DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
1. UBND Ủy Ban Nhân Dân
2. THCS Trường Trung học cơ sở
3. VCV Vượn Cao Vít
4. BQL Ban Quản Lý
5. KBT Khu Bảo Tồn
6. PRCF Tổ chức Con người, Tài nguyên và Bảo tồn
7. FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế
8. FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
9. RECOFTC Trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng
10. ĐDSH Đa dạng sinh học
11. NLKH Nông lâm kết hợp
12. KHHGD Kế hoạch hóa gia đình
13. NPK Đạm – Lân - Kali
14. Lá t.thành Lá trưởng thành
15. FB Nụ hoa
16. FL Hoa nở
17. FT Quả
18. YL Lá non
19. ML Lá trưởn thành
20. SL Lá già
21. BA Cành không lá
1
11
DANH LỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
2
22
DANH LỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
3
33
4
44
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Loài vượn Cao Vít, loài vượn mà cả đất nước Việt Nam này chỉ có duy
nhất ở một khu bảo tồn nho nhỏ nằm khiêm tốn ở cực Bắc của tỉnh Cao Bằng,
cả thế giới rộng lớn này cũng không đâu có ngoài vùng rừng bảo tồn giáp ranh
Việt - Trung ở nơi có con sông Quây Sơn uốn lượn vòng vèo quanh núi đá.
Năm 2002, nhận được nguồn tin tại khu vực xã Ngọc Khuê có một cá
thể vượn đen, tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) lên đây
khảo sát ở khu rừng thuộc xã Ngọc Khuê và xã Phong Nậm, tiếp giáp biên
giới trung quốc, để tìm một lời khẳng định rằng nơi rừng sâu hẻo lánh này có
tồn tại hay không một loài vượn đã bị cho là tuyệt chủng.
Công cuộc tìm kiếm diễn ra trong nhiều tuần lễ, và cuối cùng, các
chuyên gia cũng tìm được chứng cứ thể hiện rằng nơi đây còn vượn Cao Vít
sinh sống. Và dự đoán được số lượng khoảng từ 24 đến 27 cá thể. Từ đó,
chương trình bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này được xây dựng, và FFI đã
cử nhiều cán bộ công tác nằm vùng để nghiên cứu loài Vượn này.
Đến năm 2004 và 2005, FFI thực hiện tiếp hai đợt điều tra, kết quả cho
thấy có từ 6 đến 8 đàn, với khoảng 30 đến 37 cá thể. Vào cuối năm 2007, một
cuộc tổng điều tra khảo sát số lượng quần thể Vượn Cao Vít trên toàn bộ khu
bao tồn đã cho con số đáng mừng cả thảy là 17 đàn vượn, số lượng lên tới 94
đến 96 cá thể.
Cùng với quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Cao Bằng lập
hồ sơ đề nghị thành lập Khu bảo tồn, FFI đã thành lập tổ tuần rừng, với thành
viên là chính những người dân địa phương có tinh thần tự nguyện tham gia
công tác bảo vệ Vượn Cao Vít .
Ngoài ra, còn có Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF) là
một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và độc lập hoạt động với mục tiêu là
“ Tăng cường bảo vệ Đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái thông qua
phương sách thực hiện bảo vệ và sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên
5
5
thiên nhiên và cam kết vói cộng đồng địa phương các giải pháp bền vững cải
thiện sinh kế đi đôi với phương hại đến Đa dạng sinh học”. Thông qua việc
bảo tồn bảo vệ và phát triển, tổ chức PRCF thúc đẩy các hoạt động tiềm năng
về sử dụng bền vững tài nguyên môi trường và nâng cao nhận thức văn hóa,
xã hội của cộng đồng nông thôn. Chương trình PRCF khuyến kích người dân
địa phương giữ gìn an ninh trật tự và tăng cường tính tự tôn dân tộc cao đẹp.
Năm 2010, tổ chức PRCF làm việc và đầu tư tại Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Vượn Cao Vít – huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Với sự tham
gia của cộng đồng địa phương tổ chức có rất nhiều dự án và chương trình
khác nhau. Trong số đó có hoạt động Nghiên cứu vật hậu học các loài cây
thức ăn chính của Vượn Cao Vít, qua đó có những hiểu biết về sinh trưởng,
phát triển theo mùa của các loài thực vật là thức ăn của Vượn Cao Vít, có
được những thông tin chính xác về sự biến đổi của thực vật theo thời gian từ
đó phục vụ cho công tác lựa chọn loài cây phù hợp trong công tác phục hồi
sinh cảnh rừng, tính toán lượng thức ăn theo mùa của Vượn Cao Vít và hỗ trợ
các hoạt động nghiên cứu và kế hoạch bảo tồn khác.
Với ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho các chương trình tiếp theo
của tổ chức và cho công tác bảo tồn loài Vượn Cao Vít, sự Đa dạng sinh
hoc của khu bảo tồn. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu vật
hậu học một số loài cây làm thức ăn của Vượn Cao Vít tại lũng Đẩy và
lũng Kham mỉn-lũng Cô thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao
Vít huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng”.
1.2.Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.2.1. Điều kiện của bản thân
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo
của nhà trường. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa
môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập
này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết
những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn
bên ngoài.
6
6
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo La Quang Độ và
thầy giáo Trần Đức Thiện giảng viên khoa Lâm nghiệp- Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp thành công.
1.2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực hiện đề tài
Khu vực bảo tồn loài Vượn cao vít nằm trên địa bàn ba xã Phong
Nậm, Ngọc Côn và Ngọc Khê của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với
tổng diện tích gần 7600ha, trong đó vùng lõi có 1600ha. Nhìn tổng quan,
khu vực đá vôi của vùng nghiên cứu là một phần nhỏ của vùng đá vôi rộng
lớn cao tới trên 1000m của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Khu vực có khí
hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mưa hè, không có tháng khô.
Sinh khí hậu chung là á nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm 16-20
0
,
mùa lạnh dài trên 4 tháng, lượng mưa trung bình năm vừa phải từ 1.500
-2.500mm, mùa khô ngắn.
Khu bảo tồn Vượn Cao Vít là nơi nghiên cứu bảo tồn loài và sinh
cảnh Vượn Cao Vít của Việt Nam và thế giới, là hệ sinh thái rừng cận nhiệt
đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây một số loài vật hậu
các loài cây thức ăn có giá trị là những đối tượng quan trọng của công tác
bảo tồn trong khu vực.
1.3. Mục đích
- Đánh giá được đặc điểm phân bố và sinh thái của một số loài vật hậu
làm thức ăn cho VCV.
- Dựa trên cơ sở điều tra theo dõi đặc điểm sinh thái và tình hình phân
bố vật hậu các loài cây từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ các vật
hậu học còn tồn tại trong khu bảo tồn.
1.4. Mục tiêu
- Xác định chu kỳ vật hậu học của 13 loài trong 30 loài cây thức ăn
quan trọng nhất của Vượn Cao Vít.
- Xây dựng biểu đồ vật hậu học của 13 loài cây thức ăn quan trọng
nhất của Vượn Cao Vít.
- Đề xuất cho công tác bảo tồn và phát triển các loài cây thức ăn
quan trọng nhất của Vượn Cao Vít.
7
7
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học : Củng cố lại những kiến
thức đã học và nâng cao tiếp thu những kiến thức mới cho bản thân. có
điều kiện học hỏi những kiến thức thực tiễn từ các cán bộ quản lý và
chuyên môn tại địa phương nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình
để thực hiện tốt công việc sau này.
- Kết quả thực hiện đề tài có thể làm cơ sở cho giảng viên, sinh viên
tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong
tự nhiên của thế giới động vật, thực vật với môi trường tại khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Vượn Cao Vít.
-Trong thực tiễn sản xuất : Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài
các nhà quản lý, các nhà chuyên môn có được cơ sở để biết được sự phân
bố các vật hậu học làm thức ăn cho Vượn đen. Hơn nữa nhân dân có cơ sở
và biện pháp để bảo tồn phát triển các vật hậu học và một số loài cây theo
hướng có lợi, đảm bảo không gian sống cho các loài quý hiếm này.
8
8
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Những hiểu biết về sự phát triển theo mùa của thực vật gọi là vật hậu
- nó là nội dung quan trọng nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật.
Những nghiên cứu vật hậu có thể được tiến hành theo loài hay cả quần xã,
và nó luôn luôn quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường.
Tất cả các yếu tố thuộc môi trường (khí hậu, đất, động vật) ảnh
hưởng trên thực vật một cách đồng bộ. Sự phát triển của thực vật phải chịu
sự chi phối bởi các yếu tố môi trường ngoài và cả các quá trình bên trong
mà nó đã tích luỹ được trong quá trình sống của mình. Để nắm được một
cách đầy đủ những quy luật phát triển của thực vật cần nghiên cứu tất cả
các giai đoạn của quá trình phát triển của thực vật, sự biến đổi của các yếu
tố môi trường nơi mà nó mọc. Để làm tốt điều này đòi hỏi nhiều kiến thức
trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với công tác bảo tồn bất kỳ một loài nào trong tự nhiên, điều đầu
tiên chúng ta phải quan tâm đến sinh cảnh sống của chúng, thứ cung cấp cho
loài nơi ăn, chốn ở và đảm bảo cho mọi hoạt động bình thường của loài.
Cũng như các hệ sinh thái rừng ở nơi khác sự đa dạng về các quần
xã, các sinh vật và các yếu tố vô sinh (đất, nước, không khí,…) rừng nằm
trong khu bảo tồn có mối quan hệ tương hố tác động đến nhau tạo ra sự
khác nhau và đa dạng về hệ sinh thái, khu bảo tồn Vượn Cao Vít thuộc
kiểu rừng xanh tái sinh. Trong đó còn xuất hiện các cây có giá trị cao như:
Nghiến, trai lý,…nhưng hiện nay chỉ thấy sự tái sinh còn tương đối ít,
Ngoài ra có các loài động vật như Vượn Cao Vít, khỉ, sóc bay, gấu…
nhưng số lượng nhiều loài còn lại rất ít.
Về nguồn thức ăn của loài Vượn Cao vít sau khi thành lập khu bảo
tồn đã có nhiều thay đổi tích cực về số lượng và sinh trưởng tương đối tốt
khi không có sự tác động của con người.
Vì vậy nghiên cứu vật hậu học các loài cây làm thức ăn cho loài Vượn
Cao Vít đem lại sự hiểu biết về hiệu quả của công tác bảo tồn, hiểu biết về sự
9
9
đa dạng của hệ thực vật ở đây, làm thế nào để số lượng loài Vượn Cao Vít
ngày càng tăng lên, bảo đảm công tác bảo tồn thành công cần thiết phải làm
rõ sự thay đổi, sinh trưởng và phát triển theo thời gian theo chu kì của các loài
cây không thể thiếu cho sự tồn tại của loài Vượn Cao Vít.
Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được danh sách 30 loài là những loài
được Vượn Cao Vít sử dụng làm nguồn thức ăn. Phần lớn các loài này là dây
leo thân gỗ hoặc những cây gỗ lâu năm, không có loài nào là loài một năm do
đó nguồn thức ăn nuôi sống Vượn Cao Vít có vẻ như khá ổn định, chúng sẽ
cung cấp đủ thức ăn cho nhiều năm trong điều kiện không có gì bất thường.
(Nguồn báo cáo năm 2011 của tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn)
Trong trường hợp số lượng cá thể và thậm chí số lượng các gia đình
của Vượn Cao Vít tăng lên, tôi tin rằng khu rừng Phong Nậm- Ngọc Khê và
Ngọc Côn sẽ tiếp tục cung cấp đủ nguồn sống, kể cả không gian sống cho
chúng vì trạng thái hiện tại và sự diễn thế đang hứa hẹn một tương lai tốt đẹp
cho loài Vượn chỉ còn một mái nhà duy nhất này.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu vật hậu học của Thái Lan (từ tài liệu "nghiên cứu phục hồi
các hệ thống rừng nhiệt đới: Hướng dẫn thực hành" do trung tâm nghiên cứu
phục hối rừng (F0RRU)-ĐẠI HỌC Chiang Mai soạn thảo)
Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú
trọng nhiều về nghiên cứu vật hậu học. Trung tâm đã đề ra phân tích với
các vật hậu thế giới . Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) đã
và đang thực hiện các nghiên cứu làm thế nào để sản xuất, nâng cao sản
lượng của cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp
cộng đồng (RECOFTC) cũng có những nghiên cứu về vật hậu.
Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI), một trong
những định chế quốc tế lớn nhất trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, trong
thập kỷ qua đã có nhiều thành tựu đáng kể duy trì và khôi phục một số loài
Vượn quý hiếm.
10
10
Cùng với đối tác là chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân tại
chỗ, FFI đã triển khai các chương trình bảo tồn một số loài Vượn và vùng
sinh sống của chúng. Từ các chuyến điều tra, FFI đã phát hiện một số quần
thể Vượn mới, chưa từng được ghi nhận. Những phát hiện này đã đem lại
niềm hy vọng và góp phần thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn các loài Vượn quý
hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Các loài vật hậu học là một trong những loài dùng làm thức ăn chính cho
loài Vượn đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Để cho nguồn thức ăn đó sinh
trưởng và phát triển tốt, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa.
2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu vật hậu các loài cây thức ăn của Sóc. Một số kết quả
nghiên cứu về thú ở trạm đa dạng sinh học Mê Linh giai đoạn 2001 – 2008
(Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Trường Sơn, Viện sinh
thái và Tài nguyên sinh vật)
Kết quả quan sát trong thiên nhiên đã ghi nhận được 29 loài quả cây ở
trạm ĐDSH Mê Linh là thức ăn thường xuyên của 3 loài sóc cây nghiên cứu.
Trong đó Sóc bụng đỏ ăn 26 loài, Sóc mõm hung ăn 19 loài và Sóc hải nam ăn
24 loài. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, khu hệ thú ở Trạm ĐDSH Mê Linh đã
có thành phần loài còn khá đa dạng (29 loài, 16 họ, 7 bộ), nhưng độ phong phú
của hầu hết các loài đã bị suy giảm nghiêm trọng, trừ các loài sóc cây và một số
loài chuột. Tuy nhiên, do có môi trường sống (thảm thực vật, điều kiện khí hậu-
thủy văn) còn khá phù hợp đối với nhiều loài và vị trí liền kề với VQG Tam Đảo,
khu hệ thú này có khả năng phục hồi nếu được bảo vệ tốt.
Nghiên cứu đặc điểm vật hậu học của một số loài cây thức ăn của
Vượn Cao Vít, làm cơ sở cho việc phát triển nguồn thức ăn cho loài linh
trưởng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn đen Cao Vít huyên
Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Vượn Cao Vít có cơ sở xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển các
loài cây thức ăn và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn. Là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan và cho các khu bảo tồn ở Việt Nam.
11
11
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vật hậu học các loài cây làm thức ăn
cho VCV tại khu vực là nghiên cứu đầu tiên nên còn gặp nhiều khó khăn và
trở ngại.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 2536/QĐ – UBND ngày 15 tháng
11 năm 2006 của tỉnh Cao Bằng, nằm hoàn toàn trong địa phận 3 xã Phong
Nậm, Ngọc Côn, Ngọc Khê 3 xã phía Bắc của huyên Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng. Khu bảo tồn tiếp giáp với Trung Quốc ở phỉa Tây Bắc. Khu Bảo tồn
Vượn Cao Vít có tọa độ địa lý trong phạm vi.
+ Từ 22
0
53’ đến 22
0
56,4’ Vĩ độ bắc
+ Từ 106
0
30’ đến 106
0
33’ Kinh độ đông.
Tổng diện tích của Khu bảo tồn Vượn Cao Vít là 1656,8 ha, nằm hoàn
toàn trên địa bàn 3 xã Ngọc Côn, Ngọc Khê và Phong Nậm, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Vùng đệm xung quanh KBT với diện tích 5723 ha, là
toàn bộ phần diện tích còn lại của ba xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn.
b. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
Địa hình Khu BTVCV gồm có một loạt các dãy núi đá vôi xen lẫn các
thung lũng. Các dãy núi đá vôi bị chia cắt hình thành các dốc đứng và tháp
nhọn riêng biệt, nằm rải rác ở một số nhọn riêng biệt, nằm rải rác ở một số nơi
tại các thung lũng bằng và nhỏ. Độ cao so với mặt nước biển trung bình của
khu vực từ 500 đến 800 m, cao nhất là 921m.
Đất gồm 7 loại chính gồm:
1. Đất phù sa không bồi đắp
2. Đất các bon nát
3. Đất đỏ nâu trên đá vôi
4. Đất thung lũng
5. Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi
12
12
6. Đất đỏ vàng trên phiến sét
7. Đất vàng nhạt trên sa thạch
Các loại đất nằm rải rác không tập trung. Đất ruộng nằm tập trung chủ yếu
dọc theo sông Quây Sơn rất thuận lợi cho việc tưới tiêu của bà con. Đất đồi nằm
ở phía Đông và Đông Nam chủ yếu là đồi trọc đã được giao khoán, khoanh nuôi
và trồng rừng cho các hộ gia đình. Núi đá vôi chủ yếu nằm ở phía Tây và Tây
Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung. Trong rừng còn có các thung lũng nằm
trong các khe của các dãy núi, nhân dân thường khai phá để trồng màu.
c. Hiện trạng sử dụng đất đai của địa bàn
Các bên tham gia gần KBT VCV là cộng đồng dân cư địa phương. Không
có các hoạt động lớn về thương mại và công nghiệp nào tại KBT VCV, mục
này được tổng hợp từ thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội và sử dụng tài
nguyên của hai xã Phong Nậm và Ngọc Khê, vì Ngọc Côn là xã được tách ra từ
xã Ngọc Khê nên chưa có sự đồng nhất:
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của các xã giáp ranh Khu Bảo tồn
Vượn Cao Vít năm 2011
Hạng mục
Ngọc
Khê (Ha)
Phong
Nậm (Ha)
Ngọc
Côn
Tổng số
(Ha)
Đất sản xuất nông nghiệp 525.91 310.78 1935.46 2772.15
Đất lâm nghiệp 1559 2343.6 1450.78 5353.41
Đất nuôi trồng thuỷ sản 11.05 3.79 5.29 20.13
Đất phi nông nghiệp 437.57 182.1 221.96 841.64
Đất chưa sử dụng 494.88 2.89 2.77 500.54
Tổng số 3028.41 2843.2 3616.26 9487.87
(Nguồn:Kết quả sử dụng đất đai các xã giáp ranh khu bảo tồn năm 2011)
d. Điều kiện khí hậu
* Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 19,8
0
C. Mùa
lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong đó có ba tháng từ
13
13
tháng 12 – tháng 1 và tháng 2 có nhiệt độ trung bình thấp hơn 15
0
C. Trong đó,
tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 11,6
0
C, nhiệt độ thấp nhất trong những năm
qua là - 3
0
C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 24,2
0
C,
cao tuyệt đối là 36,3
0
C.
* Gió: Mùa hè có gió Nam và Đông Nam. Mùa Đông có gió mùa Đông
Bắc thường bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau là loại gió lạnh
thường kèm theo mưa nên có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Ngoài ra còn
xảy ra
băng giá, sương muối, mưa đá
* Hệ thống thủy văn: gồm hai nhánh sông chính của sông Quây Sơn bắt
nguồn từ Trung Quốc chảy theo hai hướng từ Ngọc Côn qua Ngọc Khê và qua
Phong Nậm. Bắt đầu từ Đông Si - Nà Dào - Tẩu Bản - Pác Ngà - Bó Hay (xã
Ngọc Côn) với chiều dai 18km rộng trung bình 9m. Nhánh thứ hai chảy qua Đà
Bè - Nà Hau - Nà Chang - Giộc Rùng (xã Phong Nậm) rồi chảy về xã Ngọc Khê
qua Giộc Sung - Pác Thay - Đỏng Dọa với chiều dài 14m rộng trung bình 8m.
Hai nhánh này chảy qua ba xã và bao quanh KBT rồi gặp nhau tại Giàng Nốc.
Ngoài ra khu vực các xã còn có nhiều ao, hồ đặc biệt xã Ngọc Côn còn
có hồ Bó Yươi (Bản Miài) rộng khoảng 2ha cung cấp một lượng lớn tưới tiêu
cho sản xuất nông nghiệp của 2 xóm Miài và Nhom (xã Ngọc Khê)
Tuy nhiên mấy năm gần đây xuất hiện hiện tượng thiếu nước sinh hoạt ở một
số xóm đó chính là vấn đề cấp bách phải bảo vệ rừng đầu nguồn của địa phương.
2.4.2. Tình hình kinh tế xã hội
a . Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội xã Ngọc Khê
Tổng diện tích của xã là 2.810,37 ha đất tự nhiên. Xã có 10 xóm gồm:
Giộc Sung, Nà Lỏng - Nà Gạch, Pác Phiao - Pác Thay - Đỏng Dọa, Ta Nay,
Đỏng Ỏi, Giộc Sâu, Lũng Hoài, Nhom, Nà Bai - Kha Muông.
* Dân số và dân tộc
Theo số liệu điều tra năm 2011 xã Ngọc Khê có 602 hộ với 2443 khẩu.
Gồm các dân tộc cùng chung sống đó là Tày, Nùng, Kinh.
14
14
Bảng 2.2: Dân số xã Ngọc Khê năm 2011
TT Dân tộc
Số hộ Số nhân khẩu
Ghi
Chú
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(khẩu)
Tỷ lệ
(%)
1 Tày 495 82.2 2014 82.44%
2 Nùng 107 17.8 428 17.52%
3 Kinh 1 0.04%
Tổng 602 100.00 2443 100.00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ban dân số xã Ngọc Khê)
Qua bảng 2.1 Cho thấy dân tộc Tày 495 hộ chiếm 82.2% với 2014
khẩu chiếm 82.44%, dân tộc Nùng có 107 hộ chiếm 17.8% với 428 khẩu
chiếm 17.52%, dân tộc Kinh có 1 người chiếm 0.04%, dân tộc Kinh là
người từ dưới xuôi lên lấy vợ (chồng) người Tày con cái của họ khai sinh
lấy dân tộc Tày và sinh hoạt theo phong tục Tày.
* Văn hóa xã hội
- Giáo dục: Xã Ngọc Khê có 02 trường tiểu học là Trường tiểu học An
hỷ và Tiểu học Ngọc Khê và 01 trường THCS Ngọc Khê. Trong năm học
2010-2011 Giáo viên và học sinh đã có nhiều cố gắng trong dạy và học. Xã có
09 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 35 giáo viên đạt giáo viên dạy
giỏi cấp trường, 2 giáo viên chưa đạt chỉ tiêu. Xã có 23 học sinh giỏi, 118 học
sinh khá, 278 học sinh trung bình, 50 học sinh yếu. Qua đánh giá việc thực
hiện, công tác giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Luôn duy trì nâng
cao chất lượng dạy và học kiểm tra thường xuyên hệ thống thành tích đảm
bảo sĩ số học sinh trong các trường.
- Về y tế: Trạm xã có 3 cán bộ trong đó 1 y sỹ; 1 y học cổ truyền và 2
nữ hộ sinh, 1 nữ hộ sinh kiên dược tá. Có 10 y tế thôn bản trong đó đã qua
đào tạo 9 tháng là: 7, qua đào tạo 3 tháng là 2, chưa qua đào tạo 1. Chăm sóc
khám chữa bệnh cho nhân dân duy trì được thường xuyên 4033 lượt người.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác Y tế dân số KHHGD hoạt động đều
15
15
đã tuyên truyền trực tiếp được 33 lần, 1615 lượt người nghe, thăm hộ 2314
lần, tạp san 298 quyển, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự cố gắng
của tập thể cán bộ từ xóm đến xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động.
- Hệ thống điện lưới: Trên địa bàn toàn xã Ngọc Khê đã có điện, nhờ có
điện mà mọi sinh hoạt của người dân được thuận lợi hơn.
- Về hệ thống đường giao thông: Các xóm được hỗ trợ làm đường bê
tông nông thôn, hiện nay hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng tại các
xóm như: Xóm Pác Phiao, Nà Bai - Khả Mong, Ta Nay, Pác Thay, Đỏng Ỏi,
Lũng Hoài. Đường giao thông liên xóm tuyến Pác Thay - Giộc sung- Nà lỏng
khởi công từ tháng 8 năm 2009 đến 30 tháng 11 năm 2011 hiện nay đã hoàn
thành và bàn giao đưa vào sử dụng.Tuyến đường giao thông Giộc Sâu - Hang
Ngườm Hoài, Bản Nhom đã giải phóng mặt bằng và hiện nay đang thi công.
- Thông tin liên lạc: Việc liên lạc của người dân phụ thuộc vào bưu điện
văn hóa xã, đồng thời là thư viện để bà con trong xã đến đọc và tìm hiểu kỹ
thuật phục vụ sản xuất, cuộc sống. Hiện nay khoảng 95% số hộ được xem
truyền hình, 80% số hộ có điện thoại. Đặc biệt là có thể hiểu được những
chính sách của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ thống thủy lợi: Xã có hệ thống kênh mương Bắc Trùng Khánh chạy
dọc hai bên bờ sông Quây Sơn, hiện nay đang thi công xây dựng tuyến mương
nội đồng, xã hỗ trợ 8 giếng khoan tại 5 xóm cung cấp nước sạch cho người dân.
b. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội xã Ngọc Côn
Theo Nghị định số:183/2007/NĐ- CP của Chính phủ, xã Ngọc Côn
được thành lập với 2.367,63 ha diện tích đất tự nhiên, đến năm 2011 cả xã có
535 hộ với 2.523 nhân khẩu. Xã Ngọc Côn gồm có 09 đơn vị hành chính
trong đó có 07 xóm giáp biên giới quốc gia, với đường biên giới dài 13,5km
đó là Đông Si - Nà Dào, Pác Ngà - Bo Hay, Phia Muông, Pò Peo, Phia Mạ,
Khưa hoi, Keo giáo, Bản mài, Phia Siểm.
* Dân số
16
16
Theo số liệu điều tra năm 2011 xã Ngọc Côn có 535 hộ với 2523 khẩu.
Với 3 dân tộc cùng chung sống đó là Tày, Nùng, Kinh.
Bảng 2.3: Dân số xã Ngọc Côn năm 2011
TT Dân tộc
Số hộ Số nhân khẩu
Ghi
chú
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(khẩu)
Tỷ lệ
(%)
1 Tày 533 99.63% 2509 99.45%
2 Nùng 2 0.37 10 0.4%
3 Kinh 4 0.15%
Tổng 535 100.00 2523 100.00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ban dân số xã Ngọc Côn)
Bảng 2.2 cho thấy dân tộc Tày có 533 hộ, chiếm 99.63% với 2509 khẩu
chiếm 99.45%; dân tộc Nùng có 2 hộ chiếm 0.37 % với 10 khẩu chiếm 0.4 %;
dân tộc Kinh có 4 người chiếm 0.15%.
* Văn hóa xã hội:
- Về giáo dục: Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, tỉ lệ con
em đến trường đạt 100%, phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nói
không với tiêu cực trong thi cử. Xã có 01 trường mầm non, 02 trường tiểu
học. Trong đó có 163 học sinh tiểu học với 20 giáo viên giảng dạy, số trẻ mẫu
giáo 119 em với 08 giáo viên.
- Về y tế: Hàng tháng có tổ chức tiêm phòng thực hiện đầy đủ chương
trình mục tiêu quốc gia như chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai, cân trẻ
hàng tháng phòng chống suy dinh dưỡng, tổ chức tuyên truyền vận động bà
mẹ trẻ em khám sức khoẻ định kỳ.
- Giao thông: Các xóm đã có đường bê tông nông thôn với chiều dài
3030m. Công trình đường cầu ngầm Phia Siểm - Keo Giáo đang được tiếp tục
thi công. Trụ sở UBND, mở rộng trụ sở Trạm y tế xã với diện tích 659.2m
2
đang được khởi công xây dựng.
- Hệ thống điện lưới: 100% các xóm trong xã đã có điện để phục phụ
cho sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất.
17
17
- Hệ thống thủy lợi được xã quan tâm chú trọng. Trong năm qua xã đã
chỉ đạo các xóm chủ động tu sửa, nạo vét mương phai, đảm bảo nguồn nước
tưới cho sản xuất được 3000m kênh mương.
- Thông tin liên lạc: Việc liên lạc của người dân phụ thuộc vào bưu điện
văn hóa xã, đồng thời là thư viện để bà con trong xã đến đọc và tìm hiểu kỹ
thuật phục vụ sản xuất, cuộc sống. Hiện nay khoảng 95% số hộ được xem
truyền hình, 80% số hộ có điện thoại.
Xã Ngọc Côn, đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp. Thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất lúa ngô và chăn nuôi.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như khu trung tâm xã, đường giao thông,
thủy lợi, trường học đã và đang được tiến hành những vẫn còn khó khăn.
Trong thời điểm hiện tại, do nhận thức được tầm quan trọng của công
tác bảo vệ rừng, và đã được giao khoán khoanh nuôi rừng, người dân các thôn
đã có ý thức hơn trong khai thác củi. Phần lớn số củi được khai thác là những
khu rừng được giao khoán khoanh nuôi.
c. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội xã Phong Nậm
* Dân số
Số liệu thống kê 2011 cho thấy xã Phong Nậm có 308 hộ với 1.358
nhân khẩu. Trong đó 100% số hộ làm nghề nông nghiệp. Trong tổng số 1.358
nhân khẩu có 1.146 dân tộc tày chiếm 84,39%; dân tộc nùng có 211 chiếm
15,54%; dân tộc khác chi có 1 người chiếm 0.07%.
Bảng 2.4: Tình hình dân số, dân tộc của xã Phong Nậm năm 2011
TT Dân tộc
Số hộ Số nhân khẩu
Ghi
chú
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(khẩu)
Tỷ lệ
(%)
1 Tày 258 83,77 1146 84,39
2 Nùng 50 16,23 211 15,54
18
18
3 Khác 1 0,07
Tổng 308 100 1358 100
(Nguồn: UBND xã Phong Nậm năm 2011)
19
19
* Văn hóa xã hội:
- Về giáo dục: Xã Phong Nậm có hệ thống giáo dục từ mầm non đến
trung học cơ sở. Hiện nay, trường lớp đã hoàn thành đáp ứng đủ nhu cầu của
con em trong xã, cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ có tủ sách phòng
đọc , trong xã 100% trẻ đều đi học .
- Về y tế: Trạm y tế xã có 3 người trong đó có 2 y sĩ và 1 hộ sinh. Ngoài
ra còn có 9 y tế thôn bản, cả xã có 5 tủ thuốc y tế thôn bản tại các xóm.
- Giao thông: Xã có đường giao thông trục chính chạy dọc xã từ Bắc
xuống Nam qua xã Khâm Thành tới trung tâm huyện.
- Hệ thống điện lưới: Được đầu tư của nhà nước, phần lớn số hộ trong xã
đều có điện lưới quốc gia phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cải thiện rõ
bộ mặt nông thôn miền núi.
- Hệ thống thuỷ lợi: Cả xã có hệ thống kênh mương tự chảy (kênh Cò
Pao) chạy dọc theo 2 bên sông Quây Sơn từ đầu xã đến cuối xã.
- Trụ sở UBND xã được xây dựng và được trang bị khá đầy đủ các vật
dụng điều kiện hoạt động của Uỷ ban.
Xã Phong Nận là một xã phần lớn chủ yếu là dân tộc, đa số là dân tộc tày
đời sống nhân dân cũng phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, người dân vẫn
phụ thuộc vào rừng đó là sử dụng củi đun. Hiện nay, do nhận thức được tầm
quan trọng của rừng và rừng đã được giao khoán, nên người dân đã có ý thức
hơn trong việc khai thác củi, tại xã Phong Nậm, người dân cũng được tổ chức
FFI hỗ trợ xây bếp lò cải tiến, hầm Biogas nhằm tiết kiệm củi đun.
20
20
Hình 2.1: Bản Đồ Khu Bảo Tồn Loài Và Sinh Cảnh Vượn Cao Vít
Trùng Khánh
21
21
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và tình trạng của một số
loài cây thức ăn của Vượn Cao Vít phân bố tự nhiên tại khu Bảo tồn loài và
sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Chuyên đề tập chung triển khai tại địa bàn Lũng Đẩy
và Lũng kham mỉn - Lũng Cô thuộc Khu bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh.
- Thời gian tiến hành : tháng 9 năm 2011 đến ngày 20 tháng 5 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, tiến hành điều tra khảo sát địa điểm đã chọn
tại các khu vực rừng tự nhiên trong khu bảo tồn với các nội dung chính sau :
+ Xác định thành phần thức ăn của VCV
+ Theo dõi vật hậu học 13 loài cây thức ăn của VCV thông qua các pha
vật hậu
8. Diễn biến vật hậu theo các tháng
9. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến các pha vật hậu
+ Đề xuất các biện pháp nghiên cứu vật hậu học các loài cây làm thức
ăn cho VCV
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhiệm vụ của vật hậu học không chỉ làm sáng tỏ nguồn gốc các pha
thực vật, mà còn phải làm sáng tỏ quan hệ của nó với các nhịp điệu biến động
của các hiện tượng tự nhiên.
Theo bayđoman - 1960: "Vật hậu học là khoa học nghiên cứu về mối
quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong tự nhiên của thế giới động vật,
thực vật với môi trường (khí hậu, đất, chế độ thủy văn)".
22
22
Hay theo Lê Mộng Chân. Hiện tượng học (vật hậu học) là khoa học
nghiên cứu động thái của thực vật, nghiên cứu các hiện tượng sinh học xảy ra
có tính chu kỳ của thực vật tương ứng với diễn biến của thời tiết và khí hậu
nơi chúng đang sống.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và cây rừng
nói riêng không tách rời các nhân tố hoàn cảnh. Vì vậy, ở một vùng nhất định
các biểu hiện của lặp lại có tính chu kỳ của thời tiết, khí hậu và sinh trưởng
phát triển của cây rừng có quan hệ mật thiết và có tính quy luật. Nhờ mối
quan hệ đó người ta có thể dự báo thời tiết qua các biểu hiện của thực vật và
ngược lại các thông tin dự báo thời tiết lại là cơ sở đoán định nhu cầu sinh
thái của cây, xác định các biện pháp kỹ thuật hợp lý và kịp thời.
Trong nghiên cứu người ta chia ra 2 dạng là vật hậu học của loài và của
cả quần thể các loài (quần xã)
+ Đối với cây cá thể
Đối với cây đã trưởng thành gồm các pha vật hậu (với cây đã ra hoa
kết quả): Chồi trương, chồi nở, cách gấp nếp, mầu sắc, hình thái lá non, lá
xoè, mầu sắc, hình thái lá, nụ hoa trương, hoa nở; loại côn trùng thụ phấn, hoa
tàn; nở hoa lần thứ 2, quả non, hình thái, mầu sắc, quả già, chín, mầu sắc, quả
rụng, hạt rơi, lá biến mầu (lá già), lá rụng, nụ và chồi hình thành.
+ Đối với các cây trong quần thể
Bằng cách tổng hợp các loài cần nghiên cứu trong quần thể để xác định.
Để nghiên cứu vật hậu học của loài bao gồm 2 bước cơ bản:
- Tổ chức quan sát.
- Tiến hành quan sát.
3.4.1. Tổ chức nghiên cứu vật hậu
Tổ chức nghiên cứu và xác định nội dung nghiên cứu phụ thuộc vào
nhiệm vụ của người nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có thể là cá thể của
một loài tại vùng nào đó, cũng có thể là nhóm cá thể và tiến hành ở nhiều
điểm cùng lúc, thí dụ xây dựng bản đồ vật hậu
Tổ chức nghiên cứu vật hậu bao gồm các nhiệm vụ : chọn đối tượng,
địa điểm nghiên cứu, xác định thời gian cần theo dõi, đồng thời tiến hành theo
dõi các yếu tố thuộc môi trường sống của nó.
23
23
3.4.2. Chọn đối tượng và nơi nghiên cứu
Nếu nhà nghiên cứu chọn loài nào đó làm đối tượng nghiên cứu thì cần
tiến hành nghiên cứu nó trong các điều kiện sinh thái khác nhau như chế độ
chiếu sáng khác nhau, độ ẩm khác nhau, đất khác nhau (khác về cơ giới, thành
phần lí, hoá tính), khác nhau về địa hình, về quần xã. Cần mô tả đặc điểm của
chính cá thể đó (tuổi, chiều cao, mức độ sinh trưởng ), địa điểm mọc của
từng cá thể ở từng điểm nghiên cứu.
Về điểm nghiên cứu cần ghi: vị trí địa lí, độ cao so với mặt biển, tiểu
địa hình (đỉnh, sườn ) hướng phối đặc điểm thuỷ văn (hồ, sông, suối
khoảng cách của nó tới các cá thể đó ), đất và đặc điểm của đất, độ sâu của
nước ngầm. Thảm thực vật xung quanh, tác động của con người đến vùng đó.
Nếu loài nào đó cần nghiên cứu ở nhiều điểm khác nhau thì nên đồng
thời tiến hành cùng luc và các điều kiện tự nhiên nên là giống nhau (rất gần
giống). Kết quả nghiên cứu này có thể cho phép xây dựng bản đồ vật hậu học.
3.4.3. Xác định thời gian nghiên cứu vật hậu
Cần nói rằng, những nghiên cứu thuộc vật hậu chỉ có giá trị khi ta tiến
hành nghiên cứu theo đúng lịch trình, đúng một nội dung đã xác lập. Đa số các
nghiên cứu được dẫn dắt trong mùa sinh dưỡng, thường thời kì ra nụ, ra hoa,
hình thành quả. Gian theo giõi các pha vật hậu tiến hành 2 lần trong một tháng.
Thông thường lịch theo dõi thời kì nụ là 3 ngày 1 lần, hoa nở thì 1 ngày 1
lần, mùa đông thường 1 tháng 1 lần.
Trong nghiên cứu này thời gian theo dõi là 2 lần trong 1 tháng, những
ngày đầu tháng đến những ngày cuối tháng tiến hành điều tra theo dõi vật hậu
một số loài làm thức ăn cho VCV.
3.4.4. Xác định nội dung nghiên cứu các yếu tố môi trường sống khi
nghiên cứu vật hậu
Để làm sáng tỏ các pha vật hậu của thực vật trong điều kiện môi trường
sống khác nhau thì cần thiết phải tiến hành song song việc theo dõi sự thay
đổi mang tính chu kì của các hiện tượng thuộc thiên nhiên.
24
24
Trước hết phải tận dụng trạm khí tượng gần nhất, lấy số liệu về nhiệt độ
không khí, độ ẩm, nhiệt độ đất, lượng mưa (thông thường các yếu tố này thừa kế
thông qua các trạm khí tượng, vì để thu được các thông số này cần tồn kém rất
nhiều thời gian và vật lực). Tiếp theo là xác định độ ẩm đất, mực nước ngầm.
Tuỳ theo yêu cầu đề ra có thể theo dõi độ ẩm đất, mực nước ngầm với
khoảng thời gian 5, 10, 15, 20 ngày/lần. Cần ghi rõ ngày tháng xuất hiện những
dấu hiệu bất thường của bề mặt đất vùng nghiên cứu. Vùng đất có muối cần ghi
rõ biến động độ mặn của đất, đồng thời ghi rõ trạng thái thực vật.
3.4.5. Phương pháp quan sát
Thường phải quan sát quan sát trên nhiều cây (ít nhất là 5 cây). Gọi một
“hiện tượng xuất hiện” là khi trên 2-3 cây trở lên ở vùng quan sát có hiện
tượng đó. Phải quan sát nhiều năm trên cùng một cây. chu kỳ quan sát có thể
từ 2-3 ngày, 1 tuần hay nửa tháng tuỳ theo nội dung và yêu cầu nghiên cứu.
Tất cả các hiện tượng đều chia làm làm 3 giai đoạn: thời kỳ bắt đầu,
thời kỳ thịnh nhất và thời kỳ cuối thể hiện qua số lượng. Cần phân biệt hiện
tượng chuyển mầu, rơi rụng do thời tiết, sâu bệnh hay tác nhân cơ giới. Quan
sát hiện tượng thực vật phục vụ công tác nhân giống cần đánh giá sản lượng
quả, hạt theo cấp và đánh dấu cây trội cho sản lượng cao.
3.4.6. Một số quy ước về sự xuất hiện của các hiện tượng
- Chồi trương: Vảy bạc rạn nứt, phần mới lộ ra mầu hơi nhạt. Nếu chồi
không có vảy thì lúc đó chồi to lên rõ rệt, mầu sắc thay đổi. Nếu chồi ẩn thì
lúc đó là lúc chồi hiện ra ngoài
- Chồi nở: Vảy chồi xoè rộng lá non xoè ra rõ rệt
- Hoa nở: Bao hoa xoè rộng, lộ rõ các bộ phận khác của hoa
- Hoa tàn: Bao hoa héo rụng, bao phấn biến mầu
- Quả non: Hoa tàn, bầu phát triển , mầu xanh, đôi khi phủ dày lông.
- Quả và hạt chín: mầu sắc khác quả non rõ rệt, vỏ quả mềm nhũn, hoặc
hoá gỗ cứng, đôi khi tự nứt văng hạt ra ngoài.
Thực vật biểu hiện vật hậu ở pha này, hay pha khác là phụ thuộc từ quá
trình bên trong của nó. Thực vật có những đòi hỏi tới môi trường ngoài, và
thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.
25
25