Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường mỹ của tổng công ty cổ phần dệt may hà nội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.08 KB, 198 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ QUỐC CƯỜNG

LÊ THỊ ANH
Lớp: K54EK1
Mã sinh viên: 18D260001

HÀ NỘI – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



BẢN CAM ĐOAN

Tên em là: Lê Thị Anh

Mã sinh viên: 18D260001

Sinh viên lớp: K54EK1

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà
Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân em, khơng sao chép của bất cứ ai.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Người cam đoan
Anh
Lê Thị Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại, lời
đầu tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
đã dạy dỗ chúng em trong suốt bốn năm học vừa qua. Nhờ có thầy cơ, em đã trang
bị cho mình được những kiến thức bổ ích phục vụ cho cuộc sống.
Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, em đã học hỏi

và thu được rất nhiều kiến thức thực tế và nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ
giáo, em đã hồn thành khóa luận với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà
Nội”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới T.S Lê Quốc Cường - giảng viên
trường Đại học Thương Mại, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình hồn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh/chị phòng Xuất - Nhập
Khẩu của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội đã giúp em hồn thành tốt khóa luận
này.
Do kiến thức cịn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận của
em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của Tổng cơng ty cũng như giáo viên hướng dẫn để khóa luận của em hoàn
thiện hơn.
Em xin chân trọng cảm ơn!

2


MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN.....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU.....................................9
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...............................................................9
1.2 Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu.............................................................10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................12
1.4 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................13

1.5 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................13
1.6 Phương pháp nghiên cứu................................................................................14
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................14
1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................14
1.7 Kết cấu nghiên cứu.........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP..........................................16
2.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................................16
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu................................................................................16
2.1.2 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.........................................16
2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm.........................................19
2.1.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm........................20
2.2 Một số lí thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của
doanh nghiệp.........................................................................................................20
2.2.1 Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
..........................................................................................................................20
2.2.2 Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp...............................................................................................................21
2.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
nghiệp...................................................................................................................26
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.......................................................26
2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.......................................................28
3


2.3.3 Các nhân tố trong nội bộ ngành...............................................................30
2.4 Chiến lực nâng cao cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp..........................32
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu......................................................................33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI.............................................34
3.1 Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội..................................34
3.1.1 Khái quát quá trình hình và phát triển của Tổng công ty........................34
3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty..................35
3.1.3 Quy mô và cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty.......38
3.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công
ty CP Dệt May Hà Nội.........................................................................................41
3.2.1 Khái quát thị trường Mỹ..........................................................................41
3.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng may
mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty.......................................................43
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty
sang thị trường Mỹ...............................................................................................45
3.3.1 Chất lượng sản phẩm...............................................................................45
3.3.2 Danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp.........................................52
3.3.3 Thị phần xuất khẩu may mặc sang Mỹ của doanh nghiệp......................56
3.4 Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng
may mặc của Tổng cơng ty...................................................................................60
3.4.1 Các nhân tố bên ngồi của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội...............60
3.4.2 Các nhân tố bên trong của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội...............64
3.5 Thực trạng về chiến lực nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng
may mặc của Tổng công ty...................................................................................68
3.6 Đánh giá thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân...................................69
3.6.1 Thành tựu đạt được..................................................................................69
3.6.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.............................................................70
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI.........................................................72
4.1 Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu................................................72
4.1.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu may mặc của Việt
Nam 72

4


4.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Tổng công ty 73
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng
may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty...................................................73
4.3 Một số kiến nghị.............................................................................................77
4.3.1 Đối với các Hiệp hội, Phòng Thương mại Việt Nam..............................77
4.3.2 Đối với chính phủ, các bộ ngành liên quan.............................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................80
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................81

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Mơ hình 2.1: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần
Dệt May Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021
Bảng 3.2: Cơ cấu các mặt hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn
2018 – 2021
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu ngành may của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội
giai đoạn 2018 – 2021
Bảng 3.4: Giá trị và thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ từ năm 2015 đến
T6.2021
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng
công ty giai đoạn 2018 – 2021
Bảng 3.6: Chi phí ngun vật liệu đầu vào bình qn trên 1 ĐVSP của Tổng công
ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

Bảng 3.7: Chi phí thuê máy móc thiết bị của Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội
giai
đoạn 2019 – 2021
Bảng 3.8: Giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại của Tổng công
ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 3.9: Số lượng sản phẩm may mặc được sản xuất của Tổng công ty giai đoạn
2018 – 2021
Bảng 3.10: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội
trong giai đoạn 2018 – 2021
Bảng 3.11: Thị phần may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May
Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

6


Bảng 3.12: Số lượng cán bộ, nhân viên của Tổng Cơng ty Cổ phần Dệt May Hà
Nội (tính tới thời điểm 31/12/2021)
Bảng 3.13: Năng lực tài chính của Tổng cơng ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1


CBCNV

2

CP

3

ĐVSP

4

ISO 9001

5

FOB

Giao hàng trên tàu (Free on board)

6

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign

Cán bộ công nhân viên
Cổ phần
Đơn vị sản phẩm

Chứng chỉ quản lí chất lượng

direct investment)
7

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

8

LAB

Phịng thí nghiệm (laboratory)

9

LĐPT

Lao động phổ thông

10

LNST

Lợi nhuận sau thuế

11

NLCT


Năng lực cạnh tranh

12

NLCT XKSP

13

TCT

14

TSLN

15

TNHH - MTV

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
Tổng công ty
Tỷ suất lợi nhuận
Tự nhiên hữu hạn một thành viên

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng nhanh và trở

thành xu thế lớn của thế giới hiện đại, việc tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn của
Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
hàng hóa ra các thị trường quốc tế cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các mặt
hàng của nước ta. Có thể thấy rằng, dệt may là một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn của Việt Nam trong nhiều năm nay khi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD,
tăng 11,2% so với năm 2020, tăng 0,3% so với năm 2019. Việt Nam gia nhập WTO
và ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã
mang lại nhiều cơ hội và lợi thế cho hàng dệt may xuất khẩu trong việc thâm nhập
thị trường thế giới vì được các nước biết đến và quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó,
sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi
ích về đối xử cơng bằng, bình đẳng đã tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam có
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong tiến trình tồn cầu
hố, hội nhập và cạnh tranh ln là hai mặt song hành. Có thể thấy hội nhập kinh tế
quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp nhưng khi hội nhập
càng sâu thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt.
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là sản
xuất kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm sợi, may mặc sang thị trường nước ngoài.
Hiện nay, các mặt hàng may mặt của Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội đã có mặt
tại nhiều vùng quốc gia và lãnh thổ như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Trong đó,
Mỹ là thị trường chính và trọng yếu của Tổng công ty. Theo Hiệp hội Dệt May Việt
Nam, Mỹ là thị trường đứng đầu với 15,9 tỷ USD, tăng 12 % so với năm 2020, gấp
gần 4 lần so với vị trí thứ hai là Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt
may của nước ta. Thông qua các nghiên cứu về nhu cầu tiêu thụ cũng như nhập
khẩu mặt hàng may mặc, nhận thấy thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng và
quan trọng đối với Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội. Sau hơn 30 năm hoạt động,
có thể thấy cơ cấu của
9



Tổng cơng ty tại thị trường Mỹ có sự chuyển dịch tích cực hơn và ngày càng được
mở rộng. Tuy nhiên một trong những vấn đề cấp bách đặt ra là các doanh nghiệp
xuất khẩu may mặc của Việt Nam khơng ngừng lớn mạnh nhưng vẫn cịn nhiều
điểm yếu, đặc biệt là về việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổng Công ty CP Dệt
May Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ khi đứng trước áp lực cạnh tranh ngày
càng khốc liệt không chỉ tại thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế. Tỷ
trọng xuất khẩu sang Mỹ của Tổng cơng ty có xu hướng tăng nhưng không cao
trong giai đoạn 2020
– 2021 (tăng 0,8%) so với giai đoạn 2018 – 2019 (tăng 5,1%) và giai đoạn 2019 –
2020 (tăng 3,1%). Mặt khác, với lợi thế đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầu
tiêu dùng may mặc cao, Mỹ cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp may mặc của
nhiều quốc gia nhắm tới. Khi tình hình dịch Covid 19 ngày càng căng thẳng và sự
xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước sẽ là mối đe doạ
lớn cho Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội để cạnh tranh xuất khẩu tại thị trường
Mỹ. Đồng thời, Tổng cơng ty vẫn cịn tồn tại các vấn đề trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh và nếu những vấn đề này không được cải thiện sẽ tác động lớn đến
hoạt động kinh doanh cũng như thị phần của công ty khơng chỉ tại thị trường Mỹ
mà cịn cả trên thị trường quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn, em xin đề xuất đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty
Cổ phần Dệt May Hà Nội” với mục đích đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giải
quyết những vấn về còn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động
xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty.
1.2 Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu
Dưới góc độ lý thuyết, năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn là mối quan tâm
hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Cho đến hiện tại, đã có khơng ít nghiên cứu về
năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu nói riêng.
Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau thông qua cách tiếp
cận về phương pháp, nội dung và tiêu chí đánh giá. Mặc dù vẫn chưa có một khung

lý thuyết tiếp cận tồn diện và thống nhất về vấn đề này nhưng có rất nhiều cơng
trình, luận văn nghiên cứu có liên quan đến đề tài như sau:
10


Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng may mặc của Việt
Nam” của tác giả Vũ Ngọc Lân, chuyên ngành quản trị kinh doanh. Luận văn tập
trung vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng may mặc Việt
Nam thông qua các chỉ tiêu đánh giá, từ đó phát hiện những vấn đề cần đặt ra cho
hàng may mặc Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, tác giả
cũng đề cập đến các rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh may mặc
của Việt Nam, bên cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia trên
thế giới.
Luận văn “Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” của tác giả Nguyễn Quốc Thịnh. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về
cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc sử
dụng phương pháp thống kê và so sánh để đánh giá các tiêu chí đo lường NLCT.
Kết quả cho thấy, NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn nhiều hạn
chế. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản chủ yếu làm hạn chế NLCT của
các doanh nghiệp là năng lực sản xuất thấp, tỷ lệ hao phí nguyên liệu cao, chất
lượng sản phẩm chưa cao, chất lượng nhân lực yếu, thiếu nguyên liệu, công tác xúc
tiến thương mại chưa được đầu tư. Nhưng hạn chế của nghiên cứu là các chỉ tiêu
đánh giá NLCT được sử dụng trong nghiên cứu này là các chỉ tiêu định tính. Vì vậy,
kết quả nhận được chưa phản ánh đầy đủ NLCT của doanh nghiệp.
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Hà
Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đoàn Mạnh Thịnh
(2010). Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, trên cơ
sở phân tích thực tiễn và xu hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam nói
chung và tổng cơng ty thương mại Hà Nội nói riêng. Tác giả tập chung nghiên cứu,

phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Hà nội trong điều kiện
hội nhập kinh tế từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất để nâng cao NLCT. Luận
văn đã đề cập đến những hạn chế nhưng vẫn chưa đưa ra những giải pháp thiết thực
định hướng cho công ty.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của
11


các doanh nghiệp hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của
tác giả

12


Huỳnh Thiện Thảo Ngun (2013). Trong đó, tác giả trình bày thực trạng hàng may
mặc tại Bình Dương, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp gia
công may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng thời thực hiện nghiên cứu định tính
và định lượng nhằm đưa ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh hàng may
mặc tại tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy hình thức kinh doanh hàng may mặc
tỉnh Bình Dương đa phần dựa vào hình thức gia cơng xuất khẩu, với hình thức sản
xuất xuất khẩu thì nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài
nên giá trị gia tăng trên sản phẩm và lợi nhuận thu về không cao. Luận văn cũng
nhấn mạnh 6 nhân tố tác động chủ yếu đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp gia cơng xuất khẩu tỉnh Bình Dương, tuy nhiên chưa đưa ra được giải pháp
rõ ràng giải quyết các vấn đề đặt ra.
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ làm sạch Công Nghiệp Việt ” tác gỉả Nguyễn Thị Thúy Nga (2019),
chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Đây là một đề tài phản ánh đầy đủ về năng lực
cạnh tranh, phân tích rõ thực trạng của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ làm
sạch Công Nghiệp Việt và cũng đưa ra các giải pháp thiết thực cho hoạt động kinh

doanh của công ty. Tuy nhiên luận văn vẫn gặp phải những hạn chế khi chỉ phân
tích thực trạng và giải pháp trong hoạt đơng kinh doanh của công ty chứ không đi
sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của cơng ty.
Trong các bài luận văn trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh đã được đề cập cho một số ngành nghề và quốc gia, bên cạnh đó, cịn có các
cơng trình đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đề tài “Nâng
cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của
Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội” chưa có một cá nhân hay tổ chức nào
thực hiện, em đã kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài để phân
tích tình hình thực tiễn và tìm một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt
hàng may mặc cho Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
13


Dựa trên việc hệ thống lý thuyết và nghiên cứu đánh giá thực trạng nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội. Qua đó luận văn đưa ra
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị
trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội trong thời gian tới.
* Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản
phẩm. Từ những lý thuyết đó làm cơ sở định hướng cho đề tài.
+ Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của Tổng
công ty CP Dệt May Hà Nội. Thơng qua đó để đưa ra cái nhìn tổng quát về điểm
mạnh, điểm yếu tồn tại của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2020.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt
hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội.

1.4 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty CP Dệt
May Hà Nội vào thị trường Mỹ
1.5 Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may
mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội trên thị trường Mỹ
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt hàng: May mặc
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May
Hà Nội thông qua số liệu trong giai đoạn 2018 - 2021

14


1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Thu thập thông tin về số liệu kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt
Nam thông qua Bộ Công Thương và Tổng cục thống kê.
+ Thu thập những thơng tin quan trọng phục vụ bài khóa luận về Tổng công ty
Cổ phần Dệt May Hà Nội như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, KNXK may mặc nói
chung và XK sang Mỹ nói riêng,… thơng qua trang web Hanosimex cũng như các
báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2018 –
2021 của Tổng cơng ty.
+ Tham khảo một số cơng trình của các tác giả trong nước có liên quan đến đề
tài để làm tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra, tham khảo giáo trình Quản trị
chiến lược tồn cầu của Trường Đại học Thương Mại để nghiên cứu mơ hình 5 áp
lực cạnh tranh cũng như đưa ra các chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty đồng thời tham khảo giáo trình Kinh

doanh quốc tế để tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh
tranh xuất khẩu.
1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp thống kê, phân tích: các dữ liệu được thống kê trong giai đoạn
2018 – 2021 để phục vụ cho q trình phân tích tình hình KNXK ngành may của
Tổng cơng ty nói chung và tỷ trọng, kim ngạch và các mặt hàng may mặc xuất khẩu
sang thị trường Mỹ nói riêng.
+ Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp trọng tâm được sử dụng để thu
thập thông tin, số liệu về hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng may
mặc sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty. Cụ thể, các bảng số liệu trong bài khóa
luận đa số đều được tổng hợp từ các nguồn uy tín như tài liệu nội bộ của Tổng công
ty, các trang Tổng cục thống kê, Worldbank, Tổ chức Thương mại thế giới WTO,…
+ Phương pháp so sánh: Việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh xuất
khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty sang thị trường Mỹ thông qua một số chỉ
tiêu như năng lực tài chính, KNXK, nguồn nhân lực trong giai đoạn 2018 – 2021,
15


cụ thể

16


17

là so sánh số liệu giữa các năm sẽ cho ta cái nhìn khái qt về tình hình kinh doanh
khơng khả quan, ổn định hay phát triển của Tổng công ty, từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của TCT.
1.7 Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục từ viết tắt

và tài liệu tham khảo thì bài khóa luận có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của
doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc
sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc
sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội


18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2019 quy định: “Xuất khẩu là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Nhìn chung, xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc
vơ hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền
tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền
dùng thanh toán quốc tế).
2.1.2 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
2.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh
Hiện nay, ta có thể thấy "Cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị,…Do vậy, đã khơng ít quan điểm
về thuật ngữ này được đưa ra.
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Michael Porter: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao

hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”.
Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992) cho rằng: “Cạnh tranh được
xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm
tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về
phía mình”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.


19

Như vậy qua các khái niệm đã nêu ở trên, ta có thể hiểu một cách đầy đủ:
“Cạnh tranh là q trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để
chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh
giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường”.
2.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh là khả
năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng
của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả
giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu
thụ”.
Theo Michael Poter, năng lực cạnh tranh của cơng ty có thể hiểu là khả năng
chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của
cơng ty đó. Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ cao thì doanh
nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao. Michael Porter khơng bó hẹp ở các đối thủ

cạnh tranh trực tiếp mà ông mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản
phẩm thay thế.
Như vậy, những định nghĩa trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
dựa trên nhiều yếu tố như: giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm, điều kiện sản xuất
ổn định do sản xuất chủ yếu trên cơ sở kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô
sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ xuống. Các yếu tố xã hội
như giữ được chữ tín trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dân tiêu dùng, quảng
cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng.
Bên cạnh đó, có thể thấy năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ có tính đa chiều,
nếu nghiên cứu theo những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến những quan niệm
khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét năng lực cạnh tranh ở 3 cấp độ khác
nhau như: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.



×