Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus parvo type 2 (CPV2) gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng CPV2 lưu hành tại miền Bắc Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 151 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC BỆNH
VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO VIRUS PARVO TYPE 2 (CPV2) GÂY RA
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ CHỦNG CPV2
LƯU HÀNH TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC BỆNH
VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO VIRUS PARVO TYPE 2 (CPV2) GÂY RA
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ CHỦNG CPV2
LƯU HÀNH TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngành:

Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi

Mã số:

9 64 01 02


Người hướng dẫn:

PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào
PGS.TS. Lê Văn Phan

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả luận án

Võ Văn Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,

đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào, PGS.TS. Lê Văn Phan đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, Phịng thí nghiệm
trọng điểm cơng nghệ sinh học VNUA đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Hệ thống thú y 2Vet
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Võ Văn Hải

ii

năm 2023


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.3.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Các đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Đặc điểm sinh học của vi rút parvo ................................................................... 4


2.1.1.

Cấu tạo chung ..................................................................................................... 4

2.1.2.

Vị trí xếp loại ...................................................................................................... 5

2.1.3.

Nguồn gốc của các chủng CPV2 ........................................................................ 5

2.2.

Bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút parvo trên chó ............................................ 7

2.2.1.

Dịch tễ học .......................................................................................................... 7
iii


2.2.2.

Bệnh học ............................................................................................................. 9

2.2.3.

Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................... 10


2.2.4.

Bệnh tích ........................................................................................................... 11

2.2.5.

Chẩn đốn ......................................................................................................... 16

2.2.6.

Điều trị .............................................................................................................. 18

2.2.7.

Phịng bệnh ....................................................................................................... 21

2.3.

Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới ..................................................... 23

2.3.1.

Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 23

2.3.2.

Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 27

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 36

3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 36

3.1.1.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do
CPV2 ................................................................................................................ 36

3.1.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử của những chủng vi rút parvo
phân lập được.................................................................................................... 36

3.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 36

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp tại phịng khám ................................... 38

3.3.2.

Phương pháp xác định chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ............... 38


3.3.3.

Phương pháp làm các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu chó bị bệnh
viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ........................................................................... 40

3.3.4.

Phương pháp mổ khám quan sát biến đổi bệnh lý đại thể ................................ 41

3.3.5.

Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý vi thể ......................................................... 42

3.3.6.

Phương pháp nhuộm hố mơ miễn dịch ........................................................... 45

3.3.7.

Phương pháp PCR ............................................................................................ 48

2.3.8.

Phương pháp điện di kiểm tra sản phẩm PCR .................................................. 50

2.3.9.

Phương pháp giải trình tự gen và xây dựng cây phả hệ.................................... 50

3.4.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 51

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 52
4.1.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của CPV2 trên chó ................................. 52

4.1.1.

Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ở chó theo từng địa phương ............. 52

iv


4.1.2.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo lứa tuổi............................... 53

4.1.3.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo giống .................................. 55

4.1.4.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo giới tính ............................. 55

4.1.5.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo tình trạng

tiêm chủng ........................................................................................................ 56

4.2.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó mắc bệnh
viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ........................................................................... 58

4.3.

Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của chó mắc bệnh
viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ........................................................................... 62

4.3.1.

Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột
tiêu chảy do CPV2 ............................................................................................ 62

4.3.2.

Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể và vi thể của chó mắc bệnh viêm
ruột tiêu chảy do CPV2 .................................................................................... 64

4.4.

Kết quả xác định sự phân bố của vi rút parvo ở một số cơ quan của chó
mắc bệnh ........................................................................................................... 73

4.5.

Kết quả phân tích một số đặc tính sinh học phân tử của CPV2 gây bệnh ở

chó tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam ........................................................... 78

4.5.1.

Kết quả phân tích trình tự nucleotide và acid amin của gen VP2..................... 78

4.5.2.

Kết quả phân tích trình tự nucleotide và acid amin của bộ gen CPV2 ............. 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 108
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 108

5.1.1.

Đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ....................... 108

5.1.2.

Kết quả phân tích đặc điểm sinh học phân tử của CPV2................................ 108

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 109

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án .................................. 111
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 112
Phụ lục ............................................................................................................... ......... 128


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
&
aa
Ala
Arg
Asn
Asp
CCoV
CDV
CPV
CPV2

FFP
Gln
Glu
Gly
HA

Nghĩa tiếng Việt

Amino acid (A xít amin)
Alanine
Arginine
Asparagine
Aspartic acid

Canine corona virus
Canine distemper virus
Canine parvo virus (vi rút parvo gây bệnh trên chó)
Canine parvo virus type 2 (vi rút parvo type 2 gây bệnh trên
chó)
Canine rota virus
Cộng sự
Cysteine
Diamino benzindin (cơ chất DAB)
Dulbecco’s modified Eagle’s medium (môi trường DMEM)
Deoxyribonucleic acid (Axit deoxyribonucleic)
Ethylene Diamine Tetracetic Acid (A xít
etylenediaminetetraacetic)
Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (phương pháp miễn
dịch gắn enzyme)
Fresh Frozen Plasma (Huyết thanh tươi đông lạnh)
Glutamine
Glutamic acid
Glycine
Haemagglutination (Phản ứng ngưng kết hồng cầu)

HE
His
IHC
Ile
IV
Leu
Lys
Met


Haematoxylin - Eosin (Thuốc nhuộm tiêu bản bệnh lý)
Histidine
Immuno Histochemistry (Hóa mơ miễn dịch tổ chức)
Isoleucine
Tiêm tĩnh mạch
Leucine
Lysine
Methionine

CRoV
Cs
Cys
DAB
DMEM
DNA
EDTA
ELISA

vi


Chữ viết tắt
NPO
nt
PCR
Pro
Phe
RNA
RT-PCR
s


Nghĩa tiếng Việt
Nil per os (Phương pháp cho ăn không qua miệng)
Nucleotide
Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase)
Proline
Phenylalanine
Ribonucleic acid (A xít ribonucleic)
Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction (Phản ứng
chuỗi trùng hợp có dùng enzym phiên mã ngược)
giây

SC
Ser
Tyr
Thr
Trp
Val
VRTC

Tiêm dưới da
Serine
Tyrosin
Threonine
Tryptophan
Valine
Viêm ruột tiêu chảy

vii



DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Thông tin mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu .............................. 37

3.2.

Hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động ............................................................ 43

3.3.

Hệ thống nhuộm lần 1 ....................................................................................... 45

3.4.

Hệ thống nhuộm lần 2 ....................................................................................... 47

3.5.

Thành phần của phản ứng PCR ......................................................................... 49

3.6.


Thông tin các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 49

4.1.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo địa phương.......................... 52

4.2.

Tỷ lệ chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo lứa tuổi................................ 54

4.3.

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo giống .......................... 55

4.4.

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo giới tính ...................... 56

4.5.

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 theo tình trạng tiêm
vắc xin ............................................................................................................... 57

4.6.

Chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 (n=36) ......... 59

4.7.

Chỉ tiêu sinh hóa máu của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 (n=36) ....... 61


4.8.

Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ........... 62

4.9.

Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV2 .................. 66

4.10.

Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 ..... 69

4.11.

Kết quả phát hiện tế bào dương tính với kháng nguyên là CPV2 ..................... 74

4.12.

Thông tin mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu .............................. 79

4.13.

Tỷ lệ (%) tương đồng về trình tự nucleotide (nt) của gen VP2 giữa 12
chủng vi rút parvo trong nghiên cứu này với nhau và với các chủng vi rút
parvo tham chiếu khác ....................................................................................... 81

4.14.

Tỷ lệ (%) tương đồng về trình tự amino acid (aa) của gen VP2 giữa 12

chủng vi rút parvo trong nghiên cứu này với nhau và với các chủng vi rút
parvo tham chiếu khác ....................................................................................... 82

4.15.

Tỷ lệ tương đồng về trình tự nucleotide (nt) (dưới đường chéo) và amino
acid (aa) (trên đường chéo) của 8 chủng CPV2 trong nghiên cứu này với
các chủng CPV2 tham chiếu khác ................................................................... 100

4.16.

So sánh trình tự nt và aa của 8 chủng CPV2 trong nghiên cứu này với các
chủng CPV2 tham chiếu khác ......................................................................... 101

viii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Mơ tả q trình tiến hố của CPV2 ở chó ........................................................... 7

2.2.


Sự phân bố của các chủng CPV2 ở chó trên thế giới .......................................... 9

4.1.

Chó bị viêm ruột tiêu chảy do CPV2 (hình trái) và kết quả chẩn đốn
bằng kit test nhanh (hình phải) .......................................................................... 53

4.2.

Tình trạng tiêm vắc xin trên chó mắc viêm ruột tiêu chảy do vi rút parvo
gây ra ................................................................................................................. 58

4.3.

Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút
parvo .................................................................................................................. 64

4.4.

Điện di sản phẩm PCR xác định CPV2 trên gel agarose ................................... 65

4.5.

Một số hình ảnh bệnh tích đại thể ở hệ thống hạch bạch huyết và đường
tiêu hố của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 .......................................... 67

4.6.

Một số hình ảnh bệnh tích đại thể ở các cơ quan khác của chó mắc viêm
ruột tiêu chảy do CPV2 ..................................................................................... 68


4.7.

Tổn thương vi thể ruột của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2 .................. 70

4.8.

Tổn thương vi thể của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2.......................... 71

4.9.

Hình ảnh kháng nguyên của vi rút CPV2 phát hiện ở các tế bào của chó
mắc bệnh ............................................................................................................ 77

4.10.

Kết quả chạy điện di trên gel agarose để kiểm tra sản phẩm............................. 80

4.11.

So sánh trình tự nucleotide của gen VP2 giữa 12 chủng vi rút parvo trong
nghiên cứu này với nhau và với các chủng vi rút parvo tham chiếu khác (1) ..... 86

4.12.

So sánh trình tự nucleotide của gen VP2 giữa 12 chủng vi rút parvo trong
nghiên cứu này với nhau và với các chủng vi rút parvo tham chiếu khác (2) ..... 89

4.13.


So sánh trình tự acid amin của gen VP2 giữa 12 chủng vi rút parvo trong
nghiên cứu này với nhau và với các chủng vi rút parvo tham chiếu khác......... 91

4.14.

Cây phả hệ nguồn gốc phát sinh loài của vi rút parvo type 2 dựa trên đoạn
gen VP2 của 12 chủng trong nghiên cứu này. Hình trịn đỏ: Các chủng
sử dụng trong nghiên cứu thuộc nhóm Canine Parvovirus. Hình vng
xanh: Các chủng sử dụng trong nghiên cứu thuộc nhóm Feline
Panleukopenia Vi rút ......................................................................................... 94

4.15.

Kết quả chạy điện di trên gel agarose để kiểm tra sản phẩm PCR. ................... 95

ix


4.16.

Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gen NS của các chủng
CPV2 ............................................................................................................... 105

4.17.

Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gen VP của các chủng
CPV2 ............................................................................................................... 106

4.18.


Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide bộ gen của 8 chủng vi
rút CPV2 .......................................................................................................... 107

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Võ Văn Hải
Tên Luận án: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do
vi rút parvo type 2 (CPV2) gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng CPV2
lưu hành tại miền Bắc Việt Nam.
Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 9 64 01 02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định các đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút
parvo type 2 gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi rút parvo phân lập
được tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam để định hướng cơng tác chẩn đốn, điều trị
bệnh trên lâm sàng và chế tạo vắc xin phòng bệnh trong tương lai.
* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý (tỷ lệ mắc, triệu chứng, chỉ tiêu lâm sàng, thay đổi
huyết học, tổn thương vi thể, tổn thương đại thể, xác định sự phân bố của vi rút parvo
type 2 trong các cơ quan) của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút parvo (VRTC
do CPV2).
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử (giải trình tự, so sánh trình tự nucleotide,
amino acid, xây dựng cây phả hệ của vùng gen VP2 và hệ gen) của các chủng vi rút
parvo phân lập được với nhau và với các chủng tham chiếu.
* Vật liệu nghiên cứu
- Chó mắc VRTC do vi rút parvo mang đến khám và điều trị tại Phòng khám thú y
2Vet tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

- 12 chủng vi rút CPV2 phân lập được trong nghiên cứu này: VNUA/C17,
VNUA/C31, VNUA/C32, VNUA/C35, VNUA/CPV152-Hanoi, VNUA/CPV153-VP,
VNUA/CPV175-BG, VNUA/CPV376-BN, VNUA/CPV379-VP, VNUA/CPV380Hanoi, VNUA/CPV384-BN và VNUA/CPV385-HNa..
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xác định chó mắc bệnh: dựa vào dịch tễ, triệu chứng, chẩn đoán
nhanh bằng kit Test, khẳng định bằng test PCR. Phân tích huyết học bằng máy xét
nghiệm máu tự động.
- Phương pháp mổ khám xác định bệnh tích đại thể: theo tiêu chuẩn TCVN
8402:2010 của bộ KH-CN. Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo quy trình nhuộm
Haematoxilin - Eosin (HE) thường quy tại phịng thí nghiệm bộ mơn Bệnh lý thú y.
- Quan sát sự hiện diện của vi rút ở các cơ quan bằng phương pháp nhuộm hóa mơ
miễn dịch (IHC) với kháng thể đặc hiệu vi rút parvo gây bệnh ở chó.
- Làm phản ứng PCR theo hướng dẫn của OIE năm 2017 với bộ kit tách chiết
QIAamp DNA Mini Kit (Qiagen). Giải trình tự gen theo phương pháp Sanger. Các trình
tự gen được căn chỉnh và so sánh bằng phần mềm Genious Prime và BioEdit. Cây sinh
học phân tử được phân tích bằng phần mềm MEGA X, sử dụng phương pháp NeighborJoining với giá trị Bootstrap là 1000. Các chủng CPV2 tham chiếu sử dụng trong nghiên
cứu được thu thập từ GenBank.

xi


Kết quả chính và kết luận
Đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do CPV2
- Tỷ lệ chó mắc VRTC do CPV2 được chẩn đốn bằng kit test nhanh là 15,86%.
Tuổi mắc bệnh chủ yếu là chó từ 2-6 tháng. Đa số chó mắc bệnh VRTC do CVP2 nằm ở
nhóm chưa tiêm vắc xin. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
Kết quả phân tích huyết học cho thấy chó mắc bệnh bị thiếu máu nặng, giảm tiểu cầu,
giảm các chỉ số điện giải, mất nước. Bệnh tích điển hình là xuất huyết, sung huyết
đường tiêu hóa, hạch, lách...
- Kết quả nhuộm hóa mơ miễn dịch cho thấy CPV2 được phát hiện ở 9/9 cơ quan

chó mắc bệnh. Trong đó, tất cả các mẫu ruột, hạch lympho và gan 100% cho kết quả
dương tính với kháng nguyên CPV2.
Kết quả phân tích đặc tính sinh học phân tử của CPV2
- Từ kết quả phân tích cây phả hệ dựa trên gen VP2 mã hóa cho protein VP2 của
12 chủng vi rút parvo trong nghiên cứu này cho thấy chủng 9/12 chủng là VNUA/C17,
VNUA/CPV152-Hanoi, VNUA/CPV153-VP, VNUA/CPV175-BG, VNUA/CPV376BN,
VNUA/CPV379-VP,
VNUA/CPV380-Hanoi,
VNUA/CPV384-BN

VNUA/CPV385-HNa đều thuộc về nhánh vi rút parvo trên chó. 3/12 chủng cịn lại là
VNUA/ C31, VNUA/ C32 và VNUA/ C35 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng vi
rút parvo gây bệnh cho mèo và có mối quan hệ gần gũi với các chủng vi rút parvo phân
lập được trên mèo ở Trung Quốc (mã số truy cập ngân hàng GenBank: DQ474235,
DQ474237, KY094114). Phát hiện này là bằng chứng quan trọng cho thấy có sự truyền
lây vi rút giảm bạch cầu từ mèo sang chó.
- Kết quả phân tích trình tự nucleotide và amino acid hệ gen của các chủng CPV2.
+ Kết quả giải trình tự hệ gen 8/12 chủng CPV2 cho thấy trình tự hệ gen của các
chủng CPV2 trong nghiên cứu này có chiều dài là 4269 nucleotide (nt), bao gồm hai
khung đọc mở (ORF) mã hóa cho gen phi cấu trúc (NS: 2007 nt) và gen cấu trúc (VP:
2262 nt), trong đó đoạn gen VP2 có chiều dài 1755 nt.
+ Kết quả phân tích về trình tự nt của hệ gen trong nghiên cứu này cũng cho thấy
có sự thay thế nt diễn ra trên cả trình tự gen mã hóa cho protein cấu trúc và protein phi
cấu trúc của CPV2.
+ Kết quả xây dựng cây phả hệ dựa trên trình tự hệ gen của 8 chủng CPV2 cho
thấy chúng đều thuộc cùng nhánh phát sinh genotype Asia-4, cùng nhánh phát sinh với
các chủng phân lập (Mã GenBank: MT106228 – MT106237) tại Việt Nam trong giai
đoạn 2017 – 2018 (Nguyen Manh & cs., 2020) và chủng CPV/IZSSI/2743/17 phân lập
tại Ý năm 2017 (Mira & cs., 2018).
Đây là nghiên cứu có hệ thống tại Việt Nam đồng thời nghiên cứu về các đặc

điểm bệnh lý của chó mắc VRTC do CPV2 và giải trình tự hệ gen các chủng CPV2
đang lưu hành. Những thông tin di truyền về bộ gen của các chủng CPV2 đang lưu hành
và gây bệnh trên đàn chó ni tại Việt Nam cũng như các đặc điểm bệnh lý của chó mắc
VRTC do CPV2 thu được trong nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng giúp
cho việc lựa chọn được chủng vi rút CPV2 thích hợp để nghiên cứu và sản xuất vắc xin
cũng như nghiên cứu chế tạo ra kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu dùng trong các Kit
chẩn đoán.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Võ Văn Hải
Thesis title: Pathological characteristics of canine parvovirus type 2 (CPV2) infection
in dogs and molecular characteristics of CPV2 strains isolated in northern provinces of
Vietnam.
Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the animal diseases Code: 9 64 01 02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Determining the pathological characteristics of canine parvovirus type2 (CPV2)
infection in dogs and molecular characterization of CPV2 strains isolated in northern
provinces of Vietnam help orient the diagnosis and treatment of diseases in clinical
practice and manufacture future vaccines.
* Research Content
- Study of pathological characteristics (incidence rate, clinical symptoms,
hematological changes, microscopic lesions, gross lesions, distribution of parvovirus in
different organs) of dogs infected with CPV2.
- Molecular characterization (sequencing, analysis of nucleotide and amino acid
sequences, construction of phylogentic trees based on VP2 gen region and whole
genome) of isolated parvovirus strains.

* Materials and Methods
- Dogs infected with CPV2 were brought for examination and treatment at 2Vet
Veterinary Clinic in Hanoi, Bac Giang, Bac Ninh, and Vinh Phuc provinces.
- 12 strains of CPV2 virus were isolated in this study: VNUA/C17, VNUA/C31,
VNUA/C32,
VNUA/C35,
VNUA/CPV152-Hanoi,
VNUA/CPV153-VP,
VNUA/CPV175-BG, VNUA/CPV376-BN, VNUA/CPV379-VP, VNUA/CPV380Hanoi, VNUA/CPV384-BN, and VNUA/CPV385-HNa.
* Methods
- Disease identification of CPV2- infected dogs was based on the epidemiology,
symptoms, rapid test with a commercial kit, and confirmation by PCR test. An
automated blood testing machine conducted hematology analysis.
- Surgical method to determine gross lesions was conducted according to standard
TCVN 8402:2010 of the Ministry of Science and Technology of Vietnam. Making
microscopy slides and histopathology experiments were performed routinely by
Hematoxylin - Eosin (HE) staining procedure set up in the laboratory of Veterinary
Pathology.
- Immunohistochemical (IHC) assays using parvovirus-specific antibodies were
used to study the vi rút distribution in different organs of CPV2- infected dogs.
- PCR reaction was performed according to OIE in 2017 with extraction QIAamp
DNA Mini Kit (Qiagen) according to the manufacturer’s instructions. The Sanger
method was used for gen sequencing. Gen sequences were aligned and compared using
Genious Prime and BioEdit software. Phylogentic trees were analyzed using MEGA X

xiii


software, applying the Neighbor-Joining method with a Bootstrap value of 1000.
Reference CPV2 strains used in the study were collected from the GenBank database.

Main findings and conclusions
Pathological characteristics
- The rate of dogs infected with CPV2 using a rapid test kit was 15.86%. The
average age of the diseased dogs was between 2-6 months. Most of the dogs infected
with CPV2 were not vaccinated. The most common symptoms were fatigue, vomiting,
and diarrhea. The results of hematology analysis showed that sick dogs had severe
anemia, thrombocytopenia, decreased electrolyte indicators, and dehydration. Typical
lesions were hemorrhage, congestion of the gastrointestinal tract, lymph nodes, and
spleen.
- Immunohistochemical (IHC) assays showed that CPV2 was detected in all 9/9
different organs collected from sick dogs. All intestine, lymph nodes, and liver samples
showed 100% positive results.
Phylogentic tree construction
- Phylogentic tree analysis based on the VP2 gen encoding the VP2 protein of 12
CVP2 strains in this study showed that 9/12 strains (VNUA/C17, VNUA/CPV152Hanoi,
VNUA/CPV153-VP,
VNUA/CPV175-BG,
VNUA/CPV376-BN,
VNUA/CPV379-VP,
VNUA/CPV380-Hanoi,
VNUA/CPV384-BN,
and
VNUA/CPV385-Hna) belonged to the canine parvovirus cluster. The remaining strains
(VNUA/C31, VNUA/ C32, and VNUA/ C35) were clustered into feline parvovirus
lineage and closely related to feline parvovirus strains isolated in China (GenBank:
DQ474235, DQ474237, KY094114). The present finding provides substantial evidence
that there is a transmission of leukopenia vi rút from cats to dogs.
- Nucleotide and amino acid sequence analysis of CPV2 strains
+ The results of genomic sequencing of 8/12 strains of CPV2 showed that the
obtained genomic sequences of CPV2 samples were 4269 nucleotides (nt) in length,

including two open reading frames (ORFs) encoding for NS (2007 nt) and VP (2262 nt)
in which the VP2 gen fragment had a length of 1755 nt.
+ The analysis of the genomic sequences of CPV2 in this study also showed that
there were nt substitutions in both structural and non-structural proteins of CPV2.
+ Phylogentic tree's result based on the whole genomic sequences of CPV2 strains
showed that all studied CPV2 strains belonged to cluster Asia-4, the same as previously
reported CPV2 strains (GenBank: MT106228 – MT106237) isolated in Vietnam in the
period 2017 - 2018 (Nguyen Manh et al. 2020) and strain CPV/IZSSI/2743/17 isolated
in Italy in 2017 (Mira et al. 2018).
This is the systemic study to determine pathological characteristics of dogs
infected with CPV2 in Vietnam and complete genomic sequencing analysis of
circulating CPV2 strains. The genomic information of the circulating CPV2 strains, as
well as the pathological characteristics of dogs infected with CPV2 in this study, will be
an essential scientific basis to help selecting the appropriate CPV2 strain for research
and production of vaccines as well as research and production of specific antigens and
antibodies used in diagnostic kits.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội và sự tăng
trưởng về kinh tế, phong trào nuôi thú cưng ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Chăn nuôi thú cưng đã và đang mang lại những giá
trị tinh thần và vật chất lớn lao cho con người. Chó đã và đang được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau như: làm cảnh, giữ nhà, đi săn, phục vụ an ninh quốc
phòng, phát hiện ma túy, thuốc nổ, trinh thám,... Ở các nước phát triển chó cịn
tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng khác như giáo dục, phát triển nhân cách
trẻ em, chăm sóc người neo đơn, cải tạo phạm nhân và là một động lực phát triển

nền kinh tế… Đồng nghĩa với vai trò của chúng ngày càng quan trọng trong đời
sống xã hội, nên công tác chăm sóc sức khỏe, phịng và chữa bệnh cho đàn chó
cưng ngày càng phát triển và được chú trọng, từ các nhu cầu bình thường như ăn
uống, chữa bệnh thơng thường, đến các dịch vụ cao cấp khách sạn, huấn luyện,
làm đẹp, khám chữa bệnh chất lượng cao và chuyên sâu…
Sự phát triển về số lượng, chủng loại chó kèm theo sự thay đổi về điều kiện
nuôi dưỡng, biến đổi khí hậu mơi trường… càng làm gia tăng các loại dịch bệnh,
trong đó bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút parvo gây ra, ảnh hưởng về sức khỏe
cho cho đàn chó, kinh tế và sức khỏe tinh thần của người nuôi.
Canine parvovirus type 2 (CPV2) gây ra Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó.
Bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao, thường gặp ở chó dưới 1 năm tuổi và chó
chưa được phịng bệnh bằng vắc xin. Bệnh xuất hiện với một số triệu chứng điển
hình như: ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, nôn mửa, mất nước nhanh chóng và tiêu chảy phân
có lẫn máu (Appel & cs., 1979; Hayes & cs., 1979; Vickers, 2017).
Sau khi xuất hiện vào cuối những năm 1970 (Appel & cs., 1979; Kelly,
1978), CPV2 đã có q trình biến đổi di truyền nhanh chóng trong vịng vài năm,
các biến chủng vi rút mới xuất hiện là CPV2a và CPV2b đã thay thế hoàn toàn
chủng vi rút gốc ban đầu (Parrish, 1991; Parrish, 1985). Hiện nay, chủng CPV
gốc ban đầu khơng cịn lưu hành trong quần thể chó, trong khi CVP chủng 2a và
2b có sự phân bố khác nhau trên tồn thế giới (Mochizuki, 1993; Pereira, 2000;
Truyen, 1996). Các biến thể CPV2 bài thải ra trong phân đã được chứng minh là
có hiệu giá vi rút (HA) cao hơn so với chủng CPV2 ban đầu (Carmichael, 1994).
Trong một vài năm gần đây, sự xuất hiện của các biến chủng vi rút mới đã được

1


quan sát thấy ở một số quốc gia (Battilani, 2001; Ikeda, 2000). Gần đây, một số
biến chủng vi rút mới đã được báo cáo ở Ý (Buonavoglia, 2001). Biến chủng vi
rút đó có một axit amin thay thế, Asp-426-Glu, xuất hiện trong phần lớp vỏ

protein được coi là quan trọng đối với các đặc tính kháng nguyên của CPV2.
Biến chủng này (Đột biến CPV2/ Glu-426) lần đầu tiên được ghi nhận ở Ý và
hiện tại đang lây lan trong quần thể chó ở Ý cũng như các quốc gia khác trên thế
giới (Decaro, 2005; Martella, 2004).
Ở Việt Nam, theo Nakamura & cs. (2004), ca bệnh đầu tiên do CPV2 trên
chó được phát hiện vào năm 1994. Cho đến nay, cả ba biến chủng CPV2a,
CPV2b và CPV2c đã được phát hiện tại Việt Nam (Hoang & cs., 2019), trong đó
biến chủng gây bệnh phổ biến nhất trong những năm gần đây là CPV2c (Hoang
& cs., 2019). Mặc dù ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu khoa học phân tích
về những biến đổi di truyền của các chủng CPV2 đã và đang gây bệnh trên đàn
chó ni tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào giải
mã và phân tích gen VP2 của CPV2 (Nakamura & cs., 2004; Hoang & cs., 2019;
Doan & cs., 2021). Các nghiên cứu toàn diện về bệnh lý học và phân tích tồn bộ
hệ gen của CPV2 chưa có nhiều. Do CPV2 thường xuyên có những biến đổi về
di truyền để hình thành nên những biến chủng vi rút mới, vì vậy rất cần những
nghiên cứu liên tục về giải mã và phân tích bộ gen của CPV2 để xác định được
nguồn gốc tiến hóa và sự biến đổi di truyền của các chủng CPV2 đã và đang gây
bệnh trên chó theo không gian và thời gian khác nhau.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các đặc điểm bệnh lý cơ bản của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu
chảy do vi rút parvo gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi rút
parvo phân lập được tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam để định hướng cơng tác
chẩn đốn, điều trị bệnh trên lâm sàng và chế tạo vắc xin phòng bệnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tỷ lệ mắc bệnh, đặc điểm sinh lý sinh hóa máu, triệu chứng,
bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút
parvo gây ra, mức độ gây hại đến các cơ quan bộ phận của vi rút parvo trong cơ
thể chó mắc bệnh, nhằm đưa ra các khuyến cáo cho cơng tác phịng trị bệnh.
- Phân tích đặc điểm sinh học phân tử của vùng gen VP2 và trên toàn bộ bộ

gen CPV2 phân lập được tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam, từ đó cung cấp

2


thông tin cập nhật về các chủng vi rút parvo đang lưu hành, làm căn cứ định
hướng chế tạo vắc xin phòng bệnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các cá thể chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV- 2 và các mẫu vi
rút parvo phân lập được từ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy mang đến khám
điều trị tại phòng khám thú y 2Vet và một số phòng khám thú y khu vực Miền
Bắc Việt Nam (Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh).
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2021.
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Bộ môn Bệnh lý - Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phịng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học thú y, Khoa Thú y, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Hệ thống Thú y 2Vet và một số phòng khám khu vực Miền Bắc Việt Nam.
1.4. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu có tính hệ thống nghiên cứu đồng thời về bộ gen các chủng vi
rút CPV2 đang lưu hành, gây bệnh trên đàn chó tại Việt Nam và lần đầu tiên sử
dụng phương pháp hố mơ miễn dịch để xác định sự phân bố của CPV2 trong
các tổ chức ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do CPV- 2 gây ra tại Việt Nam.
Các công bố của đề tài sẽ là những thông tin khách quan và mới nhất về căn bệnh
này trên chó tại nước ta hiện nay.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung và hoàn thiện thêm hiểu biết về bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút

parvo gây ra trên chó tại Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo chính thống và
tương đối tồn diện về bệnh do CPV2 trên chó tại khu vực Miền Bắc Việt Nam.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao hiệu quả trong việc chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, tiên lượng,
điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi rút parvo, đưa ra các khuyến cáo nhằm
phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do căn bệnh gây ra.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI RÚT PARVO
Vi rút parvo là những vi rút DNA dạng chuỗi đơn, khơng có vỏ bọc, được
biết có khả năng gây bệnh ở nhiều lồi động vật có vú, mặc dù hầu hết vi rút
parvo đặc trưng theo loài (Pollock, 1984). Vi rút parvo nhân lên cần tế bào vật
chủ, đặc biệt là nhân tế bào và kết nối với tế bào chủ bằng các đầu sợi đôi của bộ
gen. Sự nhân lên của vi rút chỉ xảy ra ở các tế bào phân chia nhanh như tế bào
mầm ở biểu mô ruột non, tế bào tiền thân tủy xương và tế bào cơ tim. Sự nhân
lên của vi rút gây chết tế bào và mất đi do suy giảm phân bào (Smith & cs.,
1997). Không phải các quần thể tế bào phân chia nhanh đều bị ảnh hưởng như
nhau, cho thấy vi rút có tính hướng đến cơ quan đích nhất định (Pollock, 1984).
2.1.1. Cấu tạo chung
Vi rút parvo có đường kính nhỏ (~25 nm), khơng có vỏ bao phủ. Cấu trúc
ba chiều của CPV2 đã được xác định nhờ sử dụng tia X (Tsao & cs., 1991; Xie &
Chapman, 1996). Vi rút này có bộ gen DNA thẳng, sợi đơn âm, kích thước
khoảng 5.2kb, chứa hai khung đọc mở (ORF1 và ORF2). Một trong số đó mã hóa
hai protein khơng cấu trúc NS1 và NS2 và một khung khác mã hóa hai protein
cấu trúc khác VP1 và VP2. Ở hai đầu của hệ gen, cấu trúc thứ cấp ở đầu xi và
đầu ngược có 150 base thường được sử dụng cho việc nhân bản DNA (Reed &
cs., 1988; Parrish, 1999). Ngồi ra cịn một loại protein thứ 3, VP3 được tạo ra

bằng quá trình phân giải protein VP2 (Mohan, 2010). Hầu hết bề mặt capsid
được hình thành bởi sự tương tác giữa mơ-típ b-barrel và các vòng linh hoạt tạo
ra lõi trung tâm được bảo tồn cao của VPs (Tsao, 1991; Chapman, 1996; Xie &
Chapman, 1996). Các đặc tính kháng nguyên của vi rút parvo ở chó bị ảnh hưởng
bởi sự thay thế axit amin trong trình tự VP2 (Strassheim, 1994).
Capsid chứa 60 tiểu đơn vị protein của VP1 (5-6 bản) và VP2 (54-55 bản),
những protein khác có chung cấu trúc. Các vùng mã hóa cho VP1 (727 vị trí axit
amin) và VP2 (584 vị trí axit amin) chồng lên nhau, trừ một vùng đầu N duy nhất
có 143 vị trí axit amin ở VP1 (Tsao & cs., 1991). Hai protein cấu trúc được tạo ra
bằng cách nối tiếp các mRNA của vi rút (Reed & cs., 1988; Parrish & Kawaoka,
2005). Protein VP2 có thể được cắt gần đầu N của nó bằng các proteaza của vật
chủ để tạo ra một protein cấu trúc khác, VP3 chỉ xuất hiện trong các virion hoàn
chỉnh (chứa DNA).
4


Các protein capsid có một lõi trung tâm gồm tám đoạn xoắn, β-barrel khơng
song song với vịng linh hoạt giữa các sợi β tương tác để tạo thành hầu hết các
capsid bề mặt. Các đặc điểm bề mặt của capsid bao gồm một vùng nhọn dài 22 Å
trên trục gấp ba lần, một trũng sâu 15 Å (vũng lõm) xung quanh cấu trúc hình trụ
ở trục gấp năm lần và một trũng sâu 15 Å (chỗ trũng) ở trục gấp hai lần. Ngoài
ra, trục gấp ba lần là vùng kháng nguyên nhất của capsid và hoạt động như một
mục tiêu để trung hòa các kháng thể (Tsao & cs., 1991).
2.1.2. Vị trí xếp loại
Canine parvo vi rút thuộc chi Protovirus parvo, họ Parvoviridae, đã được
đưa vào trong loài Carnivore protovirus parvo 1 theo Uỷ ban quốc tế về phân loại
vi rút (Fernandes & cs., 2011).
2.1.3. Nguồn gốc của các chủng CPV2
Mối quan hệ phát sinh loài giữa các CPV2 phân lập từ chó và các vi rút từ mèo
(FPV), chồn (MEV), chó gấu mèo (RDPV) và cáo xanh (BFPV) cho thấy rằng tất cả

các chủng CVP2 xuất phát từ một tổ tiên chung và các chủng này rất giống với vi rút
từ các động vật hoang dã bao gồm gấu mèo và cáo (Allison & cs., 2012).
Canine parvo vi rút có khả năng xuất hiện khi có đột biến cho phép liên kết
với thụ thể transferrin của chó (TfR) type 1 (Truyen & cs., 1999; Allison & cs.,
2012). Một số nghiên cứu đã chứng minh TfR đóng vai trị quan trọng trong tính
nhạy cảm của các tế bào nhiễm vi rút này (Hueffer & cs., 2003).
Canine parvo virus và FPV giống nhau 98% trình tự DNA, nhưng có các
vật chủ riêng, tính kháng nguyên và sự ngưng kết hồng cầu (HA) được kiểm soát
bởi capsid protein (Truyen & cs., 1995; Shackelton & cs., 2005). Việc trao đổi
chéo thành công và thích nghi với vật chủ mới có liên quan đến sự thay đổi một
vài vị trí axit amin (aa) (Truyen & cs., 1995). Sự thay đổi về gen này đã đủ để
CPV2 có thể nhân lên trên chó, nhưng lại mất khả năng tái bản trên mèo (Chang
& cs., 1992). Các nghiên cứu phân tích trên trình tự protein VP2 cho thấy 3 sự
khác biệt ở vị trí axit amin (aa) 93 (Lys sang Asn), 103 (Val sang Ala), 323 (Asp
sang Asn) giữa FPV và CPV2 bắt đầu cho sự thay đổi vật chủ sang chó. Sự thay
đổi của vị trí aa 80 (Lys sang Arg), 564 (Asn sang Ser) và 568 (Ala sang Gly)
liên quan đến việc mất khả năng tái bản trên mèo (Truyen & cs., 1994). Tuy
nhiên, vị trí aa 232 (Val sang Ile) và 375 (Asp sang Asn) cũng thay đổi giữa các
trình tự của FPV và CPV2. Biến đổi vị trí aa 375 chỉ tìm được một số dòng phân

5


lập ban đầu của CPV2 và các biến đổi sau của CPV lại quay về Asp, có thể thấy
vị trí aa 375 (Asn) không quan trọng trong việc thay đổi vật chủ từ mèo sang chó
của CPV trong tự nhiên. Mặt khác, vị trí aa 375 cùng với vị trí aa 323 xác định
độ pH của HA (Parrish, 1991a; Chang & cs., 1992).
Canine parvo virus ln biến chủng để hình thành những chủng vi rút mới
(Parrish & cs., 1988). Chủng CPV2a xuất hiện năm 1979 chỉ khác năm hoặc sáu
vị trí aa so với CPV2 (Parrish & cs., 1991b). Sự thay đổi vị trí vị trí aa 87 (Met

sang Leu), 300 (Ala sang Gly) và 305 (Asp sang Tyr) cho phép CPV2a lây nhiễm
được trên mèo. Các thay đổi khác cũng xảy ra trong gen protein capsid giữa
CPV2 gốc và CPV2a, vị trí aa 101 (Ile sang Thr), 297 (Ser sang Ala) và 555 (Val
sang Ile) (Tsao & cs., 1991; Truyen & cs., 1996a). CPV2a trở thành dòng chủ
yếu mới và trải qua q trình tiến hóa xa hơn nữa, tăng số đột biến điểm trong
nhiều dòng khác. Một vài đột biến đã làm thay đổi tính kháng nguyên của capsid
và có tần số cao trong quần thể vi rút (Maya & cs., 2013).
Ngồi CPV2a, cịn có hai loại biến thể kháng nguyên khác là CPV2b (hoặc
VP2 426Asp) và CPV2c (hoặc VP2 426Glu). CPV2b lần đầu tiên được phát hiện
năm 1984 tại Mỹ (Parrish & cs., 1991b) và CPV2c được phát hiện tại Ý năm
2000 (Buonavoglia & cs., 2001). Tuy nhiên, nghiên cứu của Decaro & cs. (2006)
cho thấy dòng CPV2c lâu nhất đã được phân lập năm 1996, do đó cung cấp bằng
chứng cho thấy biến thể này đã được lưu hành ở Đức 4 năm trước khi được phát
hiện ở Ý (Decaro & cs., 2006).
Sự khác biệt giữa ba loại biến thể kháng nguyên có liên quan sự thay đổi tại
vị trí vị trí aa 426 (Asn ở CPV2a, Asp ở CPV2b và Glu ở CPV2c). Sự đột biến
này ảnh hưởng đến vùng kháng nguyên chính (nhân tố quyết định kháng nguyên
A), nằm trong protein VP2.
Từ phân tích trình tự DNA của CPV2a và CPV2b cho thấy biến thể thứ hai
khác biệt chỉ có hai vị trí axit amin so với biến thể đầu tiên trong protein VP2.
Hai thay đổi cụ thể của CPV2b đã dẫn đến sự khác biệt ở vị trí aa 426 và 555
trong vùng VP2. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt ở vị trí aa 426 được cơng nhận là
nhân tố quyết định kháng nguyên cho CPV2b (Parrish & cs., 1991b). Vì CPV2b
và CPV2c khác với CPV2a chỉ ở một vị trí duy nhất (VP2 426), hiện nay một số
tác giả chỉ coi chúng là các biến thể của CPV2a thay cho các dòng phụ
(Organtini & cs., 2015).

6



Hình 2.1. Mơ tả q trình tiến hố của CPV2 ở chó
Chú thích: Các số trên hình là vị trí amino acid của CPV và FPV

Nguồn: Miranda & Thompson (1016)

2.2. BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO VI RÚT PARVO TRÊN CHÓ
2.2.1. Dịch tễ học
Năm 1967, vi rút parvo lần đầu tiên được phát hiện là một tác nhân gây
bệnh tiêu hóa và hơ hấp ở chó (Binn & cs., 1970). Sau đó, vi rút này được lấy tên
là CPV-1 (Lamm & cs., 2008). Hầu hết bệnh súc bị nhiễm CPV-1 khơng có triệu
chứng. Năm 1978, các báo cáo về sự bùng phát của một bệnh truyền nhiễm
đường ruột mới đã được báo cáo tại Hoa Kỳ. Các tác nhân gây bệnh đã được
phân lập và dữ liệu cho thấy đây là một loài mới thuộc họ Parvoviridae (Parrish
& cs., 1988), sau đó vi rút được đặt tên là CPV2. Do thiếu khả năng miễn dịch từ
trước trong quần thể chó, vi rút đã lây lan nhanh chóng và đến năm 1980, vi rút
đã được báo cáo phổ biến trên toàn thế giới (Pollock, 1984).
Nguồn gốc sự phát triển chính xác của CPV2 vẫn còn là một vấn đề gây
tranh cãi. Một số báo cáo tìm thấy nó có liên quan chặt chẽ với vi rút
panleukopenia ở mèo và một số bài báo đã đề xuất CPV2 có thể có nguồn gốc từ
vi rút này (Pollock, 1984). Nghiên cứu cho thấy CPV2 có nguồn gốc từ một lồi
tổ tiên tương tự về mặt kháng nguyên, chẳng hạn như một loài động vật ăn thịt
7


hoang dã. Ban đầu sự lây nhiễm dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao trong
quần thể chó, nhưng sau khi tiêm vắc xin, dịch bệnh chỉ giới hạn ở những động
vật chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phịng khơng đúng cách và tiềm ẩn trong
mơi trường. Trong những năm 1980, một chủng CPV2 mới xuất hiện và được chỉ
định là CPV2a. Vi rút nhanh chóng biến đổi một lần nữa và một chủng mới,
CPV2b xuất hiện vào năm 1984 (Pollock, 1984). Trong vòng một thập kỷ chủng

CPV2c đã xuất hiện. Chủng này được báo cáo đầu tiên ở Ý năm 2000
(Buonavoglia & cs., 2001) và cũng sớm được báo cáo tại Việt Nam (Nakamura
& cs., 2004), Tây Ban Nha (Decaro & cs., 2006), Hoa Kỳ (Hong & cs., 2007),
Nam Mỹ (Pe rez & cs., 2007), Bồ Đào Nha (Vieira & cs., 2008), Đức và Vương
quốc Anh (Decaro & cs., 2007). Chủng này được cơng bố có độc lực cao, tỷ lệ
mắc bệnh cao và tử vong nhanh.
Viêm ruột cấp tính do CPV2 có thể gặp ở chó thuộc bất kỳ giống, tuổi và
giới tính nào, nhưng chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi dường như dễ mắc bệnh
hơn (Pollock & cs., 1993). Miễn dịch đối với CVP2 sau khi bị nhiễm bệnh hoặc
tiêm vắc xin là lâu dài, do đó, nhóm tuổi dễ bị tổn thương duy nhất là những chó
con dưới 1 tuổi. Trong vài tuần đầu đời, chó con được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm
bằng kháng thể từ sữa mẹ. Do đó, bệnh hiếm khi gặp ở chó sơ sinh (Pollock and
Carmichael, 1982). Tuy nhiên, kháng thể của mẹ đối với vi rút parvo có thời gian
bán hủy khoảng 10 ngày và khi nồng độ kháng thể của chó mẹ giảm, chó con trở
nên mẫn cảm với bệnh truyền nhiễm (Pollock & Carmichael, 1982).
Các yếu tố dẫn đến nhiễm vi rút parvo ở chó con là thiếu miễn dịch bảo vệ,
ký sinh trùng đường ruột, đông con, vệ sinh kém và điều kiện môi trường sống
không tốt (Hoskins, 1997). Một số giống chó đã được chứng minh là có nguy cơ
gia tăng nhiễm bệnh đối với CPV, bao gồm Rottweiler, Dorberman, Pitbull,
Labrador và German shepherd dog (Brunner & Swango, 1985). Lý do gây ra sự
nhạy cảm theo giống không rõ ràng. Tổ tiên chung của lồi chó Doberman và
Rottweiler, thực tế là cả hai giống đều có tỷ lệ mắc Rối loạn chảy máu di truyền
(Von Willebrand’s desease-VWD) cao hơn, cũng như có liên quan đến suy giảm
miễn dịch di truyền ở Rottweiler. Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố khác
cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như độ phổ biến của giống và
quy trình tiêm phịng khơng phù hợp (Prittie, 2004). Trong số những chó lớn hơn
6 tháng tuổi, con đực chưa giao phối xuất hiện có khả năng mắc viêm ruột do
CVP2 cao gấp đôi so với con cái chưa giao phối (Houston & cs., 1996). Yếu tố
8



mùa cũng được báo cáo, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong mùa hè và giảm thấp
nhất vào mùa đông (Shakespeare, 1999).

Màu đỏ thể hiện sự phân bố của chủng CPV2a (hình a), màu hồng thể hiện sự phân bố của chủng CPV2b
(hình b), màu xanh thể hiện sự phân bố của chủng CPV2c (hình c).

Hình 2.2. Sự phân bố của các chủng CPV2 ở chó trên thế giới
Nguồn: Miranda & Thompson (1016)

2.2.2. Bệnh học
CPV2 lây lan nhanh chóng giữa các con chó thơng qua đường phân, miệng
(truyền trực tiếp) hoặc thông qua phơi nhiễm đường miệng với đồ vật bị dính vi
rút (lây truyền gián tiếp). Sự bài tiết ra vi rút ở phân đã được chứng minh sớm
nhất là chỉ 3 ngày sau khi gây bệnh thực nghiệm. Sự bài thải vi rút có thể tiếp
diễn trong thời gian tối đa từ 3 đến 4 tuần sau khi phát hiện bệnh lâm sàng và cận
lâm sàng. Sự nhân lên của vi rút bắt đầu trong mô bạch huyết ở hầu họng, hạch
bạch huyết, hạch bạch huyết niêm mạc treo và tuyến ức và được đưa đến các ống
tuyến của ruột non qua máu (3, 4 ngày sau lây nhiễm). Vi rút được tìm thấy trong
huyết tương từ ngày 1 đến ngày 5 sau khi nhiễm bệnh. Sau khi bị nhiễm vi rút,
CPV2 tập trung chủ yếu ở lớp biểu mô lưỡi, khoang miệng và thực quản; ruột
non; tủy xương; và mô hạch bạch huyết như tuyến ức và các hạch bạch huyết. Vi
rút được phân lập từ phổi, lá lách, gan, thận và cơ tim, cho thấy sự lây mắc CPV
là một bệnh toàn thân (Hoskins, 1997).
9


×