Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích hoạt động kiểm soát chất lượng tại nhà máy may túi xách tại công ty thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
TẠI NHÀ MÁY MAY TÚI XÁCH TẠI CƠNG TY THÁI BÌNH

GVHD: NGUYỄN THỊ ANH VÂN
SVTH: CAO MINH ĐỨC

SKL008737

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY
MAY TÚI XÁCH TẠI CÔNG TY THÁI BÌNH

Sinh viên thực hiện : Cao Minh Đức
Mã số sinh viên

: 18124028



Khóa

: K18

Ngành

: Quản lý cơng nghiệp

GVHD

: Th.S Nguyễn Thị Anh Vân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những thầy cô
Khoa Đào tạo Chất lượng cao ngành Quản lý công nghiệp đã dạy cho em nhiều kiến thức
hữu ích. Đây là tiền đề cũng như bệ phóng vững chắc để em có thể vận dụng để quan sát
và có khả năng tiếp thu trong công việc. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
cô Nguyễn Thị Anh Vân – giảng viên bộ môn Quản trị chất lượng khoa Kinh tế trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Cảm ơn cơ đã ln ln hỗ trợ, góp ý và đưa ra những
định hướng phù hợp, đúng đắn để em có thể hồn thành bài báo cáo cũng như phát triển
trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn đến quý công ty Cổ phần Đầu
tư Thái Bình, phịng Quản lý chất lượng cũng như các anh chị từ các phòng ban khác đã
ln hỗ trợ, tạo điều kiện cho em có cơ hội được tham gia học tập, rèn luyện và tiếp xúc
với môi trường sản xuất thực tế. Em xin cảm ơn và biết ơn đến anh/chị tại Bộ phận Chất

lượng đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo về cách thức hoạt động tại nhà máy và cung cấp
tài liệu cần thiết để em có thể đủ dữ kiện hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất.
TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2022
Sinh viên
Cao Minh Đức

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Tiếng anh

Giải thích

1

P.QLCL

Phịng Quản lý chất lượng

2

BGD

Ban Giám Đốc

3


CS

4

Pilot

5

TOL

6

Audit

7

FG

8

QA Certified

9

ES

Confirmation Sample

Túi mẫu được duyệt cho sản xuất
Sản xuất thử

Sản xuất đầu chuyền

Top of line

Tái kiểm tra trước khi xuất hàng, đánh
giá chất lượng trên chuyền
Thành phấm

Finished Goods
Quality

Assurance Nhân viên quản lý chất lượng được cấp

Certified

chứng nhận từ khách hàng

Engineer Sample

Túi mẫu công nghệ
Bán thành phẩm

10

BTP

11

QM


Quality Manager

Trưởng phịng chất lượng

12

QC

Quality Control

Cơng nhân kiểm hàng

13

BOM

Bill of material

Bảng danh mục nguyên vật liệu

14

Swatch

Mẫu vật tư để đối chứng

15

Standard


Mẫu chuẩn

16

Hardware

Khoen, khóa, dây xích,..

17

Filler

Vật tư lót, đệm giúp tạo dáng cho túi

18

Cluster

19

TTPP

20

CM

Code Material

Mã vật tư


21

OST Team

On-site Team

Nhóm khách hàng Coach tại nhà máy

Nhóm

màu

(chủ

yếu

dùng

cho

Hardware)
Trung tâm phân phối

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Các cột mốc tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển TBS Group ..... 5

Bảng 2. 1. Phiếu kiểm tra lỗi khuyết tật ............................................................................ 14

Bảng 3. 1. Quy trình kiểm sốt chất lượng Da .................................................................. 21
Bảng 3. 2. Bảng chi tiết lỗi của các nhà cung ứng da tháng 1/2022 (Nguồn: Phòng IQC)
........................................................................................................................................... 28
Bảng 3. 3. Quy trình kiểm sốt chất lượng vải cho thương hiệu Coach ........................... 30
Bảng 3. 4. Xác định số lỗi dựa trên quy tắc 4 điểm .......................................................... 35
Bảng 3. 5. Phân loại cấp độ của vải (Nguồn: Phòng IQC vải) .......................................... 36
Bảng 3. 6. Phân loại tỉ lệ kiểm tra hardware đối với vật tư chức năng ............................. 37
Bảng 3. 7. Phân loại tỉ lệ kiểm tra hardware đối với vật tư không chức năng .................. 38
Bảng 3. 8. Một số lỗi Hardware thường gặp (Nguồn: Phòng IQC Hardware).................. 39
Bảng 3. 9. Mức độ chấp nhận kiểm hàng thành phẩm theo Tapestry AQL ...................... 53
Bảng 3. 10. Phân loại các lỗi thường gặp trong kiểm hàng thành phẩm ........................... 54
Bảng 3. 11. Kết quả kiểm tra chất lượng tháng 3/2022 tại nhà máy sản xuất túi Coach .. 58
Bảng 3. 12.Kết quả kiểm tra chất lượng tháng 4/2022 tại nhà máy sản xuất túi Coach ... 59

Bảng 4. 1. Các dạng sai hỏng trong quá trình sản xuất túi ................................................ 67
Bảng 4. 2. Bảng phân tích FMEA quá trình (P-FMEA) .................................................... 68

Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ xương cá tổng quát ......................................................................... 15
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm sai lỗi từ các nhà cung ứng Da tháng 1/2022
........................................................................................................................................... 28
Biểu đồ 3. 2.Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lỗi đơn hàng trả về từ Trung Quốc tháng 4/2022 ....... 55
Biểu đồ 3. 3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lỗi đơn hàng trả về từ Nhật Bản tháng 4/2022 .......... 56
iii


Biểu đồ 3. 4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lỗi đơn hàng trả về từ Mỹ tháng 4/2022 .................... 56

iv



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Sơ đồ các trụ sở của TBS Group (Nguồn: Nội bộ cơng ty)................................ 4
Hình 1. 2. Logo của TBS Group (Nguồn: www.tbsgroup.vn) ............................................ 4

Hình 3. 1. Quy trình tổng qt kiểm sốt chất lượng vật tư đầu vào ................................ 19
Hình 3. 2. Hình dạng tấm da được giao từ nhà cung ứng.................................................. 25
Hình 3. 3. Một số lỗi thường gặp trên tấm da ................................................................... 27
Hình 3. 4. Một số loại Hardware ....................................................................................... 37
Hình 3. 5. Tỉ lệ sai lỗi của Hardware tháng 1/2022 (Nguồn: IQC Hardware) .................. 42
Hình 3. 6. Biểu đồ thể hiện phần trăm sai lỗi từ các nhà cung ứng Hardware tháng 1/2022
........................................................................................................................................... 42
Hình 3. 7. Tổng quan quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may ................................. 45
Hình 3. 8. Quy trình sản xuất Pilot .................................................................................... 47
Hình 3. 9. Quy trình sản xuất TOL .................................................................................... 49
Hình 3. 10. Mẫu CS đối chiếu với thành phẩm ................................................................. 52
Hình 3. 11. Thẻ màu tương ứng với lỗi ............................................................................. 52
Hình 3. 12. Bảng theo dõi kiểm hàng thành phẩm (Nguồn: Tác giả thu thập) ................. 53

Hình 4. 1. OPL- Phân loại các lỗi thường thấy trong kiểm Da ......................................... 65
Hình 4. 2. OPL- Điều kiện tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng HW ....................................... 66
Hình 4. 3. Sơ đồ xương cá phân tích lỗi Da không đạt chất lượng ................................... 68

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... v

MỤC LỤC .......................................................................................................................... vi
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI
BÌNH ................................................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ...................................................................................... 3
1.1.1. Thơng tin chung .................................................................................................. 3
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh.......................................................................................... 4
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 5
1.1.4. Giá trị cốt lõi ....................................................................................................... 8
1.2. Các lĩnh vực hoạt động ............................................................................................. 9
1.2.1. Sản xuất công nghiệp Da giày ............................................................................ 9
1.2.2. Sản xuất công nghiệp Túi xách ........................................................................... 9
1.2.3. Đầu tư - Kinh doanh - Quản lý Bất động sản và Hạ tầng công nghiệp .............. 9
1.2.4. Cảng và Logistics.............................................................................................. 10
1.2.5. Du lịch............................................................................................................... 10
1.2.6. Thương mại và dịch vụ ..................................................................................... 10
1.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy .......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 12
2.1. Khái niệm kiểm sốt chất lượng ............................................................................. 12
2.2. Kiểm sốt q trình bằng thống kê (SPC – Statistical Process Control) ................ 12
2.2.1. Lưu đồ ............................................................................................................... 12
vi


2.2.2. Phiếu kiểm tra (Check sheet) ............................................................................ 13
2.2.3. Biểu đồ nhân quả .............................................................................................. 15

2.3. Phân tích tác động và hình thức thất bại tiềm ẩn – FMEA (Potential Failure Mode
and Effects Analysis) ..................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ
MÁY MAY TÚI XÁCH TBS ........................................................................................... 19
3.1. Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào tại bộ phận IQC ............................ 19
3.1.1. Quy trình kiểm sốt chất lượng Da tại nhà máy túi xách ................................. 20
3.1.2. Kiểm soát chất lượng Vải tại nhà máy túi xách ................................................ 29
3.1.3. Kiểm soát chất lượng Hardware tại nhà máy túi xách ...................................... 36
3.2. Kiểm soát chất lượng tại khu vực chặt nguyên vật liệu .......................................... 43
3.3. Kiểm soát chất lượng tại khu vực may ................................................................... 44
3.3.1. Sản xuất Pilot .................................................................................................... 46
3.3.3. Sản xuất đại trà ................................................................................................. 50
3.4. Kiểm soát chất lượng thành phẩm tại cuối chuyền may ......................................... 51
3.5. Kiểm soát chất lượng thành phẩm sau khi nhập kho .............................................. 57
3.6. Báo cáo kết quả chất lượng tháng 3,4/2022 tại nhà máy sản xuất túi Coach ......... 58
3.7. Đánh giá tình trạng kiểm sốt chất lượng tại nhà máy túi xách TBS ..................... 59
3.7.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 59
3.7.2. Hạn chế ............................................................................................................. 60
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠNG TÁC KIỂM SỐT
CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY TBS ............................................................................. 62
4.1. Trực quan hóa quy trình đối với bộ phận kiểm tra đầu vào để hạn chế lỗi ............ 62
4.2. Giảm sự chênh lệch hiệu suất quá lớn của công nhân tại nơi làm việc .................. 62
4.3. Sử dụng công cụ One Point Lesson – Bài học một tiêu điểm để ngăn ngừa sản
phẩm lỗi .......................................................................................................................... 64
4.4. Ứng dụng P- FMEA cải tiến quy trình nhằm hạn chế lỗi phát sinh tại nhà máy sản
xuất túi xách ................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 71
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 72


vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 2021 là một năm mang đến những thách thức chưa từng có cho các ngành công
nghiệp do sự bùng phát của đại dịch Covid. Covid 19 để lại những hậu quả nặng nề cho
nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam
lại phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Do vậy các nền công nghiệp
sản xuất, gia công, xuất khẩu sang thị trường quốc tế lại phải chịu nhiều tác động nặng nề
như trì trệ sản xuất, giao khơng kịp hàng thậm chí mất đơn hàng cả trong nước và ngoài
nước.
Theo báo cáo thống kê 2021, ngành dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề vào khoảng
giữa cuối quý 2 kéo dài đến quý thứ 3 do đại dịch bùng phát mạnh mẽ. Bên cạnh đó, đi
cùng với những chỉ thị giãn cách cả nước khiến cho các nhà máy phải rơi vào tình trạng
đóng cửa kéo dài. Tuy nhiên thị trường nghành dệt may chuyển sắc trở lại vào quý 4 cuối
năm 2021 nhờ vào thị trường của Mỹ. Theo báo cáo ngành dệt may 2021, giá trị xuất khẩu
giày dép tăng 5.7% nhưng thị trường túi xách vẫn giảm 3,3% do chịu ảnh hưởng nặng nề
từ quý 3. Cũng tại thời điểm đó, nhà máy sản xuất túi xách TBS đã cho đóng cửa nhà máy
trong suốt 2 tháng.
Hiện tại, thị trường túi xách đang vực dậy mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trong và ngồi nước. Do đó, bộ phận kiểm sốt chất lượng đóng vai trị mạnh mẽ hơn
so với trước đây. Bởi vì ở giai đoạn tái khởi sắc này cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt
yêu cầu tốt nhất và hạn chế tối đa những lỗi sản phẩm phát sinh khiến cho đơn hàng xuất
khẩu bị trì trệ và mất thêm nhiều chi phí cho nhà máy. Một số vấn đề khác có thể ảnh hưởng
đến chất lượng của sản phẩm đến từ chính năng suất của cơng nhân có được đảm bảo sau
khoảng thời gian này hay khơng. Và những gì cần phải cải tiến để tối đa hóa hiệu suất của
cơng nhân để nhà máy TBS đạt được tầm nhìn trở thành 1 trong 10 nhà sản xuất túi xách
ba lô lớn trên thế giới. Chính vì những lí do này, trong q trình thực tập tại TBS tác giả
chọn đề tài “Phân tích hoạt động kiểm soát chất lượng tại nhà máy may túi xách cơng

ty Thái Bình”. Tác giả hi vọng qua đề tài này sẽ giúp công ty nhận diện được một số vấn
1


đề cũng như loại bỏ những sai lỗi đang tồn tại để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu
quả sản xuất cho nhà máy.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
-

Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt chất lượng và nhận diện một số lãng phí
đang tồn tại xưởng chặt 1 và xưởng may 1.

-

Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm túi xách và loại bỏ
một số lãng phí đang tồn tại tại nhà máy.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm túi xách tại nhà
máy sản xuất túi xách, ba lô công ty TBS.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung chủ yếu vào quy trình kiểm soát chất lượng
túi xách sản xuất cho thương hiệu Coach.
-

Khơng gian: khu vực kiểm sốt chất lượng ngun vật đầu vào, tại xưởng chặt và
tại xưởng may HB5

-

Thời gian: tháng 2/2022 đến tháng 5/2022


4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
-

Phương pháp thu thập dữ liệu

-

Phương pháp định lượng: sử dụng các công cụ thống kê, hệ số ưu tiên chấp nhận rủi
ro,..

5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TBS
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phân tích thực trạng kiểm sốt chất lượng túi xách thương hiệu Coach
tại nhà máy sản xuất túi xách TBS
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao cơng tác kiểm sốt chất lượng tại nhà
máy TBS

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1. Thơng tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tên giao dịch: TBS Group
Mã số thuế: 3700 148 737
Tel: 028-37241241

Fax: 028-38960223
Email:
Website:
Cơng ty có trụ sở chính tại địa chỉ: 5A Đại lộ Xuyên Á, phường An Bình, TP. Dĩ An, tỉnh
Bình Dương và nhiều trụ sở, nhà máy khác trong và ngoài nước.

3


Hình 1. 1. Sơ đồ các trụ sở của TBS Group (Nguồn: Nội bộ cơng ty)
Logo cơng ty:

Hình 1. 2. Logo của TBS Group (Nguồn: www.tbsgroup.vn)
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần không ngừng đổi mới sáng
tạo của một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về chiến lược của nhà lãnh đạo, phấn đấu
đến năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành cơng ty đầu tư đa ngành uy

4


tín tại Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm
tự hào Việt Nam trên trên thế giới.
Sứ mệnh:
-

Đầu tư, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ góp phần giúp cho ngành công nghiệp

Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu.
-


Ln cải tiến, sáng tạo, đồng hành cùng phát triển lớn mạnh và chia sẻ lợi ích, gắn

trách nhiệm doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và luôn mang đến sự tin tưởng, an tâm
cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập từ năm 1989, trong quá trình phát triển, TBS đã trải qua rất nhiều thăng
trầm với những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của công ty trong từng giai đoạn, từng
bước vững chắc đưa các ngành công nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
Bảng 1. 1. Các cột mốc tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển TBS Group
Nguồn: www.tbsgroup.vn
Thời

Sự kiện

gian
1989 - 1993: Giai đoạn khởi nghiệp, thử sức với nhiều ngành nghề.
1988-

Ba nhà sáng lập Nguyễn Đức Thuấn- Cao Thanh Bích- Nguyễn Thanh Sơn

1989

cùng nhau bắt tay lập nghiệp với khát vọng làm giàu trên quê hương.
Lập trại vườn ươm giống Bạch Đàn tại Sóng Thần, cung cấp nguồn cây giống
cho 6 tỉnh miền Trung và thu gom gỗ rồi xuất khẩu ra nước ngoài.

5



1992

Cơng ty TNHH Giày Thái Bình chính thức ra đời, tên đối ngoại là “Thai Binh
Shoes”.
Dự án xây dựng “Nhà máy số 1” của TBS được phê duyệt và cấp phép hoạt
động.

1993

Ký hợp đồng đầu tiên – Gia công 6 triệu đôi giày nữ cho Orion Đài Loan, cùng
giai đoạn buôn bán sỉ lẻ xăng dầu và khai thác đá.
1994 - 1998: Định vị tham gia Ngành sản xuất công nghiệp,
chuyển từ gia công giày nữ sang giày thể thao.

1994

Hợp tác với nhãn hiệu nổi tiếng nhất nhì thế giới Reebok.

1995

Thành công xây dựng nhà máy thứ 2.

1996 -

Thiết lâp quan hệ kinh doanh với Decathlon bằng đơn hàng đầu tiên với 5.000

1997

đôi giày. Cùng thời điểm, Orion và Rebook rút khỏi thị trường Việt Nam.


1999 - 2003: Làm chủ công nghệ sản xuất và phát triển công nghiệp đế.
1999 -

Bắt đầu nghiên cứu khoa học công nghệ: xây dựng nhà máy sản xuất đế, trung

2000

tâm nghiên cứu và máy móc phụ trợ để chủ động sản xuất từ A đến Z.

2002

Thành lập xưởng gia công đế giày đầu tiên.
Đạt mức sản lượng 5 triệu đôi giày/năm.

2004 - 2008: Làm chủ chuỗi cung ứng.

6


2004

Lần đầu tiên hoạt động sản xuất giày vươn ra khỏi Bình Dương và phát triển
đến tỉnh Bình Phước với Nhà máy giày Đồng Xồi.

2005

Chính thức được đổi tên thành “Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình”.
Đón nhận thêm khách hàng mới là Skechers.
Tiếp nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì.


2006

TBS Sport được thành lập và trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm giày
ECCO (Đan Mạch).

2007

Cán mốc sản lượng sản xuất 10 triệu đôi giày.

2008

Thành lập Khu cơng nghiệp Sơng Trà tại tỉnh Thái Bình.
Trung tâm TBS Logistics được ra đời tại vùng đất Tân Vạn.

2009 - 2013: Mở rộng đa dạng sản xuất kinh doanh.
2009

Tiếp nhận bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May & Da Giày Việt
Nam do Bộ Công thương trao tặng.
Bằng khen Top 5 doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Da Giày Việt Nam.

2011

Thành lập nhà máy Túi xách đầu tiên, bắt đầu gia công túi xách cho Coach
(Mỹ).

2013

Mở rộng sản xuất túi xách ra miền Bắc với việc khánh thành nhà máy sản xuất

ba lô tại Khu công nghiệp Sông Trà, công suất 10 triệu chiếc / năm.

7


2014 - 2021: Củng cố nội lực, sẵn sàng tiến xa
2014

Vinh dự tiếp nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân Chương Lao Động Hạng
I.
Cán mốc sản lượng 21 triệu đơi giày và 10 triệu túi xách.

2015

Chính thức mua và vận hành sân gơn Montgomerie-Links.

2016

SAP chính thức đi vào hoạt động tại TBS
TBS Kiên Giang được thành lập – đánh dấu cột mốc quan trọng của TBS Group
trong việc mở rộng quy mô sản xuất về khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

2018

Thành công sản xuất túi gôn cao cấp Titleist (Mỹ).

2019

Nhiều năm liên tiếp đạt TOP 10 doanh nghiệp bền vững Việt Nam.
Khách sạn 5 sao Mai House Saigon chính thức đi vào hoạt động.


2021

TBS Group chính thức đưa nhà máy Mỹ Phong (tỉnh Trà Vinh) vào chuỗi sản
xuất ngành giày và túi xách, tiếp tục thực hiện hố mục tiêu mở rộng quy mơ
sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.1.4. Giá trị cốt lõi
Nhân sự: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhân viên là tài sản q giá, là vũ
khí chiến lược góp phần cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
Đồng hành cùng phát triển và chia sẻ: Đồng hành cùng với khách hàng, đối tác và
nhân viên xây dựng TBS phát triển, thành cơng và cùng chia sẻ lợi ích.

8


Đổi mới và sáng tạo: Luôn không ngừng đổi mới sáng tạo làm nền tảng cho sự phát
triển.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, xã hội và người lao động
góp phần làm cho cuộc sống, cho xã hội tốt đẹp hơn.
1.2. Các lĩnh vực hoạt động
1.2.1. Sản xuất cơng nghiệp Da giày
Tầm nhìn: Hướng đến là doanh nghiệp sản xuất giày với quy mô hàng đầu thế giới.
Chủng loại: Tập trung chuyên biệt các dòng sản phẩm giày injection, casual, work
shoes cùng các loại giày thể thao các loại.
Sau hơn 30 năm hoạt động, TBS được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp da giày tại thị trường Việt Nam với nhiều thành tựu
lớn nhờ vào năng lực sản xuất quy mô lớn cùng chất lượng sản phẩm đáng tin cậy. Đặc
biệt, TBS đã có sự hợp tác lâu dài và sự đánh giá cao với các khách hàng: Decathlon,
Wolverine, Skechers.

1.2.2. Sản xuất công nghiệp Túi xách
Hiện tại, TBS sở hữu 1 nhà máy ba lô và 4 nhà máy túi xách. Tất cả bao gồm 137
chuyền may thuộc 12 phân xưởng. TBS tập trung vào các dòng sản phẩm chính: Túi xách
cao cấp cho nữ, túi xách nam, ví nam nữ, ba lơ, túi du lịch. Chuỗi sản xuất khép kín từ chặt,
may, đóng gói cùng với các xưởng phụ trợ cung cấp dịch vụ thêu, in, ép và công cụ sản
xuất, dao chặt, khuôn với nguồn nhân lực 10.000 cán bộ, công nhân viên và năng lực sản
xuất 25 triệu sản phẩm/năm.
Chủng loại: Ví nam - nữ, Túi xách cao cấp cho nữ, Túi du lịch, Túi xách nam, Ba lô.
Đối tác - Khách hàng: Coach, Lancaster, Decathlon, Kate Spade, Tory Burch, Titleist.
1.2.3. Đầu tư - Kinh doanh - Quản lý Bất động sản và Hạ tầng công nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư TBS Land.
Danh mục đầu tư tập trung ở các lĩnh vực: Bất động sản dân dụng; dịch vụ khách sạn, nghỉ
dưỡng, sân golf; bất động sản công nghiệp; logistics; thương mại dịch vụ; bất động sản nhà
ở.
9


Một số dự án nổi bật TBS Land thực hiện: Dự án Green Tower – Dĩ An; dự án Thanh Bình
Residence – Dĩ An; dự án Hồ Gươm Xanh Thuận An City.
1.2.4. Cảng và Logistics
Hệ thống kho bãi quy mô lớn, theo tiêu chuẩn quốc tế: diện tích kho lên đến 220.000
m2 với sức chứa tối đa 60.000 containers trải dài từ kho ngoại quan đến kho nội địa, từ kho
bách hóa đến kho chuyên dụng.
Hiện ICD TBS Tân Vạn đang là đối tác của các khách hàng danh tiếng và uy tín ở
trong nước cũng như thế giới như: SCANWELL Logistics, GEODIS WILSON, APL
Logistics, DHL Forwarding, DAMCO Vietnam, YUSEN Logistics, EXPEDITORS,
DULOS International, DHL Supply Chain,… Đặc biệt, TBS Logistics là nhà cung cấp dịch
vụ kho bãi lớn nhất cho APL, Maersk.
1.2.5. Du lịch
TBS kinh doanh và quản lý, phát triển chuỗi nhà hàng cao cấp tại Việt Nam và Đông

Nam Á, chuỗi sân gôn, khu nghỉ dưỡng - khách sạn. Với tổng diện tích sàn là 32.000m2,
sân Golf MONTGOMERIE LINKS cung cấp đến 172 phòng ở khách sạn đạt tiêu chuẩn 5
sao quốc tế.
1.2.6. Thương mại và dịch vụ
TBS đang ngày càng khẳng định vai trò chuyên nghiệp, vị thế trong lĩnh vực phân
phối các sản phầm túi xách và giày bằng sự thấu hiểu đối với thị trường bán lẻ và năng lực,
uy tín của mình.
Với hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc, trong 7 năm liên tiếp TBS Retail
là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO với 16 cửa hàng, ln duy trì ECCO trở thành
thương hiệu giày comfort hàng đầu tại Việt Nam. Một biểu tượng thời trang nổi tiếng khác
là Cole Haan, một thương hiệu đến từ Mỹ, đã chính thức được TBS Retail đưa vào thị
trường Việt Nam vào cuối năm 2015 bằng việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Q.7. Đây
đồng thời cũng là cửa hàng lớn nhất Châu Á của Cole Haan hiện nay.

10


1.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy

Giám đốc
Khối văn phòng

Khối sản xuất

Phịng Hành chính

Xưởng chặt

Phịng Nhân sự


Xưởng may 1

Phịng QLCL

Xưởng may 2

Phòng HTCN

Xưởng may 3

Phòng R&D

Xưởng may 4

Phòng KHSX

Xưởng may 5

Nguồn: Phòng Nhân sự
Khối văn phòng bao gồm: phòng Nhân sự, phịng Hành chính, phịng Quản lý chất lượng,
phịng Hồn thiện cơng nghệ, phịng Nghiên cứu và phát triển và phòng Kế hoạch sản xuất.
Khối sản xuất bao gồm: xưởng chặt và 5 khu vực xưởng may.

11


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng (Quality Control) theo định nghĩa của ISO 9000 là các hoạt động
và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Phiên bản ISO 9001:2015 cũng đã định nghĩa kiểm soát chất lượng là một phần của quản
lý chất lượng, tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát chất lượng
phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng nhằm
ngăn ngừa sản xuất ra những sản phẩm khuyết tật.
2.2. Kiểm sốt q trình bằng thống kê (SPC – Statistical Process Control)
2.2.1. Lưu đồ
 Khái niệm
Theo Nguyễn Thúy Quỳnh Loan & Bùi Nguyên Hùng (2016), lưu đồ hay cịn gọi là
sơ đồ q trình là công cụ đơn giản được sử dụng phổ biến trong quản lý chất lượng. Trong
cải tiến chất lượng, sơ đồ q trình được ứng dụng để phân tích ngun nhân, khoanh vùng
phạm vi gây ra lỗi. Để tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi cần xác định khu vực xảy ra lỗi
và tập trung nguồn lực để cải tiến khu vực đó. Lưu đồ sẽ cho thấy một bức tranh tồn cảnh
về q trình sản xuất và cung cấp dịch vụ từ đó xác định được khu vực cần cải tiến cần
thực hiện.
 Các bước để xây dựng lưu đồ
Cách xây dựng lưu đồ:
- Bước 1: Mỗi cá nhân chỉ ra các hoạt động riêng lẻ tạo nên quá trình
- Bước 2: Liệt kê các hoạt động để tất cả cùng sắp xếp theo thứ tự
- Bước 3: Sử dụng mẫu giấy lớn để vẽ các hoạt động trên theo dạng sơ đồ
- Bước 4: Kiểm tra với các thành viên xem cịn bỏ sót hoạt động nào hoặc có đồng ý với
q trình đó hay khơng, sau đó thay đổi nếu cần

12


- Bước 5: Kiểm tra lưu đồ bằng việc chạy thử trong hoạt động thực tế và xem xét xuyên
suốt quá trình.
 Nguyên tắc khi xây dựng lưu đồ:
Việc xây dựng lưu đồ sẽ trở nên đơn giản khi tuân thủ các nguyên tắc sau:
-


Nguyên tắc 1: Những người thích hợp phải được tham gia vào xây dựng lưu đồ.
Trong đó bao gồm những người làm những cơng việc của quá trình, những người
cung cấp cho các quá trình, khách hàng của mỗi q trình, người giám sát khu vực
đó và một số người tham gia điều phối.

-

Nguyên tắc 2: Tất cả các thành viên của nhóm đều phải tham gia xây dựng lưu đồ
để đảm bảo đầy đủ thông tin, thảo luận và tiết kiệm thời gian.

-

Nguyên tắc 3: Dữ liệu phải dễ tiếp cận đối với mọi thành viên. Để việc vẽ lưu đồ có
hiệu quả, nên sử dụng giấy khổ lớn cùng các mẫu giấy nhỏ và keo dán. Điều này
giúp các thành viên thấy được toàn bộ lưu đồ cũng như dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa
thông tin khi cần thiết.

-

Nguyên tắc 4: Thời gian phải được phân phối đầy đủ. Các thành viên sẽ cần nhiều
thời gian để thu thập thêm thông tin từ việc phân cơng theo chức năng của q trình.

-

Ngun tắc 5: Mọi người càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi là chìa khóa
để lưu đồ hóa các q trình. Khơng nên đặt câu hỏi “tại sao”, nó có thể làm cho
thành viên rơi vào thế phòng thủ. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể đặt câu hỏi
đó, nhưng chỉ khi nhóm cần loại thơng tin như vậy.


2.2.2. Phiếu kiểm tra (Check sheet)
 Khái niệm
Theo Nguyễn Thúy Quỳnh Loan & Bùi Nguyên Hùng (2016), phiếu kiểm tra là một
dạng biểu mẫu dùng để thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan và nhất quán.
 Mục đích sử dụng phiếu kiểm tra
Phiếu kiểm tra thường được dùng để:
13


-

Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu trong quá trình sản xuất

-

Kiểm tra các dạng khuyết tật

-

Kiểm tra vị trí các khuyết tật

-

Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm

-

Kiểm tra xác nhận công việc

Theo Magar & Shinde (2014), dữ liệu thu thâp được bởi check sheet cần được phân loại

thành các nhóm có ý nghĩa. Việc phân loại dữ liệu giúp người phân tích dễ dàng hiểu sơ
bộ về tính liên quan và độ phân tán của dữ liệu để có kế hoạch phân tích sâu hơn. Phân loại
dữ liệu cịn gọi là phân tầng, bao gồm theo nhóm, vị trí, chủng loại,...Ví dụ về các vấn đề
cần theo dõi có thể là: số lần máy dừng/ngày, số cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, lượng
rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc,..
Bảng 2. 1. Phiếu kiểm tra lỗi khuyết tật
Nguồn: Tác giả tự thu thập

 Các bước xây dựng phiếu kiểm tra:
-

Bước 1: Xác định mục tiêu của phiếu kiểm tra

-

Bước 2: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

-

Bước 3: Thiết kế biểu mẫu để ghi chép dữ liệu

-

Bước 4: Thử nghiệm biểu mẫu bằng việc thu thập và ghi chép dữ liệu
14


-

Bước 5: Xem xét lại và sửa đổi biểu mẫu nếu cần thiết.


2.2.3. Biểu đồ nhân quả
 Khái niệm
Biểu đồ nhân quả (Cause- Effect Diagram) hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa hoặc
biểu đồ xương cá. Theo Nguyễn Thúy Quỳnh Loan & Bùi Nguyên Hùng (2016), biểu đồ
nhân quả là một danh sách liệt kê có hệ thống những nguyên nhân dẫn đến kết quả. Biểu
đồ nhân quả là phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho hàng kém chất lượng, từ
đó thực hiện hành động để đảm bảo chất lượng. Công cụ này giúp phát hiện nguyên nhân
tối đa, những nguyên nhân này có liên quan đến hiện tượng nào đó, tới phế phẩm và đặc
trưng chất lượng. Đồng thời giúp nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống.
Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ xương cá tổng quát

 Mục đích sử dụng biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố chính và phụ nhằm xác định
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến đối với các doanh
nghiệp trong giải quyết vấn đề. Nhằm đi tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lỗi, kết hợp với
một số công cụ khác để đưa ra giải pháp khắc phục và cải tiến vấn đề.
Để xây dựng biểu đồ nhân quả một cách hiệu quả, cần lưu ý một vài điểm sau:

15


-

Xem xét một bức tranh tổng thể, nhìn vấn đề ở góc độ rộng hơn

-

Phải lắng nghe ý kiến của những người trực tiếp tham gia trong quy trình


-

Để biểu đồ được hoàn thiện, các thành viên nên cùng xem xét lại biểu đồ sau khi đã
vẽ xong và hỏi thêm ý kiến của người có kiến thức về hoạt động của q trình.

-

Có thể thực hiện bằng cách lấy một tấm bảng treo tại nơi quá trình đang hoạt động

-

Thay vì hướng vào vấn đề cần cải tiến, ta có thể hướng tới mục tiêu mong muốn của
tổ chức.

 Cách xây dựng biểu đồ nhân quả
Để xây dựng biểu đồ nhân quả, cần thực hiện các bước sau đây:
-

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích để tìm nguyên nhân gốc rễ

-

Bước 2: Viết đặc tính cần phân tích phía bên phải và vẽ một mũi tên lớn từ trái qua
phải

-

Bước 3: Xác định các nguồn của nguyên nhân chính, vẽ ra bảng lớn để dễ nhìn thấy

-


Bước 4: Xác định tất cả các nguyên nhân có thể tạo ra vấn đề

-

Bước 5: Kiểm tra thực tế và loại bỏ các giải thuyết về nguyên nhân có bằng chứng
phủ định

-

Bước 6: Giữ lại các nguyên nhân có bằng chứng rõ ràng hoặc khơng có bằng chứng
phủ định

-

Bước 7: Sử dụng kỹ thuật 5Whys để phân tích đến nguyên nhân gốc rễ

2.3. Phân tích tác động và hình thức thất bại tiềm ẩn – FMEA (Potential Failure Mode
and Effects Analysis)
 Khái niệm
Theo Chauhan và cộng sự (2011), FMEA là một phương pháp có hệ thống nhằm
nhận diện những vấn đề/ sai lỗi, xác định những vấn đề/sai lỗi không thể chấp nhận, ngăn
chặn các vấn đề/sai lỗi về sản phẩm và quy trình trước khi chúng xảy ra. Có 2 dạng FMEA
gồm: D- FMEA và P-FMEA.

16


×