Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 43 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TƯ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
VLVH : Vừa học vừa làm
FAO : Tổ chức nông lương thực
UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc
USD : Tiền đô la của Mỹ
UBND : Ủy ban nhân dân
HDND : Hội đồng nhân dân
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
BVR : Bảo vệ rừng
CHDCND : Công hòa dân chủ nhân dân
NĐ : Nghị định
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quí giá, là một bộ phận của môi trường
sống, rừng gắn liền với đời sống của các đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng
không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn lao trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, điều hòa khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế
thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hóa, chống sói mòn, lở đất, ngăn ngừa lũ
lụt, đặc biệt đối với huyện Tràng Định rừng còn có ý nghĩa đảm bảo an ninh
quốc phòng đồng thời tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng.
Theo “Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020” của Bộ NN &
PTNT, 2007 [1] ở Việt Nam hiện nay đã vượt qua được thời kỳ suy thoái diện
tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31triệu ha năm
2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm).


Diện tích trồng mới tăng từ 5.000 ha/năm lên 20.000ha/năm, diện tích rừng tự
nhiên cũng được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh, đã làm tăng đáng kể
năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng.
Do vậy những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy
chữa cháy rừng (PCCCR) được Đảng và nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và ban hành nhiều căn bản pháp qui, quy định cụ thể về công tác quản lý bảo
vệ rừng, đặc biệt công tác PCCCR, vì cháy rừng là một thảm họa, thiêu hủy
toàn bộ lớp thảm thực vật rừng, làm mất tính đa dạng sinh học của rừng, gây
thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái, làm mất nơi trú ngụ của
các động vật hoang dã, cháy rừng thậm chí đe dọa tính mạng con người, thiêu
trụi làng bản, nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân.
Cháy rừng là một thảm họa thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt nam gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, của
cải, môi trường và cả tính mạng con người. Vì vậy phòng cháy chữa cháy
rừng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và môi
trường. Tính riêng ở Việt Nam theo con số đã thống kê cháy rừng đã thiêu
hủy hàng nghìn ha rừng trong mỗi năm. Đặc biệt trong năm 2002 cháy rừng ở
2
3
Kiên Giang đã thiêu hủy trên 4000 ha rừng tràm ngập mặn. Năm 2008 số vụ
cháy rừng là 282 vụ với tổng diện tích rừng bị cháy là 1549,74 ha trong đó
diện tích rừng tự nhiên là 61,37 ha, rừng trồng là 1488,37 ha.[ Báo cáo tình
hình cháy rừng, Cục kiểm lâm - BNN&PTNT - 2001]
Tràng Định là một huyện vùng cao, rừng và đất rừng chiếm 91,3% tổng
diện tích tự nhiên. Hàng năm, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tình trạng khai
thác rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và nhiều vụ
cháy rừng sảy ra, thiêu trụi hàng chục hecta rừng trồng của bà con, hàng chục
hecta trảng cỏ cây bụi, khi bị cháy làm trơ lại toàn đồi núi khô cằn, cây bụi
khó phục hồi. Do đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển rừng cũng như
môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch của huyện.

Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Tràng Định (tính từ năm 2000-
2010) tổng số vụ cháy rừng là 32 vụ thiệt hại gây nên 7.5 hecta rừng trồng,
17,4 hecta rừng vầu thuần loài, gần 100 hecta rừng IA, IB chủ yếu là cây bụi,
lau lách, giàng giàng có xen kẽ một số cây gỗ nhỏ.
Xuất phát từ những lí do trên, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ rừng tại địa phương, phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần
vào công cuộc phát triển đất nước và sự nghiệp lâm nghiệp quốc gia, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm Tràng Định - tỉnh
Lạng Sơn”.
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.2.1. Điều kiện của bản thân
Là một sinh viên đang học tập tại lớp VLVH - k8 Đông Anh - Hà Nội,
qua quá trình học tập và rèn luyện, được sự chỉ bảo của thầy cô giáo trong
khoa Lâm nghiệp, cũng như “học ở trường, học sách vở, học bạn bè, học lẫn
nhau” tôi đã tích lũy cho mình được vốn kiến thức cần thiết.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi được thực hiện đề
tài thực tập tốt nghiệp tại hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn.
Sau đợt TTTN và viết chuyên đề nghiên cứu sẽ giúp tôi được làm uqen
với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố thêm kiến thức thực tế,
3
4
1.2.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tràng Định nằm ở toạ độ địa lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc và
106°27'30'-106°30' kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
- Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.

- Phía Nam - Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng và Bình Gia của tỉnh
Lạng Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn,
cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A. Nằm giữa thung
lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao
thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia
đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về
thành phố Lạng Sơn.
Tràng Định có 3 con sông và 7 con suối có tổng chiều dài 1.020 km
được phân bổ khá đồng đều khắp địa bàn huyện vừa tạo cho cảnh quan nơi
đây thêm thơ mộng,hữu tình vừa tạo nên những vùng đất màu m‚, phì nhiêu
và hệ thống tưới tiêu vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi và cặp chợ biên giới Nà Nưa
thuận tiện cho việc giao lưu,trao đổi buôn bán qua 2 huyện láng giềng là Long
châu,Bằng tường thuộc khu tự tri dân tộc Choang,Quảng tây Trung quốc, có
nhiều tuyến đường bộ và đường sông thông thương với Trung Quốc.
Tràng Định cũng như toàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trọn trong lòng máng
trũng nối Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với Việt Nam và các nước ASEAN,
từ trung tâm huyện lỵ Tràng Định đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 220 km
(khoảng 4 giờ đi ô tô) và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng
Tây - Trung Quốc trên 270 km (khoảng 4,5 giờ đi ô tô).
Vị trí địa lý là một thế mạnh nổi bật của Tràng Định, thuận lợi cho việc
giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động
thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.
4
5
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
b) Địa hình, địa thế
Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các thung lũng hẹp

ven sông, suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200 - 500m, có các
đỉnh cao 820,636,675 tập trung ở các xã biên giới, có độ dốc trung bình 25-30
0
.
Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25-30
0
chiếm trên
42% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và một
số nơi thấp có thể phát triển cây ăn quả, trồng cây hồi.
Dạng địa hình núi đá chủ yếu ở xã Quốc Khánh, Tri Phương, Chí Minh
chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.
Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất
nông nghiệp chiếm trên 4% diện tích.
c) Hệ thống sông suối - thủy văn
Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó có 3 hệ thống sông
chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang
(sông Văn Mịch) và sông Bắc Khê.
5
6
Trong 3 hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ Cùng là tuyến
sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m, sông
chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn,
Na Sầm và đến Thất Khê sông uốn khúc và chuyển hướng Tây Bắc - Đông
Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km2 với
chiều dài dòng chính (tính đến biên giới Việt Trung) 243 km. Lòng sông Kỳ
Cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ
đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp tích nước,
điều tiết thuỷ lợi cho sản xuất.
Tràng Định còn có 7 con suối lớn và một mạng lưới khe rạch khá dày
đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng,

phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.
Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với
năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự
trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân.
Tại huyện Tràng Định trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất
lượng khá tốt, có một số điểm có thể khai thác nước để đóng chai làm nước
uống với chất lượng cao, hiện đã có những đánh giá cơ bản về chất lượng
nguồn nước nguồn nước ngầm.
d) Thời tiết, khí hậu
Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn huyện Tràng Định, số liệu
quan chắc được thể hiện ở bảng sau:
Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi.
Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau.
6
7
Bảng 1.1: Khí hậu thủy văn huyện Tràng Định
Tháng
Nhiệt độ bình
quân tháng
(
0
C)
Độ ẩm bình
quân tháng
(T%)
Lượng mưa
bình quân
tháng

(T/mm)
Tổng số giờ
nắng trong
tháng (h)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
15,6
17,7
20,0
21,6
26,6
27,6
28,4
27,0
26,5
22,5
18,0
15,5
83
75

78
85
84
82
80
86
86
81
82
84
1438
194
177
1966
2503
1703
2086
1660
2115
214
56
749
560
664
660
759
1131
1118
1949
1603

1581
1274
1310
785
TB 22,25 82,17 1.238,4 1.116,2
(Nguồn: Trạm khí hậu thủy văn của Huyện Tràng Định)
Nhiệt độ trung bình năm 21,6
0
C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39
0
C, tối
thấp tuyệt đối - 1,0
0
C. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82-84%.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm là
1.155-1.600 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng
trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng
kể, chỉ 2 đến 3 ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm
như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây
trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới,
á nhiệt đới.
Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm
trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và
khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
7
8
đ) Thổ nhưỡng - đất đai
- Đất đai: Đất đai được quy hoạch sử dụng như sau:
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Tràng Định (năm 2010)
STT Mục đích sử dụng Mã

Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 99.962,41 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 95.307,45 95,34
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.676,83 5.68
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.858,58
1.1.1.
1
Đất trồng lúa LUA 3724,07
1.1.1.
2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 6.50
1.1.1.
3
Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.128,01
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 818,25
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 89.552,32 89,58
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 71.862,73
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 17.689.59
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 70,32 0,07
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.669,94 2,67
2.1 Đất ở OTC 694,53
2.2 Đất chuyên dùng CDG 882,44
3 Đất chưa sử dụng CSD 1.985.02 1,98
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 43,71
3.2 Đất đá không có rừng cây NCS 1.941,31
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Tràng Định)
8

9
Qua bảng trên cho ta thấy tình hình sử dụng đất đai tại huyện Tràng Định:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 99.962,41 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
5.68% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp chiếm 89,58%, đất ở chiếm
0,69%, đất chuyên dùng chiếm 0,88%, còn lại là các loại đất khác.
+ Thổ như‚ng huyện Tràng Định như sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét (F
s
), chiếm trên 53,4 % diện tích đất
tự nhiên.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá mác maaxit (F
a
) chiếm trên 28 % diện
tích đất tự nhiên.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (F
a
) chiếm 3,4 % diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa sông suối (p
y
) chiếm 1,2% diện tích tự nhiên.
Còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa được bồi, đất đỏ vàng biến
đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá…
Diện tích đất có rừng huyện Tràng Định: 89.598,10 ha, chiếm 89,63%
diện tích tự nhiên,trong đó đất rừng sản xuất có 71.908,51 ha, đất rừng phòng
hộ là 17.689,59 ha.
Sự phong phú về số lượng loài và tính đa dạng sinh học của thục vật
rừng trên địa bàn đã tạo cho Tràng Định có thế mạnh phát triển ngành du lịch
sinh thái.
Ngoài các cây có trong sách đỏ Việt Nam ra, Tràng Định cũng còn
nhiều loài cây khác như Thông, Hồi,… các loài cây này đã được người dân

địa phương trồng từ rất lâu đời.
1.2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
Huyện Tràng Định có 22 xã, 1 thị trấn (Thị trấn Thất Khê), tổng dân số
60.039 người trong đó:
Lao động chính: 31.761 người
Lao động phụ: 24.956 người
Tổng số hộ gia đình: 13.982 hộ chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng,
Kinh, Dao, Hmông, Hoa nằm rải rác khắp 22 xã, 1 thị trấn, trong đó:
Dân tộc Tày: 27.378 người
Dân tộc Nùng: 24.136 người
Dân tộc Kinh: 3.542 người
9
10
Dân tộc Dao: 3.903 người
Dân tộc Hmông: 859 người
Dân tộc Hoa và các dân tộc khác: 221 người
Dân số phân bố không đều, sống chủ yếu quanh khu vực thị trấn.
Huyện Tràng Định chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nghề rừng, sản
xuất còn mang tính tự túc, năng suất trồng trọt chưa cao. Do mức thu nhập
bình quân thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các thôn
vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí thấp, nhân thức và hiểu biết về chính sách
của Đảng và pháp luật nhà nước chưa cao, đặc biệt là đối với công tác bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, một số hộ gia đình ở vùng cao đời sống
chủ yếu chỉ dựa vào khai thác rừng và phát triển rừng làm nương rẫy.
+ Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp cũng là một trong những thế mạnh đã và đang
được huyện quan tâm phát triển bằng các chương trình trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng trồng mới 2001 - 2010 là
15.933,67 ha. Nâng cao độ che phủ của rừng từ 48% năm 2001 lên 59% năm
2009 và 61% năm 2010.

Để nâng cao giá trị kinh tế đất lâm nghiệp, huyện đã tập trung phát
triển thành công một số loại cây đặc sản có giá trị xuất khẩu như cây hồi và
cây quế, cây thạch đen đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với cây Thạch
đen của huyện hàng năm trồng duy trì ổn định 2000 ha năng suất 56 tạ/ha.
Sản lượng bình quân hàng năm từ 10.000 - 15.000 tấn. giá trị thu nhập từ 150
- 180 tỷ đồng góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định.
+ Nông nghiệp
Tài nguyên nước phong phú, tài nguyên nước ngầm đủ cung cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân, nước tưới cho các loại cây trồng, nước cho chăn nuôi
gia súc, nước cho công nghiệp có tiềm năng cho nhiều công trình thuỷ điện
vừa và nhỏ.
Tràng Định có cánh đồng Thất Khê là một trong những cánh đồng lớn
của tỉnh Lạng Sơn với diện tích đất canh tác 1.361,6 ha thuộc địa bàn của 5 xã
(Đại Đồng, Chi Lăng, Hùng Sơn, Đề Thám và thị trấn Thất Khê).
10
11
Hình 1.2. Một góc nhìn về cánh đồng Thất Khê - huyện Tràng Định
Cánh đồng là nơi hội tụ của 07 con sông suối chính tạo nên cánh đồng
lúa Thất Khê phì nhiêu, màu m‚. Ngoài ra còn cánh đồng lúa Tri Phương và
Quốc Khánh với diện tích đất canh tác là 1.163 ha, tạo thành vựa lúa lớn đảm
bảo an ninh lương thực cho huyện Tràng Định nói riêng và cho tỉnh Lạng Sơn
nói chung.
Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn huyện là 5.532ha.
Diện tích gieo trồng Ngô là 2.050 ha. Trong đó có những giống lúa là đặc sản
của địa phương như: Lúa Bao thai, Nếp cái hoa vàng, Khẩu Lùm Pua
Tràng Định vẫn nổi tiếng với các loại cây ăn quả bản địa như: Mận
Thất Khê, Lê Tràng Định, Quýt Kim Đồng, Hồng Quốc Khánh được người
tiêu dùng rất ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao. Hàng năm đồng bào các
dân tộc xã Quốc Khánh và xã Kim Đồng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây

Lê và cây Quýt.
Giai đoạn 2001-2010, trung bình hàng năm tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản Tràng Định giảm 2,26% (Giai đoạn 2001-2005 là 2,94%
và giai đoạn 2006-2010 giảm 1,72%); Công nghiệp- xây dựng cả giai đoạn
2001-2010 tăng 1,48%(Giai đoạn 2001-2005 tăng 2,11% và giai đoạn 2006-
11
12
2010 tăng 0,97%); Dịch vụ cả giai đoạn 2001-2010 tăng 0,78% (Giai đoạn
2001-2005 tăng 0,82% và giai đoạn 2006-2010 tăng 0,75%).
Trong 10 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện liên tục
duy trì ở mức cao so với cả tỉnh: Tổng sản phẩm nội huyện (GDP) Tràng
Định bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 có tốc độ tăng trưởng đạt bình
quân 10,71%, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra (là 10-10,5%). Trong đó giai
đoạn 2001-2005 đạt 10,78%, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra (là 10,15%), giai
đoạn 2006-2010 đạt 10,61%, đạt mục tiêu quy hoạch đề ra (là 10,5-11%).
+ Y tế - Giáo dục
- Về Giáo dục
Tràng định có hệ thống giáo dục phổ thông hoàn chỉnh và đầy đủ các
cấp học từ mầm non đến Trung học phổ thông ; qui mô mạng lưới trường lớp
đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.Các điều
kiện đảm bảo cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn.
Năm 1997 huyện được công nhận hoàn thành Phổ cập Tiểu học-Xoá
mù chữ.
Năm 2006, huyện được công nhận đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục Trung
học cơ sở, năm 2007 huyện được công nhận đạt chuẩn Phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi và hiện nay tiếp tục được duy trì củng cố và từng bước nâng cao.
Tỷ lệ % thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp
THCS đến năm 2011 có 3788/4520 em, đạt tỷ lệ 83,8%. Năm 2011 huyện có
08 trường đạt Chuẩn quốc gia.
Đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất

lượng, loại hình và đang từng bước đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp
theo từng cấp học.tỉ lệ đảng viên trong giáo viên là 40 % đội ngũ giáo viên
thường xuyên được đi đào tạo, bồi dư‚ng nâng cao trình độ
Chất lượng giáo dục các mặt ngày càng nâng cao,buớc đầu đáp ứng
mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát tiển Kinh tế
-Xã hôi của địa phương.
Giáo dục dân tộc được quan tâm đặc biệt,hệ thống trường lớp phát triển
đến các vùng xa xôi hẻo lánh nhất, huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú
12
13
dành cho dối tương học sinh con em các dân tộc vùng kinh tế -xã hội có nhiều
khó khăn.
Từ nhiều nguồn vốn khác nhau,hệ thống trường lớp học đã cơ bản được
kiên cố hoá,xoá bỏ lớp học 3 ca,nhà học tranh tre nứa lá.môi trường giáo dục
được cải thiện ngày càng thân thiện hơn.
- Mạng lưới y tế
Huyện có Trung tâm y tế xây dựng khang trang, được đưa vào sử dụng
từ tháng 4 năm 2010, trong đó bệnh viện được xây dựng với qui mô 100
giường bệnh, có đầy đủ các khoa phòng và trang thiết bị y tế theo qui định
của bệnh viện tuyến huyện hạng III.
Tất cả các xã đều có nhà Trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, trang thiết bị
y tế được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng được một phần nhu cầu khám
chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân.
23/23 trạm y tế đều có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi và có cán bộ phụ
trách về y học cổ truyền 305/305 thôn bản đều có nhân viên y tế cọng đồng
Các chương trình y tế quốc gia luôn được triển khai đồng bộ và có hiệu
quả, nên đã chủ động phòng chống được dịch bệnh cho nhân dân. Trên địa
bàn huyện đã thanh toán xong bệnh bại liệt, loại trừ được bệnh phong; các
bệnh nguy hiểm ở trẻ em như bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván giảm hẳn.
Từ năm 2009 đã có 23/23 xã đạt Chuẩn, đứng ở tốp đầu trong toàn tỉnh,

hiện nay các xã vẫn đang giữ vững chuẩn quốc gia về y tế xã.
+ Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Đường quốc lộ: Huyện Tràng Định có 2 tuyến
quốc lộ chạy qua là quốc lộ 4A và quốc lộ 3B kéo dài:
* Quốc lộ 3B kéo dài trước đây là đường tỉnh 227 và đường tỉnh 228
nối từ Km 144 + 50 quốc lộ 3 đến đỉnh Khau Khem (ranh giới giữa tỉnh Bắc
Kạn và Lạng Sơn) qua thị trấn Thất Khê giao quốc lộ 4A và kết thúc tại cửa
khẩu Nà Nưa. Phạm vi quốc lộ 3B chạy qua địa bàn huyện là 62 km.
* Quốc lộ 4A nối tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng chạy qua địa bàn
huyện Tràng Định với chiều dài 30 km đã được cải tạo nâng cấp thành đường
cấp IV miền núi với nền rộng 7,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 6 m.
13
14
Đường tỉnh lộ: Có sáu tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài chạy qua địa bàn
huyện là dài 61,7 km, trong đó:
Tuyến đường tỉnh ĐT.226 (Bình Gia - Thất Khê) có chiều dài qua huyện
16,1 km; Đường tỉnh ĐT. 228A (Bình Lâm - Đội Cấn) có chiều dài toàn tuyến
15 km; Đường tỉnh 228B Bản Trại - Trung Thành dài 17 km; Đường tỉnh
ĐT.229 (Lũng Vài - Bình Độ - Tân Minh) có chiều dài toàn tuyến 30 km, trong
đó chiều dài qua địa bàn huyện 23 km; Đường tỉnh Bản Pẻn - Nà Mằn dài
tuyến: 7,6 km; Đường tỉnh 231 đoạn trong huyện dài 10 km.
Đường huyện: Hiện tại huyện Tràng Định có 7 tuyến đường huyện với
tổng chiều dài 86,5 km
Đường xã: Tổng chiều dài các tuyến đường tại các xã dài 275,5 km, trong đó
đường ô tô đi được dài 162,5 km. Hiện nay đã có 100% xã có đường ô tô đi
lại được 4 mùa.
Vận tải đường sông tập trung ở 3 sông lớn là sông Kỳ Cùng, sông Bắc
Khê và sông Bắc Giang. Nhân dân chủ yếu dùng bè, mảng làm phương tiện
vận tải. Bến sông chưa được xây dựng, nhân dân chủ yếu dựa vào điều kiện tự
nhiên hình thành tự phát.

- Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được quan tâm, mở rộng đến
các xã, thôn bản. Từ năm 2008, điện lưới quốc gia đã có tại 23/23 xã, Thị
trấn. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90% năm 2010, trong đó ở khu vực thị
trấn thị tứ tỷ lệ này là 100%.
- Toàn huyện Tràng Định 1 bưu điện huyện và 22 xã có điểm bưu điện
văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 3,0 km. Số dân phục vụ bình quân là
3.000 người /1 điểm phục vụ.
Có 23/23 xã, thị trấn đạt 100% xã, thị trấn có báo đến trong ngày, với
mạng vận chuyển Bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ
cập đã được phục vụ đến tất cả các xã.
Dịch vụ điện thoại cố định: 100% số xã có máy điện thoại, số lượng
thuê bao cố định đạt 15 máy/100 dân. Trên địa bàn huyện hiện nay có mạng
điện thoại di động đang cung cấp dịch vụ, đã phủ sóng di động tới 23/23 xã,
thị trấn trong huyện.
14
15
- Trên địa bàn huyện Tràng Định hiện có 7 chợ, trong đó có 1 chợ loại
II là chợ trung tâm thị trấn Thất Khê, có 6 chợ loại III, chợ cụm xã họp theo
phiên 5 ngày 1 lần. Ngoài ra còn có 01 cửa khẩu và 01 cặp chợ đường biên.
- Thủy lợi: Tổng số các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng trên
toàn huyện có 15 hồ chứa nước, 6 đập dâng và 58 phai đập chứa nước. Tổng
chiều dài các tuyến kênh mương khoảng 320 km, trong đó kênh mương được
kiên cố hóa là 130 km. Hàng năm các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho sản
xuất 1.517 - 1.860 ha/2.200 ha diện tích canh tác vụ xuân.
Trên địa bàn huyện đến nay có tổng số 64 công trình cấp nước sinh
hoạt, trong đó có 58 công trình nước tự chảy, 01 công trình trạm bơm, 05
công trình bể chứa.
- Điện lưới: Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được quan tâm, mở
rộng đến các xã, thôn bản. từ năm 2008, điện lưới quốc gia đã có 23/23 xã, thị
trấn. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90% năm 2010, trong khu vực thị trấn thị

tứ tỷ lệ này là 100%.
- Văn hóa: Với 6 dân tộc chủ đạo và một số dân tộc ít người đã sinh
sống và phát triển ở đây hàng trăm năm, tạo nên nền văn hóa địa phương có
tính bản sắc và phong phú. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các
ngành, nhiều năm qua công tác bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc được thực
hiện tốt, duy trì bền vũng kiến thức bản địa của người dân.
Bên cạnh đó cũng tăng cường tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc,
nhân loại, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo, công sở
văn minh - xanh - sạch - đẹp.
+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
Tràng Định không nhiều, trữ lượng nhỏ, theo số liệu địa chất, trên địa bàn
huyện có vàng xa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên, mỏ nước khoáng tự
nhiên, được đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh có thể khai thác làm nước giải
khát. Ngoài ra trên địa bàn huyện Tràng Định còn có đá, vôi, cát, sỏi… có thể
khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
15
16
1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề nhằm các mục tiêu sau:
- Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt
kiểm lâm huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong những năm tiếp theo.
1.4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4.1. Cơ sở khoa học
1.4.1.1. Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu sâu về công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần nắm rõ
được nội dung bảo vệ rừng. Công tác cháy chữa cháy rừng được trình bày rõ
trong điều 42 Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.

Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
1. Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương
án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và
xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ
thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp
hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn
đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa
trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên
các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và
hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp
hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo
ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng,
phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng
để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.
16
17
Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm
họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các
quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục
hậu quả sau cháy rừng.
Điều 80. Nhiệm vụ của Kiểm lâm
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng

cháy, chữa cháy rừng.
2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi
dư‚ng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,
lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp
với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dư‚ng nghiệp vụ
cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên
ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người
khác xâm hại.
7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm
soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Ngoài ra còn rất nhiều những văn bản dưới luật có liên quan đến công
tác phòng cháy chữa cháy rừng, như:
+ Nghị định 22/CP ngày 9 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành văn bản quy định về phòng cháy chữa cháy rừng
+ Nghị định 77 ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm
sản và phòng cháy chữa cháy rừng.
17
18
+ Nghị định 17/HĐBT ngày 11 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng bộ
trưởng về thi hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Chỉ thị 332/CT ngày 2 tháng 12 năm 1993 của Chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng về việc chủ động phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô
hanh hàng năm.

+ Thông tư liên bộ số 06 - TT/LBB ngày 22 tháng 1 năm 1996 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn lập kế hoạch cấp phát và quản
lý, quyết toán kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Chỉ thị 117/TTg ngày 20 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
về những biện pháp cấp bách với công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Thông tư số 12/1998/TT-BLĐ-TBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998
của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn hợp đồng làm công
tác quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô hanh
+ Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Công điện số 285/CP-KTL ngày 18 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ điện gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch và đầu tư tài chính tăng cường
công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Quyết định số 517NN/TCCB/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1996 của Bộ
trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc kiểm tra đôn đốc công
tác phòng cháy chữa cháy rừng của các tỉnh.
+ Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 21 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo trung ương về công tác phòng cháy
chữa cháy rừng.
+ Công văn số 3990NN/BCĐPCCCR/CV ngày 6 tháng 11 năm 1997
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo cho ban chỉ đạo phòng
cháy chữa cháy rừng của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tăng cường
công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác phòng cháy chữa cháy
rừng, kiện toàn ban chỉ đạo của tỉnh, thành phố.
+ Chỉ thị số 21/02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12
năm 2002 về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
18
19
+ Quyết định 1157/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2002 chỉ đạo các địa

phương thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng và
các cấp chính quyền địa phương, tổ chức ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
+ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 1 năm
2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
1.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hạt kiểm lâm Tràng Định phối kết hợp với các ban ngành chức năng
thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong đó có công tác
phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi trong công tác phòng
cháy chữa cháy rừng bảo vệ rừng.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước cách mạng công nghiệp rừng, rừng trên thế giới chiếm khoảng
50% diện tích lục địa. Đến năm 1955 diện tích này bị giảm đi một nửa, tới
năm 1980 diện tích của thế giới chỉ còn khoảng 2,5 tỷ ha bằng 1/5 diện tích
bề mặt của trái đất và ước tính những năm sau chỉ còn khoảng 2 tỷ ha.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự mất rừng chính là do cháy
rừng gây ra. Theo số liệu thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng
10 đến 15 triệu ha rừng bị cháy, có những năm con số này còn tăng gấp đôi.
Những đám cháy rừng điển hình xảy ra ở số nước như Mỹ năm 2000 cháy 2,8
triệu ha và phải chi tới 15 triệu USD/ ngày trong vòng hơn 2 tháng.
Ở Pháp năm 1949 có 350 vụ cháy rừng với tổng số 155.000 ha.
Ở Hy Lạp năm 1998 có 9000 vụ cháy rừng lớn nhỏ thiêu hủy 150.000 ha
và hàng trăm ngôi nhà bao quanh gồm cả bệnh viện, nhà ăn và trường học.
Ở Australia năm 1976 cháy rừng đã thiêu hủy 1,7 triệu ha rừng, năm
1983 thiêu hủy 335.000 ha rừng và đồng cỏ ở bang Victoria làm chết 73
người hơn 1000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD.
Ở Trung Quốc năm 1987 khoảng 3 triệu ha rừng bị cháy.
Trên thế giới dự báo cháy rừng hàng năm đã được tiến hành cách đây
hàng trăm năm đến nay đã đưa ra nhiều phương pháp với những ứng dụng
khác nhau.

19
20
Ở Mỹ năm 1914 E.Abeal và C.B.Shon 1929 đã đưa ra phương pháp dự
tính dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của tầng thảm mục
trong rừng với yếu tố khí tượng thủy văn để từ đó đề ra các biện pháp phòng
cháy chữa cháy rừng. Họ cho rằng độ ẩm của tầng thảm mục rừng nói lên
mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao thì khả năng xuất hiện cháy
rừng càng lớn.
Ở Nga năm 1927 E.V.Valentic Ông đã thống kê các nạn cháy rừng và đã
xác định được mối quan hệ giữa số lượng và diện tích rừng cháy và số vụ
cháy với 3 chỉ số như: Số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió từ đó
Ông kết luận cháy rừng bắt nguồn từ nơi không vệ sinh rừng, rừng gặp khô
hạn kéo dài nguồn vật liệu cháy dần dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng.
V.G.Nestorov (1939) cũng đi sâu nghiên cứu về các yếu tố khi tượng
thủy văn và một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cháy rừng và đề ra
phương pháp dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp, Ông đưa ra biểu
thức toán học để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố:
Nhiệt độ lúc 13 giờ trưa, lượng mưa ngày, độ ẩm không khí và đã đi đến kết
luận “Nơi nào nhiệt độ càng cao, số ngày không mưa kéo dài và độ ẩm
không khí càng thấp thì dẫn đến vật liệu cháy càng khô nên rất dễ phát sinh
nạn cháy rừng”.
Từ đó Ông tổng kết đưa ra chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho từng vùng rừng. Ông đưa ra 5 cấp độ cháy rừng nguy hiểm với giá
trị P:
Cấp I có giá trị P < 300 đây là cáp nhỏ nhất.
Cấp V có giá trị P > 1000 đây là cấp lớn nhất.
Giá trị P càng cao thì mức độ nguy hiểm, nguy cơ cháy rừng càng lớn.
Giá trị P tỷ lệ thuận với nhiệt độ, số ngày không mưa tỷ lệ nghịch với độ
ẩm không khí (Lượng mưa/ ngày).
Ở Inđonêsia đã và đang nghiên cứu phương pháp tụ mây để chữa cháy

rừng. Làm tụ mây để tạo mưa và hỗ trợ cho việc chữa cháy nhiều lần được đề
xuất, trong những năm 1997 - 1998 khi xảy ra những trận cháy rừng khủng
khiếp cả về quy mô và sức tàn phá ở nước này.
20
21
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức cá
nhân khác đã thể hiện sự quan tâm này, các thông tin thu được đã cho ta thấy
một điều việc tụ mây để làm mưa vẫn chưa chắc chắn về mặt khoa học cũng
như chưa được coi là công cụ chữa cháy. Bên cạnh đó chi phí cho chúng cũng
khá lớn chỉ áp dụng cjho những nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Người ta ước
tính nếu sử dụng phương pháp ngưng tụ mây để chữa cháy rừng một ngày
chúng ta phải mất là 4000 USD, do đó phương pháp này bị ngừng lại ở
Inđonêsia.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
Dùng chất Iốt bạc hay CO
2
lỏng “đá khô” dùng máy bay rải xuống hoặc
bắn vào các đám mây, các giọt nước sẽ đóng băng xung quanh những phần tử
này cho đến khi chúng đủ nặng và rơi xuống.
Hiện nay vẫn còn một số ý kiến khác nhau về việc ngưng tụ mây chữa
cháy rừng vẫn còn là một vấn đề phải tranh luận và đang được tiếp diễn.
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 1982 đến đầu năm 1998 có trên
15 triệu ha rừng và đất rừng trong khu vực Đông Nam Á bị cháy. Trong đó
Inđonêsia là nước thường xẩy ra cháy rừng với thiệt hại lớn nhất.
Chỉ riêng ở đảo Kalimantan trong năm 1983 có khoảng 3 triệu ha rừng
tại vùng Bukit Soeharta bị cháy. Theo báo cáo của trưởng phòng môi trường
UNDP tại Hà Nội thì chỉ trong vòng 8 tháng từ 9/1997 đến 5/1998 tại
Inđonêsia đã cháy khoảng gần 1 triệu ha rừng có giá trị lớn. Có thể nói đây là
một đại hỏa hoạn lớn của thế giới, hàng triệu tấn sinh khối bao gồm gỗ, củi và
các nông sản bị thiêu hủy. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, ngành

thủy sản bị giảm sút, mất mát lớn về đa dạng sinh học, thu nhập của ngành du
lịch bị giảm xuống đáng kể. Sức khỏe của 70 triệu người thuộc các nước
trong khu vực bị ảnh hưởng. Các chỉ số về ô nhiễm không khí tăng lên gấp
đôi ở nhiều khu vực tại Inđonêsia và Malaysia. Tổng thiệt hại tính bằng tiền
lên đến 6 tỷ USD cho riêng Inđonêsia và khoảng 10 tỷ USD cho cả khu vực.
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 1999 nước ta còn khoảng 10,9 triệu ha rừng, chiếm
32,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự
nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng.
21
22
Diện tích rừng dễ cháy có khoảng 6 triệu ha bao gồm rừng Thông, Tràm,
Bạch đàn, Phi lao, Sa mu, Pơmu, rừng khộp, rừng tre nứa và trảng cỏ, cây bụi.
Ở Việt Nam bình quân mỗi năm mất khoảng gần 100.000 ha rừng, trong
số đó có khoảng 10% là do hậu quả cháy rừng. Theo thống kê chưa đầy đủ từ
năm 1963 đến năm 1994 có khoảng 1 triệu ha rừng bị cháy chủ yếu ở các
tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Minh Hải, Kiên Giang, Huế, Hà Tĩnh và vùng
Tây Bắc, Tây Nguyên. Trong khi đó từ những năm 1960 tới năm 1999 chúng
ta mới chỉ trồng mới được khoảng 1,5 triệu ha rừng.
Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm trong 3 năm từ 1998 đến 2000 đã xảy ra
2108 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 23.000 ha. Trong 7 tháng đầu năm
2001 đã xảy ra ít nhất hơn 10 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị thiệt hại khoảng
400 ha trong đó cháy lớn nhất ở Lâm Đồng là 330 ha và nhỏ nhất là ở tỉnh
Thái Nguyên 0,75 ha.
Trung bình mỗi năm Việt Nam xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại
3.616 ha rừng tự nhiên và 3.032,5 ha rừng trồng. Đặc biệt từ tháng 1 đến
tháng 4 năm 2002 các vụ cháy rừng Tràm ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng
(Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) đã làm thiệt hại trên 5.500 ha. Chưa kể
đến tổn thất về tài nguyên, môi trường chỉ tính riêng chi phí cho công tác
chữa cháy đã lên đến 7 - 8 tỷ đồng.

Ở Việt Nam công tác dự tính dự báo cháy rừng tuy đã được thực hiện từ
năm 1981 trở lại đây nhưng vẫn còn mới mẻ và chưa đồng bộ.
Năm 1998 Phạm Ngọc Hưng đã biên soạn và áp dụng phương pháp dự báo
cháy rừng của Nestonov để dự báo cháy rừng ở Quảng Ninh theo các chỉ tiêu:
Nhiệt độ, độ chênh lệch lúc 13 giờ trưa và lượng mưa ngày của tỉnh Quảng
Ninh. Sau đó tác giả dựa vào một số vụ cháy rừng thống kê cùng năm nêu trên
để chỉnh lại số liệu của cấp cháy rừng và đưa ra kết quả dự báo cháy rừng cho
tỉnh Quảng Ninh gồm 5 cấp với chỉ số P cấp I < 100 và P cấp V > 1000.
Hiện nay, nạn cháy rừng đang trở thanh vấn đề nghiêm trọng đối với mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt những nước có diện tích rừng lớn. Vì vậy hạn
chế nạn cháy rừng và bảo vệ môi trường sống của nhân loại là nhiệm vụ cấp
bách không phải chỉ riêng của một quốc gia nào mà trên toàn thế giới.
22
23
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề xác định đối tượng nghiên cứu:
- Cán bộ Kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm Tràng Định tỉnh Lạng Sơn và
người dân tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Toàn bộ diện tích rừng Hạt kiểm lâm Tràng Định quản lý có nguy cơ
cháy cao.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Tràng Định tỉnh
Lạng Sơn với việc phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi vi
phạm đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn quản lý của Hạt kiểm lâm huyện Tràng

Định tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian tiến hành chuyên đề từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2
năm 2012.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng cháy rừng tại huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn.
+ Công tác tham mưu chỉ đạo.
+ Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2006 - 2010.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy chữa
cháy rừng tại huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế việc cháy rừng tại huyện
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được một số nội dung đã nêu trên chuyên đề sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
23
24
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa số liệu.
+ Thu thập số liệu về tổng diện tích rừng của toàn huyện
+ Tổng diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra trong toàn huyện
+ Loại rừng bị cháy
+ Nguyên nhân gây cháy
+ Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng hiện đang thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA
* Xây dựng bản câu hỏi phù hợp với trình độ người dân và lượng thông tin
về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chủ yếu là người dân sống gần rừng.
* Chọn mẫu điều tra phỏng vấn: Cán bộ tham gia quản lý địa bàn, chọn

những địa bàn (xã) có diện tích rừng bị cháy trong những năm gần đây.
* Tiến hành phỏng vấn cán bộ và người dân lấy thông tin về công tác
phòng cháy chữa cháy rừng.
2.4.2. Nội nghiệp
Căn cứ số liệu đã thu thập chúng tôi tiến hành xử lý số liệu
- Lập bảng biểu
- Phân tích, so sánh và đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng
qua các năm
- Tổng hợp số liệu, viết chuyên đề.
24
25
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
3.1.1. Tổ chức công tác PCCCR từ Trung ương đến địa phương
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng là công tác xã hội phức tạp đòi hỏi
phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành. Đặc biệt muốn làm tốt công tác
này phải làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí và
nhận thức của người dân. Nhà nước cần ưu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới đến vùng sâu, vùng xa, đầu tư phát triển sản xuất và các
yêu cầu khác của người dân về văn hóa, xã hội.
Cần sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới dự báo cung cấp đảm
bảo thông tin thông suốt trong mùa cháy rừng, phục vụ công tác phòng cháy
chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương và các đơn vị bảo vệ rừng các
đội phụ trách phòng cháy chữa cháy rừng.
Các địa phương, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là việc
xây dựng phương án bảo vệ rừng; phương án tác chiến phòng cháy, chữa cháy
rừng trên địa bàn quản lý; phương án phối hợp tác chiến vùng rừng giáp ranh
giữa các huyện, các xã, đơn vị chủ rừng phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

cao. Nếu địa phương, đơn vị nào để rừng bị xâm hại cũng như cháy rừng xẩy
ra, gây thiệt hại lớn tài nguyên rừng thì Chủ tịch UBND địa phương và Thủ
trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Khẩn trương xây dựng lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy
rừng từ cấp tỉnh đến cơ sở. Mỗi huyện, thành phố, thị xã; xã, phường có rừng
và đơn vị chủ rừng đều phải thành lập Đội cơ động bảo vệ rừng, sẵn sàng xử
lý mọi tình huống xảy ra. Riêng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
phải củng cố, duy trì các tổ đội quần chúng tham gia cứu chữa cháy rừng của
các thôn bản, khối phố có rừng và tổ đội sản xuất của các đơn vị chủ rừng.
Hệ thống tổ chức dự báo cháy rừng phục vụ công tác chỉ đạo phòng
chống cháy rừng. Thực hiện quyết định số 127/2000/QĐ - BNN-KL ngày 11
tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban
25

×