Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cây dù của bạn màu gì? - Những điều nhà trường không bao giờ dạy chúng ta về tìm việc (Phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.95 KB, 13 trang )

Cây dù của bạn màu gì? - Những điều nhà trường không
bao giờ dạy chúng ta về tìm việc (Phần 2)

Nên nhớ, quá trình tuyển dụng giống với việc chọn bạn đời nhiều hơn là chọn
mua một cái xe mới. “Chọn bạn đời” ở đây có ý nghĩa ẩn dụ nhiều hơn. Nói thêm về
phép ẩn dụ một chút, nó ám chỉ cái cơ chế qua đó người ta quyết định tuyển một ai đó
làm việc với mình, cũng tương tự cái cơ chế mà con người, theo bản năng, có ý muốn
sống hợp thức lâu dài với một người nào đó. Sự giống nhau ở đây thể hiện trong việc
sự lựa chọn này thưòng là theo cảm tính, bốc đồng, phi lý, không thể hiểu được và do
tình thế bắt buộc.
Khi ấy, bạn được bảo cho mà biết rằng cần phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
bằng cách viết ra giấy, thực hành nói và ghi nhớ trong đầu những câu trả lời thông
minh “ác chiến” nhất cho tất cả những câu hỏi trên đời – phải, có những câu trả lời rất
hay mà những cuốn sách ấy dụng tâm cung cấp.
Tất cả điều đó đều có một ý định tốt đẹp và đã đạt đến trình độ nghệ thuật trong
nhiều thập kỷ. Nhưng bạn thân mến của tôi, có tin tức tốt lành đây! Chúng ta đang ở
trong một kỷ nguyên mới và mọi việc trở nên đơn giản hơn nhiều.
Trong một mớ hàng chục hàng trăm câu hỏi mà người ta có thể đặt ra, chúng tôi
biết được rằng chỉ có năm câu hỏi
cơ bản mà bạn thực sự cần chú ý đến.
Năm câu, phải chỉ có năm mà thôi. Người có quyền quyết định tuyển bạn chỉ
muốn biết câu trả lời cho năm câu hỏi mà họ có thể hỏi trực tiếp hoặc tìm cách biến
tướng đi một chút.
1.

“Tại sao bạn có mặt ở đây?” Diễn đạt theo cách nôm na thì câu
hỏi này có nghĩa là, “Tại sao bạn lại gõ cửa chỗ chúng tôi mà không phải nơi
nào khác?”
2.

“Bạn có thể làm gì cho chúng tôi?” Nói trắng ra là, “Nếu tuyển


bạn vào làm thì bạn sẽ cộng thêm vào cái gánh nặng mà tôi đang gánh hay là
giúp tôi chia sẻ bớt gánh nặng đó?
3.

“Bạn là kiểu người nào?” Điều này có nghĩa là, “Tính cách của
bạn có dễ chịu với đồng nghiệp không và bạn có chia sẻ cùng chúng tôi những
giá trị doanh nghiệp không?”
4.

“Điều gì phân biệt bạn với mười chín người khác cũng cùng
làm một công việc giống bạn?”
Thế nghĩa là, “Bạn có thói quen làm việc tốt
hơn những người khác không, bạn có đi sớm về muộn, làm việc chăm chỉ, giải
quyết công việc nhanh nhẹn, duy trì chất lượng cao, cố gắng không ngừng hoặc
… là một cái gì khác?
5.

“Tôi có thể ‘mua’ nổi bạn không?” Điều này chẳng có ý nghĩa
gì ngoài việc, “Nếu quyết định tuyển bạn thì chúng tôi phải trả bao nhiêu để có
được bạn, chúng tôi sẵn sàng và có khả năng bỏ ra số tiền nào đó trong phạm vi
ngân sách nhưng không có khả năng trả cho bạn như cho một người có những
đặc điểm hơn bạn trong biểu đồ công ty.
Đây là năm câu hỏi then chốt mà đại đa số các nhà tuyển dụng tha thiết muốn
có câu trả lời. C
ó những trường hợp suốt từ đầu đến cuối buổi phỏng vấn, những câu
hỏi này không hề được nhà tuyển dụng đề cập đến
. Tuy vậy, chúng vẫn bảng lảng đâu
đó trong không gian, thấp thoáng dưới bề mặt của những câu hỏi đáp đang diễn ra, lặn
dưới tất cả những điều khác đang được thảo luận. Bất cứ điều gì mà bạn có thể làm
trong buổi phỏng vấn để giúp nhà tuyển dụng tìm ra năm câu trả lời này đều sẽ khiến

cho nhà tuyển dụng hài lòng, mãn nguyện. Bạn chẳng phải ghi nhớ một điều gì hết.
Nếu làm Bài tập Hoa (trang ) bạn sẽ biết được năm câu trả lời này.
Bạn cần tìm ra câu trả lời cho cũng những câu hỏi mà nhà tuyển dụng
muốn biết
.
Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn có quyền, không, có nghĩa vụ – tìm ra những
câu trả lời cho năm câu hỏi giống như nhà tuyển dụng, tuy hình thức có hơi khác một
chút. Các câu hỏi bạn đặt ra có thể như thế này:
1.

“Công việc này liên quan đến những cái gì?” bạn muốn hiểu chính
xác nhiệm vụ mà người ta yêu cầu bạn thực hiện, vì thế bạn có thể cân nhắc
xem các kiểu nhiệm vụ nào mà bạn thực sự thích làm.
2.

Nhân viên cao cấp ở cương vị này cần phải có những kỹ năng gì? Bạn
muốn biết xem các kỹ năng của mình có tương thích với những gì mà nhà tuyển
dụng nghĩ một nhân viên ở vị trí đó phải có để thực hiện công việc hay không.
3.

“Có những kiểu người mà tôi muốn làm việc, hoặc không muốn làm
không?”
Đừng bỏ qua tiếng nói của trực giác nếu nó nói với bạn rằng bạn sẽ
không thoải mái khi làm việc với những người này. Bạn cần phải biết xem tuýp
người như thế có giúp bạn dễ dàng hoàn thành công việc không và liệu họ có
cùng chia sẻ với bạn những giá trị quan trọng nhất?
4.

“Nếu chúng tôi đều thích và cả hai bên cùng muốn làm việc với nhau,
tôi có thể thuyết phục họ rằng có một cái gì đó độc đáo về bản thân mình giúp

phân biệt tôi với mười chín người còn lại cũng làm đúng cái nhiệm vụ này
không?”
Bạn cần phải nghĩ trước xem cái gì khiến bạn khác với mười chín
người kia. Ví dụ, nếu bạn giỏi phân tích những vấn đề, bạn sẽ làm như thế nào?
Một cách cẩn thận khoa học hay tin cậy vào trực giác trong một giây lóe sáng
của bản năng? Bằng cách tham khảo ý kiến của những chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực đó? Bạn nhìn thấy vấn đề, chịu khó đầu tư “kiểu” hoặc “phong
cách” vào cong việc mình thực hiện thì đó chính là cái tạo ra nét khác biệt và
hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng.
5.

“Tôi có thể thuyết phục họ tuyển tôi với mức lương mà tôi mong muốn
không?”
Điều này đòi hỏi bạn phải một số kiến thức trong nghệ thuật thương
lượng về lương bổng (xem chương sau).
Chắc hẳn bạn sẽ muốn hỏi một hai câu thành tiếng. Bạn hãy quan sát một cách
lặng lẽ câu trả lời cho ba câu hỏi đầu. Chuẩn bị đưa ra câu hỏi thứ tư và thứ năm vào
một thời điểm thích hợp khi có cơ hội (một lần nữa, xin đọc chương sau).
Làm thế nào để đưa ra những câu hỏi này? Có thể bắt đầu bằng cách nói cho họ
biết một cách chính xác, bạn đã tiến hành tìm việc như thế nào, cái gì trong tổ chức
của họ gây ấn tượng nơi bạn trong quá trình tìm hiểu, rằng cuối cùng bạn quyết định
tìm đến tận nơi và đặt vấn đề muốn làm việc với họ. Sau đó hãy tập trung vào phần
còn lại của buổi phỏng vấn để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, theo cách của
bạn.
4
Phải, ở đây chỉ có năm câu hỏi thực sự đáng kể trong một buổi phỏng vấn tuyển
dụng, nhưng chúng diễn ra như thế nào mới là chuyện đáng nói! Chúng vận hành trong
một dạng thức có hơi khác (lại nữa) nếu bạn ở đấy để nói không phải về công việc tồn
tại mà là một công việc khác mà bạn muốn người ta tạo ra cho mình. Trong phỏng vấn
tuyển dụng loại này, hoặc khi tiếp cận với một công ty, năm câu hỏi này biến đổi thành

năm câu câu khẳng định mà bạn có thể đưa ra đối với người chịu trách nhiệm tuyển
dụng.
1.

Điều làm bạn thích nhất về công ty này.
2.

Các loại nhu cầu mà bạn thấy có sức hấp dẫn về lĩnh vực này trong
công ty (trừ khi bạn nghe thấy từ “những vấn đề” từ chính miệng nhà tuyển
dụng, còn không thì chớ bao giờ dùng từ này, bởi vì hầu hết các nhà tuyển dụng
thích dùng những từ gần nghĩa như “thách thức” hoặc “nhu cầu” hơn).
3.

Theo bạn để đáp ứng những nhu cầu đó cần có những kỹ năng nào.
4.

Các bằng chứng trong quá khứ cho thấy bạn có những kỹ năng ấy.
Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những ví dụ trong các thành tựu hoặc những gì
bạn đã đạt được trong quá khứ chứ không phải là những câu nói mơ hồ như:
“Tôi giỏi cái này, tôi thạo cái kia …” Họ muốn có những ví dụ chính xác, đặc
biệt là những kỹ năng chuyển tiếp, kỹ năng công việc và kỹ năng tự quản trị.
Nếu đọc kỹ các trang 65, 66 bạn sẽ biết rõ điều này. Đó là nguyên tắc thuộc về
phỏng vấn hành vi hoặc phỏng vấn dựa vào khả năng. Người ta có thể hỏi bạn,
hoặc – nếu không – bạn có thể tự đặt ra đúng câu hỏi ấy trong buổi phỏng vấn:
“Đâu là ba khả năng quan trọng nhất cho công việc này?” Sau đó, tất nhiên bạn
cần chứng minh ngay trong buổi phỏng vấn rằng bạn có ba khả năng ấy cho cái
công việc mà bạn hứng thú.
5.

Điều đặc biệt trong cách mà bạn thực hiện những kỹ năng này. Như

tôi đã nói ở trước: tất cả các nhà tuyển dụng tương lai điều muốn biết bạn có gì
khác với mười chín người khác cũng làm công việc giống bạn. Bạn phải biết đó
là cái gì. Đừng chỉ nói suông mà hãy thể hiện một cách rõ nét nhất ngay trong
buổi phỏng vấn tuyển dụng. Ví dụ, khi bạn nói, “Tôi chu đáo trong tiến hành
công việc” có thể biến thành một định đề là bạn rất chu đáo trong công tác
nghiên cứu về công ty họ trước khi đến với buổi phỏng vấn tuyển dụng. Đó là
bằng chứng mà nhà tuyển dụng có thể mục sở thị.

×