TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Ngày ban hành: /…/2012 Lần ban hành: 03 Lần sửa đổi : 02
Nhóm biên soạn Kiểm tra Phê Duyệt
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương
TS. Trần Hữu Bích
CN. Nguyễn Thị Minh Thành
TS. Phạm Việt Cường
Ths. Dương Kim Tuấn TS. Phạm Việt Cường GS.TS. Lê Vũ Anh
1
QUY ĐỊNH
Về việc Quản lý hoạt động khoa học công nghệ
Trường Đại học Y tế công cộng
(Ban hành lần thứ 3 theo phê duyệt của
Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng)
-----------------------------
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;
Căn cứ quyết định số 65/2001/QĐ-Ttg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Trường Đại học Y tế công cộng.
Trên cơ sở vận dụng các quy định tại:
- Thông tư 12/2009/TT-BKHCN ngày 08/5/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử
nghiệm cấp Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính-
Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí
đối với các đề tài, dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư 37/2010/TT-BYT ngày 16/8/2010 của Bộ Y tế quy định về quản lý đề tài
nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế.
- Thông tư 22/2011/TT-BGD ĐT ngày 30/5/2011 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo về Ban
hành quy định về hoạt động công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Dựa trên thực tế nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ, các dự án tư vấn, nghiên cứu
của Trường Đại học Y tế công cộng
Chương I
2
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh:
1. Quy định này quy định việc xác định tuyển chọn, xét chọn thẩm định, ký hợp
đồng khoa học công nghệ, kiểm tra giám sát, nghiệm thu các đề tài, dự án cấp cơ
sở Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC)
2. Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các cá nhân là cán bộ giảng
viên của Trường ĐHYTCC tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học.
Điều 2. Mục tiêu hoạt động khoa học - công nghệ
1. Hoạt động Khoa học-Công nghệ (KH-CN) là một trong các nhiệm vụ hàng
đầu của Trường ĐHYTCC. Trường ĐHYTCC vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở
nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển hệ thống y tế ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu khoa học kết hợp đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao sức khoẻ của nhân dân và
góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống y tế Việt Nam.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế về KH-CN.
4. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và
cán bộ nghiên cứu.
5. Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các tài năng
trẻ cho sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ở Việt Nam.
Điều 3. Nội dung hoạt động khoa học công nghệ
1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai trong lĩnh
vực Y tế công cộng, Y học, khoa học giáo dục và các lĩnh vực khoa học công nghệ
khác.
2. Tiến hành các can thiệp Y tế công cộng, giáo dục, nâng cao sức khoẻ và
phát triển cộng đồng.
3. Ứng dụng các thành tựu khoa học, phát triển kỹ thuật, hoàn thiện và chuyển
giao công nghệ vào sản xuất và đời sống. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm KH-
CN.
4. Biên soạn các bài báo, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách phổ biến
kiến thức trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học, khoa học giáo dục và các lĩnh vực
khoa học công nghệ khác.
3
5. Tham gia hội nghị, hội thảo, phản biện các công trình KH-CN trong lĩnh
vực Y tế công cộng, Y học, khoa học giáo dục và các lĩnh vực khoa học công nghệ
khác.
6. Thực hiện các hoạt động tư vấn, thẩm định, cung cấp thông tin, tham gia
quá trình vận động, xây dựng chính sách, lập kế hoạch của các Bộ, Ngành.
Chương II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ
Ðiều 4. Tổ chức quản lý và trách nhiệm trong hoạt động khoa học - công nghệ
1. Hoạt động KH-CN trong Trường ĐHYTCC được quản lý thống nhất chung
trong toàn Trường.
2. Tất cả các hoạt động KH-CN bao gồm cả các hợp đồng được ký giữa
Trường với các đơn vị trong nước, quốc tế đều được coi là các đề tài/hoạt động
KH-CN cấp cơ sở. Đề tài NCKH, hoạt động KH-CN các cấp (Nhà nước, Bộ) được
quản lý theo qui định đã ban hành ở cấp tương đương.
3. Hiệu trưởng là người đại diện nhà Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm
trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động KH-CN của Trường, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ KH-CN được cơ quan cấp trên uỷ quyền hoặc phân cấp theo
quy định.
Điều 5. Các tổ chức, đơn vị trực tiếp giúp Hiệu trưởng quản lý hoạt động khoa
học - công nghệ
1. Hội đồng KH-CN của Trường do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, có
trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về những vấn đề liên quan đến hoạt động KH-
CN của Trường.
2. Khoa, bộ môn, trung tâm trực thuộc Trường có trách nhiệm quản lý, tổ
chức, phối hợp và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH-CN
được giao. Các khoa, bộ môn, trung tâm trực tiếp đôn đốc, giám sát, chịu trách
nhiệm về mặt chuyên môn các vấn đề KH-CN của khoa, bộ môn, trung tâm và các
cá nhân thuộc diện quản lý của mỗi đơn vị.
3. Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng chỉ
đạo, quản lý KH-CN:
a. Tổ chức xây dựng định hướng phát triển hoạt động KH-CN, các quy định,
quy chế về quản lý KH-CN của Trường;
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động KH-CN của Trường;
4
c. Tổ chức các hội đồng xét duyệt đề tài, đánh giá nghiệm thu và công nhận
kết quả thực hiện nhiệm vụ KH-CN theo quy định hiện hành;
d. Giám sát, kiểm tra quá trình, tiến độ thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH-
CN;
e. Lưu trữ, truyền thông, giới thiệu các kết quả KH-CN, các thành tựu KH-
CN, quản lý các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ;
f. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các buổi báo cáo liên quan đến hoạt động
KH-CN của Trường;
g. Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động KH-CN hàng năm; thực hiện chế độ
báo cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm theo quy định hiện hành;
h. Phối hợp với các đơn vị trong Trường để giải quyết các nhiệm vụ khác liên
quan đến hoạt động KH-CN.
Chương III
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
Điều 6. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên.
NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của tất cả các giảng viên cơ hữu, các cán bộ quản lý tham
gia giảng dạy (sau đây gọi chung là giảng viên) của Trường ĐHYTCC. Giảng viên thực
hiện nhiệm vụ NCKH thông qua các hoạt động:
1. Chủ trì hoặc tham gia viết đề cương, hồ sơ đấu thầu các đề tài, dự án, thực
hiện chương trình, đề tài NCKH các cấp (cơ sở, bộ, nhà nước hoặc tương đương)
từ các nguồn kinh phí (trong nước, ngoài nước); dự án can thiệp, thử nghiệm tại
cộng đồng hoặc thực hiện các hợp đồng KH-CN, tư vấn;
2. Nghiên cứu phục vụ giảng dạy, đào tạo của nhà Trường viết giáo trình, sách
tham khảo, sách chuyên khảo và công bố các kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa
học, báo cáo tại các hội thảo khoa học trong và ngoài nước; cố vấn khoa học cho
sinh viên NCKH.
3. Giảng viên có nghĩa vụ hoàn thành các qui định về giờ NCKH của nhà
trường.
Điều 7. Trách nhiệm của giảng viên nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải chấp hành các qui định của pháp luật hiện hành và qui định
của nhà trường về số giờ NCKH hàng năm.
2. Giảng viên làm chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án KH-CN có trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo
5