Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

5 điều nhà tuyển dụng không bao giờ thổ lộ với ứng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.85 KB, 2 trang )

5 điều nhà tuyển dụng không bao giờ thổ lộ
với ứng viên
Điểm yếu lớn nhất của tôi là "làm việc quá chăm chỉ" hay "tôi không hoàn hảo". Câu nói ấy là tín
hiệu không tốt với nhà tuyển dụng bởi họ đã nghe không ít ứng viên lặp đi lặp lại nhược điểm
này.
Bạn khó có thể đọc được suy nghĩ của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu biết
rõ nhà tuyển dụng thực sự nghĩ và mong muốn điều gì, câu trả lời của bạn sẽ hoàn hảo hơn.
Nhà tuyển dụng cũng như bạn, sẽ có những điều họ không thể nói trực tiếp với ứng viên nhưng
bạn cũng nên chú ý:
1. Tôi không có thời gian chuẩn bị
Bạn không phải là ứng viên duy nhất khiến nhà tuyển dụng chú ý. Họ có hàng chục ứng viên
tiềm năng đang xếp hàng đợi phỏng vấn và việc nhà tuyển dụng không có thời gian xem kỹ hồ
sơ, CV của bạn trước khi đối diện với bạn trong buổi phỏng vấn cũng là điều dễ hiểu. Họ thậm
chí còn không có bản sao hồ sơ của bạn nữa.
Ảnh minh họa
Vì vậy, khi đến phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên đem theo một bản sao hồ sơ của mình, nhớ là in
trên loại giấy có chất lượng tốt. Nếu cần thiết, bạn nên dành ra 30 giây để tóm tắt trình độ, kinh
nghiệm của bản thân cho nhà tuyển dụng có sự hình dung sơ bộ.
2. Trang phục của bạn có vấn đề
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng là trang phục bạn lựa chọn khi đi phỏng vấn. Nó
tác động khá nhiều đến họ trong cả quá trình tuyển dụng về sau.
Chiếc quần bò và áo T-shirt bạn mặc hôm nay khiến nhà tuyển dụng băn khoăn về tính chuyên
nghiệp và mong muốn thực sự của bạn khi nộp hồ sơ cho họ. Thế nhưng, nhà tuyển dụng sẽ
không trực tiếp nói điều đó với bạn mà chỉ giữ điều đó trong suy nghĩ. Bởi vậy, tốt nhất là nên
chọn trang phục phù hợp với văn hóa công ty, dù có phải mất thời gian tìm hiểu thêm một chút.
3. Tôi đã từng nghe điều này rất nhiều lần
Điểm yếu lớn nhất của tôi là "làm việc quá chăm chỉ" hay "tôi không hoàn hảo". Câu nói ấy là tín
hiệu không tốt với nhà tuyển dụng bởi họ đã nghe không ít ứng viên lặp đi lặp lại nhược điểm
này. Bạn sẽ trở thành ứng viên thiếu chân thật, có nguy cơ bị lãng quên nhanh chóng vì những
câu trả lời rất chung chung.
Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản và


thực hành với một người đáng tin cậy để trau dồi thông tin. Việc đưa ra những nhược điểm thực
sự không khiến nhà tuyển dụng chê bai bạn mà họ chỉ có suy nghĩ giúp bạn khắc phục mà thôi.
4. Tôi cố tình khiến bạn không thoải mái
Nhà tuyển dụng biết mọi "thủ đoạn" để khiến ứng viên cảm thấy khó chịu. Không phải vì họ
muốn hành hạ bạn mà ngược lại, họ hy vọng khi bị đặt vào tình huống dở khóc dở cười, ứng viên
sẽ có cái nhìn sắc sảo hơn và xử lý tình huống tinh tế hơn.
Tuy nhiên, nhiều ứng viên không hiểu được ý đồ của nhà tuyển dụng và khó chịu ra mặt vì
những câu hỏi không đâu, thậm chí còn sẵn sàng "bật lại". Vì vậy, bạn nên suy nghĩ một chút và
trả lời mọi câu hỏi một cách thẳng thắn, chân thành.
5. Tôi muốn gây ấn tượng với bạn
Người tìm việc thường quên rằng họ không phải là ứng viên duy nhất được gọi đến phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng cũng vậy, cuộc phỏng vấn là cơ hội để họ cho ứng viên thấy, gia nhập công ty
này là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho con đường sự nghiệp của mình.
Khi có cơ hội, hãy hỏi một vài câu để nhà tuyển dụng có cớ mà giới thiệu về công ty, về khoảng
thời gian họ làm việc ở đó. Đây cũng là điều ứng viên nên "tâm lý" với nhà tuyển dụng.

×