Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.94 KB, 12 trang )

TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON TRONG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG CHÍNH:
- Một số vấn đề lý luận về cảm xúc tích cực và bồi dưỡng cảm xúc tích
cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
- Thực trạng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non và hoạt động
bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục
trẻ mầm non
- Các biện pháp tăng cường cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non
trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢM XÚC TÍCH CỰC VÀ BỒI
DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
1. Khái niệm cảm xúc, cảm xúc tích cực; yêu cầu biểu hiện của cảm
xúc ở người giáo viên mầm non
Cảm xúc là những rung động trực tiếp của cá nhân khi có những kích
thích tác động tới cá nhân, phản ánh ý nghĩa của chúng với nhu cầu và động cơ
của con người.
Cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những
điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần hình thành nên một
cá nhân với nhân cách tốt đẹp.
Cảm xúc tích cực bao gồm các cảm xúc mà con người có trong sự hưởng
thụ như vui vẻ, thích thú, sung sướng, đam mê, hãnh diện, thoải mái, êm ấm,
bình an, yên tâm, trân trọng, vinh dự, lãng mạng, cảm giác thành công, hưng
phấn, hài lịng,... Cảm xúc tích cực nổi lên khi được kích thích bởi sự đạt được,
sở hữu được hoặc hưởng thụ những điều mong muốn yêu thích...
Những cảm xúc của giáo viên mầm non có thể là tiêu cực như: sợ hãi, tức
giận, buồn bã. Những cảm xúc tích cực là: vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng,...
Được hình thành trong q trình hoạt động nghề nghiệp khi có những kích thích
tác động từ phía trẻ, bố mẹ của trẻ, đồng nghiệp và các lực lượng xã hội khác.
Cảm xúc biểu hiện bề ngoài rất rõ ràng, thể hiện qua cử chỉ, hành vi, điều


bộ và cả những phản ứng về mặt sinh lý. Những biểu hiện này có thể thấy thơng
qua quan sát trực tiếp. Chúng ta có thể nhận biết được người khác đang vui


buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên hay mừng mừng tủi tủi... Tùy theo loại cảm
xúc mà dấu hiệu bộc lộ sẽ khác nhau.
Cảm xúc rất đa dạng và phong phú, đều xuất phát từ những cảm xúc cơ
bản nhưng dưới sự tác động của các kích thích khác nhau, trong những điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau mà cảm xúc của con người cũng có lúc đang xen, pha
lẫn nhiều cảm xúc khác loại cùng tồn tại trong một thời điểm. Và Chính điều
này đã tạo ra hàng loạt các cảm xúc khác.
* Một số yêu cầu biểu hiện cảm xúc của người giáo viên mầm non trong
chăm sóc và giáo dục trẻ như sau:
- Giáo viên yêu thương, ân cần với trẻ không cáu gắt, đánh, mắng, trách
phạt và trẻ. Nếu khơng có tình u thương đối với trẻ thì khơng thể trở thành
giáo viên mầm non được.
- Giáo viên cần đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của
mỗi cá nhân trẻ. Không phân biệt hay kỳ thị và giới tính sắc tộc, tôn giáo hay địa
vị kinh tế - xã hội cũng như hồn cảnh kinh tế gia đình của trẻ. Mọi trẻ là một cá
nhân duy nhất và có những giá trị những nét độc đáo và năng lực riêng, từ đó có
cách tiếp cận phù hợp để giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn
tinh thần.
- Ln cởi mở và vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện ra những khả
năng và sự khác biệt giữa trẻ này với trẻ khác và giúp đỡ trẻ trong những tình
huống cụ thể một cách thỏa đáng.
- Giáo viên luôn thấu hiểu trẻ nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ cũng
như hiệu được trạng thái và diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi
dù nhỏ ở trẻ, từ đó tìm hiểu ngun nhân và sự lấy một cách hợp lí nhất.
- Giáo viên tạo được niềm tin yêu ở trẻ, gần gũi với trẻ, có thái độ chăm
sóc, giáo dục trẻ một cách nghiêm túc, đam mê và có tính kỷ luật cao.

- Giáo viên kiên nhẫn và có khả năng quản lý cảm xúc tốt, đó là tố chất
khơng thể thiếu.
* Vai trị của cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non trong chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non
- Cảm xúc tích cực giúp giáo viên làm tăng hiệu quả việc làm việc trong
chăm sóc và giáo dục trẻ vì Giáo viên sẽ khơng bị mất tập trung vào những việc
khác. Mặt khác các cảm xúc tích cực giúp giáo viên cảm thấy thỏa mãn, yêu đời,
dễ dàng chấp nhận những hạn chế, bỏ qua những loại nhỏ để tiếp tục duy trì các
cảm xúc tích cực mà giáo viên đang có.


- Các nghiên cứu y học cho thấy cảm xúc tích cực hoạt hóa các chức năng
sinh lý như hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh, làm cơ thể
tiết các hormone endorphin, sendotonin, dopamine, oxytocin.  Các hormone đó
giúp tăng cường hệ miễn dịch, dẫn đến tăng sức đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra
những điều kỳ diệu, giúp con người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo.
- Cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên
mầm non.
- Cảm xúc tích cực khiến giáo viên mầm non có thể làm chủ được những
cảm xúc của mình nên có thể điều khiển cảm xúc của bản thân một cách có ý
thức, giúp giáo viên mầm non có niềm tin và nghị lực hơn trong cơng việc, từ đó
thích ứng tốt với các cơng việc được giao.
Những cảm xúc tích cực khơng phải tự nhiên mà có, nó phải do chính bản
thân mỗi người tự ni dưỡng lấy.
2. Bồi dưỡng cảm xúc cho người giáo viên mầm non trong chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non
* Sự cần thiết phải bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho người giáo viên mầm
non
- Hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non có những đặc thù, khác biệt
khơng thể so sánh với bất kì dạng lao động sư phạm nào khác vì đối tượng lao

động là trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, lứa tuổi non nớt nhất của cuộc đời con
người.
- trẻ em lứa tuổi mầm non rất hiếu động, chưa đủ khả năng điều chỉnh
hành vi và tự chăm sóc bản thân nên các nguy cơ về tai nạn ln rình rập, địi
hỏi Giáo viên mầm non phải chăm sóc- giáo dục trẻ một cách tỉ mỉ, cẩn thận,
chu đáo và tận tâm
- Các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ hàng ngày của giáo viên mầm non
rất đa dạng: đón trẻ, chơi, thể dục sáng, chơi, học, hoạt động góc, chơi ngồi
trời; ăn bữa chính, ngủ, ăn bữa phụ, chơi, hoạt động theo ý thích, trẻ chuẩn bị ra
về và trả trẻ.
- Thời gian lao động của giáo viên mầm non mang sắc thái riêng, không
giống với thời gian làm việc hành chính hay thời gian lao động sư phạm của
giáo viên phổ thông.
- Dư luận xã hội ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non của giáo viên mầm non.


- Bên cạnh đó, kỳ vọng từ cha mẹ trẻ, từ cộng đồng xã hội đối với việc
chăm sóc giáo dục trẻ cũng tạo áp lực cho giáo viên mầm non, khiến cho nhớ về
mầm non gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc...
* Mục đích bồi dưỡng: bồi dưỡng cảm xúc tích cực giúp giáo viên mầm
non xây dựng được bầu khơng khí tâm lý vui vẻ, thoải mái, hào hứng, tích cực
khi tổ chức các hoạt động cho trẻ khi làm việc với đồng nghiệp và khi giao tiếp
ứng xử với các bậc cha mẹ; sẵn sàng hỗ trợ mọi người cùng giải tỏa tâm lý,
trạng thái cảm xúc căng thẳng, chuyển hóa chúng thành cảm xúc tích cực trong
cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non, xây dựng mối
quan hệ thân thiện, cởi mở hợp tác với nhau trong cuộc sống và công việc.
* Nội dung bồi dưỡng:
- Nhận biết các cảm xúc trong q trình chăm sóc - giáo dục trẻ cũng như
trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp và phụ huynh

- Sử dụng các cảm xúc trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em
- Hiểu và sử dụng các cảm xúc trong q trình chăm sóc - giáo dục trẻ em
- Quản lý, điều khiển các cảm xúc trong q trình chăm sóc - giáo dục trẻ
em
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho
người giáo viên mầm non
- Yếu tố chủ quan, gồm: khả năng của bản thân (di truyền, khí chất và tính
cách...); tuổi đời; trình độ chun mơn đào tạo; kinh nghiệm nghề nghiệp; kinh
nghiệm nuôi dạy con cái.
Khả năng của bản thân: cảm xúc là một năng lực tâm lý của cá nhân nên
sự hình thành và phát triển của nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan mỗi
cá nhân. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách, trong
đó có xúc cảm, tình cảm.
Tuổi đời: hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồm vừa
nuôi dưỡng, chăm sóc vừa giáo dục trẻ với nhiều tình huống sư phạm phức tạp,
đòi hỏi họ phải phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, khéo léo và khả năng kiềm chế
của bản thân, cảm xúc an nhiên, bình tĩnh xử lý tình huống... Với những giáo
viên mầm non tuổi đời cịn q trẻ, họ cịn thiếu tính kiên nhẫn, sự bình tĩnh và
khả năng kiềm chế bản thân, Tuy nhiên tuổi trẻ là có những cảm xúc vui vẻ,
hạnh phúc, tự tin, lạc quan..., Tất cả những yếu tố này lại rất cần khi tiếp xúc,
chơi với trẻ.


Trình độ chun mơn được đào tạo và chun mơn đào tạo: trình đào tạo
và năng lực chun mơn là yếu tố ảnh hưởng tương đối đến cảm xúc của giáo
viên mầm non. Khi có trình độ chun mơn vững vàng, họ dễ dàng tìm ra cách
giải quyết những khó khăn nảy sinh trong các tình huống chăm sóc, ni dưỡng
hay giáo dục trẻ.
Kinh nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm nuôi dạy con cái: những trải
nghiệm cuộc sống và trải nghiệm về nghề là vốn kinh nghiệm quý báu đối với

giáo viên mầm non, giúp họ vượt qua những thử thách trong hoạt động nghề
nghiệp.
- Yếu tố khách quan, gồm: nếp sống gia đình và các mối quan hệ trong gia
đình; Các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp; Điều kiện làm việc của
giáo viên mầm non...
B. THỰC TRẠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI GIÁO
VIÊN MẦM NON VÀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH
CỰC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CHĂM SÓC VÀ GIÁO
DỤC TRẺ MẦM NON
* Các biện pháp giải tỏa cảm xúc tiêu cực của giáo viên mầm non trong
q trình chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Lặng lẽ ra ngoài đi dạo, đi chơi một lúc (nếu có hai giáo viên trở lên)
- Rửa mặt, vớt, vỗ nước lên mặt nhẹ nhàng
- Chia sẽ với đồng nghiệp/ người khác
- Ngồi thiền một lúc ( khoảng 10p)
* Thực trạng bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non
Bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non là việc làm rất cần
thiết giúp giáo viên thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Qua khảo sát
chương trình đào tạo giáo viên mầm non của một số trường Cao đẳng sư phạm,
đại học có khoa/ngành đào tạo giáo viên mầm non, chúng tơi nhận thấy nội dung
Chương trình có đề cập đến những vấn đề có liên quan đến cảm xúc trong một
số học phần như: nghề giáo viên mầm non, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Giao
tiếp sư phạm, Tâm lý học trẻ em, Giáo dục học mầm non, và các học phần
Phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non. Tuy nhiên bồi dưỡng,
phát triển cảm xúc tích từ chủ yếu được xem là một trong những "kết luận sư
phạm" được rút ra khi nghiên cứu một đơn vị kiến thức của học phần.


Trong chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non hằng năm, nhất là vào
dịp hè, cũng như giáo viên phổ thơng, giáo viên mầm non thường được tham gia

các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc
Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức. Qua khảo sát nội dung bồi dưỡng một số năm
gần đây, chương trình bồi dưỡng thường đề cập đến những vấn đề cập nhật về
nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, vấn
đề bồi dưỡng cảm xúc tích cực vẫn ít được đề cập.
Để nâng cao hiệu quả công tác cũng như những vấn đề liên quan đến
chuyên môn, nghiệp vụ, phần lớn giáo viên mầm non đã tự bồi dưỡng cho mình
về trí tuệ, cảm xúc qua các nguồn thơng tin, tài liệu khác nhau, tuy nhiên, rất
nhiều giáo viên mầm non cho rằng đây là vấn đề khó để tự học mà cần quá trình
bồi dưỡng bài bản.
* Những ưu điểm, hạn chế trong thực tiễn bồi dưỡng cảm xúc tích cực
cho giáo viên mầm non
Ưu điểm
- Ở một số địa phương, một số trường mầm non đã bước đầu chú trọng
đến công tác bồi dưỡng về cảm xúc, trí tuệ cảm xúc cho cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non, nhiều cơ sở dữ liệu mầm non đã tạo cơ hội, điều kiện và xây
dựng môi trường thân thiện để duy trì và nâng cao cảm xúc tích cực cho giáo
viên mầm non.
- Giáo viên mầm non mong muốn được bồi dưỡng về cảm xúc tích cực
trong chăm sóc, giáo dục trẻ một cách thiết thực thơng qua các cách thức bồi
dưỡng khác nhau như: nghe giảng trực tiếp từ chun gia, thực hành trải
nghiệm, trị chơi/đóng vai, đóng kịch...
Hạn chế:
- Qua quan sát các hoạt động của giáo viên ở trường mầm non, chúng tôi
thấy mặc dù đã nhận biết được cảm xúc của mình và của người khác trong các
mối quan hệ, song năng lực kiểm sốt cảm xúc của giáo viên cịn hạn chế. Một
số giáo viên mầm non còn chưa linh hoạt, khéo léo trong xử lý các tình huống
thường xảy ra trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Nội dung bồi dưỡng về cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong
chăm sóc và giáo dục trẻ chưa nhiều.

- Kết quả khảo sát giáo viên mầm non trong các hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ ở trường mầm non cho thấy, những cảm xúc tích cực của giáo viên mầm


non giảm dần và những cảm xúc tiêu cực tăng dần trong ngày. Giáo viên cịn
hạn chế trong việc tìm ra biện pháp/cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình.
- Phần lớn giáo viên mầm non được khảo sát chưa được bồi dưỡng một
cách bài bản về cảm xúc, trí tuệ cảm xúc. Một số giáo viên mầm non đã có ý
thức tự tìm hiểu và tự bồi dưỡng về giải tỏa cảm xúc nhưng hiệu quả chưa cao.
C. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CỦA
GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
MẦM NON
* Nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về vai trị của cảm xúc tích
cực trong ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Tổ chức các buổi học chuyên đề nhằm nâng cao hiểu biết cho giáo viên
mầm non về cảm xúc, cảm xúc tích cực.
- Tổ chức seminar(thảo luận), trao đổi về cảm xúc của con người và của
giáo viên mầm non trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển cảm xúc tích cực
trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
- Giữ bình tĩnh: giữ bình tĩnh nhất có thể trong mọi tình huống. Sử dụng
một số cách/bài tập để giúp bản thân bình tâm, dần giải tỏa cơn giận giữ ngay
lúc nó đang xảy ra như:
+ Hít thở sâu, đếm nhẩm đến 10 trước khi đưa ra phản ứng
+ Tạm thời đi ra khỏi nơi có đối tượng gây cho bản thân cảm xúc tiêu cực
+ Cố nghĩ đến những câu chuyện hài hước, hoặc nghĩ đến chuyện vui đã
từng trải qua, những điều tốt đẹp
+ Tự đặt ra một số câu hỏi để đánh giá tình hình: trong tình huống căng
thẳng này liệu mình có thể kiểm sốt bản thân khơng?, Điều gì đang làm mình
mất bình tĩnh vậy?...

+ Đưa ra thật nhanh các gia đình về các cách phản ứng của bản thân và
chọn cách phản ứng có hiệu quả nhất.
+ Lắng nghe những trải nghiệm cảm xúc, hiểu những cảm xúc đang trải
qua, diện và chấp nhận nó.
- Bùng nổ an tồn
+ Một thủ thuật để giữ bình tĩnh và vượt qua các cảm xúc tiêu cực là hãy
gọi tên cảm xúc bằng một hay hai từ đơn giản


+ Nắm chặt tay hoặc sử dụng quả cầu stress
+ Lau mặt bằng nước mát hoặc vỗ nước lên mặt, uống một cái gì đó thật
lạnh
+ Cắn chặt mơi khi tức giận; tự trấn an, tự nói chuyện/"tự nhủ tích cực".
+ Có thể khóc, khóc to hoặc hét một cách thoải mái ở một nơi hoặc phịng
an tồn nhưng khơng ảnh hưởng đến trẻ em và người khác
+ Sử dụng bộ đồ tập đấm bóc
+ Chuyển đổi sang hoạt động tích cực như: nghe nhạc vui nhộn, vẽ tranh,
dọn dẹp, chăm sóc thú cưng,...
- Chia sẻ
- Thiền
- Luyện tập thể dục thể thao, thư giãn
* Đảm bảo các điều kiện để duy trì và phát triển sản xuất tích cực cho
giáo viên mầm non
- Tổ chức thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Đảm bảo điều kiện làm việc và sinh hoạt ở trường giúp mọi người có thể
giải tỏa cảm xúc tiêu cực
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên mầm non
Cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ của giáo
viên mầm non. Cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, cảm xúc của giáo viên
mầm non được hình thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện,

thực hành nghề. Do vậy, bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non là
rất cần thiết, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả chăm sóc - giáo dục trẻ em
ở trường mầm non.







×