Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non tại nhóm trẻ khu Bái con trường Mầm non Xuân Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.2 KB, 21 trang )


Mục lục


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời trong bộn bề việc nước, Bác Hồ vẫn luôn dành cho các cháu
thiếu niên và nhi đồng những tình cảm đặc biệt với niềm kỳ vọng lớn lao. Trong
bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi”, Bác Hồ đã viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan…” [1]
Lời nói của Bác như nhắc nhở chúng ta, những người làm cơng tác giáo
dục thấm nhuần hơn, có trách nhiệm hơn đối với con trẻ. Trẻ em được ví như
những chồi non mới nhú của cây. Để chồi non được lớn lên khỏe mạnh rất cần
được bàn tay chăm sóc của con người, cây mới trưởng thành đơm hoa kết trái
được tốt. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá
mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc
mới tự cường tự lập[2]. Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với
Đảng và nhà nước ta. Mang trên mình sức mạnh cao cả của một người giáo viên
là mang trọng trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối với những người giáo
viên mầm non chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những
mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao
cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tịi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế
hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả tâm lẫn đức.
Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu
đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái,
học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho
trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi
thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định.
Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp với các cô là một vấn đề vô


cùng quan trọng, mỗi năm đối tượng trẻ khác nhau phụ huynh thường hay so
sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ và cháu mới và lo lắng không biết cô
đối xử với các con có tốt khơng? Làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp
mầm non? Địi hỏi người giáo viên sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt
động nhằm đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục để đáp ứng khả năng,
nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ.Vấn đề giúp trẻ thích nghi vào mơi
trường mới ln làm tơi trăn trở và ln tìm mọi cách giúp các bé thích nghi thật
sớm với trường lớp mầm non vì lẽ đó mà tơi quyết định chọn đề tài “Một số giải
pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non tại
nhóm trẻ khu Bái con trường Mầm non Xuân Phúc”


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những phương pháp thực tế và gần gũi nhất nhằm giúp cho trẻ
24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm.
- Tìm tịi những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận nhằm liên quan đến
việc giúp trẻ thích nghi với lớp mầm non.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập gần gũi để giúp trẻ có hứng thú
khi trên lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi khu Bái Con Trường mầm non Xuân Phúc, sớm
thích nghi với trường, lớp mầm non một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu các sách, báo, tài liệu..nghiên để tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra, khảo sát về tình hình thực trạng của trẻ
- Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình hoạt động của trẻ để đánh giá khả năng thích nghi
trường lớp.

- Phương pháp trị chuyện
Trị chuyện với trẻ, với phụ huynh để nắm bắt thêm thông tin về đề tài
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng hợp các nội dung, các biện pháp, kinh nghiệm…viết đề tài sáng kiến
kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2021-2022, tôi được Ban Giám Hiệu trường mầm non Xuân
Phúc phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi khu Bái Con, các bé trong lớp
tôi đa phần đều là con em dân tộc, lần đầu tiên các bé đi học, lần đầu tiên phải
xa rời vòng tay bố mẹ đến với một môi trường mới không quen thuộc. Với biết
bao điều mới lạ nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ cho trẻ, khiến đa số trẻ đều
khóc khi phụ huynh đưa đến lớp, do trẻ lần đầu tiên đến trường, bất ngờ bị tách
xa mẹ xa người thân, nhiều trẻ mới đến lớp khơng chịu vào lớp học, khóc và ôm
bố mẹ không rời, phải thay đổi môi trường sống đột ngột nên trẻ rất sợ hãi và
khóc nhiều điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của trẻ.
Nhiều phụ huynh thấy con khóc ngần ngại khơng muốn gửi con và không
dám tin tưởng bỏ con lại một mình ở lớp, đắn đo băn khoăn khơng biết con mình


có đi học được hay khơng, lo sợ con sẽ khóc nhiều khi xa bố mẹ rồi sẽ bị bệnh,
sợ con sẽ không quen với chế độ sinh hoạt ở nhà trường…. Điều đó đã làm tơi
suy nghĩ và tìm ra các giải pháp làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao
con cho các cô? Làm thế nào để trẻ thích học, thích đến trường? Làm sao để trẻ
thích nghi với trường lớp mầm non một cách cách sớm nhất? Và làm thế nào để
với trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui?. Chính vì vậy mà tôi suy nghĩ trăn
trở làm thế nào để tạo cho trẻ ham thích đến trường, lớp là vấn đề rất quan trọng.
Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh có tâm lý thoải mái, yên tâm giao con
cho cơ giáo, trẻ sẽ hịa đồng nhanh với mơi trường tập thể tham gia tích cực vào
các hoạt động của lớp, cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý

của trẻ và có biện pháp giáo dục phù hợp để giúp trẻ sớm thích nghi với trường
lớp Mầm non. Tôi xin chia sẻ những gì tơi làm được, rút ra được trong suốt thời
gian qua và muốn được chia sẽ cùng đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp giúp
trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non tại nhóm trẻ khu
Bái con trường mầm non Xuân Phúc”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung.
Năm học 2021-2022, tôi chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi khu bái
con trường mầm non Xuân Phúc. Do thời gian dịch bệnh kéo dài, thời gian trẻ
đến lớp ít, có thời gian trẻ khơng đến lớp chủ yếu ở nhà với ông bà, bố mẹ nên
trẻ đến lớp hay quấy, khóc. Điều đó đã làm tơi suy nghĩ và tìm ra các giải pháp
làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cơ? Làm thế nào để
trẻ thích học, thích đến trường? Làm sao để trẻ thích nghi với trường lớp mầm
non một cách cách sớm nhất?Và làm thế nào để với trẻ mỗi ngày đến trường là
một ngày vui? Chính vì vậy mà tôi suy nghĩ trăn trở làm thế nào để tạo cho trẻ
ham thích đến trường, lớp là vấn đề rất quan trọng. Là giáo viên chủ nhiệm lớp
bản thân tơi ln tìm ra giải pháp để đưa trẻ vào nền nếp ngay từ đầu năm học
của lớp tôi như sau:
Tổng số trẻ đến lớp có 20 cháu trong đó: 8 cháu nữ và 12 cháu nam.
Trong q trình chăm sóc và dạy trẻ tơi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.2. Thuận lợi
- Trường đạt chuẩn nhiều năm liền và duy trì đạt chuẩn tốt, có đủ điều
kiện để thực hiện chương trình giáo dục trẻ, thu hút trẻ vào trường.
- Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp các ngành và sự đồng thuận cao
trong các bậc phụ huynh.
- Giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ trên chuẩn, đồn kết nhiệt
tình, u nghề, mến trẻ, tích cực tham gia các hoạt động, luôn luôn sáng
tạo trong các lĩnh vực.
- 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, giáo án điện tử.



- 100% trẻ ăn bán trú tại trường, các cháu được phân chia theo đúng chỉ
tiêu và độ tuổi, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đồng đều theo q
trình phát triển tâm lý của trẻ.
- Mơi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp có ảnh hưởng tốt đến các hoạt
động vui chơi, học tập của trẻ.
- Phụ huynh là những người có nhận thức cao trong việc giáo dục con cái
nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ gặp
nhiều thuận lợi. Bản thân cũng có thâm niên nghề vì vậy có kinh nghiệm hơn
trong việc giúp trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non hơn.
2.2.3. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình hịa nhập trẻ vào mơi
trường mới trẻ do lớp tơi phụ trách vẫn cịn một số khó khăn vướng mắc.
Trường Mầm non Xuân Phúc nơi tôi đang công tác kinh tế phụ huynh dựa
vào nông nghiệp và điều kiện kinh tế chưa đồng đều, nhận thức của một số phụ
huynh cịn hạn chế chưa có sự phối hợp với nhà trường giáo viên và chưa chú
trọng đến vấn đề đưa con đến trường
- Đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ cịn mang tính chất đổi mới chưa đầy
đủ và phong phú.
- Việc quan tâm con em của một số phụ huynh có chừng mực chưa chú
trọng đến vấn đề đưa con đến trường cứ nghĩ tuổi nhà trẻ đi học làm gì, biết gì
mà học.
- Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tỷ lệ trẻ đi học chun
cần thấp, thậm chí có những thời gian trẻ không đến trường.
Trước khi thực hiện các giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở
trường lớp và kết quả thu được như sau:
*Bảng khảo sát đầu năm thực trạng của trẻ trước khi áp dụng giải
pháp Tháng 9 năm 2021.
Sau khi áp dụng các biện pháp
Nội dung

khảo sát

Số lượng
trẻ khảo
sát

Đạt

Tỷ lệ %

Chưa đạt

Tỷ lệ%

Hành vi lễ giáo

20

11

55,0%

9

45,0 %

Hành vi ứng xử phối
hợp theo yêu cầu

20


10

50,0%

10

50,0%

Kỷ năng cất đồ dùng
cá nhân

20

12

60,0%

8

40,0 %


Giao tiếp giữa cô và
các bạn

20

12


60,0%

8

40,0 %

Đi vệ sinh đúng nơi
quy định

20

11

55,0%

9

45,0 %

Thực hiện tốt các
hoạt động trong ngày

20

11

55,0%

9


45,0 %

Qua bảng khảo sát số liệu thực trạng đầu năm ta thấy rằng việc giúp trẻ
sớm thích nghi với trường, lớp mầm non kết quả thu được cịn thấp điều đó ảnh
hưởng đến việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường, lớp mầm non. Bởi vậy, tôi
luôn băn khoăn làm sao để đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ
sớm thích nghi trường, lớp mầm non đạt hiệu quả cao.
2.3. Một số giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Cô giáo là người bạn đáng tin cậy của trẻ, tạo
được niềm tin với trẻ và phụ huynh
Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người đáng tin cậy của
trẻ. khi được bố mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên của trẻ thường ôm chặt bố
mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dị xét. Nếu lúc đó cơ giáo
đến ơm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tơi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ
cơ, sợ đi học. Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và
làm quen bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì, con mấy
tuổi” “Con có muốn vào lớp chơi cùng các bạn khơng?”
Sau đó trị chuyện với phụ huynh từ từ vuốt ve trẻ, nắm tay trẻ thật nhẹ
nhàng đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng.


Hình ảnh cơ đón bé vào lớp
Đầu năm trẻ của tơi khóc rất nhiều khi đón trẻ tơi thường an ủi phụ huynh
trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và khi
nhận trẻ từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ ở gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ nhàng.
Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn ngồi trong lịng bố mẹ mà khơng chịu chơi cùng
bạn tơi tiếp tục cùng phụ huynh trị chuyện về thói quen, tập qn, sở thích của
trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự
gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cơ và các bạn trong lớp.

- Tôn trọng sự đa dạng của mỗi trẻ và gia đình trẻ, tất cả trẻ đến lớp đều
phải được đối xử công bằng, mọi trẻ trong lớp đều được u thương chăm sóc,
tuyệt đối giáo viên khơng được phân biệt dỗ dành, bế chăm sóc trẻ này mà bỏ
mặc hắt hủi trẻ khác, vì như thế giáo viên vơ hình tạo ra cho trẻ cảm giác bị bỏ
rơi từ đó trẻ sẽ sợ khi tới lớp với cơ trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó
trẻ sẽ chơi với cơ và các bạn trong lớp. Đa số trẻ trong lớp đều lần đầu tiên đi
học, trong tuần được ở lại làm quen, ngoài việc trao đổi với phụ huynh về trẻ
chơi, ăn, ngủ tôi cũng đã sinh hoạt với các anh chị phụ huynh về nội quy của
nhóm lớp như: Cho bé đi học đều, đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết
hợp với Cơ trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ phép, cô và ba mẹ phải là tấm
gương cho trẻ noi theo.


Ở đây vấn đề an tồn tơi ln đặt là hàng đầu, tôi nghĩ rằng để phụ huynh
tin tưởng gửi con, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn,
giờ ngủ là phải luôn luôn được coi trọng.
+ Ví dụ: Khi bé mới vào lớp tôi đã khoanh tay chào ba mẹ, chào bé: phụ
huynh cũng khoanh tay chào lại tơi, những hình ảnh này dễ làm cho các
cháu bắt chước cử chỉ đẹp của người lớn và cháu phải làm theo.
2.3.2. Giải pháp 2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi, tạo
ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ
Trong những ngày đầu bé mới đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải thật
đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tơi cùng các bạn
trong lớp sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là
các loại đồ chơi chuyển động (xe ô tô, máy bay nhiều loại…), tạo ra âm thanh
(như con chút chít, kèn, xúc sắc…) đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép,
xếp hình…) và một số thú bơng, búp bê, các loại bóng. Đồ chơi phải đủ để mỗi
cháu có ít nhất một món, khơng tranh dành nhau.
- Mơi trường trong lớp:
Trong lớp cơ thường treo bơng, trang trí dây xúc xích, một số cờ và các

dây ngộ nghĩnh, cô cắt dán rồi treo ngang tầm của trẻ. Các cháu có thể với
xuống chơi một cách thoải mái.
Cùng với các cô khác, chúng tơi có thể mặc đồ rối lùn, múa lân , bày trò
cho trẻ chơi vui vẻ.Các cháu bị nhiều thứ lạ, đẹp hấp dẫn xung quanh thu hút
nên quên cả khóc và chóng quen cơ với các bạn .Tổ chức cho cả lớp cùng chơi
một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ
mới vào lớp. Trong lớp tôi luôn tìm tịi sáng tạo trưng bày ở các góc chơi nhiều
đồ chơi hấp dẫn, kích thích trẻ chú ý và thích chơi khi trẻ chơi tơi thường nhập
vai và cùng chơi với trẻ tạo sự gần gũi thân thiện gắn bó giữa cơ và trẻ.
* Ví dụ : Trong lớp tơi trang trí góc phân vai
Góc phân vai là góc trẻ rất thích tham gia, vì nó tái hiện lại hình ảnh trong
gia đình trẻ, vì vậy tơi trang trí góc với những hình ảnh về gia đình, một số đồ
dùng, đồ chơi trong gia đình, khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ được giống như đang ở
nhà mình, hầu hết những cháu mới đi học tôi thấy các cháu thích chơi ở góc này, vì
có đồ dùng phong phú, đẹp mắt mà cịn được sống trong hình ảnh của gia đình.


Hình ảnh bé chơi ở góc phân vai
- Mơi trường ngoài lớp:
Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ.
Trường mầm non xn phúc có khơng gian rộng rải, thống mát, khu vực chơi
ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi ngoài trời phong phú thu hút trẻ. Tôi dắt trẻ đi ra sân
chơi tổ chức nhiều trò chơi dân gian như chi chi chành chành, dung dăng dung
dẻ…hoặc chơi các trò chơi vận động như nhảy lò cò…hay chỉ cần trò chuyện
hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân trường, cho trẻ chơi đu quay, cầu
trượt, bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ gây hứng thú và chiếm được
nhiều tình cảm của trẻ. Đầu năm một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các
cháu ở trong lớp, đóng cửa lại khơng cho các cháu ra chơi ngồi sân vì sợ các
cháu gặp người quen sẽ khóc, nhưng tôi thiết nghĩ: Trong lớp mới ngột ngạt, các
cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng tăng. Tại sao mình khơng cho các bé ra sân

trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở khơng khí trong lành? Chính khơng
khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui vẻ. Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi
theo tơi ngắm nhìn xung quanh hoặc chạy nhảy vui đùa. Đối với những cháu cịn
lạ, ngơ ngác và khóc thì tơi thường dẫn cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve
để các cháu cảm thấy bớt cô đơn. Dần dần các cháu bị tiếng nói, tiếng hát, đọc
thơ và kể chuyện của tôi thu hút.
Các cháu không khóc nữa mà hịa cùng vào các bạn tham gia các trị chơi
“Thổi bóng” “Bắt bướm”… thậm chí “qn” cả mẹ đang đi ở phía sau.
- Tạo mơi trường vui chơi thoải mái là việc làm rất cần thiết trong việc
giúp trẻ làm quen với môi trường học tập mới


Hình ảnh bé tham gia dạo chơi ngồi trời
2.3.3. Giải pháp 3: Hình thành những kỹ năng cơ bản cho trẻ khi ở
trường, tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ
Đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tuổi đang cần hình thành những kỹ năng cơ bản
tự phục vụ như: tự cất đồ dùng cá nhân,tự xúc ăn, tự đi vệ sinh,tự ngủ …đặc biệt
với sự thay đổi tâm lý của tuổi lên 3 giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng, kiên trì
nhẫn nại, động viên khuyến khích trẻ tự làm, tự phục vụ bản thân những việc
vừa sức, tránh dọa nạt trẻ, ép trẻ để dần hình thành những kỹ năng đầu đời cho
trẻ được tốt nhất.
Cũng trong thời gian đầu này tùy theo cá tính của từng trẻ tơi ln chiều
trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. Tơi có thể đáp ứng những thói
quen khơng đẹp của trẻ như ăn sai chế độ, tiêu tiểu không gọi cô, trước khi ngủ
phải ngậm ti, ôm gối, bắt cơ ẵm bồng…Rồi từ từ sau đó, khi bé quen rồi tôi sẽ
cho bé thực hiện các nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi… dưới
hình thức tập, thông qua câu chuyện, làm mẫu của cô… Đến giờ ăn tơi thường
để các bé khóc nhiều ngồi gần khuyến khích trẻ ăn hết suất, tạo bầu khơng khí
khơng có áp lực khi ăn , thay vào đó là những lời khen con ăn giỏi quá, nếu trẻ
không muốn ăn nữa tơi sẽ ngưng cho trẻ ăn vì nếu trẻ ói thức ăn. khi đó có thể

uống sữa nhằm bù lại phần thức ăn cho trẻ. Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên
vài muỗng cơm trẻ sẽ dễ thích nghi thức ăn ở trường sau đó dần dần trẻ ăn
nhanh, gọn và ăn hết suất của mình. Tơi thường quan sát xem cách Phụ huynh
cho bé ăn, ngủ, ngồi bô… như thế nào để biết cách chăm sóc bé sau này. Đồng
thời cũng trao đổi để cùng tìm biện pháp tốt nhất chăm sóc cho bé.
- Ví dụ đối với việc cho bé ăn
Có phụ huynh vừa cho bé ăn vừa cho uống nước vừa thổi cho nguội mới
đút cho bé, cháu ăn hết suất lại lấy thêm nên cháu ói ra… Tơi cũng mạnh dạn
góp ý những cách cho ăn không đúng để giúp Phụ huynh hiểu bé thêm, không


phải ăn nhiều là tốt, ăn ít là khơng đủ mà phải hiểu cách ăn ngon vừa phải, tuyệt
đối không để trẻ bị nôn thức ăn mới như vậy cháu sẽ sợ thức ăn của Trường
Mầm non.
Trong quá trình trẻ ăn, nhất là với cháu mới, phải quan sát cách ăn của trẻ,
khi trẻ có những biểu hiện hơi khác thì phải ngưng ngay, cho trẻ nghỉ ăn, khơng
nên dồn ép trẻ, trẻ dễ bị nơn ói. Sau đó bù ăn cho trẻ bằng cách uống thêm cốc
sữa. Cần tạo khơng khí thèm ăn cho trẻ, đừng vơ tình để trẻ sợ ăn. Tơi đã có
nhiều kinh nghiệm khi đón cháu mới ăn cơm không được tôi cho ăn cháo, khơng
ăn cháo được tơi cho ăn bột. Sau đó uống thêm sữa và báo Phụ huynh khi đón
cháu về nhà cho cháu ăn nhiều hơn ngày thường một chút. Khi cháu đã quen dần
mơi trường Mầm Non, Cơ cho gì bé cũng ăn nhanh gọn và ăn hết suất. Có nhiều
giáo viên vì nóng vội mà ép cháu ăn đã làm cho bé sợ và thấy ăn là một cực
hình, đây là điều đáng tiếc dễ xảy ra trong thời gian đầu.
2.3.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ
huynh để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
Cơng tác phối hợp với phụ huynh
- Để cho các cháu được phát triển một cách tốt nhất thì khơng thể thiếu sự
hợp tác giữa cơ giáo với phụ huynh giữa nhà trường với gia đình. Chính vì vậy
việc trao đổi với phụ huynh là việc cần làm hằng ngày của các cô.

- Đối với trẻ ngay từ lúc trẻ cịn nhỏ thì được sự quan tâm chăm sóc của
gia đình, vì vậy gia đình rất quan trọng đối trẻ, việc giáo dục trẻ đối với các bậc
phụ huynh là việc làm quan trọng. trẻ sẽ phát triển tốt nếu như được sống trong
môi trường gia đình vui vẻ và hịa thuận.
- Một số trẻ thường rất ương bướng bởi vì hằng ngày trẻ khơng được sự
quan tâm của bố mẹ, hoặc là bố mẹ thường xuyên cải nhau, nói to.., nên ảnh
hưởng rất nhiều tâm lý của trẻ, đa số những cháu đó thì việc trẻ thích nghi với
mơi trường lớp học mầm non là điều rất khó khăn, bởi lẽ trẻ khơng có cảm giác
an tồn và trẻ có tính sợ hãi, nhút nhát.
- Đối với những trường hợp mà phụ huynh quan tâm thì việc trao đổi cũng
như kết hợp giữa phụ huynh và cơ giáo rất dẽ dàng, tơi có thể nắm được đặc
điểm tâm lý của trẻ thông qua bố mẹ trẻ, từ đó tơi lựa chọn các các phương pháp
để giúp trẻ làm quen tốt hơn và sớm hơn, đối với những phụ huynh mà họ chưa
dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình vì điều kiện kinh tế khó khăn
hoặc vì hồn cảnh gia đình thì chính bản thân tơi cũng gặp khó khăn trong việc
trao đổi. Trẻ vừa khó thích nghi mà tơi lại khó có cách để dễ tiếp cận và nắm bắt
dược tâm lý của trẻ, tuy vậy nhưng tôi không hề bỏ cuộc, để hiểu được hồn
cảnh của họ tơi đã dành thời gian vào buổi chiều sau khi tan giờ làm để cùng trị
chuyện trao đổi với họ, thật sự có nhiều gia đình trẻ cịn q nghèo vì vậy mà
khi nói chuyện trao đổi với tôi, nhiều bà, nhiều mẹ đã khóc, những giọt nước
mắt của họ giúp tơi hiểu một phần nào khó khăn họ đã và đang trải qua, không


phải họ khơng quan tâm đến con, nhưng vì thời gian họ lo cho việc kiếm tiền đôi
khi đã làm họ quên mất việc phải quan tâm đến những đứa con của họ, khi phụ
huynh nói chuyện với tơi, tơi nhìn vào những đứa trẻ mà thấy thương quá, mỗi
gia đình có một hồn cảnh khác nhau, đối với tơi bây giờ, chỉ có tình u thương
trẻ là điều tơi có thể làm được, để bố mẹ trẻ yên tâm đi làm, lo cho kinh tế gia đình,
suy nghĩ đó càng thôi thúc tôi, tôi sẽ không bỏ cuộc và tôi tin chắc rằng trong một
thời gian ngắn thôi, trẻ lớp tơi sẽ thích đi học và thích nghi với trường lớp.


Hình ảnh trao đổi với phụ huynh
- Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi thường trao đổi khá nhiều với phụ huynh về quá
trình hoạt động của trẻ trong một ngày hoặc một tuần qua. Cũng như tìm hiểu về
sở thích, đặc điểm cá nhân của từng trẻ. Tơi cũng nhờ phụ huynh cùng hợp tác
với cô giáo trong việc dạy trẻ cách chào hỏi khi đến lớp, cho cháu đi vệ sinh
đúng nơi quy định hoặc cho cháu tự động xúc cơm ăn…
- Có một số phụ huynh rất vui vẻ và tích cực khi cơ giáo trao đổi và thực
hiện rất tốt, nhưng còn một số phụ huynh khơng có thời gian để thực hiện, cịn
một số phụ huynh khác thì tơi chỉ liên lạc qua điện thoại. Ngày nào tơi cũng tươi
cười đón và trả trẻ và tôi cũng không quên trao đổi về cách sinh hoạt của các
cháu khi ở nhà và đến trường.
Sau khi các trẻ mới đã quen trường, quen lớp, quen bạn, tôi bắt đầu dạy
trẻ cách chào hỏi cô khi đến lớp, chào mẹ con đi học và thưa ba mẹ khi đi học
về, biết nói cảm ơn khi cơ và mẹ cho quà, sữa, bánh ….
Giáo viên phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn ân cần và thân thiện
Trong những năm học qua, tơi cịn đến với trẻ của bằng chính tình thương
của mình, bằng lịng u nghề, u trẻ như chính con đẻ của mình, ln hồ
mình vào thế giới của trẻ, luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu của trẻ nhưng
không vượt qua giới hạn, chăm sóc, u thương trị chuyện để mỗi ngày trẻ đến


lớp càng có thêm nhiều niềm vui, trẻ u thích đến lớp và ngày càng ngoan
ngoãn lễ phép hơn.
- Các cháu có thích nghi được với mơi trường sớm hay muộn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: gia đình, trường lớp, bạn bè, cô giáo,… nhưng yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là thái độ và cách cư xử của cô giáo.
- Khi cháu được bố mẹ đưa đến lớp thì tơi ra đón cháu với nụ cười thật
tươi, trước tiên tôi chào phụ huynh một cách thân mật để trẻ biết rằng cô giáo
cũng là người quen của gia đình mình, tiếp đó tơi ân cần dạy bé cách chào ông

bà bố mẹ khi đi học và tơi nhẹ nhàng phụ cháu cởi áo khốc hoặc cất đồ cá nhân
vào cặp và cho cháu tạm biệt ông bà cha mẹ rồi vào lớp. Có nhiều cháu đã quen
dần với trường lớp thì cháu vui vẻ vào lớp cùng cơ, nhưng có 2-3 cháu cịn
thường xun khóc nhè khi đế lớp thì tơi vẫn vui vẻ cười tươi ra đón cháu và
trao đổi với phụ huynh, có những cháu khóc rất nhiều, thậm chí cịn cắn vào tay
và cào mặt cơ nhưng khơng vì thế mà tơi bỏ cuộc, tôi vẫn tươi cười chào phụ
huynh và mang đồ dùng cá nhân của cháu vào lớp.

Hình ảnh cơ giúp cháu cởi áo khốc và cất đồ dùng
Khi đón trẻ tơi cũng thường dặn phụ huynh đón trẻ sớm để trẻ tập quen
dần với môi trường mới và sẽ không có cảm giác bị ba mẹ bỏ lại trường.
- Dường như tôi luôn nở nụ cười trên môi khi tiếp xúc cũng như trị
chuyện cùng các cháu, tơi thường trao đổi hỏi thăm gia đình cũng như cơng việc
của bố mẹ của các cháu, và những câu hỏi đó được các cháu cũ trả lời rất vui vẻ
và hào hứng.


Hình ảnh cơ tổ chức các trị chơi cho trẻ
Chính bản thân tôi cũng suy nghĩ rằng, nếu tôi cố gắng, vượt qua được
khoảng thời gian khó khăn này, kết hợp với sự cố gắng của trẻ và sự nỗ lực của phụ
huynh, bản thân tôi, trẻ và cả phụ huynh sẽ đạt được những kết quả như mong đợi.
2.3.5. Giải pháp 5: Tương tác giữa cô với các bậc phụ huynh trong
thời gian nghỉ dịch không đến trường qua các hình thức
- Để kịp thời năm bắt tình hình của trẻ trong thời gian không đến trường,
Tôi lập một nhóm zalo, facebook của riêng lớp mình, mọi thông tin đều thông
báo trển nhóm để phụ huynh, học sinh được biết, tuyên truyền đến phụ huynh
phối hợp thực hiện các video hướng dẫn trẻ các môn học… thường xuyên đăng
lên nhóm trường, nhóm lớp để phụ huynh theo dõi cho trẻ xem và làm theo cô.
Các bậc phụ huynh đa tương tác với cô như: Hỏi cô các bước để hướng dẫn trẻ
làm theo, rèn cho trẻ thói quen thường xuyên tập thể dục buổi sáng một số phụ

huynh đa quay lại video để rèn trẻ ở nhà thế nào và gửi lại cho cô để cô đăng lên
nhóm cho các bạn xem. Hướng dẫn cho cha mẹ cần tăng cường cho trẻ vệ sinh
tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. Nếu như cho trẻ ra
ngoài, các phụ huynh nên chú ý về trang phục cho trẻ đảm bảo giữ sức khỏe, đeo
khẩu trang đầy đủ, nên cho trẻ ăn uống tại nhà với các thức ăn bảo đảm vệ sinh,
tuân thủ ăn chín, uống sơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt quan
tâm đến trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì để cân đối chế độ ăn phù hợp. Khi trẻ có
biểu hiện ho, sốt, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Tăng cường công tác
truyền thông trên zalo, trang thông tin điện tử của trường để phụ huynh kịp thời
nắm bắt các thông tin trong thời gian học sinh nghỉ học.
Tôi đã tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ sắp xếp thời gian vui chơi và
học tập cùng trẻ ở nhà; hướng dẫn cha mẹ tổ chức các hoạt động vui chơi để tham


gia cùng con. Hướng dẫn phụ huynh theo dõi các chương trình truyền hình - kênh
truyền hình giáo dục quốc gia VTV7, phát sóng vào 9h05 phút và 20h00 phút hằng
ngày; kênh truyền hình VTV1 vào thời gian 20h05 phút và VTV7 vào các khoảng
thời gian 9h00 phút và 20h00 phút hằng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh
dưỡng khoa học hợp lý và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập.
Giáo viên thường xuyên trao đổi, chia sẻ các video do các cô trực tiếp hướng
dẫn trẻ hoạt động học thơng qua các trị chơi nhằm giúp trẻ không nhàm chán khi ở
nhà, đặc biệt là các giáo viên quan tâm đến việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng sống.
Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch bệnh covid-19 nhà trường, giáo
viên đã phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, đặc biệt là giáo viên thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh để kịp thời
trao đổi thơng tin và nắm bắt tình hình của học sinh khi ở nhà. Để chuẩn bị đón
trẻ quay trở lại trường, tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền và thu hút được trẻ đến
lớp. Qua phương pháp này thấy khoảng cách giữa cô giáo và phụ huynh ngắn
lại, thêm gắn bó mật thiết, phụ huynh hiểu được công việc của các cô. Các cô thì
được tiếp cận với việc làm mới các cháu đến trường với tâm thế thoải mái vui

vẽ, ngoan lễ phép hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
2.4. Hiệu quả kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với trẻ.
Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong giao tiếp, biết ứng xử phù hợp theo yêu cầu
Biết làm theo sự hướng dẫn mọi hoạt động, hứng thú, tham gia tích cực vào các
hoạt động, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong các hoạt
động trong ngày, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của mình với cơ giáo và các bạn
trong từng hành động, lời nói, biết chào cô khi đến lớp cũng như khi về nhà.
Kết quả khảo sát cuối năm học (tháng 3 năm 2022)
Sau khi áp dụng các biện pháp
Nội dung
khảo sát

Số lượng
trẻ khảo
sát

Đạt

Tỷ lệ %

Chưa đạt

Tỷ lệ%

Hành vi lễ giáo

20


20

100%

0

0

Hành vi ứng xử phối
hợp theo yêu cầu

20

17

85,0%

3

15,0%

Kỷ năng cất đồ dùng
cá nhân

20

19

95,0%


1

5,0%

Giao tiếp giữa cô và
các bạn

20

18

90,0%

2

10,0 %

Đi vệ sinh đúng nơi
quy định

20

18

90,0%

2

10,0 %



Thực hiện tốt các
hoạt động trong ngày

20

19

95,0%

1

5,0%

2.4.2. Đối với bản thân
Trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường tơi đã tìm được cho
mình những phương pháp và kinh nghiệm cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường
mầm non Xn phúc thơng qua hoạt động thích nghi với trường lớp đó là:
“Một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường,
lớp mầm non tại nhóm trẻ khu Bái con trường Mầm non Xuân Phúc”
- Bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp, giải pháp sau:
- Sử dụng phương pháp, biện pháp linh hoạt sáng tạo và kết hợp cho trẻ
được hoạt động nhiều với đồ vật nhất là các giờ học hoạt động có chủ đích, hay
thơng qua giờ hoạt động vui chơi...
- Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm nhiều màu các loại đồ dùng
trực quan có màu sắc sặc sở hấp dẫn trẻ để không những giờ học đạt kết quả cao
mà làm cho trẻ hứng thú trong giờ chơi hoạt động ở các góc phù hợp đặc điểm
lứa tuổi của trẻ. Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn tự tin hơn,
thích đến trường lớp, khơng cịn rụt rè như trước kia. Trẻ hoạt động khơng bị áp
đặt, gị bó, phát huy được khả năng, năng lực của bản thân, giúp trẻ trở nên năng

động hơn trong q trình giao tiếp giữa cơ và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với
những người xung quanh.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường

 

Đối với đồng nghiệp qua thao giảng dự giờ thăm lớp, được đồng nghiệp
đóng góp ý kiến tơi thấy đa số các đồng nghiệp cũng tán thành với bài học của
bản thân, từ đó bản thân cũng rút được những kinh nghiệm qua các ý kiến của
chị em đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này nó khơng chỉ áp dụng riêng cho
riêng các nhóm trẻ mà còn phổ biến rộng rãi và áp dụng cho tất cả các độ tuổi
Bé, Nhỡ, Lớn trong toàn trường. Đa số trẻ rất hứng thú khi được tham gia trải
nghiệm, khi áp dụng hoạt động này.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại đơn vị, lớp học, tôi nhận thấy
để thực hiện tốt việc “giúp trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non”, cần thực
hiện tốt những vấn đề sau:
Từ những cơ sở thực tiễn trên tôi nhận ra rằng giữa giáo viên, nhà trường
và gia đình trẻ phải có sự thống nhất, kết hợp trong tồn bộ q trình chăm sóc
bảo vệ và giáo dục trẻ. Trẻ mầm non cịn rất non nớt khơng thể tự phát triển mà
khơng có vài trị dẫn dắt của người lớn. Vì vậy việc giáo dục mầm non phải thể
hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên, đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc


điểm cá nhân, vốn sống của trẻ.Tơi cảm thấy mình đã hồn thành tốt vai trị của
một cơ giáo mầm non. Tôi đã tạo được niềm tin vui, an tâm, tin tưởng cho các
bậc phụ huynh khi trao con trẻ cho tơi.
3.2. Kiến nghị
* Với Phịng GD&ĐT

- Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo. Cung cấp thêm các
tài lệu có liên quan đến phương pháp, biện pháp thu hút trẻ vào trường
* Với nhà trường
Nhà trường thường xuyên mở các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt
chuyên môn, dự giờ, giao lưu với trường bạn để tạo điều kiện cho giáo viên chia
sẻ,t rao đổi kinh nghiệm trong công tác.Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng
dụng cụ trong lớp học cũng như môi trường bên ngoài thu hút trẻ đến trường
* Với tổ chuyên môn
Giáo viên trong tổ thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm chăm sóc trẻ
để rút ra kinh nghiệm.
Trên đây là một số biện pháp tơi đã áp dụng cho nhóm lớp của mình mà
tơi đã sử dụng trong thời gian qua. Từ những trẻ cá biệt có thể xem là rất khó
hịa nhập với mơi trường mới tơi cũng đã dần dần tạo được sự thân thiện, gần
gũi, hướng trẻ hịa nhập vào trường lớp một cách tốt nhất.
Tơi đã tạo được môi trường học thân thiện, cô giáo như người mẹ người
bạn của trẻ và đã gặt hái được những thành công nhất định.
Trên đây là nội dung của đề ‘Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi
sớm thích nghi với trường, lớp mầm non tại nhóm trẻ khu Bái Con trường mầm
non Xuân Phúc” Tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của hội đồng
khoa học ngành và của đồng nghiệp. Người thực hiện sẽ tiếp thu, rút kinh
nghiệm để bản thân có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp trẻ sớm thích nghi với
trường lớp mầm non.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Như Thanh, ngày 05 tháng 04 năm 2022
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPY

Lê Thị Thư


Lê Thị Thu



Tài liệu tham khảo
1. Cuốn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non .
3. Nguồn tư liệu trên mạng internet
4. Tạp chí GDMN
5. Tài liệu BDTX theo thơng tư 28
6. Những điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơ - Nguyễn Ánh Tuyết NXB


Danh mục
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Xuân Phúc

TT

Tên đề tài SKKN

1
2

Cấp đánh
giá xếp loại

(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại



×