Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị ngoại khoa u xương sườn nguyên phát 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 113 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ CẨM

NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
U XƯƠNG SƯỜN NGUYÊN PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ CẨM


NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
U XƯƠNG SƯỜN NGUYÊN PHÁT

NGÀNH: NGOẠI KHOA (NGOẠI - LỒNG NGỰC)
MÃ SỐ: 8720104
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
cơng trình nào khác.
Tác giả

NGUYỄN THỊ CẨM

.



.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC..................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ............................ v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 4
1.1 GIẢI PHẪU THÀNH NGỰC ............................................................... 4
1.2 CHỨC NĂNG CỦA KHUNG XƯƠNG SƯỜN ................................... 8
1.3 U XƯƠNG SƯỜN NGUYÊN PHÁT .................................................... 9
1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ U XƯƠNG SƯỜN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC ............................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 31
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 31
2.3 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................................... 35
2.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................. 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 43

.



.

iii

3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ................................. 43
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ............................................... 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 61
4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC................................. 61
4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ............................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 89
PHỤ LỤC

.


.

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

CLS

Cận lâm sàng

CNHH


Chức năng hô hấp

DLMP

Dẫn lưu màng phổi

GPB

Giải phẫu bệnh

NC

Nghiên cứu

PT

Phẫu thuật

PTFE

Polytetrafluroethylene

SNV

Số nhập viện

TB

Trung bình


TKMP

Tràn khí màng phổi

UXSNP

U xương sườn nguyên phát

UTNNP

U thành ngực nguyên phát

.


.

v

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CT Scan

Computer Tomography Scanner


Chụp cắt lớp điện toán

HU

Hounsfield Unit

Đơn vị Hounsfield

MRI

Magnetic resonance imaging

Chụp cộng hưởng từ

Positron emission tomography–

Chụp cắt lớp điện tốn

computed tomography

phát xạ

T1

Longitudinal relaxation time

Thời gian từ hóa dọc

T2


Transverse relaxation time

Thời gian từ hóa ngang

PET-CT

.


.

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại u xương sườn nguyên phát theo nguồn gốc ................... 10
Bảng 1.2: Mối tương quan giữa hình ảnh X quang ngực thẳng và u xương sườn
nguyên phát ..................................................................................................... 13
Bảng 2.1: Biến số về đặc điểm của nhóm nghiên cứu .................................... 35
Bảng 2.2: Biến số về kết quả phẫu thuật ......................................................... 38
Bảng 2.3: Biến số đánh giá kết quả phẫu thuật. .............................................. 41
Bảng 3.1: Mối liên quan giữa tuổi và UXSNP ............................................... 43
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa giới và UXSNP ............................................... 44
Bảng 3.3: Triệu chứng cơ năng UXSNP ......................................................... 46
Bảng 3.4: Khám lâm sàng UXSNP ................................................................. 47
Bảng 3.5: Tính chất u xương sườn khi thăm khám lâm sàng. ........................ 47
Bảng 3.6: Phát hiện UXSNP trên X quang ngực thẳng .................................. 48
Bảng 3.7: Đặc điểm hình ảnh u xương sườn trên X quang ngực thẳng.......... 49
Bảng 3.8: Đặc điểm UXSNP trên phim chụp cắt lớp điện tốn ngực ............ 50
Bảng 3.9: Kích thước u trên chụp cắt lớp điện toán. ...................................... 51

Bảng 3.10: Đặc điểm UXSNP trên xạ hình xương ......................................... 52
Bảng 3.11: Phương pháp phẫu thuật ............................................................... 53
Bảng 3.12: Số xương sườn cắt trong phẫu thuật ............................................. 54
Bảng 3.13: Đặc điểm u trong mổ .................................................................... 54
Bảng 3.14: Kích thước UXSNP trong phẫu thuật ........................................... 54
Bảng 3.15: Đặc điểm xâm lấn của u xương sườn trong mổ ........................... 55
Bảng 3.16: Vị trí tổn thương của UXSNP ...................................................... 55
Bảng 3.17: Kết quả giải phẫu bệnh ................................................................. 56
Bảng 3.18: Đặc điểm sau mổ .......................................................................... 58
Bảng 3.19: Biến chứng sau mổ ....................................................................... 59
Bảng 3.20: Kết quả sớm sau phẫu thuật.......................................................... 59

.


.

vii

Bảng 4.1: So sánh tuổi của nhóm nghiên cứu ................................................. 62
Bảng 4.2: So sánh tỉ số Nam: Nữ của nhóm nghiên cứu ................................ 62
Bảng 4.3: So sánh tỉ lệ UXSNP lành tính có triệu chứng của nhóm nghiên cứu
......................................................................................................................... 64
Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ UXSNP ác tính có triệu chứng của nhóm nghiên cứu
......................................................................................................................... 64
Bảng 4.5: So sánh phương pháp phẫu thuật của nhóm nghiên cứu ................ 75
Bảng 4.6: So sánh tỉ lệ lành – ác của nhóm nghiên cứu ................................. 80
Bảng 4.7: So sánh kết quả phẫu thuật trên thế giới......................................... 84

.



.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................... 44
Biểu đồ 3.2: Triệu chứng cơ năng UXSNP lành tính và UXSNP ác tính....... 45
Biểu đồ 3.3: Kích thước khối u. ...................................................................... 51
Biểu đồ 3.4: Kết quả xạ hình xương. .............................................................. 52
Biểu đồ 3.5: Kết quả GPB UXSNP................................................................. 57

.


.

ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung xương sườn............................................................................ 4
Hình 1.2: Xương sườn ....................................................................................... 5
Hình 1.3: Xương sườn số 1 ............................................................................... 6
Hình 1.4: Xương ức nhìn trước và nhìn bên ..................................................... 7
Hình 1.5: Sự thay đổi kích thước lồng ngực khi hơ hấp. .................................. 9
Hình 1.6: Dấu hiệu vi vơi hóa trong sarcoma sụn........................................... 14
Hình 1.7: Hình ảnh vi vơi hóa đặc tập trung ở trung tâm trong sarcoma xương
......................................................................................................................... 15
Hình 1.8: U loạn sản sợi trên chụp CLĐT và X quang .................................. 18

Hình 1.9: U nội sụn trên chụp CLĐT ngực trục ngang và trục dọc................ 19
Hình 1.10: U sụn xương. ................................................................................. 20
Hình 1.11: U tế bào khổng lồ (Giant cell tumors) .......................................... 21
Hình 1.12: Sarcoma sụn .................................................................................. 22
Hình 1.13: Sarcoma xương ............................................................................. 23
Hình 1.14: Đa u tủy ......................................................................................... 23
Hình 1.15: Sarcoma Ewing ............................................................................. 24
Hình 4.1 : BN đi khám vì phát hiện khối u thành ngực. ................................ 66
Hình 4.2 : U xương sườn 5 phải ..................................................................... 68
Hình 4.3: U xương sườn 6 phải. ...................................................................... 68
Hình 4.4: U xương sườn 6 phải. ...................................................................... 69
Hình 4.5: U xương sườn 6 phải trên chụp cắt lớp điện tốn .......................... 70
Hình 4.6: U xương sườn 6 phải trên chụp cắt lớp điện toán ........................... 71
Hình 4.7: U xương sườn 5 phải trên chụp cắt lớp điện tốn .......................... 71
Hình 4.8: U xương sườn 7 phải trên chụp cắt lớp điện tốn ........................... 72
Hình 4.9: Hình ảnh xạ hình xương bình thường ............................................ 73

.


.

x

Hình 4.10: Hình ảnh tăng hấp thu phóng xạ bất thường tại cung sau xương sườn
10. ................................................................................................................... 73
Hình 4.11: Hình ảnh tăng hấp thu phóng xạ bất thường tại xương sườn 5 trái.
......................................................................................................................... 74
Hình 4.12: Hình ảnh u xương sườn trong mổ ................................................. 79


.


.

1

MỞ ĐẦU
U xương sườn nguyên phát (UXSNP) là khối u có nguồn gốc từ xương sườn,
khơng do u di căn từ nơi khác đến [9],[25].
U xương sườn nguyên phát chiếm tỉ lệ 5-10% tất cả các u xương [10] và
khoảng 1-2% u ngun phát tồn cơ thể. Khối UXSNP có thể là u lành tính
hoặc u ác tính. UXSNP lành tính bao gồm các u như loạn sản sợi, u nội sụn, u
sụn xương, u nang xương, u nguyên bào sụn, u tế bào khổng lồ…, trong đó gặp
nhiều nhất là u loạn sản sợi, chiếm khoảng 30% [69]. UXSNP ác tính bao gồm
các u như sarcoma sụn, sarcoma Ewing, đa u tủy, sarcoma xương…, sarcoma
sụn thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 36% [34]. UXSNP ác tính chiếm tỉ lệ khá cao,
khoảng 48.2%, trong toàn bộ các khối UXSNP [34]. Tỉ lệ UXSNP ác tính càng
cao khi tuổi bệnh nhân càng cao [36].
Bệnh nhân UXSNP thường được phát hiện tình cờ trên lâm sàng khi đi khám
các bệnh khác hay đi khám sức khỏe hoặc bệnh nhân có triệu chứng đau ngực,
khối u thành ngực. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng đơn thuần,
việc chẩn đoán UXSNP lành tính hay ác tính vẫn cịn nhiều khó khăn [9]. Tất
cả các bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu dựa trên phương tiện chẩn đốn hình
ảnh học như: X quang ngực, chụp cắt lớp điện toán lồng ngực, xạ hình xương…
Điều trị UXSNP chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối UXSNP, tái tạo thành
ngực bị hở bằng vật liệu tạo hình khi có chỉ định. Theo tác giả L. A. Hochberg,
tất cả các khối UXSNP nên được phẫu thuật cắt bỏ bất kể u lành tính hay u ác
tính trừ khi có chống chỉ định phẫu thuật [35]. Tác giả K. Aydogdu và T.
Sakellaridis cũng cho rằng: Tất cả các UXSNP nên được coi là ác tính cho đến

khi có chẩn đốn xác định bằng mơ học. Các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng:
nếu khơng có bằng chứng loại trừ được UXSNP ác tính nên phẫu thuật cắt khối
UXSNP và cắt rộng mô xung quanh u [10],[67]. Đối với UXSNP lành tính,

.


.

2

phẫu thuật cắt trọn u xương sườn là đủ. Đối với UXSNP ác tính, phẫu thuật cắt
bỏ rộng được thực hiện bao gồm cả u xương sườn và bờ cắt cách u 2- 4cm
[10],[72]. Phẫu thuật cắt rộng là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các
UXSNP ác tính [31],[45]. Theo King và cs, tỉ lệ sống 5 năm tăng gần gấp đôi
(56% so với 29%) khi cắt rộng 2 – 4cm [43].
Trên thế giới, tác giả A. Hedblom là người đầu tiên báo cáo 313 bệnh nhân
u xương thành ngực trong đó UXSNP chiếm 60% (năm 1933) [32]. Tác giả K.
Aydodgu báo cáo kết quả phẫu thuật 78 bệnh nhân UXSNP đạt kết quả tốt,
trong đó UXSNP ác tính chiếm 37% [10].
Ở Việt Nam, UXSNP được chẩn đốn ngày càng nhiều, hầu hết được báo
cáo chung với u thành ngực. Tuy nhiên, có rất ít báo cáo hay cơng trình nghiên
cứu chỉ tập trung vào u xương sườn nguyên phát, hoặc chỉ báo cáo chung với u
thành ngực. Năm 2016, tác giả Nguyễn Hồng Bình đã báo cáo 10 ca UXSNP
trong tổng số 15 ca u thành ngực được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy [1].
Năm 2018, tác giả Lưu Hoài Nam đã báo cáo 28 ca UXSNP được phẫu thuật
trong đó UXSNP ác tính chiếm 14% [4].
Câu hỏi được đặt ra là: UXSNP lành tính và ác tính có đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng như thế nào? Kết quả sớm điều trị ngoại khoa UXSNP ra sao?
Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu biểu hiện lâm

sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị ngoại khoa UXSNP” với các mục
tiêu như sau:

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UXSNP lành tính và ác tính.
2. Đánh giá kết quả sớm điều trị ngoại khoa UXSNP.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU THÀNH NGỰC
1.1.1 Giải phẫu xương sườn
Lồng ngực có 12 đơi xương sườn, các xương sườn nối với xương ức qua
các sụn sườn, và phía sau khớp với cột sống thắt lưng.

Hình 1.1: Khung xương sườn
“Nguồn: Atlas of Human Anatomy (2014) - Frank H. Netter, M.D Netter” [55]


❖ Đặc điểm chung của các xương sườn
Mỗi xương sườn có một đầu, một cổ và một thân.

.


.

5

A

B
Hình 1.2: Xương sườn
A. Mặt trước. B. Mặt sau.

“Nguồn: Gray's Anatomy For Students, 3rd edition” [24]

Đầu sườn: có một diện khớp gồm hai mặt chếch ngăn cách nhau bởi một
mào gọi là mào đầu sườn. Diện này tiếp khớp với hố sườn ở mặt bên thân hai
đốt sống kề nhau.
Cổ sườn: là phần thắt lại nối từ đầu sườn tới củ sườn. Bờ trên cổ xù xì gọi là
mào cổ sườn để cho dây chằng sườn ngang trên bám.
Củ sườn: nằm ở phần sau chỗ nối giữa cổ và thân. Ở phía dưới trong của củ
sườn có một diện khớp. Diện này lồi, hình soan tiếp khớp với hố sườn ngang
của mỏm ngang đốt sống.
Thân sườn: dài, dẹt và rất cong. Phần nối giữa đoạn sau và đoạn bên như gập
lại tạo thành góc sườn. Mặt ngồi xương sườn thì nhẵn và có cơ bám, cịn mặt
trong thì lõm và dọc theo phía bờ dưới có một rãnh gọi là rãnh sườn, trong có
mạch gian sườn sau và nhánh trước của thần kinh gian sườn.

❖ Đặc điểm riêng một vài xương sườn đặc biệt
• Xương sườn 1

.


.

6

Hình 1.3: Xương sườn số 1
“Nguồn: Gray's Anatomy - The Anatomical Basis of Clinical Practice (2015)” [74]

Xương sườn rộng nhất và ngắn nhất, không bị xoắn vặn. Ở mặt trên có hai
rãnh: rãnh trước gọi là rãnh tĩnh mạch dưới đòn và rãnh sau gọi là rãnh động
mạch dưới đòn. Ở phía sau rãnh động mạch dưới địn là chỗ bám của cơ bậc
thang giữa và cơ răng trước. Mặt dưới khơng có rãnh sườn.
• Xương sườn số 2
Có hai mặt chếch trên ngoài và dưới trong. Ở phần giữa mặt trên ngồi có
lồi củ cơ răng trước để cho cơ cùng tên bám vào.
• Xương sườn 11 và 12

Đầu sườn chỉ có một mặt khớp. Khơng có cổ sườn, củ sườn và góc sườn.
Xương sườn thứ mười hai có độ dài rất thay đổi.
❖ Sụn sườn

Sụn sườn tiếp nối với thân sườn ở phía trước để khớp với xương ức. Bảy sụn
trên bám trực tiếp vào xương ức, còn ba sụn sườn VIII, IX, X bám vào xương
ức gián tiếp qua sụn sườn VII. Hai xương sườn XI và XII khơng có sụn mà lơ
lửng được gọi là xương sườn cụt. Các sụn sườn bám vào xương ức ở các khuyết

sườn.

.


.

7

1.1.2 Xương ức

Hình 1.4: Xương ức
“Nguồn: Gray's Anatomy For Students, 3rd edition” [24]

Xương ức là một xương dẹt nằm ở thành trước của lồng ngực và gồm ba
phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán ức và thân ức hợp nhau thành
góc ức lồi ra phía trước. Xương ức có hai mặt: trước và sau, hai bờ bên và hai
đầu: đầu trên hay đáy và đầu dưới hay đỉnh. Mặt trước hơi cong lồi ra trước.
Mặt sau nhẵn và cong lõm ra sau. Bờ bên có bảy khuyết sườn để khớp với bảy
sụn sườn. Đỉnh mỏng và nhọn như một mũi kiếm nên gọi là mỏm mũi kiếm.
Đôi khi có thủng một lỗ gọi là lỗ mũi kiếm. Thường được cấu tạo bằng sụn.
1.1.3 Cơ thành ngực
Các cơ thành ngực được sắp xếp thành 3 lớp. Ở lớp ngực, lớp ngoài là cơ
gian sườn ngoài, lớp giữa là cơ gian sườn trong, lớp trong là cơ gian sườn trong
cùng, cơ dưới sườn, cơ ngang ngực và cơ nâng sườn.

.


.


8

1.1.4 Cơ vùng lưng
Các cơ ở lưng gồm các cơ thành sau ngực và thắt lưng được xếp thành 2 lớp:
lớp nông và lớp sâu. Các cơ lớp sâu gồm các cơ ở cạnh cột sống thường liên
tiếp nhau tạo nên những dải cơ trải dài từ xương chẩm đến xương cùng.
Các cơ nông được xếp thành ba lớp từ nông đến sâu như sau: lớp thứ nhất là
cơ thang, cơ lưng rộng; lớp thứ hai là cơ nâng vai và cơ trám; lớp thứ ba là cơ
răng sau trên và dưới.
1.2 CHỨC NĂNG CỦA KHUNG XƯƠNG SƯỜN
❖ Chức năng bảo vệ
Mười hai đôi xương sườn hợp với xương ức ở phía trước bởi sụn sườn và cột
sống phía sau qua khớp sườn sống tạo thành một khung cứng, chắc bảo vệ các
cơ quan trong lồng ngực: phổi, tim, các mạch máu lớn, thần kinh…
❖ Chức năng hô hấp
Hoạt động hít vào – thở ra chủ yếu dựa vào 4 yếu tố sau: hoạt động của cơ
hơ hấp, tính đàn hồi của thành ngực, tính đàn hồi của phổi, nguyên lý khơng
khí đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
Ở thì hít vào, lồng ngực chủ động giãn ra kéo theo phổi nở, làm giãn và làm
giảm áp suất trong phế nang, khơng khí tự vào phổi do chênh áp với áp suất khí
quyển. Lồng ngực thường giãn ra theo ba chiều:
- Chiều thẳng đứng: cơ hoành co thẳng ra làm tăng chiều cao của lồng ngực.
- Chiều ngang và chiều trước – sau: cơ thành ngực co làm các xương sườn
từ tư thế chếch xuống chuyển sang tư thế nằm ngang dẫn đến tăng thể tích trước
– sau và ngang của lồng ngực.

.



.

9

Hình 1.5: Sự thay đổi kích thước lồng ngực khi hô hấp.
“Nguồn: Graeber, G. M. and M. Nazim (2007)”[30]

1.3 U XƯƠNG SƯỜN NGUYÊN PHÁT
1.3.1 Dịch tễ học và phân loại UXSNP
UXSNP chỉ chiếm 5%-7% tổng số các khối u xương ngun phát, trong đó
UXSNP ác tính chiếm 50% các khối u ác tính ở xương [37],[72].
U loạn sản sợi là UXSNP lành tính phổ biến nhất [5], gặp ở một xương sườn
trong 6-20% các bệnh nhân. Hơn một nửa số bệnh nhân (55%) có u ở nhiều
xương sườn [33],[37]. UXSNP lành tính phổ biến sau loạn sản sợi là u nội sụn,
chiếm 15-20% UXSNP lành tính. U sụn xương chiếm 8% UXSNP lành tính
[11],[75].
UXSNP ác tính gặp nhiều nhất là sarcoma sụn (chiếm 37%) [10],[73].
Sarcoma Ewing chiếm 5-10% các khối u xương sườn ác tính [59].
UXSNP có thể gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi 8-96 tuổi (tuổi trung bình là
44,3 tuổi) [43]. Bệnh nhân UXSNP lành tính gặp trong độ tuổi từ 9-80 tuổi (tuổi
trung bình là 38 tuổi). Bệnh nhân UXSNP ác tính gặp trong độ tuổi từ 7-77 tuổi
(tuổi trung bình là 43,9 tuổi) [10].
Tỷ lệ nam:nữ chung trong UXSNP là 2:15, UXSNP ác tính là 2:1, UXSNP
lành tính là 1,5:1 [10]. UXSNP gặp ưu thế ở giới nam hơn giới nữ.

.


.


10

Năm 1933, Hedblom là người đầu tiên đã đưa ra phân loại u xương sườn và
vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay [32].
Bảng 1.1: Phân loại u xương sườn nguyên phát theo nguồn gốc [77]
Nguồn gốc

UXSNP lành tính
U nguyên bào xương

Xương

U xương dạng xương

UXSNP ác tính
Sarcoma xương

U sụn
U sụn xương

Sụn

Sarcoma sụn

U ngun bào sụn lành tính
Mơ sợi

U loạn sản sợi

-


Tủy xương

U hạt bạch cầu ái toan

U tương bào đơn độc

Hủy cốt bào

U tế bào khổng lồ (U hủy cốt bào) -

Mạch máu

U mạch máu

Chưa xác định U nang xương dạng phình

Sarcoma mạch máu
Sarcoma Ewing

1.3.2 Chẩn đốn
1.3.2.1 Lâm sàng
❖ Tiền sử
Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc phóng xạ, bệnh lý gia đình như hội chứng
Gardner, u von Recklinghausen.


Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân UXSNP là khối u thành ngực và

đau ngực.
Bệnh nhân UXSNP ác tính đi khám chủ yếu là đau ngực. Trong khi bệnh
nhân UXSNP lành tính đi khám chủ yếu do phát hiện khối u ở thành ngực [10].

.


.

11

Các triệu chứng có thể chia thành 4 nhóm: khơng triệu chứng, triệu chứng
tại chỗ, triệu chứng do u chèn ép xâm lấn, triệu chứng toàn thân. Các triệu
chứng phụ thuộc vào bản chất khối u, thời gian và tốc độ phát triển của khối u,
mức độ xâm lấn các cấu trúc khác xung quanh u [34].
• Nhóm khơng triệu chứng: khối u xương sườn thường được phát hiện tình
cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì bệnh khác. Đặc biệt, phần
lớn bệnh nhân có u loạn sản sợi được phát hiện tình cờ [34].
• Nhóm triệu chứng tại chỗ: hai triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực và
khối u thành ngực [34].
- Đau ngực: cường độ đau ngực thay đổi khác nhau từ đau âm ỉ cục bộ ngắt
quãng đến đau dữ dội dai dẳng ở vị trí u phát triển. Gần 2/3 các khối UXSNP
lành tính có biểu hiện đau ngực [67]. UXSNP lành tính có tốc độ phát triển
chậm, cơn đau có cùng cường độ hoặc giảm dần một thời gian dài và được
mô tả là đau âm ỉ, không tăng khi vận động hoặc hít thở. UXSNP ác tính có
tốc độ phát triển nhanh, cường độ đau ngực tăng dần đến mức dữ dội và
thường tăng khi vận động, ho, hít sâu. Đau ngực kiểu màng phổi có nghĩa là
u lan rộng đến màng phổi. Hầu như tất cả UXSNP ác tính cuối cùng cũng có
triệu chứng đau ngực, có thể do sự xâm lấn màng xương hoặc thần kinh [67].
- Khối u thành ngực: có thể nhìn thấy và sờ thấy trên thành ngực. Trong những

trường hợp nặng u có thể kèm theo những thay đổi ngoài da. Do độ dày của
các cơ ở lưng và xương bả vai, các khối u ở khu vực đó có thể khơng nhìn
thấy hoặc sờ thấy.
• Nhóm triệu chứng do u chèn ép, xâm lấn: do khối u chèn ép, xâm lấn các
dây thần kinh khác nhau ở gần u. U chèn ép dây thần kinh giao cảm sẽ gây ra
các triệu chứng có thể gặp ở cổ, mặt và mắt trong hội chứng Horner. U chèn ép
đám rối thần kinh cánh tay sẽ gây ra đau ở cổ, vai, cánh tay.

.


.

12

• Nhóm triệu chứng tồn thân: như sụt cân, mệt mỏi, sốt, nổi hạch, bạch
cầu tăng: bạch cầu đa nhân và bạch cầu ái toan. U sarcoma Ewing hay u mơ
bào Langerhans có thể có những triệu chứng khơng điển hình như sốt, mệt mỏi
hoặc đau nhức xương.
Vị trí u: UXSNP ác tính gặp nhiều ở mặt trước của 7 xương sườn trên, u
xương sườn nguyên phát lành tính phân bố toàn bộ lồng ngực [26].
Theo nghiên cứu của K. Aydogdu và cộng sự năm 2009, 81% bệnh nhân
UXSNP lành tính đi khám vì khối u thành ngực, 46% bệnh nhân đi khám vì
đau ngực và 16% bệnh nhân khơng có triệu chứng; trong nhóm UXSNP ác tính,
72% bệnh nhân đi khám vì khối u thành ngực, 86% bệnh nhân than đau ngực
và 13% bệnh nhân không triệu chứng [10]. Trong các báo cáo trên thế giới,
triệu chứng đau ngực gặp ở gặp nhiều ở sarcoma sụn và sarcoma xương
[17],[18],[29].
Do vậy việc chẩn đốn bản chất UXSNP lành tính hay ác tính trở nên khó
khăn nếu chỉ dựa vào triệu chứng đơn thuần [9].

1.3.2.2 Cận lâm sàng
Trong số các cận lâm sàng giúp chẩn đoán và điều trị UXSNP. Các phương
tiện chẩn đốn hình ảnh học khơng những giúp bác sĩ chẩn đốn vị trí, gợi ý
tính chất lành tính, ác tính của UXSNP mà cịn giúp lên kế hoạch phẫu thuật
điều trị triệt để. Các phương tiện cận lâm sàng khác chỉ có giá trị trong chuẩn
bị phẫu thuật cho bệnh nhân như: các xét nghiệm sinh hoá. Các chất chỉ thị ung
thư khơng có vai trị trong chẩn đoán bệnh.
❖ X quang ngực

X quang ngực thẳng là phương thức hình ảnh đầu tiên được chỉ định thực
hiện trong chẩn đoán và đánh giá u xương sườn. Một số trường hợp có thể có
bất thường xương sườn trên X quang mà khám không sờ thấy u trên lâm sàng.

.


.

13

UXSNP có thể có hình ảnh tạo xương, hủy xương, ngấm calci hoặc phối hợp.
Tất cả UXSNP đều có hình ảnh hủy xương [2].
X quang ngực nghiêng giúp đánh giá tổn thương này nằm ở thành ngực hay
trong lồng ngực.
Bảng 1.2: Mối tương quan giữa hình ảnh X quang ngực thẳng và loại
UXSNP [2]
Hình ảnh X quang

Loại UXSNP


Tạo xương đơn thuần

U sụn xương, u xương

Tạo xương + hủy xương

Sarcoma xương

Hủy xương + ngấm calci

Sarcoma sụn, u sụn, u nguyên bào
sụn

Hủy xương lỗ nhỏ, kiểu muối ăn,

U ác mô tủy

thấm nhập
Hủy xương thành khối

U lành và u ác khác

Mặc dù giá trị trong chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật cịn hạn chế
nhưng X quang ngực có thể giúp gợi ý xác định vị trí, kích thước và tính chất
của tổn thương, sự liên quan u xương sườn so với mơ mềm xung quanh và sự
hiện diện của vơi hóa. X quang ngực cũng hữu ích để theo dõi sự phát triển của
UXSNP.
❖ Chụp cắt lớp điện toán (CT Scan)

Chụp cắt lớp điện tốn ngực có cản quang giúp xác định chính xác vị trí

UXSNP, tính chất u, sự liên quan của khối u với mô mềm, màng phổi, trung
thất và phổi để đưa ra chẩn đoán ban đầu và lên kế hoạch điều trị (sinh thiết và
phẫu thuật) [12],[42],[78].
Trên chụp cắt lớp điện tốn, hình ảnh hủy vỏ xương kèm với xâm lấn mô
mềm xung quanh xương giúp gợi ý UXSNP ác tính. Hình ảnh hủy xương phát

.


×