Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

(Th) một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.49 KB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt văn miêu
tả
Thuộc lĩnh vực: Môn Tiếng Việt

Người thực hiện: .........
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .........


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện .........

Số
TT

Họ và tên

1

.........

Ngày tháng Nơi cơng


năm sinh
tác

01/01/1975

Chức
danh

Giáo viên
Tiểu
học ......... 9 mơn

Tỷ lệ (%)
Trình độ
đóng góp vào
chun
việc tạo ra
mơn
sáng kiến
Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 làm tốt văn miêu tả”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được tôi áp dụng lần đầu vào ngày 01 tháng 10 năm 2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:

4.1 Nội dung sáng kiến.
4.1.1 Tính mới: Điểm mới trong sáng kiến này là nghiên cứu và tìm ra
một số biện pháp để giúp học sinh lớp 4 làm tốt văn miêu tả.
Điểm mới thứ nhất trong sáng kiến này chính là sự hỗ trợ đắc lực của Tiết
đọc thư viện trong việc làm giàu vốn từ và trí tưởng tượng phong phú cho học
sinh giúp các em vận dụng có hiệu quả vào quá trình viết văn miêu tả.
Điểm mới thứ hai chính là sự hoạt động tích cực của Câu lạc bộ Tiếng
Việt đã tạo ra một sân chơi bổ ích và lí thú cho học sinh. Giúp các em có điều
kiện được giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Qua đó học sinh có kĩ năng trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, đúng nội dung, khả năng diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
4.1.2 Tính thực tiễn:
Thực tế dạy học cho thấy ở trường Tiểu học hiện nay số giáo viên có tiết
dạy Tập làm văn sinh động, hấp dẫn chưa nhiều, một số giáo viên còn thiếu tự
1


tin khi dạy phân mơn Tập làm văn do đó phân mơn này ít được thầy cơ lựa chọn
để dạy thao giảng hay dạy chun đề.
Cịn học sinh ngồi Sách giáo khoa các em cịn có rất nhiều tài liệu tham
khảo giúp các em có cái nhìn phong phú và đa dạng hơn. Nhưng một số em còn
phụ thuộc nhiều vào sách tham khảo, có tư tưởng ngại học, ỷ lại nên cách cảm
nhận của các em không phong phú mà thường đi theo lối mịn rập khn, tẻ
nhạt. Vì thế giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh có năng lực nói và viết tốt.
Nhờ năng lực này các em biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp,
học tập và hình thành nhân cách cho học sinh.
4.1.3 Thực trạng của sáng kiến.
Tập làm văn là một phân mơn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học. Nó nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác nhau của
môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh tạo ra một năng lực mới: năng lực hình
thành văn bản nói và viết. Đây là một phân mơn mang tính chất thực hành tổng

hợp và sáng tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân trong quá trình tạo lập văn bản.
Để viết được một bài văn học sinh phải sử dụng rất nhiều kĩ năng: kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết
đoạn, liên kết đoạn,... Bên cạnh đó phân mơn Tập làm văn cịn có vai trị quan
trọng trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ, rèn
cho học sinh nói, viết đúng Tiếng Việt và hình thành nhân cách cho học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh tình u Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, đồng thời nó là hành trang trên bước đường
đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng
tri thức vơ tận của lồi người.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói
chung, phân mơn Tập làm văn nói riêng cịn khiêm tốn, đa số học sinh đã biến
các bài văn miêu tả thành bài văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về
từ, diễn đạt ý rườm rà, tối nghĩa. Cách dùng từ đặt câu chưa phù hợp, viết câu
cịn rời rạc, chưa liên kết, thiếu lơgíc, chưa sáng tạo. Bố cục bài văn chưa rõ
ràng, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh chưa linh hoạt, chưa sinh động. Một số
2


em còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết sử
dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của bản thân, biến lời văn
người khác thành cách diễn đạt của mình do đó bài văn chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả dạy và
học Tập làm văn miêu tả cho học sinh là việc làm vơ cùng cần thiết vì vậy tôi đã
chọn và nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt
văn miêu tả”.
4.1.4 Ngun nhân:
Qua q trình giảng dạy tơi đã tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức, năng
lực học tập của từng học sinh, phân loại đối tượng học sinh trong lớp, ngồi ra trong
q trình nghiên cứu tơi đã tìm ra một số ngun nhân chính dẫn đến thực trạng

chất lượng các bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 chưa cao. Cụ thể như sau:
a. Học sinh:
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy
đơn giản trực quan, chất lượng cảm thụ văn học của các em chưa đồng đều, vốn
sống ít vì thế khi viết văn học sinh cịn gặp khơng ít khó khăn nên dẫn đến tình
trạng chất lượng bài văn chưa cao.
- Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác
quan để quan sát, khi quan sát chưa theo một trình tự nhất định mà thấy đâu tả đó.
- Học sinh chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để đặt câu, vốn từ ngữ cịn
nghèo nàn nên các em chưa viết được câu văn hay, diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc.
- Một số em chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn dẫn
đến lời văn khơ khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.
- Một số học sinh chưa sáng tạo trong việc dùng văn mẫu, các em thường
rập khuôn máy móc theo các bài văn mẫu mà chưa biết cách sáng tạo, chọn lọc
những câu văn hay, những hình ảnh đặc sắc thành cái riêng của bản thân.
- Một số học sinh hỗ trợ viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch
lạc, các ý trong bài văn còn lủng củng, bố cục không rõ ràng.
- Học sinh chưa thực sự u thích mơn học.
3


b. Giáo viên:
- Một số giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để xây dựng kế
hoạch dạy học sao cho phù hợp.
- Phân môn Tập làm văn mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng một số
giáo viên chưa biết cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học
của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu Tiếng Việt, thiếu sự kết hợp,
liên hệ giữa tiết dạy phân môn Tập làm văn với các môn học khác.
- Việc nhận xét và sửa bài cho học sinh của một số giáo viên còn chung
chung: chưa quan tâm đến việc sửa ý, sửa câu, cách dùng từ đặt câu hay việc sử

dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn của học sinh, do đó các em chưa tự
phát hiện ra những hình ảnh đẹp, những câu văn hay cần được phát huy trong
bài và những điểm chưa hay, chưa đúng cần phải khắc phục.
- Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị bài trước khi
lên lớp, chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, còn dạy rập khuôn, thiếu sự dẫn
dắt gợi mở cho học sinh, chưa kích thích được sự sáng tạo tìm tịi của các em
trong khi viết văn.
c. Phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cịn
phó mặc hồn tồn việc học tập, rèn luyện của con cho cô giáo và nhà trường.
- Một số em gia đình có hồn cảnh khó khăn nên phụ huynh cịn mải làm
kinh tế nên khơng có điều kiện quan tâm tới việc học tập của con.
- Một bộ phận nhỏ phụ huynh do nhận trình độ nhận thức cịn hạn chế nên
khơng thể đơn đốc nhắc nhở, kiểm tra việc ôn bài và chuẩn bị bài của học sinh
khi ở nhà.
4.1.5 Các giải pháp thực hiện:
Từ thực trạng và nguyên nhân tôi đã tiến hành khảo sát thu được kết quả sau:

TSHS

30

Bài viết trình

Bài viết trình

Bài viết trình

Bài viết trình


bày đúng bố cục,

bày đúng bố

bày đúng bố

bày chưa đúng

diễn đạt rõ ràng,

cục, diễn đạt

cục, diễn đạt

bố cục, diễn đạt

có cảm xúc

rõ ràng

chưa rõ ràng

chưa rõ ràng

0

2 = 6,7%

19 = 63,3%


9 = 30%
4


Để giúp học sinh lớp 4A trường Tiểu học ......... khắc phục những khó khăn
trong q trình làm văn miêu tả bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tạo động cơ học văn miêu tả cho học sinh.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là ln muốn khám phá và tìm hiểu
những điều mới mẻ. Do đó, trong giờ Tập làm văn giáo viên cần tận dụng và
phát huy tối đa đặc điểm này của các em để tạo ra động lực, nhu cầu muốn nói
và viết văn cho học sinh. Thu hút các em tích cực tham gia vào các hoạt động
trong giờ học, làm cho các em cảm thấy yêu thích phân môn Tập làm văn. Để
làm được điều này trước tiên giáo viên cần:
- Tạo ra các tình huống để các em háo hức muốn khám phá, tìm hiểu điều
thú vị trong mỗi đối tượng được miêu tả. Hoặc giáo viên có thể gây hứng thú
cho học sinh bằng cách chơi trò chơi giải những câu đố về cây, hoa, con vật như:
Da cóc mà bọc trứng gà,
Bổ ra thơm phức, cả nhà muốn ăn.
(Là quả gì?)
Áo đơn, áo kép, đứng nép bờ ao.
(Là cây gì?)
Con gì mào đỏ,
Lơng mượt như tơ,
Sáng sớm tinh mơ,
Gọi người thức dậy.
(Là con gì?)…
- Từ những câu đố, giáo viên vừa giới thiệu cho học sinh về cây, hoa, con
vật định tả vừa lưu ý cho học sinh những đặc điểm riêng biệt giữa cây này và
cây, khác, giữa con vật này với con vật khác.
- Chọn đề bài gần gũi, quen thuộc với học sinh: Việc chọn đề bài gần gũi,

quen thuộc với học sinh sẽ giúp các em có thể quan sát đối tượng miêu tả một
cách dễ dàng, cụ thể. Từ đó sẽ tạo ra động cơ học tập cho học sinh.
- Gợi cảm xúc cho các em trước khi viết bài.
5


Ví dụ: Trong tiết Kiểm tra viết (sách Tiếng Việt 4 tập 2 - Trang 92) có đề bài
gợi ý: Tả một cây hoa. Tơi đã dựa vào đó và ra đề bài: Em thích lồi hoa nào
nhất? Hãy tả lồi hoa đó.
Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả.
Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm
cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội
tâm của con người. Như vậy khi dạy thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 4 giáo
viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét về người, vật, cảnh vật, đồ vật, …
cụ thể, sống động như nó vốn có trong đời sống hàng ngày.
- Một bài văn hay, có giá trị khơng chỉ ở chỗ trình bày rõ ràng, mạch lạc,
dễ hiểu, mà cái quan trọng hơn là học sinh phải biết truyền những rung cảmcủa
mình vào đối tượng miêu tả để người đọc không chỉ thấy hiện ra trước mắt mình
một con người, con vật, một dịng sơng,... mà cịn nghe được cả giọng nói, tiếng
kêu, tiếng nước chảy, biết được mùi vị của trái cây, mùi thơm của hoa, hay mùi
rêu, mùi ẩm mốc,... thậm chí người đọc cịn cảm nhận được tâm trạng vui, buồn,
yêu, ghét của con người, con vật và cả cỏ cây.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối
tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả.
a. Quan sát đối tượng miêu tả:
Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng nhất trong làm văn đặc biệt là văn
miêu tả. Việc viết bài tốt hay không dựa vào sự quan sát tỉ mỉ hay hời hợt của
từng học sinh. Bạn nào quan sát tốt, tỉ mỉ thì bài viết sẽ sâu sắc, trau chuốt, cịn

bạn nào ít tập trung trong quan sát thì bài viết hời hợt, khơ khan, ít hình ảnh hơn.
Chính vì vậy việc quan sát trong bài văn miêu tả là rất cần thiết. Vì thế khi hướng
dẫn học sinh quan sát tôi thường hướng các em quan sát theo các bước sau:
- Chọn vị trí quan sát tốt: Việc chọn vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù
hợp, sẽ giúp học sinh nắm được cái thần của đối tượng, cảm nhận đối tượng một
cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn.
6


- Quan sát bằng nhiều giác quan: Đây là thao tác quan trọng trong quá
trình viết văn của học sinh Tiểu học. Bên cạnh việc quan sát bằng mắt học sinh
cịn phải biết quan sát bằng thính giác (Lắng nghe tiếng kêu, tiếng động của sự
vật hiện tượng), khứu giác (ngửi được hương thơm của các loài hoa...). Với sự
kết hợp đó học sinh sẽ có sự hình dung sinh động về sự vật, hiện tượng qua đó
bài viết sẽ hay hơn.
- Quan sát để phát hiện và tìm ra đặc điểm nổi bật của sự vật hiện tượng:
Bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc miêu tả giống nhau khi cùng quan sát
một sự vật, hiện tượng. Có tìm được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu mới giúp
bài viết của mỗi học sinh mang cá tính riêng, không nhàm chán, khô khan. Tuy
nhiên, tuỳ từng kiểu bài giáo viên hướng dẫn học sinh có những cách quan sát
khác nhau.
Ví dụ:
- Đới với kiểu bài Tả đờ vật giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo
trình tự: mắt nhìn, tay sờ, tai nghe, mũi ngửi,… 
- Đối với kiểu bài Tả cây cối giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết quan
sát theo trình tự: từ xa đến gần, từ bao quát đến bộ phận, quan sát nét khác biệt
của cây được miêu tả với những cây khác.
- Đối với kiểu bài Tả con vật giáo viên hướng dẫn học sinh biết quan sát: ngoại
hình rồi mới đến những thói quen sinh hoạt và những hoạt động của con vật.
Hình ảnh học sinh quan sát chiếc cặp


Hình ảnh học sinh quan sát cây hoa
Hình ảnh học sinh quan sát cây bàng
Hình ảnh học sinh quan sát cây phượng

7


b. Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát. Lựa chọn hình ảnh, nội dung
miêu tả.
Quan sát ln đi liền với ghi chép, đó là một yếu tố không thể thiếu
trong phân môn Tập làm văn. Ghi chép làm giàu thêm cho trí nhớ, giúp học
sinh lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc để vận dụng vào viết
văn. Do đó giáo viên cần xây dựng cho học sinh có thói quen ghi chép vào Sổ
tay văn học khi quan sát. Hướng dẫn học sinh ghi lại những đặc điểm cơ bản:
hình dạng, màu sắc, hoạt động,… của đới tượng, sau đó lựa chọn và viết lại
những điều mà người khác không nhìn thấy để bài viết của mình có cái mới,
cái riêng, cái độc đáo.

c. Sắp xếp ý, đoạn:
Sau khi quan sát kĩ và ghi chép cẩn thận, giáo viên hướng dẫn học sinh
biết cách lựa chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả. Sau đó sắp xếp
các ý theo đoạn một cách hợp lí.
Ví dụ:
Khi dạy học sinh viết đoạn Miêu tả đặc điểm bên ngồi của chiếc cặp, tơi
đã hướng dẫn học sinh cụ thể như sau:
- Xác định đề bài:
Đề bài yêu cầu gì? (Tả đặc điểm, hình dáng bên ngoài chiếc cặp).
- Quan sát và ghi chép các đặc điểm bên ngồi của chiếc cặp:
+ Cặp cịn mới hay đã cũ?

+ Cặp có hình gì? Kích thước như thế nào?
+ Cặp có màu gì? Làm bằng vải hay da?
+ Quai cặp như thế nào?
+ Mặt cặp, nắp cặp được trang trí ra sao?
8


+ Khóa cặp nằm ở đâu, khi đóng mở cặp có âm thanh gì?...
+ Cảm nhận của em đối với chiếc cặp đó?
- Sắp xếp các ý theo từng đoạn: Sau khi tìm ý, tơi cho các em chọn và sắp
xếp ý thành các đoạn phù hợp. Cụ thể:
+ Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát đặc điểm của chiếc cặp gồm các câu:
Cặp còn mới hay đã cũ? Cặp hình gì? Kích thước thế nào?
+ Các câu thân đoạn: Tả các chi tiết hình dáng bên ngồi của chiếc cặp
gồm các câu: màu sắc, chất liệu, quai cặp, mặt cặp, nắp cặp, khóa cặp.
+ Câu kết đoạn: Nêu cảm nhận của em về chiếc cặp đó gồm câu: Cảm
nhận của em đối với chiếc cặp.
Bài làm của học sinh lớp tơi:

Biện pháp 4: Giúp học sinh tích lũy vốn từ và làm giàu trí tưởng tượng.
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn và bài văn. Nó
có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh viết được
đoạn văn, bài văn hay. Học sinh có hiểu, sử dụng đúng từ mới có thể diễn đạt
đúng, diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Nhưng thực tế vốn từ của các em
cịn rất ít. Để giúp học sinh có vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng
tơi đã thực hiện như sau:
a. Tích lũy vốn từ cho học sinh qua các môn học: Nhiều bài Tập đọc, Kể
chuyện, Tập làm văn có số lượng từ ngữ miêu tả trong bài rất phong phú, sử
dụng từ sáng tạo. Vì vậy khi dạy tơi thường chỉ ra các từ ngữ miêu tả, có thể
chọn trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi

sử dụng từ.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Sầu riêng” tôi đã giúp học sinh phát hiện ra
những từ, cụm từ rất đặc sắc tác giả dùng để tả trong bài:

9


- Tả dáng vẻ của cây sầu riêng có các từ: khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột,
dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn,…
- Tả mùi thơm của hoa sầu riêng có các từ: thơm đậm, bay xa, lâu tan,
thơm ngát, ngào ngạt,…
- Tả hương vị sầu riêng có các từ: thơm mùi thơm, béo cái béo, ngọt vị
ngọt,…
Hay khi dạy Kể chuyện: “Con vịt xấu xí” tơi cung cấp cho học sinh một
số từ, cụm từ dùng để miêu tả ngoại hình: Quá nhỏ, yếu ớt,.. Hành động: chành
chọe, bắt nạt, hắt hủi,...
Khi dạy Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật thông qua bài tập các
em cũng sẽ tự tích lũy cho mình một số từ, cụm từ như: tả ngoại hình: trịn, hùng
dũng. Hành động: chễm chệ. Tiếng kêu: ù ù, rào rào, phù phù, ồm ồm,…
Như vậy thông qua bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn,… học sinh đã
tích lũy được một số vốn từ dùng để miêu tả về hình dáng, hoạt động của con
vật hay tả các bộ phận của cây. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghi chép lại các
từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề. Cụ thể:
- Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng
khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ;mượt mà,....
- Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn, ...
- Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, yếu ớt, oai vệ,...
Bên cạnh đó tơi cịn hướng dẫn cho học sinh biết bộc lộ tình cảm, thái độ
của mình đối với đồ vật, con vật, cây cối như: yêu hay ghét, gắn bó hay khơng
gắn bó,... để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn, các em còn biết liên hệ bản

thân đã làm gì để chăm sóc con vật, cây cối? Hay giữ gìn đồ vật?
b. Giúp học sinh luyện viết câu:
Do khả năng viết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh của một số
học sinh cịn nhiều hạn chế nên bài văn cịn nghèo hình ảnh, thiếu cảm xúc. Để
học sinh có kĩ năng viết câu tốt giáo viên nên tiến hành theo trình tự từ dễ đến
10


khó. Bước đầu giáo viên yêu cầu học sinh viết được câu đúng, câu có đủ thành
phần, diễn tả đúng ý mà người viết muốn nói. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn
học sinh phát triển từ câu đúng thành câu văn hay bằng cách mở rộng các thành
phần của câu, sử dụng câu ghép,… và nâng cao hơn là học sinh biết đưa các
biện pháp nghệ thuật vào trong câu văn để tạo ra nhưng câu văn hay, giàu hình
ảnh. Như vậy giáo viên đã từng bước hình thành cho học sinh thói quen viết câu
đúng và hay.
Tuy nhiên trong thực tế khả năng nhận thức của học sinh khơng giống
nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên đặt ra các yêu
cầu về mức độ cần đạt khác nhau. Cụ thể:
- Đối với học sinh nhận thức nhanh: Tôi yêu cầu học sinh đặt được câu
đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, tạo được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Thời gian trôi đi nhanh quá! Chẳng mấy chốc đã đến sinh nhật lần
thứ chín của em bạn Phong Lan có tặng em một món quà bất ngờ. Đó là cái bút
chì rất đẹp.
- Đối với học sinh có nhận thức trung bình: Tơi u cầu học sinh đặt được câu
đúng, thể hiện được nội dung cần nói.
Ví dụ: Chiếc bút chì này là của mẹ mua cho em vào ngày sinh nhật.
- Đối với một số học sinh cần hỗ trợ: Tơi chỉ u cầu học sinh đặt được
câu đúng.
Ví dụ: Cái bút chì này là của em.
Ngồi việc học sinh viết được câu đúng, câu hay giáo viên cần hướng dẫn cho

các em biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Vì ngắt câu đúng
sẽ diễn đạt rõ ràng làm cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Việc dạy cho các em sử dụng đúng dấu câu cần được tiến hành thường xuyên.
Để giúp học sinh sử dụng đúng dấu câu tôi thường đưa ra các trường hợp sử
dụng dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét và sửa.
Ví dụ: + Cây bàng cao thân cây. Xù xì.
11


+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng cây phượng.
- Học sinh trao đổi và sửa lại cho đúng:
+ Cây bàng cao, thân cây xù xì.
+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây phượng.
c. Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng:
Tưởng tượng trong miêu tả rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình
ảnh hồn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về đối
tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể và gần gũi
hơn. Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những
điểm tương đồng với đối tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng được
miêu tả với sự vật hiện tượng xung quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang
dấu ấn sâu sắc trong lịng người viết.
Từ tưởng tượng, học sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình
cảm, tình u của chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả
đối với bản thân và với cả những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng
tượng là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả năng cảm thụ cái đẹp của
người viết. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, sống động
và gần gũi hơn. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tưởng tượng theo cách:
- Không trực tiếp quan sát: tưởng tượng về đối tượng được miêu tả bằng
nhiều giác quan.
- Nhắm mắt, hình dung về đối tượng được miêu tả như: hình ảnh, hoạt động

của đối tượng, những ảnh hưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh.
- So sánh đối tượng được miêu tả với các đối tượng khác tương đồng.
- Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng được miêu tả.
- Nhân hoá hay tự nhiên hố một số hình ảnh đặc sắc ở đối tượng được
miêu tả.
- Dự đoán trựớc khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng được miêu
tả có thể vươn tới.
12


- Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa
vào bài viết.
- Bên cạnh việc làm giàu trí tưởng tượng cho học sinh, giáo viên cần bồi
dưỡng vốn sống cho các em để học sinh biết suy nghĩ có cảm xúc, có tình cảm.
Từ đó, giáo viên mới dạy cho các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc
bằng ngơn ngữ nói và viết.
Ngồi ra việc bồi dưỡng vốn sống cịn giúp học sinh miêu tả đối tượng
một cách chân thực chính xác tránh tình trạng tả sai thực tế như: “Cây hoa hồng
cao chừng bốn đến năm mét”, hay “hoa phượng thơm nồng nàn như hoa sữa”
hoặc “thân cây bàng bốn bạn ôm không xuể”.
Biện pháp 5: Hướng dẫn xây dựng đoạn văn.
Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết
đoạn văn trước khi viết một bài văn hồn chỉnh. Do đó, trong q trình thực hiện
các bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên cần rèn cho học sinh thực
hiện tốt kĩ năng viết từng đoạn.
a. Rèn kĩ năng viết đoạn Mở bài:
Mở bài có vai trị khá đặc biệt vì mở bài hay và hấp dẫn sẽ tạo được hứng
thú ở người đọc. Để giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn mở bài tốt tôi đã áp dụng
cách làm sau:
- Hướng dẫn học sinh phân tích kĩ đề để xác định được những yếu tố cần

nêu ở mở bài thơng qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
Ví dụ: Đề bài Tả chiếc cặp sách của em.
Tôi đã dùng hệ thống câu hỏi sau:
+ Đối tượng miêu tả là gì? (Chiếc cặp sách)
+ Của ai? (của em)
+ Em có đồ vật đó trong thời gian (hồn cảnh) nào? (Em có vào dịp năm
học mới, sinh nhật, đạt kết quả cao trong học tập)
- Yêu cầu học sinh thực hành làm các bài tập để củng cố và rèn kĩ năng
13


viết Mở bài. Các bài tập rèn kĩ năng có dạng: cho trước mở bài, xác định mở bài
đã cho là dạng mở bài trực tiếp hay gián tiếp. Viết mở bài khác với mở bài đã
cho bằng hai cách.
Ví dụ: Cho đoạn mở bài sau:
“Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào
cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng
từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng đó là cây hoa mà em yêu quý nhất.”
Em hãy cho biết mở bài trên là mở bài trực tiếp hay gián tiếp? Sau đó em
hãy viết mở bài khác bằng cách: Biến đổi mở bài trực tiếp thành mở bài gián
tiếp và ngược lại.
Với dạng Bài tập này các em vừa nắm vững cách xác định hai dạng mở
bài vừa giúp học sinh có kĩ năng viết tốt hai dạng mở bài đã học. Việc áp dụng
này đã giúp kĩ năng viết mở bài của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt.
b. Rèn kĩ năng viết đoạn Thân bài:
Thân bài là phần chính của bài văn nên phần này gồm các đoạn văn liên kết
với nhau và chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Phần thân bài cần tập trung
miêu tả những nét nổi bật, riêng biệt của đối tượng miêu tả. Các ý phải được sắp
xếp theo trình tự hợp lí. Mỗi đoạn văn nên tập trung nêu bật, làm rõ một dụng ý
miêu tả kết hợp với ngôn từ và các biện pháp nhân hóa, so sánh mà người viết

vận dụng để đối tượng miêu tả hiện lên rõ nét, sinh động và biểu cảm.
Tùy thuộc vào từng thể loại văn miêu tả mà giáo viên hướng dẫn học sinh
nắm được cách viết đoạn thân bài sao cho phù hợp.
Ví dụ: Đề bài Em hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Đây là dạng bài văn Tả đồ vật tôi hướng dẫn học sinh nắm được phần
thân bài cần viết làm hai đoạn:
Đoạn 1: Tả bao quát đồ vật: màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể của đồ vật...
Đoạn 2: Tả từng bộ phận của đồ vật (Lưu ý chọn những nét tiêu biểu để
14


miêu tả); có thể nêu cơng dụng, ích lợi của đồ vật.
Với cách làm như trên 100% học sinh trong lớp tôi đều biết cách xác định
đúng nội dung cần miêu tả trong phần thân bài, viết được đoạn thân bài đầy đủ,
đúng yêu cầu mà không bị lạc đề hoặc thiếu nội dung.
c. Rèn kĩ năng viết đoạn Kết bài:
Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rất quan trọng
bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng
miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm cho
phần kết bài khơ cứng, gị bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài khơng
mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng
dẫn, gợi ý để học sinh biết cách viết và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm
xúc của mình một cách tự nhiên.
Ví dụ: Đề bài Tả cái trống trường em.
+ Với đề bài trên, thông qua các câu hỏi gợi mở tôi hướng dẫn học sinh
phân tích để xác định được những các yếu tố cần nêu ở kết bài:
Ngày mới vào lớp 1, khi nghe tiếng trống trường, em có cảm giác gì?
Bây giờ học lớp 4 rồi, ngày nào cũng nghe tiếng trống, em càng thấy như
thế nào?...
Hoặc Tả cây ăn quả: Hình ảnh cây sai trĩu quả gợi cho em cảm nghĩ gì?

Mỗi khi ăn quả em nhớ đến điều gì?
+ Yêu cầu học sinh làm thêm các bài tập thực hành để rèn kĩ năng viết
đoạn Kết bài. Bài tập thực hành có dạng sau:
Em hãy cho biết kết bài sau là kết bài mở rộng hay kết bài không mở
rộng? Em hãy viết kết bài khác bằng cách: Biến đổi kết bài không mở rộng
thành kết bài mở rộng và ngược lại.
Ví dụ: Đề bài Tả cây bảng ở sân trường em.
Cho kết bài sau: “Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang
15


theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em.”
Hoặc dạng bài tập điền khuyết: Viết thêm phần cịn thiếu trong kết bài sau
để có một kết bài hồn chỉnh.
{.......}. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối
tốt tươi.
Cách làm này sẽ giúp học sinh vừa nắm vững hai dạng kết bài đã học vừa
được rèn kĩ năng viết kết bài. Do đó 100% học sinh trong lớp tơi đều phân biệt
và có kĩ năng viết đoạn kết bài khá tốt.

Tuy nhiên thời gian một tiết dạy trên lớp không đủ để rèn kĩ năng viết đoạn
văn cho những học sinh cần hỗ trợ, do đó mỗi tuần tơi thường dành ra một buổi
vào ngày nghỉ của mình để đến lớp hỗ trợ các em. Phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh trong việc kiểm tra, giám sát con học ở nhà. Vì thế các em đều đạt được
những yêu cầu cơ bản mà mỗi đoạn văn cần có.
Biện pháp 6: Rèn kĩ năng viết bài và trình bày đúng bố cục.
Sau khi học sinh đã có kĩ năng viết các đoạn văn tơi rèn cho học sinh có
kĩ năng viết và trình bày bài viết đúng bố cục. Để giúp học sinh thực hiện tốt kĩ
năng này tôi thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích đề bài, xác định nội dung viết, tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị

thực hiện yêu cầu viết (đoạn văn, bài văn) theo thể loại văn đã học (miêu tả đồ
vật, cây cối, con vật).
Bước 2: Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý, sao cho các
ý trong đoạn văn có sự liền mạch khơng rời rạc, lộn xộn, được diễn tả theo một
trình tự nhất định làm nổi bật ý chính.
Bước 3: Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu, nội dung
và thể loại. Cụ thể:
Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau tạo thành một văn bản
hồn chỉnh, bố cục chặt chẽ theo ba phần. Có thể liên kết các đoạn văn bằng cách
16


dùng từ nối hoặc cách sắp xếp ý theo trình tự đã học. Khi viết hết một đoạn văn
cần chấm xuống dòng.
Lời văn trong bài (trong đoạn) cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại.
Ví dụ: Tả đồ vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, đặc điểm, có
thể so sánh, nhân hóa làm cho các đồ vật vô tri trở nên sinh động.
Tả cây cối thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu sắc, hương
thơm, mùi vị. Có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra hình ảnh
cây cối ở từng thời kì phát triển hay từng mùa khác nhau.
Tả con vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ
ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật, có thể sử dụng biện pháp liên tưởng,
so sánh hay nhân hóa để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi
giữa con vật được miêu tả với con người.
Biện pháp 7: Luyện tập cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong
viết văn.
Để bài văn miêu tả vừa sinh động, tinh tế, vừa tình cảm, cuốn hút được
người đọc, người nghe giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách đưa nghệ
thuật vào bài văn miêu tả. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em đã có sẵn

tâm hồn văn chương. Để giúp các em khắc phục khó khăn khi sử dụng các biện
pháp nghệ thuật tôi đã làm như sau:
- Để học sinh tự phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu
văn, đoạn văn.
- Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy.
- Giải thích vì sao có thể so sánh như thế?
- Tập vận dụng so sánh tương tự.
Ví dụ: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thẳm tươi; người ta quên
đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn x ra như mn ngàn
con bướm thắm đậu khít nhau.
So sánh hoa phượng với hình ảnh khác em có cảm nhận thế nào về câu
17


văn trên?
- Yêu cầu các em ghi chép vào Sổ tay những câu văn, câu thơ có sử dụng
hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó.
Biện pháp 8: Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài Tập làm văn (rèn cho
học sinh kĩ năng phát hiện lỗi và tự sửa lỗi).
Tiết Tập làm văn trả bài có vị trí quan trọng trong việc rèn cho học sinh
có kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Để có kĩ năng này học sinh
phải biết tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, rút kinh nghiệm rồi chữa
hay viết lại đoạn văn, bài văn đã được giáo viên nhận xét ngay tại lớp. Qua đó
hình thành thói quen tự học tập để giúp học sinh tiến bộ. Đây chính là khâu cuối
cùng để hoàn thiện kĩ năng làm văn của học sinh.
Để tiết trả bài thật sự có hiệu quả tôi thực hiện thường xuyên theo các
bước sau:
Bước 1: Nhận xét bài.
Tuy nhận xét bài khơng nằm trong q trình lên lớp 40 phút nhưng nó lại
là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tiết trả bài. Trong bài viết của

học sinh, giáo viên cần chỉ ra đầy đủ và chính xác các lỗi mà các em mắc phải,
giúp học sinh tự nhận ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục trong
bài văn của mình.
Khi nhận xét bài giáo viên cần tơn trọng bài làm của các em, cố gắng hiểu
ý định cũng như cảm xúc của các em thể hiện trong bài viết. Tránh việc phê bình
bài làm của học sinh mà thay vào đó là những lời nhận xét chi tiết, cụ thể và thể hiện
rõ những điểm làm tốt cần phát huy, những điểm chưa tốt, biện pháp khắc phục.
Ví dụ: “Bài viết có nhiều ý hay, cần phát huy.” hoặc “Giọng văn giàu cảm
xúc, tuy nhiên em cần chú trình bày đúng bố cục 3 phần.”
+ Tránh những lời nhận xét chung chung, thiếu tính trân trọng, khơng
mang tính khích lệ, động viên học sinh như: Bài viết sơ sài hay Sai nhiều lỗi,
Bài làm được, Khơng có tiến bộ, Lười suy nghĩ,...
* Phân loại và gọi thành tên các lỗi của học sinh trong bài làm. Việc phân
loại lỗi cần chia ra những lỗi phổ biến ở nhiều học sinh và những lỗi có tính cá
nhân, cá biệt.
18


* Tìm hiểu nguyên nhân của các loại lỗi: Việc phân loại và gọi tên các lỗi
giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh được thuận lợi và có
cơ sở. Giáo viên cần đọc kỹ các lỗi để chỉ rõ nguyên nhân cơ bản trong việc mắc
lỗi của học sinh.
Bước 2: Trả bài
Ở bước này tôi thường dành từ ba đến năm phút để học sinh làm một số
việc sau:
+ Đọc lại bài viết và lời nhận xét của giáo viên.
+ Xem lại các lỗi đã mắc trong bài.
+ Xem lại các ý hay, cách lập luận trong bài viết.
Ảnh chụp HS đang đọc lại bài và phần nhận xét của GV
Bước 3: Sửa bài

Giáo viên nhận xét lần lượt bài làm của học sinh, nêu cụ thể các ưu, khuyết
điểm trong bài viết của các em. Viết những lỗi học sinh hay mắc vào bảng, sau
đó tôi dùng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh mắc lỗi tự phát hiện ra lỗi sai, nêu
cách sửa và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng. Trong trường hợp học sinh mắc
lỗi không tự sửa được tôi mời học sinh khác sửa giúp rồi yêu cầu học sinh đó
nhắc và tự viết lại cho đúng. Kiểm tra sát sao việc chữa lỗi của học sinh.
* Chữa lỗi về chính tả: Khi tả mùi thơm của hoa hồng có học sinh viết:
Hoa hồng có mùi thơm đặt biệt.
- Cho biết từ viết sai chính tả?
- Học sinh sẽ nêu là đặt
- Nếu viết đúng chính tả cần viết như thế nào? (đặc)
- Học sinh sẽ sửa lại là: Hoa hồng có mùi thơm đặc biệt.
* Chữa lỗi về dùng từ: Khi tả lớp vỏ của chiếc đồng hồ có học sinh viết:
Lớp vỏ nhựa màu đen bóng nhẫy, sờ vào có cảm giác rất dễ chịu.
- Theo em trong câu trên từ nào dùng sai? (bóng nhẫy)
- Cần thay thế bằng từ nào? (bóng lống)
- Học sinh sửa lại: Lớp vỏ nhựa màu đen bóng lống, sờ vào có cảm giác
rất dễ chịu.
19



×