Tải bản đầy đủ (.pdf) (281 trang)

Điều tra, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 281 trang )




Bộ khoa học và công nghệ
Tổng cục tiêu chuẩn-đo lờng-chất lợng




Báo cáo tổng kết đề tài

điều tra, đánh giá và xây dựng
cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ
trên địa bàn tỉnh quảng ninh



Chủ nhiệm đề tài: KS . nguyễn mạnh ẩm














6421
27/6/2007

Hà Nội- 2007

1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

1. KS. Nguyễn Mạnh Ẩm, chủ nhiệm đề tài
2. KS. Trần Văn Minh
3. KS. Đặng Tuấn Hùng
4. KS.
Trần Đình Xuân

5. KS.
Bùi Anh Tuyến
6. KS. Nguyễn Quốc Long
7. KS. Đinh Sỹ Nguyên
8. TS. Trần Thị Dung, chủ trì ĐG TĐCN các Doanh nghiệp chế biến và nuôi
trồng thuỷ sản.
9. PGS.TS
Trương Xuân Luận
, chủ trì ĐG TĐCN các Doanh nghiệp ngành
than.
10. PGS.TS Phạm Trung Lương, Vi
ện Nghiên cứu phát triển du lịch-Tổng cục
Du lịch, chủ trì ĐG TĐCN ngành du lịch.
11. TS. Nguyễn Tiến Lưỡng, ĐH. Bách khoa Hà Nội, chủ trì ĐG TĐCN các
Doanh nghiệp ngành cơ khí, công nghiệp tàu thuỷ và dịch vụ cảng biển.

12. Ths.
Nguyễn Ngọc Thanh
, Sở Công nghiệp Hà Nội, chủ trì ĐG TĐCN các
Doanh nghiệp ngành sản xuất điện; vật liệu xây dựng; sứ, thuỷ tinh và chế bi
ến
thực phẩm.
13. KS. Nguyễn Dương Tý
14. TS. Hoàng Vĩnh Sinh, ĐH. Bách khoa Hà Nội, chủ trì thành lập phần mềm
máy tính và trang WEB.















2
BÀI TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất
lượng I và Sở KHCN tỉnh Quảng Ninh phối hợp thực hiện theo Quyết định số
2062/QĐ-BKHCN ngày 28/10/2004 về việc phê duyệt danh mục các đơn vị chủ trì

thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm triển khai tại Quảng Ninh và thành phố Đà
Nẵng và Quyết Qịnh số 1312/QĐ-BKHCN ngày 20/5/2005 về việc triển khai thự
c
hiện các nhiệm vụ KHCN trọng điểm tại các địa bàn nêu trên của Bộ KH và CN với
các
mục đích
sau đây:

+ Điều tra, đánh giá TĐCN của các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh (điều tra 100 DN, đánh giá 50 DN thuộc 10 ngành kinh tế trọng điểm).
+ Thành lập dữ liệu và trang WEB của 100 DN được điều tra, trong đó thành lập
dữ liệu và trang WEB về TĐCN của 50 DN thuộc 10 ngành kinh tế trọng điểm.
+ Đề xuất phương hướng đầu tư, phát triển công nghệ cho 10 ngành kinh tế trọng
đi
ểm của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010.
+ Cung cấp tài liệu đóng góp vào chương trình xây dựng, hoàn thiện phương pháp
luận đánh giá TĐCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các tác giả đã áp dụng tổ hợp
phương pháp
trong đó phương pháp
ATLAS-CN được chọn làm chủ đạo. Trong đánh giá đã rất chú trọng đến:
a. Nhóm chỉ tiêu chung bao gồm:
+ Tập chỉ tiêu về sản phẩ
m (chất lượng, giá cả, sức cạnh tranh, pha vòng đời sản
phẩm);
+ Tập chỉ tiêu T-H-I-O
để thành lập sơ đồ hình thoi của 4 thành phần đó.
b. Nhóm chỉ tiêu đặc thù bao gồm:
+ Tập chỉ tiêu về thiết bị chuyên ngành
(tính tương thích của CN và thiết bị; tính

đồng bộ; tính tiên tiến; khả năng còn lại của thiết bị…).
+ Tập chỉ tiêu về quản trị, kinh doanh
(hệ thống và cán bộ quản lý; con người; tin
học hoá; vốn, lợi nhuận; khả năng phát triển, liên doanh, liên kết…).
Để có những dữ liệu cho ĐG TĐCN, đã tổ chức tốt phương pháp tiếp cận
thực tế; phương pháp chuyên gia; hội thảo, tập huấn, chuyển giao. Tất cả các tính
toán, các biểu bảng, hình vẽ… điều được thực hiện bằng phầm mềm máy tính được
thành lập trong quá trình thực hiện đề tài.
3
Kết quả đã thu thập đầy đủ các chủng loại số liệu (với hàng nghìn trang
giấy A4, ảnh số các loại…) của 100 doanh nghiệp; bức tranh TĐCN và những đề
xuất giải pháp đầu tư phát triển công nghệ hợp lý cho 50 DN của 10 ngành trọng
điểm; xây dựng, hoàn thiện phầm mềm máy tính tính toán, xử lý số liệu; trang WEB
về các doanh nghiệp. Những tài liệu này sẽ giúp các DN đó tự đánh giá TĐCN củ
a
mình. Kết quả của đề tài đã khẳng định được tính hợp lý và hiệu quả của tổ hợp
phương pháp đánh giá. Tổ hợp phương pháp này ngoài đánh giá tốt cho các DN
ngành công nghiệp còn có thể áp dụng đánh giá TĐCN các ngành rất đặc thù như
du lịch, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản (ngành công nghiệp “có khói” và “không
khói”).
























4
MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1
BÀI TÓM TẮT 2
MỤC LỤC 4
CÁC PHỤ LỤC 7
LỜI NÓI ĐẦU 8
PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ 11

I.1- TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TĐCN 11
I.1.1-Trên thế giới 11
I.1.2- Tại Việt Nam 12
I.1.3- Giới thiệu các phương pháp 13
I.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI QUẢNG NINH 22
I.2.1. Bối cảnh chung 22

I.2.2. Sơ lược một số tiềm năng chính của tỉnh 23
I.2.3. Đối tượng được đánh giá TĐCN tại Quảng Ninh 27

I.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ 28
I.3.1. Các bước công việc đã thực hiện của đề tài 28
I.3.2- Quy trình đánh giá TĐCN 30
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ 35
II.1- KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TĐCN NGÀNH THAN 35
II.1.1- Tổng quan tình hình 35

II.1.2- Kết quả đánh giá công nghệ 37
II.1.3- Đề xuất phương hướng đầu tư, phát triển 65
II.2- KẾT QUẢ ĐG TĐCN NGÀNH CƠ KHÍ 67

II.2.1- Kết quả ĐGCN tại các cơ sở 67
II.2.2- Đánh giá chung 76
II.2.3- Đề xuất phương hướng đầu tư, phát triển 80
II.3- KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TĐCN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 81
II.3.1- Tình hình hoạt động sản xuất-kinh doanh 81
II.3.2- Kết quả ĐG TĐCN ngành công nghiệp tàu thuỷ 83
II.3.3- Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp 95
II.4- KẾT QUẢ ĐG TĐCN NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG 99
II.4.1- Các doanh nghiệp và sản phẩm được điều tra đánh giá 99
II.4.2- Kết quả ĐG TĐCN ngành Vật liệu Xây dựng 100
II.4.3- Các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ 109

II.5- KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TĐCN NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN 112

5

II.5.1- Tổng quan tình hình ngành 112
II.5.2- Kết quả ĐGCN ngành 115
II.5.5- Đề xuất phương hướng đầu tư, phát triển 130
II.6- KẾT QUẢ ĐG TĐCN NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN 133
II.6.1- Tổng quan tình hình ngành 133
II.6.2- Đánh giá TĐCN của Công ty 135
II.6.3- Đề xuất phương hướng đầu tư, phát triển 138

II.7- KẾT QUẢ ĐG TĐCN NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 140
II.7.1- Các doanh nghiệp và sản phẩm điều tra, đánh giá TĐCN 140
II.7.2- Kết quả ĐG TĐCN của ngành 140

II.7.3- Kiến nghị các giải pháp nâng cao TĐCN 145
II.8- ĐÁNH GIÁ TĐCN NGÀNH GỐM-SỨ-THỦY TINH 147
II.8.1- Tổng quan 147

II.8.2- Kết quả ĐG TĐCN ngành 147
II.8.3- Kiến nghị các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ 151
II.9- KẾT QUẢ ĐG TĐCN NGÀNH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN 153
II.9.1- Cảng Dầu B12, Công ty Xăng dầu B12 (B12 Oil Terminal) 153
II.9.2- Công ty Cảng và Kinh doanh Than Việt Nam 158
II.9.3. Cảng Quảng Ninh 161
II.9.3- Những giải pháp 172

II.10- KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TĐCN NGÀNH DU LỊCH 174
II.10.1- Tổng quan tình hình ngành du lịch Quảng Ninh 174
II.10.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Du lịch Quảng Ninh 200
II.10.4- Đánh giá TĐCN 203
II.10.5- Tổng hợp kết quả ĐG TĐCN các doanh nghiệp 206
PHẦN THỨ BA: TỔNG HỢP KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP 222

III.1- TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TĐCN 222
III.1.1- Nhóm các doanh nghiệp ngành than 222
III.1.2- Nhóm ngành công nghiệp tàu thuỷ Quảng Ninh 224

III.1.3- Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng 227
III.1.4- Nhóm ngành gốm–sứ–thuỷ tinh 229
III.1.5- Ngành sản xuất điện Quảng Ninh 231
III.1.6- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 233

III.1.7- Nhóm ngành công nghiệp cơ khí Quảng Ninh 234
III.1.8- Ngành công nghiệp dịch vụ cảng 236
III.1.9- Ngành dịch vụ du lịch Quảng Ninh 238
III.1.10- Ngành chế biến nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh 242

III.2- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 244
III.2.1- Sự biến đổi cơ cấu GDP 246
III.2.2- Đối với một số nhóm ngành 247
6
III.2.2.1- Ngành than 247
III.2.2.2- Ngành điện 249
III.2.2.3- Ngành công nghiệp đóng tàu và dịch vụ cảng 249
III.2.2.4- Ngành công nghiệp cơ khí Quảng Ninh 251
III.2.2.5- Ngành dịch vụ du lịch 252
III.2.3- THAY LỜI KẾT LUẬN 254
TÀI LIỆU THAM KHẢO 255
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG
NGHỆ 257
PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ

CÔNG NGHỆ 259


7
CÁC PHỤ LỤC

1. Hệ thống các chỉ tiêu đáng giá TĐCN
2. Nội dung và phương pháp đánh giá TĐCN
3. Các báo cáo chuyên ngành
3.1- Ngành than
3.2- Ngành cơ khí
3.3- Ngành đóng tàu
3.4- Ngành vật liệu xây dựng
3.5- Ngành chế biến và muôi trồng thuỷ sản
3.6- Ngành sản xuất điện
3.7- Ngành chế biến thực phẩm
3.8- Ngành gốm-sứ-thuỷ tinh
3.9- Ngành dịch vụ cảng biển
3.10- Ngành du lịch
4. Phần mềm đánh giá TĐCN theo phuơng pháp ATLAS_CN
5. Phim video hình ảnh của một số doanh nghi
ệp
6. Trang WEB giới thiệu tình hình hoạt động và năng lực công nghệ của các
doanh nghiệp.

CHÚ GIẢI
(về các từ viết tắt)
Phần tiếng Việt
CBCNV : cán bộ công nhân viên
CP : cổ phần

CNTT : công nghệ thông tin
DN : doanh nghiệp
ĐG TĐCN: đánh giá trình độ công nghệ
KH CN MT : khoa học công nghệ môi trường
Phần tiếng Anh
APCTT: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Châu Á-Thái Bình Dương
ESCAP: Uỷ ban Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

S & T : Khoa học và công nghệ
8
LỜI NÓI ĐẦU


Đối với mỗi quốc gia, sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với sự
phát triển của công nghệ. Đặc biệt, trong môi trường phát triển ngày càng tăng trên
toàn cầu, trình độ công nghệ của mỗi nước luôn luôn được coi là yếu tố rất quan
trọng, quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của đất
nước đó trên trường thế
giới.
Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đất nước chúng ta
không phải là một ngoại lệ. Muốn phát triển kinh tế nhanh và đúng hướng, cần có
sự đầu tư và phát triển công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của
mình. Để có định hướng đầu tư một cách đúng đắn, sự phát triển phù hợp cho công
nghệ của đất nước trong tương lai, chúng ta phải bi
ết được khả năng, trình độ công
nghệ hiện tại của mình. Muốn vậy, phải thực hiện công tác điều tra, đánh giá trình
độ công nghệ.
Từ lâu, có nhiều quốc gia đã quan tâm và thực hiện việc đánh giá TĐCN để
phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Cho tới nay, trên thế giới đã áp dụng một số
phương pháp đánh giá công nghệ, trong đó, mỗi phương pháp đều có các ư

u điểm
và tồn tại khác nhau. Các phương pháp này đã được áp dụng nhiều năm tại một số
nước phát triển và một số tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp
đánh giá TĐCN các nghành công nghiệp, còn gọi là phương pháp ATLAS công
nghệ (ATLAS-CN), do Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á-Thái Bình
Dương (ESCAP) nghiên cứu áp dụng, được coi là phương pháp có nhiều ưu việt
hơn cả. Ở nước ta, đã triển khai áp dụ
ng các phương pháp đánh giá TĐCN song
chưa nhiều, thiếu đồng bộ, còn những hặn chế.
Để giải quyết thực trạng cấp bách đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục
Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đã giao cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn-Đo
lường-Chất lượng I chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều tra, đánh giá và xây
dựng cơ sở dữ
liệu về trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” nhằm
đạt
mục đích
chung là triển khai, thử nghiệm tổ hợp phương pháp đánh giá, có bức
tranh TĐCN các ngành trọng điểm v
µ
đề xuất phương hướng đầu tư phù hợp với
các đơn vị đánh giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đúc rút kinh nghiệm
9
giúp Bộ KH và CN chỉ đạo hoàn thiện phương pháp đánh TĐCN phù hợp với điều
kiện Viêt Nam.
Để thực hiện được mục đích đã đặt ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ
cụ thể sau:
+ Điều tra, khảo sát, thống kê, thu thập các dạng tài liệu liên quan đến nội
dung nghiên cứu (số liệu, hình ảnh…).
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về đ

ánh giá TĐCN theo phương pháp ATLAS-
CN. Cụ thể là nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá của 4 thành phần công nghệ T,
H, I, O và các chỉ tiêu đạc thù phù hợp với tỉnh Quảng Ninh.
+ Nghiên cứu xây dựng phần mềm máy tính tính toán và trang WEB về
TĐCN các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Tập huấn cho các chuyên gia của các đơn vị về nội dung và phương pháp
đánh giá TĐCN và tiến hành đánh giá tại từng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Thành lập báo cáo tổng kết
đề tài với đầy đủ các nội dung cần thiết.
Đối tượng đánh giá TĐCN là 100 DN của 10 ngành công nghiệp trọng điểm
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (khai thác, chế biến than; cơ khí; CN tàu thuỷ; vật
liệu xây dựng; chế biến và nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất điện; chế biến thực phẩm;
sành, sứ, thuỷ tinh; cảng biển; và du lịch).
Đề tài được Bộ KH và CN cho phép triển khai từ tháng 07 n
ăm 2005 với
tổng kinh phí 920 triệu đồng từ vốn ngân sách.
Báo cáo tổng kết đề tài được bố cục làm 3 phần:
Phần thứ nhất: Cơ sở, phương pháp luận và chu trình đánh giá trình độ công nghệ.
Phần thứ hai: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ của từng doanh nghiệp
Phần thứ ba : Tổng hợp kết quả và đề xuất định hướng, giải pháp.
Đ
i kèm với báo cáo này là 10 tập báo cáo tổng kết nghiên cứu đánh giá 50
DN của 10 ngành công nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; trang Web giới thiệu tình
hình hoạt động và năng lực công nghệ của các DN; các loại dữ liệu và phần mềm
máy tính; băng đĩa ghi hình…đầy đủ các sản phẩm đã đăng ký của đề tài.
Đề tài được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 1 (sau đây
gọi tắt là Trung tâm Kỹ thuật 1) và S
ở KH và CN Quảng Ninh phối hợp thực hiện
với sự tham gia của tập thể các chuyên gia chuyên ngành, các nhà quản lý, sản xuất
thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo, sản suất, như Đại học

10
Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỏ-Địa chất, Viện Nghiên cứu Cơ khí-bộ Công nghiệp,
Sở Công nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Thuỷ sản-Bộ Thuỷ sản,
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch- Tổng cục Du lịch, Tổng công ty Công nghiệp
Ô tô Việt Nam-Bộ Giao thông Vận tải (có danh sách kèm theo) và các sở ban ngành
và 100 DN tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình thực hiện, hoàn thành đề tài, chúng tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ, chỉ
đạo rất nhiệt tình của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục
Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; sự tạo điều kiện thuận lợi của các Sở, Ban,
Ngành, DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Do những nguyên nhân chủ quan, khách quan và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của tập thể tác giả, báo cáo không thể trách khỏi những tồn tại, thiếu sót;
chúng tôi rất mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của ng
ười đọc.
Tập thể những người thực hiện đề tài xin được cảm ơn chân thành về sự chỉ
đạo, giúp đỡ, cộng tác quý báu đó.



11
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
quy
TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ

Đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và pháp triển công nghệ trên quy
mô một tỉnh của một nước đang phát triển. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đề
tài phải được áp dụng tổ hợp phương pháp hợp lý với chu trình triển khai lôgic khoa

học. Thuộc lĩnh vực nghiên cứu, trên thế giới đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu
bằng nhiều phương pháp khác nhau và kết quả cũ
ng khác nhau. Tại Việt Nam
hướng nghiên cứu này đã được triển khai song chưa nhiều (chúng tôi sẽ đề cập đến
ở những phần sau). Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của đề tài là lựa chọn
và trình bày một cở sở phương pháp luận hợp lý áp dụng đánh giá TĐCN trên địa
bàn của một tỉnh với nhiều đặc thù như Quảng Ninh góp phần hoàn thiện phương
pháp luận đánh giá T
ĐCN của Bộ KH và CN.
Ngoài nội dung chính là lựa chọn và đề xuất được cơ sở phương pháp luận,
quy trình đánh giá TĐCN hợp lý; trong chương này còn đề cập đến tổng quan về
tình hình đánh giá TĐCN trên địa bàn tỉnh.
I.1- TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TĐCN
I.1.1-Trên thế giới
Từ năm 1960, tại một số nước công nghiệp phát triển, việc đánh giá TĐCN
đã được nghiên cứu và triển khai, chủ yếu để đáp ứng cho các nhu cầu về dự báo
sớm, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách. Đến năm 1980, khái niệm mới về
đánh giá TĐCN ra đời, đã có các nghiên cứu khác nhau về việc đánh giá TĐCN để
đáp ứng cho nhiều mục đích khác nhau. Tại các nướ
c đó, người ta chú trọng từ dự
báo TĐCN sang việc làm sao và khi nào những thông tin công nghệ sẽ được các nhà
hoạch định chính sách và những tổ chức ứng dụng vào quá trình phát triển và sử
dụng công nghệ. Công tác đánh giá TĐCN, một mặt giúp tăng cường mối quan hệ
giữa nghiên cứu, triển khai về phát triển sản phẩm, mặt khác tăng cường phạm vị
ứng dụng công nghệ.
Hiện nay, rất nhiề
u quốc gia coi công nghệ là một động lực giúp thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, tại các nước Mỹ, Canađa, Pháp, Đức, Nhật… đã
khá hoàn thiện các chính sách ngắn và dài hạn cho phát triển công nghệ. Bài học rút
ra cho các nước đang phát triển là, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá

12
đất nước, vấn đề cốt lõi là phải có tổ hợp phương pháp đánh giá TĐCN phù hợp.
Nhiều nước đang phát triển, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia,
Malaysia, Thái Lan…) đã và đang coi KH và CN là tác nhân quan trọng thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội nên đã đang thực thi nhiều công trình nghiên cứu về
TĐCN.
Thực tế, trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá
TĐCN của một ngành công nghi
ệp: đánh giá TĐCN về mặt kinh tế, đánh giá bằng
phương pháp phân lập theo từng thành tố của công nghệ, phân tích chiến lược,
phương pháp dùng nhiều chỉ số.v.v.
Đặc biệt, năm 1986, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Châu Á-Thái Bình
Dương (APCTT) thuộc ủy ban Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) nghiên
cứu và đưa ra phương pháp ATLAS-CN để đánh giá TĐCN các ngành công nghiệp.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác và đã được ứng
dụ
ng rộng rãi tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia
I.1.2- Tại Việt Nam
Đối với nước ta, công tác đánh giá TĐCN đã được Chính phủ quan tâm ngay
từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa, đã cho phép thực hiện một số đề tài nghiên
cứu ở quy mô khác nhau, có thể liệt kê:
+ Năm 1991, uỷ ban KH và KT nhà nước (nay là bộ KH và CN) ban hành hệ
thống các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp. Hệ
thống này bao gồm 31 chỉ tiêu, được gọi là ph
ương pháp đánh giá công nghệ theo
các chỉ tiêu phân lập.
+ Từ năm 1990 đến 1995, phương pháp ĐGCN theo các chỉ tiêu phân lập đã
được nhiều ngành và địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, ) áp dụng để đánh giá TĐCN.
Một số địa phương khác cũng đã tự nghiên cứu để áp dụng đánh giá TĐCN theo
phương pháp này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phương pháp trên mới chỉ xem xét đến

các chỉ tiêu riêng rẽ, không thể giúp đánh giá tổng quát v
ề TĐCN, vì vậy sẽ không có
bức tranh đầy đủ và sát thực về TĐCN, rất hạn chế trong việc sử dụng các kết quả đánh
giá phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách
Phương pháp ATLAS-CN đã khắc phục được hạn chế này, do vừa đánh giá
các chỉ tiêu thành phần (phân lập), vừa đánh giá được một cách tổng hợp về TĐCN
(bằng biểu đồ hình thoi 4 thành phần).
13
+ Năm 2003, dự án “Điều tra khảo sát TĐCN một số ngành sản xuất công
nghiệp tỉnh Đồng Nai” của Sở KHCN và MT tỉnh Đồng Nai.
+ Năm 1999, dự án “ĐG và thẩm định CN” của Bộ KHCN và MT.
+ Năm 2002, dự án “ĐG hiện trạng CN Quận 8” của Uỷ ban nhân dan Quận
8, TP. Hồ Chí Minh.
+ Năm 2002, dự án “ĐG thực trạng TĐCN của các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh
Bà R
ịa-Vũng Tàu và đề xuất phương án đổi mới trong giai đoạn 2005 - 2010”.
+ Năm 2003, dự án “Điều tra, ĐG thực trạng CN một số ngành sản xuất chủ
yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
+ Năm 2004, dự án “Xây dựng Phương pháp ĐG TĐCN sản suất trên cơ sở
phương pháp ATLAS-CN” của Vụ KH và CN, Bộ Công Nghiệp.
+ Năm 2005, đề tài “ĐG TĐCN ngành khai thác, chế biến than Việt Nam”
củ
a Viện KHCN Mỏ.
Có thể nhận định; cho đến nay, công tác nghiên cứu, đánh giá TĐCN ngoài
nước cũng như trong nước đã trải qua chặng đường phức tạp, có nhiều phương pháp
khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Trong khuôn khổ báo
cáo, chúng tôi xin giới thiệu khái lược về một số phương pháp điển hình, bao gồm:
ĐG TĐCN về mặt kinh tế, ĐG TĐCN bằng cách phân lập, ph
ương pháp phân tích
chiến lược, phương pháp đa chỉ tiêu và phương pháp ATLAS-CN.

I.1.3- Giới thiệu các phương pháp
I.1.3.1- Phương pháp ĐG TĐCN về mặt kinh tế
Những cố gắng đầu tiên trong ĐG TĐCN là dựa trên cở sở tiếp cận về phương
diện kinh tế. Theo đó, đối tượng ĐG của phương pháp chủ yếu là TĐCN và tốc độ
thay đổi công nghệ của nước này so với nước khác. Phương pháp này sử dụng các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hoặc các thông số kinh tế ở c
ấp ngành dựa trên mô hình hàm
sản xuất. Về phương pháp luận, việc sử dụng hàm sản xuất để ĐG TĐCN là một cải
tiến rõ rệt so với phương pháp ĐG đơn giản về năng xuất lao động. Về tổng thể,
phương pháp cho phép nhận biết những thông tin cần thiết cho việc phân tích. Tuy
nhiên, việc sử dụng phương pháp này gặp phải một số khó khăn trong tính toán các
biến s
ố đầu vào cho hàm sản xuất. Một trong khó khăn chủ yếu đó là việc đo lượng
vốn. Mặc dù các chỉ số thống kê về tỷ lệ thay thế vốn là một thước đo hữu dụng, tuy
14
nhiên một số biến khác như sự đổi mới về thiết kế và cấu trúc của sự đổi mới là các
yếu tố khó có thể đo lường được.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu do tính dễ dàng có thể có được các
thông tin cần thiết cho phân tích. Tuy vậy, việc ĐG TĐCN một cách thuần tuý sẽ
bao hàm việc so sánh các đặc tính vận hành của một dây chuyền sản xuất cụ th
ể hay
chất lượng các sản phẩm đầu ra Phương pháp này được sử dụng đối với công
nghệ đặc thù, chủ yếu bởi các cơ quan kế hoạch hoá kinh tế do sự thuận tiện tổng
hợp các chỉ tiêu kinh tế.
I.1.3.2- Phương pháp ĐG TĐCN bằng cách phân lập
Thực tế các nhà lập kế hoạch công nghệ ít khi dùng phương pháp ĐG kinh tế ở
cấp độ một ngành mà thường đ
ánh giá bằng cách phân lập theo từng thành phần (tố)
của công nghệ. Các nhà công nghệ học cho rằng những chỉ số công nghệ thông
thường không phải là thước đo trực tiếp ĐG tiến bộ khoa học và công nghệ. Do đó,

phương pháp khác ra đời để tính toán và so sánh TĐCN ở một số nước là so sánh
các đặc tính của một quy trình công nghệ hoặc chất lượng sản phẩm của quy trình
công nghệ đó. Cách tiế
p cận này được gọi là đo lường công nghệ học, nhằm xác
định các đặc tính kỹ thuật riêng biệt của sản phẩm và quy trình công nghệ, đồng
thời so sánh chúng trên phạm vi vùng lãnh thổ, khu vực và toàn thế giới.
Đo lường công nghệ sử dụng một số chỉ số phân lập về các đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm hay quy trình công nghệ và xem chúng như là các đơn vị vật lý. Phương
pháp được s
ử dụng để ĐG TĐCN ở các nước CHLB Đức, Nhật Bản và Mỹ. trong
một số lĩnh vực như laze, môdul quang điện, các chất xúc tác sinh học, người máy
công nghiệp, các bộ cảm biến, các thuốc sản xuất theo công nghệ gen. Ưu điểm
chính của phương pháp là thích hợp cho việc đánh giá các sản phẩm hoặc quy trình
công nghệ đang ở giai đoạn sản xuất thử và chuẩ
n bị đưa ra thị trường. Tuy nhiên,
chỉ các nhà công nghệ học và các nhà lập kế hoạch công nghệ ưa sử dụng phương
pháp này còn các nhà hoạch định chính sách quốc gia hay các nhà xây dựng kế
hoạch kinh tế không ưa chuộng.
I.1.3.3- Đánh giá TĐCN theo phương pháp phân tích chiến lược
Phương pháp này được sử dụng để ĐG TĐCN ở cấp ngành công nghiệp chủ
yếu nhằm đáp ứng với chiến lược qu
ản lý định hướng công nghệ. Hướng tiếp theo
15
của phương pháp chủ yếu nhằm vào các chiến lược quản lý để nâng cao tính cạnh
tranh về mặt công nghệ, tài chính và cơ cấu tổ chức.
Trong những năm thập kỷ 70 thể kỷ XX, cách tiếp cận này đã được ứng dụng
vào một số nghiên cứu nhằm đánh giá ưu thế của công nghệ Nhật Bản so với các
nước khác. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không xét tới những thay đổi về công
nghệ sẽ thay đổi trong tương lai. Phương pháp này không được chấp nhận bởi các
nhà kinh tế. Một số nghiên cứu tiếp theo chỉ đơn thuần là những nghiên cứu điển

hình, chưa đưa ra phương pháp luận chung cho ĐG TĐCN mà chỉ đáp ứng với yêu
cầu xây dựng các chiến lược quản lý nhằm nâng cao TĐCN.
I.1.3.4- Phương pháp đánh giá TĐCN theo nhóm các chỉ tiêu của OECD
Theo phương pháp này, các nhà nghiên cứu sử dụng mộ
t số nhóm chỉ tiêu
phân lập để ĐG TĐCN. Một trong những nghiên cứu đầu tiên theo cách tiếp cận
này do tổ chức OECD thực hiện. Phương pháp đã sử dụng một số lượng lớn các
các dữ liệu và các yếu tố đầu vào và đầu ra cho công nghệ. Một số thước đo đã
được so sánh TĐCN của Liên Xô cũ với TĐCN của các nước Phương Tây trong
một số lĩnh v
ực. Mục đích chủ yếu của các nhà nghiên cứu OECD là xây dựng hệ
thống các chỉ số về khoa học và công nghệ (S&T) nhằm đưa ra những đánh giá về
hiện trạng KH CN của các quốc gia thành viên của tổ chức này, đồng thời để nắm
bắt được những thay đổi về công nghệ, ảnh hưởng của KH và CN tới tăng trưởng
kinh tế, năng xuất, năng lực cạ
nh tranh… Trong số các thông số thường được sử
dụng là:
• Tổng chi phí cho nghiên cứu và triển khai (R&D)
• Tỷ lệ cho nghiên cứu và triển khai trên tổng giá trị gia tăng
• Chi phí cho nghiên cứu và triển khai bình quân đầu người
• Tỷ lệ phần trăm của chi phí triển khai so với doanh thu
• Số lượng các ấn phẩm xuất bản
• Tốc độ phát triển của các công nghệ chủ chốt
• Mức phổ biế
n giữa công nghệ ở các ngành khác nhau
• Cán cân thanh toán về công nghệ
• Các thông số so sánh của những thiết bị công nghệ chủ chốt
Phương pháp đã được áp dụng ở một số nước: Nhật Bản, Ấn Độ, …Tổ chức
Phát triển Công nghệ của Liên Hợp Quốc (UNIDO) cũng đã tiến hành một số
16

nghiên cứu về TĐCN của một số ngành công nghiệp, trong đó chủ yếu sử dụng
cách tiếp cận đa chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ phân lập. Thực tế cho thấy,
các nghiên cứu ở cấp ngành, trong đó kết hợp sử dụng các chỉ số kinh tế và công
nghệ sẽ rất có ích đối với người ra quyết định liên quan đến lĩnh vự
c kế hoạch hoá
công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ số do OECD xây dựng còn những hạn chế
lớn, nhìn chung rất không phù hợp cho các dự án về công nghệ được thực hiện ở
các nước đang phát triển.
Nhận xét: Mỗi phương pháp nêu trên có những, ưu nhược điểm riêng.
Những nhược điểm cơ bản có thể rút ra được là:
• Đối với phương pháp đánh giá dựa vào kinh tế v
ĩ mô, chúng ta không thể
xác định được các yêu tố yếu kém về công nghệ một cách tổng hợp.
• Đối với việc sử dụng các số liệu đầu vào cho KH và CN, chúng ta khó
xác định được mức độ thay đổi CN của một số ngành công nghiệp.
• Số lượng ấn phẩm xuất bản, số lượng các bằng sáng chế hoặc các chỉ số
khác về nguồn lực cho KHCN cũng chỉ phần nào ph
ản ánh được TĐCN
vì hiệu quả sử dụng chúng có thể khác nhau.

Những chỉ số truyền thống dễ bị bóp méo và không hữu dụng lắm đối với
việc xây dựng các kế hoạch chi tiết.

Phương pháp phân tích chiến lược quản lý chỉ đáp ứng được trong phạm
vi của một doanh nghiệp.
• Phương pháp đa chỉ số kết hợp với các chỉ số kinh t
ế vĩ mô không giúp
nhà nghiên cứu đưa ra được các kiến nghị mang tính chất giải pháp.
• Cách tiếp cận đa chỉ số cũng như cách tiếp cận kinh tế cho chúng ta biết
trình độ hiện thời của CN nhưng không thể cho chúng ta biết đâu là yếu

tố cơ sở hạ tầng quyết định đến sự phát triển của CN và những thay đổi
có thể xảy ra trong tương lai.
Như vậy, qua nh
ững nhận định về ĐG TĐCN nêu trên, cần thiết phải có một
mô hình đánh giá ưu việt hơn, trong đó cần chứa đựng đồng thời các yếu tố đầu
vào, đầu ra và các quá trình chuyển đổi công nghệ…Một đánh giá như vậy đòi hỏi
bao hàm cả các thông số như năng lực con người, các dữ kiện được tư liệu hoá, các
cơ cấu tổ chức. Các yế
u tố quan trọng này chưa được quan tâm đúng mức trong tất
cả các phương pháp trước đây trong ĐG TĐCN.
17
I.1.3.5- Phương pháp ATLAS công nghệ
Phương pháp ATLAS-CN là kết quả giai đoạn đầu của dự án Atlas công
nghệ (Technology Atlas Project) được khởi xướng trên cơ sở cho rằng công nghệ là
biến số chiến lược quyết định sự phát triển, tăng tốc kinh tế-xã hội trong bối cảnh
toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng [20, 21].
Đây là dự án công nghệ do Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á Thái Bình
Dương, thuộc Uỷ
ban Kinh tế -Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (UN-ESCAP) đã
nghiên cứu ban hành bộ tài liệu Nguyên lý phát triển dựa trên cơ sở công nghệ để
áp dụng cho các quốc gia trong khu vực từ năm 1986 đến năm 1988 dưới sự tài trợ
của chính phủ Nhật Bản.
Mục tiêu chủ yến của dự án công nghệ này là đưa ra một công cụ hỗ trợ
quyết định ở dạng một bộ tài liệu phương pháp luận
để hợp nhất các công việc xem
xét vấn đề công nghệ trong quá trình lập kế hoạch phát triển. Dự án đó đã đưa ra
các biện pháp trong những lĩnh vực quan trọng mà tới nay chưa được chú ý thích
đáng và cung cấp phương tiện nhằm giới thiệu một cách rộng rãi các cách tiếp cận
phân tích để đề ra và hoàn thiện các chính sách và kế hoạch pháp triển công nghệ ở
mỗi đơn vị cơ sở, ngành, quốc gia. Phươ

ng pháp ATLAS-CN xem công ngệ như tổ
hợp gồm 4 thành phần cơ bản (thành phần kỹ thuật-technoware-T, thành phần con
người-humaware-H, thành phần thông tin-infoware-I, thành phần tổ chức-
orgaware-O), tương tác với nhau một cách năng động, cùng tham gia vào quá trình
chuyển đổi.
Trong phương pháp ATLAS-CN, phương pháp phân tích hàm lượng công
nghệ tập trung vào khía cạnh công nghệ là cách tiếp cận định lượng để đo mức độ
đóng góp của mỗi thành phần công nghệ
trong 4 thành phần T, H, I, O tại một
phương tiện chuyển đổi.
Phần Kỹ thuật
là hình thức biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ, bao
gồm các năng lực cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, như các thiết bị máy móc…
Phần Con người là hình thức biểu hiện về mặt con người của công nghệ,
bao gồm các năng lực cần thiết mà con ngườ
i đã tích luỹ được cho các hoạt động
chuyển đổi.
Phần Thông tin là hình thức biểu hiện về mặt tư liệu của công nghệ, bao
gồm toàn bộ dữ liệu và các số liệu cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, như các bản
thiết kế, bản tính toán; các phương trình, biểu đồ; phần cứng, phần mềm máy tính…
18
Phần Tổ chức là hình thức biểu hiện về mặt thể chế của công nghệ, bao gồm
các cơ cấu tổ chức cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, như hệ thống tổ chức, đều
hành sản xuất; phân chia trách nhiệm…
Trong bất cứ một hoạt động chuyển đổi nào, tất cả 4 thành phần của công
nghệ đều phải có mặt đồ
ng thời. Sự chuyển đồi này có thể lý giải như sau:

Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ chuyển động nào, được triển khai lắp
đặt bởi Con Người.


Phần Con Người là yếu tố chủ chốt của bất kỳ chuyển động nào và đến
lượt nó được hướng dẫn bởi phần Thông tin.
• Phần Thông tin được tạo ra và được sử dụng bở
i phần Con Người để ra
quyết định và vận hành phần Kỹ thuật.
• Phần Tổ chức tiếp nhận và kiểm soát phần Thông tin, phần Con Người và
phần Kỹ thuật để tiến hành quá trình chuyển đổi.
Mức độ đóng góp tổng hợp của 4 thành phần công nghệ gọi là hệ số đóng
góp công nghệ và phản ảnh hàm lượng công nghệ gia tăng trên một đơn vị sản
phẩm.
Công tác ĐG TĐCN cho các đơn vị cơ sở được bắt đầu từ việc đánh giá trình
độ từng thành phần công nghệ. Kết quả đánh giá ở giai đoại này được biểu diễn
bằng biểu đồ hình thoi với 4 đỉnh tương ứng T, H, I, O. Bằng biểu đồ hình thoi dễ
dàng nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị
cơ sở về các thành phần
công nghệ, giúp chúng ta phân tích tính đồng bộ giữa các thành phần công nghệ.
Phương pháp ATLAS-CN đã đưa ra khái niệm hàm lượng công nghệ gia tăng là sự
bổ sung thêm công nghệ tại một phương tiện chuyển đổi. Đầu vào của bất kỳ hệ
thống chuyển đổi nào cũng đem vào hệ thống một lượng công nghệ nhất định và
đầu ra của hoạt động chuy
ển đổi đó mang theo một hàm lượng công nghệ đã được
gia tăng. Sự chêch lệch giữa hàm lượng công nghệ gia tăng của đầu vào và đầu ra
được xem như hàm lượng công nghệ gia tăng trong hoạt động chuyển đổi đó [20].
Theo phương pháp này, hàm lượng công nghệ gia tăng ( hàm lượng đóng
góp công nghệ )(T
CN
) ở từng doanh nghiệp được xác định theo công thức (1):

VAT

CN

τ
λ
= (1) hoặc QT
CN

τ
λ
=

Trong đó, λ : hệ số đặc trưng của môi trường sản xuất kinh doanh
VA: tổng giá trị gia tăng
19
Q : tổng doanh thu của sản phẩm
τ : hệ số đóng góp công nghệ, được xác định theo giá trị của 4 thành
phần công nghệ T, H, I, O như ở công thức 2.


0

ββββ
τ
OIHT
lhi
=
(2)

)(
1

i
N
i
i
TT

=
=
α

(Technowere) (3)

)(
1
j
N
i
i
HH

=
=
α

(Humanwere) (4)

)(
1
k
N

i
i
II

=
=
α
(Infowere) (5)

)(
1
O
l
N
i
i
O

=
=
α
(Orgawere) (6)

[
]








+=
m
TTp
T
n
T
iii
ii
)(
min
)(
max
)(
)(
min
)(
1
(7)

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
1. Hệ thống nhóm các chỉ tiêu chung bao gồm:
a. Nhóm chỉ tiêu sản phẩm, chất lượng-giá cả-sức cạnh tranh, pha của vòng
đời sản phẩm, với 5 chỉ tiêu cơ bản: Loại sản phẩm; tính đa dạng của sản phẩm;
chất lượng sản phẩm; hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh củ
a sản phẩm.
b. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ theo biểu đồ hình thoi T,H,I,O.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đặc thù gồm 7 + 1 nhóm chỉ tiêu:
a. Trang thiết bị công nghệ chuyên ngành

b. Hệ thống quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý chủ chốt (Executive
Managers)
c. Năng suất nội sinh
d. Lợi nhuận, thuế, luơng, và phúc lợi người lao động
e. Vốn các loại, khả năng quay vòng vốn,…
f. Marketing
g. Khả năng liên kết phát triển, liên doanh n
ước ngoài, mở rộng và phát triển
sản phẩm.
h.Các chỉ tiêu riêng, dạng dưới luật có thể phát sinh khi đánh giá từng cơ sở
20
Chi tiết hoá về hệ thống các chỉ tiêu đặc thù này như sau:
1. Nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm:
a. Tính tương thích của công nghệ và thiết bị-sản phẩm, hiện trạng và những
khả năng phát triển.
b. Tính đồng bộ của công đoạn sản xuất về năng xuất và những khả năng
đồng bộ hoá.
c. Tính tiến bộ của công nghệ, trang thiết bị và hướng sản xu
ất tự động linh
hoạt cơ-điện tử-tin học ứng dụng.
2. Nhóm quản trị-kinh doanh bao gồm:
a. Vốn
b. Tiếp thị
c. Lợi nhuận và phúc lợi người lao động
d. Năng lực nội sinh và phát triển liên doanh, cổ phần hoá…
e. Tỷ suất đầu tư đổi mới thiết bị trong dây chuyền công nghệ.
Phương pháp đánh giá theo nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật đầu
tiên được các
chuyên gia cho điểm theo bảng đã được xây dựng sau đó tính toán theo các công thức
(8).

T
KT
= T
tb
(điểm). Z % (8)

KCNHTZ
×
×
×
×
= %%%%% (8a)
Trong đó: Z là % giá trị còn lại so với máy (thiết bị) mới.
T% là % bị lạc hậu của máy móc thiết bị
H % là % giá trị còn lại riêng về hao mòn hữu hình liên quan đến
hình thức của thiết bị
N % là năng suất thực tế của máy đạt được so với năng suất thiết kế của
máy chính.
C % là % chất lượng sản phẩm thực tế do thiết bị sản xuất ra so vớ
i quy
định của máy mới.
K % là hệ số thể hiện tính đồng đều và độ quan trọng của 4 thành
phần T, H, N, C.
Để đánh giá toàn diện năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, chúng tôi
áp dụng theo các công thức sau:
- Sức sản xuất của lao động – S
1
:
21


ld
Q
S =
1
[VNĐ] (9)
Trong đó: Q: Giá trị tổng doanh thu
ld: Tổng số lao động
- Mức sinh lời cho một lao động – P
2
:

ld
P
P =
2
[VNĐ] (10)
Trong đó: P : Lợi nhuận.
ld : Tổng số lao động.
- Sức sản xuất của tài sản cố định – S
3
:

2
3
K
Q
S =
[lần] (11)
Trong đó, K
2

: Giá tài sản còn lại đang dùng trong sản xuất tương ứng với sản
phẩm tiêu biểu và công nghệ thực hiện. Tài sản cố định được giới hạn trong sản
xuất công nghiệp, chủ yếu là hệ thống xưởng, trang thiết bị công nghệ dịch vụ và xử
lý môi trường.
- Tỷ suất đổi mới trang thiết bị công nghệ - S
4
:

%100
2
4
×=
K
D
S (12)
Trong đó: D Tổng số vốn đầu tư trong năm tài chính.
- Mức sinh lời gia tăng cho một lao động – P
5
:
Do việc ứng dụng thuế giá trị gia tăng, nên có thể tính mức sinh lời gia tăng
cho một lao động như sau:

ld
VA
P =
5
[VNĐ] (13)
Trong đó: VA giá trị gia tăng, tính theo 2 cách:
* VA = (Lợi nhuận sau thuế + Lương công nhân + Thuế suất doanh thu +
Khấu hao) – (Trợ giá, trợ cấp và trả lãi vay…).

* VA = Doanh thu thuần (trong đó có lương) – Tổng chi phí mua ngoài
(vật tư, bảo trì thiết bị, phụ tùng thay thế, điện nước…).
Chi tiết hơn cho cách tính toán được chúng tôi thể hiện ở phụ lục số 1 và 2.

22
I.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI QUẢNG NINH
I.2.1. Bối cảnh chung
Qua các phân tích trên, phương pháp đánh giá trình độ công nghệ các ngành
công nghiệp bằng phương pháp ATLAS-CN có nhiều ưu việt so với các phương
pháp đánh giá công nghệ khác. Phương pháp này đã được một số tỉnh và doanh
nghiệp trong nước triển khai áp dụng có kết quả nhất định song cũng còn những hạn
chế. Vấn đề đặt ra là áp dụng phương pháp ATLAS-CN có kết hợp với tổ hợp các
thông số khác như đã nêu để ĐG TĐ
CN cần được áp dụng như thế nào cho phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đất nước Việt Nam, sau công cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách thực dân-
phong kiến, vốn là một đất nước có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc. Sau khi giành
được độc lập, lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Sau giải phóng, đất
nước lại phải trải qua giai đ
oạn với nhiều thập kỷ vừa xây dựng đất nước (làm kinh
tế) vừa phải chiến đấu (chiến tranh bảo vệ tổ quốc, giành thống nhất đất nước). Tình
hình trên bắt buộc chúng ta phải tự lực cánh sinh (tận dụng nguồn nội lực) và tranh
thủ sự giúp đỡ của các nước bạn, không thể có sự đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh cho
các ngành kinh tế đất n
ước. Cho đến nay, có thể nói đặc điểm chung của nền công
nghiệp Việt Nam: Trong mỗi ngành công nghiệp (và ngay cả trong từng đơn vị sản
xuất) các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hầu hết đều có nguồn gốc
từ nhiều nước, cũ kỹ, lạc hậu xen kẽ với các máy mới, hiện đại của nước ngoài
(thuộc nhiều thế hệ (kiểu-model), năm sản xuấ
t với các trình độ kỹ thuật khác nhau,

thiếu tính đồng bộ).
Những năm gần đây, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
tuy có một số dây chuyền hoàn chỉnh của nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam,
nhưng nhìn chung, các dây chuyền này vẫn chưa có sự đồng bộ (giữa các ngành
công nghiệp, trong một ngành và nhiều khi ngay trong một doanh nghiệp) nên có
hạn chế trong việc phát huy hiệu quả kinh tế- xã hội và sự h
ỗ trợ lẫn nhau trong sản
xuất, kinh doanh.
Cùng với nhiều nguyên nhân khác, để việc đánh giá TĐCN tại Việt Nam nói
chung và Quảng Ninh nói riêng đạt được kết quả chính xác và phù hợp với điều
kiện thực tế, ngoài việc áp dụng các phương pháp luận của ATLAS-CN, còn phải
23
xem xét đến các yếu tố đặc thù (thiết bị, môi trường-tự nhiên, …) và hiệu quả sản
xuất-kinh doanh của mỗi cơ sở, ngành công nghiệp được đánh giá.
Theo phương pháp ATLAS-CN, việc đánh giá TĐ TĐCN chỉ chú trọng vào
04 thành phần quan trọng quyết định đến công nghệ là T, H, I và O. Do đặc thù của
nền kinh tế Việt Nam (như đã nêu trên), khi tiến hành ĐG TĐCN, ngoài 04 thành
tố trên, còn phải xem xét đến hai hệ thống nhóm các chỉ
tiêu như đã nêu.
I.2.2. Sơ lược một số tiềm năng chính của tỉnh
Nằm ở vùng Đông-Bắc của tổ quốc, Quảng Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ là vị trí quan trọng trong “tam giác phát
triển kinh tế” khu vực phía Bắc nước ta (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), phía Bắc
giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 132,8 km; có 3
cửa khẩu thương mại, trong đó có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng
duyên hải rộ
ng lớn Nam Trung Quốc; đặc biệt, phía Đông Quảng Ninh là vịnh Bắc
Bộ với 250 km

đường bờ biển và có hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có 2

huyện đảo: Cô Tô và Vân Đồn) với diện tích 980 km
2
.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú (như tài
nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn: than đá, sét cao lanh, đá vôi ). Với vị trí địa
lý thuận lợi, có rừng, có sông biển, đồng bằng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế giữa
các vùng trong nước và với ngoài nước, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng phát triển
các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và đặc biệt là “công nghiệp không
khói”: du lịch và dịch vụ.
Với các tiềm năng và ưu thế
nêu trên, Quảng Ninh có nhiều ưu thế để phát
triển công nghiệp. Quảng Ninh vốn có các ngành nghề truyền thống và rất đặc thù
đã phát triển: Sản xuất gốm sứ, khai thác than, đánh bắt thuỷ hải sản Quảng Ninh
đã đầu tư phát triển các ngành du lịch, dịch vụ cảng biển, đóng tàu Tại tỉnh, đã
hình thành các khu công nghiệp tập trung (Cái Lân…) và đang lập dự án quy hoạch
khu công nghiệp Việt Hưng (Hạ
Long), Ninh Dương (Móng Cái), Chạp Khờ, Dốc
Đỏ (Uông Bí), Đông Mai (Yên Hưng), Kim Sơn (Đông Triều) và Mũi Chùa (Tiên
Yên). Sau đây là một số tiềm năng chính của Quảng Ninh.
+ Tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến than:
Là vùng “vàng đen” lớn nhất của tổ quốc, Quảng Ninh có trữ lượng đã tìm kiếm
thăm dò khoảng 3,6 tỷ tấn. Than đá Quảng Ninh hầu hết thuộc dạng antraxit, tỷ lệ
24
carbon ổn định 80 - 90%, nhiệt lượng cao (7.350 - 8.200 kCal/kg) và tập trung tại 3
khu vực chính là Hòn Gai, Cẩm Phả - Dương Huy và Uông Bí - Mạo Khê. Sản lượng
than tiêu thụ năm 2005 là 27,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 15 triệu tấn.
Chỉ tính riêng tại Quảng Ninh, trong vài năm tới với sự ra đời của một loạt cơ sở
công nghiệp lớn (các nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón, hóa chất, gạch chịu lửa ),
nhu cầu về than nhiên liệ
u và than chế biến sẽ rất lớn (dự kiến khoảng 7 triệu tấn/năm).

Đã từ lâu, sản phẩm than đá của Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới.
Nói đến sản phẩm than, phải nói đến vùng than truyền thống Quảng Ninh. Than
Quảng Ninh được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận và ưa chuộng do có chất
lượng cao với nguồn tài nguyên, trữ lượng lớn; đ
a dạng về chủng loại. Theo kết quả
thăm dò địa chất (số liệu đến 31/3/2004), trữ lượng đến mức sâu -1.000 mét là 10 tỷ
tấn than Antracit. Cụ thể:
* Trữ lượng đã thăm dò đến mức sâu -300 mét là 3.428.905 ngàn tấn.
* Tài nguyên dự báo mức sâu từ -300 mét đến -1.000 mét là 6,9 tỷ tấn.
* Dự báo than còn duy trì đến độ sâu -3.000 mét
+ Tiềm năng phát triển du lịch:
Quảng Ninh có nhiều bãi biển đẹp và các cảnh quan nổi ti
ếng như: vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long, bãi biển Trà Cổ, bãi biển Vân đồn, Quan Lạn Trong đó
có vịnh Hạ Long, với diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 đảo, được UNESCO công
nhận là di sản thế giới, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa chất, cảnh quan
địa mạo, sinh học và kinh tế, cùng các di tích lịch sử tạo khả năng rất lớn về du lịch
cả ở biể
n, trên đất liền và trên các đảo.
Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều
lễ hội truyền thống; trong đó có chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Di tích lịch sử Bạch
Đằng, chùa Long Tiên,

đình Quan Lạn là những nơi thu hút khách du lịch nhất là
vào những dịp lễ hội.
Theo quy hoạch, hoạt động du lịch của Quảng Ninh sẽ hình thành 4 trung
tâm du lịch lớn: Hạ Long và vùng phụ cận; Đông Triều-Yên Hưng-Uông Bí; Vân
Đồn và Móng Cái-Trà Cổ.
+ Tiềm năng phát triển cảng biển:
Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, nước sâu, ít lắng đọng để

phát triển cảng biển. Đặc biệt Cái Lân và Cửa Ông là hai c
ảng được các dãy núi đá

×