Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát triển khoa học công nghệ bộ tài nguyên và môi trường giai đoạn 2005 đến 2010 và định hướng đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.44 KB, 107 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN




BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC LẬP LUẬN CỨ
XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
TỪ 2005 ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGUYỄN LINH NGỌC








6378
18/5/2007

HÀ NỘI - 2006


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN



Tập thể tác giả: Nguyễn Linh Ngọc (CNĐT),
Mai Trọng Tú, Lê Văn Hiền, Nguyễn Lê Tâm,
Lê Anh Dũng, Đào Xuân Bái, Tống Tiến Định,
Đoàn Thế Hùng.



BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC LẬP LUẬN CỨ
XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
TỪ 2005 ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020











HÀ NỘI. 2006



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 5
Chương I: MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG 12
I.1. NHỮNG THÀNH TỰU 12
I.1.1. Lĩnh vực tài nguyên đất 12
I.1.2. Lĩnh vực tài nguyên nước 13
I.1.3. Lĩnh vực Địa chất –Khoáng sản 15
I.1.4. Lĩnh vực đo đạc bản đồ 17
I.1.5. Lĩnh vực Khí tượng thủy văn 21
I.1.6. Lĩnh vực môi trường 25
I.2. NHỮNG HẠN CHẾ 26
I.3. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 27
I.3.1. Đường lối chính sách phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước chưa được
quán triệt đầy đủ và chậm triển khai trong thực tiễn 27
I.3.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ 28
I.3.3. Cơ chế quản lý KHCN còn mang nặng tính hành chính 28
I.3.4. Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý và cơ chế cấp phát vốn
KH&CN còn nhiều bất cập 29
I.3.5. Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp 29
Chương II: BỐI CẢNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC LĨNH VỰC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUẢN LÝ. 31
II.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 31
II.1.1. Cơ hội 31
II.1.2. Những thách thức. 32
II.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG 40
II.2.1. Tài nguyên đất 43
II.2.2 Tài nguyên nước 43

II.2.2 Địa chất-Khoáng sản 44
II.2.4 Đo đạc bản đồ 46
II.2.5 Khí tượng thủy văn 47
II.2.6 Môi trường 47
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 49
III.1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ 49
III.1.1. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực thuộc Bộ TN&MT 49
III.1.2 Tình hình ứng dụng CNTT xử lý và xây dựng CSDL trong các đơn vị thuộc
Bộ TN&MT 51

3
III.1.3. Định hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT và TĐH trong các lĩnh vực thuộc
Bộ TN&MT 52
III.2. CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG 55
III.2.1 Xu thế phát triển và ứng dụng CNSH đối với ngành TN&MT 56
III.2.2 Tình hình ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 58
III.2.3 Tính cấp bách việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNSH 59
III.2.4. Định hướng nghiên cứu ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường 59
III.3. CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ 61
III.3.1. Xu thế phát triển và ứng dụng của CNVT đối với ngành Tài nguyên và Môi
trường 61
III.3.2. Tình hình ứng dụng CNVT ở Bộ Tài nguyên và Môi trường 63
III.3.3. Sự cần thiết, cấp bách của việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT 69
III.3.4 Định hướng nghiên cứu áp dụng CNVT của Bộ TN&MT 70
III.4. NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ 72
III.4.1. Ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường 73
III.4.2 Tình hình ứng dụng bức xạ hạt nhân và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vục địa
chất, môi trường ở Việt Nam. 73
III.4.3. Sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng năng lượng hạt nhân 74
III.4.4. Định hướng nghiên cứu ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực thuộc Bộ

TN&MT 75
III.5. CÔNG NGHỆ NANÔ 76
III.5.1 Các xu thế chính phát triển và ứng dụng CNNN đối với ngành Tài nguyên -
Môi trường. 77
III.5.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNNN ở Việt Nam 78
III.5.3 Sự cần thiết nghiên cứu ứng dụng CNNN tại Bộ TN&MT 79
III.5.4. Định hướng nghiên cứu áp dụng CNNN tại Bộ TN&MT 79
Chương IV: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 81
IV.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC 81
IV.1.1. Cơ sở pháp lý 81
IV.1.2 Cơ sở khoa học 81
IV.2. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH ĐA LĨNH VỰC 82
IV.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chi
ến lược
quốc gia về quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên môi trường Việt
Nam. 82
IV.2.2. Những chuyên đề nghiên cứu tổng hợp 84
IV.3. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC THÙ CÁC LĨNH VỰC 85
IV.3.1. Tài nguyên đất 85
IV.3.2. Tài nguyên nước 86
IV.3.3. Địa chất và khoáng sản 88
IV.3.4. Đo đạc bản đồ 89
IV.3.5. Khí tượng thuỷ văn 90
IV.3.6. Môi trường 91
IV.4. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRANG THIẾT BỊ 92
Chương V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 94
V.1. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 94
V.1.1. Kiện toàn tổ chức các Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường 94


4
V.1.2. Tiếp tục thực hiện phân cấp về quản lý tạo chủ động trong việc định hướng
nghiên cứu của các Viện và trường 994
V.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 95
V.2.1. Công tác cán bộ 95
V.2.2. Đào tạo 96
V.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU KHCN 97
V.4. ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO KHCN 98
V.4.1.Thực trạng sử dụng vốn 98
V.4.2. Một số giải pháp 99
V.5. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 101
KẾT LUẬN 103
VĂN LIỆU THAM KHẢO 105


5


MỞ ĐẦU


Khoa học công nghệ (KHCN) là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, việc đánh giá trình độ khoa học công nghệ và nhu cầu phát triển, đổi mới công
nghệ của mỗi quốc gia trên thế giới thường được triển khai thường niên hoặc có
tính chu kỳ phụ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước công nghiệp phát
triển, việc nghiên cứu xu thế phát triển của khoa học - công nghệ một cách thấu
đ
áo, chi tiết, cân nhắc ở mọi góc độ khía cạnh, hiệu quả là việc làm hết sức cần
thiết và là cơ sở cho Chính phủ hoạch định chính sách, chiến lược và lộ trình cụ
thể, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường( Bộ TN&MT) được thành lập theo Nghị quyết
số 02/2002/ QH11 ngày 5/8/2002, theo đó ngày 11/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị
định số 91/ 2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhi
ệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm 6 lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.
Thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX và quyết định số 272 ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa h
ọc công nghệ Việt Nam đến năm 2010, ngày 6/2/2004
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định phê duyệt Chương trình
hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó vạch ra những định hướng
lớn về hoạt động khoa học công nghệ, những mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp
cũng như các nhiệm vụ trọng điểm cần phải đạt được về khoa học - công nghệ cho
t
ừng lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Do được hình thành từ việc sát nhập nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ,
ngành khác nhau nên tình hình hoạt động Khoa học Công nghệ trong các lĩnh vực
trên có những đặc thù riêng về mặt bằng công nghệ, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ
thuật và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo, đồng th
ời nhằm đáp ứng
những định hướng phát triển thống nhất, đồng bộ, cũng như có được những giải
pháp tối ưu thúc đẩy phát triển KHCN, ngày 22/10/2004, Bộ TN&MT đã ra quyết
định số 1456/QĐ-BTNMT giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản triển
khai đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát
triển Khoa học Công nghệ Bộ tài nguyên và Môi trường giai
đoạn từ 2005 đến
2010 và định hướng đến 2020” với các nội dung nghiên cứu sau:



6
1- Đánh giá thành tựu đã đạt được, cũng như những yếu kém, nguyên nhân và
những bài học kinh nghiệm trong hoạt động Khoa học Công nghệ của các lĩnh vực
do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý trong thời gian vừa qua.
2- Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học-công nghệ
thuộc các lĩnh vực Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Bao gồm các mặt:
+ Hiện trạng khoa học-công nghệ và xu thế
phát triển trên thế giới;
+ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
+ Cơ hội và thách thức của khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực quản lý
của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước từ 2005-2010 và đến năm 2020.
3- Nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên
và Môi trường đến năm 2010.
+ Nghiên cứu, triển khai tiế
n bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Nghiên cứu làm rõ giá trị sử dụng của các loại tài nguyên, làm cơ sở xây
dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý. Chú trọng nghiên
cứu tiềm năng các loại tài nguyên quý có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức
dẫn đến suy thoái môi trường.
+ Nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động của thiên nhiên
đến
đời sống kinh tế xã hội, phục vụ dự báo phòng tránh thiên tai (bão lụt, cháy
rừng, trượt đất, nứt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng cửa sông, hạn hán…).
+ Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Biển Đông phục vụ cho công tác dự báo
và khai thác các nguồn lợi tổng hợp từ biển trên cơ sở phát triển bền vững và đảm
bảo an ninh quốc phòng.
4- Định hướng công ngh
ệ trọng điểm

+ Công nghệ thông tin (CNTT): Xác định bước đi cụ thể trong việc triển khai
công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên từ cấp Trung ương
đến cơ sở. Định hướng áp dụng các công nghệ phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như
thư viện điện tử tài nguyên môi trường, hệ thống thông tin địa lý…
+ Công nghệ sinh học môi trường (CNSHMT): kiểm soát, xử
lý, giám định
môi trường, tập trung vào các khu công nghệ, khu vực làng nghề, chế biến nông
sản; xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Công nghệ tự động hoá (CNTĐH): Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong
quan trắc thiên nhiên và môi trường, xử lý thông tin phục vụ dự báo thời tiết, thiên
tai và bảo vệ môi trường.

7
+ Công nghệ vũ trụ (CNVT): nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ
viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ
bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường; phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và vùng lãnh thổ; dự báo giám sát thiên tai…
+ Năng lượng nguyên tử (NLNT): Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ
thuật hạt nhân, bức xạ và đồng v
ị phóng xạ trong địa chất, thuỷ văn và môi trường
5- Các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ:
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;
+ Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ;
+ Tăng cường năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ;
+ Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa
học và công nghệ;
+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa h
ọc và công nghệ.
6- Xác lập luận cứ khoa học xây dựng quy hoạch phát triển KH-CN theo một
lộ trình xác định với các bước đi thích hợp đến năm 2010 và định hướng 2020.

Các phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích hệ thống dự báo xu thế phát triển;
- Phương pháp điều tra xã hội học.
Sản phẩm và yêu cầu khoa học - kỹ thuật, kinh tế
- xã hội:
- Báo cáo tổng hợp, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
(bao gồm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai) của các lĩnh vực trong Bộ Tài nguyên
và Môi trường (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, kể cả sở Tài nguyên và Môi trường
của các địa phương) đến năm 2010 và 2020.
- Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của B
ộ.
- Xác lập các luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách quản lý và chiến
lược phát triển KH & CN của Bộ TN & MT.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho Lãnh
đạo Bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu cho Bộ trưởng, các cơ quan
nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có những định
hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển khoa học công ngh
ệ của Bộ theo hướng

8
hiện đại và hội nhập; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ
giữa đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nguồn nhân lực;
phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến 2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trên cơ sở hợp đồng số 331/BTNMT - HĐ KHCN ký giữa Vụ Khoa học -
Công nghệ, Bộ TN&MT và Viện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản đã giao cho phòng KHCN-HTQT do TS. Nguyễn Linh Ngọc làm chủ
nhiệm thực hiện nhiệm vụ
trên tại Phiếu giao việc số 269/GV - KH.TC ngày
12/01/2005.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tập thể tác giả đã khẩn trương thu
thập các loại tài liệu liên quan đến nội dung đề tài tại tất cả các đơn vị trong bộ và
các sở TN&MT các địa phương, trong đó có hơn 60 phiếu điều tra, đồng thời phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Bộ hoàn thành 40 chuyên đề
sau:
1. Thống kê t
ổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Địa chất- Khoáng sản.
2. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Tài nguyên nước.
3. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đố
i với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Đo đạc - Bản đồ.
4. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Đất đai.
5. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộ
c lĩnh vực Khí tượng- Thuỷ văn.
6. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Môi trường.
7. Xây dựng Quan điểm và mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ của
Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2010.
8. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên đất đai làm cơ sở
xây dựng ph

ương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý.
9. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên khoáng sản làm cơ
sở xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý.
10. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên nước mặt và nước

9
dưới đất làm cơ sở xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài
nguyên hợp lý.
11. Xác lập luận cứ khoa học các vấn đề về địa chất và khoáng sản cần
được nghiên cứu ở Biển Đông.
12. Xác lập luận cứ khoa học các vấn đề về khí tuợng - hải văn và môi
trường cần được nghiên cứu ở Biển Đông.
13. Xác lập luận cứ
khoa học các vấn đề về đo đạc và bản đồ cần được
nghiên cứu ở Biển Đông.
14. Định hướng nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động
của thiên nhiên về khí tượng thuỷ văn đến đời sống kinh tế xã hội, phục
vụ dự báo phòng tránh thiên tai.
15. Định hướng nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động
của thiên nhiên về Tai bi
ến địa chất đến đời sống kinh tế xã hội, phục
vụ dự báo phòng tránh thiên tai.
16. Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu trong
nghiên cứu khoa học điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản phục vụ
quy hoạch vùng lãnh thổ.
17. Nghiên cứu khả năng ứng dụ
ng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu trong
nghiên cứu khoa học đo đạc và bản đồ phục vụ quy hoạch sử dụng hơp

lý đất và vùng lãnh thổ.
18. Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ
nghiên c
ứu khoa học giám sát môi trường; dự báo giám sát thiên tai…
19. Xu thế và khả năng sử dụng công nghệ sinh học - xử lý môi trường khu
vực làng nghề, các khu công nghiệp ở Việt Nam.
20. Xu thế và khả năng sử dụng công nghệ sinh học - xử lý môi trường ở
các lưu vực sông Việt Nam.
21. Khả năng ứng dụng công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin
Khí tượng thuỷ văn phục vụ dự báo thờ
i tiết, thiên tai và bảo vệ môi
trường.
22. Khả năng ứng dụng công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin
Khí tượng hải văn phục vụ dự báo thời tiết, thiên tai và bảo vệ môi
trường biển.

10
23. Xác định bước đi cụ thể trong việc triển khai công nghệ thông tin phục
vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trương ở cấp Trung ương.
24. Xác định bước đi cụ thể trong việc triển khai công nghệ thông tin phục
vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở cấp Địa phương.
25. Định hướng áp dụng các công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin địa lý
cho cơ sở dữ liệ
u tài nguyên môi trường.
26. Định hướng áp dụng các công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin địa lý
thư viện điện tử tài nguyên môi trường.
27. Định hướng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật hạt nhân, bức
xạ và đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu địa chất khoáng sản.
28. Định hướng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật hạt nhân, bức

xạ và đồng vị phóng x
ạ trong xử lý môi trường.
29. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết công nghệ làm mưa nhân tạo ở Việt Nam.
30. Xác định khả năng áp dụng công nghệ làm mưa nhân tạo ở Việt Nam.
31. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
32. Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ.
33. Hiện trạng năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ và
một số giải pháp tăng cường năng lự
c nghiên cứu Địa chất và Khoáng
sản.
34. Hiện trạng năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa hoc và công nghệ và
một số giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu Khí tượng Thuỷ văn.
35. Hiện trạng năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ và
một số giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu Đo đạc và bản đồ.
36. Hiện trạng năng l
ực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ và
một số giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu Trung tâm thông tin.
37. Hiện trạng năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ và
một số giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu các Sở Tài nguyên và
Môi trường.

38. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng của các dạng Tài nguyên khí hậu làm
cơ sở xây dựng phương án sử dụng tài nguyên hợp lý.

39.
Nghiên cứu cơ sở lý luận định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ phục
vụ quản lý đất đai.

40.
Xu thế và khả năng sử dụng công nghệ sinh học - xử lý môi trường khu vực

làng nghề ở Việt Nam.


11
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài được hoàn thành tại Viện
Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản bởi tập thể tác giả: TS. Nguyễn Linh Ngọc
(Chủ biên), TS. Mai Trọng Tú, TS. Nguyễn Lê Tâm, TS. Lê Anh Dũng,ThS. Tống
Tiến Định, KS. Lê Văn Hiền, KS. Đào Xuân Bái, ThS. Đoàn Thế Hùng. Ngoài ra,
còn có sự tham gia của các cộng tác viên khoa học của Vụ KHCN, Viện NC Địa
chính, Viện Khí tượng -Thủy văn, Trung tâm Khí tượng-Thủy văn Quố
c gia, Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Cục Bảo vệ Môi trường, Cục Quản lý Tài
nguyên nước, v.v Trong quá trình triển khai, nhóm tác giả thực hiện đề tài luôn
nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Bộ TN&MT và Viện Nghiên cứu
Địa chất và Khoáng sản. Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
đơn vị và cá nhân trên.


12

Chương I
MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
I.1. NHỮNG THÀNH TỰU
I.1.1. Lĩnh vực tài nguyên đất.
- Về công tác nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật đất đai trong 10 năm qua đã tạo được cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về
đấ
t đai; tạo ra một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, giải quyết khá tốt mối quan

hệ đất đai ở khu vực nông thôn, bước đầu đã đáp ứng mối quan hệ đất đai mới hình
thành trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa. Hệ thống pháp
luật đất đai luôn được đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh
tế,
đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội.
Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 mà
trọng tâm là đổi mới chính sách đất đai phục vụ đầu tư và phát triển đã thể hiện
được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đất đai. Luật đất
đai năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉ
nh bao quát nhất, có nhiều nội dung mới,
có thể coi như là một căn cứ pháp lý đầu tiên về việc quản lý, sử dụng đất theo nội
dung đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy nhanh tiến độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó đáng chú ý là: Làm rõ nội dung quyền
sở hữu toàn dân về đất đai; Hoàn chỉnh chính sách đất đai đối với khu vực nông
nghiệ
p, nông thôn, khu công nghiệp và dịch vụ; Thiết lập sự bình đẳng về quyền sử
dụng đất giữa các thành phần kinh tế; Xóa bỏ bao cấp về đất đai trên cơ sở coi đất
đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn của đất nước cần phải được định giá theo
đúng quy luật của kinh tế thị trường và phải được đối xử như một loạ
i hàng hóa có
tính đặc thù trong quá trình giao dịch trên thị trường bất động sản; Đẩy mạnh cải
cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; Quy định cụ thể thủ tục và trình tự
thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất
- Về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất: Từ năm 1993 đến nay, thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước th
ực hiện được quyền định đoạt về đất đai,
nắm được quĩ đất đai đến từng loại đất, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều ch
ỉnh chính sách, pháp luật đất

đai theo hướng sử dụng đất có hiệu quả. Đến nay, đã có 59/64 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt; 70 % đơn vị hành chính cấp huyện đã được phê duyệt quy

13
hoạch; cấp xã 60 % số đơn vị hành chính. Bộ Tàì nguyên và Môi trường đã chỉ đạo
các địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và xây
dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) trình cấp có thẩm quyền trong năm
2005.
- Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Từ sau khi Luật đất đai năm 1993 có
hiệu lực đến nay, đất
đai trên phạm vi toàn quốc đã 3 lần được kiểm kê định kỳ vào
các năm 1995, 2000 và 2005. Đã rà soát, kiểm kê theo mục đích sử dụng và đối
tượng sử dụng toàn bộ diện tích đất đai theo địa giới hành chính từ cấp xã, cấp
huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước; phân tích tình hình biến động sử dụng
đất qua các giai đoạn. Đã phản ánh đầy đủ các loại đất theo quy định c
ủa Luật đất
đai. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai mới bao gồm 34 chỉ tiêu phân loại đất trong
đó có 4 chỉ tiêu quan sát phục vụ cho công tác quản lý đất đai là: Đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và đất ngập nước ven biển. Điểm mới trong
kiểm kê đất đai lần này là yêu cầu thống kê cả số người sử dụng đất, người
được
Nhà nước giao đất để quản lý; danh sách các tổ chức trong nước sử dụng đất. Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế và cả nước được xây dựng bằng
công nghệ số.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai
ngoài việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, còn giúp cho việc xử lý một khối lượng
thông tin đồ sộ v
ề đất đai, tăng thêm chỉ tiêu thống kê, đảm bảo tính thống nhất cao
thông tin các cấp. Kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ thống kê năm

2000 và 2005 đã xây dựng được 2 phần mềm chuyên dụng là TK- 2000 và TK- 05.
- Phần mềm FAMIS & CADDB đã được sử dụng thống nhất trong ngành
Địa chính từ cuối năm 1997. Phần mềm VILIS (áp dụng trong xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý đấ
t đai cấp tỉnh) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép triển
khai ứng dụng để xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công
tác kiểm kê đất đai năm 2005 tại thành phố Hồ chí Minh.
- Về đo đạc Bản đồ địa chính: Đến nay, toàn bộ quy trình đo đạc thành lập
bản đồ địa chính theo công nghệ mới đã được thi
ết lập và vận hành đảm bảo đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả nổi bật là: Đã xây dựng hệ thống
lưới tọa độ địa chính cơ sở (tương đương lưới tọa độ hạng III Nhà nước) trên phạm
vi cả nước với 12631 điểm; Đo đạc bản đồ địa chính chính quy được khoảng 35 %
diện tích cần
đo. Theo dự kiến kế hoạch đến năm 2010 sẽ hoàn thành công tác đo
đạc bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác thiết lập hồ sơ địa chính và hệ thống
thông tin đất đai.
I.1.2. Lĩnh vực tài nguyên nước.

14
- Điều tra, đánh giá nguồn nước mặt : Việt Nam có mạng lưới sông suối
dày đặc, với khoảng 2600 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 11
lưu vực sông có diện tích >10.000km
2
. Công tác điều tra, khảo sát đã đánh giá được
tổng lượng dòng chảy trung bình năm của toàn bộ sông suối trên lãnh thổ nước ta
khoảng 835 tỷ m
3
, trong đó phần tổng lượng dòng chảy sinh ra từ lãnh thổ nước
ngoài là 522 tỷ m

3
, chiếm khoảng 65% tổng lượng dòng chảy của cả nước. Mức
bảo đảm lượng nước trung bình năm trên 1 km
2
và cho đầu người của cả nước ta
đều lớn hơn nhiều so với trung bình của châu Á và của thế giới. Tổng lượng nước
có khả năng sử dụng trong mùa cạn ở toàn lãnh thổ nước ta khoảng 166,5 tỷ m
3
,
trong đó dòng chảy các sông suối là 138,5 tỷ m
3
, nước dưới đất là 8,2 tỷ m
3
và các
hồ chứa điều tiết là 19,8 tỷ m
3
.
- Điều tra địa chất thủy văn- địa chất công trình (ĐCTV-ĐCCT) và đánh giá
nguồn nước dưới đất (NDĐ) : Điều tra ĐCTV tỷ lệ 1:200.000 đã hoàn thành
131.885 km
2
, tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng điều tra thăm dò, khai thác
NDĐ ở các địa bàn quan trọng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, Tây
Nguyên và các đô thị, khu dân cư ven biển.
Điều tra ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000 đã thực hiện trên 13 khu vực
với 16.750 km
2
. Kết quả điều tra đã xác định đặc điểm địa chất thủy văn các tầng
chứa NDĐ và đặc điểm thuỷ địa hoá của chúng, tạo cơ sở khoa học tin cậy cho tìm
kiếm thăm dò nước dưới đất và quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn nước trên

lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là tại đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ
, Tây
Nguyên.
Đã điều tra đánh giá nguồn NDĐ cho 25 khu vực có nhu cầu lớn và 104
điểm dân cư, thị trấn thuộc các vùng núi phía Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, vùng
sâu vùng xa Nam Bộ gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt. Kết quả là đã đánh giá
nguồn nước đạt tổng trữ lượng 101.000 m
3
/ngày có thể đưa vào sử dụng. Đã điều
tra nguồn nước trên 9 đảo với tổng trữ lượng NDĐ 7.546 m
3
/ngày, tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế và phục vụ lực lượng bảo vệ an ninh quốc phòng.
Ba mạng quan trắc quốc gia động thái NDĐ đã được xây dựng và đang được
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Các tài liệu quan trắc công bố hàng năm làm cơ sở tốt
cho việc quản lý, khai thác NDĐ, phòng chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.
- Điều tra, đánh giá chất lượ
ng và khả năng cung cấp nước : Tài nguyên
nước bao gồm nước mưa, nước mặt, nước dưới đất và nước biển. Công tác điều tra,
nghiên cứu khả năng cung cấp nước sinh hoạt và cho các hoạt động kinh tế xã hội
khác đã được Nhà nước chú trọng, đặc biệt là với các vùng kinh tế trọng điểm. Đã
đánh giá được hiện trạng sử dụng và nhu cầu cấp nước c
ủa các ngành khác nhau
(cấp nước và tiêu nước cho nông nghiệp, sử dụng nước phát điện, nước phục vụ
công nghiệp, du lịch và giải trí, v.v ), của các vùng dân cư (cấp nước cho đô thị,

15
cấp nước cho nông thôn) trong cả nước, đồng thời dự báo nhu cầu sử dụng nước
của các ngành trong tiến trình phát triển của đất nước. Theo kết quả tính toán của
chương trình nghiên cứu khoa học KC-12, tổng lượng nước cần dùng (W

d
) cho sinh
hoạt và các ngành kinh tế quốc dân tăng mạnh từ 92 tỷ m
3
của năm 2000 tới 121,5
tỷ m
3
vào năm 2010 và có thể đạt 259,5 tỷ m
3
vào năm 2040.
Song song với việc điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, khả năng cung cấp
nước, phân vùng sử dụng hợp lý các nguồn nước, các nhiệm vụ đánh giá hiện trạng
nhiễm mặn, nhiễm bẩn các nguồn nước đã được các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT
thực hiện. Bước đầu đã chính xác hóa ranh giới nhiễm mặn nước mặt và nước d
ưới
đất của khu vực đồng bằng ven biển Việt Nam theo các mùa. Phát hiện và khoanh
định các nguồn nước, các đới ô nhiễm các nguyên tố vi lượng độc hại như: ô nhiễm
As ở Hà Nội, Nam Định, sông Mã v.v , ô nhiễm As, Hg, F ở Ninh Thuận - Bình
Thuận, ô nhiễm vi sinh và dư lượng thuốc trừ sâu ở một số lưu vực sông. Đã bước
đầu làm rõ nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước (do hoạt động nhân sinh và
do môi trường địa chất) và
đề xuất một số giải pháp phòng tránh và giảm thiểu hậu
quả.
I.1.3. Lĩnh vực Địa chất - Khoáng sản.
Trong những năm 1991-2002 ngành địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam và Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản) đã chuyển đổi một cách
tích cực theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, sắp xếp lại tổ chức, chuyển sang
thực hiện công tác nghiên cứu, đ
iều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản và tìm kiếm
phát hiện mỏ trong phạm vi cả nước trên đất liền, biển nông ven bờ và hải đảo, bao

gồm điều tra địa chất khu vực, điều tra khoáng sản, nước dưới đất, địa chất môi
trường và địa chất đô thị, tai biến địa chất. Công tác thăm dò mỏ khoáng sản rắn và
nước dưới đất mà tr
ước đó chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vốn ngân sách đã
chuyển giao cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.
* Công tác điều tra địa chất :
- Đến năm 1994 đã hoàn thành điều tra địa chất và bay đo từ tỷ lệ 1:200.000
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các tờ bản đồ địa chất-khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 đã
được biên tập, xuất bản và phát hành rộng rãi đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh
t
ế xã hội.
- Công tác bay đo địa vật lý tỷ lệ 1:50.000 - 1:25.000 hoàn thành trên 70.673
km
2
, đã đi trước một bước so với điều tra mặt đất đã tăng cường các phương pháp
xử lý tài liệu bằng phương tiện tin học. Do vậy, đã khoanh định được nhiều cụm dị
thường, phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng sản liên quan, trong đó nổi
bật là urani ở Quảng Nam, đất hiếm ở Tây Bắc, các đới biến đổi nhiệ
t dịch chứa
quặng vàng, thiếc, sắt, magnhezit ở Trung Bộ.

16
- Đến nay, 55,7% diện tích lãnh thổ đã được lập bản đồ địa chất - khoáng sản
tỷ lệ 1:50.000 với tổng diện tích 184.000 km
2
, bao gồm các diện tích ven biển từ
Móng Cái đến thành phồ Hồ Chí Minh, một số cấu trúc địa chất quan trọng như đới
Sông Hồng, Lô Gâm, rìa bắc khối nâng Kon Tum, phần lớn diện tích Tây Bắc Bắc
Bộ, Nam Trường Sơn. Trong đó, đã phát hiện và làm sáng tỏ nhiều vùng có triển
vọng khoáng sản như chì - kẽm ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang; đồng,

vàng ở Tây Bắc Bộ; vàng ở Bắc Trung Bộ, rìa bắc, rìa tây khối nâng Kon Tum;
thi
ếc ở nam Trung Bộ; felspat, grafit, đá quý ở đới Sông Hồng, barit ở Đông Bắc
Bắc Bộ. Những thành tích nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng
quy hoạch, sử dụng, phát triển các vùng lãnh thổ.
- Trên 97.860 km
2
biển ven bờ đã hoàn thành công tác điều tra đồng bộ địa
chất, khoáng sản, địa hoá… tạo nên hệ thống tài liệu phong phú và tin cậy về đới
ven biển Việt Nam.
* Công tác nghiên cứu:
- Đã định hướng những bước đi cơ bản của ngành: Ngoài việc định hướng
nghiên cứu các vấn đề địa chất truyền thống như: sinh khoáng, kiến tạo, thạch
luận…, bước đầu
đầu tư nghiên cứu về tiềm năng và hướng sử dụng nguyên liệu
mới. Mặt khác, đang từng bước phát huy vai trò của địa chất học trong các lĩnh vực
khác nhằm phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế-xã hội như: địa chất tai biến, địa
chất môi trường, địa chất đô thị, địa hóa thổ nhưỡng, địa chất du lịch,…
- Đã làm rõ hơn lịch sử
hình thành và cấu trúc vỏ đất ở lãnh thổ Việt Nam
trên cơ sở các tài liệu mới, kết quả phân tích hiện đại và học thuyết kiến tạo Toàn
cầu.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học đã được đầu tư và thu được hiệu quả đáng kể
trong xử lý và thành lập tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hoá, giải đoán tư liệu viễn
thám, trắc đị
a, phân tích mẫu và điều tra địa chất biển, v.v
* Đánh giá khoáng sản:
Công tác đánh giá khoáng sản được đầu tư chưa nhiều, nhưng đã làm rõ tiềm
năng tài nguyên khoáng sản ở các cấu trúc đặc thù, ở các vùng ngoại vi các vùng
mỏ đã biết như chì - kẽm Chợ Điền, thiếc gốc ở Sơn Dương, Quỳ Hợp, kaolin -

pyrophilit Tấn Mài, ilmenit Bình-Trị-Thiên, Bình Định, Bình Thuận; Đánh giá tài
nguyên của các vùng mỏ m
ới như urani ở Nông Sơn, vàng Quảng Nam - Quảng
Ngãi, antimon Dương Quy (Quảng Ninh), Mậu Duệ (Hà Giang), thiếc Đa Chay
(Lâm Đồng), Sơn Kim (Hà Tĩnh), đá ốp lát granit Quảng Bình, Trung Trung Bộ, đá
quý ở đới Sông Hồng… Một số khu vực có triển vọng đã chuyển sang thăm dò khai
thác.
Nhìn chung, các khoáng sản rắn ở Việt Nam phân bố rất không đồng đều

17
trên lãnh thổ và thường tại các vị trí có cơ sở hạ tầng thấp. Một số ít khoáng sản đã
được thăm dò, nhưng mới xác định số lượng, chưa đánh giá ý nghĩa kinh tế, điều
kiện khai thác và khả năng khai thác chế biến có lợi nhuận. Hầu hết các mỏ khoáng
sản kim loại như Cu, Pb, Zn, Ti, Mn có trữ lượng, tài nguyên trung bình hoặc nhỏ,
phân bố không tập trung, bề dày thân quặng nhỏ, gây khó khă
n cho việc thiết kế
khai thác và xây dựng các cơ sở chế biến sâu. Quặng sắt Việt Nam có trữ lượng
trung bình, nhưng chất lượng không cao, phân bố không thuận lợi điều kiện khai
thác khó khăn. Do vậy, phát hiện mới các mỏ quặng kim loại cơ bản (Cu, Pb, Zn…)
và các mỏ quặng sắt chất lượng cao và các mỏ khoáng chất công nghiệp phục vụ
công nghiệp vật liệu mới là rất cần thiế
t.
* Điều tra địa chất đô thị, địa chất môi trường, tai biến địa chất:
Đã điều tra, thành lập bộ tài liệu đồng bộ về địa chất, khoáng sản. ĐCTV,
ĐCCT, địa chất môi trường, quy hoạch sử dụng đất cho 64 đô thị loại I và II; 3 khu
vực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh -
Biên Hoà- Vũng Tàu, Đã Nẵng - Dung Quất. Các tài liệ
u này đã và đang được khai
thác, sử dụng có hiệu quả cho việc quy hoạch và quản lý đô thị.
Công tác điều tra tai biến địa chất bước đầu đã được triển khai tại miền Đông

Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh ven biển Miền Trung (từ Quảng Bình đến
Phú Yên), hiện nay đang triển khai ở Đông Bắc và một số khu vực trọng điểm dọc
tuyến đườ
ng Hồ Chí Minh.
I.1.4. Lĩnh vực đo đạc bản đồ.
- Từ năm 1990 Ngành Đo đạc và Bản đồ đã triển khai thực hiện chương trình
đổi mới toàn diện công nghệ đo đạc và bản đồ. Trong vòng 10 năm (1990-2000),
thế hệ công nghệ tương tự (analog) cổ truyền đã được thay thế bằng công nghệ số-
công nghệ vệ tinh. Công nghệ tương tự dựa trên nguyên tắc quang học và c
ơ khí
chính xác của các thiết bị mặt đất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất thông tin
trong giai đoạn phát triển mới. Việc đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến đã tạo
ra những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của Ngành Đo đạc và Bản đồ làm
cho các sản phẩm đo đạc bản đồ ngày nay có chất lượng ngày càng được nâng cao,
giá thành ngày càng hạ, có uy tín và khả năng cạnh tranh với các n
ước tiên tiến trên
thế giới và trong khu vực. Nhờ việc nhanh chóng áp dụng những công nghệ tiên
tiến của thế giới nên trước kia độ chính xác định vị chỉ cỡ đề-xi-mét, nay có thể đạt
được độ chính xác đến mi-li-mét; từ khả năng đo đạc với khoảng cách vài chục ki-
lô-mét nay có thể vươn tới khoảng cách vài nghìn ki-lô-mét; từ khái niệm trắc địa
tĩnh (đo đạc trong không gian 3 chiều) đã chuyển sang khái niệ
m trắc địa động (đo

18
đạc trong không gian-thời gian). Giá thành thiết lập một điểm toạ độ hạng cao
trước đây lên đến vài trăm triệu đồng nay chỉ còn vài chục triệu đồng. Thời gian để
hoàn thành các công trình được rút ngắn xuống vài lần không phụ thuộc vào điều
kiện địa hình và thời tiết của khu vực thi công. Ngoài các thiết bị đo đạc mặt đất
truyền thống sử dụng trước đây (máy thủ
y chuẩn, kinh vĩ, ) từ những năm 1990

các đơn vị đo đạc và bản đồ đã được trang bị một số lượng lớn các máy toàn đạc
điện tử, máy kinh vĩ điện tử, thuỷ chuẩn điện tử. Công nghệ định vị vệ tinh nay đã
được phát triển mở rộng sang các kỹ thuật đo RTK, DGPS. Hiện đã có 5 trạm thu
GPS cố định đang ho
ạt động phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy
biển, các loại bản đồ chuyên đề, chuyên ngành khác nhau, phục vụ công tác quản lý
đường biên giới, thi công các công trình trên biển và trên đất liền v.v
- Trong lĩnh vực bay chụp, xử lý ảnh hàng không, thành lập bản đồ địa hình,
địa chính đã hoàn toàn chuyển sang công nghệ số và tự động hoá. Công nghệ công
nghệ bay chụp ảnh tự động, dẫn đường bằng GPS
đã được nghiên cứu và đưa vào
sử dụng từ năm 1999 như hệ thống bay chụp ảnh RMK-TOP 15. Các hệ thống máy
tráng rửa phim, quét ảnh số độ phân giải cao, trạm tăng dày và đo vẽ ảnh số của các
nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Thuỵ Sỹ, v.v đã được thử nghiệm và đưa
vào sản xuất góp phần to lớn để hoàn thành những công trình trọng đ
iểm về đo đạc
và bản đồ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng của
Nhà nước.
- Cùng với công nghệ số, ngày nay nhờ những ảnh vệ tinh có độ phân giải
cao và siêu cao (<
1m ngoài thực địa) kết hợp với công nghệ GPS đã mở ra một
khả năng mới cho ngành đo đạc và bản đồ. Với công nghệ này có thể thành lập và
hiệu chỉnh bản đồ địa hình các loại tỉ lệ (kể cả bản đồ địa hình tỷ lệ lớn đến
1:5000) trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt có thể
thực hi
ện trên một phạm vi rộng lớn, ở những khu vực khó khăn phức tạp, nhạy
cảm mà các phương pháp khác không thể thực hiện được (ví dụ ở các khu vực có
đảo ngoài khơi hoặc vùng biên giới trên đất liền đang có tranh chấp). Trong vòng 5
năm trở lại đây, ngoài công nghệ chụp ảnh vệ tinh các công nghệ khác được nghiên
cứu ứng dụng để thu nhận thông tin bề mặt địa hình trái đất như:

ảnh rada (SAR-
Synthetic Aperture Rada), ảnh rada giao thoa (IFSAR- Interferometric Synthetic
Aperture Rada), ảnh quet lade (LIDAR-Light Detection and Ranging) được sử

19
dụng trong công nghệ viễn thám, chúng có những ưu điểm nổi bật để xây dụng mô
hình số độ cao bề mặt trái đất.
- Công tác biên tập, xuất bản bản đồ đã được trang bị hệ thống phần mềm biên
tập thành lập bản đồ số, hệ thống chế in hiện đại (mapsetter). Trang thiết bị công
nghệ thông tin phục vụ công tác thu nhận, xử lý, cung cấp, khai thác dữ liệu
đo đạc
bản đồ được trang bị đồng bộ cho các đơn vị Trung ương. Về hệ thống mạng
truyền dữ liệu: một số đơn vị đã xây dựng mạng cục bộ intranet. Việc xây dựng
phần mềm ứng dụng được phát triển tập trung ở lĩnh vực xử lý dữ liệu, biên tập bản
đồ, cung cấp thông tin, quản lý cơ sở d
ữ liệu trắc địa, tính chuyển toạ độ, chuyển
đổi bản đồ số giữa các hệ quy chiếu. Các phần mềm hệ thông tin địa lý phục vụ cho
công tác quản lý các cấp hành chính hiện nay cũng đang được triển khai xây dựng.
- Một số công trình tiêu biểu:
+ Nghiên cứu, xây dựng thành công Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-
2000, đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định áp dụng thố
ng nhất trên phạm vi
cả nước;
+ Nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao
gồm: Hệ thống điểm toạ độ đã được xây dựng hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước
theo hệ toạ độ VN-2000 và được chia thành 4 cấp hạng: Cấp “0” - 71 điểm, hạng I
và hạng II - 1665 điểm, hạng III (địa chính cơ sở) với tổ
ng số 12.631 điểm; Mạng
lưới độ cao nhà nước hiện đang được hiện đại hóa với 3 cấp hạng: hạng 1 - 5096
km, hạng 2 - 4515 km; Các điểm gốc toạ độ vệ tinh hiện có 5 trạm thu tín hiệu GPS

cố định gồm các trạm đặt tại Đồ Sơn, Vũng Tàu, Điện Biên, Cao Bằng và Hà Giang
trong đó ba trạm Đồ Sơn, Vũng Tàu và Điện Biên hoạt động thường xuyên, tr
ạm
thu tín hiệu GPS cố định tại Quảng Nam hiện đang xây dựng; Hệ thống điểm trọng
lực cơ bản nhà nước gồm 4 điểm cơ sở, 26 điểm hạng I, 440 điểm hạng II, III hiện
cũng đang được hiện đại hóa;
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để xây dựng Hệ thống không ảnh
phục vụ đo v
ẽ và hiệu chỉnh bản đồ địa hình gồm: Bộ phim ảnh mới chụp từ máy
bay tỷ lệ 1/10.000 - 1/45.000 từ năm 1999 đến 2005 phủ trùm cả nước, phim ảnh
chụp từ máy bay từ năm 1958 - 1998; Bộ ảnh vệ tinh độ phân giải từ 2 - 20m phủ
trùm cả nước trong thời gian 1998 - 2005 gồm ảnh Sport-1,2,3,4,5, Landsat, Rada
ERS, Radasat, KATE-200, KATE-1000;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đo vẽ ảnh số để hoàn thành xây dựng: Hệ
thống bản đồ địa hình quốc gia phủ trùm 1/50.000 trong hệ toạ độ quốc gia VN-
2000 gồm 573 mảnh bản đồ số. Ngoài ra, đã hoàn thành 98 mảnh bản đồ địa hình
tỷ lệ 1:50.000 biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc, 69 mảnh bản đồ
địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000, bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25 000, 1/10 000, 1/5 000,

20
1/2 000 ở các vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ 1/200 - 1/1.000 ở các thành phố lớn;
Hệ thống bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 ở khu vực trung du, miền núi phục vụ
công tác quản lý đất đai ở các địa phương;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số và tự động hoá để thay thế công nghệ
truyền thống trong công tác biên tập, thành lập, chế in các loại bản đồ địa hình, bản
đồ hành chính, địa chính, bản đồ chuyên đề, atlas. Hiện đang hoàn chỉnh công nghệ
thành lập Atlas điện tử quốc gia;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu địa lý
quốc gia trên cơ sở hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và hệ thống bản đồ nền. Hiện
nay, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia đ

ang ở giai đoạn đầu. Do vậy,
trong thời gian tới đây sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng của lĩnh vực Đo
đạc và Bản đồ;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để hiệu chỉnh bản đồ địa hình
tỷ lệ 1:1.000.000 bằng ảnh vệ tinh KATE - 200 của Liên Xô(cũ) và ảnh vệ tinh
Landsat của Mỹ, hiệu chỉnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 và 1: 25 000 b
ằng ảnh vệ tinh ở
nhiều vùng với những đặc điểm địa lý rất khác nhau. Đến nay đã hiệu chỉnh được
189 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000, 437 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 phủ trùm đồng
bằng Nam Bộ, Tây Ninh, đồng bằng trung du Bắc Bộ bằng công nghệ viễn thám,
góp phần hoàn thành công trình bộ bản đồ phủ trùm toàn quốc tỷ lệ 1:50.000 của
Bộ TN&MT. Trong th
ời gian đầu, tư liệu chính để hiệu chỉnh là ảnh vũ trụ KFA -
1000 của Liên Xô(cũ) với độ phân giải 5m. Trong những năm sau đó tư liệu chính
để hiệu chỉnh là ảnh vệ tinh SPORT 1,2,4 của Pháp với độ phân giải 10m (loại ảnh
toàn sắc) và 20m (loại ảnh đa phổ) và gần đây đã sử dụng cả ảnh SPORT 5 với độ
phân giải 2,5m. Thành lập bản đồ các vùng qu
ần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bản
đồ Biển Đông. Bộ bản đồ bao gồm: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 phủ trùm các vùng có
đảo nổi; Bản đồ 1:50.000 phủ trùm vùng có đảo nổi, đảo chìm; Bản dồ 1:250.000
và 1:500.000 phủ trùm toàn vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và
Bản đồ Biển Đông tỷ lệ 1:1.000.000. Một số đề tài ứng dụng công nghệ viễn thám
nhằm mục đích khai thác lãnh thổ, b
ảo vệ thiên nhiên, khảo sát sự biến động dòng
sông, đường bờ biển, rừng ngập mặn, đất ngập nước, quy hoạch diện tích nuôi
trồng thủy sản Việt Nam cũng như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã có
những thành công bước đầu;
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ LIRDA xây dựng mô hình số độ cao
(DEM). Công nghệ này cho phép quét ảnh với độ chính xác cao, ảnh có thể chồng
xếp lên nhau tạ

o ra mô hình 3 chiều, độ chính xác về độ cao của thiết bị này có thể
đạt từ 15cm - 1m tùy theo độ cao bay, khoảng cách giữa các điểm thu thập thông
tin cho phép thay đổi từ 10cm - 3m dữ liệu dạng số nhanh. Do quét ảnh bằng tia
laser nên có thể bay chụp với bất cứ thời tiết nào trong năm. Đây là công nghệ hiện
đại lần đầu sử dụng tại Việt Nam. Kết hợp công nghệ LIRDA với các công nghệ
tiên tiến khác như
sử dụng ảnh có độ phân giải siêu cao (ảnh Qickbird) để thành lập

21
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 và công nghệ GPG-RTK, ARC-GIS để xây dựng mô
hình số độ cao độ chính xác cao (DEM) cho một vùng hơn 40.000 km
2
thuộc 12
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
I.1.5. Lĩnh vực khí tượng thủy văn (KTTV).
* Từng bước hiện đại hóa phương tiện quan trắc KTTV:
Song song với việc khai thác trang thiết bị kỹ thuật truyền thống, trong
những năm qua, phương tiện đo trên mạng lưới điều tra cơ bản KTTV và quan trắc
môi trường đã từng bước được đổi mới theo hướng hiện
đại hoá.
- Về thuỷ văn: Cùng với hơn 60 trạm được trang bị thiết bị đo tự ghi trước
đây, đã trang bị thêm thiết bị đo mực nước tự động cho 24 trạm thuỷ văn, đưa tổng
số trạm thuỷ văn được trang bị thiết bị đo tự ghi/tự báo lên 84 trạm. Tám trạm thuỷ
văn vùng cửa sông và đồng bằng sông Cửu Long đã
được trang bị thiết bị đo lưu
lượng nước tự động ADCP (Acountic Doppler Current Profiles), đem lại hiệu quả
cao trong công tác đo đạc, khảo sát. Đây là loại thiết bị lần đầu tiên được áp dụng ở
nước ta.
- Về khí tượng: Đã trang bị 14 trạm khí tượng tự động nhiều yếu tố bằng
nguồn vốn từ các dự án hợp tác với nước ngoài. Xây dựng, lắ

p đặt, trang bị mới
thiết bị đo khí tượng cao không tự động cho 3 trạm thám không vô tuyến ở Hà Nội,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; khôi phục 3 trạm đo gió pilot Lạng Sơn,
Pleiku và Buôn Ma Thuột; xây dựng mới 3 trạm quan trắc tổng lượng ô-dôn, bức
xạ cực tím. Ngoài ra, đến nay đã có 6 trạm ra-đa thời tiết đặt tại Hải Phòng, Việt
Trì, Vinh, Tam Kỳ, Nha Trang và Nhà Bè thường xuyên cung cấp các thông tin về
vị trí tâm bão, vùng đổ
bộ của bão, vùng mưa lớn góp phần nâng cao chất lượng
dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
- Về KTTV biển: Đã trang bị 6 máy triều ký cho mạng lưới trạm khí tượng
hải văn; 4 trạm phao tự động tại các vùng biển Hòn Ngư, Cồn Cỏ, Lý Sơn, DK1-7
từ dự án hợp tác với Na Uy. Trong thời gian dự án, các trạm phao hoạt động tương
đối tốt, thu được những chu
ỗi số liệu dài ngày như số liệu sóng và dòng chảy liên
tục hàng tháng, kể cả trong bão.
- Đưa vào khai thác sử dụng thành công hệ thống thám không vô tuyến
DigiCORA-RS80 mới hiện đại, cung cấp đầy đủ số liệu, chính xác cho dự báo thời
tiết và trao đổi quốc tế, đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới đánh giá tốt.
- Đưa vào khai thác tàu nghiên cứu biển, từ đó đã chủ động đượ
c kế hoạch
khảo sát và tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng hàng năm.
- Đưa vào sử dụng Kính thiên văn FS - 152 do hãng TAKAHASHI thiết kế
và chế tạo, tại Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, vừa phục vụ nghiên cứu
khoa học, vừa giới thiệu về môn thiên văn học cho du khách.

22
- Đưa vào sử dụng thử nghiệm các trạm khí tượng thủy văn, hải văn tự động.
Đã đưa vào hoạt động trong mạng lưới quan trắc môi trường không khí 6 trạm tự
động. Đây là thiết bị hiện đại nhất, lần đầu tiên được lắp đặt tại Việt Nam với hệ
thống thiết bị do hãng Kimoto (Nhật Bản) sản xuất. Đưa hệ thống thiế

t bị này vào
trạm quan trắc môi trường không khí vào hoạt động đã đáp ứng yêu cầu trao đổi
thông tin khí tượng thủy văn môi trường với các nước trong khu vực.
- Ứng dụng phần mềm không gian ba chiều vào dự báo thời tiết. Phiên bản
phần mềm dự báo thời tiết Weatherscape XT hãng phần mềm Metra của New
Zealand và tập đoàn truyền thông BBC thiết kế giúp người xem theo dõi thời tiết dễ
dàng và gần với cuộc s
ống thực tế hơn.
* Xây dựng mới hệ thống quy trình, quy phạm chuyên ngành KTTV:
- Đã xây dựng và điều chỉnh, bổ sung được 25 bộ quy trình, quy phạm về
khí tượng, thuỷ văn, hải văn, môi trường, phương tiện đo KTTV. Ngoài ra, quy
phạm về lưu trữ tư liệu KTTV áp dụng ở Trung ương và các Đài KTTV khu vực
cũng được xây dựng, nhờ đó chất lượng các công tác này được ổ
n định, giữ vững
và từng bước nâng cao.
- Đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ làm công tác
dự báo số trị. Các kết quả dự báo số trị đã được đưa vào nghiệp vụ góp phần rút
ngắn khoảng cách tụt hậu về công nghệ dự báo thời tiết của nước ta với các nước
trong khu vực. Năm 2003, mô hình dự báo khí hậ
u đã được thử nghiệm có kết quả.
Những thành công này tạo ra một bước ngoặt trong công nghệ dự báo khí tượng,
khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng dự báo.
Dự báo thử nghiệm các trường khí tượng cho Việt Nam với độ phân giải cao
bằng mô hình MM5 và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong dự báo khí
tượng bằng mô hình số trị.
* Xây dựng hệ thống kiểm định thiết bị đo KTTV:
Hệ th
ống kiểm định phương tiện đo KTTV đã được quan tâm đầu tư xây
dựng nhằm bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng của phương tiện đo KTTV. Đến năm
1995, hệ thống kiểm định đã kiểm chuẩn được thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ, áp suất

khí quyển và nhận được ủy quyền kiểm định nhà nước các yếu t
ố này. Năm 1997,
hệ thống này đã kiểm chuẩn thêm thiết bị đo tốc độ dòng chảy và thiết bị đo gió.
Nhờ đó, phương tiện đo các yếu tố KTTV đã cơ bản được kiểm chuẩn theo quy
định. Hiện nay, ngành KTTV đang xây dựng đề án để thực hiện đầu tư, củng cố,
thay đổi các loại máy chuẩn mẫu và thiết bị kiểm định các y
ếu tố khí tượng khác.
* Công tác dự báo KTTV:
Công tác thông tin chuyên ngành phục vụ dự báo KTTV đã từng bước được
hiện đại hoá. Hiện nay, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương được trang bị 4 kênh

23
liên lạc quốc tế: Hà Nội - Bắc Kinh, Hà Nội – Matxcơva, Hà Nội - Băng Cốc, Hà
Nội - Tôkyô. Các kênh thông tin đã được khai thác rất hiệu quả nhằm thu nhận số
liệu quan trắc, các sản phẩm phân tích và dự báo, ảnh vệ tinh, số liệu ra-đa từ các
trung tâm quốc tế và từ 9 đài KTTV khu vực trong nước phục vụ cho công tác dự
báo KTTV ở Trung ương và địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng tránh
thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2005, mạng thông tin phục vụ dự
báo KTTV đã kết nối tất cả các trung tâm Dự báo KTTV cấp tỉnh với Đài KTTV
khu vực và Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, hiện đang được mở rộng tới một
số trạm KTTV.
Về dự báo thuỷ văn, ngoài việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dự
báo lũ trên các sông lớn, hệ thống cảnh báo, dự
báo lũ quét trên sông, suối nhỏ
cũng đang được triển khai thử nghiệm tại Nậm La - Nậm Pàn tỉnh Sơn La nhằm rút
kinh nghiệm trước khi áp dụng cho các khu vực khác.
Những tiến bộ trong hiện đại hoá thông tin và công nghệ dự báo KTTV nêu
trên đã đưa trình độ dự báo của Việt Nam từ chỗ còn lạc hậu lên mức trung bình
trong khu vực; bảo đảm dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiể
m như

bão, lũ, các đợt không khí lạnh, rét đậm, nắng nóng, hạn hán đáp ứng cơ bản
những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng tránh, giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai. Dự báo sóng phục vụ cho công tác khai thác dầu khí.
* Công tác tư liệu và phục vụ số liệu KTTV:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các tư liệu lịch sử KTTV đối với sự nghiệp
xây dựng và b
ảo vệ đất nước, công tác tư liệu KTTV đã được quan tâm thường
xuyên. Tư liệu KTTV đã được tiếp nhận, lưu trữ, thẩm tra đánh giá, phục chế theo
quy định. Kho lưu trữ đã được chống xuống cấp nhằm bảo đảm an toàn cho các số
liệu điều tra cơ bản KTTV của cả nước trong hơn 100 năm qua. Số liệu KTTV đã
được cung cấp phục v
ụ nhu cầu của nhiều chương trình, dự án trọng điểm của Nhà
nước, phục vụ các ngành kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Công tác
tư liệu KTTV đã có những bước khởi đầu để hiện đại hoá: tin học hoá dữ liệu
KTTV, phát triển các phần mềm xử lý và lưu trữ số liệu KTTV.
* Công tác khoa học công nghệ:
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học KTTV đã được
đẩy
mạnh và đã có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng. Các lĩnh vực nghiên cứu đã tập trung phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng
điều tra cơ bản, chất lượng dự báo KTTV. Các vấn đề về khí tượng nhiệt đới, bão,
khí hậu, khí tượng chuyên ngành, thuỷ văn lục địa, KTTV biển, môi trường nước
và không khí phụ
c vụ nhu cầu của các ngành, các địa phương, các vùng kinh tế
cũng được quan tâm nghiên cứu.

24
Một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tế và góp phần tích cực cho hoạt
động của ngành, cho phát triển kinh tế - xã hội đã được áp dụng vào thực tiễn sản
xuất như thiết bị điều chế hydro bằng phương pháp điện phân nước phục vụ cho

các trạm thám không vô tuyến và đo gió pilot; nghiên cứu đánh giá tài nguyên khí
hậu, tài nguyên nước của từng vùng, điều kiện KTTV biể
n; xác định các thông số
KTTV để đánh giá trữ lượng nước, chất lượng môi trường nước và không khí, điều
kiện khí hậu cho các công trình, nhà máy; nghiên cứu điều kiện KTTV nông nghiệp
cho cây trồng, vật nuôi ở từng vùng kinh tế, vùng tái định cư của Dự án Thuỷ điện
Sơn La; dự báo năng suất cho một số cây trồng chính.
Trong giai đoạn 2003-2005, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ
(NCKHCN) của lĩnh v
ực Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã tập trung vào các
nội dung chính như nghiên cứu đánh giá lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng
bằng sông Hồng, nghiên cứu dự báo KTTV (khí tượng, thủy văn, hải văn, môi
trường…), xây dựng cơ sở dữ liệu và chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn, bước đầu
ứng dụng các thiết bị mới và công nghệ mới vào chuyên môn nghiệp v
ụ. Hầu hết
các đề tài nghiên cứu khoa học có khả năng đưa vào ứng dụng nghiệp vụ, sau khi
được nghiệm thu ở cấp Bộ, đã được chuyển thành các tiến bộ kỹ thuật (TBKT).
Nhìn chung, các TBKT được triển khai đúng tiến độ và đem lại hiệu quả phục vụ
thiết thực cho công tác nghiệp vụ của ngành.
Các kết quả khoa học công nghệ nổi bật được đư
a vào áp dụng và triển khai
trong giai đoạn 2003-2005 cụ thể như sau:
- Công tác “Đánh giá thẩm định tài liệu điều tra, khảo sát lũ đồng bằng
sông Cửu Long” hàng năm đã giúp cho bộ số liệu điều tra khảo sát lũ đảm bảo chất
lượng và độ tin cậy, phục vụ tốt cho các ngành, các cấp trong lĩnh vực quy hoạch
phát triển đồng bằng sông Cửu Long và là cơ sở khoa h
ọc đề ngành KTTV hoạch
định một kế hoạch tổng thể hợp lý trong công tác đo đạc điều tra, khảo sát thu thập
tài liệu lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới;
- Tiến bộ kỹ thuật “Xây dựng hệ thống nghiệp vụ HRM (mô hình dự báo số

trị khu vực hữu hạn) trên hệ máy tính song song hiệu năng cao” đã chạy nghiệp vụ
mô hình dự báo số trị khu vực đo phân dải cao cho Việt Nam với thời gian chưa
đến 1h và cho sản phẩm dự báo là các trường khí tượng, đóng góp một phương
pháp dự báo tiên tiến mang tính chủ động trong dự báo thời tiết;
- Đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm áp dụng mô hình khí tượng động lực quy
mô vừa MM5 trong dự báo hạn ngắn ở Việt Nam”đã nghiên cứu chạy thử nghiệm
thành công, đưa ra được kế
t quả dự báo thời tiết bằng phương pháp số trị. Trên cơ
sở đó, Viện KTTV đã thực hiện dự báo bão bằng mô hình MM5 khi có bão ở Biển
Đông, phát báo kết quả dự báo cho Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương để có
thêm một lựa chọn trong quá trình dự báo bão;

×