Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.14 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ LƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN ĐỔ
vvvv

BIỆN PHÁP
“Rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại lớp mẫu giáo 3
– 4 tuổi C4 trường mầm non ….”

Họ và tên: …..
Nhiệm vụ: Giáo viên dạy mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Đơn vị: Trường Mầm non …..

Tháng 11 năm 2020


6

BIỆN PHÁP: “Rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại lớp mẫu giáo 3 – 4
tuổi C4 trường mầm non ….”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Sinh thời Bác Hồ kính u từng nói: “Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng
cây non được tốt thì sau này cây lớn tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu
thành người tốt”. Nhiều cơng trình khoa học đã chứng minh: Rèn kỹ năng sống
cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khố thành cơng cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, rèn kỹ năng sống nói chung và rèn kỹ năng tự
bảo vệ bản thân có vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống
thụ động, khơng biết ứng phó trong những hồn cảnh nguy cấp, khơng biết cách tự
chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, ln tìm kiếm sự giúp đỡ của người
lớn, việc rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong các nhà trường còn gặp nhiều
khó khăn.


Nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Rèn kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C4 trường mầm non … với
hy vọng những biện pháp này khi được áp dụng vào thực tế sẽ góp một phần
giúp trẻ có kỹ năng tốt và phát triển một cách toàn diện.
PHẦN II: NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Nội dung biện pháp
1.1. Thực trạng
Để biết được mức độ hứng thú của trẻ, vào đầu năm học, tôi đã chủ động
kiểm tra, khảo sát, thống kê theo 18 trẻ ở lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi C4, Trường
mầm non …. cụ thể như sau:


6

STT

Tiêu chí đánh giá

Đạt

Tổng
số trẻ Số trẻ

Tỉ lệ
%

Chưa đạt
Số trẻ


Tỉ lệ
%

1

Kỹ năng bảo vệ bản thân

18

5

28%

13

72%

2

Kỹ năng chăm sóc bản thân

18

7

39%

11

61%


3

Trẻ mạnh dạn, tự tin

18

5

28%

13

72%

18

6

33%

12

67%

4

Rèn kỹ năng trẻ mọi lúc,
mọi nơi
1.2. Nguyên nhân


- Trẻ thụ động, chưa nhận biết được mối nguy hiểm có thể xảy ra với
mình, chưa biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm trong cuộc sống.
- Một số bậc cha mẹ trẻ chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ nên
các kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm của trẻ cịn hạn chế.
1.3. Q trình thực hiện biện pháp
Bản thân tôi đã cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân
thông qua các hoạt động hàng ngày cụ thể như sau:
* Kỹ năng an tồn khi chơi
Trong q trình vui chơi học tập ở trường, các con có thể gặp phải những
mối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật trong trường lớp như: Ngã đu quay cầu
trượt, chạy nhảy vấp ngã trên sân trường. Tơi đã giải thích giúp trẻ hiểu được
đâu là đồ chơi, đồ dùng an tồn và đồ vật khơng an tồn. Để giúp trẻ phân biệt,
nhận thức được tơi đã tổ chức các hoạt động, các trò chơi “Nhận biết đồ dùng,
đồ chơi nguy hiểm quanh bé” trong chủ đề “Trường Mầm non”, “Gia đình”, chủ
đề “Bản thân”…
Ví dụ: Trong giờ “Làm quen đồ dùng, đồ chơi trong gia đình”: Sau khi
cho trẻ làm quen, nhận biết các đồ dùng, đồ chơi như: Phích nước, ổ điện, bếp
ga, bàn ghế…tơi sẽ cho trẻ chơi trị chơi “Phân loại đồ dùng nguy hiểm, không
nguy hiểm đối với trẻ” qua việc dán hình trái tim vào những đồ dùng, đồ chơi an


6

tồn và dán hình gạch chéo vào những đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, khơng an
tồn.
Hay trong giờ chơi ngồi trời tôi hướng dẫn trẻ tránh xa những đồ vật sắc
nhọn, những nơi nguy hiểm, khi chơi cát không được tung cát tránh bắn vào mắt
các bạn hay không được ném sỏi, đá gây nguy hiểm cho các bạn…



6

* Kỹ năng ứng xử khi bị lạc
Với kỹ năng này, tôi đã lồng ghép vào các hoạt động học để rèn cho trẻ
như: Khám phá môi trường xung quanh, truyện thơ ở các chủ đề như Gia đình,
giao thơng, cho trẻ xem các tình huống, trị chuyện đóng kịch về những kỹ năng
cần có khi bị lạc:
VD: Tình huống 1: Bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị, khu vui chơi
Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ. Gợi
mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm vậy có được khơng? Tại sao? Sau đó
cơ cùng trẻ rút ra các việc cần cần làm khi bị lạc.
Khi bị lạc bé hãy bình tĩnh, khơng khóc hay la hét và chạy lung tung con
hãy tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ
bảo vệ, cô bán hàng để giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thơng báo lên loa để tìm bố
mẹ. Tuyệt đối khơng đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ,
vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc.


6

* Cách xử trí khi gặp người lạ
Tơi trị chuyện với trẻ và hỏi trẻ: Nếu có người lạ cho con bánh, kẹo và rủ
con đi chơi thì con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của
mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi.
Tiếp theo phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết
đó là: Trẻ biết cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngỗn “Cháu
cám ơn, nhưng bố mẹ cháu khơng cho nhận quà của người lạ”.
Tôi đặt giả thiết nếu con từ chối nhưng họ vẫn một mực dúi quà vào tay
con và có ý lơi kéo con thì lúc đó con làm gì? Với giả thiết này tơi muốn trẻ có

phản ứng thật nhanh như hét to, cấu thật mạnh vào tay người lạ và chạy nhanh
đến người thân gần đó hoặc chỗ đơng người.


6

* Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
Đầu tiên, tơi giải thích cho trẻ 4 vùng riêng tư trên cơ thể, bao gồm:
Miệng, ngực, phần giữa hai đùi, phần mơng. Đây là những vùng riêng tư nhất và
chỉ có những người đáng tin nhất như mẹ mới được nhìn thấy và chạm vào.
Nếu có ai đó đụng chạm vào vùng riêng tư, các con phải hét lên "Không!
Không được" và chạy đến bên ai đó thực sự tin tưởng, kể cho họ nghe tồn bộ
sự việc.
Ví dụ: “Chủ đề bản thân” tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ
thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận khơng được ai đụng đến ngồi bố mẹ, bà, dì
và y tá hay bác sĩ khám bệnh cho trẻ khi có bố mẹ ở đấy.
* Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thông
Tôi giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ
bản, một số người có vai trị trong việc điều hành giao thông, cách sang đường
cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư…Tơi tổ chức các hoạt động ngồi trời
cho trẻ chơi để hình thành và giáo dục trẻ những kỹ năng an tồn khi tham gia
giao thơng hoặc thơng qua tranh ảnh, trị chơi để dạy trẻ một số kiến thức về tín
hiệu đèn, phân biệt những hành vi đúng và không đúng khi ngồi trên các phương
tiện giao thông, khi sang đường…


6

Ví dụ: Chủ đề: “Giao thơng”
Khi dạy bài “Phương tiện giao thông” giáo viên cần dạy trẻ biết cách để

an tồn khi đi trên các phương tiện giao thơng như: Phải đội mũ bảo hiểm khi đi
xe mô tô, khi đi xe ơ tơ khơng được đưa tay thị đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xe
dừng hẳn mới lên hoặc xuống xe, khơng đùa nghịch dưới lịng, lề đường, khi
sang đường phải có người lớn dắt và đi vào phần đường dành cho người đi bộ...

2. Đánh giá kết quả thu được
2.1 Cách thức thu thập dữ liệu
Qua quá trình áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C4, qua quan sát, ghi chép, trò chuyện với phụ
huynh và đánh giá thực tế trên trẻ tại lớp, tôi đã thu được kết quả như sau:


6

2.2. Phân tích đánh giá kết quả
* Về phía trẻ

Kết quả đạt được

STT

Nội dung

Trước khi
áp dụng

1

Kỹ năng bảo vệ bản
thân


2

Kỹ năng chăm sóc
bản thân

3
4

Trẻ mạnh dạn, tự tin
Rèn kỹ năng trẻ
mọi lúc, mọi nơi

5/18
7/18
5/18
6/18

Tỷ lệ
28%

Sau khi
áp dụng
17/18

Tỷ lệ
94%

So sánh
Tăng

66%

39%

16/18

89%

Tăng
50%

28%

16/18

89%

Tăng
50%

33%

17/18

94%

Tăng
66%

* Về nhận thức của trẻ

Trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học. Nếu như đầu năm học trẻ
còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia các hoạt động chưa có kỹ năng chăm sóc và
bảo vệ bản thân thì qua chủ đề “Bản thân” trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia
các hoạt động biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại cơ thể.
* Về phía phụ huynh
Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học của trẻ, phối hợp với nhà
trường thực hiện tốt việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
* Về phía giáo viên
Hiểu biết về đặc điểm cá nhân của từng trẻ trong lớp, bản thân tôi có thêm
nhiều kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng cho trẻ. Tôi đã phối
kết hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn áp dụng các biện pháp vào dạy trẻ
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.


6

- Những yếu tố cần thiết đối với việc áp dụng biện pháp để đảm bảo
tính hiệu quả.
* Đối với nhà trường: Nhà trường thu hút được sự quan tâm của phụ
huynh, của các cấp lãnh đạo, nâng cao được chất lượng giáo viên trong việc tổ
chức chuyên đề, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường
* Đối với giáo viên: Bản thân giáo viên nắm được một số biện pháp và
hình thức sáng tạo khi tổ chức phát triển kỹ năng cho trẻ thông qua rèn biện
pháp tự bảo vệ bản thân. Tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu học hỏi lẫn nhau.
* Đối với trẻ: Trẻ đã có nhận thức rõ ràng cụ thể về những nguy hiểm có
thể xảy đến với mình, có ý thức tốt trong việc tránh xa các đồ vật sắc nhọn, đồ dễ
cháy nổ, tránh xa những nơi nguy hiểm như nước sơi, đường giao thơng, cơng
trình, ao hồ...Trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn nhận thức được giới tính của
bản thân, biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại cơ thể.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã có sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục

của giáo viên đối với trẻ từ đó phụ huynh nhiệt tình phối hợp với cơ giáo và nhà
trường cùng thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua nghiên cứu và áp dụng: chọn “Rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi C4 trường mầm non Yên Đổ”,tôi đã thu được
những kết quả nhất định. Qua việc thực hiện áp dụng các biện pháp trên tôi thấy
trẻ được vui chơi thỏa thích, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của
trẻ mà trong thế giới đó khơng có sự nguy hiểm với trẻ. Những nguy hiểm mà
trong khả năng của trẻ có thể phịng tránh được qua những bài dạy của cô mà trẻ
đúc kết được.
Nhận thấy được hiệu quả của biện pháp, tôi sẽ tiếp tục áp dụng và phát
triển trong những tháng tiếp theo để trẻ lớp tơi tích cực và sáng tạo hơn nữa. Tôi
sẽ chia sẻ biện pháp cho bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo, đồng thời tơi
cũng nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện biện pháp được tốt hơn.


6

2. Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục và nhà trường
+ Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, nghiên cứu để nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
+ Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các chuyên đề nói chung
và chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ”.
+ Thường xuyên tổ chức các hội thi để giáo viên được giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm và được thể hiện khả năng của mình để khơng ngừng nâng cao
năng lực chuyên môn.
- Đối với giáo viên mầm non
Cần không ngừng tự học và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để có

những kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
- Đối với các bậc cha mẹ trẻ
Tiếp tục phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và với nhà trường để
chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học và hình thành các kỹ năng cơ bản để trẻ
mạnh dạn, tự tin và phát triển toàn diện.
Chúng ta hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, vì trẻ em hơm nay
là cả thế giới ngày mai./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

TÁC GIẢ


6



×