Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chuyên đề sinh viên sư phạm: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ mầm non làm trung tâm và giáo dục trẻ mầm non lấy trẻ làm trung tâm là cách giáo dục tốt nhất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.36 KB, 36 trang )

Chuyên đề sinh viên sư phạm:
Xây dựng kế hoạch
lấy trẻ mầm non
làm trung tâm và
giáo dục trẻ mầm
non: Lấy trẻ làm
trung tâm là cách
giáo dục tốt nhất.
Xây dựng kế hoạch
lấy trẻ mầm non
làm trung tâm.
1.Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập,
kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung
cụ thể.
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình
giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia
vào các hoạt động:
*Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua
khám phá tìm tòi
* Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người
* Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh
hội được vào việc giải quyết các tình huống.
* Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp
trẻ được chiếm lĩnh kiến thức
2.Vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động
Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ =>
hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất
Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động


Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy
cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch
phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
Việc xây dựng kế hoạch rất cần thiết vì
Giúp giáo viên dự kiến kế hoạch
Chủ động tổ chức các hoạt động
Những khó khăn khi lập KHGD lấy trẻ làm trung tâm
Xây dựng kế hoạch giáo dục
(Mục tiêu, ND, HĐ, đồ dùng)
Tổ chức HĐGD
(HĐ chơi, học, LĐ, VS)
Đánh giá kết quảthực hiện
Xây dựng kế hoạch giáo dục
1. Xác định mục tiêu:
Mục tiêu trong kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào:
- Đặc điểm của trẻ:
Khả năng
Nhu cầu học tập
Sở thích của trẻ
Đó là kết quả được lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ
hàng ngày, sau một tuần, một tháng…
- Nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương trình
giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp:
Khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ
Đáp ứng được yêu cầu của chương trình
Phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của địa phương.
XĐ mục tiêu luôn hướng vào trẻ, nghĩa là:
Trẻ sẽ làm được gì?
Trẻ sẽ như thế nào?
sau một năm học (kế hoạch năm),

sau 1 tháng (kế hoạch tháng)
sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày).
Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài
(một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt
được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng
xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã
đạt được chưa
VD cụ thể khi viết mục tiêu
Mục tiêu GD
năm
Mục tiêu
tháng/chủ đề
Mục tiêu giáo dục ngày
Phát triển
nhận thức
chủ đề Nước và
một số hiện
tượng tự nhiên
Hoạt động ngoài trời: Quan sát
hiện tượng thiên nhiên
Trẻ có khả
năng quan
sát, so sánh,
phân loại,
phán đoán,
chú ý, ghi
nhớ có chủ
định
Quan sát, phán
đoán một số hiện

tượng tự nhiên
đơn giản (trời
sắp mưa, trời
nắng to )
- Kiến thức: Nhận ra biểu hiện
trời sắp mưa, trời nắng to, trời
mát
- Kỹ năng: quan sát, phán đoán
hiện tượng tự nhiên: Trời sắp
mưa, nắng to, trời mát
- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ
thể: Nếu biết trời sắp mưa, nắng
to thì không nên đi ra ngoài nếu
đi thì phải mang áo mưa, đội mũ
2. Lựa chọn nội dung:
Từ mục tiêu cụ thể hóa nội dung
Nội dung:
Cụ thể, trẻ muốn biết
Gẫn gũi
Phù hợp với vùng, miền.
Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục
tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội
dung
3. Lựa chọn hoạt động giáo dục
Các HĐGD:
Hoạt động vui chơi
Hoạt động học
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
Hoạt động lao động
Giáo viên:

Hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội
Quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám
phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
Trẻ tích cực, chủ động tham gia HĐ, làm việc theo cặp,
theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến
Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù
hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá
của trẻ.
Quan tâm đến hệ thống câu hỏi
Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:
+ Câu hỏi đóng: để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin,
đòi hỏi tư duy rất ít (thường dùng trong phần giới thiệu bài
hoặc kết luận).
+ Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều đáp án đòi hỏi tư duy
nhiều (thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài)
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu
biết và tạo hứng thú cho trẻ.
3.Tổ chức hoạt động giáo dục
Để có được câu hỏi tốt giáo viên có thể làm như sau:
Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ,
không hỏi tràn lan.
Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời.
Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để
nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.
Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ:
* Con nghĩ thể nào?
* Làm sao con biết?
* Tại sao con lại nghĩ như vậy?

* Nếu thì sao? Nếu không… thì sao?
*Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi
hỏi sự tư duy, tạo được một điều mới mẻ, ví dụ những câu
hỏi như:
Câu hỏi về so sánh: Hai hành động/ hai nhân vật/ hai bức
tranh này giống nhau ở chỗ nào?
Câu hỏi về đánh giá:
Hành động nào tốt hơn? Vì sao?
Bức ảnh nào đẹp hơn? Vì sao?
Nhân vật nào xấu? Vì sao?
Câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ là những câu hỏi không
khuyến khích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại
còn làm cản trở hoạt động trí tuệ. Đó là những câu hỏi có
dạng:
Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ
không thể trả lời được ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có
gió?” “Mưa là gì?” “Ngày hôm qua là gì?”
Những câu hỏi đóng và hẹp: “Đây là cái gì?”, “Kia là cái
gì?”, “Cái này màu gì”, “Hai bức tranh này có giống nhau
không
Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu
hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở.
Một số lưu ý khi đặt câu hỏi:
Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để
hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu,
hỏi cái gì?
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể
trả lời được và cố gắng để trả lời.
Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu

hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở.
Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ
câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ
tích cực.
Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng
ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để
khuyến khích, khen ngợi trẻ.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học.
Lập kế hoạch một hoạt động học
-(soạn giáo án) lấy trẻ làm trung tâm
-Đánh giá hoạt động
-Xác định mục tiêu
-Lập kế hoạch dạy học
-Tổ chức dạy – học
Sáu câu hỏi được đặt ra:
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm
hiểu trẻ.
2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu.
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự
kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải
nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch
này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và
cô.
5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có
phù hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động
đã được lập đối với trẻ.
6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt
động đã tổ chức không ? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã
đạt ra không ? Đánh giá trẻ.

Xác định mục tiêu
Mục tiêu có thể phân ra thành 3 phần chính:
+ Kiến thức: nhấn mạnh vào kết quả tư duy, trí tuệ về
hiểu biết, nhận thức
+ Kỹ năng: chú trọng vào kỹ năng vận động như: nói, sử
dụng, chăm sóc, so sánh
+ Thái độ: chú trọng đến tình cảm, cảm xúc như mối
quan tâm, thái độ và sự đánh giá cao
Những từ nên dùng để viết mục tiêu như:
+ Kiến thức: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn
+ Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được …
+ Thái độ: có ý thức, tự giác, bảo vệ…
Mục tiêu của bài học: trẻ sẽ đạt được gì? Làm được
gì/hoặc sẽ trở nên như thế nào
Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được.
Các phần bài học Mục đích
Giới thiệu bài - Củng cố những kiến thức, kỹ năng đã
học dẫn dắt học sinh vào nội dung của
bài
- Cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần
thiết đủ để hỗ trợ cho trẻ học trong phần
phát triển bài
Phát triển bài - Tạo cơ hội cho trẻ tiến hành các hoạt
động để lĩnh hội phát triển kiến thức, kỹ
năng và thái độ
Kết luận - Củng cố hệ thống lại những ND trẻ
thu nhận được trong quá trình học
Các
phần


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Giới
thiệu bài
- Kích thích tư duy của trẻ
bằng cách đưa ra tranh,
ảnh, tình huống, câu
chuyện
- Đặt câu hỏi (câu hỏi mở),
nêu vấn đề
- Đưa ra mục đích học
- Giải thích ND chính để
trẻ tự khám phá, tìm tòi
- Tổ chức HĐ học theo
nhóm, cá nhân
- Quan sát, lắng
nghe , tham gia các
hoạt động giáo viên tổ
chức
- Tìm tòi khám phá
theo hình thức cá
nhân, nhóm
Phát
Triển
bài
- Trẻ thực hiện các HĐ
nhằm đạt mục tiêu bài học
- Hỗ trợ trẻ bằng cách
hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi
ý, giải đáp thắc mắc, sử
dụng đồ dùng dạy học

- Làm việc cụ thể với 1
nhóm hoặc đối tượng cần
được quan tâm hơn
- Khuyến kích trẻ tìm cách
- Xác định được
nhiệm vụ cần làm
- Tích cực tham gia
các HĐ, sử dụng ĐD ,
tranh ảnh…
- Tự hoặc làm việc
theo nhóm, lắng nghe
ý kiến của bạn, chia
sẻ, trao đổi với bạn
- Kiểm tra công việc
làm tốt hơn
- Quan sát động viên, giúp
đỡ trẻ kịp thời
sửa sai (nếu có), tìm
cách làm tốt hơn

Kết
luận
- Khuyến kích trẻ trình bày
kết quả
- Bổ sung nhấn mạnh
những vấn đề chính
- Khen ngợi động viên
những trẻ, nhóm tích cực
- Trình bày kết quả
công việc

Một số lưu ý khi xây dựng
Xác định rõ thiết kế hoạt động nhằm mục đích gì? Thời
gian thực hiện trong bao lâu.
Hoạt động học tập được tổ chức phải phù hợp với khả
năng, hứng thú của trẻ không quá khó hoặc quá dễ
Tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú phối hợp nhiều
phương pháp dạy học (Quan sát, giảng giải, đàm thoại )
các kỹ thuật dạy học (kỹ thuật đặt câu hỏi, sử dụng đồ
dùng dạy học…) và cách thức dạy học linh hoạt (học cá
nhân, học nhóm…)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp để
hỗ trợ, minh họa cho quá trình thực hiện hoạt động học
Vở “Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu”:
Gợi ý bài tập cho trẻ ở hoạt động vui chơi, hoạt động
chiều hoặc trong hoạt động học khám phá khoa học, khám
phá xã hội…
Côn g tác tuyên truyền
Nội dung: Bổ sung nội dung tuyên truyền về Bộ chuẩn
phát triển trẻ 5 tuổi.
Bảng tuyên truyền (trường, lớp) cần lưu ý:
- Nội dung: Cô đọng, ngắn gọn, thiết thực, chính xác,
được thay đổi định kỳ. Thông tin về tình hình dinh dưỡng
của trẻ cần đầy đủ, chính xác, đúng chỉ đạo của ngành.
- Hình thức: Phải phù hợp đối tượng; đẹp, thu hút nhưng
không quá màu mè, nhiều hình ảnh (lấn át nội dung)
Giáo dục trẻ mầm
non: Lấy trẻ làm
trung tâm là cách
giáo dục tốt nhất
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia

về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho rằng
cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi
là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực
Lấy trẻ làm trung tâm là cách giáo dục tốt
nhất
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về
giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho rằng cách
tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi là
lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy
tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và
giải quyết vấn đề ở trẻ.
- Những cách tiếp cận tốt nhất hoặc mô hình tốt nhất để
giáo dục trẻ 0-11 tuổi là gì? Điều gì chứng minh được các
cách tiếp cận, mô hình đó là tối ưu? (Linh Chi, 30 tuổi,
Tân Thuận, TP HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu
đời tại Việt Nam:
Kính chào độc giả báo VnExpress, rất cảm ơn các bạn đã
quan tâm đến chương trình tư vấn phương pháp giáo dục
trẻ từ 0 đến 11 tuổi. Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận
một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11
tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương
pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ
động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho
trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao
và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Hiện nay
trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo
dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá

cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện
vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới
được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope
(Mỹ)…
Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm khác
nhau (cũng như một số hạn chế) nhưng hầu hết các nhà
giáo dục hàng đầu thế giới đều thừa nhận những mô hình
trên là tốt. Đơn cử chương trình High Scope, 70% trẻ học
chương trình đến năm 5 tuổi đạt được 90+ IQ trong khi chỉ
có 30% trẻ không đi học mầm non đạt được mức độ trên.
- Thân chào các chuyên gia! Tôi có câu hỏi là trẻ em Việt
Nam ở độ tuổi nào bắt đầu tiếp cận Anh ngữ tốt nhất ?
(Ngọc Tùng, 34 tuổi, Tân Thuận, TP HCM)
- Cô Kyla Colleen Ellis - giáo viên giảng dạy tiếng Anh
mầm non của Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc: Chào
Tùng, cảm ơn câu hỏi của bạn. Theo nhiều nghiên cứu trên
thế giới, nếu được tiếp xúc càng sớm thì khả năng tiếp thu
và phát triển ngoại ngữ của trẻ càng cao. Đặc biệt, giai
đoạn 3-6 tuổi là lứa tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu học ngôn
ngữ hiệu quả tốt nhất, do não của trẻ đang ở giai đoạn phát
triển về khả năng nghe - nói và khả năng nhận biết cũng
trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ
thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với
người lớn chúng ta.
- Con tôi năm nay lên lớp 1, lúc trước bé hơi nhút nhát
nên mong cô Hiền tư vấn để bé có thể mạnh dạn và tự tin
hơn khi học ở trường tiểu học. (Lan Chi, 29 tuổi, TP Vũng
Tàu)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Cha mẹ có thể làm nhiều
cách để giúp bé tự tin và mạnh dạn hơn. Ví dụ dẫn bé đi

chơi ở công viên, tham gia các buổi lễ hội, gặp gỡ bạn bè
của cha mẹ và con của họ. Cần lưu ý là đừng ép buộc bé
phải trò chuyện với người lạ ngay, hãy nắm tay bé và nhẹ
nhàng khuyến khích, dẫn dắt bé làm quen, trò chuyện với
người khác. Em bé nào cũng có những điểm mạnh riêng,
cha mẹ hãy luôn khen ngợi những ưu điểm của bé để bé
cảm thấy tự tin hơn.
- Chương trình Việt Úc theo tôi được biết là sẽ áp dụng
chương trình song ngữ Cambridge vào tiểu học năm tới,
cụ thể là trẻ sẽ học như thế nào và đầu ra là gì? (Tiến
Mạnh, 30 tuổi, Tân Bình, TP HCM)
- Cô Kyla Colleen Ellis: Với chương trình song ngữ tại
Việt Úc, nhà trường sẽ dạy song song hai chương trình là
chương trình Quốc tế Cambridge và chương trình của Bộ
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Học sinh sẽ học một buổi
theo chương trình của Bộ Giáo dục và buổi còn lại học
chương trình Quốc tế Cambridge với các môn tiếng Anh,
khoa học, toán bằng tiếng Anh. Học sinh cuối lớp 5 sẽ thi
kỳ thi checkpoint tiểu học của Cambridge, cuối lớp 8 sẽ
thi Checkpoint Secondary 1 và các kỳ thi IGCSE, AS, A
level ở lớp 10, 11, 12.
- Cô Kyla vui lòng cho biết, yếu tố nào giúp bé học tốt
tiếng Anh ngay từ bậc mẫu giáo? Ở vị trí cha mẹ, tôi có
thể hỗ trợ gì cho con? (Bảo Yên, 26 tuổi,
)
- Kyla Colleen Ellis: Ở bậc mẫu giáo, trẻ học thông qua
các hoạt động vui chơi, không gò bó. Mỗi trẻ có một cách
học khác nhau và tại VAS, việc ứng dụng thuyết "Trí
thông minh đa dạng" giúp đáp ứng được tất cả các nhu
cầu, cách học và tốc độ học khác nhau của học sinh. Nhìn

chung, để học tốt tiếng Anh ở bậc mẫu giáo, 3 yếu tố hàng
đầu trẻ cần: Tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động
hoạc tập để tặng tính tiếp xúc và trau dồi các kỹ năng ngôn
ngữ; Trí nhớ tốt để ghi nhớ các từ vựng và các câu nói cơ
bản thường giao tiếp; Môi trường tiếp xúc với giáo viên
bản ngữ để học hỏi cách phát âm chính xác.
Là phụ huynh, để có thể hỗ trợ tốt cho con, các bạn cần
hiểu rõ khả năng và sở thích của con mình để có thể động
viên, khuyến khích con mình phát huy các sở trường, cho
con sự tự tin để có động lực phát triển và ham học hỏi, cho
dù là tiếng Anh hay các kỹ năng khác.
- Tôi từng nghe cô trình bày về thuyết trí thông minh đa
dạng tại một buổi hội thảo. Xin hỏi cô HIền là có một
phương pháp nào khác kết hợp cùng thuyết này để con
phát triển toàn diện hơn không? (Phương Thảo, 29 tuổi,
Bình Thạnh, TP HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Giáo sư Gardner của Đại học
Harvard cho rằng con người không chỉ có trí thông minh
logic - toán học mà còn có nhiều loại hình trí thông minh
khác như vận động, âm nhạc, ngôn ngữ
Thuyết trí thông minh đa dạng nhắc nhở giáo viên rằng ở
mỗi trẻ đều tiềm ẩn một vài khả năng đặc biệt riêng.
Nhiệm vụ của giáo viên là phải phát hiện và phát triển
những khả năng đó. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tham
gia vào những hoạt động phù hợp với năng khiếu riêng.
Bên cạnh đó giáo viên vẫn phải áp dụng những cách tiếp
cận và phương pháp giáo dục hiệu quả để vừa đảm bảo sự
phát triển chung của học sinh vừa phát huy khả năng riêng
của trẻ.
Ví dụ, một trong những cách tiếp cận dạy học đang được

đánh giá cao trên thế giới là dạy học theo dự án (nghiên
cứu, tìm hiểu sâu về một vấn đề trong cuộc sống thực của
trẻ). Phương pháp này cho phép trẻ đề xuất mong muốn
học tập của mình và với sự trợ giúp của giáo viên trẻ sẽ
tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Cách làm này
vừa phát triển khả năng chủ động, tích cực của trẻ vừa cho
phép trẻ học hỏi bằng những cách thức phù hợp với khả
năng riêng và phát huy các khả năng đó.
- Xin cho tôi hỏi ở bậc mầm non và tiểu học, bé học tiếng
Anh qua phương pháp gì tại Việt Úc? (Vũ Ngọc, 26 tuổi,
Nha Trang, Khánh Hòa)
- Cô Kyla Colleen Ellis: Chào bạn, ở cấp mầm non và tiểu
học, học thuyết về Trí thông minh Đa dạng được ứng dụng
trong phương pháp giảng dạy của giáo viên. Ví dụ, khi học
từ vựng, học sinh có thể học qua bài hát (trí thông minh
âm nhạc), liên hệ từ vựng với màu sắc, hình ảnh (thông
mình hình ảnh), học thông qua trò chơi vận động (thông
minh vận động), liên hệ các nhân vật nổi tiếng (thông
mình tương tác) Với phương pháp này, học sinh được
đáp ứng được tất cả các nhu cầu, cách học và tốc độ học
khác nhau của các em. Đặc biệt, học sinh sẽ chủ động
tương tác với bài học nhiều hơn để có thể hiểu và thực
hành ngôn ngữ đã học thông qua giao tiếp hàng ngày.
- Tôi xin hỏi cô Hiền một chương trình giáo dục mầm non
tốt cần có những điểm gì? Theo cô hiện nay trường nào
đáp ứng các tiêu chuẩn này? (Nguyễn Thanh Trang, 27
tuổi, TP HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Chương trình giáo dục mầm
non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có
nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu,

kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo
cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú
trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn,
phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm
tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế
nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để
phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.
Những trường học (mầm non hoặc tiểu học) có chương
trình đáp ứng được các tiêu chí kể trên là những trường mà
quý vị phụ huynh có thể yên tâm gửi con. Riêng ở khối
mầm non, một số trường đang tiên phong trong việc ứng
dụng những mô hình giáo dục tốt đã được kiểm nghiệm
trên thế giới như Montessori, High-Scope, Reggio Emilia
và cách tiếp cận dự án trong dạy học. Theo tôi, những
cách tiếp cận này có thể mang lại chất lượng giáo dục cao
cho trẻ.
- Xin hỏi cô Hiền nội dung cụ thể của PP Montessori cô
có đề cập ở trên là như thế nào? Làm sao để có thể dạy
con theo PP này tại nhà? (Gia Linh, 30 tuổi, Gia Linh)
- Tiến sĩ Phan Thu Hiền: Chào bạn, thật là khó để nói hết
về triết lý giáo dục của Montessori trong khuôn khổ thời
gian như thế này. Nhưng những điểm nổi bật nhất của
Montessori là xem giáo dục mầm non là sự hỗ trợ cho cả
cuộc đời (an aid to life), nghĩa là giáo dục ở thời điểm này
không chỉ phục vụ những mục tiêu trước mắt của trẻ mà
còn có tác động lâu dài hoặc suốt đời với trẻ. Điều này vừa
thể hiện tầm quan trọng của giáo dục đầu đời vừa nhấn
mạnh rằng giáo dục đầu đời phải nhắm tới các mục tiêu
lâu dài (khả năng tự học suốt đời) hơn là chỉ thỏa mãn các

mục tiêu ngắn hạn.
Montessori đề cao khả năng học hỏi và “làm việc” của
mỗi trẻ, cho phép trẻ tự do lựa chọn các trải nghiệm học
tập bên cạnh phát triển tính tự lập và kỷ luật. Phụ huynh
có thể mua các bộ học cụ của Montessori và cho bé chơi
tại nhà, đồng thời khuyến khích bé tự phục vụ các nhu cầu
của bản thân theo như tinh thần Montessori.
- Theo cô Hiền, nhà trường nên ứng dụng phương pháp
nào vào chương trình giảng dạy cho mầm non và tiểu
học? Và tại sao? (Tuấn Dũng, 33 tuổi, Điện Biên Phủ, TP
HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Chào bạn, chương trình mới
của nhà trường có thể thiết kế dựa trên sự tích hợp 5 cách
tiếp cận giáo dục đỉnh cao trong giáo dục đầu đời hiện nay
là Thuyết "Trí thông minh đa dạng" của H. Gardner; Cách
tiếp cận dự án (Project approach) của Lilian Katz (Mỹ);
Cách tiếp cận lên kế hoạch - làm - đánh giá (Plan - Do -
Review) của chương trình High Scope (Mỹ); Cách tiếp
cận Reggio Emilia xuất phát từ Italy và phương pháp tiếp
cận Montessori. 5 cách tiếp cận này thể hiện mạnh mẽ
nguyên tắc dạy học tích cực và lấy trẻ làm trung tâm, giúp
trẻ phát triển tối đa khả năng tư duy độc lập, khả năng giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cũng như khả năng hợp
tác.
- Để con đạt được nhiều thành công ở cấp học cao hơn thì
bé cần trau dồi những kỹ năng gì ở bậc mầm non thưa cô
Hiền? (Lưu Thị Thu Hồng, 39 tuổi, quận 1, TP HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Chào Hồng, trước hết nhà
trường và gia đình cần nuôi dưỡng đam mê học hỏi của
trẻ. Sau đó là hình thành ở trẻ các kỹ năng nhận thức và

phát triển tối đa khả năng tư duy độc lập, khả năng giải
quyết vấn đề cũng như khả năng hợp tác. Như đã nói ở
trên, chương trình giáo dục đầu đời là nhắm tới mục tiêu
phát triển ở trẻ những khả năng này.
- Theo cô có nên cho trẻ học trường song ngữ ngay từ bậc
mầm non không? (Lưu Việt Tùng, 38 tuổi, quận 2, TP
HCM)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Việc có nên cho trẻ học
trường song ngữ từ bậc mầm non hay không tùy thuộc
nhiều vào khả năng và đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Tuy
nhiên thời kỳ 0-6 tuổi là thời kỳ phát cảm của ngôn ngữ,
rất thuận lợi cho việc học tiếng vì vậy trẻ có thể dễ dàng
nắm bắt một ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Tuy
nhiên, cần lưu ý trẻ cần được học tiếng qua các hoạt động
vui chơi và khám phá lý thú để tạo sự hứng thú.
- Tôi thấy ở lứa tuổi nhỏ, cho trẻ học nhiều quá như
những phương pháp cô vừa tư vấn thì không biết có nên
không. Con tôi ở tuổi mẫu giáo, theo tôi quan trọng là bé
được vui chơi, học căn bản để chuẩn bị lên lớp 1, được
chăm sóc an toàn. Nếu áp dụng nhiều phương pháp quá
thì bé có bị rối không? (Nguyen Hoang Hoa, 28 tuổi,
)
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: Chào bạn, đúng là trẻ ở độ
tuổi mầm non nên được vui chơi thoải mái và không nên
(hay có thể nói là không được) bắt trẻ học một cách quy củ
như ở tiểu học. Những cách tiếp cận trong GDMN như
Montessori, Reggio Emilia, hay cách tiếp cận dự án đều có
chung một triết lý nền tảng là lấy trẻ hoặc học sinh làm
trung tâm, có nghĩa là tạo cơ hội cho trẻ tự do lựa chọn
hoạt động, học qua vui chơi và các trải nghiệm sống động

×