Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

(Bài thảo luận quản trị logistics) Phân tích quy trình hệ thống thông tin logistics trong doanh nghiệp? Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại nào vào việc quản lý hoạt động này? Lấy ví dụ về một số công nghệ hiện đại hiện n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.32 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ


BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH

Đề tài thảo luận :
Phân tích quy trình hệ thống thơng tin logistics trong doanh nghiệp? Trên
thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại nào vào
việc quản lý hoạt động này? Lấy ví dụ về một số công nghệ hiện đại hiện nay
đang được sử dụng tại doanh nghiệp và phân tích?

Giáo viên bộ mơn: Thầy Nguyễn Văn Minh, Thầy Đoàn Ngọc Ninh
Mã lớp học phần: 2058BLOG1511
Nhóm thực hiện đề tài thảo luận: nhóm 2

NĂM HỌC 2020 - 2021
1


MỤC LỤC

Phần I. Lời mở đầu.............................................................................................2
Phần II. Nội dung................................................................................................3
A. Quy trình hệ thống thơng tin logistics trong doanh nghiệp (LIS)..............3
1. Khái niệm và sơ đồ hệ thống thông tin logistics trong doanh nghiệp............3
2. Chức năng và yêu cầu của LIS:........................................................................5
3.Các dịng thơng tin Logistics trong doanh nghiệp.............................................7
B. Những cơng nghệ hiện đại được các doanh nghiệp sử dụng trong quản lý
logistics hiện nay..................................................................................................9


1. Công nghệ RFID............................................................................................9
2. Công nghệ robotics và tự động hóa.............................................................13
3. Cơng nghệ AI................................................................................................16
C. Amazon và một số công nghệ hiện đại được ứng dụng trong hoạt động
quản trị logistics.................................................................................................20
1. Giới thiệu về Amazon:..................................................................................20
2. Một số công nghệ hiện đại được Amazon ứng dụng trong hoạt động quản trị
logistics...............................................................................................................22
2.1. Robot kho hàng..........................................................................................22
2.2. Xe tải Snowmobile.....................................................................................24
3. Đánh giá, nhận xét.......................................................................................26
Phần III. Kết luận.............................................................................................28

2


Phần I. Lời mở đầu
Từ lâu, Logistics đã trở thành một công cụ không thể tách rời của mọi doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Cùng với sự phát triển của kinh tế
toàn cầu, ngành Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong nên kinh tế hiện đại và
có sự ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ những năm
gần đây, logistics mới thực sự được chú ý ở Việt Nam. Vì là một ngành mới ở nước
ta, thế nên nó cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện, kỹ lưỡng để áp
dụng có hiệu quả nhất.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục,
có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản
phẩm từ các nhận lương đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng các
nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn , vật tư, nhân lực mà cịn bao hàm
cả dịch vụ thơng tin, bí quyết và cơng nghệ. Trong q trình hoạt động Logistics thì
các hoạt động dịch vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyên là những hoạt động then chốt.

Tuy nhiên để những hoạt động này đạt kết quả tốt cần phải có những hoạt động hỗ trợ
như thu mua, nghiệp vụ kho và bao bì, vận chuyển,… và một hoạt động khơng kém
phần quan trọng là q trình quản trị Hệ thống thơng tin Logistics. Thông tin trong
quản trị Logistics là chất kết dính hoạt động Logistics trong các nỗ lực họp nhất của
nhà quản trị thông tin Logistics cung cấp cơ sở cho các quyết định lập kế hoạch thực
thi và kiểm tra Logistics hiệu quả. Nếu không quản trị tốt thông tin, các nhà quản trị
Logistics không thể biết được khách hàng muốn cần dự trữ bao nhiêu và khi nào cần
sản xuất và vận chuyển.
Ngoài các cơ sở hạ tầng vật lý như hệ thống giao thông, cầu cảng… hệ thống cơ sở hạ
tầng logistics còn bao gồm cơ sở hạ tầng mềm như nguồn nhân lực, hệ thống chính
sách, luật lệ, thủ tục… Để phát triển, quản lý tốt và hiệu quả tất cả hệ thống hạ tầng
đó, khơng thể không quan tâm vấn đề ứng dụng công nghệ thơng tin. Cơ sở hạ tầng
mềm kỹ thuật số đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại trong thế kỷ 21 bởi
các thông tin về sự di chuyển của hàng hóa hiện nay hết sức quan trọng.
Hiểu được vấn đề đó, nhóm 2 lựa chọn đề tài: “Phân tích quy trình quản lý hệ thống
thơng tin logistics trong doanh nghiệp ? Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử
dụng các công nghệ hiện đại nào vào việc quản lý hoạt động này ? Lấy ví dụ một số
công nghệ hiện đại hiện nay đang được sử dụng tại doanh nghiệp và phân tích ?”

3


Phần II. Nội dung
A. Quy trình hệ thống thơng tin logistics trong doanh nghiệp (LIS)
1. Khái niệm và sơ đồ hệ thống thông tin logistics trong doanh nghiệp
a.

Khái niệm:

Thông tin giúp cho doanh nghiệp thấy được các hoạt động Logistics một cách rõ nét,

nhờ đó nhà quản trị có thể cải thiện tốt hơn trong quá trình thực hiện. Hệ thống thông
tin Logistics là một một bộ phận của hện thống thơng tin tồn doanh nghiệp và nó
hướng tới những vấn đề đặc thù của quá trình ra các quyết định Logistics về số lượng
và quy mô của mạng lưới cơ sở Logistics, về hoạt động mua và dự trữ hàng hóa, về
việc lựa chọn phương thức vận chuyển và đơn vị vận tải phù hợp…
Hệ thống thông tin Logistics được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết
bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thơng tin thích hợp cho các nhà
quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm sốt Logistics hiệu quả.
b.

Sơ đồ hệ thống thơng tin Logistics (LIS):

LIS giúp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu thị trường và nguồn cung ứng,
giúp cho các nhà quản trị chủ động được kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, mua
dịch vụ vận tải…một cách hợp lí thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với mức chi phái
thấp nhất. LIS góp phần đảm bảo việc sự dụng linh hoạt các hoạt động Logistics, xây
dụng chương trình Logistics hiệu quả, chỉ rõ thời gian, khơng gian và phương pháp
vận hành các chu kỳ hoạt động trong Logistics.

4


- Hệ thống lập kế hoạch: Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế
các kế hoạch tầm chiến lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu,
phối hợp các nguồn lực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế
hoạch phân phối, các kế hoạch tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác
nghiệp như nghiệp vụ kho, quá trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
- Hệ thống thực thi: Bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng triển khai
Logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lý nhà kho, vận tải, mua sắm,
dự trữ, quản lý hiệu quả các đơn hàng của khách hàng.

- Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: Để thích nghi với các nhân tố mơi trường
vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên trong công ty. Hệ thơng nghiêng cứu và thu
thập thơng tin có vai trị quan sát mơi trường, thu thập thơng tin bên ngồi, thơng tin
có sẵn trong lĩnh vực Logistics và trong nội bộ công ty.
- Hệ thống báo cáo kết quả: Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu
các báo cáo và kết quả không được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu

5


hữu ích và giải pháp quản lý sẽ khơng thể đạt được. Các báo cáo hỗ trợ quyết định
quản trị Logistics tập trung vào 3 loại:
+ Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thơng tin có tính lịch sử và thông tin trong tương
lai như thông tin về xu hướng bán, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị trường,các
yếu tố chi phí của dự án kinh doanh.
+ Báo cáo hoạt động cung cấp những thơng tin sẵn có cho nhà quản trị và người giám
sát về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế
hoạch sản xuất và kiểm soát, vận chuyển.
+ Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phí và thơng tin hoạt động ở các giai đoạn
thích hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại,chúng tạo ra nền tảng cho việc tiếp
cận chiến lược hoạt động và các sách lược.
2. Chức năng và yêu cầu của LIS:
LIS là sợi chỉ liên kết các hoạt động Logistics vào một quá trình thống nhất. Sự phối
hợp này được xây dựng dựa trên 4 mức chức năng: tác nghiệp, kiểm tra quản trị, phân
tích quyết định, và hệ thống kế hoạch hoá chiến lược.
a, Chức năng
_ Chức năng tác nghiệp
Triển khai LIS đảm bảo cải tiến hiệu suất hệ thống tác nghiệp, là cơ sở của lợi thế
cạnh tranh: giảm chi phí tác nghiệp để giảm giá; tuy có tăng chi phí đầu tư cho hệ
thống thông tin, nhưng hiệu suất tác nghiệp tăng nhanh, do đó giảm chi phí tương đối

hoạt động tác nghiệp.
+ Tác nghiệp bán hàng: Thực hiện các thao tác nhập hàng và quá trình phát hàng; lưu
trữ dữ liệu từ kế toán với kho và bộ phận mua hàng.
+ Tác nghiệp vận chuyển: Giao nhận hàng hóa, vận đơn,...
+ Nghiệp vụ mua hàng: gửi đơn đặt hàng, xác định thời điểm nhận hàng,..
+ Nghiệp vụ kho: kiểm kê số lượng và cơ cấu hàng hóa trong kho,...
_ Chức năng kiểm sốt
Nhằm vào việc đo lường hoạt động nghiệp vụ và báo cáo, việc đo lường là cần thiết để
có được sự quan tâm điều chỉnh ngược, cũng như tiết kiệm các nguồn lực hữu ích. Nó
cũng cần thiết để nhận ra những hoạt động ngoại lệ và cung cấp thông tin để xử lý các
trường hợp này. Chức năng kiểm soát của LIS giúp phát hiện kịp thời những vướng

6


mắc về chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với các nguồn lực hiện có để phục
vụ khách hàng, từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.
_ Chức năng phân tích và ra quyết định
Với những thơng tin có tính tổng hợp và dài hạn, với những dự báo về thị trường và
các nguồn cung ứng, LIS hỗ trợ nhà quản trị với các quyết định quan trọng như việc
qui hoạch mạng lưới cơ sở Logistics, trong việc lựa chọn hệ thống quản trị dự trữ
hàng hoá, trong việc lựa chọn các nguồn hàng ổn định và chất lượng, v.v.
+ Qui hoạch mạng lưới logistics: mạng lưới kho (điểm bán lẻ) và cơ sở sản xuất.
+ Quyết định trình độ và hệ thống quản trị dự trữ; quyết định nguồn nhập hàng.
+ Lập kế hoạch vận chuyển: phương tiện, con đường, phương thức vận chuyển, phối
hợp các lô hàng, các nhà cung ứng và địa bàn phục vụ.
+ Đo lường và kiểm soát các nghiệp vụ logistics.
_ Chức năng hoạch định chiến lược
Chức năng hoạch định chiến lược của LIS được kết hợp với các hệ thống thơng tin
khác (Marketing, kế tốn-tài chính…) để rà sốt các cơ hội và thách thức của môi

trường kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nguồn lực để khai thác các tiềm
năng thị trường và vượt qua những khó khăn, dựa vào những thế mạnh sẵn có của
mình. Bên cạnh đó, LIS cịn có khả năng tích hợp được tất cả các bộ phận thành một
thể thống nhất và có được lựa chọn tối ưu cho tồn hệ thống.
+ Phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh; phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm
yếu của doanh nghiệp.
+ Mở rộng hay thu hẹp mạng lưới logistics; phân bố lại vị trí và mật độ cho phù hợp
với biến động thị trường
+ Xây dựng lợi thế cạnh tranh về hoạt động logistics trong doanh nghiệp
+ Xây dựng các mối quan hệ với đối tác chiến lược
+ Phân tích tương quan giữa doanh thu với chi phí và chất lượng dịch vụ khách hàng
b. Yêu cầu
Một hệ thống thông tin hiểu quả, hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra các quyết định
Logistics phải đảm bảo được chất lượng thông tin. Cụ thể, LIS phải đảm bảo các yêu
cầu: đầy đủ, sẵn sàng (Availability); chọn lọc (Selective); chính xác (Accuracy); linh
hoạt (Flexibility); kịp thời (Timeliness); dễ sử dụng (Appropriate format).

7


3.Các dịng thơng tin Logistics trong doanh nghiệp.
Hệ thống thơng tin Logistics trong doanh nghiệp gồm 2 dịng chính, đó là sự kết hợp
chặt chẽ của các hoạt động kế hoạch- phối hợp và các hoạt động tác nghiệp.
a. Dòng thông tin hoạch định - phối hợp:
-

Kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược là kim chỉ nam, là thông tin định hướng cho các nhà doanh
nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các chức năng. Kế hoạch chiến lược

tập trung vào hai mục tiêu marketing và tài chính.
+ Mục tiêu marketing:
Các chính sách, mục tiêu marketing và chính sách dịch vụ khách hàng quyết định các
hoạt động Logistics. Tiêu chuẩn đảm bảo hàng hóa ( mức độ hàng thiếu , tỷ lệ thỏa
mãn, tổng hợp lô hàng); tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ ( tốc độ, độ ổn định, linh
hoạt,xử lí bất trắc); tiêu chuẩn tin cậy.
+ Mục tiêu tài chính:
Thể hiện nở các chỉ số doanh thu, chi phí khả năng thu hồi, vốn đầu tư và lợi nhuận.
Mục tiêu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và tổng chi phí
Logistics.
Như vậy cả 2 mục tiêu chiến lược sẽ cung cấp thông tin về thị trường (khách hàng),
mặt hàng kinh doanh, dịch vụ và trình độ hoạt động Logistics mà các nhà quản trị
Logistics phải đảm bảo trong phạm vi kế hoạch.
-

Kế hoạch nguồn lực:

Đây là bước khởi đầu xác định khả năng nguồn lực đáp ứng Logistics. Kế hoạch
nguồn lực cần được xác định các yếu tố bao gồm nguồn hàng, kho hàng, vốn dự trữ,
phương tiện vận chuyên và nhân sự. Kế hoạch này giúp quản trị nguồn nhân lực có
hiệu quả đáp ứng nhu cầu thị trường. Với mỗi mặt hàng kinh doanh , kế hoạch nguồn
lực phải xác định được vị trí(ở đâu); thời gian(khi nào); và số lượng(bao nhiêu); để
thu mua dự trữ và vận chuyển.
-

Kế hoạch Logistics:

Kế hoạch này phối hợp cơ sở vật chất, thiết bị, lao động và nguồn dự trữ cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ Logistics. Kế hoạch Logistics bị ràng buộc bởi kế hoạch nguồn
lực, thông tin dự báo về nhu cầu thị trường. Kế hoạch này bao gồm việc xác định rõ


8


mục tiêu; quá trình tác nghiệp cho các hoạt động cơ bản( dự trữ, vận chuyển ) và hoạt
động bổ trợ( kho, bao bì, LIS)
-

Quản trị dự trữ :

Đây là giao điểm giữa dòng hoạch định - phối hợp và dịng nhiệm vụ, chỉ rõ thời điểm
và vị trí tạo nên dự trữ. Từ điều kiện thơng tin, hình thành dự trữ chỉ rõ cái gì, ở đâu
và khi nào của q trình Logistics tổng thể.
b. Dịng thơng tin nghiệp vụ:
-

Quản lý đơn hàng và thực hiện đơn hàng:

Hoạt động này liên quan đến việc chuyển thông tin về nhu cầu giữa các thành viên
tham gia phân phối hàng hóa. hoạt động chủ yếu của hoạt động đơn đặt hàng là tiếp
nhận chính xác và đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. Công cụ chuyển tin:
Điện thoại, fax, Internet,... xử lí đơn hàng là các cơng cụ để chuẩn bị thực hiện đơn
hàng của khách hàng. Thời gian đáp ứng đơn hàng chịu ảnh hưởng nhiều của năng lực
xử lí thơng tin của LIS. Trên cơ sở nhu cầu và dự báo bán, quyết định về trình độ dịch
vụ khách hàng, doanh nghiệp đưa ra những quyế định về dự trữ, lô hàng nhập và dự
trữ bảo hiểm.
-

Hoạt động phân phối:


Quá trình này tạo điều kiện để tiến hành cung cấp hàng hóa và dịch vụ kho khách
hàng.Q trình này địi hỏi cung cấp thơng tin để tạo thuận lợi và phối hợp các hoạt
động ở kho để cung ứng hàng hóa thỏa mãn đơn hàng. Vấn đề là phải thỏa mãn yêu
cầu của khách hàng trong điều kiện dự trữ ở kho phải thấp.
-

Nghiệp vụ vận chuyển và giao hàng:

Khả năng tích hợp hệ thống thơng tin trong công tác vận chuyển và giao hàng đem lại
tiện ích đáng kể nâng cao khả năng kiểm sốt hành trình lơ hàng cho cả doanh nghiệp
và khách hàng.
-

Nghiệp vụ mua và nhập hàng:

Trên cơ sở những thông tin về kế hoạch mua , về nhu cầu của khách hàng và tình hình
dự trữ hàng hóa, danh nghiệp đưa ra những quyết định mua và nhập hàng vào cư sở
Logistics (kho hoặc cơ sở sản xuất).

9


Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính ngày càng có nhiều tiện
ích. Internet ngày càng lan rộng và bao phủ khắp toàn cầu, các phần mềm chuyên
dụng ngày càng nhiều thêm…
B. Những công nghệ hiện đại được các doanh nghiệp sử dụng trong quản lý
logistics hiện nay
1. Cơng nghệ RFID
RFID chính là viết tắt của thuật ngữ Radio Frequency Identification, ta có thể hiểu đây
chính là việc nhận dạng qua tần số vơ tuyến. RFID là một cơng nghệ dùng kết nối

sóng vơ tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng
radio, từ đó có thể giám sát, quản lý từng đối tượng. Công nghệ thẻ RFID cho phép
các nhà quản lý tổ chức xác định và quản lý các thiết bị, tài sản . Nó áp dụng cho việc
gắn thẻ mục trong các cửa hàng bán lẻ, sử dụng trong hệ thống kiểm kê, khóa thẻ từ
trong khách sạn, resort... Các sản phẩm thương mại như ô tô, máy móc hay cả quần
áo, hàng tiêu dùng có thể theo dõi từ nhà máy đến khách hàng.
Trong thời đại IoT đang phát triển như hiện nay thì RFID ngày càng chứng tỏ vai trị
quan trọng và tiện ích của mình.
Cấu tạo hệ thống RFID
Một hệ thống hay một thiết bị RFID được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản khơng thể
thiếu đó chính là thiết bị phát mã RFID thường hay được nhắc đến với cái tên thẻ
RFID và phần thiết bị đọc. Thiết bị đọc này sẽ được gắn anten phát sóng điện từ, thiết
bị phát RFID sẽ được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã
số nhất định và không trùng nhau.
Đặc điểm
Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, khơng sử dụng tia
sáng như mã vạch.
Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz
Thơng tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc
vật lý nào.

10


Có thể đọc được thơng tin xun qua các mơi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết,
sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và
các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động
Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag

trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ
đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader
nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động
Tính bảo mật
Thẻ chip RFID chứa rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là 32bit tương
ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID được
gán một mã số khác nhau . Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận
dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1 phần 4 tỷ.
Nói chung với cách thức hoạt động như trên thì RFID có độ bảo mật và an tồn rất
cao, chúng ta có thể yên tâm sử dụng trong các bài tốn giám sát đối tượng.

 Ứng dụng cơng nghệ RFID trong một số lĩnh vực
Việc ứng dụng công nghệ RFID hiện nay đang được sử dụng trong cả khu vực kinh tế
tư nhân và nhà nước, từ việc theo dõi sách trong thư viện đến việc xác nhận một chiếc
chìa khóa khởi động xe.
Các nhà bán lẻ tầm cỡ và DoD đang yêu cầu các nhà cung cấp lớn sử dụng thẻ RFID,
cùng với những tiến bộ kỹ thuật và giảm giá cả đã thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật
này,ứng dụng trong các lĩnh vực:
Quản lý đối tượng ( kiểm soát ra vào ,kiểm soát thang máy, camera quan sát kết hợp
rfid access control...) , nhân sự (chấm cơng,quản lý vận hành máy,.. ); quản lý hàng
hóa bán lẻ trong siêu thị; nghiên cứu động vật học; quản lý hàng hóa trong xí nghiệp,
kho hàng...; quản lý các phương tiện giao thơng qua trạm thu phí; lưu trữ thông tin
bệnh nhân trong y khoa; làm thẻ hộ chiếu, chứng minh nhân dân...

 Ứng dụng công nghệ RFID trong cơng nghiệp và điều khiển khơng dây
Ví dụ, trong cơng nghiệp thực phẩm và công nghiệp thức ăn gia súc,các container
bằng sắt không gỉ cần được làm sạch thường xuyên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ
sinh đặt ra bởi ủy ban châu âu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và vật nuôi.

11



Chỉ khi dữ liệu được lưu trữ và cập nhật một cách liên tục mới có thể chứng minh
rằng container đã được làm sạch theo yêu cầu sau mỗi lần sử dụng và do đó q trình
đạt được sự an toàn cao.
Trong lĩnh vực bán lẻ và hậu bán hàng, quá trình nhận dạng và giám sát sản phẩm
được sử dụng bằng mã vạch. Tuy nhiên, trong các ứng dụng công nghiệp, các yếu tổ
như yêu cầu làm việc cao, bụi và việc thường xuyên thay đổi vị trí làm cho việc sử
dụng mã vạch trở nên khó khăn.
Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nhận dạng sử dụng tần số vô tuyến (RFID) được
xem như một giải pháp để thu giữ các dữ liệu mà các quá trình giám sát cần phải đạt
được.
Ngoài việc kiểm tra tự động để đảm bảo rằng các quy trình được xác định có thể được
kiểm sốt, cơng nghệ RFID cũng làm tăng tính an tồn trong q trình sản xuất và nó
có thể được sử dụng để chúng minh các tiêu chuẩn được chứng nhận trong các lĩnh
vực u cầu có tính đảm bảo an tồn cao như cơng nghiệp dược hoặc hóa chất.

 Các ứng dụng công nghệ RFID trong công nghiệp vận tải
Ngày nay, UHF RFID transponders có thể thỏa mãn các điều kiện sử dụng đòi hỏi
khắt khe nhất. Một phát triển gần đây là việc sử dụng để xác định và kiểm soát toa xe
chở hàng đường sắt chứa hàng hóa đặc biệt bao gồm xỉ nóng, sử dụng kỹ thuật này,
quá trình vận chuyển sử dụng đường sắt và các vấn đề liên quan có thể được theo dõi
và xác định chính xác, thậm chí ở tốc độ cao.

 Ứng dụng cơng nghệ RFID trong quy trình thu gom rác
Một giao thức được biết đến như EPC Gen2 đã trở thành một tiêu chuẩn xây dựng
trong công nghệ RFID, và điều này đã đẩy mạnh những nỗ lực của nhà sản xuất thiết
bị RFID để phát triển transponders tầm xa để gắn vào bề mặt kim loại.
Một trong những lĩnh vực mà công nghệ này được xem như đặc biệt hấp dẫn là vận tải
hàng hóa cơng nghiệp sử dụng đường sắt. với các transponders hiện đại, tốc độ dữ liệu

giữa các transponders và các phần tử đọc/ghi là rất cao trên nền EPC Gen2 với các ID
có thể được đọc khi tàu hỏa đang đi ở tốc độ 80 -100 km/h.
Tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu, quá trình ghi có thể tốn nhiều thời gian hơn, nhưng
ngay cả điều đó cũng khơng phải là vấn đề nếu có đủ thời gian dừng tại các nhà ga
hoặc bãi chứa hàng.

12


 Ứng dụng công nghệ RFID trong y học
Một số bệnh viện đang sử dụng RFID gắn lên thiết bị y học và các sản phẩm dược đề
ngăn ngừa sự thất thốt. RFID cịn đóng một vai trị quan trọng trong việc quản lý
chuỗi cung cấp các thiết bị y khoa sao cho chúng ln có sẵn khi cần.
Các nhà sản xuất dược phẩm đang bắt dẫu gắn nhãn cho các sản phẩm của họ nhằm
triệu hồi chúng nhanh hơn khi cần. Họ còn gắn nhãn cho các sản phẩm dùng để chữa
bệnh dê bệnh nhân biết những viên thuốc của họ là an toàn khi sử dụng.
Lý do: sự giả mạo y khoa tiêu tổn hơn 200 tỷ đô la Mỹ làm giảm doanh thu hàng năm
trên toàn cầu và quan trọng hơn hết là nó làm mất đi mạng sống của con người.

 Ứng dụng công nghệ RFID trong thuỷ hải sản
Ở Việt Nam, công nghệ RFID đang được ứng dụng trong các lĩnh vực: Kiểm soát vào
ra; chấm công điện tử; quản lý phương tiện qua trạm thu phí; kiểm sốt bãi đỗ xe tự
động; logistics...
Việc áp dụng công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đem lại rất nhiều
lợi ích, nhất là đơi với người tiêu dùng, vì cơng nghệ này góp phần kiểm sốt được an
tồn vệ sinh vùng ni, kiểm sốt dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi,
chứng nhận sản phẩm khơng mang mầm bệnh,người tiêu dùng có thể biết được mọi
thơng tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế
nào, dùng thức ăn gì...
Do đó, tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp thủy sản

Việt Nam sử dụng hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước
có yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ
dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

 BJC Healthcare và ứng dụng RFID quản lý chuỗi cung ứng
Thực tế cho thấy rằng, RFID không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất hay bán
lẻ mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Cụ thể là tại
BJC Healthcare - một đại diện cho cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng đã ứng dụng
RFID trong quản lý chuỗi cung ứng của mình.
Khi phải đối mặt với áp lực từ việc cắt giảm chi phí, BJC Healthcare đã buộc phải tìm
kiếm cho mình những phương pháp để giải quyết tình trạng này. Và ứng dụng RFID

13


quản lý chuỗi cung ứng chính là phương pháp mà họ đã chọn lựa. Trong đó, hoạt động
được tập trung chú trọng là theo dõi các thiết bị y tế, các mặt hàng lưu kho. Ở phương
thức xưa cũ, hoạt động được thực hiện bằng cách đếm thủ công nhưng điều này khơng
chỉ gây mất thời gian mà cịn khơng mang lại hiệu quả cao dẫn đến họ thường xuyên
đặt hàng quá nhiều một mặt hàng nào đó dẫn đến dư thừa, lãng phí, khơng sử dụng kịp
dẫn đến hư hỏng, hết hạn trong khi những mặt hàng khác lại xảy ra tình trạng thiếu
thốn, khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Nhưng kế từ khi ứng dụng RFID quản
lý chuỗi cung ứng họ đã nhanh chóng giải quyết được những vấn đề trên. Ơng
Stephen Kiewiet - Phó Chủ tịch Điều hành chuỗi cung ứng của BJC Healthcare chia
sẻ bây giờ ơng đã có thể biết chính xác tất cả mọi thứ về hàng tồn kho.

 Inditex tăng tốc độ chuỗi cung ứng với RFID
Công ty bán lẻ khổng lồ đến từ Tây Ban Nha - Inditex đã ứng dụng RFID cho các cửa
hàng thời trang nhằm tăng tốc độ cho chuỗi cung ứng. Chỉ riêng năm 2014, Inditex

cho biết đã triển khai công nghệ ngày vào hơn 700 cửa hàng của Zara và các trung
tâm hậu cần của thương hiệu. Điều này sẽ được thực hiện lần lượt trong tất cả các
chuỗi của họ. Nói một cách cụ thể hơn, doanh nghiệp này không tập trung vào theo
dõi mặt hàng bán lẻ mà điều họ chú trọng vào chính là quản lý chuỗi cung ứng từ cửa
hàng đến cửa hàng. Bằng cách này, họ đã giảm thiểu được những sai lầm trong q
trình vận chuyển, đóng gói và khâu dịch vụ khách hàng.

 General Steel và ứng dụng RFID quản lý chuỗi cung ứng thép
General Steel là một nhà sản xuất thép phi chính phủ hàng đầu Trung Quốc có trụ sở
tại Bắc Kinh. Vào tháng 06/2015, doanh nghiệp này đã quyết định triển khai ứng dụng
RFID tại 7 trung tâm hậu cần thép của họ. Thời gian sau đó, việc ứng dụng này đã
được thực hiện trên tất cả các trung tâm hậu cần của họ. Kết quả đạt được chính là
thống nhất hệ thống quản lý hậu cần thép với thời gian thực trên khắp các trung tâm ở
toàn quốc, cho phép theo dõi hàng tồn kho chính xác, hiệu quả và tự động.
2. Cơng nghệ robotics và tự động hóa
Cơng nghệ robotics và tự động hóa sẽ giúp giảm thiểu tối đa các lỗi phát sinh trong
quy trình logistics và nâng cao năng suất lao động lên một tầm mới. Khái niệm
“cobot” – collobarative robot (Robot cộng tác với con người) ra đời giúp giải phóng

14


sức lao động của con người khỏi các công việc mang tính thủ cơng, từ đó cải thiện
hiệu suất làm việc thơng qua tự động hóa.
Robotics – xe hàng AGV tự động hóa các hoạt động có thể cải thiện năng suất khoảng
từ 5-8 lần so với phương pháp truyền thống. Những robot là một xe đẩy tự động đi
theo nhân viên trong nhà kho và thực hiện tất cả các hoạt động tay chân như kiêng
vác, vận chuyển hàng hóa.
Hệ thống xe AGV đã đủ tiêu chuẩn để hỗ trợ các nhân viên trong kho qua việc lấy
hàng, chuyển hàng trọng lượng lớn và tự động dỡ hàng tại điểm đến được yêu cầu.

Khối lượng hàng trong mỗi lần di chuyển chênh lệch rất lớn so với dùng sức con
người.
Các robot được sủ dụng trong những dịch vụ khác như đóng gói, vận chuyển các vật
phẩm nhỏ cũng đang được thử nghiệm và khá thành công. Tất cả được điều khiển tự
động qua một mạng lưới kiểm tra các kệ hàng với khả năng đo lường khối lượng, độ
lớn của vật phẩm nhằm sử dụng robot phù hợp nhất.
Robot tự động đi theo nhân viên bằng một hệ thông lập trình sẵn. Một khi đựng đầy
hàng, chúng sẽ tự trở lại điểm dỡ hàng và một robot khác sẽ tiếp tục được điều khiển
đến vị trí của nhân viên để tiếp tục chuyến hành trình. Giải pháp này giúp việc di
chuyển lấy một món hoặc nhiều món hàng hóa trong kho trở nên nhanh chóng và hiệu
quả hơn rất nhiều.
Robotics là phương tiện vận chuyển tự động kết hợp với các công nghệ hiện đại như
mạng lưới kết nối vạn vật, khả năng phân tích dữ liệu lớn và sản xuất phụ trợ , tất cả
những yếu tố này sẽ chuyển đổi vĩnh viễn các hoạt động trong chuỗi cung ứng và
ngành logistics, cả trong nhà và lẫn ngoài trời.

 Ứng dụng cơng nghệ robotics và tự động hóa tại một số doanh nghiệp
-

Robot xếp dỡ container

Nhiều hàng hóa được bán ở Châu Âu và Hoa Kỳ được sản xuất tại châu Á và hầu hết
các mặt hàng này vượt đại dương trong container vận chuyển tiêu chuẩn. Để tiết kiệm
chi phí vận chuyển, phần lớn các hàng hóa này được chất lên sàn của container và xếp
lên trần nhà mà khơng cần pallet. Khi container đến cảng, nó được tải lên một chiếc xe
tải và gửi đến một trung tâm phân phối. Khi đến nơi, nội dung của container thường
được dỡ bằng tay, sắp xếp và xếp chồng lên nhau để có thể lưu trữ trong kho. Quá

15



trình rất thủ cơng và tốn nhiều cơng sức này có thể mất vài giờ. Tương tự, nhiều xe tải
bưu kiện đường dài được tải từ sàn đến trần mà khơng có pallet và địi hỏi lao động
đáng kể để dỡ hàng.
Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, năm 2003, DHL và các đối tác kinh doanh và
nghiên cứu của họ đã làm việc để phát triển một nguyên mẫu mới – Parcel Robot bao
gồm các thành phần sau: khung gầm, băng chuyền kính thiên văn, máy quét laser 3D
và một hệ thống kẹp được tạo thành từ một cánh tay robot có khớp nối và một cái kẹp.
Robot được đặt ở phía trước một container để dỡ và sử dụng tia laser của nó để quét
tất cả các hộp. Sau đó, một máy tính tích hợp sẽ phân tích các kích cỡ khác nhau của
bưu kiện và xác định trình tự dỡ tải tối ưu. Robot nhặt một chiếc hộp và đặt nó lên
một băng tải vận chuyển vật phẩm ra khỏi container và đi vào trung tâm phân loại.
-

Trạm Robot cố định lấy hàng

Công ty SSI Schaefer của Đức cung cấp một sản phẩm có tên Robo-Pick. Đây là một
robot cơng nghiệp cố định điển hình được gắn bên trong một cell làm việc robot
truyền thống. Robot sử dụng máy ảnh để xác định các vật phẩm trong túi nhựa đã
được chuyển đến nơi làm việc di động bởi một trong những hệ thống lưu trữ và truy
xuất tote tự động lớn của SSI Schaefer. Khi robot đã định vị được một vật phẩm, nó
nhặt sản phẩm lên và đặt nó lên một băng tải đệm nhỏ cuối cùng sẽ ký gửi vật phẩm
đó trong một tote vận chuyển riêng biệt. SSI Schaefer tuyên bố rằng robot của họ có
thể nhận tới 2.400 mặt hàng mỗi giờ tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm và hồ sơ đặt
hàng. Hiện tại hệ thống dường như hoạt động tốt nhất với các sản phẩm hình chữ nhật
nhỏ như DVD và hộp dược phẩm.
-

Robot bốc dỡ hàng di động


Công ty Fetch Robotics là một công ty khởi nghiệp được tài trợ tốt, cũng đang phát
triển một robot sẽ lái xe quanh nhà kho lấy đồ từ kệ. Robot chính của nó, được gọi là
Fetch, có thể mở rộng thân mình để đạt đến các kệ trên trong khi một robot thứ cấp
nhỏ, gọi Freight, giữ một cách hữu ích chiếc túi mà Fetch sẽ chọn vật phẩm vào. Mỗi
robot Fetch có thể có một vài trong số các robot Freight nhỏ hơn này hỗ trợ quá trình
chọn. Các robot Freight nhanh nhẹn nhanh chóng di chuyển các gói hàng quanh nhà
kho từ khu vực này sang khu vực khác trong khi các robot Fetch chậm hơn có thể ở
một lối đi và tập trung vào việc chọn đồ. Điều này có hiệu quả tạo ra một sự kết hợp

16


của cách tiếp cận hàng hóa để chọn và khái niệm chọn thủ công truyền thống. Fetch
Robotics dự định cũng sẽ bán riêng các robot Freight nhỏ hơn; những thứ này có thể
được sử dụng để giúp nhân viên của con người trong các kho chứa các vật phẩm quá
phức tạp đối với robot Fetch.
Sự quan tâm trong lĩnh vực robot đang gia tăng rõ rệt. Nhiều nguồn tài trợ đang đổ
vào sự phát triển hơn bao giờ hết từ các chính phủ, các cơng ty lớn và các nhà đầu tư
mạo hiểm. Đặc biệt là trong thời đại 4.0, có sự áp dụng mạnh mẽ của các cơng nghệ
hiện đại nhằm giúp con người tiết kiệm được công sức và thời gian, có thể tạo ra được
nhiều giá trị hơn. Chính vì thế mà xu hướng sử dụng robotics và tự động hóa trong
logistics đang trở nên ngày càng phổ biến.
3. Công nghệ AI
a. Khái niệm:
- AI là từ được viết tắt của “Artificial Intelligence” AI còn được định nghĩa là trí tuệ
nhân tạo và được ứng dụng trong cơng nghệ máy tính hiện nay. Khái niệm về cơng
nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ, vào
năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ bao
gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hố robot đến người máy thực tế.AI có thể nói
là gần như bộ não của con người, con người làm được gì, hiểu gì thì khi ứng dụng AI

vào các thiết bị hay bộ máy nào đó họ cũng làm được như con người chúng ta.
- Công nghệ AI là mơ phỏng các q trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy
móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Với cơng nghệ này máy móc sẽ thay thế cho
con người chúng ta rất nhiều trong công việc hàng ngày cần sử lý.
b. Phân loại và ứng dụng:
- Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine): Công nghệ AI phản ứng là cơng nghệ
có khả năng phân tích được những hành động của bản thân và đối thủ. Từ đó đưa ra
được những chiến lược hồn hảo nhất.
- Cơng nghệ Ai có bộ nhớ hạn chế: Với cơng nghệ AI này thì nó có thể tự nhận biết
được những trường hợp bất ngờ. Ngồi ra nó cịn có thể đưa ra được những hướng xử
lý tốt nhất. Từ đó cơng nghệ AI này sẽ đưa ra được quyết định chính xác nhất.

17


- Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo: Cơng nghệ AI này bao gồm những thuật ngữ về tâm lý
và có thể tự suy nghĩ, tiếp thu được kiến thức xung quanh. Để có thể tự áp dụng những
bài học đó cho chính bản thân mình.
- Loại cơng nghệ tự nhận thức: Cơng nghệ Ai này có ý thức về chính mình và có
những cư xử như người. Ngồi ra nó cịn có được cảm xúc của chính con người, nó có
thể chia sẻ buồn vui với người dùng.
c. Cơng dụng:
Trường hợp sử dụng: những nhiệm vụ cụ thể mà các khả năng này có thể giúp ích,
chẳng hạn như tác nhân thông minh (đối với điện thoại, chatbot và hơn thế nữa), tối
ưu hóa đơn đặt hàng tồn kho, dự đoán lỗi máy hoặc hệ thống, xác định các mối đe dọa
máy tính, phát hiện hoạt động gian lận của khách hàng.
Dựa trên danh sách này, doanh nghiệp có thể đưa ra một danh sách ngắn về cách trí
tuệ nhân tạo có thể giúp doanh nghiệp của bạn - các nhiệm vụ cụ thể và trường hợp sử
dụng. Để giúp tạo danh sách này: Quyết định những loại lợi ích doanh nghiệp đang
tìm kiếm - cải thiện năng suất của nhân viên? quy trình làm việc nhanh hơn? cải thiện

năng suất sản phẩm? Giảm chi phí? Khung thời gian mục tiêu. Sau đó, ưu tiên danh
sách đó dựa trên kết hợp các chi phí ước tính, thời gian thực hiện, rủi ro / lợi ích và giá
trị tổng thể. Song song, chọn một hoặc hai tác vụ nhỏ hơn để thử trí tuệ nhân tạo cho
doanh nghiệp của doanh nghiệp. Đây có thể là một phần nhỏ của một nhiệm vụ lớn
hơn. Quan trọng: bắt đầu với một nhiệm vụ không quan trọng đối với doanh nghiệp.
Một mẹo nhanh khác: Bắt đầu với các tác vụ không phải là đối mặt với khách hàng.
Tìm kiếm và so sánh nhà cung cấp Bây giờ là lúc để xác định các nhà cung cấp công
nghệ tiềm năng. Không thiếu các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu. Để tìm và so sánh
các nhà cung cấp, trước tiên doanh nghiệp phải đánh giá cách doanh nghiệp có thể
thêm khả năng trí tuệ nhân tạo vào IT của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào các
yếu tố như: Quy mô và chiều sâu của nhân viên IT của doanh nghiệp (và ngân sách).
d. Các doanh nghiệp đang ứng dụng AI như thế nào:
- Cứ cách vài tháng là lại có nghiên cứu mới cho rằng một lượng nhân công mới sắp
mất việc vì cơng nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo). 4 năm trước, nghiên cứu của Đại học
Oxford dự đoán rằng đến năm 2033, sẽ có tới 47% cơng việc được tự động hóa. Ngay
cả viễn cảnh gần đây cũng thật ảm đạm, báo cáo năm 2016 của Tổ chức Hợp tác và

18


Phát triển Kinh tế(OECD) cho rằng 9% công việc trong thế kỉ 21 có thể được thay thế
bởi máy móc. Tháng 01/2017, nghiên cứu của McKinsey dự đoán rằng những công
việc thay thế bằng AI sẽ chiếm tới 5%.
- Những con số này khiến người ta lo sợ về nguy cơ trong tương lai, nhiều người sẽ
mất việc vào tay máy móc, cơng nghệ. Tuy nhiên, những nỗi lo này đã bị thổi phồng
quá mức. Bài viết sẽ chứng minh điều này qua khảo sát trên 13 công ty thuộc ngành
sản xuất và dịch vụ tại Bắc Mĩ, Châu Âu, Châu Á- Thái Bình Dương và Mĩ Latinh.
Đây đều là những công ty ứng dụng AI thường xuyên để tự động hóa các hoạt động
của con người. Mơ hình “Machine-to-machine” chỉ đương thuần là một nhánh ứng
dụng của AI, chứ khơng phải là sự thay thế con người.

- Ví dụ, sau khi khảo sát quản lí của 13 bộ phận, từ bộ phận sales đến marketing, tài
chính và cả tạp vụ, kết quả là AI được ứng dụng vào 63 lĩnh vực chủ chốt, nhưng chủ
yếu là giám sát và phát hiện các lỗi trong bảo mật hệ thống. Nhiệm vụ này được tới
44% quản lí đề cập tới khi được hỏi. Dù AI được tín nhiệm như vậy, khó có cơ sở nào
để khẳng định các cơng việc IT sẽ bị thay thế bởi AI hoàn toàn. Thực ra, chính cơng
nghệ này là cơng cụ đắc lực hỗ trợ các chuyên gia tìm ra những lỗi siêu nhỏ mà con
người khơng thấy được và từ đó chống xâm nhập hiệu quả. Nói ngắn gọn, AI giúp
nâng cao giá trị quản trị an ninh mạng, chứ không hề làm giảm đi giá trị con người.
- Trên thực tế, mặc dù chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về việc các cơng ty đang sử
dụng mơ hình computer-to-computer để ứng dụng trong việc chăm sóc khách hàng
hay thực hiện những giao dịch bảo tín online. Như vậy, các chuyên gia IT đang sử
dụng AI để giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ của nhân viên, tự động hóa
một số qui trình trong cơng việc. Khoảng 34%-44% cơng ty được khảo sát vào những
lĩnh vực này, giám sát khối lượng khổng lồ của các hoạt động machine-to-machine.
- Trái ngược hẳn những gì nhiều người thường nghĩ, rất hiếm có cơng ty nào được
khảo sát thay thế con người hồn tồn bằng AI. Ví dụ, chỉ có 2% đang sử dụng công
nghệ này để giám sát và 3% để phát hiện các lỗi tinh vi.
- Vậy còn việc tự động hóa dây chuyền sản xuất? Ngay trong mảng xe tự động hay
ngành bảo hiểm, chỉ có 7% khối lượng công việc sản xuất và dịch vụ được các công ty
ứng dụng AI để tự động hóa hoạt động sản xuất. Tương tự, chỉ 8% sử dụng công nghệ

19


này để cấp phát các khoản ngân sách trong công ty. Và chỉ 6% được ứng dụng vào
việc định giá.

 Ví dụ về việc Amazon ứng dụng AI trong hoạt động kinh doanh của mình:
Amazon sử dụng từ “bánh đà” để minh họa cho cách các bộ phận khác nhau trong
hoạt động kinh doanh rộng lớn của mình hoạt động như một cỗ máy chuyển động vĩnh

viễn. Công ty đã phát triển và có một bánh đà AI mạnh mẽ, nơi các cải tiến và đổi mới
về máy học trong một bộ phận của công ty thúc đẩy công việc của các nhóm khác,
những người có thể xây dựng sản phẩm hoặc khởi chạy dịch vụ để ảnh hưởng đến các
nhóm khác và cơng ty nói chung.
Đây là lý do tại sao họ gọi như vậy, một "bánh xe bay" tạo ra rất nhiều sức mạnh kéo
toàn bộ cấu trúc tổ chức thành AI. AI không nằm trong một văn phịng cụ thể tại
Amazon và nó giống như một bóng ma cắt ngang tất cả các phòng ban. Khách hàng có
thể truy cập Amazon 4 sao để chọn cuốn sách phổ biến nhất trong tháng 1, yêu cầu
Alexa tra cứu xem hàng có đến nơi khơng và cơng cụ đề xuất sản phẩm có thể phát
hiện ra rằng người dùng cuối cần mua một cuốn sách giáo khoa hoặc sách nói cụ thể.
Jeff Bezos muốn có một chuỗi hồn chỉnh, có thể theo dõi được. Nếu bạn chưa nhận
được phích cắm thơng minh của mình, cơng ty sẽ cung cấp cho bạn một phích cắm với
giá một đơ la để bạn bắt đầu chơi với một ngôi nhà thông minh.
AI đang cắt đứt mọi khía cạnh trải nghiệm của bạn với Amazon. Hơn nữa, ứng dụng
dành cho thiết bị di động sẽ yêu cầu bạn chụp một bức ảnh về phong cách may mặc
của bạn bè, vì vậy AI có thể tìm hiểu sở thích của bạn và bắt đầu đề nghị "thử trước
khi mua". Đây là ý nghĩa của AI trong lĩnh vực bán lẻ đối với Jeff Bezos, nhưng nó
khơng phải là tồn bộ bức tranh.
Cách AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của Amazon Vai trò của AI trong công cụ
đề xuất của Amazon là rất lớn, vì nó tạo ra 35% doanh thu của cơng ty.
Thơng qua việc thu thâp dữ liệu từ sở thích và mua hàng của từng khách hàng, bộ máy
khuyến nghị của cơng ty có xu hướng cá nhân hóa danh sách sản phẩm mà khách hàng
đó cần mua.
Nói tóm lại Amazon sử dụng AI trong việc phác họa nên chân dung của một khách
hàng nhất định một cách cụ thể nhất dựa trên các hành vi của khách hàng đó thực hiện

20




×