Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.1 KB, 7 trang )

CƠ PHẠM NGỌC LINH

CHIẾC THUYỀN NGỒI XA
Nguyễn Minh Châu

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện
đại.
Trước năm 1975, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Sau khi
đất nước thống nhất, ngòi bút Nguyễn Minh Châu chuyển sang cảm hứng thế sự.
Ơng là
một trong những cây bút tiên phong thời kì đổi mới.
- Tác phẩm của ông thường mang phong cách tự sự - triết lí.

2. Tác phẩm
- Hồn cảnh sáng tác: Kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc, đất nước được độc lập, tự
do,
nhưng những vấn đề đặt ra sau chiến tranh khiến Nguyễn Minh Châu trăn trở. Ông
rất quan
tâm, lo lắng cho số phận con người thời kì hậu chiến. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài
xa”
ra đời trong hoàn cảnh ấy. Truyện hoàn thành vào tháng 8/1983, được in trong tập
truyện
ngắn cùng tên xuất bản năm 1987.
- Truyện kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng và những
chiêm
nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời.

II. Đọc hiểu văn bản



1


CÔ PHẠM NGỌC LINH

1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ
a. Phát hiện thứ nhất: Một cảnh “đắt” trời cho
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế để chụp bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi
sáng có
sương mù. Anh đã “phục kích” mấy buổi sáng nhưng chưa chụp được tấm ảnh nào
vì chưa tìm ra ý tưởng phù hợp. Chi tiết này cho thấy anh là người nghệ sĩ tâm
huyết, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật.
- Và rồi anh đã có một phát hiện quan trọng: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong
sương sớm rất đẹp:
+ Anh thấy đó là cảnh “đắt” trời cho, nghĩa là thấy khung cảnh ấy vơ cùng q giá.
Anh cịn cảm nhận cảnh trước mắt đã đạt đến tầm cổ điển, mẫu mực khi so sánh nó
giống như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.
+ Cụ thể, cảnh ấy được miêu tả như sau: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào
bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui
khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt
lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi”.
Ở đây, ta thấy tác giả sử dụng ngôn ngữ thật phong phú, tinh tế và tài hoa, giúp ta
hình dung ra khung cảnh tuyệt vời ấy.
+ Nghệ sĩ Phùng đánh giá: “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ
đẹp thực đơn giản và tồn bích”. Với anh, khung cảnh đó trong sáng, thuần khiết và
hồn hảo.
- Phát hiện ra cảnh đẹp, Phùng có phản ứng ngay:
+ Về tâm trạng: Anh “bối rối, trong trái tim như có gì bóp thắt vào”, “thấy cái

khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh vô cùng vui sướng, hạnh phúc vì phát
hiện ra cái đẹp. Đó chính là dấu hiệu của một người nghệ sĩ chân chính, biết rung
động thực sự. Phùng còn nhận ra “cái đẹp chính là đạo đức”, bởi cái đẹp có thể
thanh lọc, gột rửa tâm hồn, khiến trái tim con người trở nên “trong ngần”.
+ Về hành động: Anh bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim. Hành
động đó cho thấy rõ hơn sự náo nức, hăm hở của anh.

b. Phát hiện thứ hai: Bức tranh quái ác của cuộc sống nhân sinh
- Đang say sưa với cảnh đẹp, chợt Phùng có phát hiện thứ hai. Nó đối lập với phát
hiện thứ nhất, nằm ngoài sức tưởng tượng của người nghệ sĩ: cảnh bạo lực gia đình
của những người vừa từ trên chiếc thuyền kia xuống:
+ Anh thấy một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Người đàn ơng
cịn qt ai đó trên thuyền: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây
giờ”. Câu nói gay gắt ấy báo trước một việc chẳng lành. Và khi hai người lên bờ,
người đàn ông “hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng”,
“trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
người đàn bà”.

2


CƠ PHẠM NGỌC LINH
+ Anh cịn thấy thằng bé Phác – con của hai người – lao ra như một viên đạn, để tấn
công người bố bạo lực nhằm bảo vệ người mẹ đáng thương.
- Phùng cũng có phản ứng ngay lập tức:
+ Anh kinh ngạc, cứ “đứng há mồm ra mà nhìn”. Anh vứt chiếc máy ảnh xuống
trong vơ thức và vội chạy nhào tới.
+ Khi cảnh bạo lực đã kết thúc, hai người trở về chiếc thuyền, chỉ còn thằng bé Phác
và anh đứng “ngơ ngác”. Sự ngơ ngác ấy bắt nguồn từ nghịch lí của cuộc sống. Cũng
là con thuyền ấy, khi nó ở ngồi xa thì thơ mộng, đẹp đẽ biết bao, nhưng khi nó đến

gần, anh mới biết con thuyền chất chứa nhiều điều xấu xí, éo le. Hóa ra cái đẹp
khơng phải lúc nào cũng đi với cái thiện, mà ngay sau cái đẹp có thể là cái xấu, cái
ác. Phát hiện của anh khiến ta nhớ đến truyện ngắn “Giăng sáng” của Nam Cao, với
hình ảnh ánh trăng lung linh chiếu rọi lên mái nhà, nhưng bên trong mái nhà ấy
khơng có gì sáng sủa, mà chỉ toàn là gian khổ, lo toan.
- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, nhà văn muốn gửi gắm quan niệm: Cuộc
sống không đơn giản, một chiều, mà thật phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Vì vậy, người
nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung khơng nên nhìn bề ngồi mà vội vã kết
luận, mà cần khám phá hiện thực ở bề sâu.

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
a. Phản ứng của người đàn bà hàng chài trước lời khuyên của Đẩu
- Khi được mời đến tòa án huyện để giải quyết việc gia đình, người đàn bà hàng chài
có vẻ lúng túng, sợ sệt, tìm đến một góc tường để ngồi. Được chánh án Đẩu mời ngồi
lên ghế, chị cũng chỉ dám rón rén ngồi ghé vào mép ghế, cố thu người lại. Nó cho
thấy sự mặc cảm, tự ti đến mức tội nghiệp của người đàn bà. Có lẽ do nghèo túng và
bị đánh chửi nhiều nên chị thấy mình thật nhỏ bé, tầm thường.
- Đáng nói hơn, khi chánh án Đẩu khuyên chị bỏ người chồng vũ phu, chị “chắp tay
lại vái lia lịa”, van xin khẩn thiết: “Con lạy quý tòa”, “Quý tòa bắt tội con cũng
được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Chị đã khơng chấp nhận sự
giúp đỡ của Đẩu và Phùng, dứt khoát khơng bỏ người đàn ơng bạo lực. Thái độ kì lạ
của chị khiến Đẩu và Phùng rất bất ngờ, khó hiểu. Người đọc có lẽ cũng cảm thấy
người đàn bà này dường như đang cam chịu đến mức ngớ ngẩn, ngờ nghệch. Đây là
sáng tạo của nhà văn nhằm cho thấy việc thấu hiểu về cuộc sống không phải đơn
giản.

b. Sự bất hạnh của người đàn bà hàng chài
- Sau đó, người đàn bà hàng chài kể về cuộc đời mình. Qua câu chuyện, ta mới cảm
thơng hơn với chị. Chị là một người bất hạnh. Về ngoại hình, chị có thân hình cao
lớn với những nét thơ kệch, khn mặt mệt mỏi, nhợt nhạt, gợi sự vất vả, nhọc

nhằn. Chị còn bị rỗ mặt do đậu mùa, nên càng thêm xấu. Có được ngoại hình đẹp là
hạnh phúc của con người, nhất là với người phụ nữ. Bề ngoài của chị như vậy, dù chị
khơng nói ra nhưng ta chắc rằng chị đã

3


CÔ PHẠM NGỌC LINH
rất buồn phiền, tủi hổ.
- Hơn nữa, ngoại hình xấu cịn làm con đường hơn nhân của chị trắc trở. Tuy gia
đình khá giả nhưng vì xấu xí nên trong phố khơng ai hỏi cưới chị. Cuối cùng, chị có
mang với một anh hàng chài. Lấy chồng hàng chài, chị sẽ phải theo chồng lênh
đênh trên biển.
- Thật vậy, sau khi lấy anh hàng chài, chị làm nghề lưới vó, cái nghề bấp bênh,
khơng ổn định, lại phải phiêu dạt xa xơi, đối mặt với sóng gió bão bùng.Dù vất vả
nhưng họ vẫn thiếu thốn, làm không đủ ăn do đơng con. Có khi biển động cả tháng,
cả gia đình phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Bên cạnh nỗi lo về cái ăn thì
chuyện ở cũng là điều đáng nói. Nhiều người cùng phải chen chúc trên một chiếc
thuyền chật hẹp hẳn sẽ có khơng ít bất tiện.
- Nhưng đắng cay nhất là việc chị thường xuyên bị chồng đánh đập để giải tỏa bức
xúc. Bất cứ khi nào thấy khổ là người chồng vũ phu lại lôi chị ra đánh. Vừa đánh,
hắn vừa chửi rủa: “Mày chết đi cho ông nhờ”. Câu chửi ấy khẳng định sự tồn tại của
chị là vơ nghĩa, khơng có giá trị, chị khơng có mặt trên đời sẽ tốt hơn cho hắn. Có
thể nói, những nhát quật bằng thắt lưng làm đau đớn thể xác, cịn những lời thóa
mạ làm đau xót tâm hồn chị. Chánh án Đẩu bức xúc: “Ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng. Cả nước khơng có một người chồng nào như hắn”. Lời của Đẩu
khiến ta nhớ đến truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, khi Tào Tháo muốn chiêu dụ Quan
Công, ông đã mở “ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn” để đãi Quan Công.
Cũng là “ba ngày”, “năm ngày” như nhau, nhưng Quan Cơng được u chiều, cịn
người đàn bà hàng chài thì bị hành hạ khơng thương tiếc.


c. Phẩm chất của người đàn bà hàng chài
- Trong đau khổ, người đàn bà hàng chài lại sáng lên nhiều phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết, chị là người mẹ hết mực thương con:
+ Chị cho rằng: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi
khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho
con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”.
+ Vậy nên chị làm tất cả cho các con, chị chấp nhận bị chồng đánh đập chứ không
bỏ chồng vì anh ta là người duy nhất có thể hết mình hết sức cùng chị ni đàn con.
+ Tế nhị ở chỗ, chị xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh để các con khơng nhìn thấy,
tránh làm tổn thương chúng. Chị cũng sợ thằng Phác nhìn cảnh bạo lực sẽ trở nên
hung hãn, nên phải gửi nó lên rừng nhờ ơng ngoại ni. Tuy cuộc sống vật chất cịn
nghèo nàn, nhưng người mẹ ấy vẫn rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng tinh thần cho
các con.
+ Nhưng chị không thể giấu các con mãi. Lần ấy chị bị chồng đánh, thằng Phác đã
lao ra đánh bố nó để bảo vệ mẹ. Trước cảnh tượng trái ngang đó, người đàn bà đã
khóc. Chị khóc vì con cũng hiểu và thương mẹ, và khóc vì lo lắng sau này thằng
Phác có thể trở nên vũ phu như chính bố nó.
+ Chị cam chịu, nhẫn nhịn đủ điều vì con cái, và hạnh phúc cũng vì con cái. Chị vui
nhất là khi được nhìn đàn con ăn no. Người mẹ ấy quên đi bản thân mình, chỉ nghĩ

4


CÔ PHẠM NGỌC LINH
đến niềm vui của các con mà thơi. Có lẽ sau này khi những đứa con ấy lớn lên và
sinh con đẻ cái, chúng sẽ thấm thía lời của các cụ xưa:
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”.
- Không những thương con, chị còn là một người thấu hiểu lẽ đời sâu sắc:

+ Trước hết, chị chân thành cám ơn lòng tốt của Phùng và Đẩu. Chị giải thích vì sao
chị khơng nghe theo hai người, đó là vì hai người khơng hiểu được cơng việc của
những người lam lũ, khó nhọc. Khi Phùng và Đẩu cùng thốt lên: “Không thể nào
hiểu được”, chị cũng lí giải dễ dàng: “bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao
giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền
khơng có đàn ơng...”. Chị hiểu một chân lí, rằng chỉ có người trong cuộc mới thấu
hết sự tình, như trong “Truyện Kiều” có câu: “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
+ Dù bị bạo hành, người đàn bà khốn khổ ấy vẫn thơng cảm cho chồng. Chị biết
trước kia chồng mình cục tính nhưng hiền lành, khơng bao giờ đánh đập chị, giờ
đây anh ta độc ác như vậy chỉ vì cái nghèo. Hiểu tính cách và nỗi khổ của chồng, nên
chị rất bao dung, vị tha. Chị nhận lỗi về phía mình, trách mình đẻ nhiều quá nên
mới dẫn đến cảnh nghèo túng. Chị cịn đứng n cho chồng đánh, khơng chạy trốn,
không kêu la. Chị tự nguyện chịu đau khổ nhằm giải tỏa nỗi khổ đau cho chồng. Dẫu
điều đó là vơ lí, nhưng ta vẫn cảm động vì sự hi sinh của chị.
+ Chị đưa ra các lí do thuyết phục để không li dị: thứ nhất là người đàn bà cần chỗ
dựa, thứ hai là cần có người đàn ông để nuôi được đàn con, thứ ba là gia đình cũng
có những lúc hịa thuận, vui vẻ. Những lí do ấy cho thấy người đàn bà khơng hề
nhẫn nhục một cách ngờ nghệch mà rất sâu sắc, hiểu đời. Nói thêm về lí do thứ ba:
cũng có lúc vợ chồng con cái hạnh phúc. Khi nói đến đây, khuôn mặt chị “chợt ửng
sáng lên như một nụ cười”. Đây là lần duy nhất trong truyện chị bày tỏ niềm vui.
Chi tiết này thể hiện chị rất biết chắt chiu hạnh phúc đời thường. Chị hiểu cuộc đời
không bao giờ hoàn toàn đen tối, bên cạnh những tiêu cực vẫn tồn tại tích cực.
Khơng phải ai trong chúng ta cũng hiểu được điều đó.
+ Sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài khiến Phùng và Đẩu “vỡ ra” nhiều
bài học. Dường như ở đây có sự hốn đổi vị thế. Người đàn bà khúm núm, có vẻ khờ
dại trở nên sắc sảo để chia sẻ những điều mới mẻ. Ngược lại, một chánh án và một
nghệ sĩ đầy quyền uy, hiểu biết thì trở nên non nớt ngồi “học” những điều mới mẻ
ấy.

3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

- Sau chuyến đi, Phùng đem tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa về cho trưởng phịng và
được ơng đánh giá cao, đưa vào bộ lịch năm ấy. Tấm ảnh đó được treo ở nhiều nơi,
đặc biệt là trong các gia đình sành nghệ thuật. Có thể nói đó là tấm ảnh rất có chất
lượng nghệ thuật.
- Tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, Phùng vẫn thấy màu hồng của ánh
sương mai, đó là biểu hiện của cái đẹp, của nghệ thuật. Nhìn lâu hơn, Phùng cịn
thấy hình ảnh người đàn bà hàng chài vất vả đang bước đi chậm rãi, là biểu hiện của

5


CÔ PHẠM NGỌC LINH
cuộc sống lo toan thường ngày. Hai hình ảnh trên cùng nằm trong một bức ảnh, thể
hiện sự hòa quyện giữa nghệ thuật và cuộc đời. Qua đó, nhà văn muốn nói tới mối
quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ đời sống, gắn bó
và phục vụ cho đời sống thì mới có
sức sống lâu bền.

4. Ý nghĩa của tình huống truyện
- Tình huống truyện là sự kiện, hồn cảnh đặc biệt, chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lí
mà từ đó tính cách nhân vật và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ nét. Theo
Nguyễn Minh Châu, tình huống truyện là một “lát cắt” của đời sống, nhưng qua lát
cắt ấy, ta thấy được “trăm năm của đời thảo mộc”.
- Tình huống truyện của “Chiếc thuyền ngồi xa” thuộc loại tình huống truyện
nhận thức. Trong chuyến đi thực tế của mình, nghệ sĩ Phùng đã có những phát hiện
đầy mâu thuẫn. Từ đó, anh ngộ ra nhiều bài học về cách nhìn nhận cuộc sống, về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đồng thời, với tình huống truyện trên, ta
cũng thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- Cụ thể, Phùng nhìn thấy hai cảnh trái ngược nhau ở bờ biển, nghe thấy những lời
tâm sự của người đàn bà, và trực tiếp được trải nghiệm bão táp ở biển để hiểu rõ hơn

lời người đàn bà, hiểu tại sao chị cần người chồng làm chỗ dựa. Qua tất cả những sự
việc ấy, Phùng (và cả người đọc) rút ra một số bài học:
+ Thứ nhất là bài học về cách nhìn cuộc sống. Cuộc sống ln có nhiều mâu thuẫn,
nghịch lí. Chiếc thuyền ở xa và ở gần khác hẳn nhau. Phùng là người nghệ sĩ đi tìm
cái đẹp thì phải chứng kiến cảnh éo le. Đẩu là chánh án, có nhiệm vụ hịa giải thì lại
khun người đàn bà bỏ chồng. Người đàn bà bị chồng đánh nhưng kiên quyết
không bỏ chồng. Bên ngồi chị có vẻ bình thường nhưng bên trong lại có rất nhiều
đức tính tốt. Người đàn ơng vũ phu, độc ác nhưng bản chất lại là người hiền lành.
Cuộc đời có quá nhiều điều khác biệt giữa bên ngoài với bên trong, và nhiều khi cái
xấu ở ngay cạnh cái đẹp mà chúng ta thấy khơng hài lịng nhưng vẫn buộc phải
chấp nhận. Ta nên cẩn thận khi đánh giá sự việc và con người, đồng thời cũng nên
có cái nhìn cảm thơng, u thương với đời sống xung quanh.
+ Thứ hai là bài học về trách nhiệm của nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn liền với
cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống. Người nghệ sĩ cần đào xới hiện thực để phản ánh
hiện thực cho khách quan, và phát hiện được vẻ đẹp khuất lấp trong những gì bình
thường, nhỏ bé.
+ Thứ ba là cần có những giải pháp thiết thực để mang lại hạnh phúc cho con người.
Hình ảnh bạo lực gia đình diễn ra sau bãi xe tăng hỏng như muốn nói rằng, chúng
ta đã kết thúc cuộc chiến giành độc lập cho đất nước, nhưng cuộc chiến đấu cho
hạnh phúc cá nhân vẫn còn rất gian nan. Những người có quyền như Đẩu có lòng
giúp dân, nhưng những giải pháp của anh mới dừng lại ở bề ngoài, chưa đi sâu vào
cốt lõi vấn đề. Đó là vấn đề nan giải, cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.

6


CƠ PHẠM NGỌC LINH
- Qua tình huống truyện độc đáo này, ta cũng thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà
văn Nguyễn Minh Châu. Ơng thương xót những kiếp người bất hạnh, và trân trọng
vẻ đẹp tâm hồn của họ.


III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách
nhìn nhận cuộc sống và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản
chất thật sau vẻ bên ngoài của hiện tượng.

2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Khắc họa nhân vật thành công.
- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.

7



×