
quy hoạch chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai quy hoạch
cắm mốc cố định trên thực địa. Ranh giới các khoanh đất được xác định ở trong
phịng, hoặc xác định trực tiếp ở ngồi thực địa. Mỗi khoanh đất phải biểu thị đầy
đủ các yếu tố nội dung HTSDĐ bằng ký hiệu [10].
Các yếu tố nội dung HTSDĐ các bản đồ tài liệu phải được nắn chuyển về cơ
sở toán học và tỷ lệ phù hợp. Các yếu tố nội dung bản đồ HTSDĐ được tổng hợp,
chọn lựa, lược bớt sao cho đảm bảo và đúng quy định [8]
Sau khi thực hiện xong cong tác chuẩn bị và khái quán nội dung thành lập bản
đồ HTSDĐ tiến hành lập các bước biên tập về nội dung và cách thức tiến hành biên
tập Bản đồ HTSDĐ, trình bày bố cục bản đồ theo quy định tại [8], [10].

1.1.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
1.1.4.1. Quy định chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số[8]
Các quy định về bản đồ HTSDĐ dạng số phải đảm bảo sự thống nhất các dữ
liệu bản đồ HTSDĐ, phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ.
Bản đồ HTSDĐ dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các yếu tố nội dung và
khơng được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so với bản đồ tài liệu dùng để số
hoá. Dữ liệu bản đồ HTSDĐ dạng số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng
đè, các điểm nút thừa.
Độ chính xác về cơ sở tốn học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ khơng được
vượt quá hạn sai cho phép quy định tại
Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu biểu thị nội dung
đã được quy định trong Quy phạm thành lập bản đồ HTSDĐ và “Ký hiệu bản đồ
HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”
Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ HTSDĐ dạng số phải biểu thị bằng các ký
hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu, mà không được dùng công cụ
đồ hoạ để vẽ.

n


11
Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline chain hoặc
complex chain. Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục không đứt đoạn và chỉ
được dừng tại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.
Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép kín, được
trải pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color.
Quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ HTSDĐ dạng số gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa;
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ;
Bước 3: Phân lớp đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ;

Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ;
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét (nếu dùng phương án quét), hoặc định vị
bản đồ tài liệu dùng để thành lập bản đồ HTSDĐ lên bàn số hóa.
Bước 6: Số hố và làm sạch các dữ liệu;
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ;
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa;
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính;
Bước 10: In bản đồ ra giấy;
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD;
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy;
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ;
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
1.1.4.2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số[8]
Nội dung bản đồ HTSDĐ dạng số được thể hiện bằng hệ thống ký hiệu được
thiết kế trong “Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”. Nội dung
bản đồ HTSDĐ dạng số được chia thành 7 nhóm lớp:
- Nhóm lớp cơ sở tốn học gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến,
chú dẫn, trình bày ngồi khung và các nội dung có liên quan;
- Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
- Nhóm lớp thuỷ hệ gồm: thuỷ hệ và các đối tượng có liên quan;
- Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và đối tượng có liên quan;

n


12
- Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính các
cấp.
- Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất;
ranh giới các khu đất, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới

các nơng trường, lâm trường, các đơn vị quốc phịng, an ninh; ranh giới các khu vực đã
quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa;
các ký hiệu loại đất;
- Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội
Mỗi nhóm lớp được chia thành các lớp đối tượng. Mỗi lớp có thể gồm một hoặc
vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối tượng được gắn một mã (code) riêng và thống
nhất trên bản đồ.
1.1.4.3. Một số quy định về tệp chuẩn, bảng màu và lực nét khi thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số[8]
Để đảm bảo cho các dữ liệu bản đồ được thống nhất, khi xây dựng và biên tập
bản đồ HTSDĐ trong môi trường Microstation và các modul khác chạy trên phần mềm
này, các tệp chuẩn được quy định gồm:
- Seedfile: vn2d.dgn;
- Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc;
- Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỷ lệ;
- Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỷ lệ;
- Bảng mã chuẩn (feature table);
- Bảng sắp xếp thứ tự (pen table);
Chuẩn màu và chuẩn lực nét của các yếu tố nội dung theo quy định trong “Ký
hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”
1.1.4.4. Yêu cầu tài liệu số hóa thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất[8]
Tài liệu bản đồ dùng để số hóa thành lập bản đồ HTSDĐ dạng số phải bảo đảm
yêu cầu:
- Sạch sẽ, rõ ràng, không nhàu nát, khơng rách;
- Chính xác về cơ sở tốn học;
- Đủ các điểm mốc để định vị hình ảnh của bản đồ.

n



13
Bản đồ HTSDĐ được số hoá theo các phương pháp sau:
- Số hóa bằng bản số hóa (Digitizing table);
- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hố bán tự động (Scanning and
vectorizing);
- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hóa tự động;
1.1.4.5. Độ chính xác của dữ liệu lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất[8]
Quy định về sai số và độ chính xác của dữ liệu bản đồ HTSDĐ dạng số:
- Khung trong, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ HTSDĐ dạng số xây
dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản đồ, các điểm
góc khung, các mắt lưới khơng có sai số (trên máy tính) so với toạ độ lý thuyết. Không
dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc đường cong để vẽ lại lưới kilômét, lưới kinh vĩ
tuyến và khung trong bản đồ theo ảnh quét. Khi trình bày các yếu tố nội dung của
khung trong và khung ngồi bản đồ khơng được làm xê dịch vị trí của các đường lưới
kilơmét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong của bản đồ;
- Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết
phải bảo đảm: các cạnh khung trong không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không
vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Các đối tượng được số hoá phải đảm bảo đúng các chỉ số lớp và mã đối tượng
của chúng. Chỉ số lớp được thể hiện bằng số lớp (level) trong tệp (file) *.dgn.
Trong q trình số hóa, các đối tượng được gán mã (code) theo quy định.
- Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chính xác:
+ Các đối tượng kiểu đường phải bảo đảm tính liên tục, chỉ cắt và nối với nhau
tại các điểm giao nhau của đường;
+ Đường bình độ, điểm độ cao được gán đúng giá trị độ cao;
+ Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ:
- Các sông, suối, kênh mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sơng ngịi 2
nét;
- Đường bình độ khơng được cắt nhau phải liên tục, phù hợp dáng với thuỷ hệ;
- Đường giao thông không đè lên hệ thống thủy văn, khi các đối tượng này chạy

sát và song song nhau thì vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý;

n


14
- Đường bao của các đối tượng kiểu vùng phải đảm bảo khép kín;
- Kiểu, cỡ chữ, sổ ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chữ quy định
trong tập “Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”. Địa danh theo
tuyến cần ghi chú theo độ cong của tuyến và thuận theo chiều dọc;
- Tiếp biên bản đồ phải được tiến hành trên máy tính, các yếu tố nội dung tại
mép biên phải được tiếp khớp với nhau tuyệt đối;
- Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ sau khi tiếp biên phải khớp với nhau cả
về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính). Đối với các bản
đồ khác tỷ lệ phải lấy nội dung bản đồ tỷ lệ lớn làm chuẩn, sai số tiếp biên không vượt
0,3 mm cộng với sai số cho phép khi tổng quát hóa nội dung bản đồ về tỷ lệ nhỏ hơn.
1.1.4.6. Số hóa và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số[8]
- Các tài liệu bản đồ được dùng để số hoá, phải đảm bảo các yêu cầu quy định
tại Quy phạm thành lập bản đồ HTSDĐ.
- Độ phân giải khi quét bản đồ quy định trong khoảng từ 150 dpi đến 400 dpi
phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu bản đồ. Ảnh bản đồ sau khi quét (raster) phải đầy
đủ, rõ nét, không bị co dãn cục bộ;
- Định vị bản đồ trên bàn số hoá hoặc nắn ảnh quét (raster) dựa vào các điểm
chuẩn là các góc khung trong, các giao điểm lưới kilômét, các điểm khống chế tọa độ
trắc địa có trên bản đồ. Sai số cho phép sau khi định vị hoặc nắn ảnh quét theo quy định
tại Quy phạm thành lập bản đồ HTSDĐ.
- Bản đồ chỉ được số hoá sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo quy định.
Các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ phải được xây dựng tự động theo các chương
trình chuyên dụng. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ được số hố theo trình tự sau:
+ Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan.

+ Dáng đất;
+ Giao thông, các đối tượng liên quan;
+ Địa giới hành chính;
+ Ranh giới khoanh đất;
+ Ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế, ranh
giới các nông trường, lâm trường, ranh giới các đơn vị quốc phòng - an ninh, ranh giới

n


15
các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc
trên thực địa.
- Khi thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã trên cơ sở từ BĐĐC hoặc bản đồ địa
chính cơ sở phải lưu lại toàn bộ cơ sở dữ liệu ban đầu (dữ liệu khơng gian, dữ liệu
thuộc tính), trước khi xử lý, tổng hợp và biên tập);
- Bản đồ sau khi số hoá phải được biên tập theo các quy định sau:
+ Các yếu tố nội dung bản đồ được biên tập theo đúng quy định về phân nhóm
lớp và lớp;
+ Màu sắc, kích thước và hình dáng của các ký hiệu dùng để biểu thị nội dung
bản đồ phải tuân thủ theo các quy định đối với bản đồ in ra giấy;
+Việc trình bày các nội dung trong khung và ngoài khung bản đồ phải tuân theo
“Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.
- Bản đồ HTSDĐ dạng số phải kèm theo một tệp tin về lý lịch bản đồ, trong đó
ghi rõ các thông tin cơ bản về tài liệu, phương pháp số hóa, các đặc điểm kỹ thuật khi
số hóa, phần mềm để số hóa.
1.1.4.7. Nguyên tắc kiểm tra nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng
số[8]
- Công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ HTSDĐ dạng số tiến hành theo quy
định tại Quy phạm thành lập bản đồ HTSDĐ;

- Bản đồ HTSDĐ dạng số phải kiểm tra ít nhất một lần trên máy tính, hai lần
trên bản in ra giấy. Các lỗi phát hiện qua kiểm tra phải được sửa chữa triệt để;
- Nội dung kiểm tra bản đồ HTSDĐ dạng số thực hiện trên máy tính và trên bản
đồ in ra giấy.
- Khi hoàn thành kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu bản đồ phải ghi vào đĩa CD. Đĩa
CD sau khi ghi phải được kiểm tra 100% trên máy tính và giao nộp theo quy định tại
Quy phạm thành lập bản đồ HTSDĐ [8]. Mặt ngoài đĩa phải ghi tên bản đồ, tỷ lệ bản
đồ, tên đơn vị thực hiện, thời gian, ngày ghi đĩa CD. Đĩa CD dùng để ghi dữ liệu bản
đồ phải có chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu lưu trữ trong điều kiện kỹ thuật như lưu
trữ phim ảnh.

n


16

1.2. Tổng quan về công nghệ GIS
1.2.1. Định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý
1.2.1.1. Định nghĩa
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập công cụ để thu thập, lưu trữ, tìm
kiếm, biến đổi và hiển thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực nhằm phục vụ thực
hiện mục đích cụ thể. Đó là hệ thống thể hiện các đối tượng từ thế giới thực thơng qua:
- Vị trí địa lý của đối tượng thơng qua một hệ toạ độ.
- Các thuộc tính của chúng mà khơng phụ thuộc vào vị trí.
- Các quan hệ không gian giữa các đối tượng (quan hệ topo).
Một số định nghĩa về GIS:
- Hệ thống thông tin Địa lý là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng
máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và
phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài tốn ứng
dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất.

- Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp những nguyên lý, phương pháp, công
cụ và dữ liệu không gian được sử dụng để quản lý, duy trì, chuyển đổi, phân tích, mơ
hình hố, mơ phỏng, làm bản đồ những hiện tượng và quá trình phân bố trong không
gian địa lý...
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến
cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự
kiện, dự đốn tác động và hoạch định chiến lược).

Hình 1.1. Một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của
rất nhiều lớp thông tin khác nhau

n


×